K-Quĩ đạo lượng tử của MD5-nhóm

1. Mở đầu

Lượng tử hoá là quá trình xây dựng một hệ lượng tử từ một hệ cổ điển nhờ

qui tắc lượng tử. Một đại lượng cổ điển F được lượng tử hoá thành đại lượng

lượng tử Q(f), thỏa mãn nguyên lí bất định Dirac :

Q f g i Q f Q g ( , ) ( ), ( )  1 

Nói cách khác, ánh xạ lượng tử i Q 1 chính là một đồng cấu đại số Lie ứng

với móc Poisson và giao hoán tử.

pdf 16 trang phuongnguyen 7320
Bạn đang xem tài liệu "K-Quĩ đạo lượng tử của MD5-nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: K-Quĩ đạo lượng tử của MD5-nhóm

K-Quĩ đạo lượng tử của MD5-nhóm
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
83 
K-QUĨ ĐẠO LƯỢNG TỬ CỦA MD5-NHÓM 
Dương Minh Thành * 
1. Mở đầu 
Lượng tử hoá là quá trình xây dựng một hệ lượng tử từ một hệ cổ điển nhờ 
qui tắc lượng tử. Một đại lượng cổ điển F được lượng tử hoá thành đại lượng 
lượng tử Q(f), thỏa mãn nguyên lí bất định Dirac : 
 1( , ) ( ), ( )Q f g i Q f Q g  
Nói cách khác, ánh xạ lượng tử 1i Q  chính là một đồng cấu đại số Lie ứng 
với móc Poisson và giao hoán tử. 
Về phương diện toán học có thể coi Herman Weyl là người khởi xướng 
khái niệm lượng tử khi ông xây dựng ánh xạ Q từ các đại lượng cổ điển – các 
hàm trên không gian pha 2n , đến các đại lượng lượng tử, tức là các toán tử trên 
không gian Hilbert 2 2nL  : 
 2 2 2:
 ( )
n nQ C B L
f Q f
  
Ngay từ những năm 70, Berezin đã đưa ra định nghĩa toán học tổng quát 
của khái niệm lượng tử, đó là một hàm tử từ phạm trù cơ học cổ điển sang phạm 
trù các đại số kết hợp. Cùng thời với Berezin còn có các nhà toán học Bayen, 
Flato, Fronsdal, Lichnerowicz và Sternheimer đã xét lượng tử hoá như là sự biến 
dạng của tích giao hoán thông thường các hàm thành một * tích kết hợp, 
không giao hoán, được tham số hoá bởi hằng số Plank và thỏa mãn nguyên tắc 
tương thích. Họ đã phát triển một cách có hệ thống khái niệm về lượng tử hoá 
biến dạng, coi nó là một lí thuyết về * tích và dựa trên khái niệm này họ đã 
nhận được các công thức cũ và mới, độc lập với cơ học lượng tử. 
Một hệ trong cơ học cổ điển là một đa tạp symplectic mà ta gọi là không 
gian pha và một hàm Hamilton H trên X. Một lượng tử hoá một hệ cổ điển X 
gồm có 3 phần [1] : 
* ThS, Khoa Vật lí, Trường ĐHSP TP.HCM 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Minh Thành 
84 
1. Một họ các đại số phức không giao hoán A phụ thuộc vào tham số thực 
 , mà ta sẽ đồng nhất với hằng số Planck, thỏa mãn : 
( )CA A C X  khi 0  
2. Họ các ánh xạ tuyến tính :Q A A  gọi là các toán tử lượng tử thỏa 
mãn tính chất : 
 
( ) ( ) ( ) ( )
,
Q F Q G Q G Q F
F G
     

* *
 khi 0  
với , là móc Poisson trong A. 
3. Một biểu biễn A trên không gian Hilbert X , : ( )XR A End H  . Các 
hàm thực trong A ( ( )C X ) tương ứng với các toán tử Hermit. Các phần tử của 
A được gọi là đối tượng lượng tử. 
Bước đầu tiên để tìm ra một lượng tử hoá của một hệ vật lí cổ điển là xây 
dựng một biến dạng hình thức của các đối tượng Poisson cổ điển [2]. Cách xây 
dựng này đầu tiên được Berezin [1] đưa ra bằng cách xây dựng * tích cho đa tạp 
Kahler và đưa ra công thức tích phân tường minh của * tích khi  là số thực. 
Sau đó, De Wilde và Lecomte [3] và Fedosov [9] gần như cùng lúc xây dựng và 
phân loại * tích hình thức trên các đa tạp symplectic tổng quát. Etingof và 
Kazhdan [8] chứng minh sự tồn tại của biến dạng hình thức cho lớp các đa tạp 
Poisson khác, các nhóm Poisson-Lie. Cuối cùng, Kontsevich [10] đã chứng minh 
được sự tồn tại của * tích trên đa tạp Poisson tổng quát. Và gần đây, 
Reshetekhin và Taktajan đã đưa ra công thức tích phân tường minh của * tích 
hình thức trên mọi đa tạp Kahler. 
Theo cơ học lượng tử thì có sự tương ứng một cách hình thức giữa hệ cơ 
học cổ điển và hệ cơ học lượng tử. Vì vậy, bằng quá trình lượng tử hoá một hệ cơ 
học cổ điển chấp nhận được của một nhóm đối xứng G cho trước, ta có thể hi 
vọng thu được các biểu diễn unita của nhóm G lên không gian Hilbert H của một 
hệ lượng tử tương ứng và tiến gần đến lời giải của bài toán đối ngẫu unita, tức là 
bài toán phân loại tất cả các biểu diễn của nhóm G, bài toán trung tâm của lí 
thuyết biểu diễn. 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
85 
Nghiên cứu và phân loại biểu diễn của đại số Lie hay nhóm Lie cho ta 
những thông tin về chính nhóm đó và của các đại số nhóm tương ứng. Việc giải 
quyết bài toán này rất phức tạp và hiện nay đang được các nhà toán học nghiên 
cứu nhằm cố gắng xây dựng và mô tả một cách tường minh. Để giải quyết bài 
toán này, phương pháp quĩ đạo của A. A. Kirillov đã ra đời và nhanh chóng trở 
thành một công cụ của đắc lực đối với lí thuyết biểu diễn. Trong phương pháp 
đó, Kirillov đã xuất phát từ phân thớ một chiều trên các đa tạp symplectic thuần 
nhất xây dựng từ các K-quĩ đạo trong G* để thu được biểu diễn của nhóm Lie G. 
Tiếp theo ông cùng với B. Kostant đã hình học hoá phương pháp quĩ đạo bằng 
cách xây dựng lí thuyết lượng tử hoá trên các đa tạp symplectic thuần nhất chặt 
mà ta vẫn gọi đó là lượng tử hoá hình học. 
Vào những năm 79-80, Đỗ Ngọc Diệp cùng các cộng sự của mình đã đề 
xuất ra qui tắc lượng tử hoá hình học nhiều chiều [4]. Dựa vào đó mà chúng ta có 
thể thu được khá nhiều biểu diễn của nhóm Lie G. 
Chương trình nghiên cứu bài toán đối ngẫu unita thông qua lượng tử hoá 
biến dạng đã thu nhiều kết quả quan trọng. Đây là một vấn đề khó và được nhiều 
nhà toán học quan tâm. Tuy nhiên, các tác giả hoặc là đưa ra một công thức 
lượng tử tổng quát, hoặc khẳng định sự tồn tại của chúng nên không thể áp dụng 
trực tiếp vào những trường hợp cụ thể để đưa ra những công thức lượng tử tường 
minh. 
Chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến một lớp con các nhóm Lie thực giải 
được mà các K-quĩ đạo của nó hoặc là 0-chiều hoặc có chiều cực đại [4]. Lớp 
này đầu tiên được Đỗ Ngọc Diệp đưa ra vào khoảng năm 1975 từ việc nghiên 
cứu các tính chất của nhóm các biến đổi affin trên đường thẳng thực aff  và 
được gọi là lớp MD-nhóm, đại số Lie tương ứng của MD-nhóm được gọi là MD-
đại số. Nếu số chiều cực đại đúng bằng số chiều của nhóm thì ta gọi là MD -
nhóm. Đại số Lie tương ứng với MD -nhóm được gọi là MD -đại số. 
Năm 1984, Hồ Hữu Việt đã liệt kê và phân loại triệt để lớp các MD -đại số. 
Lớp này chỉ bao gồm các đại số Lie giao hoán n-chiều n ( 1n ), đại số Lie 2-
chiều aff  và đại số Lie 4-chiều aff [13]. Tuy nhiên, việc phân loại và nghiên 
cứu lớp các MD-nhóm và MD-đại số hiện nay vẫn đang là bài toán mở. 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Minh Thành 
86 
Để đơn giản thì người ta phân chia lớp các MD-nhóm và MD-đại số theo số 
chiều, lúc đó ta kí hiệu là MDn-nhóm và MDn-đại số (n tương ứng với số chiều 
của nhóm). Lớp nhóm Lie MD4 đã được Lê Anh Vũ liệt kê và phân loại triệt để, 
bức tranh các K-quĩ đạo của lớp nhóm này cũng được mô tả tường minh [14]. 
Năm 1999, Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Việt Hải đã xây dựng lượng tử hoá 
biến dạng trên các K-quĩ đạo của lớp MD -nhóm và lớp MD4-nhóm, đồng thời 
đưa ra các biểu diễn unita vô hạn chiều tương ứng của các lớp nhóm này [5], [6], 
[7]. Từ đó đến nay, chưa có kết quả nào tương tự được công bố đối với bất kì một 
MD5-nhóm nào. 
Trong bài báo này, chúng tôi sẽ xây dựng các K-quĩ đạo lượng tử từ các K-
quĩ đạo của một MD5-nhóm đơn liên liên thông tương ứng với MD5-đại số có 
ideal dẫn xuất giao hoán 2 chiều được Lê Anh Vũ đưa ra gần đây [15]. Đồng thời 
cũng mô tả tường minh biểu diễn unita bất khả qui vô hạn chiều của MD5-nhóm 
đó. 
2. Các kiến thức liên quan 
2.1 K-quĩ đạo của MD5-nhóm 
Cho G là một nhóm Lie, G =Lie(G) là đại số Lie của G, tức là không gian 
tiếp xúc eT G tại điểm đơn vị e của nhóm G. Khi đó nhóm G tác động lên chính 
nó bởi tự đẳng cấu trong : 
1( ) :i g x gxg 
Tác động này có điểm bất động chính là e , đồng thời cảm sinh tác động đạo 
hàm của G lên G : 
( ) :Ad g G G 
Tác động này cũng sinh ra biểu diễn Ad được gọi là biểu diễn phụ hợp của 
nhóm Lie G. 
Gọi G* là không gian đối ngẫu của G . Khi đó biểu diễn đối phụ hợp của 
G (hay còn gọi là K-biểu diễn) được định nghĩa như sau : 
1( ) , , ( ) ; *, ,K g F X F Ad g X F X g G G G 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
87 
Khi g chạy khắp G thì ( ) / *F K g F g G  G được gọi là quĩ đạo đối 
phụ hợp (hay còn gọi là K-quĩ đạo) đi qua F. 
Mệnh đề 2.1 : Trên mọi K-quĩ đạo F của nhóm Lie G, luôn tồn tại dạng vi 
phân cấp 2 đóng, không suy biến, G-bất biến mà ta gọi là dạng Kirillov. 
Định nghĩa 2.2 : Một đa tạp symplectic là một đa tạp trơn mà trên đó được trang 
bị một dạng symplectic  , tức là một dạng vi phân cấp 2 đóng, không suy biến. 
Như vậy, mọi đa tạp symplectic đều có số chiều chẵn. Đồng thời, mỗi K-
quĩ đạo đều là một đa tạp symplectic. 
Cho nhóm Lie G thực giải được, nếu các K-quĩ đạo của G hoặc là không 
chiều hoặc có chiều cực đại thì nhóm G đó được gọi là một MD-nhóm. Vấn đề 
đặt ra là chúng ta tìm cách lượng tử hoá biến dạng trên các K-quĩ đạo có chiều 
cực đại của một MDn-nhóm cho trước (n là số chiều của nhóm G). M.Kontsevich 
[10] đã chứng minh được là có thể lượng tử hoá biến dạng trên mọi đa tạp 
symplectic bất kỳ. Tuy nhiên, kết quả đó không chỉ ra được công thức tường 
minh cho từng đa tạp symplectic cụ thể, chẳng hạn như các K-quĩ đạo chiều cực 
đại của một MDn-nhóm. 
Bài toán lượng tử hoá biến dạng trên các K-quĩ đạo của lớp MD -nhóm và 
MD4-nhóm đã được Đỗ Ngọc Diệp và Nguyễn Việt Hải giải quyết [5], [6], [7]. 
Trong bài báo này chúng tôi xét bài toán tương tự với những nhóm Lie thuộc lớp 
MD5-nhóm mới được Lê Anh Vũ đưa ra trong thời gian gần đây [15], cụ thể là 
MD5-nhóm đơn liên, liên thông G mà MD5-đại số tương ứng 
1 2 3 4 5, , , ,X X X X X G có tính chất : 
1 2 4[X ,X ]=X , 2 3 5[X ,X ]=X ,  1 24 5,X X R G G,G . 
Mệnh đề 2.3 : 
Giả sử *F G được biểu diễn trong cơ sở đối ngẫu * * * * *1 2 3 4 5, , , ,X X X X X 
của cơ sở 1 2 3 4 5, , , ,X X X X X : * * * * *1 2 3 4 5F X X X X X     . Khi đó, K-quĩ 
đạo của nhóm G qua F được mô tả như sau : 
(i) Nếu 0  thì quĩ đạo là 0 chiều : {( , , ,0,0)}F   
(ii) Nếu 2 2 0  thì quĩ đạo {( , , , , ) : }F x y z x z      
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Minh Thành 
88 
Chứng minh. 
Đặt 1 2 3 4 5X=aX +bX +cX +dX +fX 
Ánh xạ Xad : G G , ( ) [X,Y]Xad Y có ma trận được xác định : 
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 0 0
0 0 0
ad
b a
c b
Ánh xạ exp(ad) có ma trận : 
1 0 0 0 0
0 1 0 0 0
exp( ) 0 0 1 0 0
0 1 0
0 0 1
ad
b a
c b
Nếu như * * * * * *1 2 3 4 5F X X X X X     G thì K-quĩ đạo qua F được 
mô tả như sau : 
1
2
3
4
5
x b
x a c
x b
x
x
 
  
 


1) Nếu 0  thì K-quĩ đạo là 0 chiều : {( , , ,0,0)}F   (1) 
2) Nếu 2 2 0  thì quĩ đạo {( , , , , ) : }F x y z x z      (2) 
Mệnh đề đã được chứng minh.  
2.2 -tích khả vi hình thức và Moyal -tích 
Giả sử ( , )M  là một đa tạp symplectic và ( )[[ ]]Z C M  là không gian 
tuyến tính các chuỗi hình thức 
0
( , ) ( )k kka x a x 
  , với các hệ tử ( ) ( )ka x C M . 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
89 
Định nghĩa 2.4 : Lượng tử hoá biến dạng của ( )C M (hay còn gọi là lượng tử 
hoá biến dạng trên đa tạp M) là một đại số kết hợp xây dựng trên Z với một -
tích kết hợp thỏa mãn các tính chất sau : 
(i) -tích có tính chất địa phương, tức là hệ tử ( )kc x của tích : 
0
( , ) ( , ) ( , ) ( )k kkc x a x b x c x   
 * 
chỉ phụ thuộc vào các hệ tử ia  và jb với 0k i j  
(ii) -tích là biến dạng của tích giao hoán thông thường của các hàm trên M : 
0 0 0( ) ( ). ( )c x a x b x 
(iii) -tích thỏa mãn tính tương thích, tức là : 
 0 0, 0( )a b b a i a b  * * 
trong đó , là móc Poisson các hàm, 0( ) có bậc cao hơn  , với  là một tham 
biến hình thức (còn gọi là tham biến biến dạng). 
Cho , ( )u v C M , ta kí hiệu ,u vl r là các toán tử nhân trái và nhân phải trong 
đại số ,Z * sao cho ( ) ( )u vl v u v r u * . Nếu -tích là khả vi hình thức thì các 
toán tử ,u vl r là khả vi hình thức. Các tính chất của -tích có thể chi tiết trong 
[12]. 
Quá trình lượng tử biến dạng đòi hỏi phải tính toán phức tạp trên -tích khả 
vi hình thức và đưa đến những công thức không đẹp. Tuy nhiên, nếu không gian 
symlectic M vi phôi với không gian 2nR cùng dạng symplectic chính tắc 
1
n
i i
i
dp dq
  , trong đó 1 1,..., , ,...,n np p q q là hệ tọa độ chính tắc trong 2nR thì 
ta xác định một biến dạng hình thức đặc biệt của tích giao hoán và tích Poisson 
của 2nC R được gọi là Moyal -tích. 
Ta kí hiệu  là ma trận symplectic ứng với dạng song tuyến tính  nói 
trên. 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Minh Thành 
90 
Định nghĩa 2.5 : 
Moyal -tích của hai hàm trơn 2, ( )nu v C R được định nghĩa như sau : 
u v = u.v + 
1
1 ( , )
! 2
r
r
r
P u v
r i 
  
trong đó : 1( , ) { , }P u v u v 
1 1 2 2
1 2 1 2... ...
( , ) : ... r r
r r
i j i j i jr r r
i i i j j jP u v u v      
với 
1 2 1
1
... 1; ( , ) ( ,..., , ,..., )...r r
r
r n
i i i ni i x p q p p q qx x

 
 
, r ri j là các phần tử của ma 
trận 1  . 
Chuỗi này hội tụ trong không gian phân bố Schwartz 2( )nS R . Hơn nữa, 
chúng ta có các kết quả sau : 
 v = v uu * * 
 ( )( )u v d uvd   * 
 2 2: ( ) ( ), ( )n nu uS R S R v u v   * là liên tục trong không gian 2 2( , )nL R d , 
do đó có thể thác triển thành một phép biến đổi tuyến tính biên (vẫn kí 
hiệu là u ) trên 2 2( , )nL R d . 
Mệnh đề 2.6 : Moyal -tích là một -tích khả vi hình thức. 
Thông thường ta chọn hằng số 1  để tiện tính toán. Từ đây về sau ta sử 
dụng Moyal -tích thay cho -tích khả vi hình thức. 
Nếu trên mỗi K-quĩ đạo  của nhóm Lie G ta trang bị được một -tích như 
trên thì ta có khái niệm -tích G-hiệp biến : 
Định nghĩa 2.7 : Giả sử  là một K-quĩ đạo của một nhóm Lie G trong G* với 
tác động Hamilton chặt của G. Một -tích được gọi là G-hiệp biến (hay hiệp biến 
dưới tác động của G) nếu như : 
[ , ], , ( )iA iB iB iA i A B A B Lie G     G* * 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
91 
Nếu -tích là G-hiệp biến thì ta có . (.)AA iA l  * là một biểu diễn của đại 
số Lie G trong không gian ( )
2
iZ C  
. Như vậy, lượng tử hoá biến dạng 
một mặt cho ta các quĩ đạo đối phụ hợp lượng tử (hay còn gọi là K-quĩ đạo lượng 
tử), một mặt nhằm mục đích tìm biểu diễn của các đại số con ( )C  bởi các toán 
tử trong không gian Hilbert nào đó. Trong trường hợp G liên thông và đơn liên 
thì ta nhận được biểu diễn unita T của nhóm Lie G được xác định : 
 exp( ) AlT A e 
2.3 Hàm Hamilton và các quĩ đạo đối phụ hợp lượng tử 
Cho nhóm Lie G, mỗi phần tử ( )A Lie G G có thể được như là hạn chế 
của hàm tuyến tính tương ứng A trên các quĩ đạo đối phụ hợp  , được xét như 
là tập con của G* , ( ) ,A F F A  . Như đã biết thì hàm này chính là hàm 
Hamilton, được liên kết với trường vectơ Hamilton bởi công thức : 
t=0( )( ) : ( .exp(tA)) , ( )A
df x f x f C
dt
   
Đồng thời ta có : ( ) { , }, ( )A f A f f C   . 
Định nghĩa 2.8 : Nếu trên quĩ đạo  tồn tại ánh xạ symplectic  : 
1 2
1( , ) ( ,..., , ,..., ) ( , )
n n
np q p p q q R p q  thì cặp 1,  được gọi là một 
bản đồ tương thích nếu các tính chất sau được thỏa mãn : 
1) Với A G , hàm Hamilton trên  có dạng bậc nhất theo biến p, tức là : 
1
( , ) ( ). ( )
n
i i
i
A p q q p q 
  , 
trong đó ( )i q , ( )q là các hàm khả vi C theo biến q. 
2) Trên bản đồ đó, dạng Kirillov là 
1
n
i i
i
dp dq
  . 
Khi đó ta dùng kí hiệu A thay cho kí hiệu ( , )A p q để chỉ hàm Hamilton 
trong hệ tọa độ chính tắc ,p q . 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Minh Thành 
92 
Ta gọi ( )pF g là phép biến đổi Fourier từng phần của hàm g từ biến p sang 
biến x, tức là : 
 2
1( )( , ) : ( , )
2
ipx
p n R
F g x q e g p q dp
và kí hiệu 1( )( , )pF g p q là phép biến đổi Fourier ngược. 
Định nghĩa 2.9 : (K-quĩ đạo lượng tử) 
Cho 2n là một K-quĩ đạo 2n-chiều của nhóm Lie G. Với A G 
(i) Toán tử 1ˆ A p A pF F   xác định hầu khắp nơi trên 
 2 2 2, /(2 )n nL R dpdq là toán tử lượng tử tương thích. 
(ii) 2 ˆ,n A  được gọi là K-quĩ đạo lượng tử ứng với nhóm Lie G. 
(iii) Hợp các 2 ˆ,n A  được gọi là tầng các K-quĩ đạo lượng tử bậc 2n của 
nhóm Lie G. 
3. Các kết quả chính 
Nhắc lại rằng G là MD5-nhóm đơn liên, liên thông mà MD5-đại số tương 
ứng 1 2 3 4 5, , , ,X X X X X G có tính chất : 1 2 4[X ,X ]=X ; 2 3 5[X ,X ]=X , 
 1 24 5,X X R G G,G , các K-quĩ đạo đã được mô tả tường minh theo mệnh 
đề 2.3. Ta có mệnh đề sau : 
Mệnh đề 3.1 : Ứng với mỗi K-quĩ đạo chiều cực đại *F  G thì ánh xạ 
symplectic  có công thức : 
2( , ) ( , ) ( , , , , ) Fp q R p q q p q       . 
Khi đó 1,F   lập thành một bản đồ tương thích. 
Chứng minh : 
Để kiểm tra ánh xạ  có công thức ( , ) ( , , , , )p q q p q      là một 
vi phôi toàn cục từ 2R vào F . 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
93 
Mỗi phần tử *F G có dạng * * * * *1 2 3 4 5F X X X X X     , hàm A 
được xác định : 
* * * * *
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5( ) , , 
A F F A X X X X X aX bX cX dX fX
a b c d f
    
    
Do đó ( , ) ( ) ( )A p q q a pb q c d f       . 
Xét 1 2 3 4 5A=aX +bX +cX +dX +fX , 1 2 3 4 5B=a'X +b'X +c'X +d'X +f'X 
* * * * *
1 2 3 4 5( ) ( )F q X pX q X X X      
thì 4 5[ , ] ( '- ' ) ( ' ' )A B ab a b X bc b c X . 
Suy ra : 
 ,[ , ] ( '- ' ) ( ' ' )F A B ab a b bc b c  (3) 
Mặt khác : 
( ) { , } ( )A
f ff A f b a c
q p
  
 
 
 
( ) { , } ' ( ' ')B
f ff B f b a c
q p
  
 
 
 
Suy ra, các trường vectơ : 
( )A b a cq p
  
 
 
' ( ' ')B b a cq p
  
 
 
Do đó : 
  ( )( ' ') ' ' ' '
' (4)
   
   
   
 
 
 
A B a c a c ab a b bc b cp p p q
bb
q q
       
So sánh (3) và (4) ta suy ra dạng Kirillov chính là dạng chuẩn tắc 
symplectic dp dq  . 
Mệnh đề đã được chứng minh hoàn toàn.  
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Minh Thành 
94 
Như vậy, mỗi K-quĩ đạo đều vi phôi toàn cục với 2R , do đó sẽ dễ dàng tính 
toán Moyal -tích trong trường hợp này ứng với n = 1. 
Mệnh đề 3.2 : 
Trong hệ toạ độ chính tắc (p, q) được xác định trên mỗi quỹ đạo F , 
Moyal -tích là G-hiệp biến. 
Chứng minh : 
Để chứng minh Moyal -tích là G-hiệp biến ta chỉ cần chỉ ra rằng : 
[ , ], , ( )iA iB iB iA i A B A B Lie G     G* * . 
Thật vậy, xét 1 2 3 4 5A=aX +bX +cX +dX +fX , 1 2 3 4 5B=a'X +b'X +c'X +d'X +f'X , 
* * * * *
1 2 3 4 5( ) ( )F q X pX q X X X      
Theo cách mô tả ở trên thì : 
( ) ( )A q a pb q c d f       
( ) ' ' ( ) ' ' 'B q a pb q c d f       
 0 .,P A BA B    
 1 ( ' ') ( ) ', .
( ' ' ) ( ' ' )
     
      p q q pP A B A B b a c a c bA B A B
ab a b bc b c
   
 
 2 12 12 2 2 12 21 2 2 21 12 2 2 21 21 2 2 0, pp qq pq qp qp qq qq ppP A B A B A B A BA B                         . 
Tương tự ta có 0, 3,kP kA B    
Do đó : 
  
1 1 1 1
1
1
1 1* * , , , ,
2 2
, ( ' ' ) ( ' ' ),
         
 
 
iA iB iB iA P P P PiA iB iB iA iA iB iA iBi i
P iA iB iP i ab a b bc b cA Bi
 
Mặt khác :   [ , ] ( ' ' ) ( ' ' )i A B i ab a b bc b c  . Mệnh đề đã được chứng 
minh hoàn toàn.  
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
95 
Đặt ( ) uA u iA  * , ta có hệ quả sau : 
Hệ quả 3.3 : [ , ]A B A B B A     * * 
Nhắc lại kí hiệu ( )pF g là phép biến đổi Fourier từng phần của hàm g từ 
biến p sang biến x : 
1( )( , ) : ( , )
2
ipx
p R
F g x q e g p q dp
và 1( )( , )pF g p q là phép biến đổi Fourier ngược. 
Bổ đề 3.4 : 
1) 1 1( ) ( . )p p pF g iF x g  
2) ( . ) ( )p x pF p v i F v  
3) 1 0, 2, ( )k pP kA F g  
Chứng minh : 1) và 2) là những tính chất quen thuộc trong lí thuyết các phép 
biến đổi Fourier. 
Tính chất 3 dể dàng suy ra vì ,A B  là các hàm bậc nhất theo p và q 
Định lí 3.5 : 
Với mỗi A G và 20 ( )g C R
 , đặt 1ˆ ( ) ( )A p A pg F F g
   thì : 
 1ˆ ( )
2 2A q x
xg b g i a c d f a c q g        
 
Chứng minh. 
Áp dụng bổ đề 3.4 
 1 1 1
0
1 1ˆ ( ) ( ) ( ) ( , ( ))
! 2
r
r
A p A p p p p p
r
g F F g F iA F g F P A F g
r i
   * 
  

1
1 1
( ) ( ) ( )
1 1 ( ) ( ) ( )
1! 2
   
p p
q p p p
iF q a pb q c d f F g
b F g a c F g
i
     
 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Minh Thành 
96 
  

1
1
( ) ( ) ( )
1 ( ) ( )
2
   
p
p
p
q p p
i q a q c d f g bF pF g
b g a c F F g
i
     
 
  1( ) ( ) ( )
2x q
i q a q c d f g bi g b g a c ixg
i
            
 1
2 2q x
xb g i a c d f a c q g        
  
Đặt ,
2 2
x xs q t q ta có : 
 
ˆ ( )  
  
 A s
s
g b g i a c d f a c s g
b i a c d f a c s g
     
     
Định lí 3.6 : 
Toán tử ˆ A sb i a c d f a c s        chính là biểu diễn của 
đại số Lie G . 
Hơn nữa, ,A B G thì : [ , ]ˆ ˆ ˆ ˆ ˆA B B A A B      
Chứng minh : 
 Với ,A B G và 20 ( )g C R
 , 1 2, R  ta có : 
 1 2 1 2
1 1
1 2
1 1
1 2 1 2
ˆ ( ) ( ) * ( )
ˆ ˆ( ) ( ) ( ) ( )
  
    
A B p A B p p p
p A p p B p A B
g F F g F i F gA B
F F g F F g g g
     
   
và 
 
1 1
1 1
1
[ , ]
ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ( ) ( ) ( ) ( )
* ** ( ) * ( )
[ , ]* ( )
ˆ ( ) 
        
  

A B B A A Bp B p p A p
p pp p
p p
A B
g g F F g F F g
F iA F iBiB F g iA F g
F i A B F g
g 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 
97 
Định nghĩa 3.7 : Gọi F là các K-quĩ đạo của MD5-nhóm G đang xét. Khi A 
chạy trên khắp đại số Lie G thì ˆ,F A  được gọi là mặt phẳng lượng tử tương 
ứng với tác động đối phụ hợp của nhóm Lie G. 
Trong trường hợp G là đơn liên thì ta có biểu diễn unita vô hạn chiều T của 
G là : 
 ˆ(exp ) : exp exp ;A sT A b i a c d f a c s A        G 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] F.A.Berezin (1974), Quantization, Math. USSR Tzvestija, 8, pp. 1109-1165. 
[2] F. Bayen, M. Flato, C. Fronsdal, A. Lichnerowicz, D. Sternheimer (1978), 
Deformation theory and quantization. I and II. Ann. Phys, 111 1, pp. 61-151. 
[3] M. De Wilde, P. B. A. Lecomte (1983), Existence of star-products and of 
formal deformations in Poisson Lie algebras of arbitrary symplectic manifolds, 
Lett. Math. Phys, 7, pp. 487- 496. 
[4] Do Ngoc Diep (1999), Noncommulative Geometry Methods for Group C*-
Algebras, Chapman and Hall/ CRC Research Notes in Mathematics Series, Vol. 
416, 284 pages. 
[5] Do Ngoc Diep (2000), Quantum strata of coadjoint orbits, 
arXiv :math.QA/0003100 v2. 
[6] Do Ngoc Diep and Nguyen Viet Hai (2001), Quantum half-planes via 
deformation quantization, Beitrage zur Algebra und Geometrie (Contributions 
to Algebra and Geometry), 42, No 2. 
[7] Do Ngoc Diep and Nguyen Viet Hai (2001), Quantum co-adjoint orbits of the 
group of affine transformations of the complex straight line, Beitrage zur 
Algebra und Geometrie (Contributions to Algebra and Geometry), 42, No 2. 
[8] P. Etingof, D. A. Kazhdan (1996), Quantization of Lie bialgebras, I. Selecta 
Math, New Series 2, 1, pp. 1-41. 
[9] B. Fedosov (1994), A simple geometric construction of deformation 
quantization. J. Diff. Geom, 40, 2, pp. 213-238. 
[10] M. Kontsevich (1997), Deformation Quantization of Poisson Manifolds, 
Preprint, q-alg/9709040. 
 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Dương Minh Thành 
98 
[11] Nguyen Viet Hai (2001), Quantum co-adjoint orbits of MD4-groups, Vietnam J. 
Math, Vol. 29, pp. 131-158. 
[12] Do Duc Hanh (2003), Deformation quatization and quantum coadjoint orbits of 
SL(2,R), arXiv.math.QA/0305358 v1. 
[13] Vuong Manh Son and Ho Huu Viet (1984), Sur la structure des C*-algèbres 
d’une classe de groupes de Lie, J. Operator Theory, 11, pp 79-90 
[14] Lê Anh Vũ (1990), Không gian phân lá tạo bởi các K-quĩ đạo chiều cực đại lớp 
nhóm Lie MD4, Luận án phó tiến sĩ khoa học Toán Lí, Viện Toán học Việt 
Nam, Hà Nội, 102 trang. 
[15] Lê Anh Vũ (2005), Về một lớp con các đại số Lie và nhóm Lie giải được 5 
chiều, Báo cáo Hội nghị Đại số - Hình học – Tôpô toàn quốc, Trường ĐHSP Tp. 
Hồ Chí Minh 18-25/11. 
[16] Le Anh Vu, Duong Minh Thanh (2006), The Geometry of K-orbits of a Subclass 
of MD5-Groups and Foliations Formed by Their Generic K-orbits, 
Contributions in Mathematics and Applications, A special Vol. of East-West J. 
Math, pp. 1-16. 
Tóm tắt 
K-quĩ đạo lượng tử của MD5-nhóm 
Sử dụng * -tích trên các quĩ đạo đối phụ hợp (K-quĩ đạo) của một 
MD5-nhóm liên thông cho phép xây dựng các quĩ đạo đối phụ hợp lượng tử 
(K-quĩ đạo lượng tử) theo lượng tử hoá biến dạng của Fedosov. Từ đó đưa 
ra được biểu diễn unita vô hạn chiều của MD5-nhóm đó. Các kết quả có thể 
được áp dụng tương tự cho các MD5-nhóm khác. 
Abstract 
Quantum K-orbits of the MD5-group 
Using * -product on co-adjoint orbits (K-orbits) of the connected 
MD5-group we obtain quantum coadjoint orbits (quantum K-orbits) via 
Fedosov deformation quantization. Hereby, we have that dimensional 
infinite unitary representation of the MD5-group. These results can be 
applied to other MD5-groups. 

File đính kèm:

  • pdfk_qui_dao_luong_tu_cua_md5_nhom.pdf