Kết quả bước đầu chẩn đoán, điều trị covid-19 tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương - Nguyễn Văn Kính

Tình hình tiếp nhận BN Covid 19

tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ

• Bệnh nhân đầu tiên nhập viện từ

31/1/2019

• Đến 10/4/2020 có :

– 1225 đối tượng nghi ngờ đến cách ly, sàng

lọc

– 131 BN được khẳng định dương tính với

SARS CoV2

– 63 BN được điều trị khỏi ra viện

– Có 14 Bn diễn biến nặng, trong đó

• 5 BN phải thở máy,

pdf 37 trang phuongnguyen 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kết quả bước đầu chẩn đoán, điều trị covid-19 tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương - Nguyễn Văn Kính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả bước đầu chẩn đoán, điều trị covid-19 tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương - Nguyễn Văn Kính

Kết quả bước đầu chẩn đoán, điều trị covid-19 tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương - Nguyễn Văn Kính
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ COVID-19
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI 
TRUNG ƯƠNG
GS.TS. Nguyễn Văn Kính
BV BNĐ TW
Diễn biến dịch COVID-19 tại Trung Quốc.
Tình hình tiếp nhận BN Covid 19 
tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ
• Bệnh nhân đầu tiên nhập viện từ 
31/1/2019
• Đến 10/4/2020 có :
– 1225 đối tượng nghi ngờ đến cách ly, sàng 
lọc
– 131 BN được khẳng định dương tính với 
SARS CoV2
– 63 BN được điều trị khỏi ra viện
– Có 14 Bn diễn biến nặng, trong đó 
• 5 BN phải thở máy, 
• 1 BN phải chạy ECMO
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA 31 BN 
ĐẦU TIÊN
• Độ tuổi TB 33,7 tuổi (17 - 67) (Hiện BN 
cao tuổi nhất là 88 tuổi)
• Nữ nhiều hơn nam (19/31 = 61,3%)
• Thời gian ủ bệnh trung bình 6,65 4,93 
ngày. 
• Thời gian nằm viện trung bình: 14,67 
5,63 ngày. 
• Thời gian thanh thải virus: 7,97 3,95 
ngày. 
• 100% bệnh nhân khỏi bệnh.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA 31 BN 
ĐẦU TIÊN
Đặc điểm
Giá trị
(n=31)
Tỷ lệ %
 Ho khan 24 77,4
 Sốt 15 48,4
 Ho đờm 12 38,7
 Đau rát họng 7 22,6
 Đau đầu 6 19,4
 Ỉa chảy 5 16,1
 Đau mỏi cơ 3 9,7
 Khó thở 2 6,5
 Chảy nước mũi 2 6,5
Đặc điểm Cận lâm sàng
Chỉ số
Giá trị
(n=31)
Tỷ lệ %
Bạch cầu (G/L)
< 4 4 12,9
4 – 10 26 83,9
> 10 1 3,2
Tiểu cầu (G/L)
< 150 3 9,7
≥ 150 28 90,3
CD4 (TB/mm3)
< 500 5 16,7
≥ 500 25 83,3
CRP (mg/l)
< 6 24 80
≥ 6 6 20
PCT (ng/ml)
< 0,25 19 95
0,25 – 0,5 1 5
≥ 0,5 0 0
Đặc điểm lâm sàng BN 
Covid-19
Đặc điểm
Giá trị
(n=31)
Tỷ lệ %
 Ho khan 24 77,4
 Sốt 15 48,4
 Ho đờm 12 38,7
 Đau rát họng 7 22,6
 Đau đầu 6 19,4
 Ỉa chảy 5 16,1
 Đau mỏi cơ 3 9,7
 Khó thở 2 6,5
 Chảy nước mũi 2 6,5
Đặc điểm X quang phổi của 31 BN 
đầu tiên
• Tổn thương phổi gặp ở 26/31 BN (83,9%). 
• Tổn thương phát hiện trên XQ ngực là 
16/31 BN (51,6%)
• Tổn thương phổi phát hiện trên CTscan 
ngực 23/31 BN (74,2%).
Đặc điểm X quang phổi của 31 BN 
đầu tiên
Đặc điểm
Tần số
(n=26)
Tỷ lệ %
Tổn thương phổi
1 bên 6 23,1
2 bên 20 76,9
Vị trí tổn thương phổi
Đỉnh 6 23,1
Giữa 15 57,7
Đáy 20 76,9
Thời gian xuất hiện 
tổn thương phổi từ 
khi khởi phát
6,2 4 ngày
Một số hình ảnh tổn thương trên 
XQ ngực
Một số hình ảnh tổn thương trên 
XQ ngực
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CLVT
*Giai đoạn sớm (3-5 ngày đầu):
•Hình thái tổn thương hay gặp: kính mờ, dày tổ chức 
kẽ, dày thành phế quản (ít)
•Kích thước tổn thương: nốt (<3cm), đám nhỏ
•Phân bố của tổn thương:
-Ưu thế: ngoại vi, sát màng phổi; vùng thấp, sát 
thành ngực sau
-Thường hai bên
-Phân bố rải rác không có tính đối xứng, không có 
tính hệ thống theo phân thùy. 
Giai 
đoạn 
sớm
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CLVT
*Giai đoạn tiến triển:
•Tiến triển tốt: 
-Tổn thương giữ nguyên tính chất (kính mờ) với kích thước và sự phân 
bố giảm; hoặc không còn tổn thương, phổi trở về bình thường.
•Tiến triển xấu:
-Hình thái tổn thương: các vùng kính mờ chồng lấp với dày tổ chức kẽ 
tạo hình ảnh lát đá vỉa hè “crazy paving”; đông đặc dạng nốt (<3cm) 
hoặc dạng dải; “halo đảo ngước” (viêm phổi tổ chức hóa)
-Phân bố của tổn thương: số lượng thùy phổi tổn thương tăng lên, có 
trường hợp tất cả các phân thùy đều chứa tổn thương; tổn thương có 
xu hướng lan từ ngoại vi vào trong tâm các phân thùy; một số đám tổn 
thương nhỏ có xu hướng hợp lưu tạo thành vùng tổn thương với kích 
thước lớn hơn nhưng không thấy hệ thống hóa theo phân thùy.
Lát đá vỉa hè “Crazy paving”
Halo đảo ngược (viêm phổi tổ chức hóa)
Giai 
đoạn 
tiến 
triển
Lần 01 (sau khởi phát 
08 ngày) Lần 02 (cách 05 ngày)
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CLVT
*Một số dạng tổn thương khác có thể gặp:
-Hạch trung thất
-Tràn dịch màng phổi (rất hiếm gặp, nếu có 
chỉ thấy tràn dịch mực độ ít)
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CLVT
*Giai đoạn di chứng:
•Xơ hóa phổi
- Hình ảnh “tổ ong”
Tình hình bệnh nhân 
nguy kịch
Đặc điểm cas nặng
• Tổng số bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện: 5
• Tuổi trung bình 69 (50-88)
• Nam/Nữ 3/2
• Bệnh nền (1 bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, 4 bệnh 
nhân còn lại đều có từ 1 tới 3 bệnh nền)
Tăng huyết áp 2
Đái tháo đường 1
Phì đại tiền liệt tuyến 1
U lympho 1
Tai biến mạch máu não 2
Rối loạn tiền đình 1
Đặc điểm bệnh COVID-19 nguy 
kịch
• 1 bệnh nhân xác định được thời gian ủ 
bệnh (BN nữ 64 tuổi): 5 ngày
• Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập 
ICU: 11.6 ngày (8-21 ngày)
Can thiệp điều trị
• Cả 5 bệnh nhân đều được hỗ trợ thông 
khí xâm nhập. Thời gian thở máy trung 
bình (tính trên 3 bệnh nhân đã cai máy): 
8.3 ngày
• 1 bệnh nhân có diễn biến nặng: 
– 18/3: tràn khí trung thất, suy hô hấp tiến triển 
nặng được can thiệp VV-ECMO. Thời gian 
can thiệp: 17 ngày
– 08/4: rung thất, ngưng tim được cấp cứu 
ngừng tuần hoàn thành công
Kết quả điều trị
• 3 bệnh nhân cai máy thở thành công. 
Trong đó 2 bệnh nhân đã cai thở oxy, 1 
bệnh nhân còn thở oxy gọng liều thấp
• 2 bệnh nhân đang thở máy, 1 bệnh nhân 
đang có tiến triển tốt, 1 bệnh nhân tình 
trạng bệnh còn nặng
• 4 bệnh nhân đã có kết quả RT-PCR 
SARS-CoV-2 âm tính từ 3-4 lần.
Một số kinh nghiệm về điều trị
• Sử dụng thuốc kháng virus:
– BYT: Cho phép thử nghiệm thuốc với 2 nhành: Aluvia và 
Chloroquine
– Tại BV Nhiệt đới: Aluvia (Lopiravir /Ritonavir) 200/50 x 4v/ 
ngày x 10 ngày. Chỉ định cho những bệnh nhân vào viện 
sớm (< 5 ngày)
• Kết quả: 8 BN có dùng Aluvia, 21 BN không dùng
– Nhóm dùng Aluvia: Thời gian mang virus : 7,25 +/- 3,8 
ngày
– Nhóm không dùng Aluvia: Thời gian mang virus : 8.3 +/-
4,2 ngày
( Cỡ mẫu nhỏ, sự khác biệt chưa có ý nghiã thống kê).
– Nhóm thử nghiệm Chloroquine chưa có đủ số liệu phân 
tích
Một số kinh nghiệm về điều trị
• Có 13 bệnh nhân nặng:
– Thời gian xuất hiên tổn thương phổi từ ngày 
thứ 6,2 4 
– Triệu chứng nặng thường xuất hiện vào ngày 
thứ 8-9.
– Các dấu hiệu tiên lượng nặng:
• Tổn thương trên CT, Xquang phổi tăng
• Tăng D-dimer
• Tăng ferritin máu
• Tăng LDH
Một số kinh nghiệm về điều trị
• Các bệnh nhân suy 
hô hấp trung bình
– Ưu tiên thở mask có 
túi, có van thở ra hoặc 
HFNC hơn thở BiPAP, 
CPAP
– Đảm bảo PPE đầy đủ
– Mở cửa sổ thông 
thoáng để tránh cô 
đọng aerosol trong 
phòng
– Có thể áp dụng tư thế 
nằm sấp sớm
Một số kinh nghiệm về 
điều trị
• Các bệnh nhân suy hô 
hấp nặng:
– Tổn thương phổi 
không điển hình với 
ARDS
– D-dimer tăng cao, chỉ 
số nước trong phổi 
thấp
– Ít đi kèm tình trạng 
sepsis toàn thân
– Complian phổi tốt
– Rất ít đờm
• Chiến lược thở máy:
– PEEP thấp, FiO2 cao
– Vt thấp
– P plateau thấp
• Không áp dụng chiến 
lược hạn chế dịch 
trong giai đoạn đầu
• Chống đông với liều 
điều trị
Một số kinh nghiệm về điều trị
• Đặt ống nội khí quản:
– Nên dùng hộp chống 
aerosol
– Nên dùng đèn đặt nội 
khí quản có camera
– Đảm bảo an thần giãn 
cơ tốt trước khi đặt
– PPE đầy đủ, có thể 
thêm mũ trùm đầu có 
luồn dây oxy thổi 5l/ph 
để tránh mờ kính và bí 
hơi
Những bài học thành công 
bước đầu
• Có sự chuẩn bi sẵn sàng về cơ sở thu 
dung và trang thiết bị cần thiết (phòng ốc, 
máy thở , ECCMO, lọc máu, thuốc men)
• Có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, nhiệt 
huyết
• Có sự hội chẩn xử lý ca bệnh trực tuyến 
đối với các ca nguy kịch từ các chuyên gia 
giàu kinh nghiệm .
• Hiệu quả của công tác dự phòng (không 
quá tải) 
Xin trân trọng cám ơn!

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_chan_doan_dieu_tri_covid_19_tai_benh_vien_b.pdf