Kết quả nghiên cứu sinh khối rừng khộp tại Tây Nguyên

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 loài cây ưu thế của rừng khộp bao gồm Cà chít, Dầu

đồng, Dầu trà beng, Cẩm liên, Chiêu liêu ổi và Chiêu liêu đen. Sinh khối cây cá lẻ loài

ưu thế trung bình cho tất cả các cấp kính đạt cao nhất ở loài Dầu trà beng (472,34 kg/cây)

và Dầu đồng 421,98 kg/cây, Chiêu liêu ổi và Chiêu liêu đen đạt lần lượt là 309,47 kg/cây

và 313,72 kg/cây, trong khi giá trị này chỉ đạt 276,52 kg/cây và 299,16 kg/cây tương

ứng với loài Cà chít và Cẩm liên. Sinh khối cây cá lẻ tập trung chủ yếu vào phần thân

cây (chiếm trung bình 50,0%), cành, rễ và vỏ cây chiếm lần lượt là 17,14%, 15,84% và

13,77%. Sinh khối lá chiếm ít nhất (chỉ chiếm 3,25%). Sinh khối toàn lâm phần được

cấu thành từ sinh khối của 4 thành phần chính là tầng cây gỗ (chiếm trung bình

88,72%), cây bụi thảm tươi (3,38%), vật rơi rụng (2,50%) và bộ phận cây gỗ chết

(chiếm 5,40%). Tính trung bình chung cho tất cả các trạng thái rừng, tổng sinh khối lâm

phần rừng Khộp ở Tây Nguyên đạt 126,71 tấn/ha, trong đó tầng cây gỗ chiếm trung

bình 116,26 tấn/ha.

pdf 9 trang phuongnguyen 3560
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả nghiên cứu sinh khối rừng khộp tại Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nghiên cứu sinh khối rừng khộp tại Tây Nguyên

Kết quả nghiên cứu sinh khối rừng khộp tại Tây Nguyên
Tạp chí KHLN 3/2013 (2882 - 2890) 
©: Viện KHLNVN-VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
2870 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SINH KHỐI RỪNG KHỘP TẠI TÂY NGUYÊN 
 Vũ Đức Quỳnh 
Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên - Hà Giang 
Từ khóa: Sinh 
khối, cấu trúc sinh 
khối, rừng Khộp, 
Tây Nguyên. 
TÓM TẮT 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 loài cây ưu thế của rừng khộp bao gồm Cà chít, Dầu 
đồng, Dầu trà beng, Cẩm liên, Chiêu liêu ổi và Chiêu liêu đen. Sinh khối cây cá lẻ loài 
ưu thế trung bình cho tất cả các cấp kính đạt cao nhất ở loài Dầu trà beng (472,34 kg/cây) 
và Dầu đồng 421,98 kg/cây, Chiêu liêu ổi và Chiêu liêu đen đạt lần lượt là 309,47 kg/cây 
và 313,72 kg/cây, trong khi giá trị này chỉ đạt 276,52 kg/cây và 299,16 kg/cây tương 
ứng với loài Cà chít và Cẩm liên. Sinh khối cây cá lẻ tập trung chủ yếu vào phần thân 
cây (chiếm trung bình 50,0%), cành, rễ và vỏ cây chiếm lần lượt là 17,14%, 15,84% và 
13,77%. Sinh khối lá chiếm ít nhất (chỉ chiếm 3,25%). Sinh khối toàn lâm phần được 
cấu thành từ sinh khối của 4 thành phần chính là tầng cây gỗ (chiếm trung bình 
88,72%), cây bụi thảm tươi (3,38%), vật rơi rụng (2,50%) và bộ phận cây gỗ chết 
(chiếm 5,40%). Tính trung bình chung cho tất cả các trạng thái rừng, tổng sinh khối lâm 
phần rừng Khộp ở Tây Nguyên đạt 126,71 tấn/ha, trong đó tầng cây gỗ chiếm trung 
bình 116,26 tấn/ha. 
Keywords: 
Biomass, Biomass 
structure, Dry 
dipterocarp forest, 
Central Highlands 
commune 
The results of research on dry dipterocarp forest biomass in Central 
Highlands of Vietnam 
Research results show that there are six major species of dry dipterocarp forest 
including Shorea obtuse, Dipterocarpus tuberculatus, Dipterocarpus obtusifolius, 
Dipterocarpus obtusifolius, Terminalia corticosa and Terminalia alata. The highest 
biomass of single tree in average belongs to D. Obtusifolius (472.34kg x tree
-1
), 
following by D. Tuberculatus (421.98kg x tree
-1
), T. corticosa (309.47kg x tree
-1
) and 
T. alata (313.72kg x tree
-1
). The figures for S. obtuse and S. siamensis, on the other 
hand, are only 276.52kg x tree
-1 
and 299.16kg x tree
-1
, respectively. The single-tree 
biomass concentrates mainly on stem of tree (approximately 50% of total tree biomass). 
The percentages of biomass of branches, roots and bark account for 17.14%, 15.84% 
and 13.77%, respectively. In comperison, the biomass of leaves only accounts for 
3.25% total of single-tree biomass. The total biomass of whole forest was created from 
four parts: (i) woody trees biomass (accounts for 88.72% in average), (ii) biomass of 
dead wood (5.40% in average), (iii) biomass of herbs and grass (3.38% in average) and 
(iv) litter layer biomass (2.50% in average). The total biomass of dry dipterocarp forest 
in Central Highlands of Vietnam (in average of all different forest types) is 126.71 tons 
x ha
-1
 in which 116.26 tons x ha
-1
 belongs to wood tree layer biomass. 
Vũ Đức Quỳnh, 2013(3) Tạp chí KHLN 2013 
2871 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rừng Khộp là một trong những hệ sinh thái 
đặc trưng của khu vực Đông Nam Á. Ở Việt 
Nam, rừng Khộp phân bố tập trung chủ yếu ở 
khu vực Tây Nguyên và là nơi phân bố của rất 
nhiều loài thú lớn quý hiếm (như voi, nai, bò 
rừng,...) cần phải được bảo tồn . Mặc dù vậy , 
trong những năm gần đây, diện tích rừng 
Khộp tại Tây Nguyên đang bị thu hẹp nghiêm 
trọng do các hoạt động chặt phá rừng và thay 
đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất canh 
tác các loài cây công nghiệp như cao su, cà 
phê,... Điều này đã góp phần gây nên sự suy 
thoái rừng và làm tăng phát thải khí gây hiệu 
ứng nhà kính. Chính vì vậy rừng Khộp ở Tây 
Nguyên cũng là một trong những hệ sinh thái 
rừng được lựa chọn để thực hiện thí điểm 
chương trình REDD và chính sách chi trả dịch 
vụ môi trường rừng theo Nghị định số 
99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính 
phủ. Để thực hiện được 2 chương trình này , 
việc nghiên cứu đánh giá sinh khối của rừng 
Khộp là rất quan trọng nhằm tạo cơ sở khoa 
học và tiền đề cho việc xác định khả năng lưu 
trữ Các bon của rừng. Tuy nhiên, việc nghiên 
cứu sinh khối của rừng Khộp hầu như chưa 
được thực hiện hoặc mới chỉ được tiến hành ở 
quy mô rất nhỏ, chưa đại diện cho tất cả các 
trạng thái rừng khác nhau và do đó không đại 
diện được cho cả khu vực Tây Nguyên. Xuất 
phát từ thực tiễn đó , nghiên cứu sinh khối của 
rừng Khộp ở Tây Nguyên đặt ra là cần thiết 
và có ý nghĩa. 
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Phƣơng pháp lập ô tiêu chuẩn 
Rừng Khộp ở Tây Nguyên được chia thành 4 
trạng thái gồm (i) Rừng chưa có trữ lượng: 
rừng gỗ đường kính bình quân < 8cm, trữ 
lượng cây đứng dưới 10m3/ha; (ii) Rừng 
nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 - 100m3/ha; 
(iii) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 
101 - 200m
3
/ha; (iv) Rừng giàu: trữ lượng cây 
đứng từ 201- 300m3/ha. Để tăng độ chính xác 
trong mỗi trạng thái, đề tài tiến hành chia trữ 
lượng rừng theo từng cấp nhỏ hơn (Bảng 1). 
Bảng 1. Phân cấp trữ lƣợng trong mỗi trạng thái rừng Khộp ở Tây Nguyên 
Cấp trữ lượng 
(m
3
/ha) 
Rừng chưa có 
trữ lượng (m
3
/ha) 
Rừng nghèo 
(m
3
/ha) 
Rừng trung bình 
(m
3
/ha) 
Rừng giàu 
(m
3
/ha) 
Cấp 1 < 5 10 < M ≤ 30 100 < M ≤ 130 200 < M ≤ 230 
Cấp 2 5 < M ≤ 10 30 < M ≤ 60 130 < M ≤ 160 230 < M ≤ 260 
Cấp 3 60 < M ≤ 100 160 < M ≤ 200 260 < M ≤ 300 
Sau khi đã sơ bộ phân chia trạng thái rừng theo các cấp trữ lượng nêu trên, tại mỗi cấp trữ lượng 
của mỗi trạng thái rừng, tiến hành lập ô tiêu chuẩn tạm thời để nghiên cứu sinh khối. Chi tiết về 
ô tiêu chuẩn được thể hiện qua sơ đồ 1. 
 Ô thứ cấp 2.500 m2 (50x50m): điều tra 
 cây gỗ sống và chết D1.3≥3cm, 
 Ô thứ cấp 100m2(10x10m): điều tra cây gỗ 
 sống+chết 5≤D1.3<30 cm 
 Ô dạng bản 25m2 (5x5m): điều tra cây bụi 
 thảm tươi (CBTT), cây tái sinh D1.3<5cm, 
 cây chết 2≤D<5cm 
 Ô mẫu 1m2 (1x1m): Điều tra vật rơi rụng 
 (VRR) 
Sơ đồ 1. Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn nghiên 
cứu sinh khối 
50 m 
50 m 
10 m 
10 m 
5 m 
1 m 
Tạp chí KHLN 2013 Vũ Đức Quỳnh, 2013(3) 
2872 
2.2. Phƣơng pháp đo tính sinh khối 
2.2.1. Sinh khối tầng cây gỗ 
- Điều tra tra tầng cây gỗ và lựa chọn cây tiêu 
chuẩn chặt hạ. 
- Chặt hạ, điều tra sinh khối cây tiêu chuẩn và 
lấy mẫu nghiên cứu sinh khối: 
+ Xác định sinh khối trên mặt đất của cây 
tiêu chuẩn: Tổng số cây tiêu chuẩn chặt hạ là 
270 cây. 
Tiến hành chặt hạ cây tiêu chuẩn (chặt cây sát 
mặt đất) và phân thành các bộ phận: thân, 
cành, lá và vỏ. Tiến hành bằng cách cắt khúc 
thân/cành cây thành từng đoạn 2m, để cân 
sinh khối tươi của từng bộ phận thân, cành, vỏ 
và lá cây. Với những cây có đường kính D1.3 
hoặc cành ≥30cm, đề tài xác định thể tích thân 
và cành lớn của cây tiêu chuẩn, lấy mẫu đại 
diện để xác định khối lượng thể tích tươi của 
từng bộ phận. Sau đó tiến hành quy đổi thể 
tích bộ phận thân/cành sang sinh khối tươi. 
+ Xác định sinh khối dưới mặt đất của cây 
tiêu chuẩn: 
Tiến hành đào toàn bộ phần rễ cây, lấy tất cả rễ 
có đường kính từ 2 mm trở lên. Sau đó dùng 
cân để cân toàn bộ sinh khối tươi của phần rễ 
cây tại hiện trường. Đối với những cây tiêu 
chuẩn có đường kính D1.3>30cm, việc đào rễ 
được thực hiện ở những khu vực đang khai 
thác gỗ để dễ dàng áp dụng máy móc cơ giới. 
2.2.2. Xác định sinh khối tầng cây bụi, thảm 
tươi 
Tiến hành chặt thu gom toàn bộ cây bụi thảm 
tươi trên mặt đất trong ô dạng bản 25m2. Đào 
toàn bộ phần rễ của cây bụi thảm tươi dưới 
mặt. Cân sinh khối tươi của cây bụi, thảm tươi 
trong ô dạng bản riêng cho từng bộ phận trên 
và dưới mặt đất. 
2.2.3. Xác định sinh khối vật rơi rụng 
Đối với các ô mẫu nhỏ diện tích 1m2 trong 
từng ÔTC dạng bản, thu gom toàn bộ vật rơi 
rụng (cành khô có đường kính <2cm, cây gỗ 
chết có đường kính D1.3< 2cm, lá, hoa, quả,...) 
và cân ngay tại hiện trường thu được kết quả 
sinh khối tươi vật rơi rụng. Sau đó, trộn đều 
vật rơi rụng và lấy mỗi ÔTC 1 mẫu 500 gam. 
2.2.4. Điều tra sinh khối cây gỗ chết 
Đối với cây gỗ chết có kích thước nhỏ, tiến 
hành cân sinh khối ngay tại hiện trường. 
Riêng cây gỗ chết có kích thước lớn không 
thuận tiện cho việc cân thì xác định thể tích, 
sau đó lấy mẫu xác định khối lượng thể tích 
và quy đổi từ thể tích sang sinh khối. 
2.2.5. Lấy mẫu sinh khối để xác định sinh 
khối khô 
Sau khi cân sinh khối tươi, tiến hành lấy mẫu 
đại diện (khoảng 500 gam/mẫu) cho các bộ 
phận thân, cành, lá, vỏ và rễ (đối với tầng cây 
gỗ) và thân + cành, lá, rễ (đối với cây bụi 
thảm tươi), cành khô, lá khô (đối với vật rơi 
rụng) và mẫu gỗ cây chết (đối với tầng cây 
chết) để mang về phòng thí nghiệm và được 
sấy ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không 
đổi (thường là 48 giờ), mẫu sau đó được cân 
để xác định tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi. 
Sinh khối khô từng bộ phận của cây tiêu 
chuẩn được xác định bằng cách lấy sinh khối 
tươi từng bộ phận đó nhân với tỷ lệ sinh khối 
khô/tươi tương ứng. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN 
3.1. Sinh khối cây cá lẻ loài ƣu thế trong 
lâm phần rừng Khộp ở Tây Nguyên 
3.1.1. Tổng sinh khối cây cá lẻ loài ưu thế 
theo cấp kính 
Từ kết quả nghiên cứu về cấu trúc loài cây 
theo chỉ số IV% và cấu trúc N/D của rừng 
Khộp tại các ô tiêu chuẩn cho thấy, có 6 loài 
cây ưu thế tạo nên tầng cây cao của rừng 
Khộp tại Tây Nguyên là: Dầu đồng, Cà chít, 
Cẩm liên, Chiêu liêu ổi, Chiêu liêu đen và Dầu 
Vũ Đức Quỳnh, 2013(3) Tạp chí KHLN 2013 
2873 
trà beng. Sinh khối cây cá thể của 6 loài cây ưu thế này được thể hiện qua sơ đồ 2. 
Sơ đồ 2. Tổng sinh khối cây cá lẻ loài ưu thế theo cấp kính 
Sơ đồ 2 cho thấy tổng sinh khối của cây cá lẻ 
loài ưu thế dao động rất lớn giữa các cấp kính. 
Trong đó, Dầu trà beng là loài có mức độ dao 
động lớn nhất giữa cấp kính 35 cm 
với mức độ chênh lệch lên tới 875.57 kg/cây. 
Giá trị này cũng đạt 788,94 kg/cây đối với loài 
Dầu đồng, và dao động thấp nhất là 440,38 
kg/cây đối với loài Chiêu liêu ổi. Thêm vào đó, 
Dầu trà beng và Dầu đồng cũng là hai loài có 
sinh khối cây cá lẻ đạt cao nhất với giá trị trung 
bình giữa các cấp kính đạt lần lượt là 472,34 
kg/cây và 421,98 kg/cây, trong khi giá trị này 
chỉ đạt 276,52 kg/cây và 299,16 kg/cây tương 
ứng với loài Cà chít và Cẩm liên. 
3.1.2. Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ loài ưu 
thế theo bộ phận 
Để phản ánh sự phân bổ sinh khối của cây cá 
lẻ loài ưu thế trong từng bộ phận thân, cành, 
lá, vỏ và rễ cây, cấu trúc sinh khối trung bình 
của tất cả các cấp kính của cây cá lẻ loài ưu 
thế trong rừng Khộp tại khu vực nghiên cứu 
được thể hiện trong bảng 2. 
Bảng 2. Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ loài ƣu thế trong lâm phần rừng Khộp 
Loài ưu thế 
Cấu trúc sinh khối cây cá thể của loài ưu thế 
trong lâm phần (%) 
DMĐ/TMĐ 
Trên mặt đất Dưới mặt đất 
Thân Vỏ Lá Cành Rễ 
Cà chít (Shorea obtuse) 51,38 15,33 3,07 15,49 14,73 0,17 
Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus) 51,45 13,12 3,51 16,84 15,09 0,18 
Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) 49,72 14,48 2,96 18,97 13,88 0,16 
Cẩm liên (Shorea siamensis) 44,44 13,48 4,80 21,87 15,42 0,19 
Chiêu liêu ổi (Terminalia corticosa) 57,10 8,32 3,04 14,20 17,34 0,21 
Chiêu liêu đen (Terminalia elliptica) 45,90 17,89 2,15 15,50 18,56 0,23 
Trung bình chung 50,00 13,77 3,25 17,14 15,84 0,19 
Tạp chí KHLN 2013 Vũ Đức Quỳnh, 2013(3) 
2874 
Sơ đồ 3. Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ (trung 
bình chung cho tất cả 6 loài cây ưu thế) 
Kết quả tại bảng 2 cho thấy: Sinh khối cây cá 
lẻ của 6 loài cây ưu thế trong rừng Khộp tại 
khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở phần 
thân cây, chiếm 39,77 - 60,88% (trung bình 
50,0%), tiếp đến là sinh khối cành (trung bình 
17,14%), sinh khối rễ trung bình 15,84%, sinh 
khối vỏ trung bình 13,77% và sinh khối lá 
chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,25%) so với tổng sinh 
khối khô của toàn bộ cây. Cấu trúc sinh khối 
theo bộ phận tính trung bình chung cho tất cả 
các loài cây được thể hiện trong sơ đồ 3. 
Kết quả trong bảng 2 cũng thể hiện tỷ lệ sinh 
khối dưới/trên mặt đất của cây cá thể loài ưu 
thế trong lâm phần rừng khộp. Tỷ lệ này trung 
bình dao động từ 0,16 đến 0,23 tùy thuộc vào 
loài cây. Tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên 
mặt đất tính trung bình cho tất cả 6 loài cây 
chủ yếu đạt 0,19. Hay nói cách khác, đối với 
sinh khối cây cá lẻ loài ưu thế của rừng Khộp 
ở Tây Nguyên thì tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất 
chiếm khoảng 19% sinh khối trên mặt đất. So 
sánh với một số kết quả nghiên cứu khác cho 
thấy tỷ lệ sinh khối cây gỗ nói chung dưới mặt 
đất chiếm 20% sinh khối trên mặt đất 
(Macdicken, KG 1997), tỷ lệ này với loài 
Thông ba lá tại Việt Nam vào khoảng 15% 
(Vũ Tấn Phương, 2012). Đối với rừng nửa 
rụng lá ẩm nhiệt đới tỷ lệ sinh khối dưới mặt 
đất/trên mặt đất trung bình dao động từ 0,09-
0,33 tùy vào đường kính của cây, còn rừng 
mưa nhiệt đới, tỷ lệ này là 0,37% (IPCC, 2006 
dẫn theo Fittkau and Klinge, 1973). 
3.2. Sinh khối tầng cây cao theo trạng thái 
rừng Khộp ở Tây Nguyên 
Sinh khối tầng cây cao của rừng là phần sinh 
khối tầng cây gỗ, thành phần chính của rừng. 
Từ kết quả xác định sinh khối cây tiêu chuẩn 
trung bình theo cấp kính và sự phân bố số cây 
theo cấp kính lâm phần, đề tài tiến hành xác 
định sinh khối tầng cây cao cho khu vực 
nghiên cứu theo từng trạng thái. Kết quả 
được thể hiện trong bảng 3. 
Bảng 3. Sinh khối khô tầng cây cao theo trạng thái rừng Khộp ở Tây Nguyên 
Trạng thái rừng 
Cấp trữ lượng 
(m
3
/ha) 
G 
(m
2
/ha) 
M 
(m
3
/ha) 
Sinh khối tầng cây cao theo cấp kính (tấn/ha) 
35 (cm) ∑Sk 
Chưa có trữ lượng < 5 1,673 5,461 2,26 6,05 5,18 - 13,48 
Nghèo 
10 - 30 4,371 21,998 4,06 10,99 6,11 4,73 25,90 
30 - 60 11,415 62,217 10,53 18,95 25,23 17,42 72,13 
60 – 100 13,018 87,564 5,34 17,77 28,92 27,62 79,65 
TB 9,601 57,260 6,64 15,91 20,09 16,59 59,23 
Trung bình 
100 - 130 15,217 109,836 10,13 23,35 35,02 27,56 96,07 
130 - 16 24,728 142,513 28,13 40,47 52,88 28,70 150,17 
160 -200 25,217 183,331 14,46 38,85 28,77 43,48 125,56 
TB 21,721 145,227 17,57 34,22 38,89 33,25 123,93 
Giàu 
200 – 230 13,347 229,713 15,95 20,61 31,56 9,30 77,42 
230 - 260 34,64 247,55 12,89 36,29 79,40 66,95 195,53 
260 - 300 46,797 280,723 72,13 102,78 117,38 7,30 299,59 
TB 32,813 250,619 25,35 46,45 77,43 43,49 192,72 
Vũ Đức Quỳnh, 2013(3) Tạp chí KHLN 2013 
2875 
Kết quả bảng 3 cho ta một số nhận xét sau: 
Sinh khối khô tầng cây cao của rừng Khộp có 
sự thay đổi theo trạng thái rừng, trong đó đạt 
cao nhất ở trạng thái rừng giàu (trung bình là 
192,72 tấn/ha); tiếp đến là trạng thái rừng 
trung bình (123,93 tấn/ha); rừng nghèo với 
59,23 tấn/ha và rừng chưa có trữ lượng là 
13,48 tấn/ha. Tùy vào đặc điểm cấu trúc của 
rừng, sinh khối tầng cây chủ yếu tập trung ở 
các cấp kính khác nhau (Sơ đồ 4), cụ thể: 
Sơ đồ 4. Phân bố sinh khối theo cấp kính của rừng Khộp ở Tây Nguyên 
+ Đối với rừng chưa có trữ lượng, sinh khối 
tập trung nhiều nhất ở các cây có cấp kính 
15-25cm. Rừng nghèo và rừng trung bình: 
Sinh khối tập trung nhiều nhất ở các cây có 
cấp kính từ 25 - 35cm, tiếp đến là các cây ở 
cấp kính 15-25cm và > 35cm. 
+ Rừng giàu: Sinh khối tập trung nhiều nhất ở 
các cây có cấp kính từ 25 - 35cm, tiếp đến là ở 
cây có cấp kính từ 15-25cm và tập trung thấp 
nhất ở cây có đường kính nhỏ hơn 15cm. 
3.3. Sinh khối toàn lâm phần rừng Khộp ở 
Tây Nguyên 
Sinh khối của toàn lâm phần rừng khộp được 
tạo thành từ sinh khối của 4 thành phần gồm 
tầng cây cao , cây bụi thảm tươi , vật rơi rụng 
và cây gỗ chết . Kết quả tính toán cấu trúc sinh 
khối khô rừng Khộp được tổng hợp ở bảng 4. 
Bảng 4. Cấu trúc sinh khối của lâm phần rừng Khộp ở Tây Nguyên 
Trạng thái rừng 
Cấp trữ 
lượng 
(m
3
/ha) 
Cấu trúc sinh khối toàn rừng Khộp 
Tầng cây gỗ (TCG) CBTT VRR Cây gỗ chết (CGC) Tổng 
(T/ha) T/ha % T/ha % T/ha % T/ha % 
Chưa có trữ 
lượng 
 13,48 70,98 2,62 13,80 1,67 8,79 1,22 6,43 18,99 
Nghèo 
10-30 25,90 78,75 3,31 10,06 1,89 5,75 1,79 5,44 32,89 
30-60 72,13 88,39 1,72 2,11 1,71 2,10 6,05 7,41 81,61 
60-100 79,65 88,45 2,17 2,41 2,49 2,76 5,74 6,38 90,05 
TB 59,23 85,40 2,4 3,46 2,03 2,93 5,69 8,21 69,35 
Trung bình 
100-130 96,07 90,94 1,54 1,46 1,13 1,07 6,90 6,53 105,64 
130-160 150,17 93,77 1,63 1,02 1,12 0,70 7,23 4,52 160,15 
160-200 125,56 93,02 1,91 1,42 2,14 1,59 5,37 3,98 134,98 
TB 123,93 93,00 1,7 1,28 1,46 1,10 6,17 4,63 133,26 
Giàu 
200-230 77,42 89,74 2,95 3,42 2,29 2,65 3,61 4,19 86,27 
230-260 195,53 93,85 2,906 1,39 1,876 0,90 8,02 3,85 208,33 
260-300 299,59 94,21 2,55 0,80 3,41 1,07 12,44 3,91 317,99 
TB 192,72 92,81 2,84 1,37 2,26 1,09 9,83 4,73 207,65 
TB chung 116,26 88,72 2,33 3,38 1,96 2,50 6,16 5,40 126,71 
Tạp chí KHLN 2013 Vũ Đức Quỳnh, 2013(3) 
2876 
Kết quả bảng 4 cho thấy: Cấu trúc sinh khối 
của các trạng thái rừng Khộp tập trung chủ 
yếu ở tầng cây gỗ, dao động từ 70,98-94,21% 
tổng lượng sinh khối khô toàn lâm phần 
(trung bình 88,72%). Tiếp đến là thành phần 
cây gỗ chết dao động từ 3,85-8,25% (trung 
bình chiếm 5,40%); cây bụi thảm tươi, dao 
động từ 0,80-13,80% (trung bình chiếm 
3,38%). Thấp nhất là sinh khối vật rơi rụng, 
chỉ chiếm 1,14-9,41% tổng sinh khối khô toàn 
lâm phần (trung bình 2,5%). 
Đối với sinh khối của của thành phần cây bụi 
thảm tươi và vật rơi rụng trong lâm phần rừng 
khộp, giữa các trạng thái rừng khác nhau tỷ lệ 
sinh khối có sự khác nhau rõ rệt. Theo đó, tỷ 
lệ sinh khối của cây bụi thảm tươi so với sinh 
khối toàn lâm phần đạt cao nhất ở trạng thái 
rừng chưa có trữ lượng (chiếm trung bình 
13,80%). Tỷ lệ này giảm dần theo sự tăng dẫn 
về trữ lượng rừng và chỉ chiếm trung bình 
1,28% và 1,37% ở trạng thái rừng trung bình 
và rừng giàu. Điều này cũng phản ánh đúng 
với quy luật của tự nhiên, khi rừng chưa có 
trữ lượng hoặc rừng nghèo, độ tàn che của 
rừng thường thấp hơn, mức độ cạnh tranh ánh 
sáng cũng thấp hơn, tạo điều kiện tốt cho cây 
bụi thảm tươi phát triển. Trong khi điều kiện 
này là rất hạn chế trong trạng thái rừng trung 
bình và rừng giàu. Cấu trúc sinh khối của lâm 
phần rừng Khộp theo trạng thái rừng được thể 
hiện một cách trực quan qua sơ đồ 5. 
Tổng sinh khối bình quân của các trạng thái 
rừng Khộp dao động từ 18,99 - 207,65 tấn/ha, 
cao nhất ở trạng thái rừng giàu và thấp nhất ở 
trạng thái rừng chưa có trữ lượng. 
Rừng chưa có trữ lượng Rừng nghèo 
Rừng trung bình Rừng giàu 
Biểu đồ 5. Cấu trúc tổng sinh khối toàn lâm phần rừng Khộp ở Tây Nguyên 
Vũ Đức Quỳnh, 2013(3) Tạp chí KHLN 2013 
2877 
Việc nghiên cứu sinh khối rừng Khộp cũng đã 
được nghiên cứu ở một số nước trên thế giới. 
Đối với sinh khối vật rơi rụng, một nghiên 
cứu được thực hiện từ 1977 đến 1982 tại rừng 
khô nhiệt đới của Mexico, kết quả cho thấy, 
lượng vật rơi rụng trung bình hàng năm là 
6,58 ± 0,15 tấn/ha (Martinez và cộng sự, 
1992). Trong khi đó, sinh khối vật rơi rụng 
ở các trạng thái trong đề tài dao động từ 
1,12 tấn/ha đến 3,41 tấn/ha. 
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu tại Cam Pu 
Chia cũng cho thấy tổng sinh khối khô trên 
mặt đất của rừng Khộp đạt 120 tấn/ha 
(Camillie Bann, 2003). Tác giả Bandhu và 
cộng sự (1973) nghiên cứu về rừng khô ở Mỹ 
kết quả thu được sinh khối là 474 tấn/ha; còn 
ở cao nguyên Satpura, Madhy Pradesh thu 
được lượng sinh khối cho 4 ô tiêu chuẩn dao 
động từ: 37,12 – 100,88 tấn/ha (Pande, 2005). 
Singh, K.P (1985) khi nghiên cứu về cấu trúc 
sinh khối, dinh dưỡng và năng suất của rừng 
Khộp ở Varanasi đã thu được lượng sinh khối 
của lâm phần đạt 239,8 tấn/ha. So sánh với 
kết quả của đề tài, tổng sinh khối khô các 
trạng thái rừng Khộp ở Tây Nguyên dao động 
từ 18,99 - 207,65 tấn/ha. 
IV. KẾT LUẬN 
Sinh khối cây cá lẻ loài ưu thế rừng Khộp có 
sự dao động lớn giữ các cấp kính và đạt cao 
nhất ở loài Dầu trà beng với sinh khối ở các cấp 
kính 35cm đạt trung 
bình lần lượt là 49,39 kg/cây, 272,31 kg/cây, 
642,70 kg/cây và 924,46 kg/cây. Tính trung 
bình chung cho tất cả các cấp kính, sinh 
khối cây cá lẻ loài ưu thế đạt 472,34 kg/cây 
ở loài Dầu trà beng và 421,98 kg/cây ở loài 
Dầu đồng. Chiêu liêu ổi và Chiêu liêu đen đạt 
lần lượt là 309,47 kg/cây và 313,72 kg/cây, 
trong khi giá trị chỉ đạt 276,52 kg/cây và 
299,16 kg/cây tương ứng với loài Cà chít và 
Cẩm liên. 
Sinh khối cây cá lẻ tập trung chủ yếu vào 
phần thân cây (chiếm trung bình 50,0%), 
cành, rễ và vỏ cây chiếm lần lượt là 17,14%, 
15,84% và 13,77%. Sinh khối lá chiếm ít nhất 
(chỉ chiếm 3,25%). Tỷ lệ sinh khối dưới mặt 
đất/trên mặt đất tính trung bình chung cho tất 
cả các loài ở tất cả các cấp kính là 0,19 (tương 
đương 19%). 
Sinh khối tầng cây gỗ có sự dao động lớn 
theo cấp kính và trạng thái rừng. Nhìn chung 
sinh khối tầng cây gỗ ở hầu hết các trạng thái 
rừng tập trung chủ yếu ở cấp kính 25-35cm 
và tiếp đến là cấp kính 15-25cm. Tổng sinh 
khối tầng cây cao của lâm phần tính trung 
bình ở trạng thái rừng giàu là 192,72 tấn/ha, 
rừng trung bình là 123,93 tấn/ha, rừng nghèo 
và chưa có trữ lượng đạt lần lượt là 59,23 
tấn/ha và 13,48 tấn/ha. 
Sinh khối của toàn bộ lâm phần được cấu 
thành từ sinh khối của 4 thành phần chính là 
tầng cây gỗ (chiếm trung bình 88,72%), cây 
bụi thảm tươi (3,38%), vật rơi rụng (2,50%) 
và bộ phận cây gỗ chết (chiếm 5,40%). Tính 
trung bình chung cho tất cả các trạng thái 
rừng, tổng sinh khối lâm phần rừng Khộp ở 
Tây Nguyên đạt 126,71 tấn/ha (trong đó tầng 
cây gỗ chiếm trung bình 116,26 tấn/ha). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bandhu, D. 1973. Chakia project. Tropical deciduous forest ecosystem. In, L. Kern. (Ed.). Modeling forest 
ecosystems, pp. 39-61. EDFB-IBP-737. Oak Ridge National Loboratory, Tennessee, U.S.A. 
2. Camillie Bann (2003). An economic analysis of tropical forest land use option. Cambodia. 73 P 
Tạp chí KHLN 2013 Vũ Đức Quỳnh, 2013(3) 
2878 
3. IPCC, 2006. IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories. Prepared by the Natinal Greenhouse 
Gas Inventories Programme, Eggleston H.S., Buendia L,. Miwa K., Ngara T., Tanabe Ka., (eds). Published: 
IGES, Japan. 
4. Macdicken, KG (1997). A Guide to Monitoring Carbon Storage in Forestry and Agro-forestry Projects. 
Arlington, USA: Winrock International. 
5. Martinez-Yrizar, A. J. Sarukhan, A. Perez-Jimenez, E. Rincon, J. M. Maass, A. Solis-Magallanes, and L. 
Cervantes, 1992. Above-ground phytomass of a tropical deciduous forest on the coast of Jalisco, Mexico. 
Journal of Tropical Ecology 8:87-96. 
6. P. K. PAND, 2005. Biomass and productivity in some disturbed tropical dry deciduous teak forests of Satpura 
plateau, Madhya Pradesh, pp. 234-235. Tropical Ecology. 
7. Singh, K.P. 1985. Biomass, nutrient and productivity structure of a stand of dry deciduous forest of Varanasi. 
Tropical Ecology 22: 97–105. 
8. Vũ Tấn Phương (2012). Xác định trữ lượng Các bon và phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng Thông ba lá 
(Pinus kesiya Royle Ex Gordon) theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện 
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
Ngƣời thẩm định: TS. Đặng Thịnh Triều 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_sinh_khoi_rung_khop_tai_tay_nguyen.pdf