Huy động vốn từ thị trường chứng khoán để phát triển kinh tế tư nhân

Thị trường chứng khoán (TTCK) trong thời gian qua là kênh huy động vốn hữu hiệu cho Chính phủ, đặc

biệt là khu vực tư nhân để phục vụ cho nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế và được đánh giá là một kênh

huy động vốn tiềm năng trong tương lai. Với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực tư nhân, đã khẳng định tại

Nghị quyết TW5 thì phát triển thị trường chứng khoán nhằm mục tiêu huy động vốn cho phát triển kinh tế

khu vực tư nhân là một thiết yếu

pdf 4 trang phuongnguyen 1720
Bạn đang xem tài liệu "Huy động vốn từ thị trường chứng khoán để phát triển kinh tế tư nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Huy động vốn từ thị trường chứng khoán để phát triển kinh tế tư nhân

Huy động vốn từ thị trường chứng khoán để phát triển kinh tế tư nhân
60 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 08 (193) - 2019
1. Tốc độ phát triển của kinh tế khu vực tư 
nhân
Trong giai đoạn 2005-2018, khu vực kinh tế 
tư nhân phát triển mạnh mẽ và tăng nhanh về số 
lượng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính 
đến năm 2014, Việt Nam có khoảng 500 nghìn 
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, 
chiếm gần 96,5% số doanh nghiệp của cả nước, 
bình quân mỗi năm tăng thêm 32 nghìn doanh 
nghiệp, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước 
(DNNN) ngày càng giảm về số lượng (bình quân 
giảm 115 doanh nghiệp/năm).
Năm 2015, theo thống kê có 427.000 doanh 
nghiệp tư nhân đang hoạt động (chiếm 49,5% 
tổng số doanh nghiệp đã đăng ký tính đến năm 
2015).
Năm 2016, có 110.100 doanh nghiệp đăng ký 
thành lập mới với số vốn đăng ký tăng kỷ lục, 
tăng hơn 16,2% so với năm 2015; Năm 2017, 
đăng ký mới là 137.000, tăng 15,2% tăng 45,5% 
so với năm 2016; Trong năm 2018, cả nước có 
131,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 
với tổng vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỷ đồng, 
tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về 
số vốn đăng ký so với năm 2017.
Xét về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn 
vốn tư nhân không chỉ luôn chiếm vị trí thứ 02 
giữa 03 khu vực, mà còn có xu hướng tăng từ 
mức 22% năm 2000 lên 38,4% năm 2014, trong 
khi khu vực FDI lại giảm rõ rệt từ mức cao nhất 
30,9% năm 2006 về khoảng 40% năm 2014. Kết 
quả cho thấy, ngay cả những giai đoạn kinh tế 
khó khăn (2008-2009 và 2011-2013) thì vốn đầu 
tư khu vực tư nhân vẫn tăng cho thấy tính ổn 
định, bền vững của khu vực này. Năm 2017 vốn 
đầu tư của kinh tế tư nhân tăng trưởng 17,1% so 
với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của 
tổng số vốn đầu tư xã hội khoảng 11%, theo đó 
tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân 
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh 
và vượt mức 40%. Đặc biệt vào năm 2018, sau 
năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 10 - NQ/TW 
về phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan 
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa, Chính phủ đã ghi các dấu ấn đặc 
biệt trong cải thiện môi trường đầu tư - kinh 
doanh, đưa niềm tin kinh doanh của nhà đầu tư 
trong nước và nước ngoài lên cao, con số này đã 
HUY ĐỘNG VỐN TỪ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 
Ths. Đỗ Thị Đảm*
Ngày nhận bài: 2/5/2019
Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019
Ngày nhận phản biện: 15/5/2019
Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong thời gian qua là kênh huy động vốn hữu hiệu cho Chính phủ, đặc 
biệt là khu vực tư nhân để phục vụ cho nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế và được đánh giá là một kênh 
huy động vốn tiềm năng trong tương lai. Với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực tư nhân, đã khẳng định tại 
Nghị quyết TW5 thì phát triển thị trường chứng khoán nhằm mục tiêu huy động vốn cho phát triển kinh tế 
khu vực tư nhân là một thiết yếu
• Từ khóa: kinh tế tư nhân, thị trường chứng khoán, huy động vốn.
The stock market (stock market) in recent years 
is an effective capital mobilization channel for 
the Government, especially the private sector, 
to serve the needs of investment, economic 
development and is considered a commanding 
channel potential capital in the future. With the 
goal of developing the private sector economy, 
affirmed in the Resolution TW5, the development 
of the stock market to mobilize capital for private 
sector economic development is an essential 
factor...
• Keywords: private economy, stock market, 
capital mobilization.
* Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên
61Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 08 (193) - 2019
lên 18,5% và tăng ở mức 12% so với năm trước. 
Đáng chú ý là trong năm 2018 là năm của các 
dự án quy mô lớn, của khu vực kinh tế tư nhân 
như các dự án, Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy 
điện VinaFast, với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, 
quy mô 355 ha đã đi vào hoạt động sau hơn 1 
năm xây dựng. Sân bay Quốc tế Vân Đồn do Tập 
đoàn Sun Group làm chủ đầu tư đã chính thức 
đón chuyến bay thương mại đầu tiên
2. Tổng quan về thị trường chứng khoán và 
thực trạng phát triển
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của 
nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn 
ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán 
trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến 
hành ở thị trường sơ cấp khi người mua được 
chứng khoán lần đầu tư những người phát hành, 
và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi 
bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị 
trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường 
chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động 
trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại 
chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ 
chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những 
chức năng cơ bản sau: Huy động vốn đầu tư cho 
nền kinh tế; cung cấp môi trường đầu tư cho 
công chúng; tạo tính thanh khoản cho các chứng 
khoán; đánh giá hoạt động của doanh nghiệp; 
tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các 
chính sách vĩ mô.
Về chủ thể tham gia thị trường chứng khoán: 
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng 
khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà 
phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan 
đến chứng khoán.
2.2. Thực trạng phát triển
2.2.1. Kết quả đạt được
Ngày 11/07/1998, thị trường chứng khoán Việt 
Nam chính thức được ra đời theo Nghị định số 
48/1998/NĐ-CP “về chứng khoán và thị trường 
chứng khoán”1 và thành lập hai Trung tâm giao 
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Trung tâm 
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 
(HOSE) theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg. 
Tuy vậy phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE 
diễn ra vào ngày 28/7/2000 với chỉ 02 mã chứng 
khoán REE & SAM. Trải qua 18 năm hoạt động, 
thị trường chứng khoán đã có nhiều bước tiến và 
hoàn thiện.
Về các văn bản pháp luật: 
Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội 
ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành 
kể từ ngày 01/7/2007, đã tạo lập được khuôn khổ 
pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động 
của thị trường chứng khoán, từng bước loại bỏ 
những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản luật 
pháp khác có liên quan.
Về quy mô hoạt động:
Hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ 
chứng khoán phát triển nhanh về quy mô và 
năng lực nghiệp vụ, với hệ thống mạng lưới chi 
nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh, thành 
phố lớn trong cả nước, góp phần giúp công 
chúng đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường 
chứng khoán. Khi thị trường mới bắt đầu đi vào 
hoạt động, toàn thị trường mới chỉ có 7 công ty 
chứng khoán và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa 
có một công ty quản lý quỹ nào. Sau 10 năm 
hoạt động, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 105 
công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ 
đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó số 
lượng người hành nghề tăng nhanh, phù hợp với 
sự tăng trưởng của các công ty chứng khoán. 
Từ năm 2007 đến 2009 đã có gần 8400 người 
hành nghề được cấp chứng chỉ. Số lượng công 
ty quản lý quỹ cũng tăng nhanh
Về giá trị huy động vốn:
Tổng giá trị vốn huy động qua thị trường 
chứng khoán từ khi khai trương hoạt động đến 
nay đã đạt gần 2 triệu tỷ đồng (trong đó giai đoạn 
2010 - nay, mức huy động vốn qua thị trường 
chứng khoán đã đạt 1,9 triệu tỷ đồng, tăng hơn 
4 lần so với giai đoạn 2005-2010) và huy động 
khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2017 
đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng, tương đương 70,2% 
GDP, vượt chỉ tiêu của Chính phủ đề ra cho năm 
2020. Năm 2018 thị trường tiếp tục duy trì đà phát 
triển, mức vốn hóa thị trường đạt 3.846 nghìn tỷ 
đồng, tăng 9,4 % so với năm 2017, tương đương 
76,8% GDP.
Về hệ thống nhà đầu tư:
Thị trường chứng khoán cũng đã thu hút đông 
đảo các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 
62 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Năm 2017 ghi nhận lượng vốn đầu tư nước ngoài 
vào ròng ở mức lớn chưa từng thấy trong lịch sử 
thị trường chứng khoán Việt Nam với mức ròng 
47.864 tỷ đồng (gấp 8 lần so với giá trị mua ròng 
trong năm 2016).
Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường:
Công tác quản lý Nhà nước và điều hành 
TTCK được thực hiện tương đối linh hoạt, đảm 
bảo TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định, 
không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng 
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, 
từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng 
chế thực thi quy định của pháp luật. Nhà nước đã 
thiết lập cơ chế giám sát thị trường chứng khoán 
chuyên sâu, chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. 
Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN tập 
trung vào: giám sát tuân thủ các tổ chức trung 
gian thị trường, giám sát tuân thủ các tổ chức phát 
hành, tổ chức niêm yết, giám sát tuân thủ các sàn 
giao dịch chứng khoán, bên cạnh đó còn giám sát 
giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm phát 
hiện các hành vi lạm dụng thị trường, thanh tra 
thực hiện các chức năng cưỡng chế thực thi.
2.3. Những lợi thế của việc huy động vốn từ 
thị trường chứng khoán so với các kênh huy 
động vốn khác
Cần xác định, thị trường chứng khoán là một 
kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền 
kinh tế, là sự phát triển bậc cao của thị trường tài 
chính của một quốc gia. Hiếm có nền kinh tế phát 
triển nào mà không có thị trường chứng khoán, 
những lợi ích mà thị trường chứng khoán sẽ đem 
lại cho phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian 
tới. Nhờ có thị trường chứng khoán mà các khoản 
tiền nhàn rỗi trong dân cư được thu hút thông qua 
việc người dân đầu tư, mua các chứng khoán hóa, 
trên cơ sở đó cùng với các hình thức đầu tư khác 
như gửi tiền ngân hàng, mua vàng tích lũy, kinh 
doanh thì người dân có thêm nhiều sự lựa chọn 
các hình thức đầu tư khác nữa. Dưới góc độ vĩ 
mô, việc phát triển thị trường chứng khoán sẽ 
thu hút, khai thác mọi nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn 
rỗi trong nền kinh tế để sử dụng đầu tư vào lĩnh 
vực sản xuất kinh doanh, tạo khả năng sinh lợi 
cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục tăng 
trưởng và phát triển. Khi các doanh nghiệp huy 
động vốn từ thị trường chứng khoán bằng cách 
phát hành cổ phiếu thì hình thức này giúp doanh 
nghiệp tăng lượng vốn đối ứng và thực hiện các 
dự án có quy mô lớn hơn, cũng như nâng cao khả 
năng vay vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp 
không phải trả lại tiền gốc cũng như không phải 
bắt buộc phải trả cổ tức nếu như doanh nghiệp 
làm ăn không có lãi bởi cổ tức của doanh nghiệp 
được chia từ lợi nhuận sau thuế.
Bên cạnh đó, nếu huy động vốn từ ngân hàng 
thì các doanh nghiệp phải báo cáo kế hoạch sử 
dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định, cũng 
như cần tài sản để bảo đảm cho khoản vay đó. 
Ngoài ra doanh nghiệp cần phải tuân thủ các 
quỹ định do ngân hàng đề ra trong việc sử dụng 
vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp giảm sự chủ 
động trong việc vay và sử dụng vốn vay vì còn 
phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng cũng như 
những quy định của tổ chức tín dụng.
3. Nhiều giải pháp tiếp tục được tháo gớ 
khơi thông dòng vốn cho phát triển kinh tế tư 
nhân
Có thể nói kinh tế tư nhân vẫn đang gặp nhiều 
khó khăn, vướng mắc, rào cản phát triển, trong đó 
có vấn đề tiếp cận các nguồn vốn, nhất là nguồn 
vốn trung và dài hạn. Để đáp ứng nhu cầu vốn 
trên, việc phát triển thị trường chứng khoán là 
điều kiện tất yếu, giảm dần lệ thuộc vào tín dụng 
ngân hàng.
Tại hội thảo hiến kế về tài chính - tín dụng 
với chủ đề “Khơi thông dòng vốn trung - dài hạn 
cho phát triển kinh tế - xã hội” ông Nguyễn Hữu 
Nghĩa - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương 
cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết 10-
NQ/TW, kinh tế tư nhân đã có những bước phát 
triển quan trọng. Các chủ trương, quan điểm của 
Nghị quyết 10 từng bước được thể chế hóa; nhiều 
chính sách, pháp luật đã được Quốc hội, Chính 
phủ, các bộ, ngành và địa phương ban hành nhằm 
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho 
kinh tế tư nhân phát triển. Trong đó, hệ thống tài 
chính, ngân hàng tiếp tục được củng cố, cơ cấu lại 
và phát triển ổn định, an toàn và đáp ứng tốt hơn 
nhu cầu vốn, dịch vụ tài chính, ngân hàng cho 
nền kinh tế. Kinh tế tư nhân tiếp cận thuận lợi, 
bình đẳng hơn các nguồn vốn chính thức và các 
thị trường sản xuất. 
- NHNN đã và đang triển khai quyết liệt nhiều 
giải pháp đồng bộ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, 
kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ 
thị trường, khuyến khích và tạo điều kiện thuận 
lợi cho khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận vốn tín 
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄP Soá 08 (193) - 2019
63Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
dụng, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển 
nhanh, bền vững.
- Các thành phần kinh tế được mở rộng vay 
vốn theo năng lực tài chính, kinh doanh đồng thời 
mở rộng kênh cấp vốn tín dụng khác (bảo lãnh, 
thuê tài chính...) của tổ chức tín dụng (TCTD) cho 
nền kinh tế cả về bề rộng lẫn chiều sâu. NHNN đã 
chủ động, linh hoạt điều hành đồng bộ các công 
cụ chính sách tiền tệ (CSTT) để đảm bảo thanh 
khoản cho TCTD, duy trì mặt bằng lãi suất thị 
trường ổn định nhằm cân đối vốn kịp thời hỗ trợ 
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người 
dân. NHNN đã có định hướng rõ ràng, ưu tiên 
tập trung vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất, lĩnh 
vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, trong 
đó có doanh nghiệp tư nhân; thực hiện cơ cấu lại 
nợ, miễn giảm lãi vay; đẩy mạnh cải cách thủ tục 
hành chính trong cho vay nhằm giảm bớt phiền 
hà cho khách hàng trên cơ sở tuân thủ quy định 
pháp luật về cấp tín dụng. 
- Để đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của 
các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói 
chung thì phát triển thị trường chứng khoán là 
điều kiện tất yếu, giảm dần lệ thuộc vào tín dụng 
ngân hàng, đặc biệt là các nhu cầu vốn trung, 
dài hạn. Tuy nhiên về phía ngành ngân hàng, 
NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ chủ động, 
linh hoạt; nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp 
với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và tiếp 
tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng 
khả năng tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, NHNN sẽ 
phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên 
quan đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển nhanh, 
bền vững các phân đoạn thị trường tài chính; tạo 
điều kiện cho kinh tế tư nhân huy động vốn trên 
thị trường chứng khoán...
- Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) 
là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu 
tư, phát triển. Đến cuối năm 2018, giá trị vốn 
hóa cho thị trường chứng khoán đạt hơn 110% 
GDP. Trong đó, thị trường cổ phiếu đạt gần 72% 
GDP, thị trường trái phiếu đạt hơn 39%, riêng 
thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 
chiếm 8,6% GDP và đến quý I/2019 đã đạt 9,6% 
GDP. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam hiện vẫn chưa 
tương xứng với tiềm năng, quy mô TTCK mới 
khoảng 175 tỷ USD đến cuối năm 2018, con số 
này còn nhỏ so với các nước trong khu vực và 
trên thế giới. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp 
cũng chưa phát triển, các định chế quỹ hưu trí tự 
nguyện, quỹ đầu tư chứng khoán mặc dù cơ chế 
chính sách đã có nhưng triển khai hoạt động vẫn 
còn những khó khăn. Bên cạnh đó, tiến trình cổ 
phần hóa và thoái vốn DNNN chưa đạt được như 
kế hoạch đã đề ra.
Do vậy, để tiếp tục phát triển thị trường vốn, 
chúng ta cần nhanh chóng ban hành Luật Chứng 
khoán sửa đổi và sửa đổi một số điều của Luật 
Kinh doanh bảo hiểm để hoàn thiện thể chế chính 
sách, tạo khung pháp lý hoàn thiện và đầy đủ cho 
sự phát triển của thị trường. Đồng thời, Bộ Tài 
chính cũng sẽ tiếp tục rà soát lại các thủ tục hành 
chính, quản lý giám sát hoạt động TTCK, thị 
trường bảo hiểm một cách chặt chẽ, kết hợp giữa 
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm 
phát triển thị trường một cách lành mạnh.
- Về trái phiếu doanh nghiệp, nhiều chuyên 
gia kinh tế cho rằng, sự thay đổi của thị trường 
chứng khoán là tích cực, nhưng việc hình thành 
kênh trái phiếu cho doanh nghiệp là mục tiêu 
xa vời. Bởi các doanh nghiệp muốn phát hành 
trái phiếu phải đạt mức độ tín nhiệm nhất định 
cũng như trình độ phát triển tốt, trong khi doanh 
nghiệp vừa và nhỏ khó đáp ứng yêu cầu này. Đặc 
biệt cần tạo ra văn hóa công bố thông tin, trên cơ 
sở tuyên truyền phải gắn với tính trách nhiệm. 
Phía doanh nghiệp, yếu tố này liên quan đến vấn 
đề quản trị. Khi doanh nghiệp công bố thông tin 
đầy đủ, chính xác thì các nhà đầu tư có thể yên 
tâm, chấp nhận rủi ro. Trong khi đó, nhà đầu tư 
cũng cần nắm được đầy đủ kiến thức này, giúp 
thị trường tài chính đảm bảo được tính công khai. 
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Sơn 2013, Xây dựng thị trường chứng khoán phái 
sinh Việt Nam 2013, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị 
trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. 
 Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 08/CT-TTg: “Chỉ thị 
về việc thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường 
chứng khoán”.
su-phat-trien-chung-khoan-viet-nam.sav
ht tp: / / thoibaotaichinhvie tnam.vn/pages /chung-
khoan/2018-06-04/su-phat-trien-thi-truong-chung-khoan-va-
cac-giai-phap-de-phat-trien-ben-vung-58285.aspx
ht tp: / / thoibaotaichinhvie tnam.vn/pages /chung-
khoan/2018-06-01/tiep-tuc-phat-trien-thi-truong-chung-
khoan-theo-chieu-sau-va-ben-vung-58193.aspx
TAØI CHÍNH DOANH NGHIEÄPSoá 08 (193) - 2019

File đính kèm:

  • pdfhuy_dong_von_tu_thi_truong_chung_khoan_de_phat_trien_kinh_te.pdf