Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Vốn là hoạt động vật chất quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết

để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn nổi lên như một vấn đề

cấp bách, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị

doanh nghiệp khởi nghiệp là làm thế nào để huy động vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu tư trong và

ngoài nước tham gia nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kỳ vọng.

pdf 4 trang phuongnguyen 260
Bạn đang xem tài liệu "Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

Huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2018
21
doanh hoặc hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí với 
chi phí ưu đãi.
Công ty đầu tư/Quỹ đầu tư mạo hiểm:
Đây là những nhà đầu tư (NĐT) chuyên nghiệp 
đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và phải chịu 
trách nhiệm trước khoản đầu tư. Quỹ đầu tư mạo 
hiểm có những tiêu chí cao hơn, tham gia muộn 
hơn và số tiền đầu tư cũng lớn hơn nhiều so với 
các NĐT thiên thần và gọi vốn cộng đồng. Khác 
với NĐT thiên thần, mục đích sở hữu một phần 
DN của Quỹ đầu tư mạo hiểm rõ ràng hơn, để 
đạt được mục tiêu kiểm soát cũng như ảnh hưởng 
nhất định đến quyết định của DN khởi nghiệp. 
Ngoài ra, Quỹ đầu tư mạo hiểm còn thực hiện tư 
vấn chiến lược, hỗ trợ về mặt quản lý, cung cấp 
không gian làm việc cho DN khởi nghiệp.
Các Quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia đầu tư từ khi 
dự án đã khởi chạy được một thời gian, có sản phẩm, 
thị trường và mô hình kinh doanh được định hình, 
cần đến nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhà đầu tư thiên thần: 
Các NĐT thiên thần thường tham gia vào dự 
án trước các Công ty đầu tư mạo hiểm theo hình 
thức cấp vốn một lần nhằm giúp DN khởi nghiệp 
vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu. 
Số tiền NĐT thiên thần tài trợ thường nhiều hơn 
số vốn tự có, vốn vay mượn ít hơn của các công 
ty đầu tư mạo hiểm. NĐT thiên thần khác với gọi 
vốn cộng đồng ở chỗ họ cần phải thấy được năng 
lực của người sáng lập và tiềm năng của dự án 
thông qua sản phẩm mẫu hay các mô hình thử 
nghiệm của sản phẩm. Vì vậy, NĐT thiên thần 
thường tham gia góp vốn nhiều nhất vào các giai 
đoạn hoàn thiện định hình sản phẩm/dịch vụ và 
số vốn đóng góp được sử dụng để điều tra thị 
những mô hình gọi vốn 
khởi nghiệp thành công tại việt nam
Kể từ khi thành lập, vòng đời của một doanh 
nghiệp (DN) khởi nghiệp trải qua 5 giai đoạn: Khởi 
nghiệp, xây dựng, phát triển, trưởng thành và sau 
trưởng thành. Mỗi giai đoạn phát triển DN có nhu 
cầu về vốn và mô hình huy động vốn khác nhau, 
cụ thể:
Các chương trình khởi nghiệp, vườn ươm DN hay 
DN hỗ trợ khởi nghiệp:
Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, vườn ươm 
DN thường là hình thức hỗ trợ khởi nghiệp được 
thành lập bởi các tổ chức chính phủ, các trường đại 
học, các DN lớn Các mô hình này cung cấp vốn 
vay với lãi suất ưu đãi, vốn tài trợ cho các dự án 
tham gia; đồng thời, cung cấp cơ sở vật chất, hạ tầng 
sản xuất, công nghệ, kỹ thuật, các khóa học về kinh 
HuY ĐộNG VốN CHO DOANH NGHIệP 
KHởI NGHIệP TạI VIệT NAM
Ths. HOàNG THị HồNG - Giám đốc Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) *
Vốn là hoạt động vật chất quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết 
để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn nổi lên như một vấn đề 
cấp bách, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị 
doanh nghiệp khởi nghiệp là làm thế nào để huy động vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu tư trong và 
ngoài nước tham gia nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kỳ vọng. 
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh, quỹ đầu tư
In this period, capital is the most important 
activity for enterprises which is the prerequisite 
to maintain and develop business operation. 
Demand for capital has been emerged as 
an urgent issue for business startups. The 
problem is how to mobilize capital and to 
attract investment foundations.
Keywords: SMEs, business startups, business operation, 
investment foundation
Ngày nhận bài: 7/3/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/3/2018 
Ngày duyệt đăng: 6/4/2018
*Email: honght@mpi.gov.vn
22
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
trường, tìm kiếm khách hàng gia nhập thị trường 
(giai đoạn gọi vốn hạt giống).
Gọi vốn cộng đồng:
Gọi vốn cộng đồng là hình thức tài trợ vốn cho 
dự án thông qua sự đóng góp của một số lượng 
lớn những người tham gia thông qua một website 
hoặc các mạng xã hội. Thông thường, người khởi 
xướng sẽ nêu ra ý tưởng/dự án của mình trên các 
diễn đàn và kêu gọi góp vốn. Tuy số tiền của mỗi 
NĐT nhỏ nhưng đổi lại số lượng rất lớn NĐT tham 
gia. Điều này đồng nghĩa với việc chủ dự án sẽ có 
cơ hội huy động được số tiền cần thiết để sản xuất 
sản phẩm mẫu đầu tiên hay dùng để trang trải các 
chi phí ban đầu.
Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm sáng 
kiến khởi nghiệp được ươm tạo và sản phẩm khởi 
nghiệp đã được kết nối với cộng đồng, các quỹ 
đầu tư. Một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho 
hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được 
hình thành và tham gia kết nối. Với việc hội nhập 
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam 
đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ 
nhiều DN trên khắp thế giới, đặc biệt là các NĐT 
đến từ các quốc gia, khu vực có cam kết tự do 
thương mại, đầu tư với Việt Nam như: Nhật Bản, 
Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, Hoa 
Kỳ, Liên minh châu Âu... Đây là một trong những 
tác nhân để môi trường kinh doanh Việt Nam sôi 
động hơn, tạo ra sức hấp dẫn và lực kéo đối với 
hoạt động khởi sự, nhất là đối với DN thuộc khu 
vực tư nhân trong nước.
Chính sách hỗ trợ 
doanh nghiệp khởi nghiệp tại việt nam
2016 là năm đầu tiên Chính phủ Việt Nam 
thực sự quan tâm đến DN khởi nghiệp, hướng 
đến “Quốc gia khởi nghiệp”, cũng như có tầm 
nhìn sâu rộng đến năm 2020. Nghị quyết số 35/
NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển 
DN đến năm 2020 của Chính phủ xác định, Nhà 
nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ DN nhỏ và 
vừa, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có 
tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Tiếp đó, 
tháng 06/2017, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã 
được Quốc hội thông qua đã tạo nền tảng pháp 
lý quan trọng cho các hoạt động hỗ trợ DN khởi 
nghiệp ở Việt Nam.
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngày 11/3/2018, 
Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP 
quy định chi tiết về quản lý và hoạt động của các 
Quỹ đầu tư mạo hiểm. Nghị định này đã tạo điều 
kiện thuận lợi để hình thành sân chơi chuyên nghiệp 
cho các NĐT mạo hiểm, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ 
hơn nữa các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ 
khu vực tư nhân. 
Hiện cũng có hơn 40 Quỹ đầu tư mạo hiểm 
hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến 
một số tên tuổi lớn như IDG Ventures, CyberAgent 
Ventures... Việt Nam cũng có hàng nghìn DN khởi 
nghiệp sáng tạo đang hoạt động và thu hút được 
nguồn vốn đầu tư rất lớn từ các quỹ đầu tư trong 
và ngoài nước. Điển hình như mô hình ví điện tử 
Momo cung cấp các dịch vụ tiện ích như chuyển 
tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn, thu - chi hộ 
Đến nay, mô hình này đã huy động thành công 600 
tỷ đồng (khoảng 28 triệu USD) từ Quỹ Standard 
Chartered Private Equity – Quỹ đầu tư thuộc Ngân 
hàng Standard Chartered.
những khó khăn, thách thức 
Có thể thấy, việc đảm bảo nguồn vốn thường 
xuyên để hoạt động và phát triển là một trong 
những vấn đề cốt lõi cần quan tâm của mỗi DN 
khởi nghiệp. Cho đến nay, các DN khởi nghiệp 
tại Việt Nam chủ yếu kêu gọi vốn từ các quỹ 
tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về 
chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, các NĐT cá 
nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ. Các thương 
vụ lớn chủ yếu đến từ các NĐT nước ngoài, trong 
khi các NĐT trong nước vẫn còn khá e dè khi đầu 
tư vào các DN khởi nghiệp. Những doanh nhân 
thành công ở thế hệ trước thường cẩn thận và 
không mạo hiểm đầu tư vào những DN mới. Một 
điều trái với các nước trên thế giới, những NĐT 
ở Việt Nam thường ít quan tâm đến khởi nghiệp 
với tâm lý ngại rủi ro. Vì thế, các DN khởi nghiệp 
ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong thu hút 
vốn đầu tư.
Mặc dù số lượng các quỹ nước ngoài, tập đoàn, 
NĐT, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam 
hình 1: ChU kỳ vòng đời Của doanh nghiệp
Nguồn: FTI
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2018
23
gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhưng 
do sức ép bảo toàn vốn cho NĐT nên các quỹ đầu tư 
quốc tế cũng không dám mạo hiểm rót vốn vào DN 
khởi nghiệp, chỉ đầu tư một cách nhỏ giọt. 
Những khó khăn, thách thức nêu trên của DN 
khởi nghiệp bắt nguồn từ cả nguyên nhân khách 
quan lẫn chủ quan, cụ thể:
- Năng lực nội tại của các DN khởi nghiệp hiện 
nay còn yếu, trong đó các nhà sáng lập DN khởi 
nghiệp lại chưa tập trung đến tính thực tiễn của mô 
hình kinh doanh, còn chú trọng quá nhiều đến ý 
tưởng; thiếu thông tin để tiếp cận được các nguồn 
hỗ trợ từ Chính phủ. Thậm chí, khi được các Quỹ 
đầu tư rót vốn, nếu DN khởi nghiệp không đủ 
“sức đề kháng” để đứng vững và tăng trưởng thì 
sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. The Kafe là một ví 
dụ điển hình, từ một dự án khởi nghiệp được vinh 
danh với ý tưởng khá sáng tạo và đã huy động 
thành công 5,5 triệu USD, tuy nhiên trước sức 
ép tăng trưởng nóng, đội ngũ quản trị của dự án 
đã không kịp điều tiết và đề ra định hướng hoạt 
động phù hợp, dẫn đến dự án phải dừng triển 
khai trong tiếc nuối của nhà sáng lập.
- Do chưa có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc triển 
khai hoạt động huy động vốn, nên các DN khởi 
nghiệp không thu hút được sự quan tâm của các 
NĐT và không trình bày được những giá trị và tiềm 
năng của dự án kinh doanh trong tương lai.
- Các ngân hàng thương mại cũng chưa mạnh 
dạn thay đổi “khẩu vị” rủi ro cho DN khởi nghiệp 
vay vốn, do đặc thù DN khởi nghiệp thường là các 
DN nhỏ và vừa không có hoặc có ít tài sản đảm 
bảo, giá trị của DN chính là giá trị hình thành trong 
tương lai nên rất khó xác định và độ rủi ro cao.
- Từ năm 2017 trở về trước, hoạt động của 
các quỹ đầu tư mạo hiểm gặp không ít khó khăn 
cả về mặt pháp lý và thực tế triển khai, nên số 
lượng các quỹ đầu tư trong và ngoài nước vẫn 
chưa nhiều. Nghị định số 38/NĐ-CP của Chính 
phủ quy định chi tiết về hoạt động đầu tư cho 
DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo mới được 
ban hành, nên cần có khoảng thời gian nhất định 
để triển khai thực hiện. 
- Việt Nam chưa hình thành được một hệ sinh 
thái khởi nghiệp đồng bộ, nhất quán, hoạt động 
có hiệu quả, bao gồm nhà sáng lập, mạng lưới các 
NĐT, các cố vấn, các nhà tư vấn, các nhà cung 
cấp dịch vụ, kênh huy động vốn Hoạt động hỗ 
trợ khởi nghiệp chủ yếu được thực hiện qua các 
chương trình riêng lẻ với các mục tiêu, tiêu chí rất 
khác nhau, thiếu hoạt động gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ 
giữa các thành phần tham gia hệ sinh thái. Điều 
này dẫn đến tình trạng DN khởi nghiệp ngại tiếp 
xúc với cơ quan hỗ trợ và nhà đầu tư.
giải pháp đẩy mạnh hoạt động 
huy động vốn cho cộng đồng khởi nghiệp
Để giúp DN khởi nghiệp tháo gỡ được những 
khó khăn trong huy động nguồn vốn phát triển, thời 
gian tới cần triển khai một số giải pháp cụ thể sau:
Về phía Nhà nước:
- Cần tạo điều kiện môi trường kinh doanh 
thông thoáng, cắt giảm các thủ tục pháp lý để xây 
dựng một thị trường vốn dành cho các DN khởi 
nghiệp. Ý tưởng xây dựng một thị trường chứng 
khoán chuyên dành cho các DN khởi nghiệp theo 
mô hình KONEX (Hàn Quốc) là ý tưởng hữu hiệu 
giúp các DN khởi nghiệp có thể tiếp cận được các 
nguồn vốn với những tiêu chuẩn ở mức thấp hơn, 
tách bạch với niêm yết, thị trường linh hoạt hơn, 
có lợi cho cả DN và NĐT.
- Việc thành lập các tổ chức tài chính nhà nước 
theo mô hình Quỹ mẹ của Hàn Quốc với số vốn ban 
đầu từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ đối tượng khởi 
nghiệp theo lĩnh vực ưu tiên là cần thiết, qua đó sẽ 
tạo “vốn mồi” để thu hút và tranh thủ sự đầu tư của 
các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước (Quỹ con). 
- Nhà nước có thể hỗ trợ gián tiếp cho DN khởi 
nghiệp thông qua các hình thức như hỗ trợ mặt 
bằng sản xuất, thực hiện các chính sách khuyến 
khích như giảm lãi suất, miễn giảm thuế... Hiện 
nay, mức thuế suất thu nhập DN áp dụng ở Việt 
Nam là 20%. Ở Thái Lan là 15% và ở Indonesia là 
12,5%. Ngoài ra, Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín 
dụng cho các DN khởi nghiệp trong những năm 
đầu theo các điều kiện đi kèm; Thúc đẩy các DN 
khởi nghiệp chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia 
vào các cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị nhằm 
tăng giá trị của DN khi huy động vốn.
- Trên cơ sở môi trường kinh doanh đầu tư cho 
hình 2: sỐ thương vụ hUy động vỐn thành Công
 qUa CáC năm tại việt nam
Nguồn: Topica Funder Institute (TFI)
24
chính sách tài chính với doanh nghiệp khởi nghiệp ở việt nam
DN khởi nghiệp được mở rộng, Nhà nước cần hoàn 
chỉnh hệ sinh thái hỗ trợ xung quanh hoạt động của 
DN khởi nghiệp. Việc xây dựng hệ sinh thái khởi 
nghiệp nên đứng dưới góc độ định hướng, Nhà nước 
không trực tiếp can thiệp mà đóng vai trò là “trọng 
tài” để DN khởi nghiệp và hệ sinh thái hỗ trợ tự bổ 
sung và liên kết với nhau.
Về phía nhà đầu tư:
- Cần xây dựng chiến lược đầu tư, minh bạch 
phần vốn góp để phân chia hiệu quả quyền sở 
hữu công ty; Tham vấn các ý kiến của chuyên gia 
để giảm thiểu rủi ro và tránh những chi phí phát 
sinh ngoài dự toán; Đồng thời, tương ứng với phần 
trăm sở hữu DN, NĐT cần yêu cầu các DN khởi 
nghiệp cam kết mức lợi nhuận kỳ vọng theo từng 
giai đoạn cụ thể.
- Cần đa dạng hóa các danh mục đầu tư, không 
nên tập trung vốn đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể, 
NĐT cần xác định rõ thời gian đầu tư cho từng danh 
mục. Điều này sẽ giúp các NĐT có thể chủ động 
trước những biến động khách quan của thị trường, 
giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư mạo hiểm.
- Các NĐT cần có chiến lược đầu tư phù hợp theo 
các giai đoạn phát triển của DN khởi nghiệp; thực 
hiện thoái vốn một cách linh hoạt để tránh gây tổn 
thất cho DN, ảnh hưởng đến phần vốn góp của các 
NĐT khác trong DN.
Về phía doanh nghiệp khởi nghiệp:
- Để huy động vốn thành công, bản thân người 
làm công tác quản trị trong DN khởi nghiệp cần 
phải chuẩn bị kỹ càng ngay từ khâu đầu tiên. Thực 
tế, nếu chuẩn bị kỹ càng và có hệ thống sẽ giúp DN 
khởi nghiệp nắm bắt được các cơ hội huy động vốn. 
Các NĐT chỉ đầu tư vào DN khởi nghiệp nếu họ 
thấy được tiềm năng phát triển. 
- DN khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất 
kinh doanh trong vòng 3-5 năm cũng như có kế hoạch 
tài chính rõ ràng để hỗ trợ kế hoạch sản xuất kinh 
doanh. Kế hoạch cần cụ thể, thực tế không đầu tư dàn 
trải. Hệ thống sổ sách kế toán của DN phải đảm bảo 
tính minh bạch, rõ ràng khi NĐT tìm hiểu sâu về DN 
DN cần hiểu rõ bài toán thị trường trong khi huy động 
vốn bởi các NĐT, quỹ mạo hiểm luôn tìm kiếm những 
DN có tiềm năng 
phát triển và các sản 
phẩm của DN phải 
đáp ứng được nhu 
cầu của thị trường.
Bên cạnh kế 
hoạch kinh doanh, 
sản phẩm, ý tưởng 
kinh doanh, DN 
khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính, dự báo 
dòng tiền, định giá DN. Kế hoạch tài chính phải có 
sức thuyết phục để chứng minh được cơ sở của các 
giả định có trong mô hình. Kế hoạch này phải xây 
dựng theo nhiều kịch bản khác nhau. Bởi vì, kế hoạch 
tài chính tốt sẽ là cơ sở để định giá DN dựa trên các 
phương pháp định giá hợp lý.
- Sau khi DN khởi nghiệp gọi vốn thành công từ 
các NĐT, cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho 
phù hợp với tình hình thực tế. Tranh thủ tối đa sự 
hỗ trợ kỹ thuật của NĐT như định vị chiến lược, 
kiến thức tài chính, cơ hội mở rộng thị trường 
Tuy nhiên, DN khởi nghiệp cần bảo vệ quan điểm 
của mình để tránh sự lệ thuộc hoàn toàn vào NĐT, 
dẫn đến bị thâu tóm. Trong quá trình điều chỉnh kế 
hoạch kinh doanh, DN khởi nghiệp cần từng bước 
lên kế hoạch gọi vốn vòng 2. Trường hợp mức lợi 
nhuận kỳ vọng khó đạt được để chia cho NĐT 
theo thỏa thuận ban đầu, DN khởi nghiệp cần có 
thương lượng và trao đổi với NĐT để thống nhất 
phương án điều chỉnh kịp thời.
kết luận
Tóm lại, đảm bảo nguồn vốn thường xuyên để 
hoạt động và phát triển là một trong những vấn đề 
cốt lõi cần quan tâm của mỗi DN khởi nghiệp. Bài 
viết đưa ra một số gợi ý về các công cụ có thể dùng 
để huy động vốn ở Việt Nam cũng như các công 
việc mà DN cần chuẩn bị trước và sau khi huy động 
vốn. Với sự đồng hành của Chính phủ kiến tạo trong 
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc tạo 
nhiều cơ chế thông thoáng, ưu tiên cho các DN khởi 
nghiệp sẽ tạo cơ hội để các DN khởi nghiệp tiếp cận 
hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước thông 
qua nhiều hình thức khác nhau. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Chính phủ, Thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015;
2. O E C D ( 2 0 1 3 ) , E n t re p re n e u r s h i p p o l i c y f ra m e wo r k a n d 
implementation guidance;
3. Action Plan: Starting a startup revolution 
StartupIndia_ActionPlan_16January2016.pdf;
4. TOPICA Founder Institute (TFI).
CáC phương pháp hUy động vỐn đầU tư Cho khởi nghiệp
Các nhà đầu tư Các nhà đầu tư không chính thức Các nhà đầu tư chính thức
Thoái 
vốn, 
cổ 
phần 
hóa
Đối tượng huy động vốn Nhà sáng lập,bạn bè, người thân
Các nhà đầu tư 
thiên thần
Các Quỹ đầu tư 
mạo hiểm
Quy mô huy động vốn < 25.000 USD 25.000 - 500.000 USD 3-5 triệu USD
Các giai đoạn gọi vốn Giai đoạn gọi vốn hạt giống
Giai đoạn mới 
tăng trưởng
Giai đoạn tăng 
trưởng mạnh
Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)

File đính kèm:

  • pdfhuy_dong_von_cho_doanh_nghiep_khoi_nghiep_tai_viet_nam.pdf