Khảo sát kiến thức, thái độ về vắc xin ngừa HPV của khách hàng đến khám phụ khoa và tư vấn sức khỏe tại BV. Hùng Vương

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát kiến thức, thái độ về vắc xin ngừa HPV của nhóm phụ nữ từ 18–26

tuổi và những người có con gái trong độ tuổi 9–17 tuổi đến khám phụ khoa và tư vấn sức khỏe tại Bệnh

viện Hùng Vương .

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu 5000 người được phỏng vấn với bảng câu

hỏi có cấu trúc soạn sẵn từ tháng 08/2013-03/2014.

Kết quả: Tỉ lệ khách hàng có kiến thức đúng về vấn đề liên quan giữa HPV và ung thư cổ tử cung là

74,1% và có đến 89,6% đối tượng biết cách dự phòng chủ động đối với nhiễm HPV bằng tiêm vacxin.

Thái độ về chủng ngừa HPV được đánh giá là 78,8% muốn được tiêm phòng, song 68,2% khách hàng

không thể tiêm phòng HPV vì giá quá cao.

Kết luận: Tỉ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ đúng về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây

ra đã có sự cải thiện so với trước đây. Tuy nhiên, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông nhiều hơn

vì còn đến 16,3% ĐTNC chưa được nghe nói về UTCTC và HPV.

Từ khóa: Vắc xin ngừa HPV.

pdf 7 trang phuongnguyen 4020
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát kiến thức, thái độ về vắc xin ngừa HPV của khách hàng đến khám phụ khoa và tư vấn sức khỏe tại BV. Hùng Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát kiến thức, thái độ về vắc xin ngừa HPV của khách hàng đến khám phụ khoa và tư vấn sức khỏe tại BV. Hùng Vương

Khảo sát kiến thức, thái độ về vắc xin ngừa HPV của khách hàng đến khám phụ khoa và tư vấn sức khỏe tại BV. Hùng Vương
23
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
Khảo	sát	kiến	thức,	thái	độ	về	vắc	xin	 
ngừa	HPV	của	khách	hàng	đến	khám	phụ	khoa	 
và	tư	vấn	sức	khỏe	tại	BV.	Hùng	Vương
Huỳnh Xuân Nghiêm*, Dương Ngọc Phú*.
*Khoa GPB-Tế bào-Di truyền BV.Hùng Vương.
Tóm	tắt
Mục	tiêu	nghiên	cứu: khảo sát kiến thức, thái độ về vắc xin ngừa HPV của nhóm phụ nữ từ 18–26 
tuổi và những người có con gái trong độ tuổi 9–17 tuổi đến khám phụ khoa và tư vấn sức khỏe tại Bệnh 
viện Hùng Vương .
Phương	pháp	nghiên	cứu: Nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu 5000 người được phỏng vấn với bảng câu 
hỏi có cấu trúc soạn sẵn từ tháng 08/2013-03/2014.
Kết	quả: Tỉ lệ khách hàng có kiến thức đúng về vấn đề liên quan giữa HPV và ung thư cổ tử cung là 
74,1% và có đến 89,6% đối tượng biết cách dự phòng chủ động đối với nhiễm HPV bằng tiêm vacxin. 
Thái độ về chủng ngừa HPV được đánh giá là 78,8% muốn được tiêm phòng, song 68,2% khách hàng 
không thể tiêm phòng HPV vì giá quá cao.
Kết	luận: Tỉ lệ khách hàng có kiến thức và thái độ đúng về chủng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây 
ra đã có sự cải thiện so với trước đây. Tuy nhiên, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông nhiều hơn 
vì còn đến 16,3% ĐTNC chưa được nghe nói về UTCTC và HPV.
Từ	khóa:	Vắc xin ngừa HPV. 
Knowledge, attitudes toward HPV vaccinations of clients coming for gynecological 
examination or health consultation at Hung Vuong hospital.
Abstract
Objectives: To evaluate the knowledge and attitudes towards HPV vaccination of women from 
18 to 26 years old and those who have daughters from 9 to 17 years old coming to Hung Vuong 
Hospital for gynecological examination and health consultation.
Methodology: descriptive study design with a sample size of 5000 participants who were 
interviewed by using a self - administered questionnaire during the time from August 2013 to 
March 2014.
The percentage of clients who had a right knowledge about the relationship between HPV and 
cervical cancer (CC) is 74.1% , and up to 89.6% of clients knew how to prevent HPV infection 
actively by vaccination. Concerning their attitudes towards HPV vaccination, 78.8% of them 
are willing to be vaccinated, but 68.2% cannot take HPV vaccination because of its extremely 
high price.
Conclusion: The percentage of clients having a right knowledge of and attitudes towards 
vaccination for prevention of cervical cancer caused by HPV has improved compared to the 
past. However, more propaganda efforts should be made as there is the remaining 16.3% of the 
clients who have never heard of cervical cancer and HPV.
Key words: HPV vaccination 
24
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014
Đặt	vấn	đề
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý 
phổ biến, đứng hàng thứ hai trong số các 
ung thư sinh dục ở phụ nữ trên thế giới và là 
một trong những nguyên nhân tử vong hàng 
đầu của giới nữ, nhất là ở những nước đang 
phát triển mặc dù thực tế thì đây là bệnh có 
thể phòng ngừa được. Trong thập niên 70, 
Human papilloma virus (HPV) được mô tả 
như là một trong những tác nhân gây biến đổi 
tế bào cổ tử cung, tiền đề của ung thư cổ tử 
cung. Một nửa giải Nobel 2008 đã được trao 
cho Bác sĩ Harald zur Hausen ở Trung tâm 
nghiên cứu ung thư Heidelberg (Đức) vì công 
trình nghiên cứu của ông trong thập niên 70 
về mối liên quan giữa bệnh ung thư cổ tử 
cung (UTCTC) và HPV. 
 Đầu những năm 90 có nhiều nghiên cứu 
dịch tễ đã củng cố quan điểm này đồng thời 
với sự phát hiện nhóm HPV nguy cơ cao là 
yếu tố chính gây ung thư CTC. Tuy nhiên, 
HPV chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ 
để dẫn đến bệnh lý này vì còn nhiều yếu tố 
khác tạo điều kiện thuận lợi trong tiến trình 
gây bệnh ung thư.1 Sự hiểu biết rõ về cấu tạo 
và cơ chế sinh bệnh của HPV đã mở hướng 
cho ý tưởng có thể phòng ngừa ung thư CTC 
gây ra bởi HPV bằng phương pháp chủng 
ngừa và nay đã trở thành hiện thực.
 Hiện nay đã có vắc xin chủng ngừa được lưu 
hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những 
vắc xin này đã nhận được sự hưởng ứng của 
chị em phụ nữ trên thế giới. Ở Việt Nam, từ 
2008 vắc xin ngừa HPV mới được phép lưu 
hành. Vấn đề tuyên truyền về mối liên quan 
giữa HPV và ung thư cổ tử cung cũng chỉ 
mới bắt đầu. 
 Tuy nhiên, khả năng ngừa UTCTC gây ra 
bởi HPV bằng vắc xin còn rất hạn chế, chỉ 
mới ngừa chủ yếu hai loại HPV 16, 18 là hai 
loại HPV chiếm 70% các trường hợp nhiễm 
HPV và thuộc nhóm nguy cơ cao, mặc dù 
có thể ngăn ung thư gây ra do HPV 16/18, 
nhưng không thể ngừa ung thư gây ra bởi 
loại HPV nguy cơ cao khác.2 Do đó, sau khi 
chủng ngừa xong, người phụ nữ vẫn phải đi 
khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát 
UTCTC. Kiến thức của người dân về lĩnh 
vực này vẫn chưa có được một đánh giá cụ 
thể và có hệ thống. Vì vậy, tìm hiểu sự hiểu 
biết về vắc xin chủng ngừa HPV của các đối 
tượng đến cơ sở y tế là cần thiết để có biện 
pháp tuyên truyển giáo dục sức khỏe đúng 
mức cho họ.
 Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá 
kiến thức thái độ về vắc xin ngừa HPV của 
nhóm phụ nữ từ 18 – 26 tuổi và những người 
có con gái trong độ tuổi 9 – 17 tuổi đến khám 
phụ khoa và tư vấn sức khỏe tại Bệnh viện 
Hùng Vương .
Phương	pháp	nghiên	cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt 
ngang. Thời gian nghiên cứu: 01/08/2013 – 
31/03/2014, tại khoa Khám Bệnh A, Bệnh 
viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh.
 Quần thể nghiên cứu là khách hàng đến 
khám và tư vấn sức khỏe tại phòng khám A 
hoặc phòng tiêm chủng của BV Hùng Vương. 
Tiêu chuẩn thu nhận:
- Khách hàng (bệnh nhân) đi khám phụ khoa 
hay muốn chủng ngừa HPV cho bản thân tuồi 
từ 18 – 26 
- Khách hàng (bệnh nhân) có con gái từ 9 – 
17t đi khám phụ khoa hay muốn tư vấn sức 
khỏe và chồng của họ (đưa họ đến bệnh viện 
khám). 
- Khách hàng chưa chủng ngừa HPV lần nào 
hay đến chủng theo lịch hẹn.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Mắc bệnh tâm thần không thể tiếp xúc
- Tiền sử CIN 2/3 chưa điều trị, ung thư cổ tử 
cung chưa hay đã điều trị
- Đã cắt tử cung hoàn toàn.
25
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
- Đang có thai
- Có tiền sử bệnh da liễu nhất là bệnh lý có 
liên quan đến HPV.
- Được chỉ định tiêm chủng vắc xin ngừa 
nhiễm HPV từ 1 Bác sỹ khác
- Không muốn hợp tác trả lời bảng câu hỏi 
phỏng vấn.
Chọn mẫu và thu thập số liệu:
Mẫu được lấy tuần tự cho đủ 5.000 trường 
hợp thỏa tiêu chí thu nhận và loại trừ. Các đối 
tượng hợp lệ được cung cấp thông tin nghiên 
cứu và ký thỏa thuận đồng ý tham gia tự 
nguyện. Sau đó, họ được yêu cầu trả lời một 
bảng câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn tại 
phòng khám A, phòng tiêm chủng của Bệnh 
viện Hùng Vương.
 Các bảng câu hỏi sau khi đã thu thập về sẽ 
được các nghiên cứu viên và giám sát viên 
kiểm tra về tính phù hợp, sau đó nhập liệu 
vào máy vi tính và phân tích bằng phần mềm 
Stata.
Phân tích thống kê: Tính tần suất và tỉ lệ 
phần trăm các giá trị của các biến. Phân tích 
mối liên quan giữa các yếu tố được tiếp cận 
với các nguồn thông tin, được tư vấn bởi các 
cán bộ y tế, với các yếu tố kiến thức và thái 
độ của khách hàng.
Kết	quả	
Phân tích đặc tính mẫu: địa diểm nghiên 
cứu về mặt nhân khẩu học cho thấy 
(bảng 1): 71,2% cư trú tại TP.HCM, trong đó 
đối tượng nữ 18-26 tuổi chiếm tỉ lệ 81,9%, 
còn phụ huynh của các bé gái từ 9-17 tuổi 
chiếm 18,1% với 41 bảng trả lời từ phụ huynh 
là nam giới, chiếm tỉ lệ 4,5%. Đa số đối tượng 
tham gia nghiên cứu có trình độ cao đẳng-
đại học (43%), cấp III (29,8%), riêng trình 
độ cấp I trở xuống chiếm tỉ lệ 4,7%. Về mặt 
nghề nghiệp có 32,3% là công nhân - viên 
chức, 18,3% nội trợ, riêng nông dân chiếm 
tỉ lệ 2,1%. Thống kê về thu nhập bình quân 
hằng tháng cho thấy hơn 53,2% có thu nhập 
dưới 5 triệu, 41,9% có thu nhập từ 5- 15 triệu, 
chỉ có 4,9% là có mức thu nhập trên 15 triệu.
 Khi khảo sát kiến thức trong nhóm nghiên 
cứu về HPV: có 63,1% cho rằng UTCTC khó 
chữa khỏi, 64,4% hiểu đúng về nguyên nhân 
gây UTCTC cũng như 74,1% biết HPV có 
liên quan đến bệnh lý này; tuy vậy chỉ có 
53,5% đối tượng biết HPV có thể lây truyền 
qua đường tình dục và 57,4% biết đúng các 
đường lây của HPV. Có đến 89,6% đối tượng 
biết cách dự phòng chủ động đối với nhiễm 
HPV bằng tiêm vacxin.
 Nếu chọn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV, 
chỉ có 40,5% đối tượng có hiểu biết về phản 
26
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014
ứng sau tiêm (PƯST) và 87,5% biết cách ứng 
phó đúng đắn với PƯST.
 Về mặt thái độ đối với UTCTC do nhiễm 
HPV (bảng 2): 93,5% sợ lây nhiễm HPV, 
78,8% muốn được tiêm phòng, song 68,2% 
cho rằng giá vắc xin khá cao bên cạnh 66,3% 
e ngại về an toàn tiêm chủng. ĐTNC chọn sử 
dụng vắc xin tứ giá 65,5% bên cạnh 32,5% 
chọn vắc xin nhị giá. 
 Đa số đối tượng (83,7%) từng nghe nói về 
UTCTC (bảng 4) nhưng 69,3% trường hợp 
chưa nhận được sự tư vấn hay tư vấn chưa 
đầy đủ về HPV và vắc xin ngừa UTCTC. 
Nhóm nghiên cứu, khi được hỏi, cho rằng 
nên có sự tư vấn rõ ràng từ bác sĩ (35,9%) 
hoặc từ người nhà có hiểu biết về HPV và 
vắc xin ngừa UTCTC (23,3%) trong khi chỉ 
có 12,6% dân số nghiên cứu muốn nhận tư 
vấn từ dược sĩ hay người đã tiêm vắc xin 
HPV khác. Nguồn thông tin về vắc xin ngừa 
HPV mà họ nhận được nhiều nhất là qua đài 
truyền hình với 43,8%, kế đó qua Internet là 
33%, qua sách báo 37,5% song chỉ có 39,2% 
xác nhận nguồn thông tin từ nhân viên y tế 
(bảng 3). 
Tỉ lệ kiến thức, thái độ về HPV và UTCTC 
theo đặc tính của mẫu
 Phân chia nhóm nghiên cứu về mặt địa bàn 
cư trú (bảng 4) qua khảo sát kiến thức của các 
đối tượng cho thấy 67,7% người cư ngụ tại 
TP.HCM có khả năng hiểu biết nguyên nhân 
của UTCTC tốt hơn so với 56,3% người cư 
ngụ tại các tỉnh, với OR = 1,63 (1,43-1,85) (p 
< 0,0001). Đặc biệt 90,1% người ở TP.HCM 
biết HPV có thể dự phòng so với 88,1% người 
ở các tỉnh cũng đồng ý về điều này với OR = 
1,23 (1,01-1,5) (p = 0,04). Đối tượng cư trú 
tại TP.HCM có khả năng có kiến thức khác 
biệt một cách có ý nghĩa so với đối tượng 
từ các tỉnh: về việc HPV có lây hay không, 
TP.HCM trả lời đúng 55,8% so với 47,8% 
[(OR = 1,38 (1,21-1,56) (p < 0,0001)]; ai 
cần tiêm phòng, TP.HCM trả lời đúng 67,7% 
so với 59,7% [(OR = 1,41 (1,24-1,61), (p= 
0,0001)]. 
 Khác biệt có ý nghĩa này còn được quan sát 
thấy trong lĩnh vực khả năng kiến thức về an 
toàn tiêm chủng: TP.HCM trả lời đúng 68,1% 
khi hỏi về theo dõi sau tiêm, so với 58,9% 
đối tượng ở tỉnh, với OR = 1,55 (1,37-1,45) 
mức p < 0,0001; thậm chí 87,9% đối tượng 
27
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
ở TP.HCM biết xử trí khi có bất thường sau 
tiêm vắc xin ngừa HPV trong khi tỉ lệ này 
ở tỉnh là 86,5%, với OR = 1,13 (0,94-1,37) 
(p=0,18) không có ý nghĩa thống kê (bảng 5)
 Về thái độ và thực hành tiêm chủng: có 
79,1% đối tượng từ TP.HCM muốn tiêm 
phòng vắc xin ngừa HPV so với 78% đối 
tượng ở các tỉnh với OR = 1,07 (0,92 -1,24) 
(p = 0,38) không có ý nghĩa thống kê; 65,9% 
đối tượng khu vực TP.HCM sợ phản ứng sau 
tiêm so với 67,5% đối tượng ở các tỉnh với 
OR = 0,93 (0,81-1,06) (p = 0,28) không có 
ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ sợ bị lây truyền HPV 
93,4% ở TP.HCM và 93,8% từ các tỉnh là 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với OR 
= 0,95 (0,73-1,23) và p = 0,68 (bảng 5). 
 Khảo sát sự phân chia theo nhóm khách 
hàng từ 18- 26 tuổi là 56,7% và nhóm phụ 
huynh các bé gái từ 9-17 tuổi là 60,6% với 
OR=0,85 (0,73- 0,99) p <0,03 điều này 
chứng tỏ phụ huynh các bé hiểu biết nhiều 
hơn về đường lây HPV (bảng 5). Tìm hiểu 
về nguyên nhân gây UTCTC, vir rút HPV 
là gì, cách dự phòng và đối tượng được dự 
phòng nhiễm HPV thì sự khác biệt giữa 2 
nhóm là khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cụ 
thể, 61,6% nhóm phụ huynh biết nguyên 
nhân gây UTCTC so với 65% nhóm nữ giới 
từ 8- 26 tuổi [OR = 1,16 (1,00- 1,35), p < 
0,05]. Về thái độ: 94,1% nhóm phụ nữ 18- 26 
tuổi sợ bị lây nhiễm HPV là khác biệt một 
cách có ý nghĩa so với 91% nhóm phụ huynh 
e ngại điều này [OR = 1,56 (1,19-2,04), p 
< 0,0008]; song khác biệt giữa 2 nhóm về 
việc muốn tiêm phòng vắc xin và lo sợ bị 
phản ứng sau tiêm vắc xin lại không có ý 
nghĩa thống kê, lần lượt với p = 0,10 và 0,70 
(bảng 5).
Bàn	luận
Qua nghiên cứu có thể thấy phụ huynh của 
các bé gái 9 đến 17 tuổi có hiểu biết và quan 
tâm nhiều hơn đối với chiến lược dự phòng 
cấp I (bằng vắc xin), so với nhóm phụ nữ từ 18 
đến 26 tuổi (81,9%) và là cư dân tại TP.HCM 
(71,5%). Ngoài ra, trình độ văn hóa và thu 
nhập bình quân của cộng đồng cũng có ảnh 
hưởng tỉ lệ số người có kiến thức và thái độ 
tích cực đối với việc phòng bệnh. So sánh với 
nghiên cứu đã tiến hành tại BV Hùng Vương 
và Viện Pasteur TP.HCM vào năm 2010 của 
tác giả Lê Thị Yến Phi và cs, có thể thấy chỉ 
có 59,7% (n= 206) cư dân tại TP.HCM quan 
tâm tới vấn đề này.3 ĐTNC của nghiên cứu 
này gồm đủ các thành phần xã hội từ cán bộ 
công chức đến nội trợ (18,3%) và nông dân 
(2,1%) là hoàn toàn khác với đối tượng đa 
số là cán bộ công chức và sinh viên học sinh 
(77,2%) trong nghiên cứu của tác giả Yến Phi 
tại BV Hùng Vương. Điều này cho thấy sự 
hiểu biết của cộng đồng đối với vắc xin ngừa 
HPV đã ngày càng mở rộng . 
 Với 74,1% ĐTNC biết về liên quan giữa 
UTCTC và HPV trong nghiên cứu này so với 
số liệu trong nghiên cứu tại BV Hùng Vương 
28
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 14, Số 2, Tháng 9 – 2014
2010 (gần 85% ĐTNC không biết nguyên 
nhân gây UTCTC là gì và đa số không biết 
HPV có thể lây truyền.3) cho thấy các chiến 
lược giáo dục truyền thông của ngành y tế 
trong thời gian 4 năm vừa qua đã mang lại 
những kết quả nhất định. 
 Nếu chọn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV, 
chỉ có 40,5% ĐTNC có hiểu biết về phản ứng 
sau tiêm (PƯST) và 87,5% biết cách ứng phó 
đúng đắn với PƯST. Trong năm 2012-2013 
với hàng loạt trường hợp phản ứng sau tiêm 
diễn ra tại nhiều cơ sở tiêm chủng trong cả 
nước, đã khiến cộng đồng nhìn lại nhiều vấn 
đề của phản ứng sau tiêm, từ phương thức 
bảo quản vắc xin, điều kiện của cơ sở tiêm 
chủng, đến kỹ năng của các nhân viên tham 
gia trong chuỗi tiêm chủng, nên tỉ lệ 87,5% 
trong nhóm nghiên cứu biết ứng phó khi có 
PƯST xảy ra là tín hiệu tốt .
 Khảo sát thái độ đối với UTCTC do nhiễm 
HPV (bảng 2): 93,5% sợ lây nhiễm HPV, 
78,8% muốn được tiêm phòng dù 68,2% 
cho rằng giá vắc xin khá đắt và 66,3% e ngại 
về an toàn tiêm chủng nên đa số đối tượng 
đều chọn tiêm chủng tại các Viện, bệnh viện 
tuyến trung ương hay bệnh viện phụ sản. 
Sự lựa chọn cơ sở tiêm chủng tập trung vào 
những cơ sở này gây trở ngại cho việc cung 
cấp dịch vụ tiêm ngừa cả cho cộng đồng lẫn 
cho bản thân cơ sở y tế cung cấp dịch vụ. 
 Về vai trò của các kênh truyền thông trong 
việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về 
HPV và UTCTC, số liệu trong nghiên cứu 
này (bảng 3) so với kết quả nghiên cứu của 
tác giả Yến Phi và cs 2010 (tỉ lệ khách hàng 
có kiến thức và thái độ tốt về chủng ngừa ung 
thư cổ tử cung do HPV chỉ đạt ≤ 50%, mặc 
dù 80,1% số khách hàng có trình độ học vấn 
trên cấp 3) cho thấy: qua thời gian, kiến thức 
và thái độ của cộng đồng cũng đã thay đổi ít 
nhiều, điều này có lẽ do sự phát triển kinh tế 
song hành với phát triển của truyền thông đã 
thay đổi nhận thức của người dân. 
 Nhìn chung, số liệu trong bảng 4 cho thấy tỉ 
lệ hiểu biết về nguyên nhân, tính lây nhiễm, 
cách phòng bệnh HPV và an toàn tiêm chủng 
của các đối tượng cư ngụ tại TP.HCM cao 
hơn so với các đối tượng từ các tỉnh. 
 Trong nghiên cứu của tác giả Yến Phi vào 
năm 2010, cho thấy gần 25% chưa hiểu rõ về 
tác dụng của chủng ngừa ung thư cổ tử cung 
do HPV gây ra. Khi phỏng vấn thì có khách 
hàng đã phát biểu rằng: “Nghe nói thuốc để 
chủng ngừa ung thư CTC thì đi chủng ngừa 
cho yên tâm nhưng cũng chưa biết rõ hết 
thông tin về thuốc”. Như vậy sau 4 năm với 
hàng loạt chiến lược truyền thông được các 
ngành thuộc và không thuộc chính phủ áp 
dụng, đã giúp thay đổi nhận thức của người 
dân lên rất nhiều lần. So với kết quả nghiên 
cứu khảo sát cộng đồng về vắc xin HPV và 
tầm soát UTCTC của Hội Kế Hoạch Gia 
Đình ở Hồng Kông vào tháng 9 năm 2008, 
đã tiến hành phỏng vấn 500 bà mẹ có con gái 
từ 9 - 16 tuổi về sự hiểu biết về cách phòng 
ngừa UTCTC, các thông tin của họ về vắc xin 
HPV thì có 45% bà mẹ trả lời đúng tác dụng 
của chủng ngừa HPV,4 thì kết quả nghiên cứu 
này thấp hơn. Điều này có thể giải thích do ở 
nước ta, chị em phụ nữ chưa được tư vấn đầy 
đủ cũng như chưa được truyền thông rộng rãi. 
 Cũng vậy, kiến thức, thái độ về tiêm 
chủng cũng có tỉ lệ khác biệt có ý nghĩa giữa 
người cư ngụ tại TP.HCM so với ở các tỉnh, 
(bảng 4). Trong khi trong nghiên cứu thực 
hiện tại BV Hùng Vương và Viện Pasteur 
TP.HCM năm 2010 cho thấy: các quan tâm 
và khó khăn khi chủng ngừa HPV thì khách 
hàng quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc 
nhưng chưa được phổ biến rõ ràng, không 
biết thời gian phòng ngừa được bao lâu. 
 Nhận thức về HPV đã tăng lên trong thập 
kỷ qua, nhưng kiến thức về sự liên kết của 
nó với UTCT vẫn còn thấp. Các nghiên cứu 
đầu tiên về kiến thức HPV (1992) mà chúng 
tôi tìm thấy cho rằng chỉ có 13% phụ nữ ở 
trường đại học Sountheastern đã từng nghe 
nói về HPV và chỉ có 8% trong số họ biết rằng 
HPV có thể gây nên UTCTC.5 Năm 2000, 
một khảo sát cộng đồng ở phụ nữ 18-65 tuổi 
sống ở Hoa Kỳ cho thấy chỉ có 28% đã từng 
nghe nói về HPV và chỉ 41% số người biết 
rằng HPV có thể gây nên UTCTC.6 Nghiên 
29
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
cứu của Jasmin,6 trên đối tượng phụ nữ 18-75 
tuổi, thấy rằng 40% phụ nữ đã nghe nói về 
HPV, nhưng ít hơn một nửa trong số đó biết 
rằng HPV gây ra UTCTC. Tuy nhiên, những 
năm gần đây HPV đã được phần lớn các phụ 
nữ biết đến nhiều hơn, nghiên cứu của John 
G.Lenehan năm 2007 cho thấy 84,7% chỉ ra 
rằng họ đã nghe nói về HPV và hơn hai phần 
ba số phụ nữ (72,4%) biết rằng nhiễm HPV 
có thể gây ra UTCTC.7 Đây có thể do vai trò 
tuyên truyền của những nhà sản xuất vắc xin 
dự phòng HPV. 
 Nếu phân chia theo nhóm nữ giới từ 18-26 
tuổi và nhóm phụ huynh các bé gái từ 9-17 
tuổi (bảng 5) và khảo sát các yếu tố về phòng 
lây vi rút HPV hay khả năng điều trị khi đã 
nhiễm HPV thì khác biệt giữa hai nhóm là 
không có ý nghĩa. Nhưng sự hiểu biết về 
nguyên nhân gây UTCTC, virút HPV là gì, 
đường lây vi rút HPV thì có sự khác biệt có ý 
nghĩa giữa hai nhóm. So sánh với nghiên cứu 
của tác giả Lê Thị Yến Phi và cs3 và nghiên 
cứu của tác giả Huỳnh Thị Thu Thủy và cs8 
thì tỉ lệ sự hiểu biết nguyên nhân gây bệnh, 
cách dự phòng của cộng đồng đã có những 
thay đổi đáng kể. Bên cạnh đó, thái độ của 
phụ huynh các bé gái từ 9-17 tuổi hoặc của 
các phụ nữ trẻ từ 18-26 tuổi cũng đã gia tăng 
lên > 90% khi so với những nghiên cứu trước 
đây. Việc lo sợ PƯST cũng được đề cập khi 
tư vấn cho các trường hợp nhận vào nghiên 
cứu và tỉ lệ hiểu biết về PƯST ở cả hai nhóm 
đều đạt trên 90%. 
Kết	luận	
Qua khảo sát kiến thức và thái độ của nhóm 
nữ giới từ 18– 26 tuổi và phụ huynh của các 
bé gái từ 9– 17 tuổi đến tư vấn sức khỏe tại 
Bệnh viện Hùng Vương về vắc xin phòng 
HPV và UTCTC từ tháng 08/2013- 03/2014 
thấy rằng tỉ lệ hiểu biết UTCTC của người 
dân rất cao.
 Một bộ phận không nhỏ mẫu khảo sát nghĩ 
rằng UTCTC dễ dàng chữa khỏi không lây 
qua và không biết được đường lây truyền và 
tác hại của bệnh nên thái độ mong muốn tiêm 
phòng không cao. Hơn nữa cũng có sự khác 
biệt rõ ràng giữa nhóm được tư vấn phòng 
ngừa và biết thông tin về HPV qua báo đài và 
các phương tiện thông tin đại chúng.
Muốn nâng cao thái độ và kiến thức của 
người dân về HPV và UTCTC nhân viên y 
tế nên tích cực tư vấn và phổ biến kiến thức 
chung về sự nguy hiểm của HPV quy mô 
hơn, giá thành cao của sản phẩm cũng là một 
trở ngại lớn đối với người dân 
Tài	liệu	tham	khảo
1. Mark G.Martens, Howard A.Shaw(2009). Cervical 
cancer prevention: understanding current clinical 
data for prophylactic vaccines. The American 
Journal of Medicine 2009, Vol 122 ISS 8, S16- S23.
2. John T. Schiller (2005) Second - generation HPV 
vaccines. HPV Today. No 06 April 2005 p 6 - 7.
3. Phi LTY, Nhung VT (2011). Kiến thức và thái độ 
của khách hang đến chủng ngừa HPV tại BV Hùng 
Vương và Viện Pasteur TP.HCM 2010. Tạp chí 
YHTH, tập 11, số 5 Chuyên đề Điều dưỡng và Kỹ 
thuật Y học. T.67 
4. Available from . 
News/Country+highlights/ FPAHKPublicSurvey.
htm.
5. Vail-Smith K, White DM. Risk level, knowledge, and 
preventive behavior for human papillomaviruses 
among sexually active college women. J Am Coll 
Health1992;40:227–30.
6. Jasmin A. Tiro,Helen I. Meissner et al (2007)” 
What Do Women in the U.S. Know about Human 
Papillomavirus and Cervical Cancer?” Cancer 
Epidemiol Biomarkers Prev 2007;16(2):288–94 
7. John G.Lenehan et al (2008) Women ‘s knowledge, 
attitudes and Intentions concerning Human 
Papilloma Virus vaccination: findings og a waiting 
room survey of Obstetrics-Gynecology outpatients. 
Women’s health June JOGC Juin 2008 , 489-499.
8. Thuy HTT, Điên N (2011). Hiệu quả tư vấn về 
phòng ngừa nhiễm HPV và dự phòng ung thư cổ 
tử cung tại BV Từ Dũ. Tạp chí YHTH thành phố Hồ 
Chí Minh, tập 15, phụ bản 1.

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kien_thuc_thai_do_ve_vac_xin_ngua_hpv_cua_khach_han.pdf