Hướng dẫn xây dựng chính sách: Du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam
ÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH & QUY HOẠCH DU LỊCH
KHÔNG BỀN VỮNG
Tác động của chính sách và quy hoạch không quan tâm tới sự bền vững
sẽ tạo ra một điểm đến kém hấp dẫn hoặc kém thú vị đối với cả người
sinh sống và du khách tới thăm, hậu quả dẫn đến số lượng khách du lịch
sẽ giảm sút. Các tác động cụ thể của chính sách và quy hoạch du lịch
được hoạch định kém, không quan tâm tới các sự bền vững bao gồm:
Tạo ra nhiều thời vụ cao điểm hơn trong du lịch, sẽ dẫn tới việc lợi
ích kinh tế bị phụ thuộc các khoảng thời gian nhất định đó. Các dịch
vụ y tế, an ninh có thể trở nên đắt đỏ hơn trong mùa cao điểm và
tiêu tốn nguồn ngân sách của địa phương.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn xây dựng chính sách: Du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn xây dựng chính sách: Du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH Du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam Đơn vị soạn thảo: Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU) HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 2 Mục lục Xuất xứ ........................................................................................................................................ 4 Xây dựng khung chính sách Du lịch có trách nhiệm của Việt Nam .................................................. 9 Trụ cột 1. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch .................................... 11 Trụ cột 2. Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch và các thị trường bền vững .............. 16 Trụ cột 3. Sử dụng du lịch làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội .......................................... 21 Trụ cột 4. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về du lịch bền vững .................................................. 24 Trụ cột 5. Phát triển đội ngũ lao động ngành Du lịch chuyên nghiệp, có kỹ năng với điều kiện làm việc tốt ...................................................................................................................................... 28 Trụ cột 6. Bảo tồn và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa một cách thận trọng ................. 32 Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan .............................................................................. 36 Các công cụ của Chính phủ để đạt được chính sách về du lịch có trách nhiệm .............................. 38 Các bước tiếp theo..................................................................................................................... 40 MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG BẢN HƯỚNG DẪN VỀ CHÍNH SÁCH HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM được soạn thảo với mục đích làm tài liệu thực tiễn hỗ trợ quá trình ban hành chính sách, pháp luật cũng như hoạt động trong ngành Du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) nhằm xác định và đề cập tới các chính sách chính, hình thành tính bền vững và hành động có trách nhiệm trong du lịch. Do đó, HƯỚNG DẪN này không được coi là một tài liệu chính sách toàn diện. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 3 GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT DCST Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch DMO Tổ chức quản lý điểm đến ESRT Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội EU Liên minh châu ÂU GOV Chính phủ Việt Nam ITDR Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch MCST Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch MNRE Bộ Tài nguyên và Môi trường MOLISA Bộ Lao động Thương binh và Xã hội NGO Tổ chức Phi Chính phủ PPD Đối thoại công – tư PPP Quan hệ đối tác công – tư TAB Hội đồng Tư vấn Du lịch TITC Trung tâm Thông tin Du lịch VBF Diễn đàn Du lịch Việt Nam VHA Hiệp hội Khách sạn Việt Nam VISTA Hiệp hội Lữ hành Việt Nam VITA Hiệp hội Du lịch Việt Nam VNAT Tổng cục Du lịch VTCB Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam VTOS Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 4 Xuất xứ Ngành Du lịch Việt Nam Trong 12 năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong phát triển du lịch, với lượng khách du lịch quốc tế tăng từ 2,1 triệu trong năm 2000 lên 7,5 triệu trong năm 2013 và lượng khách du lịch nội địa tăng từ 11.7 triệu lên 35 triệu khách. Đóng góp của ngành Du lịch vào GDP tăng từ 3,21% trong năm 1995 lên khoảng 6% trong năm 2013. Theo Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới, ngành Du lịch tạo ra gần 1,9 triệu việc làm trực tiếp trong năm 2013 và tổng số lao động của ngành bao gồm lao động gián tiếp chiếm khoảng 7.9% lực lượng lao động cả nước. Sự phát triển nhanh chóng của ngành Du lịch đã góp phần đáng kể vào các lợi ích kinh tế và xã hội, trong đó có giảm nghèo. Do hoạt động du lịch trải dài đến tận các vùng xa xôi, nơi có các điểm tham quan hấp dẫn về văn hóa và phong cảnh tự nhiên, nên du lịch mang lại lợi ích và cơ hội cho nhiều người nghèo sinh sống tại các vùng này. Sự phụ thuộc của du lịch vào nguồn nhân lực và các nhà cung cấp địa phương cũng tạo ra cơ hội cho người dân sinh sống trong hoặc gần các trung tâm du lịch lớn có được thu nhập tốt. Thực tế này đã chứng minh sự đóng góp to lớn của ngành Du lịch vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cơ hội hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chịu thiệt thòi. LỢI ÍCH TỪ DU LỊCH ĐỐI VỚI QUỐC GIA Đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập và phí dịch vụ của các hoạt động kinh doanh Tạo việc làm cho người dân địa phương thông qua các lĩnh vực nghề đòi hỏi nhiều lao động như khách sạn, nhà hàng và điều hành du lịch Khuyến khích cơ sở hạ tầng đầu tư và phát triển Đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế địa phương, bao gồm cả nhóm kinh doanh không chính thức như người bán hàng rong, hướng dẫn viên không chuyên, những người chèo đò trong tuyến điểm du lịch Khuyến khích phát triển tại các khu vực nông thôn từ việc giảm các nhân tố dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, thông qua việc tạo thêm việc làm và mở rộng hàng hóa, dịch vụ sẵn có của địa phương Góp phần bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa, tự nhiên thông qua thu phí, cấp phép tham quan Bối cảnh khu vực và toàn cầu Ở mức độ rộng hơn, du lịch phát triển và cạnh tranh đã tăng lên mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều nước và điểm đến mới đang xuất hiện, nhiều điểm đến đang đặt ra trách nhiệm phải tối đa hóa tăng trưởng, bằng cách nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Xu hướng phát triển quan trọng của ngành Du lịch, bao gồm nhu cầu về chất lượng và các trải nghiệm xác thực của HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 5 khách du lịch ngày càng lớn, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Các doanh nghiệp cố gắng thúc đẩy hoạt động để cạnh tranh một cách hiệu quả, đồng thời càng ngày, họ càng nhận ra sự cần thiết phải chú ý hơn nữa đến việc phát triển ngành du lịch một cách bền vững. Nhà nước và người dân địa phương đều đang mong đợi nhiều hơn nữa ở ngành du lịch về các lợi ích xã hội và kinh tế, bảo tồn các nguồn lực quan trọng về văn hóa và môi trường. Ở cấp độ toàn cầu và tại các điểm đến, Du lịch có trách nhiệm đang ngày càng được công nhận là cách tiếp cận thực tế để đạt được các kết quả trực tiếp cho sự phát triển bền vững. Giữa Du lịch có trách nhiệm và Du lịch bền vững có những nét tương đồng về các mục tiêu và nguyên tắc. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt của Du lịch có trách nhiệm là gắn liền với hành động, gắn kết các bên liên quan với nhau để cùng hành động có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cụ thể, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường nhằm cải thiện mức độ bền vững trong phát triển du lịch thông qua các hành động chân thực đem lại kết quả hữu hình. Thách thức của tăng trưởng bền vững Thách thức chính đối với các quốc gia là phải đảm bảo tăng trưởng du lịch nhưng không để lại những hậu quả tiêu cực dài hạn cho người dân, văn hóa và môi trường bản địa. Nguyên tắc bền vững trong du lịch đã được biết đến và được hiểu từ nhiều năm (năm 1988 Tổ chức Du lịch Thế giới đã lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc này ), các quốc gia đã có lịch sử đấu tranh để giữ cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững trong du lịch. Đó có thể vì một số lý do như sau: Cải thiện phúc lợi kinh tế của người dân thông qua tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm là ưu tiên quốc gia quan trọng hơn so với việc bảo tồn Du lịch đại chúng ở quy mô rộng thường được ưa chuộng hơn, bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn ngoại hối mang lại Du lịch có thể được coi là phương tiện để thu hút sự hỗ trợ nước ngoài phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn, nhưng không có nguồn tài chính cho việc bảo dưỡng Thiếu các khung phát triển bền vững tầm quốc gia phù hợp với du lịch Các khung thể chế yếu kém, thiếu cơ chế kiểm soát Thiếu sự hợp tác với các ngành kinh tế khác và hợp tác liên bộ Không lập được kế hoạch đồng bộ để đón dòng khách du lịch lớn tới vùng sâu vùng xa, phù hợp với nguồn lực địa phương, khả năng cung cấp điện, nước sinh hoạt Du lịch có thể được xem là lựa chọn duy nhất cho phát triển kinh tế, cho dù một số khu vực có thể thiếu điều kiện cần thiết để trở thành một điểm đến khả thi Sử dụng môi trường và văn hóa địa phương là cách thức phát triển điểm đến du lịch dễ dàng nhất và nhanh nhất với chi phí thấp, vì vậy chúng được khai thác triệt để Thiếu hiểu biết về du lịch và cơ chế hoạt động của du lịch, cũng như những tác động của du lịch, đặc biệt trong phạm vi cộng đồng Thiếu cam kết từ phía các công ty lữ hành trong công tác bảo vệ môi trường, văn hóa bản địa, cũng như chia sẻ các lợi ích xã hội chung Cộng đồng địa phương có thể không thật sự có quyền hoặc được tiếp cận vào quá trình đưa ra quyết định liên quan tới phát triển du lịch HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 6 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH & QUY HOẠCH DU LỊCH KHÔNG BỀN VỮNG Tác động của chính sách và quy hoạch không quan tâm tới sự bền vững sẽ tạo ra một điểm đến kém hấp dẫn hoặc kém thú vị đối với cả người sinh sống và du khách tới thăm, hậu quả dẫn đến số lượng khách du lịch sẽ giảm sút. Các tác động cụ thể của chính sách và quy hoạch du lịch được hoạch định kém, không quan tâm tới các sự bền vững bao gồm: Tạo ra nhiều thời vụ cao điểm hơn trong du lịch, sẽ dẫn tới việc lợi ích kinh tế bị phụ thuộc các khoảng thời gian nhất định đó. Các dịch vụ y tế, an ninh có thể trở nên đắt đỏ hơn trong mùa cao điểm và tiêu tốn nguồn ngân sách của địa phương. Phát triển một số ít “điểm nóng” du lịch, nhưng lại ít lợi ích lan tỏa sang các khu vực lân cận. Hơn nữa, giá bất động sản tại các “điểm nóng” đó có thể bị thổi phồng. Giảm sút chất lượng các tiện ích, dịch vụ địa phương như công viên, nhà vệ sinh, đường đi chung, do tình trạng sử dụng quá tải, trong khi nguồn tài chính dành cho công việc duy tu, bảo dưỡng lại hạn hẹp. Tăng mức rác thải, sự phá hại và tệ nạn – sẽ trở thành gánh nặng cho cộng đồng. Giao thông quá tải, tắc nghẽn làm xáo trộn đời sống của người dân nhiều hơn, so với mức độ cộng đồng chấp nhận được. Biến đổi về văn hóa, từ đó làm giảm tính chân thực, ý nghĩa của nền văn hóa và gây xói mòn các giá trị văn hóa. Tình trạng mất mát hoặc tàn phá tại các khu di tích lịch sử, những nơi không thể thay thế được. Làm ảnh hướng tới an toàn và an ninh của du khách, từ đó gây ra cảm nhận tiêu cực về quốc gia, phương hại hình ảnh điểm đến an toàn, làm tăng việc truyền miệng tiêu cực và giảm lượt khách quay trở lại, cũng như số lượng khách tiềm năng. Phát triển nhanh, phát triển quá mức, quá tải làm biến đổi vĩnh viễn môi trường tự nhiên, hệ sinh thái tại các khu bảo tồn tự nhiên. Tăng chất thải, ô nhiễm nước, không khí có thể dẫn tới tình trạng mất môi trường sinh thái hoặc dịch chuyển nơi cư trú và giảm đa dạng sinh học. Nhu cầu với du lịch có trách nhiệm Việt Nam không còn là một điểm đến mới nổi, tận hưởng dòng du khách đều đặn bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp, lịch sử và cả sự bí ẩn của một quốc gia mới mở cửa trong thời kỳ “Đổi mới”. Ngành Du lịch Việt Nam đã trưởng thành, mở rộng, đa dạng và trở thành một đối thủ đáng gờm trong khu vực có tính cạnh tranh cao. Để có thể tiếp tục thu được các lợi ích kinh tế - xã hội đáng kể, cũng như các lợi ích khác do du lịch mang lại, HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 7 Việt Nam cần phải duy trì tốt năng lực cạnh tranh, đạt được sự bền vững và tiếp tục củng cố các tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội to lớn. Du lịch có trách nhiệm với mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo sự khác biệt cho Việt Nam trên thị trường du lịch khu vực, cũng như quốc tế, như một điểm đến đem lại cho du khách các trải nghiệm du lịch chất lượng cao, bền vững, song song với việc đem lại lợi ích cho người dân địa phương và tôn trọng, bảo vệ nguồn lực quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự chia sẻ trách nhiệm cá nhân, cũng như trách nhiệm tập thể của tất cả các bên liên quan. Nhóm các bên liên quan và các thành viên, cá nhân trong từng nhóm cần phải phát huy vai trò tích cực nhất trong quá trình cộng tác, để đạt được những mục tiêu này. Do đó, Du lịch có trách nhiệm phụ thuộc vào sự gắn kết các bên liên quan, cơ chế hợp tác hiệu quả, như các mối quan hệ đối tác công - tư và các cơ quan hợp tác như ban quản lý điểm đến. Áp dụng hướng tiếp cận Du lịch có trách nhiệm mang đến chiến lược toàn diện, bao gồm cách tiếp cận nhằm đạt được sự phát triển du lịch bền vững, thông qua việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của các bên liên quan góp phần tạo lập, duy trì một ngành du lịch có năng lực cạnh tranh, năng động, hiệu quả và bền vững, phát huy tối đa khả năng của ngành, nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của quốc gia. Cơ hội do Du lịch có trách nhiệm mang lại Nắm chắc các nguyên tắc du lịch bền vững, Du lịch có trách nhiệm đem tới con đường phát triển tiềm năng, hướng tới tương lai bền vững hơn cho các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch du lịch, vì: Du lịch có trách nhiệm giúp sử dụng tối ưu các tài nguyên văn hóa, tự nhiên, trong khi vẫn bảo tồn và tôn trọng tính xác thực, nguyên vẹn của các tài nguyên đó. Du lịch có trách nhiệm đem lại các lợi ích kinh tế lâu dài cho các bên liên quan và các lợi ích đó được phân bổ công bằng hơn. Du lịch có trách nhiệm giúp cho điểm đến hấp dẫn hơn về mặt văn hóa và môi trường, thu hút lượng khách ngày càng ổn định hơn và củng cố kinh tế địa phương, tạo nên một xã hội hạnh phúc. Du lịch có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao của du khách đối với điểm đến, sự trải nghiệm và kinh doanh du lịch phải tôn trọng, có sự đồng cảm và ủng hộ lợi ích của người dân địa phương, cũng như môi trường tại điểm đến. Vai trò của nhà nước trong khuyến khích Du lịch bền vững Nhà nước tạo nên và tác động tới môi trường, trong đó có hoạt động của các doanh nghiệp du lịch cũng như du khách và các hành vi của họ. Một số vai trò chủ yếu của nhà nước trong việc tạo lập du lịch bền vững bao gồm:1 Điều phối các hoạt động của ngành vì mục tiêu bền vững. Nhà nước phải điều phối hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ thuộc khối tư nhân để giảm thiểu tác động tiêu cực từ các hoạt động của họ tới kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời tối đa hóa các tác động tích cực. Bảo tồn và quản lý hiệu quả tài nguyên văn hóa và tự nhiên. Các vấn đề trong phát triển bền vững như nước, không khí, di sản tự nhiên và văn hóa, chất lượng cuộc sống vượt ra ngoài trách nhiệm cá nhân của khối tư nhân. 1 UNEP & WTO 2005, Để du lịch thêm bền vững: Chỉ dẫn cho các nhà hoạch định chính sách, UNEP, Pháp HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 8 Thông thường, khi nói tới tài nguyên thi ... ò và trách nhiệm Cơ quan quản lý du lịch tỉnh/ chính quyền địa phương chủ trì với sự hỗ trợ của các cán bộ quản lý điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch và có thể các tổ chức hỗ trợ phát triển Cơ quan quản lý du lịch tỉnh/ chính quyền địa phương tổ chức các hội thảo tham vấn các bên liên quan và xúc tiến, các khóa tập huấn Hoạt động 6.7 Tăng cường chính sách hỗ trợ cho việc bảo tồn các nguồn lực văn hóa và môi trường vào trong chính sách và quy hoạch du lịch Đề xuất Xây dựng khung chính sách lồng ghép các nguồn lực văn hóa và tự nhiên vào phát triển du lịch Tạo ra các chính sách và hành động hiệu quả để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và thiên nhiên Xây dựng các chính sách và chiến lược du lịch sinh thái và du lịch văn hóa Tăng cường việc đưa các di sản tự nhiên và văn hóa vào trong chính sách và chiến lược/ quy hoạch tổng thể về du lịch quốc gia và vào trong các sản phẩm du lịch Vai trò và trách nhiệm Bộ VHTTDL, TCDL, Viện NCPTDL và Bộ Tài nguyên Môi trường Bộ VHTTDL, TCDL tổ chức nghiên cứu, các hội thảo tham vấn và xúc tiến, tham vấn với các bên liên quan Hoạt động 6.8 Tăng cường cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp du lịch theo hướng bền vững về môi trường Đề xuất Hỗ trợ Chương trình Nhãn Du lịch bền vững Bông Sen xanh Hỗ trợ các Hệ thống Quản lý Môi trường như quản lý rác thải, tái chế, các sáng kiến bảo toàn nước và tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp du lịch Nghiên cứu, phát triển và thực thiện các công nghệ xanh mới cho các doanh nghiệp trong ngành Du lịch Vai trò và trách nhiệm Bộ VHTTDL/TCDL đồng chủ trì cùng với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Lữ hành Việt Nam điều phối các hoạt động sẽ được các Sở VHTTDL, các hiệp hội du lịch của tỉnh thực hiện tại cấp điểm đến và với sự hỗ trợ có thể của các tổ chức phát triển Bộ VHTTDL, TCDL cùng các đối tác chia sẻ trách nhiệm nghiên cứu, thực hiện tham vấn, xây dựng các tài liệu, chương trình, công nghệ phù hợp và phổ biến HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 35 Hoạt động 6.9 Nâng cao nhận thức, chính sách và chiến lược của ngành Du lịch để giảm các tác động do biến đổi khí hậu Đề xuất Thiết lập các chương trình xây dựng năng lực về ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu Vai trò và trách nhiệm Bộ VHTTDL, TCDL, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì hoạt động trong việc phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp và hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ phát triển Bộ VHTTDL, TCDL tổ chức nghiên cứu, các hội thảo tham vấn và xúc tiến, các khóa đào tạo, các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức Hoạt động 6.10 Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan chịu trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa và xúc tiến/ phát triển du lịch Đề xuất Tăng cường hợp tác giữa du lịch, di sản, bảo tồn, nghệ thuật và kinh doanh về quản lý các điểm di sản Vai trò và trách nhiệm Bộ VHTTDL và các Vụ, phòng ban trực thuộc/ TCDL Bộ VHTTDL, TCDL nâng cao đối thoại và phối hợp quy hoạch và quản lý HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 36 Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan Nhà nước Khu vực công (cơ quan nhà nước) có trách nhiệm lập quy hoạch và quản lý du lịch trong phạm vi quyền hạn của mình, kể cả cấp tỉnh, huyện, xã và làng. Vai trò tổng thể của khu vực công trong phát triển du lịch là nhằm đảm bảo tính hiệu quả và thống nhất các chức năng ngành với mục tiêu phát triển chung – thường được xem là “tạo môi trường tích cực và khuyến khích phát triển”. Như vậy, nhà nước có trách nhiệm quy hoạch và quản lý ngành, hỗ trợ các bên liên quan tham gia, thu thập và quản lý thông tin du lịch cũng như tiếp thị điểm đến. Phát triển du lịch có trách nhiệm nên được xem là một ưu tiên, vì ngành Du lịch cần được quản lý để góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung, nhưng vẫn phải đảm bảo năng lực cạnh tranh trong kinh doanh. Doanh nghiệp Các doanh nghiệp du lịch có chức năng quan trọng trong phát triển, quảng bá và cung cấp sản phẩm du lịch có trách nhiệm tới người tiêu dùng. Họ tương tác trực tiếp với khách du lịch và cộng đồng địa phương, trong khi phải tuân thủ các quy định do nhà nước đề ra. Như vậy các doanh nghiệp là một kết nối cơ bản trong nhóm các bên liên quan và chịu nhiều trách nhiệm. Tăng cường trình độ hiểu biết và tính hiệu quả của khối doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ thực hiện vai trò quan trọng là “nhà cung cấp” du lịch có trách nhiệm và góp phần vào quá trình phát triển chung của ngành Du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch quốc gia và xây dựng hình ảnh Việt Nam là một điểm đến du lịch có trách nhiệm. Cộng đồng địa phương và công chúng Các thành viên trong cộng đồng địa phương và công chúng nói chung đóng vai trò quan trọng là nhà cung cấp và đối tượng hướng tới của du lịch. Bản thân cộng đồng địa phương là những người bảo vệ chính nguồn tài nguyên du lịch, như phong tục văn hóa, lề lối sinh hoạt và tài nguyên thiên nhiên gần khu vực họ sinh sống. Tới thăm làng bản truyền thống và giao lưu với người dân địa phương là những hoạt động chính khi trải nghiệm du lịch hiện đại. Do đó, mỗi công dân đều có vai trò tiềm năng là một “đại sứ du lịch” và có trách nhiệm thể hiện những nét tốt đẹp nhất của dân tộc mình cho khách du lịch thấy, để đảm bảo họ rời Việt Nam với những ký ức tốt đẹp và có hiểu biết đúng đắn về sự giàu đẹp của đất nước . Khách du lịch Khách du lịch không chỉ là trọng tâm cơ bản của ngành Du lịch, mà còn là bên liên quan tích cực. Du khách ngày càng nâng cao nhận thức và quan tâm tới tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường và cộng đồng nơi họ tới thăm. Du khách cũng ngày càng tìm kiếm các trải nghiệm và dịch vụ chân thực hơn, có trách nhiệm hơn. Nhận thức của du khách ngày càng được nâng cao và họ cũng có trách nhiệm hơn để đảm bảo hoạt động du lịch của mình không chỉ thỏa mãn ý thích cá nhân, mà còn tạo nên những trải nghiệm và tác động tích cực cho điểm đến. Nhu cầu đối với du lịch sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành và ảnh hưởng lớn tới sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Thông qua hành động và lựa chọn tiêu dùng của mình, khách du lịch có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ đến lợi ích cộng đồng địa phương và bảo vệ nguồn tài nguyên. Hỗ trợ phát triển Các nhà tài trợ quốc tế, tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng địa phương có thể đóng vai trò hỗ trợ trong việc tăng cường du lịch có trách nhiệm, thông qua nhiều chương trình và dự án họ thực hiện. Đặc tính bao trùm và đan xen của ngành Du lịch có thể đưa vào hoạt động không chỉ các chương trình đặt trọng tâm vào phát HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 37 triển du lịch, mà còn cả các sáng kiến có ảnh hưởng sâu rộng như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, đào tạo nghề, quản lý tài nguyên, doanh nghiệp vi mô và phát triển doanh nghiệp Dù là theo hướng liên kết nào, cần đảm bảo sự hỗ trợ là thiết thực, đem lại kết quả và phục vụ phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững và lấy thị trường làm trọng tâm. Thông thường, các tổ chức này có thể đóng vai trò thúc đẩy hoặc điều phối, rất cần để hỗ trợ sự hợp tác giữa các bên liên quan, cũng như tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về các vấn đề trong phạm vi chuyên môn cụ thể của họ. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 38 Các công cụ của nhà nước để đạt được chính sách du lịch có trách nhiệm Nhà nước có thể sử dụng một loạt các công cụ cơ bản để thúc đẩy các mục tiêu du lịch có trách nhiệm đã được giới thiệu trong phần trước. Vai trò và tầm quan trọng của các công cụ này trong việc đạt được du lịch có trách nhiệm được tóm tắt dưới đây. Các chỉ số bền vững và công tác giám sát Các chỉ số bền vững và công tác giám sát là các công cụ quan trọng để đạt được các mục tiêu du lịch bền vững, vì chúng cho phép xác định được điều kiện để làm cơ sở so sánh với tình hình hiện tại về tính bền vững xã hội/ kinh tế/ môi trường, đề ra mục tiêu về chính sách và hành động để đạt được các mục đích bền vững, đưa vào các đánh giá và ước lượng về hành động đã được triển khai, chuẩn bị để thực hiện các thay đổi, nhằm thúc đẩy sự cải thiện một cách liên tục. Các giới hạn thay đổi Việc thiết lập các giới hạn thay đổi về kinh tế, môi trường và xã hội có thể chấp nhận được, có thể được áp dụng để quản lý các mức độ tác động không mong muốn. Luật Du lịch quốc gia Đề ra trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan nhà nước đối với du lịch. Các nguyên tắc du lịch bền vững có thể được đưa vào trong lời nói đầu và nội dung của các điều luật để đảm bảo sự hài hòa. Việc điều chỉnh Luật Du lịch phải được thực hiện một cách nghiêm túc và dưới cơ chế giám sát hiệu quả. Các quy định Có thể liên quan đến tương tác của doanh nghiệp và khách du lịch với môi trường và cộng đồng địa phương, cũng như các loại hoạt động có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả cách thức tiếp cận các địa điểm, mức độ sử dụng, trình độ và tiêu chuẩn). Các quy định phát triển có thể hỗ trợ việc bắt buộc phải tuân thủ những quy định như tiêu chuẩn xây dựng, vị trí tòa nhà, độ cao tòa nhà, vật tư được sử dụng, thiết kế và các khía cạnh y tế, an toàn. Kiểm soát việc quy hoạch và phát triển sử dụng đất Tác động đến sự phát triển du lịch và các hình thức phát triển khác bằng việc chi phối loại hình, vị trí phát triển du lịch và các hoạt động du lịch. Du lịch bền vững có thể được đưa vào việc kiểm soát quy hoạch và phát triển sử dụng đất, bằng việc ưu tiên các vùng và các địa điểm bảo tồn cho các hoạt động du lịch. Việc sử dụng các công cụ như phân vùng trong các khu vực được bảo vệ cũng có thể đảm bảo sử dụng đất một cách bền vững. Đánh giá tác động Có thể tăng cường tính bền vững trong phát triển du lịch bằng việc yêu cầu các nhà phát triển thực hiện việc đánh giá tác động môi trường, xã hội và kinh tế như một phần trong đề xuất phát triển của họ. Các đánh giá này có thể giúp đảm bảo sự bền vững bằng việc xác định các chi phí và lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 39 trường. Thuế và phí Các loại thuế như thuế doanh nghiệp và thuế đối với khách du lịch có thể được áp dụng để tác động đến các doanh nghiệp và hành vi của người tiêu dùng thông qua tác động đến giá cả, chi phí và thu nhập, đồng thời phí sử dụng các nguồn lực, các phương tiện vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng có thể được áp dụng để kiểm soát số lượng khách du lịch. Để thúc đẩy tính bền vững, doanh thu thu được từ thuế và phí có thể được sử dụng cho các mục đích quản lý, để bảo tồn các điểm di sản thiên nhiên hoặc văn hóa hoặc để hỗ trợ các dự án phát triển cộng đồng địa phương v.v Các ưu đãi tài chính và thỏa thuận Có thể tác động đến hành vi của các doanh nghiệp bằng việc đưa ra các lợi ích tài chính cụ thể của việc hành động theo cách thức nhất định. Có thể sử dụng các ưu đãi để tạo ra sự bền vững, bằng việc yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động theo cách thức cụ thể, có tính nhạy cảm đối với môi trường, xã hội hoặc kinh tế, hỗ trợ các loại hình đặc biệt của hoạt động du lịch bền vững (như du lịch cộng đồng) và định hướng việc đầu tư của Chính phủ vào các dự án du lịch bền vững. Cơ chế tự nguyện Có thể sử dụng các quy định ứng xử không bị ràng buộc pháp lý và các hướng dẫn cho khách du lịch và doanh nghiệp để thiết lập các mong đợi hoặc yêu cầu về cách thức ứng xử của một cá nhân hoặc doanh nghiệp, ví dụ yêu cầu khách du lịch không vứt rác trong các khu vực được bảo vệ hoặc yêu cầu khách du lịch không sờ vào các hiện vật văn hóa dễ vỡ v.v Những chứng nhận như nhãn Du lịch bền vững Bông Sen xanh cũng có thể thúc đẩy việc cải thiện các tiêu chuẩn, kèm theo lợi ích cho các đơn vị được cấp chứng nhận, qua đó có thể được sử dụng để thúc đẩy việc kinh doanh của họ. Các công cụ hỗ trợ Việc cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích như nước, nước thải, điện, viễn thông và vận chuyển có thể áp dụng để thúc đẩy phát triển du lịch và tác động đến địa điểm và thời gian diễn ra sự phát triển. Cơ sở hạ tầng này không chỉ là lợi ích của các doanh nghiệp du lịch mà còn của cả cộng đồng. Một công cụ hỗ trợ khác là xây dựng năng lực, công cụ này cũng phục vụ hai mục đích là đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động có kỹ năng, đồng thời nâng cao việc làm, thu nhập cho địa phương. Cuối cùng, nhà nước có thể cung cấp các dịch vụ thông tin và nghiên cứu thị trường để hỗ trợ các công cụ kinh tế, các chỉ dẫn và chứng nhận, cũng như tạo điều kiện tiếp cận thị trường, thúc đẩy các hình thức du lịch hoặc sản phẩm cụ thể và tác động đến hành vi của khách du lịch. Tính bền vững có thể được đưa vào bằng cách hướng đến các thị trường du lịch cụ thể, thực hiện các chiến dịch nhằm giảm tác động của tính mùa vụ trong du lịch và quảng bá các điểm đến cụ thể để mở rộng lợi ích. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM Trang 40 Các bước tiếp theo Chúng ta đang tiến lên phía trước và mong đợi rằng các vấn đề và đề xuất của “Hướng dẫn Xây dựng Chính sách du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam” sẽ được đưa vào trong quá trình xây dựng Luật Du lịch mới để Chính phủ thông qua. Mong rằng Hướng dẫn về Chính sách này sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo để xây dựng Luật Du lịch, được Chính phủ và các tổ chức đại diện cho nhóm các bên liên quan quan trọng khác thông qua. Chúng ta đang tìm kiếm sự phê duyệt và hỗ trợ của Chính phủ thông qua các buổi thảo luận với Bộ VHTTDL và TCDL để đạt được phê duyệt chính thức của Chính phủ, sự hỗ trợ và thông qua Hướng dẫn về Chính sách, sự nhất trí hợp tác và tham gia trong quá trình xây dựng và phê duyệt chính sách. Chính phủ và các bên liên quan của du lịch được khuyến khích thông qua Hướng dẫn và khuyến nghị về Chính sách du lịch có trách nhiệm, điều này sẽ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cần thiết để ngành Du lịch Việt Nam trưởng thành và thịnh vượng, tiếp tục góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội rộng rãi trong tương lai. Ngoài ra, nội dung của Hướng dẫn về Chính sách có thể được thảo luận và chia sẻ ở cấp quốc gia và cấp điểm đến. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng chính sách này có thể thực hiện được, sát thực và có thể dẫn đến các kết quả cụ thể. Các cơ quan và doanh nghiệp ở cấp vùng/ điểm đến được khuyến khích sử dụng nội dung của Hướng dẫn xây dựng Chính sách du lịch có trách nhiệm như một “bản danh sách dài” các cơ hội từ đó họ có thể xác định một loạt các hoạt động chủ chốt phù hợp với các vấn đề và thực tiễn của mỗi điểm đến. Trong khi công tác soạn thảo và chính thức hóa chính sách du lịch có trách nhiệm cần tiếp tục thực hiện, chính sách tóm tắt hiện nay có thể được áp dụng theo một số cách thức xây dựng, kể cả làm công cụ để quy hoạch du lịch, làm tài liệu tham khảo để xây dựng Luật Du lịch và thúc đẩy quá trình phối hợp giữa các đối tác cũng như nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam.
File đính kèm:
- huong_dan_xay_dung_chinh_sach_du_lich_co_trach_nhiem_o_viet.pdf