Hộp công cụ nông nghiệp bền vững để đáp lại với những thách thức khí hậu ở vùng Á nhiệ

Trong Hội thảo Nông nghiệp ECHO năm 2012 tại Yangon, 63 người tham dự đại diện cho ít nhất 25 tổ

chức phát triển nông nghiệp và cộng đồng từ khắp Myanmar đã được khảo sát về những quan sát và ý

kiến của họ liên quan đến biến đổi khí hậu. Đại đa số người trả lời cho hay họ không chỉ nhận thức được

sự biến đổi khí hậu mà họ còn nhận ra sự biến đổi của các kiểu khí hậu và thời tiết ở địa phương. Ngoài

ra, 86 phần trăm nói rằng họ hiểu được rằng sự thay đổi khí hậu đang gây ra bởi hoạt động của con

người.

pdf 26 trang phuongnguyen 8380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hộp công cụ nông nghiệp bền vững để đáp lại với những thách thức khí hậu ở vùng Á nhiệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hộp công cụ nông nghiệp bền vững để đáp lại với những thách thức khí hậu ở vùng Á nhiệ

Hộp công cụ nông nghiệp bền vững để đáp lại với những thách thức khí hậu ở vùng Á nhiệ
Hộp công cụ nông nghiệp bền vững để đáp lại với 
những thách thức khí hậu ở vùng Á nhiệt đới 
Rick Burnette 
Giám đốc, Trung tâm Tác động Khu vực ECHO Châu Á 
Trong Hội thảo Nông nghiệp ECHO năm 2012 tại Yangon, 63 người tham dự đại diện cho ít nhất 25 tổ 
chức phát triển nông nghiệp và cộng đồng từ khắp Myanmar đã được khảo sát về những quan sát và ý 
kiến của họ liên quan đến biến đổi khí hậu. Đại đa số người trả lời cho hay họ không chỉ nhận thức được 
sự biến đổi khí hậu mà họ còn nhận ra sự biến đổi của các kiểu khí hậu và thời tiết ở địa phương. Ngoài 
ra, 86 phần trăm nói rằng họ hiểu được rằng sự thay đổi khí hậu đang gây ra bởi hoạt động của con 
người. 
Niềm tin vào sự biến đổi khí hậu dao động và thay đổi trên toàn thế giới, với một số cộng đồng bị thuyết 
phục hơn một số khác. Một cuộc thăm dò vào tháng 9 năm 2012 của Đại học Yale đã xác định rằng bảy 
trong mười người Mỹ (70 phần trăm) tin rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang xảy ra, trong khi tương 
đối ít - chỉ có 12 phần trăm – là không tin. Nhưng trong khi niềm tin về sự biến đổi khí hậu nói chung có 
thể tăng lên trên toàn thế giới, sự hiểu biết về nguyên nhân gốc rễ của nó dường như có rất nhiều hạn 
chế. Ngoài ra, các chiến lược cần thiết để thích nghi với biến đổi khí hậu cũng như xác định các hướng 
giải quyết (hoặc giảm thiểu) các nguyên nhân của nó vẫn còn sơ bộ. 
Trong khi đó, sự thay đổi khí hậu đã đang gây ra nhiều cái chết và thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu. 
Một nghiên cứu năm 2012 được thực hiện bởi nhóm DARA và Diễn Đàn Nguy Cơ Tổn Thương Do Khí 
Hậu (Climate Vulnerable Forum) kết luận rằng sự biến đổi khí hậu đã gây ra cái chết cho gần 400.000 
người mỗi năm và gây thiệt hại cho thế giới hơn 1,2 ngàn tỷ đô la Mỹ, triệt hạ 1.6 phần trăm nền kinh tế 
toàn cầu hàng năm. Những ảnh hưởng đó thấy rõ nhất ở các nước đang phát triển, nơi thiệt hại cho sản 
xuất nông nghiệp từ thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ca tử 
vong do suy dinh dưỡng, đói nghèo và những căn bệnh liên quan. (The Guardian, 26 tháng 9 năm 2012). 
Những ảnh hưởng này được dự tính sẽ xấu đi trong vòng hai thập kỷ tới (Reuters, 26 tháng 9 2012). 
May mắn thay, nông dân, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và nhân viên phát triển đã 
bắt đầu nhận ra một loạt các phương pháp cần thiết khi đối mặt với thời tiết ngày càng khắc nghiệt. 
Chúng tôi nhận ra rằng không có giải pháp nào một mình có thể ngăn ngừa những khó khăn về kinh tế 
và khổ cực do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, bài viết này sẽ giới thiệu các phương pháp và nguồn lực kỹ 
thuật có thể giảm thiểu những tác nhân nông nghiệp đóng góp vào biến đổi khí hậu, cũng như những 
cách có thể giúp nông dân sản xuất nhỏ lẻ ở châu Á thích nghi tốt với điều kiện canh tác, trở nên vững 
vàng hơn trước thời tiết khắc nghiệt. 
Biến đổi khí hậu và nguyên nhân của nó 
Biến đổi khí hậu nói đến đến bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong các chỉ số khí hậu (ví dụ nhiệt độ, lượng 
mưa, hoặc hướng gió), kéo dài trong một khoảng thời gian dài, chẳng hạn như vài thập kỷ hoặc dài hơn 
(Tự Điển EPA về các thuật ngữ biến đổi khí hậu). Nguyên nhân tự nhiên của biến đổi khí hậu bao gồm 
biến đổi trong quỹ đạo của trái đất, những thay đổi trong hoạt động của mặt trời và núi lửa phun trào 
(EPA; Nguyên nhân của biến đổi khí hậu). 
Tuy nhiên, từ khi kỷ nguyên công nghiệp bắt đầu, con người đã có một ảnh hưởng ngày càng tăng đối 
với khí hậu, đặc biệt bằng cách thêm vào hàng tỷ tấn khí nhà kính giữ nhiệt (Green House Gas - GHG) 
trong bầu khí quyển. Hầu hết các hiện tượng nóng lên được quan sát kể từ giữa thế kỷ 20 là do khí thải 
nhà kính từ con người, đặc biệt là carbon dioxide (CO2), mêtan (CH4) và nitơ ôxit (N2O). Khi Trái Đất 
nhận năng lượng từ mặt trời, nó tỏa phần nhiều năng lượng này trở lại không gian. Tuy nhiên, các khí 
nhà kính hấp thụ một lượng năng lượng thoát ra và giữ nó trong khí quyển, tạo ra "hiệu ứng nhà kính" 
khiến bầu khí quyển của Trái đất giữ nhiệt nhiều hơn. Điều này, đến lượt nó, đang làm thay đổi khí hậu 
của Trái đất (EPA: chỉ số thay đổi khí hậu ở Hoa Kỳ). 
Nguồn khí nhà kính do con người gây ra chủ yếu là những hoạt động cung cấp năng lượng, công nghiệp, 
phá rừng, nông nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng (EPA; Khí thải toàn cầu). Tuy nhiên, nông nghiệp 
chịu trách nhiệm trực tiếp thải ra 5100-6100 triệu tấn (Mt) carbon dioxide (CO2) tương đương mỗi năm, 
gần xấp xỉ nghành giao thông vận tải của thế giới và đóng góp với tỉ lệ cao quá mức hai loại khí tác động 
mạnh, nitơ oxit và mê-tan. Theo Charlie Pye-Smith, trong Nông Nghiệp Tương Lai Thông Minh Với Khí 
Hậu, sản xuất nông nghiệp phải chịu trách nhiệm cho khoảng 47 phần trăm khí thải metan và 58 phần 
trăm khí thải oxit nitơ do con người tạo ra. 
Những nguồn khí nhà kính từ nông nghiệp gồm: 
• Các khí thải oxit nitơ từ đất trồng, chủ yếu bắt nguồn từ sự phân hủy phân bón nitơ, chiếm 38 phần 
trăm lượng khí thải nông nghiệp. 
• Quá trình lên men trong đường ruột của gia súc sản sinh lượng lớn khí mê-tan, chiếm 32 phần trăm 
lượng khí thải nông nghiệp. 
• Khí mê-tan từ tưới tiêu cho sản xuất lúa gạo chiếm 11 phần trăm lượng khí nhà kính nông ngiệp 
• Cuối cùng, việc đốt các tàn dư cây trồng và sử dụng phân chuồng không đúng cách chiếm 19 phần 
trăm lượng khí thải nông nghiệp, chủ yếu dưới dạng các oxit nitơ và mêtan (Pye-Smith). 
Có bao nhiêu lượng khí CO2 trong bầu khí quyển? 
Trung bình tháng cacbon dioxide trong bầu khí quyển tại Đài quan sát Mauna Loa , Hawaii; 1958 – 2011 
Các nhà khoa học ước tính rằng vào lúc bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp, có khoảng 290 phần triệu 
(ppm) khí CO2 trong bầu khí quyển. Đến năm 2000, đã có khoảng 370 ppm CO2 tích lũy trong khí quyển 
(UNEP / GRID-Arendal). Và mặc dù các nhà khoa học nói rằng 350 ppm CO2 trong khí quyển là an toàn 
đối với con người, nhưng lượng khí nhà kính gia tăng đồng nghĩa vào cuối năm 2012, 392 ppm CO2 đã 
tích lũy lại ( Khoa học 350). 
Những ảnh hưởng được dự tính của biến đổi khí hậu với nông nghiệp Châu Á 
Với hơn 350 ppm CO2 trong khí quyển, những ảnh hưởng khí hậu hiện nay đang diễn ra và dự kiến sẽ 
khiến trầm trọng hơn bao gồm: 
• Mất lớp băng trên biển gần hai cực. 
• Mực nước biển tăng nhanh – tăng thêm 33 cm (13 inch) tính đến năm 2050, thêm trên mức 20 cm 
(8 inch) đã quan sát được trong 50 năm qua. 
• Các đợt nóng dài hơn, dữ dội hơn - Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) dự báo nhiệt độ sẽ 
tăng từ 2,5 đến 10 độ F (1,4-5,6 độ C) trong thế kỷ tới. 
• Một nghiên cứu của MIT ước tính rằng với mỗi 1 độ C (1,8 độ F) tăng trong nền nhiệt độ, các vùng 
nhiệt đới sẽ có lượng mưa to khắc ngiệt hơn 10 phần trăm. Nhưng ngay cả có sự gia tăng lượng mưa 
ở các vùng ẩm ướt nhất, đặc biệt là trong mùa mưa, khu vực khô hạn hơn ở vùng nhiệt đới dự đoán 
sẽ trở nên khô hạn hơn. 
Tác động dự tính của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp ở Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở 
Rộng 
Theo một báo cáo tóm tắt xuất bản bởi Viện Quản Lý Nước Quốc Tế (International Water Management 
Institute - IWMI), Tổ chức Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Swedish International Development Agency - 
SIDA) và Trung tâm Cá thế giới (World Fish Center) tại Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở Rộng (Great Mekong 
Subregion - GMS), các tác động sau đây từ biến đổi khí hậu có thể được dự đoán trong GMS tính đến 
2050: 
• Nhiệt độ tăng - Điều kiện nóng hơn có thể ngăn chặn quá trình thụ phấn và do đó làm giảm năng 
suất cây trồng và đồng cỏ. Nắng nóng vào thời kỳ lúa trổ bông hoàn toàn ngăn cản túi bao phấn và 
hạt phấn mở ra, làm giảm quá trình thụ phấn và lượng hạt hình thành (Bazzaz và Sombroek). IRRI 
báo cáo rằng nhiệt độ ban đêm cao hơn đã làm giảm sản lượng lúa gạo nhiều đến 10 phần trăm cho 
mỗi khi nhiệt độ tối thiểu tăng 1° C. 
• Sâu bệnh tăng - Nhiệt độ cao và mùa gieo trồng dài hơn có thể có lợi cho sự gia tăng quần thể sâu 
bệnh hại. 
• Tăng nhu cầu nước - Nhiệt độ cao sẽ làm tăng sự thoát hơi nước, làm tăng nhu cầu về nước mưa và 
tưới tiêu cho cây trồng và đồng cỏ. 
• Thay đổi khả năng tồn tại của cây trồng - Những thay đổi về kiểu nhiệt độ và lượng mưa có thể đồi 
hỏi nông dân phải dùng giống mới hoặc thay đổi cơ cấu cây trồng. 
• Thay đổi theo chiều cao trong hệ sinh thái – Nhiệt độ trung bình hàng năm giảm khoảng 1 ° C trong 
mỗi 100 m (328 ft.) độ cao ở vùng nhiệt đới đến các khu vực cận nhiệt đới. Một số thay đổi theo 
chiều dọc trong hệ sinh thái rất dễ xảy ra là nhiệt độ tăng lên, đặc biệt là trên cao nguyên Tây Tạng 
và ở các vùng núi của tỉnh Vân Nam. 
• Những thay đổi thời gian theo mùa - Sự thay đổi thời gian khởi đầu và kết thúc của mùa mưa có 
thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và nhu cầu tưới tiêu (tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào 
lịch thời vụ). 
• Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt – rất có thể sẽ trở nên thường xuyên hơn 
• Mực nước biển dâng và xâm nhập mặn – Tăng mực nước biển sẽ làm giảm vùng cây cho năng suất 
trong các vùng đồng bằng và ven biển. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 1,4 M ha (3,46 M acres) ở 
đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục tăng mực nước biển đòi hỏi cần có các biện pháp thích ứng để 
bảo vệ mùa màng. 
• Ảnh hưởng đến thủy sản - Những thay đổi về khí hậu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng của 
nhiều sinh vật dưới nước. Lượng thủy sản có thể giảm do giảm dòng chảy của sông vào mùa khô. 
Thay đổi với nguồn cá tự nhiên, đặc biệt là sinh vật biển, sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp bột cá 
và dầu cá hỗ trợ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, khi mực nước biển dâng, 
có thể có những cơ hội mới cho nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển và đồng bằng không phù 
hợp cho canh tác mùa màng. 
Các phương pháp và nguồn lực cho nền nông nghiệp thích ứng trước 
biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các nguồn gây biến đổi khí hậu. 
Phần dưới đây cung cấp các phương pháp được giới thiệu (với đường dẫn đến tài liệu trên mạng) cho 
các tổ chức phát triển nông nghiệp xem xét và có thể quảng bá, nhằm giúp nông dân sản xuất nhỏ phát 
triển hệ thống nông nghiệp bền vững và giảm thiểu những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu từ nông 
nghiệp tốt hơn. Các phương pháp và nguồn lực được giới thiệu liên quan đến: 
• Sản xuất lúa nước 
• Sản xuất cây trồng vùng đất khô hạn 
• Sản xuất cây trong vườn 
• Chăn nuôi gia súc 
• Sinh kế vùng ven biển và nuôi trồng thủy sản 
• Vai trò của năng lượng thay thế trong phát triển nông nghiệp và cộng đồng, như một phương tiện 
để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu sinh khối. 
Hấp thụ Carbon sinh học (C) có lẽ là cách tốt nhất để giảm thiểu những nguyên nhân gây biến đổi khí 
hậu của nông nghiệp. Hấp thụ sinh học cô lập C từ CO2 trong khí quyển nhằm tạo sinh khối thông qua 
quang hợp, và cuối cùng là lưu lại trong cây (lá, gỗ, và rễ) và đất. Đất nông lâm nghiệp có thể được sử 
dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm tăng cường tích lũy tự nhiên khí CO2 như: 
• Trồng hoặc bảo tồn cây trồng 
• Chuyển đổi các phương pháp sản xuất cây trồng 
• Trồng cây trong khu vực đất dễ xói mòn 
• Thay đổi cách thức quản lý vùng đất chăn thả 
Khi rừng, đất canh tác, và đất chăn thả thực hiện việc cô lập C, những vùng đất này được gọi là bể hấp 
thụ C (Haile, et al.). 
Thích nghi sản xuất lúa gạo với biến đổi khí hậu 
Với nhiệt độ cao ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lúa, nông dân trồng lúa nước có thể cần phải xem 
xét việc chọn ngày trồng khác. Nếu độ ẩm đất cho phép, trong môi trường nóng hơn, nông dân nên xem 
xét những ngày bắt đầu mùa vụ thay thế để có thể khiến giai đoạn sinh sản và kết hạt diễn ra trong các 
tháng có nhiệt độ thấp hơn (Redfern, et al.). 
Ngoài ra, việc tiếp cận với các giống lúa truyền thống và giống mới tiềm năng được khuyến khích. Nhân 
viên phát triển có thể xem xét đánh giá và phát huy những giống truyền thống có khả năng thích ứng 
cao, cũng như những giống mới tiềm năng có khả năng chịu nhiệt cao hơn và có khả năng chịu đựng độ 
mặn, hạn hán và lũ lụt (Ibid.). Để khiến cả hai phương pháp khả thi, cộng đồng nông nghiệp có thể tham 
gia bằng cách giúp đỡ thành lập ngân hàng hạt giống cộng đồng, thúc đẩy tiết kiệm hạt giống gia đình và 
/ hoặc cung cấp các hội chợ giống để khảo sát, bảo tồn và mở rộng các giống lúa truyền thống có giá trị 
tiềm năng. Các nguồn trang mạng tiết kiệm hạt giống/ngân hàng hạt giống ECHO được đề xuất gồm: 
• Ghi chú kỹ thuật ECHO # 63: Dự trữ giống - Các bước và công nghệ, 
8AB1-74D9D8C3EDD4/TN_63_Seed_Saving--Steps_&Technologies.pdf 
• Đánh giá tính khả thi của hạt giống sử dụng thử nghiệm nảy mầm đơn giản (Ghi chú ECHO Châu Á) 
B180-F391C063E31A/Testing_Seed_Viability_Using_Simple_Germination_Tests.pdf 
• Hút chân không hạt giống so với làm lạnh phương pháp là hiệu quả nhất để lưu trữ hạt giống? (Ghi 
chú ECHO châu Á) 
B180-F391C063E31A/Vacuum_Sealing_vs._Refrigeration.pdf 
• Xây dựng cho riêng bạn tủ giúp hạt giống này mầm để thử nghiệm tính khả thi của hạt giống (Ghi 
chú ECHO Châu Á) 
B180-F391C063E31A/Build_Your_Own_Seed_Germination_Cabinet.pdf 
Các tài liệu bổ sung liên quan đến chia sẻ hạt giống (hội chợ hạt giống) bao gồm: 
• Hội chợ hạt giống: Khuyến khích trao đổi hạt giống địa phương để hỗ trợ đa dạng sinh học khu vực ( 
Ghi chú ECHO Châu Á) 
92B5-D50F9B4A741D/EAN_12_-_January_2012.pdf 
• Hội chợ hạt giống của nông dân (Ghi chú Kĩ thuật của ECHO) 
8AB1-74D9D8C3EDD4/Seed_Fairs.pdf 
Dưới đây là một số tài liệu phù hợp liên quan đến việc tham vấn các cơ quan (quốc tế hoặc chính phủ) 
có cung cấp giống lúa mới được cải tiến, và giúp giới thiệu các giống cây trồng thích hợp vào các cộng 
đồng nông nghiệp: 
• Lúa gạo sẵn sàng đáp ứng với biến đổi khí hậu (Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế) 
• Bơm gen cây trồng: Một nhiệm vụ khả thi cho các tổ chức NGO (Ghi chú ECHO Châu Á) 
B180-F391C063E31A/The_Crop_Genetic_Pump.pdf 
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (System Rice Intensification - SRI) có tiềm năng cho việc thích ứng và 
giảm nhẹ biến đổi khí hậu. SRI kết hợp các bước sau đây: 
• Cấy cây con nhỏ hơn 1 tháng 
• Cấy các cây con đơn lẻ hơn là những cụm 3 cây một hoặc nhiều hơn 
• Các cây cách nhau thưa thớt và đều đặn hơn là trồng dày và không đều đặn 
• Giữ đất ẩm chứ không ngập úng 
Để đối phó với biến đổi khí hậu, SRI đang được thúc đẩy vì những lý do sau đây (Uphoff): 
• Các phương pháp SRI giảm bớt tiêu thụ nước tưới tiêu cho cây trồng. 
• Các báo cáo về khả năng chịu hạn và kháng hạn hán với giống lúa SRI. 
• Khả năng chống chịu thiệt hại do bão (gãy đổ) và thời tiết lạnh. 
• Khả năng kháng sâu bệnh hại 
• Thời gian trồng ngắn (ít hơn 1-3 tuần). 
• Lượng khí thải nhà kính giảm, đặc biệt là việc giảm khí mê-tan; các ảnh hưởng lên mức độ nitơ oxit 
vẫn còn chưa chắc chắn. 
SRI có thể được đánh giá và áp dụng một phần hoặc toàn bộ. Một số nông dân Campuchia đã chia ruộng 
thành hai phần, dùng phương pháp quản lý khác nhau trên từng phần để giải quyết vấn đề không chắc 
chắn về lượng mưa, như trồng một nửa số trang trại của mình theo kỹ thuật trồng lúa nước thông 
thường và một nửa khác trong vùng canh tác SRI nước cạn (Redfern, và đồng nghiệp) 
Sau  ... à Thủy sản (DPI & F Queensland), Trung tâm Nhiệt đới Nông nghiệp Quốc tế (CIAT) 
và Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI) -  
Một lựa chọn đầu vào thấp để cải thiện sinh thái đồng cỏ là Tái sinh Tự nhiên do Nông dân quản lý 
(FMNR), một biện pháp nhanh chóng, chi phí thấp và dễ dàng nhân rộng để phục hồi và cải thiện nông 
nghiệp, rừng và đất đồng cỏ. FMNR ban đầu được phát minh và phát triển ở Tây Phi trong những năm 
1980 bởi nhà nông học và nhân viên tổ chức Tầm Nhìn Thế giới (World Vision) Tony Rinaudo. Biện pháp 
này từ đó đã lan truyền qua nhiều nơi trên thế giới và dựa trên việc khuyến khích việc phát triển lại hệ 
thống cây xanh hiện có hoặc hạt giống tự gieo. Biện pháp này có thể được sử dụng bất cứ nơi nào có 
những gốc cây sống có khả năng nảy chồi (tái mầm), hoặc hạt giống trong đất có thể nảy mầm. 
Tại các khu vực khô cằn nơi FMNR đã được thông qua, động vật ăn cỏ có thể vượt qua một đợt hạn hán 
ngay cả khi cỏ đồng cỏ được hoàn toàn cạn kiệt, bằng cách cho chúng ăn lá và vỏ cây để tăng trưởng. 
Độ màu mỡ của đất trên đồng cỏ với rừng cây, vì động vật bài tiết phân và nước tiểu trong khi chúng 
dành nhiều thời gian dưới bóng cây tìm kiếm những vỏ cây rơi xuống. Bóng cây xanh trong hệ thống 
FMNR cũng bảo vệ đồng cỏ và các cây trồng khác từ sức nóng và xói mòn do gió. 
Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo Tái sinh Tự nhiên do Nông dân Quản lý (Tài liệu Kĩ thuật ECHO) 
4FBD9E75D03D/TN_65_Farmer_Managed_Natural_Regeneration.pdf. 
Quản lý chất thải chăn nuôi 
Chất thải chăn nuôi, đặc biệt là từ các hệ thống sản xuất lớn, là một nguồn mêtan và các chất ô nhiễm 
khác, thường gây ô nhiễm các tuyến đường thủy và nước ngầm với nitrat. Một lựa chọn cho việc quản 
lý các chất thải này là thông qua việc sản xuất khí biogas sử dụng các hệ thống trên quy mô lớn hoặc 
nhỏ. Để biết thêm thông tin, xem phần dưới đây: 
• Hướng dẫn về khí sinh học Biogas Heifer International (PDF) 
B180-F391C063E31A/Biogas_-_Heifer_International.pdf 
• Tóm tắt về dùng khí Biogas trên quy mô nhỏ Baron (liên kết từ các trang web của Nhóm Năng lượng 
Xanh Biên giới)  
• Cuộc cách mạng chăn nuôi (Tài liệu Phát triển ECHO #76, trang 3) 
B363-9B9733AAB8F1/edn76.pdf 
Việc sử dụng phân bón để sản xuất phân hữu cơ cung cấp một phương tiện hấp thụ khí C khác. Ví dụ, 
lớp thảm tự nhiên, chẳng hạn như vỏ trấu hoặc mùn cưa, sẽ hòa trộn các chất thải chăn nuôi sau nhiều 
tháng sử dụng. Sau đó, các nguyên liệu giàu nitơ có thể được tích hợp trong các khu vườn và các khu 
ruộng như phân hữu cơ. Để có thêm thông tin liên quan đến sử dụng phân chuồng động vật an toàn và 
cần thiết, hãy tham khảo: 
• Quản lý Phân chuồng để ngăn chặn gây ô nhiễm (ECHO Ghi chú Phát triển # 58, trang 3) 
B363-9B9733AAB8F1/edn58.pdf 
• Tái chế chất thải chăn nuôi (Ấn phẩm của FAO bao gồm việc sử dụng các chất thải chăn nuôi để bón 
phân cây trồng, sản xuất khí sinh học biogas và sản xuất bèo tấm làm thức ăn gia súc) 
• Giới thiệu về Nông nghiệp Tự nhiên Châu Á 
(
B180-F391C063E31A/An_introduction_to_Asian_Natural_Farming_-_Pig_Production.pdf) 
Thích ứng các hệ thống nuôi trồng thủy sản và sinh kế ven biển với biến đổi khí hậu 
Theo Nông Nghiệp Tương Lai Thông Minh Với Khí Hậu (Pye-Smith), biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn 
đến nghề cá và nuôi trồng thủy sản, trong khi hiện đang cung cấp cuộc sống cho khoảng 500 triệu người 
và là nguồn protein động vật chính cho nhiều trong số các nước nghèo nhất thế giới. Một số kết quả 
được dự tính của biến đổi khí hậu có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất thủy sản là: 
• Tăng nhiệt độ mặt nước biển. 
• Giảm diện tích băng phủ trên biển. 
• Những thay đổi về độ mặn và độ chua. 
Bản báo cáo nói rằng các tác động cụ thể của sự thay đổi khí hậu đối với thủy sản và nuôi trồng thủy sản 
sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính chất khu vực của biến đổi khí hậu và các loài sinh vật thủy sinh có liên 
quan. Một số sinh vật thủy sản có thể được hưởng lợi từ mùa sinh trưởng dài hơn và tốc độ tăng trưởng 
nhanh hơn, trong khi những loài khác có thể bị ảnh hưởng xấu, có tác động đáng kế đối với thương mại 
và sinh hoạt phí ngành thủy sản. Ví dụ, đất trồng trọt ở các khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi mực 
nước biển tăng có thể cần phải chuyển hướng từ sản xuất cây trồng sang nuôi trồng thủy sản (Pye-
Smith). 
Do tăng sự xâm nhập của nước biển và nhiều nguy cơ bão biển tràn bờ hơn, UNDP (Chương trình Phát 
triển Liên Hợp Quốc) ước tính rằng sản lượng cây trồng ở Bangladesh đã giảm 30 phần trăm. Nếu mực 
nước biển tiếp tục tăng với tốc độ hiện nay, 16 phần trăm của các khu vực ven biển của đất nước sẽ nằm 
dưới nước vào năm 2050. Ước tính có khoảng 18,5 triệu cư dân ven biển Bangladesh sẽ phải đối mặt với 
nạn đói, vô gia cư và nghèo nàn do kết quả của biến đổi khí hậu. 
Để ứng phó với điều này, chính phủ Bangladesh đang xúc tiến cho dự án "Rừng, Cây ăn quả và Cá (3F)" 
dự án có liên quan đến trồng cây ăn quả và nuôi cá cho mục đích sinh kế cũng như trồng rừng ngập mặn. 
Khôi phục rừng ngập mặn và rừng ven biển khác sẽ giúp đỡ để bảo vệ vùng đất ven biển khỏi bão biển 
tràn bờ, cải thiện môi trường sống hoang dã và đa dạng sinh học, và hấp thụ khí C. 
Để có thêm thông tin về dự án 3F, xem liên kết sau 
Fish.pdf. 
Để nuôi trồng thủy sản thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu, Viên Quản lý Nước Quốc tế IWMI và 
Trung tâm Cá thế giới khuyến cáo: 
• Lồng ghép nuôi cá vào tưới tiêu nông nghiệp (ví dụ như hệ thống lúa/cá), qua đó nâng cao năng 
hiệu suất nước. 
• Cải tiến nuôi trồng thủy sản ở các hồ chứa để bổ sung sản lượng cá và giảm áp lực về thủy sản bản 
địa. 
Bởi vì quần thể cá tự nhiên có thể bị ảnh hưởng bởi những thách thức khí hậu ngày càng tăng (ví dụ như 
lũ lụt, hạn hán), hộ gia đình có thể thấy cần thiết phải sản xuất nhiều cá hơn trong bể nhỏ và ao. Với sản 
xuất nguồn thuỷ quy mô nhỏ, xem: 
• Một phương pháp ít tốn kém cho Nuôi cá ở Haiti (Tài liệu Phát triển ECHO # 105, trang 1) 
B363-9B9733AAB8F1/Issue105.pdf. 
• Trang trại Cá: Nguyên tắc cơ bản về nuôi cá rô phi và Thực hiện Dự án Nuôi trồng Thủy sản (Ghi chú 
kĩ thuật ECHO) 
0A0D-4DDE-8AB1-74D9D8C3EDD4/Fish_Farming.pdf. 
• Đào ao trong trang trại cho nước, cá và kế sinh nhai (tài liệu FAO) 
ftp://ftp.fao.org/docrep/fao/011/i0528e/i0528e.pdf. 
Năng lượng thay thế giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu 
Nhân viên phát triển có thể hỗ trợ người sản xuất nhỏ trong việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu 
carbon sản sinh khí nhà kính thông qua việc khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp (ví dụ như 
năng lượng mặt trời, thủy điện) và cũng thúc đẩy các công nghệ làm các nhiên liệu sinh khối địa phương 
(củi, rơm rạ, than, vv) sạch hơn, hiệu quả hơn và dễ tiếp cận hơn. Ngoài biogas (đã đề cập trước đó), 
các nguồn năng lượng thay thế cho công nhân phát triển để đánh giá và xúc tiến bao gồm những điều 
sau đây: 
• Thủy điện cỡ nhỏ Micro hoặc Pico tạo ra điện từ các nguồn nước chảy xuống, như các dòng suối 
trên núi, sử dụng những tua bin nhỏ, tương đối rẻ tiền – Xem thủy điện vi mô ở Myanmar và Thái 
Lan (Tài liệu ECHO Châu Á) 
B180-F391C063E31A/Micro-Hydro_in_Myanmar_and_Thailand.pdf. 
• Năng lượng mặt trời, sử dụng năng lượng từ mặt trời để tạo ra điện và nấu ăn cũng như đun nước - 
Năng lượng Mặt trời, ứng dụng trên quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển (Ấn phẩm của nhóm 
Công tác về Kĩ thuật Phát triển WOT về làm khô và nấu ăn với ánh nắng mặt trời, nước nóng và các 
tấm PV); tải từ  
• Than củi được sản xuất từ gỗ thải, gỗ vụn và tàn dư cây trồng, có thể giúp ngăn ngừa/giảm nạn phá 
rừng - Sản xuất than củi trong Lò hình ống nằm ngang 200-lít (Tài liệu phát triển ECHO) 
B180-F391C063E31A/Charcoal_Production_in_200-Liter_Horizontal_Drum_Kilns.pdf. 
• Bếp lò đốt than và củi cải tiến đốt cháy nhiên liệu hiệu quả hơn và có lượng khí thải ít hơn. Xem các 
tài liệu sau đây: 
 Ô nhiễm không khí trong nhà do khói nấu ăn (Tài liệu Phát triển ECHO # 85, trang 1) 
4DDA-B363-9B9733AAB8F1/edn85.pdf 
 Dựng bếp lò đất sét xách tay (Tài liệu trực tuyến HEDON) 
 Nguyên tắc thiết kế Bếp lò đốt củi (Tổ chức Hợp tác vì nguồn không khí trong nhà sạch) 
• Bếp lò thiết bị khí hóa chuyển sang nguyên liệu sinh khối, chẳng hạn như vỏ trấu, thành chất khí 
tổng hợp có thể được sử dụng như là chất đốt. Nguyên liệu sinh học cháy đen còn lại cũng có thể 
được sử dụng như là than sinh học. Tài liệu liên quan bao gồm: 
 Bếp lò khí hóa siêu nhỏ và vì sao nó hoạt động được (Ấn phẩm trang web HEDON) 
 Cẩm nang Tài liệu Bếp ga Vỏ trấu (AT Belonio) 
Những Đề xuất Cuối cùng 
Không có giải pháp để thích nghi sản xuất lương thực nào đủ toàn diện để một mình giúp cho nông dân 
bền vững trước biến đổi khí hậu và giảm các biến đổi thêm. May mắn thay, hầu hết tất cả các lựa chọn 
được đề nghị ở đây là những phương pháp cũng đã được biết đến và chấp nhận cho nông nghiệp bền 
vững và phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, mỗi nhân viên hoặc cơ quan phát triển nên xem xét những 
điều sau khi nghiên cứu những đáp lại trong nông nghiệp phù hợp và bền vững với các thách thức khí 
hậu để đánh giá và có thể quảng bá giữa các nhóm trong tiêu điểm: 
• Những đáp lại để thích nghi và giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nào áp dụng tốt nhất cho 
các khu vực cụ thể và những cộng đồng trong tiêu điểm? Ví dụ, một số phương pháp cho các vùng 
ven biển có thể không phù hợp với các vùng cao. 
• Đối với cơ quan nhỏ, những đáp lại một cách tập trung và chuyên biệt có lẽ là một cách tốt hơn là 
thử hàng loạt các biện pháp. 
• Các cơ quan nên tham khảo ý kiến và hợp tác với nhau để phối hợp chiến lược ứng phó không cạnh 
tranh trong khu vực cùng trong tiêu điểm. 
• Quỹ từ các nhà tài trợ quốc tế ngày càng tập trung vào biến đổi khí hậu. Các cơ quan nên xem xét 
làm thế nào họ có thể hợp tác tốt nhất với các cơ quan quốc tế (và những cơ quan khác) để có đầy 
đủ tài chính và các nguồn lực cần thiết giúp xây dựng nền nông nghiệp và cộng đồng bền vững. 
Danh sách các tài liệu tham khảo 
Belonio, Alexis T. Cẩm nang hướng dẫn Bếp ga Vỏ trấu Trung tâm Công nghệ thích hợp. Khoa Kỹ thuật 
nông nghiệp và quản lý môi trường, Đại học Nông nghiệp, miền Trung Philippine, Thành phố Iloilo, 
Philipine, 2005. 
Calvosa, Chiara, Delgermaa Chuluunbaatar và Katiuscia Fara. Chăn nuôi và biến đổi khí hậu. International 
Fund for Agricultural Development (IFAD - Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp) , Rome, 2010. 
Chestney, Nina. “Hơn 100 triệu người sẽ chết và tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị cắt giảm 3,2 phần 
trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030 nếu thế giới không khắc phục biến đổi khí hậu.” 
Reuters, ngày 26 tháng 9 năm 2012. 
idINDEE88O0HH20120925. 
Chu, Jennifer. “Khi trời mưa, mưa sẽ như trút nước: Nghiên cứu ước tính tỉ lệ giữa độ tăng cường của 
mưa nhiệt đới khắc nghiệt với sự nóng lên toàn cầu.” Văn phòng Tin tức MIT, ngày 16 tháng 9 năm 2012. 
0917.html. 
Phòng thí nghiệm nghiên cứu hệ thống Trái đất. "Xu hướng khí Carbon Dioxide trong không khí.” 
 (accessed Nov. 13, 2012). 
Cơ quan Bảo vệ Môi trường. "Một hướng dẫn về biến đổi khí hậu toàn cầu cho sinh viên” 
 (accessed 
December 27, 2012). 
Cơ quan bảo vệ môi trường. “Các nguyên nhân của biến đổi Khí hậu.” 
 (accessed December 27, 2012). 
Cơ quan Bảo vệ Môi trường. “Khí thải Toàn cầu.” 
 (accessed December 27, 2012). 
Cơ quan Bảo vệ Môi trường "Tự điển Thuật ngữ Biến đổi Khí hậu.” 
 (accessed December 27, 2012). 
Haile, Solomon G., Clyde W. Fraisse, Vimala D. Nair, và PK Ramachandran Nair. Giảm thiểu khí gây hiệu 
ứng nhà kính trong đất rừng và nông nghiệp: Hấp thụ Carbon. Ấn phẩm # AE435, Đại học Florida IFAS 
Mở Rộng, 2012.  
Haq, Naimul. “Rừng, cây ăn quả và cá có thể cứu cộng đồng ven biển.” Cơ quan Tin tức Dịch vụ Báo chí Quốc tế, truy cập 
ngày 07 tháng 01 năm 2013. 
communities/?utm_source=People+and+Forests+E-News&utm_campaign=bf6871d2c1-
People_and_Forests_E_News_JAN_2013&utm_medium=email. 
Harvey, Fiona. “Biến đổi khí hậu đã đang gây tổn hại nền kinh tế toàn cầu, báo cáo nhận thấy. “ Báo 
Người Bảo Vệ , ngày 26 tháng 9 2012. 
change-damaging-global-economy?newsfeed=true&utm_source=People+and+Forests+E-
News&utm_campaign=c84e2d7f09-People_and_Forests_E_News_Oct_2012&utm_medium=email. 
Johnston, Robyn, et al., Xem xét lại nền nông nghiệp trong khu vực tiểu vùng sông Mekong: làm thế nào 
để đáp ứng nhu cầu lương thực bền vững, tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái và ứng phó với biến đổi 
khí hậu. Colombo, Sri Lanka: Viện Quản lý nước quốc tế, năm 2010. 
Rethinking_Agriculture_in_the_Greater_Mekong_Subregion.pdf. 
Laborte, Alice, và các đồng nghiệp “Cây lúa cảm thấy sự nóng." Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế, Los 
Banos, Philippines, truy cập ngày 10 tháng 09 năm 2012.. 
Leiserowitz, Anthony, và các đồng nghiệp, Khí hậu thay đổi trong tâm trí người Mỹ. Niềm tin và thái độ 
của người Mỹ về nóng lên toàn cầu trong tháng chín năm 2012. Đại học Yale và Đại học George Mason. 
New Haven, CT: Dự án Yale về truyền thông biến đổi khí hậu, 2012. 
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia. "Những hậu quả hiện tại và tương lai của thay đổi trên toàn 
cầu.”  (truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012). 
Nguyễn Văn Sở. "Tiềm năng của các giống cây địa phương trong việc đẩy nhanh độ kế thừa của rừng tự 
nhiên trên đất đồng cỏ khó canh tác ở miền Nam Việt Nam." Kỷ yếu từ Bảo tồn Rừng trong Hội thảo 
Phục hồi Động vật Hoang dã, Ban Nghiên cứu Phục hồi Rừng, Chiang Mai. 2000. 
Peters, Michael, và các đồng nghiệp, "Hệ thống dựa trên cây nhiệt đới cho chăn nuôi gia súc giúp giảm 
thiểu phát thải khí nhà kính." Chương 11, Sinh thái Hiệu quả: Từ viễn ảnh đến thực tế: thông điệp chính 
từ một ấn phẩm mô tả những bước tiến và lựa chọn trong Nông nghiệp. Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp 
Nhiệt đới, Cali, Colombia. Năm 2010. 
Tổ chức Hành động Thực tế. “Vườn Nổi.”  
(accessed September 13, 2012). 
Pye-Smith, Charlie. Nông Nghiệp Tương Lai Thông Minh Với Khí Hậu: Đặt nông nghiệp vào trung tâm của 
chính sách biến đổi khí hậu. Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp và Hợp tác Nông thôn (CTA) và Chương 
trình Nghiên cứu CGIAR về biến đổi khí hậu, nông nghiệp và an ninh lương thực (CCAFS). Năm 2011. 
Redfern, Suzanne K., và các đồng nghiệp, Lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á: Đối mặt những rủi ro và 
yếu điểm để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tổ chức Nông lương (FAO). Rome. Năm 2012. 
Toensmeier, Eric. "Cây trồng lâu năm chủ lực." The Overstory # 248. Năm 2012. 
350 ngành Khoc học.  (truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2012). 
Uphoff, N. "Phương pháp Quản lý thay thế và tác động với hệ thống của thâm canh lúa cải tiến (SRI) 
trong việc Đối phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu." Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp lúa 
nước, Đại hội Quốc tế thứ 3 về lúa gạo. Hà Nội, ngày 8-12 tháng 11 năm 2010. 
UNEP/GRID-Arendal. “Các đồ thị khí hậu quan trọng.” 
 (truy cập ngày 
13 tháng 09 năm 2012). 
Wikipedia. “Trái cây vùng sa mạc.”  (truy cập ngày 4 
tháng 1 năm 2013). 
Tầm nhìn Thế giới. Tái tạo rừng tự nhiên do nông dân quản lý: Một biện pháp hiệu quả để khôi phục và 
cải thiện những vùng đất nông nghiệp, rừng và đồng cỏ. Tầm nhìn Thế giới Quốc tế. Năm 2012. 2012. 

File đính kèm:

  • pdfhop_cong_cu_nong_nghiep_ben_vung_de_dap_lai_voi_nhung_thach.pdf