Hoàn thiện hệ thống Báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Kế toán quản trị là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý của các nhà quản trị tại doanh

nghiệp. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị là phương tiện để cung cấp thông tin mà kế toán quản trị đã

thu nhận, xử lý và hệ thống hóa theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhất định, nhằm thỏa mãn yêu cầu

thông tin cụ thể cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tại

nước ta, các văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn về kế toán quản trị nói chung và hệ thống báo cáo

nói riêng còn hạn chế. Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp

dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp đã ra đời nhưng mới chỉ mang tính chất hướng dẫn, dẫn đến

việc vận dụng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp đặc biệt là tại các doanh nghiệp

sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế. Hoàn thiện hệ thống báo cáo

quản trị theo từng chức năng quản trị giúp nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè

trên địa bàn tỉnh thái nguyên có thông tin và chủ động hơn trong công tác quản trị doanh nghiệp.

pdf 7 trang phuongnguyen 4480
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện hệ thống Báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện hệ thống Báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Hoàn thiện hệ thống Báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
MỤC LỤC 
Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 05, tháng 03 năm 2018 
Nguyễn Quang Bình - Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam – Minh chứng sinh động 
luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” của C.Mác ................................................... 2 
Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Năng Thắng - Thu hút FDI vào Việt Nam - Cơ hội và thách thức .......... 7 
Bùi Thị Thanh Tâm, Hà Quang Trung, Đỗ Xuân Luận - Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng 
tiếp cận nghèo đa chiều tại tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 13 
Nguyễn Quang Bình - Biện pháp quản lý hoạt động thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội ở Việt Nam 
hiện nay ..................................................................................................................................................... 19 
Dƣơng Thị Huyền Trang, Lê Thị Thanh Thƣơng - Phân bổ quỹ thời gian giữa nữ giới và nam giới - 
Nghiên cứu trường hợp tại Thái Nguyên .................................................................................................. 24 
Lƣơng Tình, Đoàn Gia Dũng - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng đổi mới công nghệ 
trong nông nghiệp của nông dân: Một cách nhìn tổng quan ..................................................................... 29 
Nguyễn Tiến Long, Nguyễn Chí Dũng - Vai trò của khu vực FDI với tăng năng suất lao động ở Việt 
Nam ........................................................................................................................................................... 34 
Nguyễn Quang Hợp, Đỗ Thùy Ninh, Dƣơng Mai Liên - Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công 
tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........................................................................... 42 
Ngô Thị Mỹ, Trần Văn Dũng - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN: Thực trạng 
và gợi ý chính sách.................................................................................................................................... 49 
Dƣơng Hoài An, Trần Thị Lan, Trần Việt Dũng, Nguyễn Đức Thu - Tác động của vốn đầu tư đến 
kết quả sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Việt Nam ..54 
Phạm Văn Hạnh, Đàm Văn Khanh - Ảnh hưởng của hành vi khách hàng đến việc kiểm soát cảm xúc 
của nhân viên – Ảnh hưởng tương tác của chuẩn mực xã hội .................................................................. 59 
Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Thông, Lê Văn Vĩnh - Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại 
Viễn Thông Quảng Ninh ........................................................................................................................... 63 
Đỗ Thị Hoàng Yến, Phạm Văn Hạnh - Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền 
thương mại tại Thái Nguyên ..................................................................................................................... 69 
Nguyễn Thị Phƣơng Hảo, Hoàng Thị Hồng Nhung, Trần Văn Dũng - Công tác bảo đảm tiền vay 
bằng tài sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái 
Nguyên ...................................................................................................................................................... 74 
Nguyễn Việt Dũng - Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp xi măng niêm yết 
tại Việt Nam .............................................................................................................................................. 82 
Trần Thị Nhung - Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế 
biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 88 
Ngô Thị Hƣơng Giang, Phạm Tuấn Anh - Chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các hộ sản xuất của 
Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ ........................................................................................................ 94 
Tạp chí 
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh 
Journal of Economics and Business Administration 
 Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
88 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN 
XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 
Trần Thị Nhung 
Nghiên cứu là sản phẩm của đề tài KHCN cấp Đại học Thái Nguyên 
năm 2016 mã số ĐH2016-TN08-06 
Tóm tắt 
Kế toán quản trị là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý của các nhà quản trị tại doanh 
nghiệp. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị là phương tiện để cung cấp thông tin mà kế toán quản trị đã 
thu nhận, xử lý và hệ thống hóa theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhất định, nhằm thỏa mãn yêu cầu 
thông tin cụ thể cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Tại 
nước ta, các văn bản pháp quy, thông tư hướng dẫn về kế toán quản trị nói chung và hệ thống báo cáo 
nói riêng còn hạn chế. Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp 
dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp đã ra đời nhưng mới chỉ mang tính chất hướng dẫn, dẫn đến 
việc vận dụng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp đặc biệt là tại các doanh nghiệp 
sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế. Hoàn thiện hệ thống báo cáo 
quản trị theo từng chức năng quản trị giúp nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè 
trên địa bàn tỉnh thái nguyên có thông tin và chủ động hơn trong công tác quản trị doanh nghiệp. 
Từ khóa: Kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán quản trị, doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè 
COMPLETING THE SYSTEM OF ACCOUNTING REPORTS IN TEA PRODUCTION AND 
PROCESSING ENTERPRISES IN THAI NGUYEN PROVINCE 
Abstract 
Management accounting is an important tool in the management of corporate executives. Management 
accounting reporting system is a means to provide information that management accounting has 
received, processed and systematized according to certain economic and financial criteria in order to 
satisfy the information requirements. Specifically for corporate executives in the management and 
operation of production and business. In Vietnam, legal documents, circulars guiding management 
accounting in general and reporting system in particular are limited. Circular No. 53/2006 / TT-BTC 
dated June 12, 2006 of the Ministry of Finance guiding the application of managerial accounting in 
enterprises was born, but only for guidance, leading to the application of the system. management 
accounting reports in enterprises, especially Tea production and processing enterprises in Thai Nguyen 
Province are still limited. Manage the system management management by the administrator by the 
admin management by each administrator in the Tea production and processing enterprises in Thai 
Nguyen Province have information and root in the business manager. 
Keywords: Management accounting, management accounting information system, tea production and 
processing enterprises 
1. Đặt vấn đề 
Theo kết quả điều tra dựa trên số liệu cung 
cấp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái 
Nguyên và sự đối chiếu số liệu thông qua cổng 
thông tin tra cứu nộp thuế của Tổng cục Thuế 
Việt Nam, tính đến thời điểm ngày 1/3/2016 cho 
thấy: Tổng số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh 
chè thống kê được là 58 doanh nghiệp, trong đó 
có 15 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, 10 
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh 
doanh có thời hạn. Như vậy, tính đến thời điểm 
này toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 33 doanh 
nghiệp sản xuất và chế biến chè đang hoạt động. 
Vậy nguyên nhân gây cho doanh nghiệp sản xuất 
và chế biến chè gặp khó khăn trong công tác 
quản lý là do đâu? Trước hết là do chính bản 
thân nội tại từ phía doanh nghiệp. Để phát triển 
bền vững, trước hết các doanh nghiệp trước hết 
cần xây dựng một hệ thống bộ máy quản lý vững 
chắc. Chính vì vậy, những giải pháp hoàn thiện 
hệ thống báo cáo kế toán quản trị là rất cần thiết 
cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 
2. Cơ sở lý luận về hệ thống báo cáo kế 
toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất 
và chế biến 
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị (KTQT) là 
phương tiện để cung cấp thông tin mà KTQT đã 
thu nhận, xử lý và hệ thống hóa theo các chỉ tiêu 
kinh tế, tài chính nhất định, nhằm thỏa mãn yêu 
 Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
89 
cầu thông tin cụ thể cho nhà quản trị doanh 
nghiệp (DN) trong việc quản lý và điều hành sản 
xuất kinh doanh. Để KTQT có thể cung cấp 
những thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị 
DN đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, kịp 
thời, cần thiết phải tổ chức hệ thống báo cáo 
KTQT khoa học, hợp lý để cung cấp thông tin 
mọi mặt về quá trình hoạt động sản xuất kinh 
doanh (SXKD) của DN theo yêu cầu của từng 
nhà quản trị các cấp khác nhau trong DN. 
Các DN Việt Nam đều có thể áp dụng mô 
hình tổ chức KTQT kết hợp với kế toán tài chính 
(KTTC), nhưng hệ thống báo cáo KTQT không 
giống nhau vì nó còn phụ thuộc phạm vi, quy 
mô, loại hình sản phẩm, dịch vụ, đặc điểm tổ 
chức SXKD, yêu cầu và trình độ quản lý của 
từng DN. Đặc biệt nó còn phụ thuộc vào yêu cầu 
thông tin cụ thể cho quản trị DN trong từng thời 
kỳ, thời điểm, cũng phụ thuộc rất nhiều vào trình 
độ của cán bộ kế toán nói chung, kế toán trưởng 
DN nói riêng. Như vậy, ở các DN khác nhau, số 
lượng báo cáo KTQT, nội dung thông tin cần báo 
cáo và kết cấu mẫu biểu báo cáo KTQT rất khác 
nhau, mà nó cũng thay đổi giữa các thời kỳ ngay 
cùng một DN vì yêu cầu thông tin cho quản trị 
DN luôn có sự biến động. 
Trên giác độ chung nhất, các DN thường lập 
các báo cáo KTQT để phản ánh số hiện có và tình 
hình biến động của từng loại vật tư, tài sản, nguồn 
vốn cụ thể để giúp những người quản lý DN nắm 
chắc và quản lý chặt chẽ tài sản, giám sát tình 
hình sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả; các báo 
cáo KTQT để phản ánh doanh thu, chi phí và kết 
quả của từng bộ phận và toàn bộ DN ... 
Hệ thống báo cáo KTQT hệ thống báo cáo chỉ 
sử dụng trong nội bộ DN nên cần được xây dựng 
phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ 
quản lý nội bộ của từng DN và theo từng cấp độ 
quản lý cụ thể; nội dung hệ thống báo cáo KTQT 
cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so 
sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu 
quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế 
của nhà quản trị DN; các chỉ tiêu trong báo cáo 
KTQT cần phải được thiết kế phù hợp với các 
chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài 
chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý 
của các cấp. 
Như vậy, hệ thống báo cáo KTQT trong DN 
phải được xây dựng phù hợp với đối tượng sử 
dụng, yêu cầu sử dụng tại mỗi DN và thông tin 
có thể thay đổi theo yêu cầu quản trị các cấp. 
Chính vì vậy, yêu cầu đối với việc thiết lập thông 
tin trên báo cáo KTQT là phải cung cấp thông tin 
phù hợp trên những phương diện: Đối tượng sử 
dụng, thời gian sử dụng, chi phí phù hợp. 
Để lập báo cáo KTQT, cần phải tổ chức thu 
nhận và xử lý thông tin phù hợp, tức là phải tổ chức 
hệ thống chứng từ, TK và sổ kế toán phục vụ cho 
mục đích thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin 
tương ứng cần phản ánh trong báo cáo KTQT. 
Nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho nhà 
quản trị, hệ thống báo cáo KTQT cần phải thiết 
kế bao gồm các loại cơ bản sau: 
- Hệ thống báo cáo định hướng hoạt động 
kinh doanh nhằm cung cấp thông tin định hướng, 
các chỉ tiêu dự toán giúp DN chuẩn bị các điều 
kiện đảm bảo, tổ chức triển khai hoạt động. Đây 
cũng là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện; 
- Hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh nhằm 
cung cấp thông tin thực hiện trên mọi lĩnh vực 
của DN, là cơ sở để kiểm soát, định hướng cho 
kế hoạch hoạt động trong tương lai của DN; 
- Hệ thống báo cáo biến động kết quả và 
nguyên nhân của hoạt động kinh doanh, cung cấp 
thông tin chênh lệch giữa thực hiện so với dự 
toán hoặc mục tiêu và những nguyên nhân ảnh 
hưởng đến hoạt động này nhằm giúp nhà quản trị 
kiểm soát, đánh giá tình hình, xác định nguyên 
nhân biến động; 
- Hệ thống báo cáo chứng minh quyết định 
quản trị cung cấp thông tin giải trình quyết định 
quản trị là hợp lý, phù hợp, đảm bảo mục tiêu 
hoạt động SXKD của bộ phận và toàn DN. 
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Để thực hiện nghiên cứu tác giả đã vận dụng 
kết hợp các phương pháp thu thập dữ liệu; tổng 
hợp, xử lý và phân tích số liệu, Các phương 
pháp này đều xuất phát từ quan điểm của chủ 
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm 
giải quyết các vấn đề liên quan một cách biện 
chứng và logic. 
- Phương pháp thu thập dữ liệu: 
+ Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp thu thập 
được từ nội bộ các DN SX&CB chè (số liệu 
được lấy từ các phòng ban, các bộ phận: Phòng 
kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức, bộ 
phận sản xuất, bộ phận bán hàng,...), bên cạnh 
đó, tài liệu thứ cấp còn được được thu thập từ các 
kết quả nghiên cứu đã công bố của các nhóm tác 
giả, các sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài; 
các văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống 
kê, của Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 
Chi cục Thuế, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thái 
Nguyên, các báo cáo tổng kết, báo cáo tình 
hình SXKD của ngành chè Việt Nam và của tỉnh 
Thái Nguyên,... 
 Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
90 
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu 
thập thông qua khảo sát bằng phương pháp 
phỏng vấn, quan sát, bảng câu hỏi, cụ thể: 
Với phương pháp phỏng vấn trực tiếp và điện 
thoại, đối tượng phỏng vấn được tác giả chia 
thành những nhóm chính: nhóm quản lý là lãnh 
đạo DN, cán bộ thực hiện công tác kế toán 
chuyên môn tại các DN. 
Với phương pháp quan sát, nhóm tác giả trực 
tiếp tới các DN chè tiếp cận thực tế tình hình cơ 
sở vật chất, hệ thống chứng từ, sổ sách, vùng 
chè, đồi chè,... 
Với phương pháp bảng câu hỏi: nhóm tác giả 
thiết kế hai loại phiếu điều tra gửi tới hai nhóm 
đối tượng trong DN SX&CB chè. Phiếu điều tra 
được gửi tới 33 DN SX&CB chè trên địa bàn 
tỉnh Thái Nguyên. 
- Phương pháp xử lý số liệu: 
Thông qua những phiếu điều tra được gửi trả 
về, kết hợp với số liệu từ việc điều tra quan sát, 
phỏng vấn trực tiếp, tác giả sử dụng chương trình 
Excel để tổng hợp các phiếu điều tra, xử lý, phân 
tích số liệu. Kết quả điều tra được trình bày ở 
hình 1. 
4. Kết quả nghiên cứu thực trạng hệ thống 
báo cáo kế toán quản trị tại các doanh 
nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa 
bàn tỉnh Thái Nguyên 
Để đánh giá thực trạng xây dựng hệ thống báo 
cáo kế toán quản trị tại các DN sản xuất và chế 
biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tác giả đã xây 
dựng bảng câu hỏi và gửi tới trên 33 DN sản xuất 
và chế biến (SX&CB) chè trên địa bàn tỉnh Thái 
Nguyên. Bên cạnh đó tác giả đã nghiên cứu thực 
tế tại một số DN (Công ty Cổ phần Chè Tân 
Cương Hoàng Bình, Công ty Cổ phần Tổ hợp 
CEO Việt Nam, Công ty Cổ phần XNK Thái 
Nguyên,...). Từ đó tác giả đã có được những 
nhận định sơ bộ về thực trạng xây  ... ự toán từ việc xin các chương 
trình hỗ trợ từ phía Nhà nước nhằm mục đích mua 
máy móc, thuê đất,... Hệ thống dự toán đều có 
những nội dung tương đồng giữa các DN. Chẳng 
hạn: Bản phương án đầu tư máy móc thiết bị bảo 
quản chè của Công ty Cổ phần Tổ hợp CEO Việt 
Nam được lập năm 2014 bao gồm các dự toán: 
Dự toán đầu tư các hạng mục phương án; dự toán 
cơ cấu lao động tiền lương; dự toán chi phí sản 
xuất ổn định một năm tài chính. 
- Hệ thống báo cáo thực hiện: Theo kết quả 
điều tra hiện nay hệ thống báo cáo thực hiện của 
các DN chè chủ yếu được xây dựng bởi bộ phận 
kế toán và chủ yếu báo cáo được lập từ nguồn số 
liệu của KTTC. Các DN như Công ty Cổ phần 
Chè Quân Chu, Công ty Cổ phần Chè Vạn Tài, 
Công ty Cổ phần Chè Tân Cương - Hoàng Bình, 
Công ty TNHH một thành viên Chè Sông Cầu,... 
là những DN được đánh giá là có truyền thống 
lâu đời, quy mô SXKD chè lớn trên địa bàn bàn 
tỉnh Thái Nguyên. Những công ty như trên thì hệ 
thống báo cáo thực hiện được lập đầy đủ hơn so 
với các DN tư nhân. Như vậy, nhìn chung hệ 
thống báo cáo thực hiện của DN mới chỉ lấy chủ 
yếu từ nguồn KTTC, được tổng hợp từ các loại 
sổ kế toán chi tiết, các DN chưa xây dựng hệ 
thống báo cáo thực hiện phù hợp với đặc điểm 
riêng của DN mình. Một số các báo cáo như báo 
cáo các khoản phải thu, phải trả chỉ theo dõi số 
lượng tiền tương đương với các khoản phải thu, 
phải trả của từng đơn vị, cá nhân liên quan mà 
không thể hiện được thời gian nợ, thời hạn nợ,.. 
để DN đánh giá, phân tích khả năng chi trả các 
7% 
13% 
7% 
70% 
87% 
87% 
67% 
0% 
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng -  
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kế  
Báo cáo tình hình thu mua từng loại vật tư, hàng  
Báo cáo chi tiết các khoản phải thu của khách  
Tỷ lệ % 
 Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
91 
khoản nợ đến hạn cũng như kiểm soát mức độ rủi 
ro của cá khoản nợ tới hạn. Ngoài ra hệ thống 
báo cáo về chi phí, doanh thu mới chỉ thể hiện 
tình hình thực hiện chi phí, doanh thu của toàn 
DN, phần lớn các DN chưa có hệ thống báo cáo 
theo dõi riêng về chi phí, doanh thu cho từng bộ 
phận, từng phân xưởng, từng cửa hàng, đại lý, 
hay đơn hàng,... 
- Hệ thống báo cáo kiểm soát: Theo kết quả 
điều tra, phần lớn các DN chè chưa có hệ thống 
báo cáo kiểm soát riêng, hệ thống báo cáo chủ 
yếu được lấy từ báo cáo trong KTTC (Báo cáo 
nhập-xuất-tồn, báo cáo doanh thu, chi phí,...). Tại 
một số DN có lập báo cáo kiểm soát thì công tác 
lập báo cáo không được chuẩn bị sẵn, khi nhà 
quản trị có nhu cầu đến thì kế toán mới tiến hành 
thiết kế và lập. 
- Hệ thống báo cáo phục vụ ra quyết định: 
Theo điều tra thực tế tại các DN chè, những 
quyết định chủ yếu trong DN chưa được dựa trên 
cơ sở của báo cáo KTQT, khi có các quyết định 
quản trị thì thông tin mà nhà quản trị muốn kế 
toán cung cấp thường không phải là thông tin đã 
được phân tích và chọn lọc để đưa ra các thông 
tin thích hợp cho từng phương án mà những 
thông tin đó chủ yếu là trên các sổ sách, báo cáo 
KTTC đơn thuần. 
5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo 
kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản 
xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên 
Xuất phát từ thực trạng công tác lập hệ thống 
báo cáo kế toán quản trị tại các DN sản xuất và 
chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn 
nhiều hạn chế. Hệ thống báo cáo KTQT ở các 
DN chè hiện nay chưa đồng bộ, chưa đầy đủ... 
chưa đáp ứng yêu cầu quản trị DN. Để cung cấp 
thông tin cho nhà quản trị thực hiện chức năng 
quản lý, kiểm soát và điều hành các hoạt động 
sản xuất kinh doanh trong DN, cần thiết kế và 
soạn thảo hệ thống báo cáo KTQT một cách 
khoa học, hợp lý. Việc hoàn thiện hệ thống báo 
cáo KTQT còn đảm bảo cung cấp thông tin cho 
bộ phận quản lý và người lao động trong DN 
tham gia quản lý và kiểm tra hoạt động sản xuất, 
kinh doanh, phát huy trí tuệ tập thể trong việc 
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản 
xuất kinh doanh, chống lãng phí, đảm bảo quyền 
lợi cho người lao động. 
Báo cáo KTQT được lập trên cơ sở số liệu 
tổng hợp ở các sổ KTQT đã được mở theo yêu 
cầu quản trị kinh doanh ở DN (có kết hợp với các 
nguồn thông tin khác từ hạch toán thống kê, hạch 
toán nghiệp vụ, phân tích kinh doanh...) để giải 
trình nguyên nhân v.v... 
Hiện nay, phần lớp các DN chè thường chỉ 
quan tâm đến quản trị chi phí, giá thành, doanh 
thu và kết quả, thậm chí chỉ quan tâm đến doanh 
thu và kết quả nên còn nhiều hạn chế trong quản 
lý và điều hành sản xuất kinh doanh, chưa đạt 
được kết quả mong muốn. Để đạt được mục tiêu 
lợi nhuận tối đa (và những mục tiêu cụ thể khác) 
của DN, rõ ràng nhà quản trị không thể chỉ quan 
tâm đến chi phí, giá thành, doanh thu, kết quả mà 
còn cần thiết nắm bắt cả thông tin về tình hình 
đảm bảo, quản lý và sử dụng lao động, vật tư, 
nguồn vốn vì đây là cái gốc của sản xuất kinh 
doanh, đồng thời việc quản lý và sử dụng có hiệu 
quả các nguồn lực này sẽ đảm bảo thực hiện được 
các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của DN và ngược 
lại. Như vậy, DN cần thiết phải hoàn thiện tổ chức 
hệ thống báo cáo KTQT, tạo ra hệ thống báo cáo 
KTQT đồng bộ, đầy đủ, chi tiết, đáp ứng mọi yêu 
cầu của nhà quản trị trong việc quản lý, kiểm soát 
và điều hành sản xuất kinh doanh một cách kịp 
thời, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 
- Hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT trong DN 
phải đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản sau: 
+ Phải xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà 
quản trị DN: Nhà quản trị cần những thông tin 
gì? Chi tiết và cụ thể hóa đến mức độ nào? thì 
thiết kế hệ thống báo cáo KTQT phù hợp như 
thế, nhằm cung cấp thông tin thích hợp và có 
nghĩa với người sử dụng. 
+ Hệ thống chỉ tiêu trên báo cáo KTQT phải 
phù hợp với chỉ tiêu kinh tế đã được lập kế hoạch 
(dự toán) và phải sắp xếp một cách khoa học theo 
trình tự hợp lý, phù hợp với đặc điểm và trình độ 
quản lý của DN. Số liệu trên các báo cáo KTQT 
phải phù hợp, thống nhất với những chỉ tiêu tổng 
hợp quan trọng trên BCTC để giúp nhà quản trị 
DN có cái nhìn nhất quán về tình hình thực hiện 
chỉ tiêu kinh tế - tài chính đó, tức là thông tin chi 
tiết phải được thu nhận và xử lý cùng số liệu đầu 
vào với thông tin tổng hợp chứ không phải nguồn 
số liệu khác hay con số ước tính không có căn cứ. 
Tuy nhiên, có thể tổng số chi tiết sẽ không bằng 
số tổng hợp vì có thể nhà quản trị không cần số 
liệu chi tiết toàn bộ nên KTQT không thu thập 
toàn bộ. Nhưng nếu doanh nghiệp được trang bị 
máy vi tính, có sử dụng phần mềm kế toán ứng 
dụng thì có thể theo dõi chi tiết toàn bộ để tiện 
cho việc kiểm tra, đối chiếu. 
+ Thông tin trình bày trên báo cáo KTQT 
phải đảm bảo dễ hiểu, so sánh được: Các chỉ tiêu 
phản ánh trên báo cáo KTQT phải dễ hiểu, phù 
hợp với nhận thức của người sử dụng thông tin 
 Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
92 
trực tiếp mà báo cáo KTQT cung cấp (theo từng 
cấp cụ thể). Các nhà quản trị cấp cao cần thông 
tin tổng hợp, còn các nhà quản trị cấp thấp hơn 
cần thông tin chi tiết tương ứng với chức năng 
của họ. Có như vậy mới giúp nhà quản trị tập 
trung chú ý và hiểu được tình hình thực tế một 
cách cụ thể, không bị chi phối, tản mạn chú ý bởi 
những thông tin không cần thiết. Báo cáo KTQT 
phải đảm bảo phản ánh đầy đủ cả số thực hiện và 
số dự toán về từng loại nghiệp vụ kinh tế tài 
chính để có thể nhanh chóng phát hiện chênh 
lệch hay sự biến động bất thường, sự thoát ly 
định mức của từng chỉ tiêu để có thể đưa ra giải 
pháp ứng phó kịp thời khi cần thiết. 
+ Báo cáo KTQT phải đảm bảo tính kịp thời, 
phản ánh đầy đủ, chi tiết về từng loại nghiệp vụ 
kinh tế, tài chính: Tính kịp thời được coi trọng 
hơn tính chính xác khi nhà quản trị cần được 
cung cấp thông tin nhanh (cực kỳ nhanh) để sớm 
đưa ra quyết định giải quyết vấn đề, đón đúng 
thời cơ, đảm bảo thắng thế trong cạnh tranh. Ví 
dụ kỳ tính giá thành của DN là hàng tháng, đến 
ngày 25 của tháng nào đó, có một hợp đồng mua 
hàng lớn đề nghị mức giá riêng biệt. Nhà quản trị 
cần biết được thông tin về giá thành sản xuất 
trong tháng để có quyết định phù hợp. Lúc này 
có thể cung cấp thông tin về chi phí của 25 ngày 
trong tháng cộng với ước tính 5 ngày còn lại theo 
chi phí định mức để báo cáo cho nhà quản trị giá 
thành ước tính của tháng một cách tương đối 
chính xác cho nhà quản trị đưa ra quyết định nên 
nhận hay từ chối đơn hàng (tuy nhiên để đưa ra 
quyết định nhận hay từ chối đơn hàng còn cần 
phải sử dụng một số thông tin liên quan khác). 
Thông tin chi tiết, đầy đủ đến mức độ nào là tùy 
theo yêu cầu quản trị DN trong từng thời kỳ, thời 
điểm. Bởi vì không phải mọi thời gian đề cần 
cung cấp thông tin KTQT như nhau. Tuy nhiên, 
khi thiết kế mẫu biểu báo cáo KTQT cũng cần 
chú ý đến việc thay đổi, linh hoạt của thông tin 
KTQT cần cung cấp để thiết kế mẫu biểu báo cáo 
KTQT có thể sử dụng được lâu dài. Ví dụ thời 
điểm này cần thông tin chi tiết theo vùng lãnh 
thổ, thời điểm khác lại cần thông tin chi tiết theo 
từng quy cách mẫu mã sản phẩm v.v... nên cần 
chú ý các thông tin có thể theo dõi chi tiết khi 
thiết kế mẫu biểu báo cáo cho phù hợp. 
+ Thiết kế hệ thống báo cáo KTQT phải đảm 
bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Phải chú ý 
so sánh lợi ích thu được khi sử dụng thông tin 
với chi phí bỏ ra để thu thập thông tin đó. Không 
nên thiết kế mẫu biểu quá rườm rà, chi tiết đến 
mức không cần thiết gây tốn kém thời gian, chi 
phí thu thập, xử lý thông tin, có thể lại làm cho 
những con số không còn đủ sức thu hút sự chú ý 
của nhà quản trị khi nó bị chia cắt quá nhỏ... 
+ Thiết kế báo cáo KTQT phải đảm bảo tính 
khả thi, tức là có thể thu thập được các thông tin 
phản ánh trên báo cáo trong điều kiện cụ thể của 
DN (và tính đến tương lai gần). Muốn vậy, thiết kế 
báo cáo kế toán quản trị phải đồng bộ với chứng từ, 
tài khoản chi tiết và sổ KTQT, đồng thời phải phù 
hợp với trình độ của nhân viên kế toán. 
Như vậy, báo cáo KTQT mang tính linh hoạt 
không thể quy định thống nhất như trong báo cáo 
KTTC. Số lượng và mẫu biểu báo cáo KTQT 
không chỉ khác nhau giữa các DNmà có thể còn 
khác nhau giữa các giai đoạn (thời điểm) của một 
DN cụ thể. Bởi vì báo cáo KTQT nó phụ thuộc 
vào yêu cầu quản trị của từng DN trong từng 
khoảng thời gian, còn báo cáo KTTC đã được 
quy định theo mẫu thống nhất theo chế độ, chuẩn 
mực kế toán. 
- Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị 
trong DN SX&CB chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 
+ Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin dự 
toán: Do đặc điểm của DN SX&CB chè trên địa 
bàn tỉnh đều là DN có quy mô nhỏ và vừa, bộ máy 
quản lý có đặc điểm tương đối nhỏ gọn, ít phòng 
ban nên phần lớn hoạt động lập dự toán chỉ được 
thực hiện chủ yếu tại bộ phận kế toán. Chính vì 
vậy, để công tác lập dự toán một cách tốt nhất thì 
bộ phận kế toán cần kết hợp với các bộ phận khác 
liên quan như bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, 
mua hàng để thực hiện lập các báo cáo dự toán. 
Một số loại báo cáo dự toán mà DN SX&CB 
chè cần quan tâm đó là: Dự toán thu mua nguyên 
liệu chè, báo cáo dự toán chi phí sản xuất, báo cáo 
dự toán doanh thu, báo cáo dự toán lợi nhuận. 
Để xây dựng báo cáo dự toán chi phí sản xuất, 
KTQT cần căn cứ vào đặc điểm sản xuất của DN 
SX&CB chè đó là sản xuất chủ yếu theo đơn đặt 
hàng và sản xuất nhằm gửi đại lý, các cửa hàng. 
Như vậy, DN cần lập dự toán chi phí cho từng loại 
mặt hàng cụ thể và cho các đơn đặt hàng. 
Đối với dự toán doanh thu thì DN chè cần căn cứ 
vào các phương thức bán hàng của DN để xây 
dựng dự toán. Hai phương thức bán hàng chủ yếu 
của các DN chè là phương thức bán hàng theo đơn 
đặt hàng và phương thức bán hàng qua cửa hàng, 
đại lý. Chính vì thế, các DN cần xây dựng dự toán 
doanh thu tiêu thụ theo hai phương thức trên. 
+ Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin thực 
hiện: Báo cáo thực hiện trong DN là cơ sở để 
nhận định, kiểm soát, đánh giá tình hình thực 
hiện. Như vậy, báo cáo thực hiện cần được xây 
dựng theo các bản báo cáo dự toán để làm cơ sở 
đánh giá, kiểm soát mọi hoạt động trong DN. 
 Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 05 (2018) 
93 
Các loại báo cáo thực hiện ngoài những báo cáo 
trong KTTC mà DN thường lập thì DN cần lập 
thêm các loại báo cáo sau: 
Báo cáo tình hình thực hiện thu mua nguyên 
liệu chè, báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo doanh 
thu, báo cáo lợi nhuận. 
Ngoài ra để theo dõi, giám sát mọi hoạt động 
trong DN thì DN chè còn cần phải lập: Báo cáo 
hoạt động SXKD theo trung tâm trách nhiệm thể 
hiện chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu 
tỷ lệ chi phí trên giá bán, tỷ lệ lợi nhuận trên giá 
bán, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, vốn phân chia 
theo từng cấp quản trị, các thông tin khác như giá 
vốn HTK cuối kỳ, nợ phải thu tồn đọng, chi phí 
SXKD dở dang cuối kỳ, chi phí trả trước tồn 
đọng cuối kỳ, chi phí phải trả tồn đọng cuối kỳ, 
chi phí tổn thất trong kỳ theo từng trung tâm chi 
phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và 
trung tâm đầu tư. 
+ Hệ thống báo cáo cung cấp thông tin kiểm 
soát: Để thuận tiện cho công tác theo dõi biến 
động tình hình SXKD trong DN, hệ thống báo 
cáo kiểm soát của DN chè cần được xây dựng 
căn cứ vào báo cáo dự toán và báo cáo thực hiện 
mà DN đã lập. 
+ Hệ thống báo cáo phục vụ ra quyết định: 
DN chè thường gặp các quyết định về chiến 
lược giá, về lựa chọn phương án đầu tư. Để có 
được các quyết định trên trên các DN chè cần xây 
dựng hệ thống báo cáo theo các phương pháp xử 
lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trên. 
Báo cáo dựa trên phương pháp phân tích mối 
quan hệ C-V-P. Báo cáo này dựa trên việc nhận 
diện chi phí theo cách ứng xử chi phí như biến 
phí, định phí và những khái niệm cơ bản trong 
phân tích mối quan hệ C-V-P, bao gồm: Báo cáo 
phân tích tiêu chuẩn phương án kinh doanh; báo 
cáo phân tích giá bán, 
6. Kết luận 
Hệ thống báo cáo KTQT có yếu tố quyết định 
chiến lược trong mọi chính sách của DN. Các 
DN SX&CB chè Thái Nguyên cần thấy được vai 
trò quan trọng của công tác lập hệ thống báo cáo 
KTQT, cần có những giải pháp kịp thời nhằm 
xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT. 
Bên cạnh nỗ lực từ phía các DN thì cần có sự tạo 
lực từ phía nhà nước, Bộ Tài chính cần ban hành 
thêm thông tư hướng dẫn cụ thể giúp DN lập báo 
cáo tài chính, việc lập báo cáo tài chính cần được 
hướng dẫn chi tiết theo đặc thù lĩnh vực hoạt 
động của các DN. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ Tài chính.(2006) Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn 
áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. 
[2].  
[3].  
[4]. Đoàn Xuân Tiên. (2009). Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp. NXB Tài chính. 
Thông tin tác giả: 
1, Trần Thị Nhung 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: nhungtt,tueba@gmail,com 
Ngày nhận bài: 18/03/2018 
Ngày nhận bản sửa: 28/03/2018 
Ngày duyệt đăng: 30/03/2018 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_he_thong_bao_cao_ke_toan_quan_tri_tai_cac_doanh_n.pdf