Khảo sát kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả khảo sát đánh giá thực trạng kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học

được đào tạo theo mô hình truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh trên các mặt thuộc Chuẩn nghề

nghiệp. Thông tin kết quả đánh giá chủ yếu tập trung về kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học bao

gồm: lập kế hoạch dạy học, tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt

động ngoài giờ lên lớp, giao tiếp, ứng xử và xem xét cải tiến Bộ tiêu chuẩn năng lực hiện hành. Từ

kết quả nghiên cứu, bài báo đề xuất những giải pháp để phát triển năng lực giáo viên tiểu học.

pdf 11 trang phuongnguyen 5560
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh

Khảo sát kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 15, Số 10 (2018): 65-75 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 15, No. 10 (2018): 65-75
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
65 
KHẢO SÁT KĨ NĂNG SƯ PHẠM 
CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Huỳnh Xuân Nhựt*, Lê Thị Ngọc Thương 
Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 18-12-2017; ngày nhận bài sửa: 02-4-2018; ngày duyệt đăng: 23-10-2018 
TÓM TẮT 
Bài báo trình bày kết quả khảo sát đánh giá thực trạng kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học 
được đào tạo theo mô hình truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh trên các mặt thuộc Chuẩn nghề 
nghiệp. Thông tin kết quả đánh giá chủ yếu tập trung về kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học bao 
gồm: lập kế hoạch dạy học, tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp, giao tiếp, ứng xử và xem xét cải tiến Bộ tiêu chuẩn năng lực hiện hành. Từ 
kết quả nghiên cứu, bài báo đề xuất những giải pháp để phát triển năng lực giáo viên tiểu học. 
Từ khóa: kĩ năng sư phạm, giáo viên tiểu học, tiêu chuẩn. 
ABSTRACT 
Investigating the pedagogic skills of the primary teachers trained 
in the traditional model in Ho Chi Minh City 
The paper presents the research results on the pedagogical skills of the primary teachers in 
Ho Chi Minh City trained the traditional model based on some criteria developed by the Ministry 
of Education and Training. The pedagogical skills of the primary teachers are mainly found consist 
of teaching planning, organizing and implementing the teaching and learning activities in the 
classroom, organizing the extra-curricular activities, teachers’ behavior and communication and 
review of the current the primary teacher competence standards. As a result, it gives some key 
solutions to develop the primary teachers’ competences. 
Keywords: pedagogical skills, primary teachers’ competences. 
1. Đặt vấn đề 
Để đổi mới công tác đào tạo giáo viên, đặc biệt trong đào tạo giáo viên tiểu học, đánh 
giá kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học phục vụ nghiên cứu cải tiến chất lượng đào tạo 
tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết. Việc đánh giá 
này là nhằm mục đích hỗ trợ rà soát quy trình đào tạo giáo viên theo mô hình truyền thống 
để cải tiến chất lượng đào tạo theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào 
tạo (GD&ĐT) nói chung và đào tạo giáo viên tiểu học nói riêng. Kết quả đánh giá còn 
nhằm giúp cho các nhà quản lí giáo dục có những quyết sách chiến lược thích hợp cho 
công tác quản lí giáo viên tiểu học; các giảng viên và đội ngũ chuyên viên của trường đào 
tạo có cơ sở để xem xét lại nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá, và các hoạt động 
* Email: nhuthuynh@ier.edu.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 10 (2018): 65-75 
66 
khác trong công tác phục vụ đào tạo giáo viên; đồng thời, xã hội hiểu rõ hơn đối tượng 
mình sử dụng trong thị trường lao động của ngành giáo dục Việt Nam. 
2. Cơ sở lí luận 
Thông tư số: 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Bộ GD&ĐT xác 
định “chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất 
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt 
được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học”. (Bộ GD&ĐT, 2007, tr. 2) 
Căn cứ theo khái niệm này, cấu trúc năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học 
gồm có 3 thành phần sau: 
- Phẩm chất đạo đức, chính trị; 
- Kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực dạy học; 
- Kĩ năng sư phạm. 
2.1. Kĩ năng sư phạm 
Lĩnh vực kĩ năng sư phạm của Chuẩn là tập hợp các yêu cầu có nội dung liên quan 
trong cùng phạm vi thể hiện một mặt chủ yếu của năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học. 
Kĩ năng sư phạm gồm năm yêu cầu: 
1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi. 
2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động 
sáng tạo của học sinh. 
3. Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; hành vi trong giao 
tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. 
5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. 
Tại Điều 8 của Thông tư số: 14/2007/QĐ-BGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 
tiểu học, chuẩn kĩ năng sư phạm được đo lường như sau: 
1. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn 
a) Điểm tối đa là 10; 
b) Mức độ: Tốt (9 - 10); Khá (7 - 8); Trung bình (5 - 6); Kém (dưới 5). 
2. Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của Chuẩn 
a) Điểm tối đa là 40; 
b) Mức độ: Tốt (36 - 40); Khá (28 - 35); Trung bình (20 - 27); Kém (dưới 20). 
3. Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn 
a) Điểm tối đa là 200; 
b) Mức độ: Tốt (180 - 200); Khá (140 - 179); Trung bình (100 - 139); Kém (dưới 100). 
2.2. Khách thể và tổ chức nghiên cứu 
Giáo viên tiểu học ở các quận nội ngoại thành tại Thành phố Hồ Chí Minh là khách 
thể nghiên cứu. 
Để khảo sát dữ liệu, đề tài tiến hành sử dụng 21 phiếu giáo viên tự đánh giá năng lực 
và 21 phiếu tổ bộ môn đánh giá chính giáo viên đó. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Xuân Nhựt và tgk 
67 
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu các giáo viên đã tham gia tự đánh 
giá và các tổ trưởng bộ môn. 
3. Thực trạng kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học theo mô hình truyền thống 
tại Thành phố Hồ Chí Minh 
3.1. Đánh giá chung tiêu chuẩn trong lĩnh vực kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu 
học tại Thành phố Hồ Chí Minh 
Nhìn vào Bảng 1, giáo viên và tổ chuyên môn đều đánh giá kĩ năng sư phạm của giáo 
viên tiểu học ở hai mức Khá và Tốt, không có mức Trung bình, Kém. Đi sâu vào phân tích, 
tỉ lệ giáo viên và tổ bộ môn đánh giá giáo viên ở kĩ năng này với kết quả tương đồng (Khá 
42,9% và Tốt 57,1%). Điều này cho thấy, không có sự chênh lệch về kết quả của người tự 
đánh giá (là giáo viên) và người đánh giá (tổ bộ môn), Tuy nhiên, tỉ lệ giáo viên tự đánh 
giá đạt mức Tốt chỉ 57,1%. Đây là dấu hiệu cho thấy kĩ năng sư phạm của giáo viên cần có 
sự rèn luyện và đánh giá cụ thể hơn. 
Bảng 1. Đánh giá chung của giáo viên và tổ chuyên môn về kĩ năng sư phạm 
Lĩnh vực Đối tượng Mức độ Khá Tốt 
Kĩ năng sư phạm Giáo viên 42,9 57,1 Tổ bộ môn 42,9 57,1 
Trong lĩnh vực kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học, có năm tiêu chuẩn tương ứng 
với mỗi tiêu chuẩn là bốn yêu cầu để đánh giá. Kết quả thể hiện ở Bảng 2 như sau: 
Bảng 2. Tự đánh giá của giáo viên và tổ bộ môn về các tiêu chuẩn trong lĩnh vực kĩ năng sư phạm 
Các lĩnh vực, yêu cầu 
Mức độ đạt được 
 Khá Tốt 
 1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo 
hướng đổi mới 
GV 14,3 85,7 
Tổ BM 33,3 66,7 
 2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp 
nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh 
GV 42,9 57,1 
Tổ BM 38,1 61,9 
 3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp 
GV 52,4 47,6 
Tổ BM 57,1 42,9 
 4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng 
giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang 
tính giáo dục 
GV 38,1 61,9 
Tổ BM 38,1 61,9 
 5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo 
dục và giảng dạy 
GV 33,7 66,7 
Tổ BM 33,3 66,7 
Theo số liệu ở Bảng 2, trong năm tiêu chuẩn trên, đa số giáo viên tự đánh giá bản 
thân ở mức Tốt, với tỉ lệ gần 50% đến cận 90% và ở mức Khá trong khoảng tỉ lệ gần 20% 
đến cận 53%. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 10 (2018): 65-75 
68 
Trong đó, “Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới” là 
tiêu chuẩn mà tỉ lệ giáo viên tự đánh giá mức Tốt, xếp cao nhất, với 85,7%. Hơn nữa, soạn 
giáo án theo hướng đổi mới là ưu điểm của giáo viên bắt buộc phải có nên dễ hiểu là họ làm 
tốt điều này ở mức khá cao. Kế đến, 66,7% giáo viên đạt mức Tốt, xếp cao thứ hai ở tiêu 
chuẩn “Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy”. Với 
61,9% giáo viên đạt mức Tốt ở tiêu chuẩn “Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất 
lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục”, xếp vị trí 
cao thứ ba. Kết quả thu được cho thấy, có sự chênh lệch đáng kể giữa tỉ lệ giáo viên đạt mức 
Tốt cao nhất ở tiêu chuẩn này so với tiêu chuẩn khác cùng nhóm (85,7% và khoảng 62%). 
Nhưng theo ý kiến của giáo viên, “Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo 
dục và giảng dạy” và “Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; hành 
vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục” là hai tiêu chuẩn chung chung, 
rất khó cho bản thân tự đánh giá. 
Bên cạnh đó, chỉ có một tiêu chuẩn có gần 53% giáo viên đạt mức Khá và các tiêu 
chuẩn còn lại chiếm khoảng gần 20% đến dưới 50%. Tỉ lệ khoảng phân nửa giáo viên đạt 
mức Khá cao nhất ở công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp (52,4%). Qua đó, có thể thấy đây là tiêu chuẩn mà giáo viên còn chưa thể hiện rõ năng 
lực của bản thân. Vậy nên, cần có khâu đánh giá cụ thể hơn và có các biện pháp tác động 
để nâng cao năng lực này. 
3.2. Đánh giá các yêu cầu trong tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm của giáo 
viên tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh 
Theo Bảng 3, mỗi tiêu chuẩn gồm có bốn yêu cầu đánh giá thuộc lĩnh vực kĩ năng sư 
phạm, kết quả nghiên cứu như sau: 
Bảng 3. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn 1 
“ Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới” 
Các yêu cầu 
Mức độ đạt được 
 Khá Tốt 
a) Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể 
hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hoá chương 
trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp 
được phân công dạy 
GV 23,8 76,2 
Tổ BM 19,0 81,0 
b) Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học 
bao gồm hoạt động chính khoá và hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp 
GV 23,8 76,2 
Tổ BM 19,0 81,0 
c) Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các 
tiết học và các hoạt động giáo dục học sinh 
GV 19,0 81,0 
Tổ BM 19,0 81,0 
d) Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt 
động dạy học tích cực của thầy và trò (soạn giáo án đầy 
đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có điều 
chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy) 
GV 28,6 71,4 
Tổ BM 28,6 71,4 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Xuân Nhựt và tgk 
69 
Trong tiêu chuẩn 1 “Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng 
đổi mới”, có bốn yêu cầu mà giáo viên tiểu học phải đánh giá. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy 
giáo viên tự đánh giá bốn yêu cầu này đều đạt loại Tốt với tỉ lệ từ 70% đến 81% và mức 
Khá trong khoảng gần 20% đến xấp xỉ 29%. Đây là dấu hiệu khá lạc quan khi giáo viên có 
những năng lực này. 
Đối chiếu kết quả, có sự chênh lệch giữa giáo viên và tổ bộ môn ở yêu cầu “Xây 
dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hóa 
chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công dạy;” và 
“Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính khóa và 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;”, tỉ lệ khoảng 76,2% đến 81%. Đối với hai yêu cầu 
còn lại trong tiêu chuẩn này, có sự tương đồng giáo viên tự đánh giá và tổ bộ môn đánh 
giá, với cùng tỉ lệ. 
Ở yêu cầu “Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích 
cực của thầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có điều 
chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy)”, có tỉ lệ giáo viên và tổ bộ môn đều đồng 
thuận mức Tốt 71,4% và mức Khá 28,6%. Và đây là yêu cầu mà giáo viên đạt thấp nhất 
trong bốn yêu cầu trên. Vậy nên, nhà trường cũng như tổ bộ môn cần lưu ý đến năng lực 
này của giáo viên trong quá trình dạy học. Thực tế, giáo viên thường sử dụng giáo án đã sử 
dụng qua nhiều năm học, ít có điều chỉnh. Do đó, việc đánh giá nhận xét giáo án mang tính 
hiệu quả, tích cực áp dụng cho từng năm học là rất hạn chế. 
Bảng 4. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn 2 
“Tổ chức và thực hiện các hoạt động 
dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh” 
Các yêu cầu 
Mức độ đạt được 
 Khá Tốt 
a) Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học 
tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi 
trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học 
sinh; hướng dẫn học sinh tự học 
GV 14,3 85,7 
Tổ BM 4,8 95,2 
b) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy 
được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm 
tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ 
GV 19,0 81,0 
Tổ BM 9,5 90,5 
c) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy 
học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ 
giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ 
dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao 
GV 23,8 76,2 
Tổ BM 14,3 85,7 
d) Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy 
và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; 
biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp 
GV 28,6 71,4 
Tổ BM 23,8 76,2 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 10 (2018): 65-75 
70 
Qua số liệu ở Bảng 4, tỉ lệ 71% đến 85,7% giáo viên đạt mức Tốt và từ gần 15% đến 
cận 29% giáo viên đạt mức Khá ở bốn yêu cầu thuộc tiêu chuẩn 2 “Tổ chức và thực hiện 
các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh”. Cụ 
thể là, có hai yêu cầu mà tỉ lệ giáo viên đạt mức Tốt cao nhất gồm “Có sử dụng thiết bị, đồ 
dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ 
giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực 
tiễn cao;” (85,7%) và “Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực 
học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập 
tiến bộ;” (81%). Ở giáo viên trẻ dưới 35 tuổi, họ thể hiện sự tích cực thực hiện các hoạt 
động dạy học mới, phương tiện dạy học hiện đại. Khảo sát hồ sơ cũng cho thấy, giáo viên 
sửa những lỗi sai của bài kiểm tra của học sinh rất chi tiết. 
Bên cạnh đó, yêu cầu “Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và 
giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ 
vở sạch và viết chữ đẹp.” chỉ có 71,4% đạt mức Tốt, xếp thấp nhất so với các yêu cầu khác 
ở mức này. Yêu cầu này liên quan đến kĩ năng sư phạm khá quan trọng của người giáo 
viên. Do đó, việc giáo viên đạt tỉ lệ này cũng cần đáng lưu tâm. 
Ở tiêu chuẩn 2, đánh giá có sự chênh lệch giữa tổ bộ môn và giáo viên. Trong đó, 
đáng kể nhất là mức chênh lệch tổ bộ môn đánh giáo viên cao hơn giáo viên tự đánh giá 
khoảng 9,5% ở ba yêu cầu “a) Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo 
hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp 
học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng 
dẫn học sinh tự học;”; “b) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng 
lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học 
tập tiến bộ;” và “c) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; 
biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy 
học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao”. 
Bảng 5. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn 3 
“Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” 
Các yêu cầu 
Mức độ đạt được 
 Khá Tốt 
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn 
với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, quản lí 
học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh 
của lớp 
GV 28,6 71,4 
Tổ BM 28,6 71,4 
b) Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, 
không mang tính hình thức; đưa ra được những biện pháp 
cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinh và thực 
hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt 
GV 28,6 71,4 
Tổ BM 28,6 71,4 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Xuân Nhựt và tgk 
71 
c) Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để 
theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh 
GV 33,3 66,7 
Tổ BM 28,6 71,4 
d) Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, 
sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, 
tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các 
hoạt động tự quản 
GV 28,6 71,4 
Tổ BM 19,0 81,0 
Theo Bảng 5, tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn 3 “Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức 
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” đều có giáo viên đạt mức Tốt với tỉ lệ trên 65% 
đến cận 72%. Chẳng hạn như ba yêu cầu có cùng tỉ lệ 71,4% giáo viên đạt mức Tốt xếp 
cao nhất là “a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy 
học; có các biện pháp giáo dục, quản lí học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm 
học sinh của lớp;”; “b) Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang 
tính hình thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học 
sinh và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt”, “d) Tổ chức các buổi 
ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ 
trách, tạo điều kiện để Đội Thiếu niên, Sao Nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản”. 
Hiện nay, giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học thường chính là giáo viên dạy Toán và Tiếng 
Việt. Họ có trách nhiệm thực hiện vai trò là chủ nhiệm lớp đồng thời phối hợp với Đội 
Thiếu niên thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
Trong đó, có 66,7% giáo viên đạt mức Tốt ở yêu cầu “c) Phối hợp với gia đình và 
các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tác giáo dục học sinh;”. Tỉ lệ giáo viên 
đạt mức này khá thấp so với các yêu cầu ở chung một tiêu chuẩn và so với các tiêu chuẩn 
khác. Rõ ràng, để cải thiện năng lực này đòi hỏi giáo viên phải trau dồi năng lực phối hợp 
nhà trường và gia đình, nhà trường và địa phương trong công tác giáo dục học sinh nhiều 
hơn nữa. 
Tổ bộ môn có cùng chung mức đánh giá giáo viên ở hai yêu cầu “a) Xây dựng và thực 
hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục, 
quản lí học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;”; “b) Tổ chức dạy 
học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức; đưa ra được những 
biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinh và thực hiện giáo dục học sinh 
cá biệt, học sinh chuyên biệt;”, với tỉ lệ 71,4% (mức Tốt) và 28,6% (mức Khá). 
Tuy nhiên, tổ bộ môn lại đánh giá hai yêu cầu sau cao hơn so với tự đánh giá của 
giáo viên, đó là “c) Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm 
công tác giáo dục học sinh;” (chênh cao khoảng 5%) và “d) Tổ chức các buổi ngoại khóa 
hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều 
kiện để Đội Thiếu niên, Sao Nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản” (chênh cao khoảng 
gần 10%). Cần làm rõ điều này qua quan sát thực tiễn, cho thấy giáo viên chưa tự tin có 
năng lực ở hai yêu cầu này so với đanh giá của tổ bộ môn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 10 (2018): 65-75 
72 
Bảng 6. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn 4 
“Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; 
hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa và mang tính giáo dục” 
Các yêu cầu 
Mức độ đạt được 
 Khá Tốt 
a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình 
học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng 
học kì; 
GV 14,3 85,7 
Tổ BM 9,5 90,5 
b) Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao 
giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy 
đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn đoàn kết 
vững mạnh 
GV 28,6 71,4 
Tổ BM 33,3 66,7 
c) Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc 
thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối 
không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ 
huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp 
giúp đỡ học sinh tiến bộ 
GV 19,0 81,0 
Tổ BM 14,3 85,7 
d) Biết cách xử lí tình huống cụ thể để giáo dục học sinh 
và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; 
ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong 
cách nhà giáo 
GV 28,6 71,4 
Tổ BM 23,8 76,2 
Trong tiêu chuẩn 4 “Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; 
hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục”, tỉ lệ giáo viên đạt mức 
Tốt ở bốn yêu cầu thuộc tiêu chuẩn này khá cao, chiếm từ trên 70% đến xấp xỉ 86%. Cụ 
thể, yêu cầu “a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia 
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau 
từng học kì;” có tỉ lệ giáo viên đạt mức tốt, xếp cao nhất, với 85,7%. Kế đến, có 81% giáo 
viên đạt mức này, xếp cao thứ hai ở yêu cầu “c) Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, 
có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học 
sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện 
pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ;”. Có thể thấy, giáo viên thực hiện thông tin hai chiều khi 
tiếp xúc học sinh, họp phụ huynh theo quy định là dấu hiệu lạc quan qua kết quả này. Hiện 
nay, với sự phát triển của công nghệ, giáo viên thường xuyên trao đổi tình hình học tập của 
học sinh cho phụ huynh qua tin nhắn. 
 Hai yêu cầu còn lại có cùng tỉ lệ giáo viên đạt mức Tốt với 71,4% gồm “b) Dự giờ 
đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ 
chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn đoàn kết vững mạnh;” và 
“d) Biết cách xử lí tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Xuân Nhựt và tgk 
73 
kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách 
nhà giáo”. Điều phản ánh qua kết quả này là giáo viên có năng lực giao tiếp đồng nghiệp 
trong chuyên môn và giao tiếp sư phạm với học sinh ở mức tốt khá cao. 
Bên cạnh đó, 85,7% giáo viên tự đánh giá có vẻ khiêm tốn khi tự đánh giá ở mức Tốt 
ở yêu cầu “a) Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau 
từng học kì;”, kém hơn khoảng 5% so với tổ bộ môn đánh giá. Đồng thời, cũng ở mức thấp 
khi đánh giá so với tổ bộ môn là hai yêu cầu “c) Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, 
có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học 
sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện 
pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ;” (từ 81% đến 85,7%) và “d) Biết cách xử lí tình huống cụ 
thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử 
với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo” (từ 71,4% đến 76,2%) 
Một kết quả nổi bật trong Bảng 6, chỉ có 66,7% tổ bộ môn đánh giá giáo viên đạt mức 
Tốt ở yêu cầu “b) Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, 
huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn đoàn 
kết vững mạnh;”, thấp hơn khoảng 4% so với giáo viên tự đánh giá. Tỉ lệ giáo viên đạt mức 
Tốt ở yêu cầu này thấp nhất so với các yêu cầu còn lại theo đánh giá của tổ bộ môn. Vấn đề 
này đặt ra câu hỏi, nhà trường và tập thể giáo viên cũng cần xem xét công tác sinh hoạt tổ bộ 
môn trong việc phát triển năng lực của giáo viên. 
Bảng7. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn 5 thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm 
“Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy” 
Các yêu cầu 
Mức độ đạt được 
 Khá Tốt 
a) Lập đủ hồ sơ để quản lí quá trình học tập, rèn luyện của 
học sinh; bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh 
GV 14,3 85,7 
Tổ BM 9,5 90,5 
b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư 
liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy 
các môn học được phân công dạy 
GV 14,3 85,7 
Tổ BM 9,5 90,5 
c) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có 
giá trị sử dụng cao 
GV 19,0 81,0 
Tổ BM 19,0 81,0 
d) Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển 
và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự 
tiến bộ của học sinh 
GV 42,9 57,1 
Tổ BM 38,1 61,9 
Quan sát Bảng 7, có ba yêu cầu mà giáo viên đạt mức tốt với tỉ lệ trên 80% đến cận 
85% ở tiêu chuẩn 5 “Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng 
dạy.” và một yêu cầu có tỉ lệ giáo viên đạt thấp nhất với tỉ lệ 57,1%. Ba yêu cầu đó bao 
gồm “a) Lập đủ hồ sơ để quản lí quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 10 (2018): 65-75 
74 
bài kiểm tra của học sinh;”; “b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, 
tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy;” và 
“c) Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;” với lần lượt 
tỉ lệ 85,7% và 81%. 
Với tỉ lệ 57,1% giáo viên đạt mức tốt ở yêu cầu “d) Lưu trữ tất cả các bài làm của 
học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ 
của học sinh”, xếp thấp nhất ở tiêu chuẩn này. Tương ứng với kết quả trong tiêu chuẩn 5, 
tổ bộ môn đánh giá giáo viên đạt yêu cầu này với 61,9%. Có thể nói, đây là điều đáng quan 
tâm. Thực tế, hiện nay một số trường tiểu học nhận học sinh đặc biệt. Giáo viên đứng lớp 
những lớp này được yêu cầu báo cáo thêm về sự tiến bộ của trẻ, bao gồm đánh giá học tập 
và tâm lí trẻ. 
Mặt khác, 90,5% tổ bộ môn đánh giá giáo viên đạt mức Tốt nhiều nhất ở cả hai yêu 
cầu “a) Lập đủ hồ sơ để quản lí quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các 
bài kiểm tra của học sinh;”; và “b) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư 
liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công 
dạy;”. Có 81% tổ bộ môn đánh giá giáo viên đạt mức Tốt ở yêu cầu “c) Sắp xếp hồ sơ một 
cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;” 
3. Kết luận và kiến nghị 
3.1. Kết luận 
 Giáo viên và tổ chuyên môn đều đánh giá kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học ở 
hai mức Khá và Tốt, không có mức Trung bình, Kém. Trong lĩnh vực kĩ năng sư phạm của 
giáo viên tiểu học, có năm tiêu chuẩn tương ứng với mỗi tiêu chuẩn là bốn yêu cầu để đánh 
giá. Trong năm tiêu chuẩn trên, đa số giáo viên tự đánh giá bản thân ở mức Tốt, với tỉ lệ 
gần 50% đến cận 90% và ở mức Khá trong khoảng tỉ lệ gần 20% đến cận 53%. Điều này 
cho thấy có sự phân tầng rõ rệt giữa các tiêu chuẩn mà giáo viên đạt được. 
Trong tiêu chuẩn 1 “Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng 
đổi”, có bốn yêu cầu mà giáo viên tiểu học phải đánh giá. Kết quả ở Bảng 3 cho thấy giáo 
viên tự đánh giá bốn yêu cầu này đều đạt loại Tốt với tỉ lệ từ 70% đến 81% và mức Khá 
trong khoảng gần 20% đến xấp xỉ 29%. 
Với tiêu chuẩn 2 “ Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy 
được tính năng động sáng tạo của học sinh” với tỉ lệ giáo viên trên 71% đến 85,7% ở mức 
Tốt và từ gần 15% đến cận 29% giáo viên đạt mức Khá. 
Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn 3 “Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp” đều có giáo viên đạt mức Tốt với tỉ lệ trên 65% đến cận 72%. 
Trong tiêu chuẩn 4 “Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lí chất lượng giáo dục; 
hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa và mang tính giáo dục”, tỉ lệ giáo viên đạt mức 
tốt ở bốn yêu cầu thuộc tiêu chuẩn này khá cao, chiếm từ trên 70% đến xấp xỉ 86%. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Xuân Nhựt và tgk 
75 
Có ba yêu cầu mà giáo viên đạt mức Tốt với tỉ lệ trên 80% đến cận 85% ở tiêu chuẩn 
5 “Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.” và một yêu 
cầu có tỉ lệ giáo viên đạt thấp nhất với tỉ lệ 57,1%. 
3.2. Kiến nghị 
Với kết quả nghiên cứu như trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau: 
Cần có một thang đo với tiêu chí cụ thể hơn ở từng tiêu chuẩn và yêu cầu của chuẩn 
để giúp giáo viên tự đánh giá và kịp thời phát hiện những thiếu sót trong năng lực ở tiêu 
chuẩn nào đó của bản thân, đồng thời giúp họ hệ thống được những năng lực thế mạnh. 
Chuẩn nghề nghiệp cần có một số yêu cầu mà tại trường học địa phương này khác so 
với địa phương còn lại, do đó cần có chú thích giữ lại hoặc tách rời để người giáo viên tự 
đánh giá khách quan hơn. 
Chuẩn đào tạo giáo viên tiểu học cần được cụ thể hóa trong chương trình đào tạo 
giáo viên của các trường sư phạm và những chuẩn này cần được xây dựng sát với nhu cầu 
năng lực giáo viên trong thực tế. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2007). Quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 
tiểu học. Hà Nội. 
Huỳnh Xuân Nhựt. (2016). Khảo sát kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học tại Thành phố 
Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Sư phạm 
Thành phố Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_ki_nang_su_pham_cua_giao_vien_tieu_hoc_tai_thanh_ph.pdf