Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe liên quan tới tiêm phòng Sởi-Rubella cho người chăm sóc trẻ 18-24 tháng tuổi, nữ độ tuổi sinh đẻ tại Hà Nội

Nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe liên quan tới tiêm

phòng Sởi – Rubella cho người chăm sóc trẻ 18 - 24 tháng tuổi và nữ độ tuổi sinh đẻ tại Hà Nội. Nghiên cứu sử

dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chọn mẫu có chủ đích các đối tượng nghiên cứu để thực hiện 30 cuộc

phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm. Kết quả cho thấy hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại Hà

Nội được thực hiện thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp bởi cán bộ y tế và truyền thông gián tiếp qua

hệ thông loa đài, các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, các trang mạng xã hội. Tài liệu truyền thông

về tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên được các cơ sở tự xây

dựng, cập nhật từ chương trình TCMR quốc gia và lồng ghép trong các hoạt động chung của chương trình tiêm

chủng. Đối với nữ độ tuổi sinh đẻ, do không triển khai tiêm vắc xin sởi - rubella trong tiêm chủng mở rộng cho

đối tượng này nên việc xây dựng tài liệu và truyền thông cho đối tượng này hầu như không có, ngay cả cán bộ

y tế cũng chưa quan tâm nhiều đến mũi tiêm này. Như vậy việc cập nhật và phát triển các tài liệu truyền thông

đặc biệt cho đối tượng nữ độ tuổi sinh đẻ là cần thiết để nâng cao tỉ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella trong cộng đồng.

pdf 9 trang phuongnguyen 6200
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe liên quan tới tiêm phòng Sởi-Rubella cho người chăm sóc trẻ 18-24 tháng tuổi, nữ độ tuổi sinh đẻ tại Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe liên quan tới tiêm phòng Sởi-Rubella cho người chăm sóc trẻ 18-24 tháng tuổi, nữ độ tuổi sinh đẻ tại Hà Nội

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe liên quan tới tiêm phòng Sởi-Rubella  cho người chăm sóc trẻ 18-24 tháng tuổi, nữ độ tuổi sinh đẻ tại Hà Nội
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 123
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE LIÊN 
QUAN TỚI TIÊM PHÒNG SỞI-RUBELLA CHO NGƯỜI 
CHĂM SÓC TRẺ 18 - 24 THÁNG TUỔI, NỮ ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ 
TẠI HÀ NỘI
Đỗ Thị Thanh Toàn1, Phạm Bích Diệp1, Dương Thị Hồng2
 1Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
2Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe liên quan tới tiêm 
phòng Sởi – Rubella cho người chăm sóc trẻ 18 - 24 tháng tuổi và nữ độ tuổi sinh đẻ tại Hà Nội. Nghiên cứu sử 
dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chọn mẫu có chủ đích các đối tượng nghiên cứu để thực hiện 30 cuộc 
phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm. Kết quả cho thấy hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại Hà 
Nội được thực hiện thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp bởi cán bộ y tế và truyền thông gián tiếp qua 
hệ thông loa đài, các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, các trang mạng xã hội. Tài liệu truyền thông 
về tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên được các cơ sở tự xây 
dựng, cập nhật từ chương trình TCMR quốc gia và lồng ghép trong các hoạt động chung của chương trình tiêm 
chủng. Đối với nữ độ tuổi sinh đẻ, do không triển khai tiêm vắc xin sởi - rubella trong tiêm chủng mở rộng cho 
đối tượng này nên việc xây dựng tài liệu và truyền thông cho đối tượng này hầu như không có, ngay cả cán bộ 
y tế cũng chưa quan tâm nhiều đến mũi tiêm này. Như vậy việc cập nhật và phát triển các tài liệu truyền thông 
đặc biệt cho đối tượng nữ độ tuổi sinh đẻ là cần thiết để nâng cao tỉ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella trong cộng đồng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: truyền thông, tiêm phòng sởi-rubella, Hà Nội
Sởi và rubella là bệnh truyền nhiễm với tỷ 
lệ lây nhiễm cao và có thể tử vong cho trẻ sơ 
sinh và trẻ trẻ nhỏ hoặc để lại các biến chứng 
nặng nề cho phụ nữ mang thai [1]. Tuy vậy sởi 
và rubella hoàn toàn có thể ngăn ngừa được 
bằng cách tiêm phòng vắc xin. Các loại vắc xin 
phòng bệnh Sởi gồm: Vắc xin Sởi đơn, vắc xin 
Sởi- Rubella, vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella 
[1; 2]. 
Công tác truyền thông thực hành tiêm 
chủng ngày càng được chú trọng ở Việt Nam. 
Hình thức truyền thông đa dạng, tăng cường 
tương tác giữa các chuyên gia và cộng đồng 
là bước đi mới, nhận được sự quan tâm của 
người dân. Cùng với sự phối hợp của các đơn 
vị truyền thông đại chúng, nhiều hoạt động 
truyền thông trên các phương tiện thông tin đại 
chúng truyền thống như báo viết, báo nói, báo 
hình được tăng cường, song song với việc đẩy 
mạnh truyền thông trên các trang báo mạng, 
đặc biệt là trang thông tin điện tử Tiêm chủng 
mở rộng (www.tiemchungmorong.vn) [1]. 
Tài liệu truyền thông là công cụ hữu ích sử 
dụng trong các hoạt động truyền thông và là 
công cụ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ truyền thông 
[3 - 5]. Tài liệu truyền thông cung cấp thông tin, 
Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Thanh Toàn, Viện Đào tạo 
YHDP & YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: dothithanhtoan@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 06/05/2019
Ngày được chấp nhận: 05/06/2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019124
tăng cường kiến thức, nâng cao nhận thức và 
hướng tới thay đổi hành vi của người dân, góp 
phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 
Việc tiến hành đánh giá các tài liệu truyền thông 
có ý nghĩa quan trọng giúp cho Chương trình 
Tiêm chủng mở rộng biết được nhu cầu cụ thể, 
nhằm xây dựng các tài liệu truyền thông về 
tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi và Rubella 
một cách phù hợp. Nghiên cứu này được thực 
hiện tại Hà Nội năm 2018 với mục tiêu mô tả 
thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục 
sức khỏe và phát triển thông điệp truyền thông 
liên quan tới tiêm phòng Sởi – Rubella cho 
người chăm sóc trẻ 18 - 24 tháng tuổi, nữ độ 
tuổi sinh đẻ tại Hà Nội.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ/người 
chăm sóc trẻ có con trong độ tuổi 18 - 24 tháng 
và nữ độ tuổi sinh đẻ tại hai Phường Kim Liên 
và Phường Cổ Nhuế, thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện phỏng 
vấn sâu với lãnh đạo và cán bộ phụ trách tiêm 
chủng, cán bộ truyền thông thuộc các Trung 
tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội, Trung tâm 
Truyền thông Giáo dục sức khỏe TP Hà Nội 
và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP 
Hà Nội. 
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 
tháng 2 đến tháng 4 năm 2018.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: Đánh giá nhanh 
cộng đồng, áp dụng cách tiếp cận định tính.
Chọn mẫu, cỡ mẫu và qui trình chọn 
mẫu: Chọn mẫu chủ đích các đối tượng nghiên 
cứu để thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và 
thảo luận nhóm. Danh sách các bà mẹ có con 
18 - 24 tháng tuổi và nữ độ tuổi sinh đẻ sẽ 
được trao đổi với cán bộ y tế tại hai Trạm Y tế 
Phường Kim Liên và Phường Cổ Nhuế. Sau 
đó nhóm nghiên cứu sẽ gọi điện xin phép và 
sắp xếp lịch phỏng vấn. Tổng số đã thực hiện 
30 cuộc phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận 
nhóm. Các cán bộ có kinh nghiệm của Viện 
Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng là 
những người thực hiện phỏng vấn sâu và thảo 
luận nhóm trong nghiên cứu.
Bảng 1. Phân bổ cỡ mẫu theo địa điểm NC
TP Hà Nội Phỏng vấn 
sâu
Thảo luận 
nhóm
Quận Bắc Từ 
Liêm
05
TYT Cổ Nhuế 
1
10 02
Quận Đống 
Đa
05
TYT Kim Liên 10 02
Tổng 30 04
Nội dung nghiên cứu: Thông tin chung 
của đối tượng nghiên cứu; thực trạng các hoạt 
động truyền thông và các tài liệu tập huấn 
truyền thông tiêm phòng Sởi – Rubella đang 
thực hiện tại địa phương; những khó khăn 
trong việc thực hiện truyền thông ; và phát 
triển các thông điệp chính về truyền thông tiêm 
phòng Sởi – Rubella.
3. Xử lý số liệu
Dữ liệu định tính (đánh giá nhanh cộng 
đồng) được thu thập thông qua ghi chép và ghi 
âm (với sự cho phép của người được phỏng 
vấn ). Sau đó được chuyển đổi thành bản trả 
lời phỏng vấn dạng Microsoft Word. Dựa vào 
bản trả lời phỏng vấn, các nội dung được mã 
hóa theo các chủ đề, mục tiêu ban đầu. Cuối 
cùng các thông tin được tổng hợp, tóm tắt và 
rút ra kết luận có kèm theo trích dẫn tiêu biểu.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã được thông qua bởi Quỹ 
Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEFF), đảm bảo 
tất cả các cuộc phỏng vấn/thảo luận/hình ảnh 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 125
được thông báo, các quyền của trẻ em được 
tôn trọng theo đúng chỉ dẫn của UNICEFF.
III. KẾT QUẢ 
Nghiên cứu đã tiếp cận với 60 bà mẹ có 
con 18-24 tháng tuổi và nữ độ tuổi sinh đẻ có 
độ tuổi từ 17 đến 42 tham gia các cuộc thảo 
luận nhóm và phỏng vấn sâu. Nghề nghiệp hay 
gặp nhất là công nhân, nhân viên nhà nước 
(56%). Trình độ học vấn từ cấp III trở lên chiếm 
64% đối tượng nghiên cứu. Công tác truyền 
thông về tiêm chủng vắc xin sởi - rubell tại Hà 
Nội chủ yếu lồng ghép trong công tác truyền 
thông về tiêm chủng mở rộng nói chung. 
3.1. Thực trạng các tài liệu truyền thông
Tại tất cả các địa điểm nghiên cứu, tài liệu 
truyền thông về vắc xin sởi - rubella chủ yếu 
do tuyến trung ương cấp phát trong chiến dịch 
năm 2014 - 2015 về tiêm vắc xin sởi - rubella 
cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi, bao gồm sổ tay hỏi 
đáp, tờ rơi, áp phích và đĩa hình, đĩa tiếng 
truyền thông. Một lãnh đạo Trung tâm Y tế tại 
Hà Nội nói:
“Tài liệu truyền thông về tiêm vắc xin sởi - 
rubella chúng tôi có nhận được của trung ương, 
của chương trình tiêm chủng mở rộng. Các nội 
dung của tài liệu truyền thông liên quan đến 
sởi, rubella là giới thiệu về bệnh, về vắc xin để 
phòng bệnh. Các tài liệu này sau đó được gửi 
về các trung tâm, các trạm y tế cũng đầy đủ” 
(PVS Lãnh đạo, nam, 42 tuổi).
Đối với tài liệu truyền thông về tiêm vắc xin 
sởi-rubella cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi, tại các 
cơ sở y tế được nghiên cứu, các tài liệu này 
thường do cơ sở tự xây dựng và được lồng 
ghép chủ yếu trong các hoạt động chung của 
chương trình tiêm chủng thường xuyên. Như 
một cán bộ phụ trách tiêm chủng nói:
“Chúng tôi thường làm trên cơ sở tài liệu 
của Bộ biên tập lại, nhân bản lên, đánh máy 
lại bằng giấy A4, hình ảnh đen trắng. Cái này 
thường lồng ghép, nhiều vắc xin khác nhau, 
chứ không tập trung cụ thể vào MR, thường là 
lịch tiêm, lợi ích tiêm chủng, tiếp theo là chăm 
sóc trẻ trước, trong và sau tiêm chủng thì lưu 
ý cái gì, xuyên suốt cho đối tượng tiêm chủng, 
lồng ghép tiêm chủng nói chung” (PVS cán bộ 
y tế, nữ, 59 tuổi)
Đối với nữ độ tuổi sinh đẻ, do không triển 
khai tiêm vắc xin sởi-rubella trong tiêm chủng 
mở rộng cho đối tượng này nên việc xây dựng 
tài liệu và truyền thông cho đối tượng này hầu 
như không có, ngay cả cán bộ y tế cũng chưa 
quan tâm đến mũi tiêm này. 
 “Hiện nay các cơ sở vẫn chưa triển khai 
tiêm vacxin sởi – rubella định kì trên đối tượng 
phụ nữ, mới có tiêm định kì cho trẻ 18 tháng 
tuổi. Để phòng rubella bẩm sinh ở phụ nữ sinh 
đẻ thì thực sự cán bộ y tế còn chưa hiểu biết. 
Tiêm cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ chỉ làm khi có 
chiến dịch, ngoài ra chưa triển khai.” (PVS cán 
bộ y tế, nữ, 50 tuổi).
Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella miễn phí 
cho trẻ 15 - 16 tuổi tại trường học năm 2016 
là cơ hội để truyền thông về tiêm vắc xin sởi 
- rubella cho nữ tuổi sinh đẻ trên địa bàn, tuy 
nhiên hiệu quả của phương pháp này cũng 
chưa cao, theo lời của cán bộ phụ trách tiêm 
chủng Trạm y tế phường Cổ Nhuế.
“Khi có chiến dịch năm 2015 - 2016 cũng 
có triển khai ở các nhà máy, xí nghiêp và chủ 
yếu là trường học là nhiều. Nhận thức của phụ 
nữ nhận định không được cao lắm, nên việc sử 
dụng những người được tiêm trong chiến dịch 
nhân ra phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tiếp cận tiêm 
mũi này thì nói chung là không có hiệu quả, 
chưa chủ động tiêm trước khi mang thai.” (PVS 
cán bộ y tế, nữ, 35 tuổi).
Các tài liệu truyền thông mà các trạm y tế 
cơ sở nhận được đều được nhận từ thời điểm 
chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 
1 đến 14 tuổi năm 2014 - 2015, vì vậy cho đến 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019126
thời điểm hiện tại, số lượng tờ rơi do Chương 
trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cấp hiện 
còn rất ít. Các băng đĩa hình qua thời gian 
cũng đã không còn đảm bảo chất lượng như 
nhận định của một cán bộ chuyên trách tiêm 
chủng tại Trung tâm Y tế Quận Bắc Từ Liêm:
Thời điểm chiến dịch năm 2014 - 2015 thì 
rất nhiều được phát, nhưng đó là thời điểm 
chiến dịch. Sau đó thì ít thấy.
Hay theo lời của một cán bộ Trạm y tế 
Phường Kim Liên:
 “Trạm y tế đề tờ rơi truyền thông ra nhiều 
nơi của phòng khám chữa bệnh để người dân 
đọc, phát băng đĩa hình để người ta xem trong 
lúc chờ. Tuy vậy máy quay đĩa hình cũng đã lâu 
nên có khi phát đĩa nhưng đầu đĩa hỏng, chỉ có 
thể treo pano áp phích dán trên tường” (PVS 
cán bộ y tế, nữ, 46 tuổi).
3.2. Các hình thức truyền thông đang thực 
hiện
Truyền thông trực tiếp
Truyền thông giáo dục sức khỏe bằng 
hình thức truyền thông trực tiếp từ cán bộ y tế 
phường/ xã tại Hà Nội chủ yếu thông qua việc 
lồng ghép khi bà mẹ đưa con đến trạm y tế 
để tiêm phòng, đây là hình thức truyền thông 
quan trọng, tạo được niềm tin cho các bà mẹ 
và người chăm sóc trẻ khi được nhận thông 
tin tư vấn sức khỏe. Như lời một cán bộ truyền 
thông tại Trung tâm Y tế Quận Bắc Từ Liêm 
nói: 
“Kết hợp với hoạt động sau tiêm chủng sau 
đó tư vấn, nói chuyện bà mẹ, đến khám thì nói 
tư vấn thêm cho họ, nhắc lịch tiêm lần sau” 
(PVS cán bộ truyền thông, nữ, 26 tuổi)
Hay nhận định của một bà mẹ có con trong 
độ tuổi 18 - 24 tháng tại Quận Bắc Từ Liêm:
“Chủ yếu thông tin có được là từ cán bộ y 
tế ở trạm, đây là nguồn thông tin tin cậy. Vì cán 
bộ y tế có chuyên môn, tư vấn thời điểm này 
nên tiêm mũi nào, trong sổ tiêm chủng đã ghi 
đầy đủ nên yên tâm và làm theo”. (PVS bà mẹ, 
32 tuổi)
Các cách thức truyền thông trực tiếp tại 
Hà Nội cũng khá phong phú. Ngoài hình thức 
truyền thông trực tiếp tại các buổi bà mẹ đưa 
con đến khám, các cán bộ của trung tâm y 
tế tại các địa điểm nghiên cứu cũng thường 
xuyên chủ động tổ chức các buổi nói chuyện 
truyền thông trực tiếp thông qua các buổi họp 
khu dân cư hoặc kết hợp trong các cuộc họp 
của ban ngành đoàn thể. Theo nhận định của 
một lãnh đạo Trung tâm y tế, tần xuất trung 
bình của các buổi truyền thông như vậy là 1 
lần/tháng. Kết quả từ phỏng vấn sâu cán bộ 
lãnh đạo Trung tâm y tế Quận Đống Đa: 
“Các hình thức truyền thông: tư vấn trực 
tiếp, tư vấn hoặc thảo luận nhóm, tổ chức buổi 
tuyên truyền khu dân cư, trong Hội nghị họp 
ban ngành đoàn thể.” (PVS lãnh đạo, nữ, 39 
tuổi)
 Tuy nhiên theo kết quả từ buổi thảo luận 
nhóm với các cán bộ y tế TYT phường Kim 
Liên, việc tổ chức các buổi nói chuyện cung 
cấp thông tin về tiêm chủng nói chung thì nhóm 
đối tượng thanh niên hay trong độ tuổi sinh đẻ 
không thật sự hưởng ứng: 
“Chẳng ai đến nghe cả, thực tế chứng minh 
nhiều lần trên Trạm có kết hợp với Hội Phụ nữ 
phường có tổ chức thì chỉ có các cụ già nghỉ 
hưu đến nghe, thanh niên không ai đến”. (TLN 
cán bộ y tế)
Truyền thông gián tiếp
Tại Hà Nội, nhiều hình thức và phương tiện 
truyền thông khác nhau được sử dụng để tiếp 
cận tới người dân như sử dụng tờ rơi, gửi bài 
truyền thanh phát loa đài, phát băng đĩa, treo 
pano áp phích, qua mạng, trên các trang web 
của trung tâm YTDP.
- Phát thanh trên loa đài của phường:
Hình thức phát thanh trên loa đài của 
Phường đang là hình thức phổ biến trong cộng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 127
đồng dân cư hiện nay bởi tính phổ biến và rộng 
khắp của nó. Tại hai phường điều tra, các bài 
truyền thông phát trên loa đài thường kéo dài 
trong thời gian 10 - 15 phút và với nhiều nội 
dung khác nhau về giáo dục sức khỏe. Theo 
một cán bộ truyền thông, thông điệp liên quan 
đến vắc xin sởi - rubella sẽ được phát vào 
trước mỗi đợt chiến dịch. Tuy nhiên, các thông 
điệp phát thanh trên loa phường thường lặp đi 
lặp lại, ít cập nhật tình hình thực tế nên chưa 
thực sự thu hút được người dân, theo lời của 
cán bộ phụ trách tiêm chủng, TTYT Quận Bắc 
Từ Liêm:
“Họ phải viết bài nhiều hơn, cập nhật thông 
tin nhiều hơn, họ phải có những bài đưa vào 
tình hình thực tế. Cứ 1 bài cứ dùng đi dùng lại.” 
(PVS cán bộ y tế, nữ, 36 tuổi)
- Phát các đĩa hình truyền thông 
Hình thức này cũng được sử dụng nhưng 
không thường xuyên, dễ thất lạc, được đánh 
giá ít hiệu quả. Đĩa hình truyền thông được 
sử dụng trong các buổi tiêm chủng tập trung, 
tuy nhiên trong những ngày chúng tôi điều tra, 
không thấy các băng hình được sử dụng. Cán 
bộ phụ trách tiêm chủng, TTYT Quận Đống Đa 
nói: 
 “Đĩa VCD thì yêu cầu phải có đầu, màn 
hình. Các TYT trong ngày tiêm chủng mở cho 
các phụ huynh xem trong khi chờ tiêm, hình 
thức này hạn hẹp trên đối tượng trong độ tuổi 
tiêm chủng.” (PVS cán bộ y tế, nữ, 27 tuổi)
- Nhắn tin thông báo lịch tiêm chủng đến 
các bà mẹ thông qua Hệ thống thông tin tiêm 
chủng quốc gia
Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia 
được các trạm y tế triển khai từ năm 2016, mỗi 
trẻ đến tiêm chủng lần đầu sẽ được cung cấp 
một mã định danh (ID), thông tin về mỗi lần 
tiêm chủng sẽ được nhập đầy đủ trên hệ thống, 
cán bộ y tế và các bà mẹ có thể tra cứu thông 
tin về lịch tiêm chủng của trẻ trên hệ thống này.
 Một trong những tiện ích của hệ thống này 
là nếu các bà mẹ đăng ký dịch vụ nhận tin 
nhắn nhắc lịch tiêm chủng qua điện thoại (bà 
mẹ phải trả phí) thì phần mềm sẽ tự động gửi 
tin nhắn đến cho các bà mẹ khi đến lịch tiêm 
chủng của con mình. Theo cán bộ Trung tâm 
Truyền thông GDSK, đây là hình thức truyền 
tải thông tin hiện đại và hiệu quả:
“Phụ huynh sẽ đăng ký lịch tiêm chủng, 
trạm Y tế sẽ cập nhật, phần mềm sẽ tự động 
thông báo lịch tiêm. Nhắc lịch thông qua điện 
thoại là hình thức truyền tải thông tin hiện đại 
sớm muộn cũng thay thế cách truyền tải thông 
tin truyền thống” (PVS cán bộ truyền thông, 
nam, 50 tuổi).
3.3. Nhu cầu nội dung truyền thông 
Nội dung truyền thông về bệnh sởi – rubella 
cần tập trung vào triệu chứng, biến chứng, 
cách phòng bệnh và điều trị. 
 “Số lượng biết về bệnh rubella chưa nhiều: 
nên bắt buộc phải truyền thông, sử dụng tuyên 
truyền thường xuyên, liên tục. Nêu ích lợi của 
tiêm phòng, nói rõ là lợi ích, khoảng thời gian 
phòng bệnh nếu tiêm. Đưa thêm thông tin là 
tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi. Nêu tác hại, hậu 
quả của bệnh nếu không tiêm sẽ thế nào. Làm 
rõ triệu chứng, chuyên môn, phát hiện triệu 
chứng.”(PVS lãnh đạo Trung tâm Y tế Quận 
Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
“Tuyên truyền về bệnh, cách phòng bệnh, 
nguyên nhân điều trị, vắc –xin mình cũng nói 
rõ về chủng loại nào và tác dụng chính phòng 
được bao lâu và tác dụng phụ của vắc- xin này 
như thế nào.” (PVS Cán bộ truyền thông, trung 
tâm YTDP Hà Nội)
Về vắc xin sởi – rubella nên cung cấp cho 
người dân thông tin về đối tượng tiêm, loại vắc 
xin, nguồn gốc, lợi ích và tầm quan trọng của 
việc tiêm vắc xin đúng và đầy đủ theo lịch.
“Muốn biết tiêm từ lứa tuổi nào để tránh 
cho con, với người lớn thì tiêm khi nào, có tiêm 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019128
không, có tiêm được không. Xem nguồn gốc 
vắc xin ở đâu, có chứng nhận hay tem kiểm 
nghiệm, đảm bảo của BYT không. Anh nghĩ là 
theo luật hình sự hay bên BYT sẽ có 1 số văn 
bản qui định về thuốc do đó, cơ quan nhà nước 
sẽ không bao giờ mang thuốc quá hạn. Sau khi 
tiêm vắc xin có khả năng bị sốt, là triệu chứng 
do cơ thể, mình tự giải quyết được. Muốn biết 
sốt cao quá thì làm thế nào? Vắc xin ấy sau 
bao lâu phải tiêm lại liều không? Tiêm bao 
nhiêu lần.“ (PVS ông bố của trẻ 18 - 24 tháng, 
TYT Cổ Nhuế I, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) 
“Thứ hai là cái Lợi ích khi trẻ được tiêm MR 
nhắc lại: khi trẻ bắt đầu đi học, khi xảy ra dịch 
nguy cơ trẻ đã được tiêm bị mắc MR rất thấp. 
Về mặt kinh tế giảm nguy cơ cho cả gia đình 
và cộng đồng.” (PVS cán bộ y tế chuyên trách 
tiêm chủng tại phường Kim Liên, Quận Đống 
Đa, Hà Nội)
Bên cạnh đó, cần truyền thông về thời gian 
tiêm, số lượng mũi tiêm, chỉ định và chống chỉ 
định, các phản ứng phụ gặp phải sau tiêm và 
chăm sóc trẻ trước trong và sau tiêm.
 “Cũng muốn có tuyên truyền ở tổ dân phố 
về bệnh và mức độ nguy hiểm để người dân 
sợ và có ý thức đưa con đi tiêm phòng. Muốn 
được tư vấn kỹ thời gian tiêm, chăm sóc/giữ trẻ 
sau tiêm, tác dụng phụ của tiêm để chăm sóc 
trẻ tốt hơn. Tác dụng của vắc xin trong bao lâu, 
lúc nào phải tiêm nhắc lại.” (PVS bà mẹ có con 
18 - 24 tháng, phường Kim Liên, Quận Đống 
Đa, Hà Nội)
Cần truyền thông về lịch tiêm, địa điểm tiêm 
và giá thành vắc xin, ưu nhược điểm các loại 
vắc xin, hiệu quả tiêm phòng.
“Hiệu quả của vắc xin, lịch tiêm, cách tiêm. 
Các phản ứng nhẹ khi tiêm. Dấu hiệu như thế 
nào thì phải xử trí tại nhà, như thế nào thì phải 
đến cơ sở y tế. Lịch tiêm, địa điểm, giá thành. 
Nhiều người người ta không biết nhưng người 
ta ngại, không biết hỏi ở đâu.” (PVS Cán bộ 
tuyến trung ương)
Đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ, cần nhấn mạnh 
truyền thông thêm về nguy cơ mắc bệnh khi 
mang thai và hậu quả, đặc biệt là hội chứng 
rubella bẩm sinh cần được tuyên truyền rộng 
rãi về nguyên nhân, nguy cơ mắc và hậu quả.
 “Nữ độ tuổi sinh đẻ thì phải truyền thông về 
chuẩn bị kết hôn hay mang bầu tiêm thế nào, 
chống lại hội chứng Rubella bẩm sinh, quyền 
lợi cho con sau khi tiêm, phòng bệnh cho mẹ 
cho con, kháng thể truyền sang con như thế 
nào trong bao lâu.” (PVS Cán bộ phụ trách 
tiêm chủng, TTYT quận Đống Đa, Hà Nội)
IV. BÀN LUẬN
Giải pháp can thiệp truyền thông cho đến 
nay vẫn là giải pháp được cho là hiệu quả nhất 
giúp gia tăng tỉ lệ tiêm chủng của cả chương 
trình tiêm chủng mở rộng và chương trình tiêm 
chủng dịch vụ. Các can thiệp truyền thông về 
tiêm phòng vắc xin thông qua mạng lưới truyền 
thông giáo dục sức khỏe và chiến dịch/chương 
trình tiêm chủng mở rộng đã đạt được những 
hiệu quả rõ rệt. Quyết định về tiêm chủng 
thưởng dựa trên sự tin tưởng và kinh nghiệm 
cá nhân, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh. 
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy sự khác nhau về 
niềm tin vào các nguồn thông tin mà người dân 
được tiếp cận. Những người được tiếp nhận 
thông tin truyền thông từ các tổ chức y tế và 
nhân viên y tế thường có thái độ tích cực và 
chấp nhận chủng ngừa, trong khi những người 
từ chối chủng ngừa lại do tiếp cận các nguồn 
thông tin khác [3 - 5]. Các bà mẹ/người chăm 
sóc trẻ coi cán bộ y tế tại các trạm y tế xã là 
nguồn thông tin chính và có vai trò quan trọng 
trong thúc đẩy tiêm phòng vắc xin sởi. Phần 
lớn bà mẹ/người chăm sóc trẻ đồng ý rằng 
"Các thông điệp là nguồn thông tin thúc đẩy 
cha mẹ tiêm phòng con cái của họ" và "Bệnh 
viện thông báo đầy đủ cho phụ huynh về ngày 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 129
tiêm chủng /chiến dịch" [6]. Các thử nghiệm 
cho thấy những bằng chứng chắc chắn rằng 
các can thiệp nhằm vào cộng đồng để thông 
tin và giáo dục về tiêm chủng ở trẻ em có thể 
nâng cao kiến thức về vắc xin, thái độ tích cực 
đối với tiêm chủng và làm tăng số lượng trẻ em 
được chủng ngừa [7]. Một nghiên cứu tại miền 
Trung Việt Nam đã chỉ ra rằng, với các chiến 
lược tiêm vắc xin phối hợp Sởi – Rubella đang 
tiến hành, dự kiến có thể ngăn ngừa được 
125 000 trường hợp nhiễm Rubella bẩm sinh 
vào năm 2050 [8]. Chiến dịch tiêm phòng Sởi-
Rubella đạt tỷ lệ cao góp phần khống chế căn 
bệnh nguy hiểm này và giảm gánh nặng chi phí 
y tế cộng đồng.
Tại địa điểm nghiên cứu là Hà Nội, can 
thiệp truyền thông cũng cho thấy những hiệu 
quả trong tăng cường tỉ lệ tiêm chủng tại đây. 
Tài liệu truyền thông về tiêm vắc xin sởi-rubella 
cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi trong tiêm chủng 
thường xuyên được các cơ sở tự xây dựng, 
cập nhật từ chương trình TCMR quốc gia và 
lồng ghép trong các hoạt động chung của 
chương trình tiêm chủng. Các hình thức truyền 
thông như truyền thông trực tiếp bởi cán bộ y 
tế và truyền thông gián tiếp qua hệ thông loa 
đài, các phương tiện truyền thông đại chúng 
như tivi là những hình thức chủ yếu áp dụng 
tại cả hai địa điểm nghiên cứu.
Thực hiện truyền thông để nâng cao kiến 
thức và độ bao phủ tiêm chủng sởi cũng là 
mục tiêu quốc gia của Trung Quốc [9]. Truyền 
thông vì sự phát triển (C4D) là một chiến lược 
do Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc đề xướng để 
thúc đẩy các thay đổi tích cực và có thể đo 
lường được ở cấp độ cá nhân, gia đình, cộng 
đồng, xã hội và chính sách trong xã hội. Tại 
khu vực Tây Trung Quốc, các hoạt động truyền 
thông vì sự phát triển (C4D) trước đây đã được 
tiến hành như là một phần của các chương 
trình tiêm chủng cấp tỉnh. Trong nghiên cứu 
của tác giả Lu và cộng sự về đánh giá mối 
liên quan của truyền thông vì sự phát triển với 
những thay đổi về kiến thức của cha mẹ về 
các dịch vụ tiêm chủng, bệnh sởi, và vắc-xin 
sởi, và những thay đổi về bao phủ tiêm vắc 
xin bệnh sởi cho trẻ em tháng 4/2013- tháng 
4 năm 2014, các hoạt động của C4D đã được 
thực hiện như một phần của các chương 
trình tiêm chủng của tỉnh tại các khu vực Nội 
Mông, Quảng Tây, Trùng Khánh, Quý Châu, 
Tây Tạng, Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ và 
Thanh Hải [10]. Các tác giả đã sử dụng thiết kế 
nghiên cứu trước và sau và phỏng vấn trực tiếp 
để đánh giá những thay đổi về kiến thức của 
cha mẹ và mức độ tiêm phòng sau 1 năm hoạt 
động. Kết quả hơn 70% người chăm sóc biết 
rằng bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng đường 
hô hấp; và 90% người chăm sóc đã biết các 
triệu chứng của bệnh sởi. Người chăm sóc sẵn 
sàng đưa con đến phòng tiêm phòng vắc xin 
tăng từ 51,3% ở thời điểm ban đầu lên 67,4% 
trong cuộc điều tra sau C4D. Mức độ bao phủ 
của một liều vắc xin ngừa bệnh sởi (MCV) tăng 
từ 83,8% ở thời điểm ban đầu lên 90,1% sau 
C4D. Thành công rõ ràng của dự án C4D cho 
thấy các chiến lược truyền thông được thiết kế 
dựa trên những hiểu biết thu được từ các phân 
tích tình hình có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể 
đối với hành vi của các nhóm đối tượng đích. 
Vì vậy, nghiên cứu khuyến nghị nên thực hiện 
C4D ở quy mô lớn ở Trung Quốc và các hoạt 
động truyền thông được lựa chọn cần được 
tổ chức ở những vùng có mức độ tiêm phòng 
thấp. C4D có khả năng giúp công chúng hiểu 
được tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em 
thông qua tiêm chủng và có thể làm tăng nhu 
cầu về dịch vụ tiêm chủng. 
V. KẾT LUẬN
Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe 
tại Hà Nội được thực hiện thông qua các hình 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019130
thức truyền thông trực tiếp bởi cán bộ y tế và 
truyền thông gián tiếp qua hệ thông loa đài, các 
phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, 
các trang mạng xã hội. Tài liệu truyền thông về 
tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ 18 - 24 tháng 
tuổi trong tiêm chủng thường xuyên được các 
cơ sở tự xây dựng, cập nhật từ chương trình 
TCMR quốc gia và lồng ghép trong các hoạt 
động chung của chương trình tiêm chủng. Đối 
với nữ độ tuổi sinh đẻ, do không triển khai tiêm 
vắc xin sởi - rubella trong tiêm chủng mở rộng 
cho đối tượng này nên việc xây dựng tài liệu và 
truyền thông cho đối tượng này hầu như không 
có, ngay cả cán bộ y tế cũng chưa quan tâm 
nhiều đến mũi tiêm này. Như vậy việc cập nhật 
và phát triển các tài liệu truyền thông đặc biệt 
cho đối tượng nữ độ tuổi sinh đẻ là cần thiết để 
nâng cao tỉ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella trong 
cộng đồng.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự 
giám sát và tài trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp 
Quốc (UNCEFF). Chúng tôi xin chân trành 
cảm ơn Chương trình tiêm chủng mở rộng 
Quốc gia; các trợ lý nghiên cứu, các Trung tâm 
y tế và Trạm y tế hai Quận Đống Đa và Bắc Từ 
Liêm đã phối hợp và tạo điều kiện để chúng tôi 
hoàn thành thu thập số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương Dự 
án tiêm chủng Mở rộng (2014). Sổ tay hỏi 
đáp về bệnh Sởi và bệnh Rubella.
2. Vũ Thị Thu Nga, Đỗ Thị Thanh Toàn, 
Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân (2017). 
Kiến thức và thái độ về tiêm phòng vắc xin 
rubella của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 2 xã thuộc 
huyện Ba Vì, Hà Nội năm 2016. Tạp chí Y học 
dự phòng;Tập 27, số 2 (190) 2017. 
3. Nguyễn Thành Huế, Lê Minh Giang, 
Nguyễn Nhật Cảm (2016). Thực trạng tiêm 
chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em 
dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại khu 
vực ngoại thành thành phố Hà Nội năm 2016. 
Tạp Chí Y Học Dự Phòng. Tập 27, số 3 2017 
PB:98. 
4. Đỗ Minh Trí, Vũ Thị Thu Nga, Đỗ Thị 
Thanh Toàn, Lê Thị Hương, Lê Thị Thanh 
Xuân (2017). Thực trạng và một số yếu tố liên 
quan đến tiêm phòng vắc xin rubella của phụ 
nữ tuổi sinh đẻ tại 2 xã thuộc huyện Ba Vì, Hà 
Nội năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 
27, số 2 (191)
5. Phimmasane M, Douangmala S, 
Koffi P, Reinharz D, Buisson Y (2010). 
Factors affecting compliance with measles 
vaccination in Lao PDR. Vaccine Journal, Sep 
24;28(41):6723–9.
6. García L DA, Velandia-González M, 
Trumbo SP, Pedreira MC, Bravo-Alcántara P, 
Danovaro-Holliday MC (2014). Understanding 
the main barriers to immunization in Colombia 
to better tailor communication strategies. BMC 
Public Health. 2014 Jun 30;14:669.
7. Saeterdal I, Lewin S, Austvoll-
Dahlgren A, Glenton C, Munabi-Babigumira 
S (2014). Interventions aimed at communities 
to inform and/or educate about early childhood 
vaccination. In: Cochrane Database of 
Systematic Reviews [Internet]. John Wiley 
& Sons, Ltd; 2014 [cited 2018 Jan 2]. 
Available from: 
doi/10.1002/14651858.CD010232.pub2/
abstract
8. Vynnycky E, Yoshida LM, Huyen DTT, 
Trung ND, Toda K, Cuong NV, et al (2016). 
Modeling the impact of rubella vaccination in 
Vietnam. Hum Vaccines Immunother. 2016; 
12(1):150–8.
9. Lu M, Chu Y-Z, Yu W-Z, Scherpbier R, 
Zhou Y-Q, Zhu X, et al (2017). Implementing the 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 121 (5) - 2019 131
communication for development strategy to improve 
knowledge and coverage of measles vaccination in 
western Chinese immunization programs: a before-
and-after evaluation. Infect Dis Poverty [Internet]. 
2017 Apr 24 [cited 2018 Jan 2]; 6. 
10. Wang LD, Lam WW, Wu JT, Liao Q, 
Fielding R (2014). Chinese immigrant parents’ 
vaccination decision making for children: a 
qualitative analysis. BMC Public Health. 2014 
Feb 7;14:133.
Summary
HEALTH COMMUNICATION ON MEASLES-RUBELLA VACCINE 
FOR CHILDREN AGED 18 - 24 MONTHS AND WOMEN OF 
CHILDBEARING AGE IN HANOI
This study aimed to explore the current situation of health communication activities related to 
measles - rubella vaccination among caregivers of children aged 18 - 24 months and women at 
childbearing age in Hanoi. The study undertook 30 in-depth interviews and 4 group discussions. 
The results show that Hanoi applied both direct and indirect communication strategies. In the 
form of direct communication, healthcare workers were the key persons. In the form of indirect 
communication, loudspeaker systems, mass media, and social network were key. Communication 
materials on measles - rubella vaccination for children aged 18 - 24 months are regularly developed 
by local health staff, which they updated from the national EPI program and integrated into the 
overall vaccination program. For women of childbearing age, due to not applying measles - rubella 
vaccination in the Expanded Program for this target group, the communication materials are not 
being paid attention yet. It is necessary to update and develop communication materials, especially 
for women of reproductive age to increase the rate of measles - rubella vaccination in the community.
Keywords: communication, measles-rubella vaccine, Hanoi

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_truyen_thong_giao_duc_suc_khoe_lien_quan_toi_tiem.pdf