Hoàn thiện việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kiểm toán nhà nước

Công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Trong những năm qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn quan tâm đến công tác này nên công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được những kết

quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác tiếp nhận, giải quyết

khiếu nại, tố cáo của KTNN hiện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy, để việc tiếp nhận, giải

quyết khiếu nại, tố cáo của KTNN được hoàn thiện hơn, tác giả bài viết đi sâu vào phân tích thực trạng

công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ngành để chỉ ra những tồn tại, hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp

đồng bộ, giúp cho việc thực hiện công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của KTNN ngày càng được

tốt hơn.

pdf 7 trang phuongnguyen 6240
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kiểm toán nhà nước

Hoàn thiện việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kiểm toán nhà nước
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 133 - tháng 11/2018
HOAØN THIEÄN VIEÄC TIEÁP NHAÄN, GIAÛI QUYEÁT
KHIEÁU NAÏI, TOÁ CAÙO TAÏI KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
ThS. NGUYỄN MẠNH CƯờNG*
ThS. NGUYỄN MINH THắNG*
*Văn phòng Đảng, Đoàn thể KTNN; Thanh tra KTNN
Công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Trong những năm qua, Kiểm toán nhà nước (KTNN) luôn quan tâm đến công tác này nên công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được những kết 
quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác tiếp nhận, giải quyết 
khiếu nại, tố cáo của KTNN hiện vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy, để việc tiếp nhận, giải 
quyết khiếu nại, tố cáo của KTNN được hoàn thiện hơn, tác giả bài viết đi sâu vào phân tích thực trạng 
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ngành để chỉ ra những tồn tại, hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp 
đồng bộ, giúp cho việc thực hiện công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo của KTNN ngày càng được 
tốt hơn. 
Từ khóa: Giải quyết khiếu nại tố cáo
Completing the settlement of complaints and denunciations procedures of SAV
The reception and settlement of complaints and denunciations has the necessary position and role, 
contributing to raising the efficiency and effectiveness of the management work, as a preventive measure, 
detecting, preventing and treating the law violations. Over the past years, SAV has paid great attention 
to this task so the work of receiving and settling complaints and denouncements has gained remarkable 
results. However, besides the results achieved, there are still shortcomings in the work of receiving and 
handling complaints and denunciations of SAV. Therefore, in order to improve the reception and settlement 
of complaints and denunciations of SAV, the article’s author goes deep into the analysis of the current 
situation of the settlement of complaints and denunciations to point out the shortcomings and the solutions 
to synchronize, to help the implementation of the better work of receiving and resolving complaints and 
denouncements of SAV. 
keywords: Complaints, denunciation settlement
kết quả tiếp nhận, giải quyết đơn của kTNN 
trong 5 năm qua
Trong giai đoạn từ ngày 15/12/2012 đến ngày 
31/12/2017, KTNN nhận được 398 đơn (274 đơn 
tố cáo; 36 đơn khiếu nại; 88 đơn phản ánh, kiến 
nghị, đề nghị), trong đó: có 44 đơn (26 đơn tố cáo, 
02 đơn khiếu nại; 16 đơn đề nghị, kiến nghị, phản 
ánh) thuộc thẩm quyền giải quyết (chiếm 6,53% 
trên tổng số đơn KTNN đã nhận); 354 đơn không 
thuộc thẩm quyền giải quyết (chiếm 93,47% trên 
tổng số đơn KTNN đã nhận). Đối với 44 đơn thuộc 
thẩm quyền giải quyết, KTNN đã tiến hành xử lý 
dứt điểm, đúng quy định pháp luật. Đối với 354 
đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, phần lớn 
KTNN đã tiến hành xem xét, xử lý kịp thời theo 
quy định của pháp luật (chuyển đơn đến tổ chức, 
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; lưu đơn; 
hướng dẫn người viết đơn...), không để xảy ra tình 
trạng tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, sao gửi 143 đơn 
đến KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực để cung 
cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm toán.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 133 - tháng 11/2018
Những tồn tại, hạn chế trong các quy định 
về tiếp nhận, giải quyết đơn của kTNN trong 
thời gian qua
Tính đến nay, Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực 
thi hành gần ba năm (từ ngày 01/01/2016), trong đó 
có quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu 
nại, tố cáo trong hoạt động của KTNN (Điều 69 và 
Điều 70). Tiếp đó, ngày 17/02/2016 (sau gần bốn 
năm khi Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo có hiệu lực), 
lần đầu tiên, KTNN ban hành Quy trình tiếp nhận, 
giải quyết khiếu nại, tố cáo của KTNN (kèm theo 
Quyết định số 161/QĐ-KTNN ngày 17/02/2016 
của Tổng KTNN) - viết tắt là Quy trình 161. Mặc 
dù mới ban hành nhưng Quy trình 161 cũng đã 
bộc lộ một số thiếu sót, như: 
(i) Tại Điều 1 (Phạm vi điều chỉnh) của Quy 
trình 161 chỉ bàn đến việc tiếp nhận, giải quyết đơn 
khiếu nại, tố cáo. Về đơn kiến nghị, đơn phản ánh 
và các loại đơn khác, Quy trình chưa bàn đến, trong 
khi số lượng các đơn này chiếm tỷ trọng rất nhiều 
trong tổng số đơn KTNN đã nhận được trong một 
năm (chiếm khoảng 94% trong một năm ở giai 
đoạn từ năm 2012 đến năm 2017). Do vậy, việc bổ 
sung Quy trình này thêm một phần riêng sẽ là “Quy 
định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, 
đơn kiến nghị, phản ánh” (sẽ áp dụng thẳng theo 
Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 
của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý 
đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh 
- viết tắt là Thông tư số 07/2014/TT-TTCP) để đảm 
bảo tính toàn diện, chặt chẽ trong quá trình xử lý 
đơn, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hợp 
lý, tiết kiệm, đúng pháp luật và hạn chế các rủi ro.
(ii) Tại khoản 3 Điều 6 của Quy trình 161 quy 
định: “Hồ sơ, mẫu biểu giải quyết khiếu nại, tố cáo 
của KTNN được ban hành kèm theo Quy trình 
này. Việc lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại, 
tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật 
về giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Tuy nhiên, hiện 
tại, chưa có hệ thống Hồ sơ, mẫu biểu giải quyết 
khiếu nại, tố cáo của KTNN như Quy trình 161 
đang nêu. Tác giả đề xuất nên ghi chú là áp dụng 
thẳng các hồ sơ, mẫu biểu liên quan tại Thông 
tư số 07/2014/TT-TTCP, Thông tư số 06/2013/
TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính 
phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo, Thông tư 
số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh 
tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu 
nại hành chính.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 133 - tháng 11/2018
(iii) Tại khoản 1 Điều 3 của Quy trình 161 quy 
định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: “Tổng 
KTNN có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết 
định hành chính, hành vi hành chính của KTNN, 
của người có thẩm quyền trong khối tham mưu 
thuộc bộ máy điều hành và KTNN chuyên ngành; 
quyết định kỷ luật công chức, viên chức và người 
lao động (sau đây gọi chung là quyết định kỷ luật) 
do Tổng KTNN ban hành; Giải quyết khiếu nại 
lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi 
hành chính, quyết định kỷ luật của người đứng 
đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp đã giải quyết lần 
đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu 
đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Kiểm 
toán trưởng KTNN khu vực, Thủ trưởng đơn vị sự 
nghiệp thuộc KTNN có thẩm quyền giải quyết lần 
đầu các quyết định giải quyết khiếu nại nêu trên 
tại đơn vị”. Bên cạnh đó, tại khoản 4, Điều 3 (áp 
dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu 
nại) của Luật Khiếu nại có quy định: “Căn cứ vào 
Luật này,... Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc 
hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan khác 
của Nhà nước quy định việc khiếu nại và giải quyết 
khiếu nại trong cơ quan mình”. Có nghĩa là trong 
Luật Khiếu nại cũng chưa có quy định rõ về thẩm 
quyền giải quyết khiếu nại tại KTNN. Như vậy, 
nếu theo quy định trên thì “Tổng KTNN có thẩm 
quyền giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, 
hành vi hành chính của KTNN, của người có thẩm 
quyền trong khối tham mưu thuộc bộ máy điều 
hành và KTNN chuyên ngành; quyết định kỷ luật 
công chức, viên chức và người lao động (sau đây 
gọi chung là quyết định kỷ luật) do Tổng KTNN 
ban hành”. Tuy nhiên, tại quy định này chưa nêu rõ 
việc “giải quyết khiếu nại” (nêu trên) là khiếu nại 
lần đầu hay là khiếu nại lần hai hoặc cả khiếu nại 
lần đầu và khiếu nại lần hai (?). Ngoài ra, cụm từ 
“người có thẩm quyền” đang nêu ở đây cũng chưa 
rõ ràng, gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Đây 
là các vấn đề cần phải làm rõ để tránh mâu thuẫn 
về thẩm quyền giải quyết và tránh khiếu kiện kéo 
dài, tránh phát sinh các vụ kiện ra Tòa án do chưa 
được giải quyết thỏa đáng ở lần hai (nếu có). Ngay 
sau đó, Quy trình 161 quy định: “Tổng KTNN giải 
quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành 
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của 
người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp đã giải 
quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại”. Ở đây, có thể 
hiểu “người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp” 
là gồm cả khối tham mưu thuộc bộ máy điều hành, 
KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực và đơn vị 
sự nghiệp. Như vậy, đây cũng là một điểm chưa rõ 
ràng cần nghiên cứu, xem xét để làm rõ, sửa đổi...
Bên cạnh những hạn chế tại Quy trình 161, 
trong công tác tiếp nhận, giải quyết đơn của KTNN 
còn một số tồn tại như: (i) Công tác tham mưu, 
giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số đơn vị, cá 
nhân có thẩm quyền còn chậm; (ii) Tình trạng vi 
phạm thời hạn giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo 
hoặc giải quyết đơn chưa đúng trình tự, thủ tục quy 
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo đôi khi còn 
xảy ra; (iii) Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố 
cáo còn một số thiếu sót, còn một số vụ việc không 
ban hành quyết định giải quyết khiếu nại; (iv) Việc 
tiếp nhận, xử lý bước đầu đối với các đơn khiếu nại, 
đơn tố cáo đôi khi còn lúng túng, chưa được quan 
tâm đúng mức; (v) Công tác phối hợp giữa các đơn 
vị trực thuộc KTNN trong giải quyết khiếu nại, tố 
cáo có lúc còn chưa rõ ràng, chưa nhịp nhàng.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong 
công tác tiếp nhận, giải quyết đơn của kTNN 
Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ 
nhiều nguyên nhân, trong đó xuất phát từ những 
nguyên nhân chủ yếu sau: 
(i) Hầu hết, trong bộ máy của các đơn vị trực 
thuộc KTNN không có người am hiểu, chuyên sâu 
về việc giải quyết đơn thư nên dẫn tới các hạn chế 
nếu trên;
(ii) Theo Khoản 2 Điều 50 Luật Tố cáo số 
03/2011/QH13 ban hành ngày 11/11/2011 “Căn cứ 
vào Luật này, cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan 
có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính 
trị - xã hội hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về 
tố cáo và giải quyết tố cáo trong phạm vi cơ quan, 
tổ chức mình.” Và Khoản 1 Điều 64 Luật Khiếu 
nại số 02/2011/QH13 ban hành ngày 11/11/2011 
thì “Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân 
dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc 
hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan khác 
của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 133 - tháng 11/2018
- xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền 
hạn của mình quản lý công tác giải quyết khiếu nại, 
định kỳ thông báo với Chính phủ về công tác giải 
quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức mình.” Tuy 
nhiên, đến ngày 17/02/2016, KTNN mới ban hành 
Quy trình 161. Việc chậm ban hành văn bản hướng 
dẫn công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo 
trong nội bộ KTNN cũng là một nguyên nhân dẫn 
tới các hạn chế nêu trên;
 (iii) Mặc dù đã ban hành được văn bản hướng 
dẫn công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo 
trong nội bộ KTNN (Quy trình 161) nhưng Quy 
trình này còn một số hạn chế, đặc biệt là chưa có 
quy định về hệ thống hồ sơ mẫu biểu và chưa có 
quy định cụ thể, rõ ràng về việc tiếp nhận, xử lý 
ban đầu đối với các loại đơn nên đã dẫn tới các hạn 
chế nêu trên; 
(iv) Đôi khi, nhận thức của một số cá nhân 
được tham gia, thực hiện nhiệm vụ giải quyết 
khiếu nại, tố cáo còn chủ quan, xem nhẹ vụ việc 
nên đã dẫn tới công tác tham mưu chưa kịp thời 
và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo còn 
một số thiếu sót; 
(v) Việc tiếp nhận, xử lý ban đầu đối với các 
loại đơn gửi tới KTNN có khi chưa tập trung 
vào một mối nên dẫn tới hiện tượng đơn thư di 
chuyển trong nội bộ các đơn vị trực thuộc KTNN 
một khoảng thời gian khá dài mới được nơi đơn 
vị chuyên trách, có đủ năng lực để xử lý đúng đắn, 
phù hợp. Do vậy, có thể dẫn tới làm chậm thời hạn 
xử lý đơn;
(vi) Quy định của Luật Khiếu nại và các văn bản 
hướng dẫn thi hành còn một số hạn chế, tồn tại cần 
nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới 
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác 
giải quyết khiếu nại, cụ thể:
- Về việc xác định khiếu nại lần đầu đã hết thời 
hạn nhưng không được giải quyết
Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Luật Khiếu 
nại 2011 về trình tự khiếu nại: “Trường hợp người 
khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết 
khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà 
khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu 
nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của 
người có thẩm quyền giải quyết lần đầu...”. Đồng 
thời, Điều 18, Điều 19 và Điều 21 Luật Khiếu nại 
quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 
hai: “Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định 
hành chính, hành vi hành chính của... đã giải quyết 
lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần 
đầu đã hết thời hạn nhưng không được giải quyết”. 
Theo quy định tại các điều luật này, khi khiếu nại 
lần đầu đã hết thời hạn mà không được giải quyết 
thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai và 
người có thẩm quyền phải thực hiện trình tự, thủ 
tục giải quyết khiếu nại lần hai.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, Điều 
31 Luật Khiếu nại 2011: “Người giải quyết khiếu 
nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu 
nại”. Đoạn 2, khoản 1, Điều 33 Luật Khiếu nại quy 
định:“Trong trường hợp khiếu nại lần hai thì người 
khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải 
quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho 
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai”. 
Thực tế cho thấy, quy định này chỉ đúng với trường 
hợp khiếu nại lần đầu được thụ lý giải quyết, còn 
trong trường hợp người khiếu nại lần hai với lý do 
“khiếu nại lần đầu đã hết hạn nhưng không được 
giải quyết” thì không thể thực hiện theo quy định 
nêu trên vì khiếu nại lần đầu không được giải quyết 
thì không thể có quyết định giải quyết lần đầu để 
gửi kèm theo đơn khiếu nại lần hai. Bên cạnh đó, 
việc quy định “Người giải quyết khiếu nại lần đầu 
phải ra quyết định giải quyết khiếu nại” cũng sẽ 
dẫn đến cách hiểu nếu khiếu nại lần đầu chưa được 
xem xét, giải quyết thì không thể ban hành quyết 
định giải quyết khiếu nại và cũng không thể coi là 
khiếu nại đã được giải quyết. 
Thực tế nêu trên dẫn đến người giải quyết 
khiếu nại lần hai không thể xác định được khiếu 
nại trong trường hợp này là lần đầu hay lần hai 
bởi vì những mâu thuẫn ở ngay chính các quy 
định của pháp luật khiếu nại. Vì nếu xác định là 
giải quyết khiếu nại lần đầu thì sẽ phát sinh thẩm 
quyền giải quyết lần hai ở cấp cao hơn, điều này 
là không đúng về thẩm quyền giải quyết, còn nếu 
xác định là giải quyết lần hai vì cho rằng người 
có thẩm quyền đã giải quyết lần đầu từ bỏ trách 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 133 - tháng 11/2018
nhiệm giải quyết thì có nguy cơ ảnh hưởng đến 
quyền lợi của người khiếu nại, đồng thời sẽ không 
đề cao trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại. 
Đây là vấn đề cần có hướng dẫn cụ thể trong các 
văn bản dưới luật để thống nhất áp dụng và bảo 
đảm quyền của người khiếu nại.
- Về tình trạng chuyển từ khiếu nại sang tố cáo 
chưa có hướng dẫn cụ thể để xem xét, xử lý cho 
thỏa đáng
 Trên thực tế có xảy ra tình trạng người khiếu 
nại sau khi không đạt được mục đích của mình, 
đã chuyển sang tố cáo người giải quyết khiếu nại, 
gây ra nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan 
nhà nước. Về vấn đề này hiện có hai quan điểm 
khác nhau khi xử lý vụ việc. Quan điểm thứ nhất 
cho rằng, nếu tố cáo có cơ sở thì phải thụ lý và giải 
quyết theo trình tự thủ tục quy định; quan điểm 
thứ hai cho rằng, bản chất đây là việc khiếu nại, 
nên không thụ lý giải quyết nội dung tố cáo mà cần 
tập trung vào việc giải quyết khiếu nại nếu khiếu 
nại có căn cứ. Tuy nhiên, đó chỉ là các quan điểm 
chúng tôi ghi nhận được qua thực tế trao đổi, tranh 
luận – chưa có quy định của pháp luật là phải xử lý 
như thế nào là đúng.
- Về việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại 
có hiệu lực pháp luật
Luật Khiếu nại quy định về việc thi hành quyết 
định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật 
song lại chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể 
làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành như: trách 
nhiệm, nghĩa vụ của các bên có liên quan, trình 
tự thủ tục trong việc triển khai, việc tổ chức cưỡng 
chế, việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm. 
Bên cạnh đó, việc phối hợp của các cơ quan, tổ 
chức, cá nhân có thẩm quyền trong tổ chức thi 
hành cũng chưa được chặt chẽ và đầy đủ. Vì vậy, 
quá trình tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, 
vướng mắc, thậm chí có thể dẫn đến sai phạm, gây 
bức xúc cho người dân và dư luận xã hội. 
Trên thực tế, có không ít vụ việc đã được giải 
quyết hết thẩm quyền, đúng chính sách, pháp luật, 
đã được rà soát, thông báo nhưng công dân vẫn 
không đồng ý, tiếp tục khiếu nại đến nhiều cấp, 
nhiều ngành kể cả lên Trung ương, nhưng không 
cung cấp được bằng chứng, tình tiết mới. Các cơ 
quan nhà nước lại thiếu thống nhất trong việc chấm 
dứt, từ chối không thụ lý giải quyết, nên vụ việc kéo 
dài, gây lãng phí thời gian, công sức của cơ quan 
nhà nước. Bên cạnh đó, một trong những lý do của 
khiếu nại không có điểm dừng, nhất là khiếu nại về 
đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, do chính sách 
áp dụng trong giải quyết lần đầu và các lần tiếp theo 
thiếu nhất quán, nên không được sự đồng tình của 
nhân dân, khiếu nại kéo dài. Vì vậy, cần nghiên cứu 
một cơ chế riêng để giải quyết khiếu nại về đền bù, 
giải phóng mặt bằng, chính sách đất đai. 
- Về tổ chức đối thoại lần hai
Luật Khiếu nại quy định người giải quyết khiếu 
nại lần hai có nghĩa vụ “Tổ chức đối thoại với người 
khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, 
cá nhân có liên quan”. Nhưng tại điểm a, khoản 1, 
Điều 21 Thông tư 07/2013/TT-TTCP của Thanh 
tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu 
nại hành chính (Thông tư 07/2013/TT-TTCP) quy 
định: “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần 
hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách 
nhiệm xác minh tổ chức đối thoại...” Quy định của 
Thông tư 07/2013/TT-TTCP về mở rộng chủ thể 
có trách nhiệm đối thoại (tức là bổ sung cả “người 
có trách nhiệm xác minh”) đã tháo gỡ được một 
phần khó khăn thực tế hiện nay vì phần lớn các 
vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của 
Tổng KTNN nên việc Tổng KTNN phải trực tiếp 
đối thoại khi giải quyết khiếu nại (lần hai) là rất 
khó thực hiện. Tuy nhiên, quy định tại Thông tư 
07/2013/TT-TTCP lại không phù hợp, đúng tinh 
thần của Luật Khiếu nại quy định về trách nhiệm 
của người giải quyết khiếu nại trong việc đối thoại 
với người khiếu nại.
Hiện tại, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 
Thông tư số 02/2016/TT-TTCP sửa đổi, bổ sung 
một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP 
quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính 
(Thông tư số 02/2016/TT-TTCP) - Thông tư có 
hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2016. Theo đó, 
Thông tư 02/2016/TT-TTCP quy định về tổ chức 
đối thoại như sau: “Trong quá trình giải quyết 
khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 133 - tháng 11/2018
tiến hành đối thoại”. Như trên đã phân tích, quy 
định này về nguyên tắc phù hợp với Luật Khiếu nại 
nhưng lại chưa phù hợp với thực tiễn công tác giải 
quyết khiếu nại. Về lâu dài, để tháo gỡ khó khăn 
từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, đồng 
thời vẫn bảo đảm tăng cường trách nhiệm của Thủ 
trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết 
khiếu nại, Luật Khiếu nại và các văn bản hướng 
dẫn thì hành nên quy định theo hướng: Người 
giải quyết khiếu nại được uỷ quyền cho cấp phó 
của mình tiến hành đối thoại. Quy định này đảm 
bảo tính linh hoạt trong hoạt động quản lý hành 
chính, không ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết 
khiếu nại, đồng thời phù hợp với Luật tố tụng hành 
chính 2015 là cho phép người đứng đầu cơ quan, tổ 
chức, đơn vị được uỷ quyền cho cấp phó của mình 
làm người đại diện trong trường hợp người bị kiện 
là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, 
tổ chức.
(vii) Luật Tố cáo còn một số điểm cần phải làm 
rõ để việc áp dụng trong thực tiễn được phù hợp, 
khả thi, cụ thể:
Tại khoản 2, Điều 14 Luật Tố cáo có quy định: 
“Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền giải 
quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc 
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Kiểm toán trưởng, 
Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên 
ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và công chức 
do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. Kiểm toán 
trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm 
toán nhà nước khu vực có thẩm quyền giải quyết 
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực 
hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình 
bổ nhiệm, quản lý trực tiếp”. Tuy nhiên, tại điểm b, 
khoản 1 Điều 10 Quyết định số 1786/QĐ-KTNN 
ngày 01/11/2016 của Tổng KTNN ban hành Quy 
định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch 
Kiểm toán viên nhà nước (Quyết định số 1786/
QĐ-KTNN) quy định: “Tổng KTNN quyết định 
bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên 
nhà nước đối với công chức Kiểm toán nhà nước”. 
Bên cạnh đó, theo quy định tại Quyết định số 1294/
QĐ-KTNN ngày 25/7/2016 của Tổng KTNN ban 
hành Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức 
và miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo 
của Kiểm toán nhà nước (Quyết định số 1294/
QĐ-KTN) thì Tổng KTNN cũng là người quyết 
định bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của 
KTNN (trừ các Phó Tổng KTNN thì thực hiện 
theo các quy chế, quy định về quản lý cán bộ, về 
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán 
bộ, công chức lãnh đạo của Đảng và Nhà nước). 
Như vậy, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành, 
KTNN khu vực không có quyền bổ nhiệm công 
chức. Do đó, nếu không làm rõ cụm từ “công chức 
do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp” (tại khoản 2, 
Điều 14 Luật Tố cáo) thì sẽ gây khó khăn rất lớn 
trong quá trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết tố cáo 
thuộc thẩm quyền của KTNN.
Đề xuất các giải pháp pháp khắc phục những 
tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp nhận, giải 
quyết đơn của kTNN
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong Quy 
trình 161 và trong công tác tiếp nhận, giải quyết 
khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua của KTNN, 
tác giả đề xuất một số giải pháp chính như sau:
(i) Đề nghị tiến hành việc sửa đổi, bổ sung Quy 
trình 161 để đảm bảo phù hợp với thực tế. Sau đó, 
tổ chức phổ biến, tập huấn Quy trình 161 (đã được 
sửa đổi, bổ sung) trong toàn ngành để các đơn vị 
trực thuộc KTNN nắm rõ và thực hiện đúng, kịp 
thời trong công tác tiếp nhận giải quyết khiếu nại, 
tố cáo. 
(ii) Đề nghị Tổng KTNN cho phép thực hiện 
phương pháp quản lý, điều hành việc tiếp nhận, 
giải quyết khiếu nại, tố cáo tại KTNN như sau:
- Giao cho Thanh tra KTNN chủ trì trong công 
tác tham mưu giúp Tổng KTNN quản lý, điều 
hành việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo 
tại KTNN;
- KTNN sẽ thiết kế một hòm thư điện tử nóng 
(email nóng) giao cho Phó Tổng KTNN phụ trách 
giải quyết đơn thư và Thanh tra KTNN quản lý. 
Email nóng này có nhiệm vụ tiếp nhận nhanh nhất 
các đơn thư gửi tới KTNN theo cách:
+ Nếu là các đơn thư gửi tới các đơn vị trực 
thuộc KTNN (không phải là Thanh tra KTNN, Văn 
phòng KTNN): Ngay sau khi nhận được đơn thư, 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 133 - tháng 11/2018
các đơn vị này có trách nhiệm chụp ảnh, scan đơn 
thư và toàn bộ tài liệu kèm theo đơn thư để gửi 
về email nóng, đồng thời, điện thoại hoặc nhắn tin 
ngay để Phó Tổng KTNN phụ trách giải quyết đơn 
thư và Thanh tra KTNN biết việc đơn vị vừa gửi 
đơn thư vào email nóng;
+ Nếu là các đơn thư gửi tới Thanh tra KTNN, 
Văn phòng KTNN thì hai đơn vị này có trách nhiệm 
báo cáo ngay tới lãnh đạo KTNN để xử lý kịp thời.
- Ngay sau khi Thanh tra KTNN nhận được 
đơn thư qua email nóng, Thanh tra KTNN có trách 
nhiệm báo cáo và tham mưu tới lãnh đạo về phương 
án xử lý ban đầu đối với đơn thư nhận được. Sau 
đó, trên cơ sở chỉ đạo của lãnh đạo KTNN phải liên 
hệ ngay với các đơn vị trực thuộc đã gửi đơn vào 
email nóng để tiến hành trao đổi, tư vấn các bước 
tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư theo quy định. 
(iii) Đề nghị Tổng KTNN cho phép tiến hành 
hoàn thiện tổ chức, bộ máy, đảm bảo về nhân sự 
trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại 
Kiểm toán nhà nước, cụ thể: Bổ sung cho Thanh 
tra KTNN từ 2 đến 3 công chức có kinh nghiệm, 
năng lực về giải quyết đơn thư; Ngoài Thanh tra 
KTNN, mỗi đơn vị trực thuộc KTNN nên bố trí 
01 công chức (ở Văn phòng hoặc Phòng Tổng hợp) 
được giao nhiệm vụ thường xuyên về tham mưu 
giải quyết đơn thư giúp thủ trưởng đơn vị; 
(iv) Thường xuyên tổ chức tập huấn, trau dồi 
chuyên môn, nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý và giải 
quyết đơn thư đối với các công chức, người có liên 
quan tại các đơn vị trực thuộc KTNN.
Thông qua bài viết, tác giả bước đầu đã đánh 
giá được thực trạng, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế 
trong công tác tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố 
cáo tại KTNN, đồng thời, cũng đề xuất một số giải 
pháp để Lãnh đạo KTNN có một góc nhìn toàn 
diện hơn về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 
của Ngành và có những điều chỉnh kịp thời giúp 
cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ngành 
ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiểm toán nhà nước, Chiến lược phát triển Kiểm 
toán nhà nước đến năm 2020, năm 2010;
2. Kiểm toán nhà nước, Kế hoạch Chiến lược 
phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 
2013-2017, năm 2013;
3. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015;
4. Luật Khiếu nại năm 2011;
5. Luật Tố cáo năm 2011;
6. Luật Tiếp công dân năm 2013;
7. Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 
03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết 
một số điều của Luật Khiếu nại;
8. Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 
03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết 
thi hành một số điều của Luật Tố cáo;
9. Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 
30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy 
định quy trình giải quyết tố cáo; 
10. Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 
31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định 
quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;
11. Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 
31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy 
định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố 
cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;
12. Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học 
Xã hội, Hà Nội, năm 1994;
13. Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học, 
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002;
14. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo 
số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ 
Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo;
15. Báo cáo số 984/BC-UBTVQH13 ngày 
05/11/2015 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về 
kết quả giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu 
nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội;
16. Báo cáo số 2804/BC-UBPL13 ngày 
14/11/2014 của Uỷ ban Pháp luật về kết 
quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố 
cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ 
quan hành chính nhà nước.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_viec_tiep_nhan_giai_quyet_khieu_nai_to_cao_tai_ki.pdf