Khái quát tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học tại Việt Nam

Tóm tắt: “Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết

hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh

vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng

cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường” (1). Trên thế giới, công nghệ sinh học

truyền thống và hiện đại đã có những bước nghiên cứu, phát triển vượt bậc và được ứng dụng rộng rãi

trong nhiều lĩnh vực. Ở Việt Nam, các chính sách, đề án, chương trình về công nghệ sinh học trong nông -

lâm nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và môi trường đã và đang được xây dựng và triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ sinh học cũng

được ưu tiên đầu tư. Trình độ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học với các công nghệ nền được

đẩy mạnh. Công nghệ sinh học đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Trong giai đoạn tới, việc gắn

kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai công nghệ sinh học với đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo

nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng rộng rãi các nghiên cứu về công nghệ sinh học vào các lĩnh vực

của đời sống xã hội; xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học sẽ nâng cao mức đóng góp của

ngành khoa học này vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

pdf 5 trang phuongnguyen 10940
Bạn đang xem tài liệu "Khái quát tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khái quát tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học tại Việt Nam

Khái quát tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học tại Việt Nam
 | www.vjs.org 1 VJS | May 2014 | Volume 1 | Issue 1 | c05143 
Khái quát tình hình nghiên cứu và ứng dụng 
công nghệ sinh học tại Việt Nam 
Lê T. T. Hiền1 
1 Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Biên tập viên: Hương Hà, Stanford University, Stanford, California, USA 
* Độc giả có thắc mắc về bài báo xin liên hệ email: hienlethu@igr.ac.vn, Tel: 844-3791-8014. 
Tóm tắt: “Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết 
hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh 
vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng 
cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường” (1). Trên thế giới, công nghệ sinh học 
truyền thống và hiện đại đã có những bước nghiên cứu, phát triển vượt bậc và được ứng dụng rộng rãi 
trong nhiều lĩnh vực. Ở Việt Nam, các chính sách, đề án, chương trình về công nghệ sinh học trong nông - 
lâm nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và môi trường đã và đang được xây dựng và triển khai thực hiện. 
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ sinh học cũng 
được ưu tiên đầu tư. Trình độ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học với các công nghệ nền được 
đẩy mạnh. Công nghệ sinh học đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị. Trong giai đoạn tới, việc gắn 
kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai công nghệ sinh học với đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo 
nguồn nhân lực; tăng cường ứng dụng rộng rãi các nghiên cứu về công nghệ sinh học vào các lĩnh vực 
của đời sống xã hội; xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học sẽ nâng cao mức đóng góp của 
ngành khoa học này vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 
Abstract: Biotechnology is a high technological field which is based on the combination of life sciences, 
technical equipments and technical processes. The aim of biotechnology is to establish technologies that 
can exploit biological activities of microorganisms, plant cells and animal cells. These technologies are 
applied to produce, at industrial scale, high quality biological products which play an important role in the 
socio-economic development and the environmental protection. Traditional and modern biotechnologies 
have been developed and practiced worldwide. In Vietnam, numerous strategies, policies and 
biotechnological programs in agriculture, forestry, aquaculture, medical technology, industry, and 
environmental protection are being promulgated and established at the national and regional levels. 
Building the infrastructure and training human resources for biotechnology are also investment priorities. 
Research and development standards for biotechnology in basic technology areas are being strengthened. 
Biotechnology has started to actively contribute to the socio-economic development of Vietnam. Several 
initiatives are needed to strengthen and increase the contributions of this emerging technology to our 
socio-economic development. Those initiatives include establishing the infrastructure and the human 
resources for biotechnology; widely and effectively applying biotechnology in daily life; and establishing 
and developing the bio-industry. 
Từ khoá: Công nghệ sinh học | Nghiên cứu và ứng dụng | Việt Nam. 
Các cụm từ viết tắt: DNA, deoxyribonucleic acid; GMCs, Genetically Modified Crops 
 | www.vjs.org 2 VJS | May 2014 | Volume 1 | Issue 1 | c05143 
Tổng quan về công nghệ sinh học 
Công nghệ sinh học là thuật ngữ được kết hợp 
bởi 2 từ: sinh học (bio) có nghĩa là sự sống, công 
nghệ (technology) là kỹ thuật sử dụng để tạo ra 
những quy trình mới hoặc sản phẩm mới. Như 
vậy, công nghệ sinh học có thể được hiểu theo 
nghĩa rộng là sử dụng các kỹ thuật để khai thác 
những tế bào sống và các phân tử sinh học (như 
DNA và protein) vào nhiều mặt của đời sống xã 
hội góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống. Khác 
với tên gọi, công nghệ sinh học không phải là một 
công nghệ đơn lẻ mà là một tập hợp các công 
nghệ. Ở Việt Nam, các văn bản liên quan đã chỉ 
rõ: “Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công 
nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, 
kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo 
ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của 
vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất 
ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có 
chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 
và bảo vệ môi trường” (1, 2). 
Công nghệ sinh học truyền thống và công 
nghệ sinh học hiện đại 
Công nghệ sinh học truyền thống (traditional 
biotechnology) đã được sử dụng để tạo ra những 
sản phẩm có đặc tính riêng biệt như các thực phẩm 
lên men từ đậu, rượu gạo, bia, xì dầu... Các sinh 
vật sống (như nấm men, vi khuẩn) hoặc các phân 
tử sinh học được khai thác để sản xuất đồ uống có 
cồn, bánh mì, kháng sinh, vaccine, vitamin, 
enzyme công nghiệp, phụ gia thực phẩm... Đặc 
biệt, kỹ thuật lai chọn giống truyền thống dựa trên 
sự đa dạng di truyền tồn tại sẵn trong quần thể đã 
được sử dụng hàng ngàn năm để chọn tạo các 
giống cây trồng, vật nuôi mang các đặc tính mong 
muốn như kháng bệnh, có khả năng chống chịu 
với điều kiện môi trường khắc nghiệt, tăng sản 
lượng... Công nghệ sinh học hiện đại (modern 
biotechnology), ngay từ khi mới ra đời đã được 
ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, ngày càng 
có những đóng góp đáng kể và tạo ra những ảnh 
hưởng sâu sắc ở quy mô toàn cầu. Năm 1953, lần 
đầu tiên cấu trúc của phân tử DNA được khám phá 
bởi James Watson và Francis Crick. Năm 1972, 
Jackson và đồng tác giả đã tạo ra phân tử DNA tái 
tổ hợp đầu tiên. Mười năm sau, dược phẩm tạo ra 
từ công nghệ DNA tái tổ hợp đã được thương mại. 
Năm 2003 đánh dấu việc giải mã thành công hệ 
gen người đầu tiên. Với sự phát triển vượt bậc của 
công nghệ, các năm tiếp sau mở đầu cho thời kỳ 
phát triển của các nghiên cứu giải mã toàn bộ hệ 
gen, các lĩnh vực khoa học omics và các chương 
trình nghiên cứu liên quan đến khai thác cơ sở dữ 
liệu hệ gen, tạo ra các sản phẩm khoa học công 
nghệ có giá trị ứng dụng cao 
( 
( 
Công nghệ sinh học ngày nay đã cho phép 
phát hiện, chẩn đoán nhiều loại bệnh ở mức phân 
tử; sản xuất nhiều loại thuốc và vaccine mới an 
toàn hơn; sản xuất nông nghiệp với sản lượng 
tăng, chi phí giảm, chất lượng môi trường và sức 
khỏe con người được cải thiện; sản xuất thực 
phẩm với chất lượng dinh dưỡng cao, không bị hư 
hỏng, không gây dị ứng... Nhiều công nghệ/ kỹ 
thuật liên quan hiện đang được ứng dụng rộng rãi 
trong nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học 
như: (i) Công nghệ gen và công nghệ DNA tái tổ 
hợp: Biến đổi một vài gen trong hệ gen thực vật, 
động vật, vi sinh vật theo hướng có lợi; chẩn đoán 
các bệnh di truyền; nghiên cứu các đặc điểm và 
những thay đổi hệ gen của sinh vật do tác động 
của ô nhiễm môi trường, chất độc hóa học... (ii) 
Công nghệ tế bào: Phục vụ chọn, tạo giống mới 
trong nông – lâm nghiệp, thủy sản và phát triển 
liệu pháp tế bào trong y tế. (iii) Công nghệ enzyme 
– protein: Phục vụ phát triển công nghiệp thực 
phẩm, dược phẩm (sản xuất vaccine thế hệ mới và 
kit chẩn đoán). (iv) Công nghệ vi sinh định hướng 
công nghiệp: Nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng 
tài nguyên vi sinh vật; tạo chủng giống; lên men vi 
sinh vật. (v) Công nghệ sinh học nano: Việc ứng 
dụng công nghệ nano vào lĩnh vực khoa học sự 
sống và công nghệ sinh học dẫn đến sự hình thành 
một lĩnh vực khoa học và công nghệ mới - Khoa 
học về sự sống ở kích thước nano và công nghệ 
sinh học nano. Rất nhiều sản phẩm của ngành 
khoa học mới mẻ này như hạt nano, cảm biến sinh 
học, microarray đã được nghiên cứu và sử dụng 
rộng rãi trong các lĩnh vực y dược, sinh học, các 
ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp. (vi) 
Kháng thể đơn dòng: Sử dụng các tế bào của hệ 
thống miễn dịch để sản xuất kháng thể - protein 
giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tế bào 
ngoại lai như virus, vi khuẩn 
Một ứng dụng điển hình của công nghệ sinh 
học hiện đại là việc tạo ra các giống cây trồng 
công nghệ sinh học/ cây trồng biến đổi gen 
(Genetically Modified Crops - GMCs) mang 
những đặc tính mong muốn thông qua kỹ thuật 
chuyển gen... Năm 2013, 27 quốc gia trên thế giới 
 | www.vjs.org 3 VJS | May 2014 | Volume 1 | Issue 1 | c05143 
canh tác đại trà cây trồng công nghệ sinh học (19 
quốc gia đang phát triển và 8 quốc gia phát triển), 
trong đó dẫn đầu là Hoa Kỳ (70,1 triệu hecta), 
Brazil (40,3 triệu hecta), Argentina (24,4 triệu 
hecta); Ấn Độ (11 triệu hecta) và Canada (10,8 
triệu hecta). Trong 18 năm (1996 - 2013), diện tích 
đất canh tác cây trồng công nghệ sinh học trên 
toàn cầu đã tăng liên tục tới hơn 100 lần (từ 1,7 
triệu hecta vào năm 1996 lên 175,2 triệu hecta 
trong năm 2013) (Hình 1). Điều này cho thấy đối 
với cây trồng, đây là công nghệ được ứng dụng 
với quy mô lớn nhất và tốc độ nhanh nhất trên thế 
giới. Các loại cây trồng công nghệ sinh học được 
trồng nhiều nhất hiện nay trên thế giới là đậu 
tương, bông, ngô và cải dầu (3). 
Hình 1. Diện tích canh tác các giống cây trồng 
công nghệ sinh học trên thế giới giai đoạn 1996-
2013 (triệu hecta) (James, 2013) 
Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công 
nghệ sinh học ở Việt Nam 
Ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 1990 cho 
đến nay, công nghệ sinh học được xem là một 
trong bốn hướng công nghệ cần ưu tiên phát triển 
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước. Trên cơ sở đó, các đề án, chương trình 
về công nghệ sinh học cấp quốc gia và ở nhiều bộ 
ngành, địa phương trong các lĩnh vực nông – lâm 
nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và môi trường 
đã được xây dựng và triển khai thực hiện với các 
mục tiêu chính: 
 Lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản: Tạo ra 
các giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu 
quả kinh tế cao; tạo ra các công nghệ sản xuất các 
chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; 
các công nghệ bảo quản và chế biến nông - lâm - 
thủy sản nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng 
các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng 
trong nước. 
 Lĩnh vực y tế: Nghiên cứu và phát triển công 
nghệ sản xuất các vaccine thiết yếu, vaccine thế hệ 
mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh. 
 Lĩnh vực công nghiệp: Tập trung phát triển và 
ứng dụng công nghệ sinh học vào mảng công 
nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu 
dùng. 
 Lĩnh vực bảo vệ môi trường: Tập trung nghiên 
cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp, chế 
phẩm công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, 
khắc phục suy thoái và sự cố môi trường (1, 2). 
Một số đề án phát triển và ứng dụng công 
nghệ sinh học trong những lĩnh vực liên quan đang 
được triển khai thực hiện bao gồm: (i) Chương 
trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ 
sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển 
nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số 
11/2006/QĐ-TTg ngày 12/1/2007 của Thủ tướng 
Chính phủ). (ii) Đề án phát triển và ứng dụng công 
nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 
2020 (Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 
29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ). (iii) Đề án 
phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong 
lĩnh vực chế biến đến năm 2020 (Quyết định số 
14/2007/QĐ-TTg ngày 25/1/2007 của Thủ tướng 
Chính phủ). (iv) Chương trình quốc gia phát triển 
Công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 
2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng 
Chính phủ). (v) Chương trình Khoa học và Công 
nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-
2015 về Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công 
nghệ sinh học (Quyết định số 3056/QĐ-BKHCN 
ngày 30/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và 
Công nghệ). 
Bên cạnh đó, tiềm lực nghiên cứu và triển khai 
công nghệ sinh học bao gồm hệ thống các cơ quan 
nghiên cứu và phát triển, hệ thống các phòng thí 
nghiệm và các trang thiết bị cùng nguồn nhân lực 
cũng được ưu tiên đầu tư. Hệ thống các cơ quan 
nghiên cứu và ứng dụng liên quan đến công nghệ 
sinh học ở nước ta có sự tham gia của nhiều bộ, 
ngành. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
Nông thôn, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và 
Công nghệ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia 
Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở nghiên 
cứu và triển khai công nghệ sinh học. Các bộ khác 
(Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ 
Quốc phòng và Bộ Công thương), mỗi bộ có một 
số đơn vị trực thuộc triển khai nghiên cứu và ứng 
dụng công nghệ sinh học. Tại Bộ Nông nghiệp và 
 | www.vjs.org 4 VJS | May 2014 | Volume 1 | Issue 1 | c05143 
Phát triển Nông thôn, các nghiên cứu liên quan 
chủ yếu được tiến hành tại Viện Khoa học Nông 
nghiệp Việt Nam ( với các 
viện thành viên như Viện Di truyền Nông nghiệp 
( Viện Lúa Đồng bằng 
sông Cửu Long ( Viện 
Nghiên cứu Rau quả ( 
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam 
(; Viện Chăn nuôi 
( Viện Thú y 
( Viện Cơ điện Nông 
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch 
( Viện Công nghệ sinh 
học ( Viện Sinh học nhiệt 
đới ( Viện Công nghệ môi 
trường ( Viện Nghiên cứu hệ 
gen ( trực thuộc Viện Hàn 
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
( đã và đang triển khai 
nhiều nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau 
của công nghệ sinh học. Nhiều trường đại học, 
bên cạnh các khoa sinh học/ công nghệ sinh học, 
còn xây dựng các trung tâm/ viện tham gia đào tạo 
và nghiên cứu về công nghệ sinh học như: Viện 
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm 
(Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội); Viện Vi 
sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia 
Hà Nội); Viện Nghiên cứu và Phát triển Công 
nghệ sinh học (Trường Đại học Cần Thơ); Viện 
Sinh học Nông nghiệp (Trường Đại học Nông 
nghiệp I Hà Nội); Viện Nghiên cứu Công nghệ 
sinh học và Môi trường (Trường Đại học Nông 
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh)... Ngoài ra, trong 
những năm gần đây một số trung tâm, công ty, nhà 
máy công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và 
PTNN tỉnh/ thành phố; hoặc do tư nhân/ nước 
ngoài đầu tư cũng được thành lập và hoạt động 
chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ sinh học y dược, 
nông nghiệp ( 
 Hệ thống các phòng thí 
nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ sinh 
học đặt tại các viện nghiên cứu/ trường đại học đã 
được đầu tư xây dựng với mức kinh phí khoảng 
3,5 triệu USD/phòng (Quyết định số 850/QĐ-TTg 
ngày 7/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ). 
Trình độ nghiên cứu và phát triển công nghệ 
sinh học với các công nghệ nền (công nghệ gen, 
công nghệ tế bào, công nghệ enzyme – protein và 
công nghệ vi sinh) được nâng cao. Nhiều quy 
trình/ sản phẩm công nghệ sinh học đã được 
nghiên cứu và phát triển phục vụ sản xuất thuốc và 
thực phẩm chức năng (4, 5, 6); chẩn đoán bệnh ở 
người, vật nuôi và cây trồng (7, 8, 9, 10); tạo giống 
và nhân giống cây trồng (11, 12, 13); phân bón, 
thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm vi sinh xử lý ô 
nhiễm môi trường (14, 15) 
Kết luận 
Những thành tựu ban đầu đạt được trong lĩnh 
vực nông - lâm nghiệp, thủy sản, y tế, môi trường 
đã khẳng định vai trò quan trọng của nghiên cứu 
và phát triển công nghệ sinh học. Tuy nhiên, công 
nghệ sinh học hiện đại của Việt Nam vẫn đang ở 
tình trạng lạc hậu so với các quốc gia trong khu 
vực và trên thế giới về năng lực nghiên cứu và 
phát triển, về đầu tư, hợp tác và hội nhập quốc tế, 
tiếp cận và trao đổi thông tin, các vấn đề liên quan 
đến quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công 
nghệ. 
Trong giai đoạn tới, việc gắn kết chặt chẽ giữa 
nghiên cứu và triển khai công nghệ sinh học với 
đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân 
lực; định hướng và tăng cường ứng dụng rộng rãi 
và có hiệu quả các nghiên cứu về công nghệ sinh 
học vào thực tiễn sản xuất và các lĩnh vực của đời 
sống xã hội; xây dựng và phát triển ngành công 
nghiệp sinh học này sẽ nâng cao mức đóng góp 
của ngành khoa học này vào sự phát triển kinh tế, 
xã hội của đất nước. 
Tài liệu tham khảo 
1. Chỉ thị số 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng 
dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước, ban hành ngày 04 tháng 3 năm 
2005. 
2. Nghị quyết số 18/CP về phát triển công nghệ sinh học ở 
Việt Nam đến năm 2010, ban hành ngày 11 tháng 3 năm 
1994. 
3. James C (2013) Global status of commercialized biotech/ 
GM crops: 2013. ISAAA Brief No-46, Ithaca, New York, 
USA. 
4. Hoàng Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Minh Thanh, Đặng 
Diễm Hồng (2009) Tách chiết và tinh sạch các acid béo 
không bão hòa từ sinh khối vi tảo biển dị dưỡng 
Schizochytrium mangrovei PQ6. Tạp chí Công nghệ Sinh 
học 7(3): 381-387. 
5. Lê Thị Lan Anh, Bùi Khánh Chi, Vũ Minh Đức, Lê Thị 
Thu Hồng, Lê Văn Trường, Trần Ngọc Tân, Trương Nam 
Hải (2010) Biểu hiện và tinh chế Interleukin-2 của người 
trong nấm men Pichia pastoris. Tạp chí Công nghệ sinh 
học 8(3): 291-295. 
6. Nguyễn Bích Thảo, Lương Văn Đức, Nguyễn Thị Phương 
Hiếu, Đặng Thị Phương Thảo, Trần Linh Thước (2010) 
Khảo sát và xây dựng quy trình tinh chế hG-CSF (human 
 | www.vjs.org 5 VJS | May 2014 | Volume 1 | Issue 1 | c05143 
granulocyte colony stimulating factor) tái tổ hợp. Tạp chí 
Công nghệ Sinh học 8(3A): 791-797. 
7. Tran The Thanh, Nguyen Thi Minh Phuong, Nguyen Bich 
Nhi, Phan Van Chi Changes of serum glycoproteins in 
lung cancer patients (2008). J Proteomics & 
Bioinformatics 1(1): 15-22. 
8. Nghiêm Ngọc Minh, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Hữu 
Cường, Nguyễn Trung Nam, Chu Hoàng Hà, Nguyễn 
Thái Sơn (2009) Chẩn đoán các chủng vi khuẩn lao kháng 
rifampicin bằng phương pháp xác định đột biến trên gen 
rpoB. Tạp chí Công nghệ Sinh học 7(2): 251-256. 
9. Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Trung, Trương Nam 
Hải (2010) Ứng dụng phương pháp LAMP phát hiện vi 
khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra Việt 
Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 26(4S): 575-581. 
10. Nguyen HH, Nguyen TH, Vu CD, Nguyen KT, Le BV, 
Nguyen TL, Nong VH (2012) Novel homozygous 
p.Y395X mutation in the CYP11B1 gene found in a 
Vietnamese patient with 11β-hydroxylase deficiency. 
Gene 509(2): 295-297. 
11. Phạm Thị Vân, Chu Hoàng Hà, Lê Trần Bình, Cây thuốc 
lá chuyển gen mang cấu trúc RNAi kháng đồng thời hai 
loại virus gây bệnh khảm. Tạp chí Công nghệ Sinh học 
7(2): 193-201 (2009). 
12. Trần Thị Cúc Hòa (2009) Nghiên cứu chọn tạo giống lúa 
giàu vitamin A ở Việt Nam. Hội nghị Quốc gia về sinh vật 
biến đổi gen và quản lý an toàn sinh học, Nhà xuất bản 
Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 13-18. 
13. Duong Tan Nhut, Nguyen Phuc Huy, Hoang Xuan Chien, 
Tran Cong Luan, Bui The Vinh, Lam Bich Thao (2012) In 
vitro culture of petiole longitudinal thin cell layer explants 
of Vietnamese ginseng (Panax vietnamensis Ha et. 
Grushv.) and preliminary analysis of saponin content. Int 
J Appl Biol Pharmaceut Tech: 178-190. 
14. Dang Thi Cam Ha, Nguyen Ba Huu, Nghiem Ngoc Minh, 
Nguyen Nguyen Quang, Tran Nhu Hoa, Dam Thuy Hang, 
Nguyen Thanh Thuy, Nguyen Ngoc Bao, Application of 
bioremediation technology for detoxification of 
herbicide/dioxin and DDT contaminated soils (2007) 
Proceedings: “9th International HCH and Pesticides Forum 
for CEECCA countries”, Chisinau, Republic of Moldova, 
Sept. 20-22, 270-274. 
15. 16. Vu VH, Quyen DT, Grosch R, and Nguyen ND (2013) 
Effectiveness of antagonistic bacterial metabolites to 
control Rhizoctonia solani on lettuces and Fusarium 
oxysporum on tomatoes. Korean J Microbiol Biotechnol 
41: 1-10. 
Về tác giả: TS. Lê Thị Thu Hiền hiện là phó Viện trưởng 
Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công 
nghệ Việt Nam. TS. Hiền đã và đang tham gia vào các hoạt 
động nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học 
thực vật, đa dạng sinh học hệ gen và mã vạch phân tử; quản lý 
an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen; quản lý sản phẩm trí 
tuệ và chuyển giao công nghệ ở viện nghiên cứu và trường đại 
học của Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_quat_tinh_hinh_nghien_cuu_va_ung_dung_cong_nghe_sinh_ho.pdf