Kế toán đầu tư chứng khoán kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Bên cạnh hoạt động chính là cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân, các ngân hàng thương mại còn đầu tư vào chứng khoán như một kênh để tìm kiếm lợi nhuận, quản trị dòng tiền và quản trị thanh khoản. Để tìm kiếm lợi nhuận, các ngân hàng có thể mua và bán chứng khoán trong ngắn hạn hưởng chênh lệch giá. Những chứng khoán đầu tư với mục đích như
vậy được gọi là chứng khoán kinh doanh. Để xác định kết quả lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh
chứng khoán này cần kế toán các chứng khoán kinh doanh một cách phù hợp. Bài viết này sẽ làm rõ việc
kế toán chứng khoán kinh doanh tại các ngân hàng thương mại hiện nay từ quy định pháp lý hiện hành
đến thực tế áp dụng của các ngân hàng, từ đó đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện và nâng cao chất lượng
thông tin về việc đầu tư vào chứng khoán kinh doanh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán đầu tư chứng khoán kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN64 Số 143 - tháng 9/2019 KEÁ TOAÙN ÑAÀU TÖ CHÖÙNG KHOAÙN KINH DOANH TAÏI CAÙC NGAÂN HAØNG THÖÔNG MAÏI VIEÄT NAM ThS. NGUYỄN THị QUỳNH HOA* *Học viện Ngân hàng Bên cạnh hoạt động chính là cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân, các ngân hàng thương mại còn đầu tư vào chứng khoán như một kênh để tìm kiếm lợi nhuận, quản trị dòng tiền và quản trị thanh khoản. Để tìm kiếm lợi nhuận, các ngân hàng có thể mua và bán chứng khoán trong ngắn hạn hưởng chênh lệch giá. Những chứng khoán đầu tư với mục đích như vậy được gọi là chứng khoán kinh doanh. Để xác định kết quả lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh chứng khoán này cần kế toán các chứng khoán kinh doanh một cách phù hợp. Bài viết này sẽ làm rõ việc kế toán chứng khoán kinh doanh tại các ngân hàng thương mại hiện nay từ quy định pháp lý hiện hành đến thực tế áp dụng của các ngân hàng, từ đó đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin về việc đầu tư vào chứng khoán kinh doanh. Từ khóa: Chứng khoán kinh doanh, suy giảm giá trị, trích lập dự phòng. Accounting for investment in trading securities at Vietnamese commercial banks Apart from primary operation of providing loans to orgnizations and individuals, commercial banks also invest in securitites to earn profit, cash and liquidity management. To earn profit, banks could buy and sell securities in short term and call those trading securities. Proper accounting trading securities contributes to determination of profit earned from trading securities. This paper is to study the accounting of trading securities at commercial banks, including from statutory framework to banks’actual application and recommendations to improve the accounting and information quality of trading security. key words: Trading securities, devaluation, provisioning. Theo các quy định hiện hành của Việt Nam, Chứng khoán kinh doanh là: - Là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác; - Tổ chức tín dụng mua với chiến lược kinh doanh, mua để bán trong thời gian không quá 1 năm nhằm hưởng chênh lệch giá; - Tổ chức tín dụng không có mục đích kiểm soát doanh nghiệp. 1. Các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam về kế toán chứng khoán kinh doanh Do Việt Nam chưa ban hành được hệ thống chuẩn mực kế toán về tài sản tài chính nên việc kế toán tài sản tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện chịu sự điều chỉnh của các văn bản chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan như Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp, Thông tư 228/2009/TT-BTC và Thông tư 89/2013/TT-BTC về trích lập dự phòng, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 65Số 143 - tháng 9/2019 công văn 7459/NHNN-KTTC về hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán. Trong đó, việc kế toán chứng khoán kinh doanh được thực hiện như sau: Ghi nhận ban đầu - Chứng khoán kinh doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc (bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua trực tiếp (nếu có)). Nợ: Tài khoản chứng khoán kinh doanh thích hợp Có: Tài khoản thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, trung gian...) Trong thời gian nắm giữ - Trong thời gian nắm giữ, giá trị ghi sổ được ghi nhận theo giá gốc mua chứng khoán trừ khi có sự suy giảm giá trị tài sản. - Chứng khoán nợ: Tiền lãi thu được trong thời gian nắm giữ chứng khoán nợ kinh doanh được hạch toán vào tài khoản thu lãi đầu tư chứng khoán nợ tại thời điểm nhận được lãi (thực thu): Nợ: Tài khoản thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, trung gian) Có: Tài khoản thu lãi đầu tư chứng khoán nợ - Chứng khoán vốn: Cổ tức trong thời gian nắm giữ chứng khoán vốn hạch toán vào tài khoản thu lãi đầu tư chứng khoán vốn tại thời điểm nhận được khoản thanh toán từ doanh nghiệp phát hành cổ phiếu hoặc có quyết định pháp lý về cổ tức được hưởng: Nợ: Tài khoản thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, trung gian...) Có: Tài khoản thu lãi đầu tư chứng khoán vốn Dự phòng giảm giá trị: Theo quy định hiện hành tại Thông tư 228/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính và Thông tư 89/TT-BTC ngày 28/6/2013, việc trích lập dự phòng tổn thất đối với các khoản chứng khoán kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện sau: - Đối tượng: Là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau: + Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. + Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán. Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoán bị NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN66 Số 143 - tháng 9/2019 hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá. Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng. - Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được xác định dựa vào giá thị trường của chứng khoán và tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính X Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán - Giá chứng khoán thực tế trên thị trường Giá thị trường của chứng khoán được xác định trong các trường hợp như sau: + Đối với chứng khoán đã niêm yết: Giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng. + Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau: > Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng. > Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng. Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. + Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất. Hạch toán dự phòng: Trường hợp phải trích lập thêm: Nợ Tài khoản chi dự phòng giảm giá chứng khoán Có Tài khoản dự phòng giảm giá chứng khoán Trường hợp hoàn nhập dự phòng: Nợ Tài khoản dự phòng giảm giả chứng khoán Có Tài khoản chi dự phòng giảm giá chứng khoán Dừng ghi nhận: Nếu IAS 39 có những quy định tương đối chi tiết về việc dừng ghi nhận thì các hướng dẫn hiện hành của Việt Nam hầu như chỉ đề cập đến việc dừng ghi nhận khi thanh lý hoặc nhượng bán. Trong đó, chênh lệch giữa số tiền thực thu (giá bán trừ chi phí giao dịch, nếu có) với giá trị ghi sổ được hạch toán: Trường hợp chênh lệch dương (có lãi): Nợ: Tài khoản thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, trung gian...): Số tiền thực thu Có: Tài khoản thu về kinh doanh chứng khoán: Số chênh lệch thừa Có: Tài khoản chứng khoán kinh doanh: Giá ghi sổ (giá gốc) Trường hợp chênh lệch âm (bị lỗ): Nợ: Tài khoản thích hợp (tiền mặt, tiền gửi, trung gian...): Số tiền thực thu Nợ: Tài khoản chi về kinh doanh chứng khoán: Số chênh lệch thiếu Có: Tài khoản Chứng khoán kinh doanh: Giá ghi sổ (giá gốc) NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 67Số 143 - tháng 9/2019 2. Thực tế kế toán chứng khoán kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Liên quan đến thực tế áp dụng tại các ngân hàng hiện nay, thông qua khảo sát các Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của các ngân hàng để nghiên cứu các chính sách kế toán ngân hàng công bố về việc ghi nhận chứng khoán kinh doanh. Việc khảo sát được thực hiện trên 31 ngân hàng thương mại trong tổng số 35 ngân hàng thương mại của Việt Nam (loại trừ 3 ngân hàng là Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng, Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông á hiện đang vướng vào các vụ bê bối đang được đưa ra xét xử, không công bố báo cáo tài chính trong vài năm trở lại đây). Trong tổng số 31 ngân hàng khảo sát có 9 ngân hàng không có các khoản đầu tư vào chứng khoán kinh doanh, 1 ngân hàng là Ngân hàng Nam á chỉ công bố Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ mà không công bố Thuyết minh Báo cáo tài chính. Như vậy, qua khảo sát chính sách kế toán đối với chứng khoán kinh doanh tại 21 ngân hàng tác giả tóm tắt được các chính sách ghi nhận như sau: Ghi nhận ban đầu 21/21 ngân hàng (100%) ghi nhận ban đầu các khoản chứng khoán kinh doanh theo giá gốc. Trong quá trình nắm giữ 21/21 ngân hàng (100%) ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh theo giá gốc trừ trường hợp có suy giảm giá trị tài sản. Ghi nhận lãi từ chứng khoán nợ phân loại vào nhóm chứng khoán kinh doanh: + 4/21 (19%) ngân hàng không công bố chính sách ghi nhận lãi phát sinh từ chứng khoán nợ thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh. + 16/21 (76%) ngân hàng ghi nhận lãi phát sinh từ chứng khoán nợ thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh khi thu được tiền (thực thu). + 1/21 (5%) ngân hàng ghi nhận lãi phát sinh từ chứng khoán nợ thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh theo dự thu. Ghi nhận cổ tức từ chứng khoán vốn phân loại vào nhóm chứng khoán kinh doanh: +12/21 (57%) ngân hàng ghi nhận cổ tức phát sinh từ chứng khoán vốn theo thực thu. + 6/21 (28%) ngân hàng không công bố chính sách ghi nhận cổ tức phát sinh từ chứng khoán vốn thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh. + 2/21 (10%) ngân hàng không có chứng khoán vốn thuộc chứng khoán kinh doanh. + 1/21 (5%) ngân hàng ghi nhận cổ tức từ chứng khoán vốn thuộc chứng khoán kinh doanh theo dự thu. Giảm giá trị: Đối với chứng khoán nợ: 21/21 (100%) ngân hàng công bố rằng căn cứ trích lập đầu tiên là dựa vào giá thị trường của chứng khoán, trong đó 15/21 (71%) ngân hàng công bố nếu không xác định được giá thị trường (tức là chứng khoán không niêm yết) thì sẽ lập dự phòng rủi ro tín dụng được quy định bởi Thông tư 02 và 09, 3/21 ngân hàng công bố nếu không xác định được giá thị trường thì không trích lập dự phòng và khoản đầu tư được trình bày theo giá gốc, còn lại 3/21 ngân hàng thì không nói rõ nếu không xác định được giá thị trường thì có trích lập dự phòng không, nếu có thì căn cứ vào tiêu chí nào để trích. Đối với chứng khoán vốn: + 2/21 (10%) ngân hàng không có chứng khoán vốn thuộc chứng khoán kinh doanh. + 4/21 (20%) ngân hàng không công bố nếu không xác định được giá thị trường thì có trích lập dự phòng hay không + 15/21 (70%) ngân hàng công bố rõ nếu không xác định được giá thị trường thì không trích lập dự phòng. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN68 Số 143 - tháng 9/2019 3. Tồn tại và kiến nghị Như vậy, có thể nhận thấy kế toán chứng khoán kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại tồn tại một số vấn đề sau: - Việc ghi nhận lãi và cổ tức phát sinh từ chứng khoán nợ và chứng khoán vốn đang được phân loại vào mục chứng khoán kinh doanh còn nhiều sai sót. Một số ngân hàng công bố rằng ghi nhận lãi phát sinh từ chứng khoán nợ theo dự thu. Điều này đi ngược lại các quy định hiện hành về ghi nhận lãi phát sinh từ chứng khoán nợ thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh. Một số khác lại ghi nhận cả lãi và cổ tức phát sinh từ chứng khoán nợ và chứng khoán vốn theo thực thu. Điều này cũng không đúng vì cả IFRS và Việt Nam đều quy định cổ tức được ghi nhận khi quyền pháp lý về cổ tức được thiết lập. Một số Ngân hàng khác thậm chí không công bố chính sách ghi nhận lãi và cổ tức từ chứng khoán kinh doanh. - Giảm giá trị chứng khoán kinh doanh và lập dự phòng: Qua khảo sát chúng ta có thể nhận thấy việc xác định và trích lập dự phòng đối với chứng khoán kinh doanh còn chưa có sự nhất quán: + Đối với chứng khoán nợ, một số ngân hàng coi giá thị trường là căn cứ đầu tiên, nếu không xác định được giá thị trường (trái phiếu chưa niêm yết) thì sẽ coi đây là một khoản cho vay và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Thông tư 02 và Thông tư 09; một số ngân hàng khác công bố không trích lập dự phòng nếu không xác định được giá thị trường, còn một số khác không công bố rõ có trích lập dự phòng hay không và nếu có thì cơ sở trích lập là gì. + Đối với chứng khoán vốn: một số ngân hàng công bố nếu không xác định được giá thị trường thì sẽ không trích lập dự phòng và một số ngân hàng khác thì không công bố rõ có trích lập dự phòng hay không và nếu có thì cơ sở trích lập là gì. Từ các tồn tại như trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Đối với việc ghi nhận lãi và cổ tức phát sinh từ chứng khoán nợ và chứng khoán vốn Đề nghị các ngân hàng thương mại nhất quán ghi nhận lãi phát sinh từ chứng khoán nợ khi thu được tiền (nguyên tắc thực thu) và ghi nhận cổ tức từ chứng khoán vốn khi thu tiền hoặc khi quyền pháp lý đối với cổ tức được xác nhận (nguyên tắc cơ sở dồn tích) theo đúng quy định hiện hành của cả Việt Nam và quốc tế. Lý do của việc ghi nhận trên là vì đối với chứng khoán nợ, ghi nhận thu nhập bằng cách dự thu đối với lãi phát sinh mà chưa thu được là không cần thiết vì đây là chứng khoán kinh doanh, mua vào với mục đích bán ra trong ngắn hạn nên rất có thể chứng khoán sẽ được bán trước khi đến kỳ thu lãi, do vậy có thể không thu được lãi đã dự thu. Còn đối với chứng khoán vốn, khi quyền pháp lý về nhận cổ tức đã được xác lập thì dù chủ sở hữu có bán cổ phiếu đi thì vẫn có quyền nhận cổ tức. Do vậy, ghi nhận khoản thu nhập tương ứng với phải thu khi quyền nhận cổ tức được xác lập là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu chỉ ghi nhận lãi của chứng khoán nợ theo thực thu mà vẫn giữ nguyên các quy định khác như ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh theo giá gốc kèm theo trích lập dự phòng khi giá thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ thì việc ghi nhận thu nhập lãi phát sinh từ chứng khoán nợ thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh theo thực thu như hiện nay lại trở nên không hợp lý. Bởi thoạt nhìn thì việc ghi nhận này khá tương đồng với IFRS vì IFRS cũng áp dụng nguyên tắc thực thu để ghi nhận thu nhập lãi từ chứng khoán nợ thuộc nhóm chứng khoán kinh doanh. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa Việt Nam và IFRS dù cùng áp dụng thực thu. IFRS chỉ ghi nhận thu nhập lãi khi đã thu được bằng tiền chứ không ghi nhận thu nhập lãi dự thu khi đến kỳ là bởi: Chứng khoán kinh doanh là loại nắm giữ để bán trong ngắn hạn nên có thể chứng khoán này sẽ được bán trước khi kỳ thu lãi, vậy nên việc ghi nhận một khoản dự thu là không cần thiết. Và việc không ghi nhận lãi dự thu như vậy sẽ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 69Số 143 - tháng 9/2019 không làm phản ánh thiếu một khoản thu nhập từ chứng khoán kinh doanh vì đến cuối kỳ khi lập báo cáo tài chính, chứng khoán kinh doanh được đánh giá theo giá trị hợp lý, số lãi phát sinh nhưng chưa thu được sẽ tác động tới giá trị hợp lý của chứng khoán và được ghi nhận vào thu nhập khi đánh giá chứng khoán theo giá trị hợp lý. Việt Nam không dự thu trong khi không điều chỉnh theo giá trị hợp lý trong trường hợp chứng khoán tăng giá thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính không phản ánh hết lợi ích (thu nhập) của người nắm giữ chứng khoán cũng như giá trị của chứng khoán. Vì thế, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước nên tiến tới áp dụng nguyên tắc hạch toán theo giá trị hợp lý thay vì giá gốc đối với chứng khoán kinh doanh, đặc biệt là đối với các chứng khoán đã niêm yết. Lý do là vì việc chỉ thực hiện ghi nhận khi giảm giá trị đối với chứng khoán kinh doanh mà không điều chỉnh khi chứng khoán tăng giá là quá thận trọng, chưa phản ánh đúng giá trị thực của công cụ này. Nhất là trong lộ trình bắt buộc các ngân hàng thương mại áp dụng Chuẩn mực quốc tế để lập và trình bày báo cáo tài chính trong 5-7 năm tới đây thì việc áp dụng sớm quy định điều chỉnh các chứng khoán nắm giữ để bán theo giá trị hợp lý là việc nên làm. Khi đó, những thay đổi về giá trị hợp lý được ghi nhận là lãi hay lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh: Nợ/Có: Tài khoản Chứng khoán kinh doanh Nợ/Có: Tài khoản Thu/Chi về kinh doanh chứng khoán Đối với việc giảm giá trị và lập dự phòng chứng khoán kinh doanh Việc áp dụng một cách thiếu nhất quán các quy định về xác định giảm giá trị và lập dự phòng đối với chứng khoán kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như đã chỉ ra ở phần 2 một phần xuất phát từ việc thiếu các hướng dẫn đồng bộ và logic của các quy định pháp lý hiện hành. Một trong số đó là Việt Nam hiện tại vẫn chưa ban hành chuẩn mực kế toán về suy giảm giá trị dẫn tới thiếu đi một định nghĩa thế nào là suy giảm giá trị. Các văn bản pháp quy về trích lập dự phòng hiện tại là thông tư 228 và 89 hầu như chỉ đề cập đến căn cứ để trích lập dự phòng theo giá thị trường. Như vậy, đây thực chất là dự phòng giảm giá chứ chưa đúng nghĩa là giảm giá trị. Bởi giá thị trường, theo quy định của thông tư 228, được xác định chủ yếu thông qua giá niêm yết trên thị trường chứng khoán hay sàn UpCom hoặc được cung cấp bởi 3 công ty chứng khoán và trong nhiều trường hợp giá này không phản ánh một cách đầy đủ và hợp lý giá trị của chứng khoán. Điều này một phần cũng bởi Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực kế toán về giá trị hợp lý. Chính những bất cập và thiếu đồng bộ trong quy định hiện hành đã dẫn tới việc mỗi ngân hàng lại có một cách làm khác nhau theo cách hiểu của riêng mình. Vì vậy, Việt Nam cần sớm bán hành các chuẩn mực về suy giảm giá trị hay tổn thất tài sản, chuẩn mực giá trị hợp lý và các chuẩn mực về công cụ tài chính. Từ đó, việc hạch toán các chứng khoán nắm giữ để bán hay chứng khoán kinh doanh sẽ được thực hiện theo xu thế chung của quốc tế là theo giá trị hợp lý. IFRS không đưa ra khái niệm giảm giá trị riêng cho chứng khoán kinh doanh. Bất kỳ sự suy giảm giá trị nào đều được thể hiện vào giá trị hợp lý của chứng khoán, và do đó đã được phản ánh vào các báo cáo tài chính thông qua việc phản ánh các chứng khoán theo giá trị hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp; 2. Thông tư 228/2009/TT-BTC và Thông tư 89/2013/TT-BTC về trích lập dự phòng; 3. Công văn 7459/NHNN-KTTC về hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán; 4. IAS 39: Công cụ tài chính - Ghi nhận và Đo lường; 5. IFRS9: Công cụ tài chính.
File đính kèm:
- ke_toan_dau_tu_chung_khoan_kinh_doanh_tai_cac_ngan_hang_thuo.pdf