Hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc phóng xạ 11C-Acetate tại Bệnh viện Chợ Rẫy

TÓM TẮT

Mục tiêu: Dung dịch tiêm Sodium Acetate ((1-11C)) gọi tắt là 11C-Acetate là một loại thuốc phóng xạ được

sử dụng trong ghi hình sử dụng máy chụp hình positron cắt lớp (PET: Positron Emission Tomography) để chẩn

đoán và theo dõi một số bệnh lý ung thư và tim mạch, đặc biệt trong ung thư gan và ung thư tiền liệt tuyến. Do

đồng vị phóng xạ 11C có thời gian bán hủy ngắn (khoảng 20 phút) nên để sử dụng các dược chất gắn với đồng vị

phóng xạ 11C này phục vụ cho công việc nghiên cứu, chẩn đoán bệnh thì sự lựa chọn duy nhất là sản xuất tại

những nơi có trang bị máy gia tốc, như bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của

chúng tôi trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất 11C-Acetate đơn giản và đáng tin cậy, đáp ứng

tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) được xây dựng dựa theo dược điển Hoa Kỳ - U.S. Pharmacopeia 31-2008 (USP 31) (1)

và dược điển Anh quốc - British Pharmacopoeia BP online 2008.

pdf 6 trang phuongnguyen 7100
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc phóng xạ 11C-Acetate tại Bệnh viện Chợ Rẫy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc phóng xạ 11C-Acetate tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc phóng xạ 11C-Acetate tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 553
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT THUỐC PHÓNG XẠ 
11C-ACETATE TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 
Nguyễn Thị Phương Nam*, Nguyễn Công Đức*, Ngô Thanh Linh*, Hoàng Công Khu* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Dung dịch tiêm Sodium Acetate ((1-11C)) gọi tắt là 11C-Acetate là một loại thuốc phóng xạ được 
sử dụng trong ghi hình sử dụng máy chụp hình positron cắt lớp (PET: Positron Emission Tomography) để chẩn 
đoán và theo dõi một số bệnh lý ung thư và tim mạch, đặc biệt trong ung thư gan và ung thư tiền liệt tuyến. Do 
đồng vị phóng xạ 11C có thời gian bán hủy ngắn (khoảng 20 phút) nên để sử dụng các dược chất gắn với đồng vị 
phóng xạ 11C này phục vụ cho công việc nghiên cứu, chẩn đoán bệnh thì sự lựa chọn duy nhất là sản xuất tại 
những nơi có trang bị máy gia tốc, như bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm của 
chúng tôi trong việc xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất 11C-Acetate đơn giản và đáng tin cậy, đáp ứng 
tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) được xây dựng dựa theo dược điển Hoa Kỳ - U.S. Pharmacopeia 31-2008 (USP 31) (1) 
và dược điển Anh quốc - British Pharmacopoeia BP online 2008. 
Phương pháp: 11C-Acetate được tổng hợp bởi sự carboxyl hóa của thuốc thử Grignard (CH3MgBr) với 
(11C)CO2 được sản xuất từ máy gia tốc, sau đó là sự thủy phân bằng acid phosphoric (H3PO4) và sự tinh chế sản 
phẩm. Khi chiếu xạ 20-25 phút từ máy gia tốc Cyclotron Eclipse – HP Siemens 11 MeV với dòng proton từ 40-50 
µA sẽ tổng hợp được 160-280 mCi (5920-10360 MBq) dung dịch tiêm 11C-Acetate sau 12 phút tổng hợp trên hệ 
Acetate Explora AC Siemens. 
Kết quả: Tính đến nay, bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành sản xuất và kiểm tra chất lượng 07 lô thuốc phóng 
xạ 11C-Acetate với độ tinh khiết hóa phóng xạ của sản phẩm cuối 11C-Acetate là > 95% và đã ghi hình cho 13 bệnh 
nhân trên máy PET-CT scan. 
Kết luận: Quy trình sản xuất 11C-Acetate mà chúng tôi đưa ra là một quy trình đơn giản và đáng tin cậy. 
Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục sản xuất thuốc phóng xạ 11C-Acetate với chất lượng tốt hơn để phục vụ cho 
nhiều bệnh nhân hơn. 
Từ khóa: (11C)Acetate, Sodium Acetate ((1-11C)), Dược chất phóng xạ cho PET, Kiểm tra chất lượng. 
ABSTRACT 
COMPLETE THE SYNTHESIS PROCEDURE OF 11C-ACETATE RADIOPHARMACEUTICAL IN CHO 
RAY HOSPITAL 
Nguyen Thi Phuong Nam, Nguyen Cong Duc, Ngo Thanh Linh, Hoang Cong Khu 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 553-558 
Objectives: Sodium Acetate C11 Injection (11C-Acetate) is a radiopharmaceutical used for PET (Positron 
Emission Tomography) imaging for diagnosis and follow-up cancer and cardiac diseases, especially liver cancer 
and prostate cancer. Since the half-life of 11C is short (about 20 minutes), 11C labelled radiopharmaceuticals must 
be produced in facilities where cyclotrons are equipped and Cho Ray hospital satisfies all requirements. We wish to 
share our experiences in establishing and improving a simple and reliable procedure for 11C-Acetate synthesis, 
meeting the SOPs (Standard Operating Procedures) built according to United State Pharmacopeia 31-2008 and 
British Pharmacopoeia BP online 2008. 
* Đơn vị PET-CT và Cyclotron, Bệnh viện Chợ Rẫy 
Tác giả liên hệ: ThS.KS. Nguyễn Thị Phương Nam, ĐT: 0982628371; Email: phuongnamnguyen_nri@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 554
Methods: 11C-Acetate is synthesized by carboxylation of Grignard (CH3MgBr) with cyclotron-produced 
(11C)CO2, following by hydrolysis with phosphoric acid (H3PO4) and purification. For a 20-25 minute irradiation 
from 11 MeV Eclipse HP Cyclotron using a 40-50 µA proton beam, 160-280 mCi (5920-10360 MBq) of 11C-
Acetate is produced within 12 minutes from Explora AC Acetate Module. 
Results: Up to now, 07 batches of 11C-Acetate have been successfully produced with radiochemical purities 
were more than 95% and 13 patients were imaged by PET-CT scanner in Cho Ray hospital. 
Concolusions: This is a simple and reliable procedure for 11C-Acetate synthesis. In the future, we hope that 
we will continue to produce more 11C-acetate batches with higher radiochemical yields and purities for serving 
more patients. 
Keywords: (11C)Acetate, Sodium Acetate ((1-11C)), PET radiopharmaceuticals, Quality control. 
GIỚI THIỆU 
Dung dịch tiêm Sodium Acetate ((1-11C)) gọi 
tắt là 11C-Acetate là dung dịch vô trùng thích hợp 
để tiêm tĩnh mạch, trong đó một phần của phân 
tử carboxyl được đánh dấu với (11C)carbon 
phóng xạ. Đồng vị phóng xạ carbon 11C phát 
positron (β+) có thời gian bán hủy vật lý là 20,4 
phút. Positron (β+) di chuyển được vài mm trong 
mô trước khi nó va chạm với electron của 
nguyên tử vật chất. Lúc này, positron và electron 
sẽ tạo ra hiện tượng tức thì cỡ khoảng 10-10 giây 
gọi là hiện tượng “positronium” trước khi xảy ra 
hiện tượng hủy cặp và sinh ra 2 tia gamma theo 
hướng ngược nhau gần 1800, mỗi tia gamma có 
năng lượng 511 KeV theo định luật bảo toàn 
năng lượng và xung lượng, các tia gamma này 
sau đó sẽ được ghi lại bằng các đầu dò PET bao 
quanh bệnh nhân. 
Khi đi vào cơ thể, Acetate nhanh chóng 
chuyển hóa thành acetyl-CoA trong các tế bào. 
Acetyl-CoA là một chất chuyển hóa trung gian 
cho sự tổng hợp cholesterol và các acid béo. 
Acetyl-CoA tham gia vào chu trình tricarboxylic 
acid (TCA) tạo thành carbon dioxide và 
nước(11,9,4,5). Trong cơ tim, Acetate bị chuyển hóa 
thành carbon dioxide. Ngược lại, trong các tế bào 
khối u, Acetate bị chuyển hóa thành acid béo bởi 
enzyme FAS (Fatty Acid Synthetase). Hiện nay, 
11C-Acetate được sử dụng trong PET cho việc 
nghiên cứu quá trình trao đổi chất oxy hóa cơ 
tim và lưu lượng máu khu vực cơ tim. Ngoài ra, 
11C-Acetate được xem là một thuốc phóng xạ đầy 
hứa hẹn trong ghi hình PET-CT do độ nhạy cao 
trong chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến và ung 
thư gan(4,6,5). 
THỰC NGHIỆM 
Hóa chất 
- Thuốc thử Methyl magnesium bromide 
(CH3MgBr) 3M 
- Dung dịch Sodium bicarbonate (NaHCO3) 
8,4% 
- Dung dịch nước muối NaCl 0,9% 
- Dung dịch acid Phosphoric (H3PO4) 10% 
- Diethyl ether 
- Acetone 
Tất cả các hóa chất này đều đạt độ tinh khiết 
cao. 
Hệ thống sản xuất và kiểm tra chất lượng 
Đồng vị (11C) CO2 trước tiên được tạo ra từ 
máy gia tốc Eclipse HP 11MeV của hãng 
Siemens, sau đó được chuyển qua hệ tổng hợp 
Acetate Explora AC (Hình 1), hệ tổng hợp này 
được đặt trong tủ kín có che chắn phóng xạ 
của hãng Comecer, Ý. Hoạt độ phóng xạ của 
sản phẩm cuối cùng được xác định bằng máy 
đo hoạt độ phóng xạ PET-Dose, Comecer. Việc 
kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng bao 
gồm xác định pH, nội độc tố vi khuẩn, độ tinh 
khiết hóa phóng xạ bằng máy sắc ký lỏng cao 
áp Agilent 1200, lượng dung môi còn dư trong 
sản phẩm bằng máy sắc ký khí hiệu Agilent 
Technologies 7890A, độ sạch hạt nhân bằng 
máy phân tích phổ đa kênh MCA. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 555
Sản xuất (11C)CO2 
Điểm đặc trưng của đồng vị phóng xạ 
Carbon-11 (11C): năng lượng β+ cực đại Emax (β+) = 
0,96 MeV (99,78%); năng lượng tia gamma E(γ) = 
0,511 MeV (199,5%); thời gian bán phân rã vật lý 
T1/2 = 20,48 phút. 
(11C)CO2 được sản xuất bằng việc chiếu xạ 
hỗn hợp khí N2O2 (97,5% N2 + 2,5% O2) với tỷ lệ 
hỗn hợp là 39:1 thông qua phản ứng hạt nhân 
14N(p,α)11C, dùng proton năng lượng 11 MeV từ 
máy gia tốc Eclipse HP với cường độ dòng tại bia 
là 40-50 µA và thể tích của bia khí là 9,5 mL. Sau 
khi chiếu xạ, bia được chuyển từ máy gia tốc 
sang hệ tổng hợp hóa học, quá trình được thực 
hiện tự động bằng cách dùng khí heli đẩy bia 
trong đường ống có che chắn chì. 
Qui trình tổng hợp 11C-Acetate (10) 
Quá trình tổng hợp 11C-Acetate gồm 03 giai 
đoạn: 
Giai đoạn 1 
Trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, 
(11C)CO2 từ bia đã chiếu xạ đi qua van kim (để 
điều khiển tốc độ bọt khí trong quá trình chuyển 
đồng vị phóng xạ) chuyển đến bình phản ứng đã 
được đóng kín bằng nút cao su có chứa sẵn dung 
dịch methylmagnesium bromide (CH3MgBr) 
trong diethyl ether. Dung dịch được làm lạnh 
trong bình phản ứng để ngăn sự bay hơi của 
dung môi trong suốt quá trình chuyển đồng vị 
phóng xạ. (11C)CO2 phản ứng với CH3MgBr để 
tạo ra anion (11C) acetate ((11C)CH3CO2–) theo 
phản ứng sau: 
(11C)CO2 + CH3MgBr→(11C)CH3CO2– 
Sau khi hoàn tất quá trình chuyển bia, một 
lượng nhỏ nước được thêm vào bình phản ứng 
để ngăn chặn phần CH3MgBr không phản ứng. 
Bình phản ứng sau đó được làm nóng đến 135oC 
và dung môi bay hơi dưới dòng khí helium thổi 
từ bia tới. Trong những giai đoạn cuối của quá 
trình bay hơi, dòng khí helium chạy trực tiếp vào 
bình phản ứng. Dung môi sẽ đi vào lọ giữ chất 
thải lỏng, trong khi đó anion (11C) Acetate không 
bay hơi vẫn còn trong bình phản ứng. 
Sau khi kết thúc quá trình bay hơi dung môi, 
chất trung gian trong bình phản ứng sẽ bị thủy 
phân bằng việc thêm dung dịch acid phosphoric 
(H3PO4). Acid sẽ phản ứng với anion (11C)acetate 
để tạo ra (11C)CH3CO2H theo phản ứng sau: 
(11C)CH3CO2– + H+ → (11C)CH3CO2H 
Giai đoạn 2 
(11C)CH3CO2H được chưng cất từ bình phản 
ứng sang lọ sản phẩm trung gian có chứa hỗn 
hợp kiềm gồm nước muối NaCl 0,9% và dung 
dịch Sodium bicarbonate (NaHCO3). 
(11C)CH3CO2H phản ứng với bicarbonate để tạo 
ra (11C)CH3CO2– theo phản ứng sau: 
(11C)CH3CO2H + HCO3– → (11C)CH3CO2– 
Giai đoạn 3 
Trong giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, 
lọ sản phẩm trung gian được nén bằng nitrogen 
để đẩy dung dịch (11C)CH3CO2– từ hệ tổng hợp 
sang lọ chứa sản phẩm cuối cùng, thông qua một 
phin lọc vô trùng 0,22 µm. 
Kiểm tra chất lượng sản phẩm 11C-Acetate 
Nhận diện nhân phóng xạ 
Nhân phóng xạ được nhận diện bằng cách 
tính toán thời gian bán rã của đồng vị 
(11C)Carbon từ phép đo hoạt độ phóng xạ của 
bình sản phẩm đặt trong buồng đo của máy 
đo hoạt độ phóng xạ PET-Dose, xác định hoạt 
độ phóng xạ, biểu thị dưới dạng mCi (MBq), 
theo những khoảng thời gian xác định, tối 
thiểu bằng 1/5 thời gian bán rã của đồng vị 
(11C)Carbon. Thời gian bán rã của (11C)Carbon 
là 20,4 ± 0,5 phút. 
Độ tinh khiết hạt nhân phóng xạ 
Dùng một mẫu dung dịch 11C-Acetate cần 
kiểm tra đặt vào buồng ion hóa của phổ kế 
gamma MCA (Multi Channel Analyzer), ghi phổ 
tia gamma của mẫu. Phổ tia gamma của dung 
dịch phải đồng nhất với phổ tia gamma của một 
mẫu chuẩn (11C) Carbon trong đó nó biểu thị một 
đỉnh lớn ở 0,511 MeV. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 556
Hình 1. Hệ tổng hợp Acetate Explora AC Hình 2. Sơ đồ hệ thống điều khiển hệ tổng hợp hóa học 11C-Acetate 
Độ tinh khiết hóa học 
Xác định dư lượng dung môi Ether trong 
dung dịch 11C-Acetate bằng máy sắc ký khí hiệu 
Agilent Technologies GC 7890A. Hệ cột DB-
WAX: Dài 30 (m); I.D. 0,250 (mm); Film 0,25 
(µm); Giới hạn nhiệt độ: từ 20oC đến 250oC 
(Durabond) USA. 
Thời gian lưu của Ether chuẩn và mẫu chỉ 
được chênh lệch trong khoảng ± 10%. 
Không có đỉnh lạ xuất hiện trên phổ. 
Dung môi còn dư trong mỗi lô: CEther < 
0,5g/100 mL 
Độ tinh khiết hóa phóng xạ 
Xác định độ tinh khiết hóa phóng xạ của 
dung dịch 11C-Acetate bằng máy sắc ký lỏng cao 
áp HPLC hiệu Agilent 1200. 
- Điều kiện chạy máy sắc ký: 
+ Cột: Zobrax – Eclipse plus C18 (4,6 mm x 
250 mm, 5 µm) 
+ Pha động: Acetonitrile : H2O (20:80) 
+ Detector: UV, bước sóng 210 nm 
+ Radiation detector 
+ Tốc độ dòng: 1,2 mL/phút 
+ Bơm mẫu bằng tay, thể tích buồng tiêm: 20 µL 
+ Thời gian chạy: 10 phút. 
Bơm 20 µL dung dịch 11C-Acetate vào hệ sắc 
ký, ghi lại phổ sắc ký và đo diện tích của các 
đỉnh chính. Diện tích đỉnh phóng xạ của 11C-
Acetate không được nhỏ hơn 95% tổng diện tích 
của các đỉnh có trong mẫu. Sai số của thời gian 
lưu giữa dung dịch 11C-Acetate và dung dịch 
chuẩn là ± 10%. 
Các chỉ tiêu sinh học: 
Để xác định độ vô trùng, sản phẩm sau khi 
lưu giữ để phân rã hết phóng xạ được gửi đến 
phòng thí nghiệm vi sinh học để xác định sự 
hiện diện của vi khuẩn và nấm mốc. 
Nội độc tố vi khuẩn được xác định bằng 
phương pháp LAL test (Limulus amebocyte 
lysate) dùng máy Endosafe Portable Test 
System (PTS). 
KẾT QUẢ 
Tổng hợp 11C-Acetate 
Sau khi chiếu xạ, khí (11C)CO2 từ bia sẽ đi qua 
van kim vào trong lọ phản ứng, tốc độ dòng nhỏ 
hơn 100 mL/phút. Dòng khí helium có chứa 
(11C)CO2 được thổi qua 140 µL dung dịch 
methylmagnesium bromide (CH3MgBr) 3M pha 
loãng với 2 mL diethyl ether chứa sẵn trong bình 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 557
phản ứng 10mm x 75mm đã được đóng kín bằng 
nút cao su. Nước vô trùng được thêm vào bình 
phản ứng và sau đó bình phản ứng được làm 
nóng lên đến 1350C. Sử dụng dòng khí helium để 
làm bay hơi diethyl ether. Chất trung gian sẽ bị 
thủy phân bằng việc thêm 0,5 mL dung dịch acid 
phosphoric (H3PO4) 10% vào bình phản ứng. Sau 
đó bình phản ứng được làm nóng ở nhiệt độ 
1350C trong để chưng cất 11C-Acetate vào lọ sản 
phẩm trung gian có chứa sẵn hỗn hợp 5 mL 
nước muối NaCl 0,9% và 40 µL dung dịch 
Sodium bicarbonate (NaHCO3) 8,4%. Sản phẩm 
cuối cùng được cho qua phin lọc vô trùng 0,22 
µm. 
Hoạt độ phóng xạ trung bình của sản phẩm 
11C-Acetate thu được là 160-280 mCi (5920-10360 
MBq) trong thời gian tổng hợp 12 phút tính từ 
lúc kết thúc chiếu bia khi chiếu xạ trên máy gia 
tốc Eclipse – HP 11 MeV với cường độ dòng là 
40-50 µA và thời gian chiếu là 20-25 phút. 
Kiểm tra chất lượng sản phẩm 11C-Acetate 
Độ tinh khiết hạt nhân phóng xạ - nhận dạng 
hạt nhân phóng xạ 
Sử dụng máy đo hoạt động phóng xạ để xác 
định thời gian bán phân rã (11C)Carbon của sản 
phẩm cuối. Kết quả thời gian bán phân rã của 
(11C)Carbon nằm trong khoảng 20,2 ± 0,2 phút. 
Phổ gamma của mẫu hiện diện ở vị trí đỉnh 0,511 
MeV (Hình 3). 
Độ tinh khiết hóa học 
Hình 3: Phổ gamma của sản phẩm 11C-Acetate xác 
định trên phổ kế gamma MCA. 
Kết quả phân tích hàm lượng Ether còn dư 
trong mẫu bằng máy sắc kí khí là 0,006 ± 0,002 
g/100 mL. Sai số giữa thời gian lưu của Ether 
chuẩn và mẫu là 0,37 ± 0,02 %. Không có đỉnh 
lạ xuất hiện trên phổ (Hình 4 và 5). 
Hình 4: Phổ phân tích sắc ký khí xác định hàm lượng 
Etherchuẩn 
Hình 5: Phổ phân tích sắc ký khí xác định hàm lượng 
Ether có trong mẫu 
Độ tinh khiết hóa phóng xạ 
Bơm 20 µL mẫu 11C-Acetate vào buồng 
tiêm HPLC. Tín hiệu sẽ được ghi nhận qua 
detector VWD (Variable Wavelength Detector, 
λ = 210 nm) và detector phóng xạ với thời gian 
lưu của Sodium Acetate chuẩn là 1,924 ± 0,030 
phút và mẫu 11C-Acetate là 1,918 ± 0,007 phút. 
Độ tinh khiết hóa phóng xạ của sản phẩm cuối 
11C-Acetate là 98,18 ± 1,48 %. Sai số phần trăm 
về thời gian lưu của chuẩn Sodium Acetate và 
sản phẩm cuối là 0,323 %. Ngoài ra, không có 
đỉnh lạ nào xuất hiện trong phổ sắc ký (Hình 6 
và 7). 
Hình 6: Phổ phân tích sắc ký lỏng cao ápcủa chuẩn 
Sodium Acetate 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 558
Hình 7: Phổ phân tích sắc ký lỏng cao ápcủa sản 
phẩm 11C-Acetate 
Các chỉ tiêu sinh học 
Kết quả kiểm tra độ vô trùng của các lô sản 
phẩm đều đạt. Sản phẩm không chứa chất gây 
sốt, giới hạn hàm lượng endotoxin < 5,0 EU/mL. 
KẾT LUẬN 
Quy trình sản xuất 11C-Acetate mà chúng 
tôi đưa ra là một quy trình đơn giản và đáng 
tin cậy khi so sánh với các quy trình khác 
(9,6,8,11,7,1,5), đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) 
được xây dựng dựa theo dược điển Hoa Kỳ - 
U.S. Pharmacopeia 31-2008 (USP 31) và dược 
điển Anh quốc - British Pharmacopoeia BP 
online 2008 (3,2). Tổng hợp 11C-Acetate tại đơn 
vị PET-CT và Cyclotron, Bệnh viện Chợ Rẫy 
được thực hiện trên các thiết bị hiện đại gồm 
máy gia tốc Cyclotron Eclipse – HP 11MeV, hệ 
tổng hợp Acetate Explora AC, hệ thống kiểm 
tra chất lượng, hệ thống cảnh báo an toàn bức 
xạ. Quy trình cho hoạt độ phóng xạ dung dịch 
tiêm11C-Acetate tương đối ổn định 160-280 
mCi (5920-10360 MBq) trong thời gian tổng 
hợp ngắn 12 phút khi chiếu xạ 20-25 phút từ 
máy gia tốc với dòng proton 40-50 µA; Độ tinh 
khiết hóa phóng xạ của sản phẩm cuối 11C-
Acetate cao > 95%. Chúng tôi đã sản xuất 
thành công 07 lô thuốc và ghi hình 13 bệnh 
nhân trên máy PET-CT. Trong tương lai, 
chúng tôi sẽ tiếp tục sản xuất thuốc phóng xạ 
11C-Acetate với chất lượng tốt hơn để phục vụ 
cho nhiều bệnh nhân hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Berridge MS., Cassidy EH., Miraldi F. (1995). “(11C)Acetate and 
(11C)Methionine: Improved synthesis and quality control”. Appl. 
Radiat. Isot.; 46(3): 173-175. 
2. Dược điển Anh quốc - British Pharmacopoeia BP online 2008. 
3. Dược điển Hoa Kỳ. U. S. Pharmacopeia 31 (2008) (USP 31); 2: 
1642. 
4. Grassi I, Nanni C, Allegri V, Morigi JJ, Montini GC, Castellucci 
P, Fanti S (2012). “The clinical use of PET with 11C-acetate”. Am J 
Nucl Med Mol Imaging; 2(1): 33-47. 
5. Imaging & Contrast Agent Database. 
6. Kruijer PS., Ter Linden T, Mooij R, Visser FC. (1995). “A 
practical method for the preparation of (11C)Acetate”. Appl. Radiat. 
Isot. ; 46(5): 317-321. 
7. Le Bars D., Malleval M., Bonnefoi F., Tourvieille C. (2006). 
“Simple synthesis of (1-11C) acetate”. J Label Compd Radiopharm 
2006; 49: 263–267. 
8. Moerlein SM., Gaehle GG., Welch MJ. (2002). “Robotic 
preparation of Sodium Acetate C 11 Injection for use in clinical 
PET”. Nucl Med Biol. 2002 Jul; 29(5): 613-621. 
9. Oberdorfer F., Theobald A. and Prenant C.(1996). “Simple 
Production of (1-Carbon-11)Acetate”. J Nucl Med.; 37: 341-342. 
10. RDS ECLIPSE Operating Instructions. Part Number 9300074-
00 Revision A. Software version 3.0.EI 
11. Soloviev D, Tamburella C (2006). “Captive solvent (11C)Acetate 
synthesis in GMP conditions”. Applied Radiation and Isotopes 
2006; 64: 995–1000. 
Ngày nhận bài: 12/03/2013 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/08/2013 
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_quy_trinh_san_xuat_thuoc_phong_xa_11c_acetate_tai.pdf