Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính
của doanh nghiệp, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp
cổ đông, nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp thấy rõ thực
trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh, cũng như những rủi ro
và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Qua đó, hỗ
trợ các bên liên quan ra quyết định chính xác.
Trên cơ sở nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính
tại Công ty cổ phần Thiết kế và xây lắp dầu khí Phú Sĩ, bài viết
đề xuất những giải pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp
lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty.
Từ khóa: Phân tích báo cáo tài chính, Công ty cổ phần Thiết
kế và xây lắp dầu khí Phú Sĩ
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính

1. Đặt vấn đề Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với khu vực cũng như toàn cầu, với việc Việt Nam tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, AFTA, TPP và ký nhiều hiệp định song phương và đa phương. Hệ thống doanh nghiệp (DN) không ngừng đổi mới và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình DN và hình thức sở hữu. Hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu và rộng hơn, quy luật sinh tồn và đào thải ngày càng tỏ rõ sức mạnh trong cuộc cạnh tranh dữ dội để tồn tại và phát triển của các DN. Nếu như không sự chuẩn bị và nâng cao năng lực với tầm nhìn dài hạn, nhiều doanh nghiệp Việt đuối sức khi bơi ra biển lớn, nhất là khi sự “bao bọc” từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ yếu dần và không còn nữa. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với nhà quản lý, quản trị DN, đặc biệt là quản trị tài chính DN là cần hiểu biết và có kiến thức cơ bản về phân tích tài chính DN để có thể đánh giá đúng đắn hoạt động, hiệu quả kinh tế của DN theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính phù hợp.Thông qua đó, chủ DN biết được tình hình tài chính của DN mình, biết được điểm mạnh, yếu để đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác. Đối với các đối tượng khác quan tâm tới DN như cổ đông hiện tại, cán bộ công nhân viên, nhà nước, nhà phân tích tài chính thông qua các thông tin tài chính sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tài chính DN và báo cáo tài chính (BCTC) DN 2.1.1. Một số khái niệm liên quan Tài chính DN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những quan hệ kinh tế đó bao gồm: quan hệ kinh tế giữa DN với nhà nước, quan hệ giữa DN với các chủ thể kinh tế khác, quan hệ trong nội bộ DN. Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy, thường được xem là các quan hệ tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ DN là một đơn vị kinh tế độc lập, là chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa tài chính DN với các khâu khác trong hệ thống tài chính BCTC là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn tại một thời điểm, tình hình sử dụng vốn và Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính Ths. Phạm Thị Phượng* - Ths. Hồ Thị Yến Ly Báo cáo tài chính là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cổ đông, nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh, cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Qua đó, hỗ trợ các bên liên quan ra quyết định chính xác. Trên cơ sở nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Thiết kế và xây lắp dầu khí Phú Sĩ, bài viết đề xuất những giải pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty. Từ khóa: Phân tích báo cáo tài chính, Công ty cổ phần Thiết kế và xây lắp dầu khí Phú Sĩ * Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Nhận: 27/9/2019 Biên tập: 07/10/2019 Duyệt đăng: 17/10/2019 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/2019 47 Nghiên cứu trao đổi kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của một DN trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu báo cáo đã quy định. 2.1.2. Ý nghĩa phân tích BCTC Phân tích BCTC là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị DN đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Trong điều kiện sản xuất - kinh doanh theo cơ chế thị trường, có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của DN như các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng. Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của DN dưới các góc độ khác nhau. Các đối tượng này có thể chia thành hai nhóm: nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp. Nhóm có quyền lợi trực tiếp gồm: các cổ đông, nhà đầu tư tương lai, chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ DN. Mỗi đối tượng trên sử dụng thông tin về tình hình tài chính của DN cho các mục đích khác nhau. Nhóm có quyền lợi gián tiếp: gồm các cơ quan quản lý nhà nước khác ngoài cơ quan thuế, viện nghiên cứu kinh tế, các sinh viên, người lao động. Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm biện pháp cạnh tranh với DN. Các thông tin từ phân tích BCTC của DN nói chung còn được các nhà nghiên cứu, sinh viên kinh tế quan tâm phục vụ cho nghiên cứu và học tập. 2.1.3. Cơ sở dữ liệu phân tích BCTC • Bảng cân đối kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Thuyết minh BCTC 2.2. Nội dung phân tích BCTC DN Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như bản chất và nội dung các quan hệ tài chính của DN trong nền kinh tế thị trường, nội dung phân tích gồm có: Phân tích tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Phân tích hiệu quả kinh doanh Phân tích khả năng sinh lời Phân tích các nội dung khác 2.3. Kỹ thuật phân tích BCTC DN 2.3.1. Kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh: là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trong phân tích tài chính, được dùng để nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự. Từ đó, giúp các nhà phân tích tổng hợp được những điểm chung, điểm riêng biệt của các hiện tượng được đưa ra so sánh, để đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém và đưa ra giải pháp tối ưu đối với từng trường hợp cụ thể. 2.3.2.Kỹ thuật tỷ lệ: Phân tích tỷ lệ là một công cụ thường được sử dụng trong phân tích BCTC. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. 2.3.3. Kỹ thuật đồ thị: Phương pháp này dùng để minh họa các kết quả tài chính thu được trong quá trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ Phương pháp đồ thị giúp người phân tích thể hiện được rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng nghiên cứu và nhanh chóng có phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân sự biến đổi các chỉ tiêu, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.3.4. Kỹ thuật chi tiết chỉ tiêu phân tích: Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường, trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu Chi tiết theo thời gian Chi tiết theo địa điểm 2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phân tích BCTC Công tác phân tích BCTC DN chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, có thể khái quát lại qua các nhân tố chủ quan và khách quan sau: 2.4.1. Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan ảnh hưởng lớn nhất đến công tác phân tích BCTC là nhân tố con người. Trước hết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện phân tích DN ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của công tác phân tích BCTC. Cán bộ phân tích được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ thì phương pháp, nội dung phân tích sẽ đầy đủ, khoa học, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, lãnh đạo DN cũng phải quan tâm, đánh giá được tầm quan trọng của công tác phân tích BCTC, từ đó mới có sự đầu tư thỏa đáng cũng như sự vận dụng triệt để kết quả của phân tích BCTC trong quá trình điều hành DN. Công tác phân Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/201948 Nghiên cứu trao đổi tích BCTC cũng chịu ảnh hưởng bởi tâm lý người sử dụng thông tin. Đó là đội ngũ lãnh đạo, các nhà đầu tư, các nhà cho vay Khi các đối tượng này đặc biệt quan tâm đến công tác phân tích BCTC cũng kích thích sự phát triển hoàn thiện của công tác này. Nhân tố ảnh hưởng thứ hai là yếu tố kỹ thuật công nghệ. Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ vào quá trình phân tích BCTC sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm được thời gian, công sức. Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học, tiết kiệm mà còn đảm bảo tính toàn diện, phong phú, phù hợp với xu hướng phát triển của công tác phân tích BCTC. Nhân tố thứ ba là bộ phân kế toán, kiểm toán. Công tác kế toán, thống kê mang lại số liệu, thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích tài chính. Bên cạnh đó, công tác kiểm toán lại đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên để việc phân tích tài chính trở nên chính xác, khách quan và tránh định hướng sai lệch cho công tác quản lý DN. Vì vậy, sự hoàn thiện của công tác kế toán, kiểm toán cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phân tích BCTC. 2.4.2. Nhân tố khách quan Nhân tố đầu tiên chính là hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới tài chính DN. Đó là các chính sách về thuế, kế toán ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính DN. Với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước, trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các DN đều có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này được các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực của công tác phân tích. Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích BCTC DN. Nhân tố thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành. Công tác phân tích BCTC chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các DN có thể đánh giá, xem xét tình trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp, cũng như có hướng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác, chúng có thể được xem như số liệu tham chiếu của DN. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các DN trong ngành mang lại không chính xác, còn có thể có tác dụng ngược lại. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan thống kê cũng như các DN trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, biện chứng, nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tế có liên quan một cách hệ thống. - Phương pháp thu thập dữ liệu. - Phương pháp phân tích số liệu. 4.Kết quả nghiên cứu Công ty cổ phần Thiết kế và xây lắp dầu khí Phú Sĩ (có trụ sở chính tại41/3 Lê Văn Lộc, phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu) là DN nhỏ, có 114 nhân sự. 4.3. Phân tích BCTC của công ty cổ phần thiết kế và xây lắp dầu khí Phú Sĩ 4.3.1. Hệ thống BCTC của công ty Với đặc điểm là DN vừa và nhỏ, hệ thống BCTC của công ty được lập và trình bày theo TT 133 của Bộ Tài chính. 4.3.2. Phân tích tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - Trong giai đoạn năm 2017- 2018, tổng các khoản phải thu giảm 3.499.441.117 đồng tương ứng giảm là 13,76%. Mức giảm này đều là do mức giảm của các khoản phải thu ngắn hạn. Điều này cho thấy, mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty tuy có giảm nhưng vẫn ở mức trung bình. - Trả trước cho người bán giảm mạnh so với năm 2016 là 74,65% (năm 2017 là 2.448.928.868 đồng, năm 2016 là 620.757.304 đồng), cho thấy Công ty đã giảm tình trạng bị chiếm dụng vốn. - Phải thu nội bộ ngắn hạn cũng giảm mạnh 45,9% (năm 2017 là 1.989.745.450 đồng, năm 2016 là 3.677.905.096 đồng), phản ánh các khoản phải thu giữa quỹ với các chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau giảm xuống. - Phải thu của khách hàng tăng 864.752.085 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,48%. Mức tăng này ở mức thấp, thể hiện việc Công ty tiếp tục chính sách chia sẻ khó khăn tài chính với khách hàng. Trong giai đoạn năm 2017- 2018, tổng các khoản phải thu tăng 7.093.474.148 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 32,36%. Mức tăng này đều là do mức tăng của các khoản phải thu ngắn hạn. Điều này cho thấy mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty tăng trở lại. Có thể xem xét các nhân tố cụ thể như sau: - Trả trước cho người bán tăng mạnh so với năm 2016 lên tới 765,11% (năm 2016 là 620.757.304 đồng, năm 2017 là 5.370.204.905 đồng), cho thấy khả năng tài chính của Công ty rất vững mạnh, nhưng lại đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/2019 49 Nghiên cứu trao đổi - Phải thu nội bộ ngắn hạn tăng 45,49%, gần bằng mức giảm của giai đoạn 2016-2017 (năm 2017 là 1.989.745.450 đồng, năm 2018 là 2.894.818.525 đồng), phản ánh các khoản phải thu giữa công ty với các chi nhánh tăng lên ở mức cũ. - Phải thu của khách hàng giảm 173.689.223 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 1,04%, mức giảm này ở mức thấp gần như không đáng kể, thể hiện việc Công ty vẫn chịu sự chiếm dụng vốn lớn. Để thấy rõ sự tăng lên của khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ, ta tính thêm các chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu. Theo đó ta thấy, tỷ lệ phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn năm 2017 tăng 11,62% so với năm 2016, do tốc độ giảm tài sản ngắn hạn lại cao hơn so với tốc độ giảm của phải thu ngắn hạn so với đầu năm. Tốc độ giảm của phải thu ngắn hạn năm 2017 là 13,76% so với năm 2016, trong khi tốc độ tài sản ngắn hạn giảm so với năm 2016 là 30,40%. Ngược lại, trong giai đoạn năm 2017 - 2018, tỷ lệ phải thu ngắn hạn trên tài sản ngắn hạn năm 2017 lại giảm 11,67% so với năm 2018. Điều này xảy ra do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn lại cao hơn so với tốc độ tăng của phải thu ngắn hạn. 4.3.3. Phân tích khả năng thanh toán Để đánh giá khả năng thanh toán, ta sử dụng các chỉ tiêu: tỷ số thanh toán tổng quát, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán tức thời (bảng 1). Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty trong 3 năm liên tiếp đều lớn hơn 1, như vậy Công ty có thừa khả năng thanh toán; có tình hình tài chính rất khả quan. Năm 2016, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty ở mức dưới 1, chứng tỏ khả năng thanh toán của DN không tốt, tài sản ngắn hạn của DN không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đã tăng dần trong các năm sau, lên 1,03 (năm 2017) và 1,04 (năm 2018). Điều này cho thấy DN có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và ngày một đảm bảo khả năng chi trả, tình hình tài chính có thể được đánh giá là tốt dần lên. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong 3 năm liên tiếp 2016-2018 đều biến động ở mức cho phép là từ 0,5-1,0 (năm 2016 hệ số thanh toán nhanh là 0,51, năm 2017 hệ số này tăng lên 0,74 và năm 2018 hệ số thanh toán nhanh là 0,83). Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty có thể được đánh giá là khả quan. Đối với khả năng thanh toán tức thời, ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty trong 3 năm đều ở mức rất thấp dưới 0,5, chứng tỏ Công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Trong những thời điểm cấp bách, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khó có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để đáp ứng kịp những khoản nợ đến hạn. 4.3.4. Phân tích khả năng sinh lời: Các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2017 sụt giảm mạnh so với năm 2016 và 2018 đồng thời các các tỷ suất phản ánh hiệu quả kinh doanh và sức sinh lời của Công ty năm 2017 cũng đều giảm so với 2 năm còn lại cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty trong năm 2017 giảm và không hiệu quả. Các chỉ tiêu suất sinh lời của doanh thu (ROS), suất sinh lời của tài sản (ROA), suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2017 của Công ty đều giảm so với năm 2016 và 2018. Trong năm 2017, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty đạt 0,0056, giảm 83,21% so với mức 0,0334 trong năm 2016. Điều này có nghĩa là trong năm 2016, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,0334 đồng lợi nhuận, thì năm 2017 giảm xuống chỉ tạo ra được 0,0056 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của việc giảm này là sự suy giảm mạnh của doanh thu, dẫn đến sự sụt giảm của lợi nhuận sau thuế (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2016 - 2018) Bảng 1: Phân tích khái quát khả năng thanh toán (Đơn vị tính: VNĐ) Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/201950 Nghiên cứu trao đổi từ mức 611.083.853 đồng trong năm 2016 xuống còn 100.886.927 đồng trong năm 2017. Bên cạnh đó, số vòng quay của tài sản giảm từ 2,02 năm 2016 xuống còn 0,95 vòng năm 2017, tương ứng giảm 52,74%, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản đã giảm đi, mất một khoảng thời gian dài hơn gần gấp đôi để tài sản tạo ra được doanh thu. Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm từ 4,34 năm 2016 xuống còn 3,48 năm 2017, tương ứng giảm 19,82%. 4.4. Một số giải pháp để nâng cao năng lực tài chính tại CTCP Thiết kế và Xây lắp dầu khí Phú Sĩ 4.4.1. Về cấu trúc tài chính và chính sách tài trợ vốn Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn: Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn bằng cách xây dựng mô hình dự báo cấu trúc vốn gắn với triển vọng kinh tế. Trong mô hình đó, cấu trúc vốn phải phản ánh được các đặc điểm của nền kinh tế, bao gồm mức độ hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển của thị trường vốn, thuế suất Các đặc tính của ngành kinh doanh bao gồm các biến động thời vụ, các biến động theo chu kỳ, tính chất cạnh tranh, giai đoạn chu kỳ tuổi thọ, điều tiết chính phủ và các thông lệ Các đặc tính của công ty bao gồm quy mô, xếp hạng tín nhiệm, bảo đảm quyền kiểm soát Công ty phải đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, về thời gian đáo hạn, về chủng loại qua đó gia tăng tính linh hoạt của cấu trúc vốn và nâng cao vị thế đàm phán với các nhà tài trợ trong tương lai. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý: Vấn đề đặt ra là giám đốc tài chính cần phải tính toán xem thời điểm nào để chuyển nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn nhằm tận dụng các lợi thế lãi suất dài hạn thấp khi dự báo lạm phát gia tăng trong tương lai. Với tình hình tài chính khá tốt hiện nay, Công ty có thể chuyển sang hình thức huy động vốn dưới dạng trái phiếu thu nhập dài hạn hoặc vay dài hạn. Theo đó, giúp giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn và giảm áp lực thanh toán cho các khoản nợ đến hạn trả, giúp tăng nguồn vốn dài hạn phục vụ cho mở rộng đầu tư, sản xuất – kinh doanh; đồng thời, giúp nâng cao tốc độ quay vòng vốn, rủi ro và chênh lệch thời gian đáo hạn cũng được tháo gỡ. 4.4.2. Theo dõi chặt chẽ và khoa học tình hình công nợ nhằm nâng cao khả năng thanh toán của Công ty - Đối với các khoản phải trả người bán, để giữ vững được uy tín của Công ty đối với các đối tác kinh doanh, đặc biệt đối với nhà cung cấp khi nợ phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả thì Công ty TNHH xây dựng Hoàng Thảo phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ và đảm bảo thanh toán đúng hạn cho đối tác có số dư chiếm tỷ trọng lớn. - Đối với các khoản phải thu: Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu và hiệu quả kinh doanh, giải pháp đầu tiên đặt ra là công ty cần phải điều chỉnh lại chính sách bán hàng, thu tiền cho hợp lý. Cụ thể, cân nhắc giảm thời hạn thanh toán xuống thấp, đưa dần về mức bình quân ngành, tất nhiên phải theo lộ trình và có sự tính toán kỹ càng đến khả năng thanh toán và phản ứng từ phía khách hàng để có mức đều chỉnh hợp lý nhất. - Đối với các khoản phải thu khác, bao gồm khoản cho vay và khoản tạm ứng, Công ty cần xem xét và thu hồi các khoản cho vay và khoản tạm ứng này để có thêm nguồn vốn bổ sung, hối thúc các các cá nhân đã tạm ứng hoàn thành công việc của mình liên quan đến hoạt động giao khoán hoặc thực hiện các công việc khác để khoản tạm ứng thực sự phát huy tác dụng. - Nâng cao chất lượng dòng tiền: Cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty: - Lập dự báo ngân quỹ và dự báo các khoản thu chi tiền một cách khoa học để có thể chủ động trong quá trình thanh toán trong kỳ. Xây dựng định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, vừa đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ để giữ uy tín, vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của số vốn tiền mặt nhàn rỗi. Kết luận: Phân tích tài chính là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ DN nào muốn thắng thế trong cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trong phân tích tài chính thì phân tích BCTC đóng vai trò quan trọng nhất. Phân tích báo báo tài chính cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình vốn, công nợ cho nhà quản trị DN kịp thời đưa ra các quyết định đầu tư. Tài liệu tham khảo [1] Công ty cổ phần Cổ phần thiết kế và xây lắp dầu khí Phú Sĩ (2016, 2017, 2018), Báo cáo thường niên 3 năm (2016, 2017, 2018) [2] GS.TS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2014), Giáo trình Phân tích tài chính DN. NXB Tài chính. [3] PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích Kinh doanh. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân [4] TS. Phạm Văn Dược (2008), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/2019 51 Nghiên cứu trao đổi
File đính kèm:
hoan_thien_cong_tac_phan_tich_bao_cao_tai_chinh.pdf