Kết cấu và đa dạng loài cây gỗ ở rừng ẩm nhiệt đới tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Cát

Tiên là kho dự trữ đa dạng sinh vật, gỗ và cây thuốc. Chúng cũng đóng vai trò to

lớn về lưu trữ các bon và sản lượng sơ cấp thuần, nuôi dưỡng và điều hòa nguồn

nước, hình thành và bảo vệ đất [1, 2]. Kiểu rừng này được hình thành bởi những

quần xã thực vật khác nhau; trong đó những loài cây gỗ ưu thế sinh thái thuộc họ

Fabaceae và Dipterocarpaceae [3]. Thái Văn Trừng (1985), Lê Văn Mính (1986) và

Nguyễn Văn Thêm (1992) đã nghiên cứu đặc tính sinh thái tái sinh tự nhiên của

những loài cây gỗ của họ Dipterocarpaceae dưới tán rừng ẩm nhiệt đới ở tỉnh Đồng

Nai. Tuy vậy, những nghiên cứu này vẫn chưa làm sáng tỏ kết cấu loài cây gỗ và đa

dạng loài cây gỗ của những quần xã cây gỗ với ưu thế cây họ Dipterocarpaceae tại

khu vực Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu này là

phân tích kết cấu loài cây gỗ và đa dạng loài cây gỗ của kiểu rừng ẩm nhiệt đới tại

khu vực Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở

khoa học để phân tích và so sánh đặc tính sinh thái của kiểu rừng ẩm nhiệt đới ở

mức khu vực, vùng và toàn quốc.

pdf 8 trang phuongnguyen 1340
Bạn đang xem tài liệu "Kết cấu và đa dạng loài cây gỗ ở rừng ẩm nhiệt đới tại Vườn Quốc gia Cát Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết cấu và đa dạng loài cây gỗ ở rừng ẩm nhiệt đới tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

Kết cấu và đa dạng loài cây gỗ ở rừng ẩm nhiệt đới tại Vườn Quốc gia Cát Tiên
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 21
KẾT CẤU VÀ ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ Ở RỪNG ẨM NHIỆT ĐỚI 
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN 
VŨ MẠNH (1) 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rừng ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Cát 
Tiên là kho dự trữ đa dạng sinh vật, gỗ và cây thuốc... Chúng cũng đóng vai trò to 
lớn về lưu trữ các bon và sản lượng sơ cấp thuần, nuôi dưỡng và điều hòa nguồn 
nước, hình thành và bảo vệ đất [1, 2]. Kiểu rừng này được hình thành bởi những 
quần xã thực vật khác nhau; trong đó những loài cây gỗ ưu thế sinh thái thuộc họ 
Fabaceae và Dipterocarpaceae [3]. Thái Văn Trừng (1985), Lê Văn Mính (1986) và 
Nguyễn Văn Thêm (1992) đã nghiên cứu đặc tính sinh thái tái sinh tự nhiên của 
những loài cây gỗ của họ Dipterocarpaceae dưới tán rừng ẩm nhiệt đới ở tỉnh Đồng 
Nai. Tuy vậy, những nghiên cứu này vẫn chưa làm sáng tỏ kết cấu loài cây gỗ và đa 
dạng loài cây gỗ của những quần xã cây gỗ với ưu thế cây họ Dipterocarpaceae tại 
khu vực Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu này là 
phân tích kết cấu loài cây gỗ và đa dạng loài cây gỗ của kiểu rừng ẩm nhiệt đới tại 
khu vực Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở 
khoa học để phân tích và so sánh đặc tính sinh thái của kiểu rừng ẩm nhiệt đới ở 
mức khu vực, vùng và toàn quốc. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vị trí nghiên cứu 
Địa điểm nghiên cứu tại khu vực Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên trên của 
tỉnh Đồng Nai. Tọa độ địa lý: 11o20’50” đến 11o50’20” vĩ độ Bắc; 107o09’05” đến 
107o35’20” kinh độ Đông. Tổng diện tích khu vực Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát 
Tiên là 103327 ha; trong đó 39627 ha thuộc vùng lõi và 63700 ha thuộc vùng đệm. 
Khu vực này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm có 2 mùa mưa 
và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa kéo dài 8 tháng từ tháng 4 và đến tháng 11. Mùa khô 4 
tháng từ tháng 12 năm trước và đến tháng 3 năm sau. Tổng lượng mưa trung bình 
năm là 2227 mm/năm; trong đó 90% tập trung vào mùa mưa. Độ ẩm không khí 
trung bình năm là 81%. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,7oC. Tổng nhiệt độ 
cả năm là 9750oC/năm. Khu vực này nằm trên 3 nền địa chất chính là trầm tích, 
bazan và sa phiến thạch. Đất bao gồm 4 loại chính: đất phát triển trên đá bazan (Fk), 
đất phát triển trên đá phiến thạch (Fq), đất phát triển trên đá sét (Fs) và đất phát triển 
trên phù sa cổ (Fo). 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Kết cấu và đa dạng loài cây gỗ của kiểu rừng ẩm nhiệt đới tại khu vực Nam 
Cát Tiên đã được nghiên cứu dựa trên 15 ô mẫu điển hình kích thước 0,25 ha. Tổng 
diện tích thu mẫu là 3,75 ha. Trong mỗi ô mẫu, những cây gỗ với đường kính thân 
ngang ngực (D, cm) từ 8 cm trở lên đã được thống kê theo tên loài, đo đạc D (cm) và 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 22
chiều cao toàn thân (H, m). Tên cây gỗ được xác định theo Phạm Hoàng Hộ (1999), 
Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (2003). Chỉ tiêu D1.3 của mỗi cá thể trong các ô 
mẫu được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác 0,5 cm. Chiều cao thân cây được 
đo bằng thước đo cao Blume - Leiss với độ chính xác 0,5 m. Trong phần xử lý số 
liệu, kết cấu họ cây gỗ được xác định theo công thức 1; trong đó IVI là chỉ số giá trị 
quan trọng của họ, N% là mật độ tương đối của họ, G% là tiết diện ngang tương đối 
của họ, F% là tỷ lệ số loài của họ so với tổng số loài trong các ô mẫu. 
IVI = (N% + G% + F%)/3 (1) 
Chỉ số IVI của loài cây gỗ được xác định theo phương pháp của Thái Văn 
Trừng (1999) (Công thức 1); trong đó N%, G% và V% tương ứng là mật độ tương 
đối, tiết diện ngang tương đối và thể tích thân tương đối của loài cây gỗ. Thiết diện 
ngang thân cây (G, m2) của từng cây được xác định theo công thức 2. Thể tích thân 
cây (V, m3) được xác định theo công thức 3; trong đó F = 0,45. 
G = 0,785*(D/100)2 (2) 
V = G*H*F (3) 
Sau đó phân tích và so sánh tổng số họ và loài cây gỗ bắt gặp trong những ô 
mẫu; họ và loài cây gỗ ưu thế (Chỉ số IVIMax), những họ và loài cây gỗ đồng ưu thế 
(Chỉ số IVI ≥ 4%); vai trò của những loài cây gỗ thuộc họ Dipterocarpaceae trong 
kết cấu loài cây gỗ của kiểu rừng ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. 
Đa dạng họ trên mỗi ô mẫu được phân tích theo mức độ giàu có về họ, chỉ số 
đồng đều và chỉ số đa dạng họ (Magurran, A.E, 2004). Mức độ giàu có về họ được 
xác định theo số họ (F) và chỉ số giàu có về họ của Margalef (dMargalef) (Công thức 
4). Chỉ số đa dạng họ được xác định theo chỉ số Shannon - Weiner (H’) (Công thức 
5). Chỉ số đồng đều về độ phong phú của họ được xác định theo chỉ số Pielou (J’) 
(Công thức 6). Chỉ số ưu thế của họ được xác định theo chỉ số Simpson (1 - λ’) 
(Công thức 7). Ở công thức 4-7, F = số họ cây gỗ; Pi = ni(ni -1)/N(N-1), N = tổng số 
cây trong ô mẫu, ni = số cây của họ thứ i; Ln = logarit cơ số Neper. Khi xác định các 
thành phần đa dạng loài cây gỗ, thì F ở công thức 4 - 7 được thay bằng số loài cây gỗ (S, 
loài). Đa dạng alpha là giá trị trung bình của đa dạng họ và đa dạng loài cây gỗ từ 15 ô 
mẫu. Tính đồng đều về phân bố của các loài cây gỗ theo không gian được xác định theo 
chỉ số đa dạng β - Whittaker (Công thức 8); trong đó S là tổng số loài cây gỗ bắt gặp 
trong 15 ô mẫu, còn s là số loài cây gỗ bắt gặp trong mỗi ô mẫu. 
dMargalef = (S-1)/Ln(N) (4) 
H’ = - ΣFi = 1Pi*Ln(Pi) (5) 
J’ = H’/H’max (6) 
H’max = -∑Fi=1(1/F)*ln(1/F) = ln(F) 
1 - λ’ = 1 - ∑Fi=1Pi2 (7) 
β - Whittaker = S/s (8) 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 23
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Kết cấu họ và loài cây gỗ của kiểu rừng ẩm nhiệt đới tại khu vực Nam Cát 
Tiên thuộc VQG Cát Tiên được dẫn ra ở bảng 1 và 2. 
Bảng 1. Kết cấu họ cây gỗ đối với rừng ẩm nhiệt đới tại khu vực Nam Cát Tiên 
thuộc VQG Cát Tiên 
Đơn vị tính: 1,0 ha 
TT Họ cây gỗ N 
(cây) 
S 
(Loài) 
G 
(m2) 
Tỷ lệ (%) 
N S G IVI 
1 Dipterocarpaceae 150 8 15,5 26,1 10,7 41,4 26,0 
2 Myrtaceae 75 5 2,8 13,0 6,7 7,5 9,1 
3 Sapindaceae 60 5 3,2 10,5 6,7 8,5 8,5 
4 Lythraceae 37 2 3,7 6,4 2,7 9,8 6,3 
5 Ebenaceae 30 4 1,3 5,1 5,3 3,4 4,6 
6 Clusiaceae 26 4 1,0 4,4 5,3 2,6 4,1 
7 Verbenaceae 21 3 1,7 3,6 4,0 4,5 4,0 
 Cộng 7 họ 399 31 29,1 69,2 41,3 77,6 62,7 
24 Họ khác 177 44 8,4 30,8 58,7 22,4 37,3 
31 Tổng số 576 75 37,5 100 100 100 100 
Bảng 1 cho thấy, tổng số họ cây gỗ bắt gặp trong 15 ô mẫu (3.75 ha) là 31; 
trong đó họ ưu thế là Dipterocarpaceae, 6 họ đồng ưu thế là Myrtaceae, 
Sapindaceae, Lythraceae, Ebenaceae, Clusiaceae và Verbenaceae. Mật độ trung bình 
của quần thụ là 576 cây/ha (100%); trong đó 7 họ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 
69,2% (399 cây/ha), còn lại 24 họ khác là 30,8% (177 cây/ha). Tổng số loài cây gỗ 
bắt gặp là 75 loài/3,75ha (100%); trong đó 7 họ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 
41,3% (31 loài/3,75ha), còn lại 24 họ khác là 58,7% (44 loài/3,75 ha). Tiết diện 
ngang trung bình của quần thụ là 37,5 m2/ha (100%); trong đó 7 họ ưu thế và đồng 
ưu thế đóng góp 77,6% (29,1 m2/ha), còn lại 24 họ khác là 22,4% (8,4 m2/ha). Chỉ 
số IVI trung bình của 7 họ ưu thế và đồng ưu thế là 62,7%; trong đó cao nhất là họ 
Dipterocarpaceae (IVI = 26,0%), thấp nhất là họ Verbenaceae (IVI = 4,0%). 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 24
Bảng 2. Kết cấu loài cây gỗ của rừng ẩm nhiệt đới tại khu vực Nam Cát Tiên 
thuộc VQG Cát Tiên 
Đơn vị tính: 1,0 ha 
TT Loài cây gỗ N 
(cây)
G 
(m2)
V 
(m3) 
Chỉ số IVI (%) 
N G V IVI 
1 Hopea odorata 33 3,6 38,1 5,8 9,6 10,4 8,6 
2 Shorea guiso 29 3,0 30,5 5,0 7,9 8,3 7,1 
3 Lagerstroemia calyculata 27 2,9 30,0 4,6 7,7 8,2 6,9 
4 Dipterocarpus turbinatus 15 3,0 32,0 2,7 7,9 8,8 6,4 
5 Anisoptera costata 30 2,4 23,0 5,2 6,4 6,3 6,0 
6 Nephelium melliferum 25 1,6 15,4 4,4 4,2 4,2 4,3 
7 Dipterocarpus dyeri 13 1,8 19,3 2,2 4,8 5,3 4,1 
 Cộng 7 loài 172 18,2 188,3 29,8 48,6 51,5 43,3 
68 Loài khác 404 19,3 177,4 70,2 51,4 48,5 56,7 
75 Tổng số 576 37,5 365,7 100 100 100 100 
Bảng 2 cho thấy, tổng số loài cây gỗ bắt gặp trên diện tích 3,75 ha là 75loài; 
trong đó loài ưu thế là Hopea odorata và 6 loài đồng ưu thế là Shorea guiso, 
Lagerstroemia calyculata, Dipterocarpus turbinatus, Anisoptera costata, Nephelium 
melliferum và Dipterocarpus dyeri. Chỉ số hỗn giao trung bình (S/N) của các loài là 
0,19. Mật độ trung bình của quần thụ là 576 cây/ha (100%); trong đó 7 loài ưu thế 
và đồng ưu thế đóng góp 29,8% (172 cây/ha), còn lại 68 loài khác là 70,2% (404 
cây/ha). Tiết diện ngang trung bình của quần thụ là 37,5 m2/ha (100%); trong đó 7 
loài ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 48,6% (18,2 m2/ha), còn lại 68 loài cây gỗ khác 
là 51,4% (19,3 m2/ha). Trữ lượng trung bình của quần thụ là 365,7 m3/ha (100%); 
trong đó 7 loài ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 51,5% (188,3 m3/ha), còn lại 68 loài 
cây gỗ khác là 48,5% (177,4 m3/ha). Chỉ số IVI trung bình của 7 loài ưu thế và đồng 
ưu thế là 43,3%; trong đó cao nhất là loài Hopea odorata (IVI = 8,6%), thấp nhất là 
loài Dipterocarpus dyeri (IVI = 4,1%). 
Trong kiểu rừng này bắt gặp 8 loài của họ Dipterocarpaceae (bảng 3), đây là 
họ có các loài chiếm ưu thế của khu vực nghiên cứu đó là Hopea odorata, Shorea 
guiso, Dipterocarpus turbinatus, Anisoptera costata, Dipterocarpus dyeri, 
Dipterocarpus alatus, Vatica odorata và Shorea roxburghii). Chúng đóng góp 
26,1% về N, 41,4% về G và 43,7% về M; trung bình 37,0%. Trong họ 
Dipterocarpaceae, loài Hopea odorata có vai trò sinh thái lớn nhất (IVI = 8,6%), kế 
đến là Shorea guiso (IVI = 7,1%), thấp nhất là Shorea roxburghii (IVI = 0,4%); 
trung bình 4,6% /loài. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 25
Bảng 3. Vai trò của những loài thuộc họ Dầu trong kết cấu loài cây gỗ của rừng ẩm 
nhiệt đới tại khu vực Nam Cát Tiên 
Đơn vị tính: 1,0 ha 
TT Loài cây gỗ N (cây)
G 
(m2)
V 
(m3) 
Chỉ số IVI (%) 
N G V IVI 
1 Hopea odorata 33 3,6 38,1 5,8 9,6 10,4 8,6 
2 Shorea guiso 29 3,0 30,5 5,0 7,9 8,3 7,1 
3 Dipterocarpus turbinatus 15 3,0 32,0 2,7 7,9 8,8 6,4 
4 Anisoptera costata 30 2,4 23,0 5,2 6,4 6,3 6,0 
5 Dipterocarpus dyeri 13 1,8 19,3 2,2 4,8 5,3 4,1 
6 Dipterocarpus alatus 15 1,0 9,7 2,7 2,7 2,7 2,7 
7 Vatica odorata 11 0,7 6,2 1,9 1,8 1,7 1,8 
8 Shorea roxburghii 4 0,1 0,9 0,7 0,3 0,2 0,4 
 Cộng 8 loài 150 15,5 159,7 26,1 41,4 43,7 37,0 
67 Loài khác 426 22,0 206,0 73,9 58,6 56,3 63,0 
75 Tổng số 576 37,5 365,7 100 100 100 100 
Đặc trưng thống kê đối với những thành phần đa dạng họ và loài cây gỗ trong 
rừng ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên được ghi lại ở Bảng 4 và 5. Từ đó cho 
thấy tổng số họ cây gỗ bắt gặp là 31 họ (bảng 1). Số họ cây gỗ (F) bắt gặp trong mỗi 
ô mẫu 0,25 ha dao động từ 14 đến 22; trung bình 18 họ/0,25 ha. Mật độ trung bình 
của quần thụ là 144 cây/0,25 ha, dao động từ 122 đến 185 cây/0,25 ha và biến động 
khá lớn giữa các quần thụ (CV = 14,2%). Chỉ số phong phú về họ (d - Margalef) dao 
động từ 2,7 đến 4,2; trung bình 3,5 với CV = 11,3%. Chỉ số đồng đều về họ (J’) dao 
động từ 0,72 đến 0,86; trung bình 0,80 với CV = 5,6%. Chỉ số đa dạng họ (H’) dao 
động từ 2,04 đến 2,62; trung bình 2,33 với CV = 7,2%. Chỉ số ưu thế (1 - λ’) dao 
động từ 0,80 đến 0,90; trung bình 0,86 với CV = 3,3%. 
Bảng 4. Đa dạng họ cây gỗ đối với rừng ẩm nhiệt đới tại khu vực Nam Cát Tiên 
thuộc VQG Cát Tiên 
Đơn vị tính: 0,25 ha 
TT Thống kê F N (cây) dMargalef J’ H’ 1 - λ’ 
1 Số ô mẫu (n) 15 15 15 15 15 15 
2 Trung bình 18 144 3,5 0,80 2,33 0,86 
3 Nhỏ nhất 14 122 2,7 0,72 2,04 0,80 
4 Lớn nhất 22 185 4,2 0,86 2,62 0,90 
5 Lớn nhất - nhỏ nhất 8 63 1,5 0,14 0,58 0,10 
6 Sai tiêu chuẩn 2,03 20,51 0,40 0,05 0,17 0,03 
7 CV% 10,9 14,2 11,3 5,6 7,2 3,3 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 26
Bảng 5. Đa dạng loài cây gỗ đối với rừng ẩm nhiệt đới tại khu vực Nam Cát Tiên 
thuộc VQG Cát Tiên 
Đơn vị tính: 0,25 ha 
TT Thống kê S N (cây) dMargalef J’ H’ 1-λ’ β 
1 Số ô mẫu (n) 15 15 15 15 15 15 15 
2 Trung bình 27 144 5,3 0,82 2,73 0,90 2,7 
3 Nhỏ nhất 23 122 4,5 0,77 2,48 0,87 2,1 
4 Lớn nhất 35 185 7,0 0,89 3,15 0,94 3,3 
5 Lớn nhất - nhỏ nhất 12 63 2,5 0,12 0,67 0,07 1,2 
6 Sai tiêu chuẩn 3,23 20,51 0,67 0,03 0,18 0,02 0,32 
7 CV% 11,7 14,2 12,5 3,9 6,7 2,4 11,4 
Tổng số loài cây gỗ (S) bắt gặp là 75 loài (bảng 2). Số loài cây gỗ bắt gặp 
trong mỗi ô mẫu 0,25 ha dao động từ 23 đến 35 loài/0,25ha; trung bình 27 loài/0,25 
ha. Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) dao động từ 4,5 đến 7,0; trung 
bình 5,3 với CV = 12,5%. Chỉ số đồng đều (J’) dao động từ 0,77 đến 0,89; trung 
bình 0,82 với CV = 3,9%. Chỉ số đa dạng loài cây gỗ (H’) dao động từ 2,48 đến 
3,15; trung bình 2,73 với CV = 6,7%. Chỉ số ưu thế (1-λ’) dao động từ 0,87 đến 
0,94; trung bình 0,90 với CV = 2,4%. Chỉ số β - Whittaker dao động từ 2,1 đến 3,3; 
trung bình 2,7 với CV = 11,4%. 
* Thảo luận 
Kết quả của nghiên cứunày cho thấy sự tương đồng với kết quả nghiên cứu 
của Nguyễn Văn Thêm (1992) và Blanc và ctv (1996) đó là: những loài cây gỗ của 
họ Dipterocarpaceae đóng vai trò ưu thế trong rừng ẩm nhiệt đới tại tỉnh Đồng Nai. 
Thành phần các loài cây gỗ của họ Dipterocarpaceae thường bắt gặp là Shorea 
guiso, Dipterocarpus alatus, Dipterocarpus turbinatus, Anisoptera costata, 
Dipterocarpus dyeri, Vatica odorata, Dipterocarpus costatus. 
Nghiên cứu này cũng cho thấy mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ của 
rừng ẩm nhiệt đới với ưu thế cây họ Dầu ở khu vực Nam Cát Tiên tương tự như 
rừng Dầu ở phía Đông Kalimantan (Indonesia). Theo Sist và Saridan (1999), mật độ, 
tiết diện ngang và trữ lượng gỗ (D > 10 cm) của rừng Dầu (Dipterocarp Forest) ở 
phía Đông Kalimantan (Indonesia) tương ứng là 521 cây/ha, 31 m2/ha và 383m3/ha. 
Họ Dầu đóng góp 25% số loài, 50% tiết diện ngang và 60% trữ lượng gỗ. Tuy nhiên, 
thành phần loài và đa dạng loài cây gỗ của rừng ẩm nhiệt ở khu vực Nam Cát Tiên 
thấp hơn rất nhiều so với rừng mưa nhiệt đới ở Vườn quốc gia Pahang của Malaysia. 
Nghiên cứu của Suratman (2006) cho thấy, số loài cây gỗ (D > 10 cm) bắt gặp trong 
ô mẫu 0,20 ha ở rừng mưa nhiệt đới với ưu thế cây họ Dipterocarpaceae ở Vườn 
quốc gia Pahang (Malaysia) dao động từ 31 đến 53 loài, trung bình 46 loài; Chỉ số 
dMargalef dao động từ 10,8 đến 13,7, trung bình 12,5; Chỉ số đa dạng H’ dao động từ 
3,42 đến 3,91, trung bình 3,81; Chỉ số đa dạng β - Whittaker dao động từ 3,51 đến 
4,46, trung bình 3,84. Sự khác biệt này có thể được giải thích là do sự khác biệt về vị 
trí địa lý, khu hệ thực vật và phương pháp thu mẫu. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 27
4. KẾT LUẬN 
Kiểu rừng ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên là hệ 
sinh thái phong phú về loài cây gỗ. Tổng số loài cây gỗ bắt gặp là 75 loài thuộc 56 
chi của 31 họ. Những loài cây gỗ của họ Dipterocarpaceae đóng vai trò ưu thế sinh 
thái. Các chỉ số đa dạng họ và loài cây gỗ của kiểu rừng này nhận giá trị ở mức trung 
bình. Bảo vệ sự ưu thế của những loài cây gỗ thuộc họ Dipterocarpaceae trong kiểu 
rừng này là cần thiết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thái Văn Trừng, Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb. Khoa 
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999, 566 tr. 
2. Thái Văn Trừng, Báo cáo tổng kết về họ Sao Dầu, một họ đặc sản của vùng 
Ấn Độ - Mã Lai, Báo cáo khoa học tại Hội thảo họ Sao Dầu Việt Nam, Phân 
viện Khoa học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, 1985. 
3. Blanc L., Maury-Lechon G., Pascal J.P., Structure, floristic composition and 
natural regeneration in forests of Cat Tien National Park, Vietnam: an 
analysis of the successional trends, Laboratoire de Biométrie et Biologie 
Evolutive, 1996, p.141-157. 
4. Lê Văn Mính, Đặc tính sinh thái của Sao đen, Dầu rái và Vên vên ở Đông 
Nam Bộ, Báo cáo khoa học 01.02.3. Phân viện Lâm nghiệp phía Nam, 1985. 
5. Nguyễn Văn Thêm, Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của Dầu song nàng 
(Dipterocarpus dyeri Pierre) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá 
ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai, Tóm tắt luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, 
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 1992, 24 tr. 
6. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Tập I, II, III, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 
1999, 1200 tr. 
7. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, 
Hà Nội, 2003, 873 tr. 
8. Magurran A.E, Measuring biologycal diversity, Blackwell Sience Ltd., USA, 
2004, 260 p. 
9. Sist P., Saridan P., Stand structure and floristic composition of a primery 
lowland dipterocarp forest in east Kalimantan, Juornal of Tropical Forest 
Science, 1999, 11:(4):704-722. 
10. Suratman M.N., Tree species diversity and forest stand structure of Pahang 
National Park, Malaysia, 2012,  
11. Whittaker R.H., Evolution and measurement of species diversity, Taxon, 1972, 
21:213-251. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 19, 11 - 2019 28
SUMMARY 
STRUCTURE AND DIVERSITY OF WOOD PLANT IN TROPICAL MOIST 
FOREST IN CAT TIEN SOUTH AREA IN CAT TIEN 
 NATIONAL PARK, DONG NAI PROVINCE 
Study and analyze the structure of tree species and tree species diversity of 
tropical moist forests in Nam Cat Tien area in Dong Nai province. The structure and 
diversity of tree species of this forest type were analyzed from 15 typical sample 
plots with the size of 0.25 ha. 
The study results indicated that the total number of tree species encountered in 
the 15 sample plots or 3.75 ha of tropical moist forest in Nam Cat Tien area was 75 
species belonging to 56 genera of 31 families. The dominant tree family is 
Dipterocarpaceae (IVI index = 26.0%), 6 co-dominant families (Myrtaceae, 
Sapindaceae, Lythraceae, Ebenaceae, Clusiaceae and Verbenaceae) contributed 
36.7%. Other families contributed only 37.3% in density, number of species and 
cross-section. This forest type has 7 dominant and co-dominant species. They 
contribute 43.3% in density, cross section and wood volume; the highest is Hopea 
odorata (IVI = 8.6%), the lowest is Dipterocarpus dyeri (IVI = 4.1%). This type of 
forest encounters 8 tree species of the Dipterocarpaceae family; in which Hopea 
odorata has the largest ecological role (IVI = 8.6%), followed by Shorea guiso 
(IVI = 7.1%), the lowest is Shorea roxburghii (IVI = 0.4%). The tropical moist 
forest type in the study area is a rich ecosystem of families and tree species. The rich 
index on them (d-Margalef) and the tree species respectively are 3.5 and 5.3. The 
homogeneous indexes on the family (J ') and the corresponding tree species are 0.80 
and 0.82. The family diversity index (H ') and tree species diversity are 2.33 and 
2.73 respectively. Simpson's dominant index (1 - λ) in the family and tree species 
are 0.86 and 0.90. The distribution of tree species is uneven in space (- Whittaker 
index = 2.7). In general, the diverse family and tree species of tropical moist forests 
in the study area receive moderate values (H ' = 2 - 3). 
Keywords: Nam Cat Tien area, tree species structure, tree species diversity, 
dominant. 
Nhận bài ngày 17 tháng 9 năm 2019 
Phản biện xong ngày 11 tháng 10 năm 2019 
Hoàn thiện ngày 15 tháng 10 năm 2019 
(1) Chi nhánh Phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 

File đính kèm:

  • pdfket_cau_va_da_dang_loai_cay_go_o_rung_am_nhiet_doi_tai_vuon.pdf