Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Bắc Cạn

TÓM TẮT

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, nộp thuế thuế theo qui định của pháp luật là

quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. Công tác kiểm tra thuế là một chức năng cơ bản

và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Thực hiện tốt công tác kiểm tra thuế là một biện pháp

hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn ngừa vi phạm, giúp doanh nghiệp nhận thấy luôn có sự kiểm tra

giám sát của cơ quan thuế hiệu quả và kịp thời để phát hiện vi phạm nếu có. Từ đó, nâng cao tính

tuân thủ, trung thực trong việc kê khai thuế, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính sách

thuế của Nhà nước.

pdf 6 trang phuongnguyen 3800
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Bắc Cạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Bắc Cạn

Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh Bắc Cạn
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54 
49 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC CẠN 
Đỗ Thị Thúy Phương* 
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, nộp thuế thuế theo qui định của pháp luật là 
quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. Công tác kiểm tra thuế là một chức năng cơ bản 
và quan trọng trong công tác quản lý thuế. Thực hiện tốt công tác kiểm tra thuế là một biện pháp 
hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn ngừa vi phạm, giúp doanh nghiệp nhận thấy luôn có sự kiểm tra 
giám sát của cơ quan thuế hiệu quả và kịp thời để phát hiện vi phạm nếu có. Từ đó, nâng cao tính 
tuân thủ, trung thực trong việc kê khai thuế, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính sách 
thuế của Nhà nước. 
Từ khóa: Thuế, kiểm tra, thanh tra, doanh nghiệp, người nộp thuế. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà 
nước, nộp thuế theo qui định của pháp luật là 
quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá 
nhân. Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành 
từ ngày 1/7/2007 đã tạo hành lang pháp lý 
trong công tác quản lý thuế. Theo đó, công 
tác quản lý thuế chuyển từ hình thức cơ quan 
thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế sang 
hình thức người nộp thuế thực hiền quyền, 
nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước thông qua 
qui trình tự tính, tự khai, tự nộp, tự chịu trách 
nhiệm. Cơ quan thuế thực hiện chức năng tuyên 
truyền hỗ trợ và thanh tra kiểm tra việc chấp 
hành pháp luật thuế của người nộp thuế. 
Công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế Tỉnh Bắc 
Cạn trong những năm qua đã nâng cao hiệu 
quả công tác quản lý thuế, chống thất thu 
ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn 
tiềm ẩn nhiều rủi ro do người nộp thuế trên 
địa bàn ngày càng có nhiều thủ đoạn trốn thuế 
tinh vi, liên kết với nhau gây khó khăn cho cơ 
quan thuế trong công tác quản lý thuế. Mặt 
khác, đội ngũ cán bộ thuế làm công tác kiểm 
tra thuế cũng còn những bất cập, chưa đáp 
ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn 
hiện nay như thiếu vế số lượng, từng lúc từng 
nơi, vẫn còn công chức thuế chưa có tinh thần 
* Tel: 0912 551551, Email: thuyphuongkt.tueba@gmail.com 
trách nhiệm cao trong công tác quản lý thuế. 
Do vậy, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra 
thuế và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện 
công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế Bắc Cạn 
là việc làm có ý nghĩa thực tiễn cao. 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA 
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN 
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC CẠN 
* Công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế 
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra luôn là 
công tác quan trọng được Cục thuế Bắc Cạn 
quan tâm hàng đầu, bởi việc lựa chọn đối 
tượng kiểm tra có ý nghĩa quyết định đến hiệu 
quả của công tác kiểm tra thuế. 
Chỉ đạo các phòng và các chi cục thuế tiến 
hành lựa chọn các đối tượng đưa vào kế 
hoạch kiểm tra thuế hàng năm trình lãnh đạo 
Cục phê duyệt, bao gồm: Kế hoạch kiểm tra 
tại trụ sở cơ quan thuế và kế hoạch kiểm tra 
tại trụ sở người nộp thuế. 
Việc lập kế hoạch kiểm tra được các Phòng, 
các Đội thực hiện theo quy trình, thông qua 
đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về đối 
tượng nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng, 
báo cáo tài chính doanh nghiệp và cơ sở dữ 
liệu của cơ quan thuế. 
Căn cứ vào nhiệm vụ kiểm tra thuế mà Tổng 
cục Thuế giao hàng năm; số liệu phân tích 
đánh giá rủi ro, quy mô quản lý doanh nghiệp 
và nhân lực của từng phòng và chi cục thuế 
đề ra quyết định giao nhiệm vụ kiểm tra thuế.
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54 
50 
Bảng 1: Kế hoạch kiểm tra thuế tại Cục Thuế Bắc Cạn năm 2011 - 2013 
STT Đơn vị thực hiện 
Kế hoạch kiểm tra So sánh (%) 
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 
1 Phòng kiểm tra thuế 56 52 54 92,8 103,8 
2 Các Chi cục thuế 43 47 46 109,3 97,8 
 Tổng cộng 99 99 100 100,0 101,0 
(Nguồn: Cục thuế Bắc Cạn) 
Qua số liệu trên có thể thấy, cùng với các 
hành vi gian lận thuế, trốn thuế, tránh 
thuếcủa người nộp thuế ngày càng tinh vi, 
khó phát hiện hơn như trong giai đoạn hiện 
nay thì nhiệm vụ kiểm tra thuế của Cục thuế 
Bắc Cạn càng những năm về sau lại càng trở 
nên nặng nề hơn, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ 
lực của toàn thể đội ngũ cán bộ kiểm tra của 
toàn ngành thuế mới có thể hoàn thành được. 
*Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế 
Khi kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ 
quan thuế, cán bộ kiểm tra thuế của các phòng 
và các đội thường vận dụng các kiến thức về 
chế độ kế toàn, cơ chế tài chính, pháp luật 
thuế và sử dụng các phương pháp đối chiếu, 
so sánh, phân tích để nhận dạng các dấu hiệu 
rủi ro, xác định các sai phạm chủ yếu trên hồ 
sơ khai thuế, trên cơ sở đó, các phòng và các 
chi cục thuế thực hiện theo đúng quy trình 
kiểm tra thuế: 
- Ra thông báo yêu cầu người nộp thuế giải 
trình bổ sung thông tin tài liệu đối với 
trường hợp không ghi chép hoặc phản ánh 
đầy đủ các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế 
hoặc căn cứ xác định số thuế đã khai có 
nhiều nội dung nghi vấn. 
- Ra quyết định ấn định thuế hoặc quyết định 
kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (trong 
trường hợp đã ra thông báo lần 2 nhưng người 
nộp thuế không giải trình bổ sung được hoặc 
đã giải trình bổ sung nhưng không chứng 
minh được số thuế đã khai là đúng). 
Vận dụng các kiến thức về chế độ kế toán và sử 
dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh, phân 
tích để nhận dạng các dấu hiệu rủi ro, xác định 
các sai phạm chủ yếu trên hồ sơ khai thuế, trên 
cơ sở đó, các phòng và các Chi cục Thuế thực 
hiện theo đúng qui trình kiểm tra thuế. 
Trong năm 2013, thực hiện kiểm tra đối với 
8.216 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Trong 
đó, chấp nhận 8.212 hồ sơ, đề nghị điều chỉnh 
2 hồ sơ; 02 hồ sơ chờ giải trình. 
* Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế 
Công tác kiểm tra thuế đã được triển khai khá 
toàn diện trên cơ sở phân tích, nghiên cứu hồ 
sơ khai thuế, phân tích thông tin, dữ liệu và 
áp dụng nguyên tắc rủi ro vào hoạt động kiểm 
tra thuế. Theo đó, đã tập trung vào các doanh 
nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, doanh nghiệp 
lỗ nhiều năm liên tục vẫn tiếp tục mở rộng 
sản xuất kinh doanh 
Qua công tác kiểm tra thuế đã phát hiện kịp 
thời các hành vi vi phạm về pháp luật thuế, 
thực hiện kiến nghị xử lý truy thu về thuế, xử 
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, 
kiến nghị sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách 
về thuếgóp phần tích cực trong việc chống 
thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao ý thức 
chấp hành pháp luật của người nộp thuế. 
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra đã 
được phê duyệt và quyết định điều chỉnh, bổ 
sung kế hoạch kiểm tra (nếu có), Cục Thuế 
Bắc Cạn thực hiện kiểm tra tại trụ sở người 
nộp thuế. Kết quả thực hiện kiểm tra cho thấy 
Cục Thuế Bắc Cạn đã nỗ lực trong việc bố trí 
nguồn lực cho công tác kiểm tra. Kết quả 
kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế từ năm 
2011 đến năm 2013 như thể hiện ở bảng 2. 
Về thực hiện kế hoạch kiểm tra Tổng cục 
Thuế giao, Cục Thuế Bắc Cạn luôn hoàn 
thành vượt chỉ tiêu đề ra, năm 2011 thực hiện 
vượt 5 % so với kế hoạch, năm 2012 thực 
hiện vượt 15% so với kế hoạch, năm 2013 
thực hiện vượt 13 % so với kế hoạch. Nếu so 
sánh các doanh nghiệp đã được kiểm tra với 
số doanh nghiệp hoạt động đang quản lý còn 
đạt tỷ lệ thấp. 
Năm 2013, toàn ngành thực hiện kiểm tra tại 
113 đơn vị, doanh nghiệp hoàn thành 113% 
chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Kết quả: truy 
thu: 2.502 triệu đồng; phạt là: 772 triệu đồng; 
giảm khấu trừ 900 triệu đồng, giảm lỗ: 2.471 
triệu đồng. 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54 
51 
Bảng 2: Tổng hợp kết quả kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn 2011 - 2013 
Đơn vị tính: 1.000 đồng 
Chỉ 
tiêu 
Kế hoạch 
Số đơn vị 
đã kiểm tra 
Tỷ lệ 
(%) 
Kết quả xử lý thu 
Truy thu, Phạt Giảm khấu trừ Giảm lỗ 
2011 99 104 105 738.000 6.000 6.105.113 
2012 99 114 115 718.300 6.218.000 1.793.100 
2013 100 113 113 772.347 900.063 2.471.823 
Tổng 298 331 111 2.228.647 7.124.063 10.370.036 
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Bắc Cạn) 
* Phân tích tình hình kiểm tra thuế đối với 
các doanh nghiệp 
Hàng năm, Cục Thuế mới kiểm tra bình quân 
được 12,7% số lượng doanh nghiệp hiện có 
trên địa bàn tỉnh. Theo quy định của Tổng cục 
Thuế thì số lượng cán bộ làm công tác thanh 
tra, kiểm tra tại cơ quan thuế phải đạt 30%, 
nhưng do số lượng cán bộ còn thiếu, tại Cục 
Thuế Bắc Cạn số lượng cán bộ làm công tác 
thanh tra, kiểm tra thì các chức năng chuyên 
môn khác sẽ thiếu cán bộ, ảnh hưởng đến 
công tác quản lý thu của ngành. 
Tỷ lệ kiểm tra trên tổng số doanh nghiệp hiện 
có đạt thấp, chưa đạt được mức quy định của 
Tổng cục thuế là hàng năm phải thực hiện 
kiểm tra đạt 25% số lượng doanh nghiệp hiện 
đang quản lý. Đây cũng là một vấn đề đặt ra 
không chỉ riêng đối với Cục Thuế Bắc Cạn 
mà các Cục Thuế khác cũng gặp phải tình 
trạng như trên. Kết quả kiểm tra cho thấy: 
năm 2012 có 77,2% cuộc kiểm tra có vi 
phạm, năm 2013 có 87,6% cuộc kiểm tra có 
vi phạm. 
Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp 
thuế của Cục Thuế Bắc Cạn cho thấy, các sai 
phạm chủ yếu mà các doanh nghiệp thường 
mắc phải (hay nói cách khác, các rủi ro về 
thuế thường gặp) là: 
Thuế GTGT 
- Kê khai thiếu doanh thu và thuế GTGT đầu 
ra: ghi nhận doanh thu không đúng trong kỳ 
tính thuế, không xuất hóa đơn và kê khai thuế 
GTGT đầu ra đối với khối lượng công việc 
xây dựng đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn 
giao, không xuất hóa đơn và kê khai thuế 
GTGT đầu ra đối với hàng hóa, dịch vụ dùng 
để trao đổi, biếu tặng 
- Xác định sai đối tượng chịu thuế và không 
chịu thuế: kê khai đối tượng không chịu thuế 
đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế (tiền bản 
quyền, nhượng bán các khoản đầu tư) và 
ngược lại, kê khai đối tượng không chịu thuế 
nhưng không bổ sung thuế GTGT đầu vào 
được khấu trừ tương ứng 
- Xác định sai số thuế GTGT được khấu trừ: 
kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào chậm 
quá thời gian quy định (6 tháng), kê khai khấu 
trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn 
không phục vụ sản xuất kinh doanh, kê khai 
khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn 
mua vào từ 20 triều đồng trở lên nhưng không 
thực hiện thanh toán qua ngân hàng 
- Xác định sai thuế suất: hàng hóa, dịch vụ 
thuế thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng 
lại ghi thuế suất là 5% hoặc 10%... 
Thuế thu nhập doanh nghiệp 
- Xác định sai doanh thu chịu thuế TNDN: 
hàng khuyến mãi, hàng bán trả lại, giảm giá 
hàng bán, không đảm bảo thủ tục quy định, 
không ghi nhận doanh thu tài chính đối với các 
khoản đầu tư tài chính, chuyển nhượng vốn 
- Xác định sai doanh thu và thu nhập khác: 
thanh lý tài sản cố định, bán phế liệu, phế 
phẩm không ghi nhận doanh thu (hạch toán 
giảm chi phí); chênh lệch đánh giá lại tài sản 
không ghi nhận thu nhập khác để tính thuế 
thu nhập doanh nghiệp 
- Xác định sai các khoản chi phí được trừ khi 
xác định thu nhập chịu thuế: không hạch toán 
giảm giá vốn đối với hàng bán bị trả lại hoặc 
đối với chi phí nguyên vật liệu vượt định mức; 
trích khấu hao tài sản cố định không đúng theo 
quy định (khấu hao đối với tài sản đã khấu hao 
hết giá trị, khấu hao nhanh không đúng đối 
tượng, không đảm bảo điều kiện quy định) 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54 
52 
- Xác định sai các khoản chi phí khác: ghi nhận 
vào chi phí các khoản thuế bị truy thu và phạt 
- Xác định sai ưu đãi thuế: đăng ký ngành 
nghề thuộc diễn ưu đãi thuế nhưng không 
thực hiện đứng ngành nghề như đã đăng ký; áp 
dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho cả 
các khoản thu nhập khác (thu nhập hoạt động 
tài chính, các khoản hoàn nhập dự phòng) 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 
KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH 
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC CẠN 
* Xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán 
bộ làm công tác kiểm tra 
- Về phẩm chất chính trị 
Xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ 
làm công tác kiểm tra có đủ phẩm chất chính 
trị, yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp, biết 
đặt lợi ích của quốc gia, của tập thể lên trên 
lợi ích cá nhân, nói và làm theo đúng chính 
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Chấp 
hành nghiêm quy chế của ngành, của cơ quan 
đề ra. 
Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu 
quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm của 
cơ quan thuế. Đội ngũ cán bộ công chức 
chuyên nghiệp, chuyên sâu, liêm chính. Tăng 
cường kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ 
của cán bộ, công chức thuế. 
- Về trình độ chuyên môn 
Ngoài việc theo tiêu chuẩn ngạch bậc theo 
quy định của nhà nước, cần xây dựng các 
chương trình đào tạo cho lực lượng kiểm tra 
thuế có trình độ chuyên môn cao, nắm chắc 
các kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức 
bổ trợ cho công tác kiểm tra thuế. 
- Thay đổi lề lối làm việc, nâng cao ý thức 
trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp 
Phòng kiểm tra cục thuế và đội kiểm tra chi 
cục thuế phải quản lý hoạt động công vụ của 
công chức thông qua quy chế giám sát hoạt 
động của đoàn kiểm tra và sự hỗ trợ của công 
nghệ máy tính. 
Xây dựng cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin, 
trao đổi nghiệp vụ giữa các đơn vị kiểm tra 
trong ngành từ các Cục thuế, các chi cục thuế 
trong và ngoài tỉnh. 
Đào tạo đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm 
công vụ cho cán bộ kiểm tra thuế. 
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ 
cán bộ làm công tác kiểm tra thuế 
Nâng cao vai trò chỉ đạo hướng dẫn của Cục 
thuế đối với Chi cục thuế trong công tác kiểm 
tra thuế thông qua quy chế, qui trình, qua chế 
độ kiểm tra giám sát chế độ báo cáo, thông 
qua chế độ kiểm tra, giám sát. 
Đối với Cục Thuế: Cơ chế tổ chức cần đi sâu 
vào các chuyên ngành, hoặc đối tượng kiểm 
tra, giao cho một phòng (hoặc một tổ) làm 
chức năng tổng hợp và thẩm định, phúc tra 
kết quả của các đoàn kiểm tra. 
Đối với các Chi cục Thuế: Cơ cấu tổ chức cần 
đi sâu vào đối tượng kiểm tra, giao cho một 
đội làm chức năng tổng hợp và thẩm định, 
phúc tra kết quả của các đoàn kiểm tra. 
Xây dựng mối liên kết, phối hợp trong công 
tác hướng dẫn chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ 
kiểm tra giữa các cấp trong ngành, tạo ra một 
cơ cấu thống nhất, đồng bộ và gắn kết trong 
hệ thống kiểm tra toàn ngành. 
Thực hiện việc tổ chức sát hạch kiến thức và 
kỹ năng kiểm tra thuế đối với công chức làm 
công chức kiểm tra thuế 2 năm/lần. 
Xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả công việc 
kết hợp với bố trí, sử dụng luân phiên, luân 
chuyển cán bộ làm công tác kiểm tra thuế. 
* Xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra 
của ngành thuế theo cơ chế và kỹ thuật 
quản lý rủi ro 
- Xây dựng và áp dụng mô hình tuân thủ của 
người nộp thuế vào công tác kiểm tra thuế 
trên cơ sở phân loại người nộp thuế theo hành 
vi tuân thủ, thực hiện phân tích, đánh giá lựa 
chọn đối tượng kiểm tra thuế áp dụng kỹ thuật 
quản lý rủi ro và lập kế hoạch kiểm tra thuế 
hàng năm. 
- Hoàn thiện cơ chế cho hoạt động kiểm tra 
theo quy định của Luật quản lý thuế. 
* Phát triển ứng dụng công nghệ tin học vào 
công tác kiểm tra thuế 
Trên cơ sở hệ thống quản lý thuế tích hợp với 
cơ sở dữ liệu tập trung cần xây dựng các phần 
mềm ứng dụng để phân tích hiệu quả cho 
công tác kiểm tra thuế từ khâu thập cơ sở dữ 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54 
53 
liệu của doanh nghiệp, chuyển đổi dữ liệu 
doanh nghiệp để phân tích, đánh giá mức độ rủi 
ro phục vụ công tác kiểm tra người nộp thuế. 
* Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ làm 
công tác kiểm tra thuế 
Cần tăng cường đào tạo cho lực lượng kiểm tra 
thuế các kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức 
bổ trợ cho các công tác kiểm tra thuế. 
- Kỹ năng kiểm tra nâng cao theo ngành, lĩnh 
vực kinh doanh như: Xây dựng cơ bản, kinh 
doanh bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, 
chứng khoán 
- Đào tạo kiến thức bổ trợ như: Phân tích báo 
cáo tài chính, hạch toán kế toán chuyên 
ngành, các ứng dụng tin học phục vụ phân 
tích, hỗ trợ công tác kiểm tra. 
- Coi trọng đào tạo đạo đức công vụ, văn hóa 
ứng xử cho lực lượng kiểm tra khi tiếp xúc 
với người nộp thuế. 
* Tăng cường kỷ luật, kỷ cương với công 
chức thuế nói chung và công chức làm công 
tác kiểm tra thuế nói riêng 
- Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công chức, 
xây dựng đoàn kết nội bộ và kỷ luật kỷ 
cương. Thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của 
ngành; nghiêm túc xử lý những cán bộ công 
chức gây phiền hà, nhũng nhiễu người nộp 
thuế, đồng thời xem xét trách nhiệm của lãnh 
đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công chức 
để xử lý theo quy định. 
- Hàng năm tiếp tục thực hiện quy chế luân 
phiên, luân chuyển, điều động cán bộ theo qui 
định của Bộ Tài chính tại Quyết định số: 
675/QĐ-BTC ngày 16/4/2008 về việc quy 
định danh mục vị trí công tác cần định kỳ 
chuyển đổi đối với cán bộ, công chức, viên 
chức tại các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài 
chính và Kế hoạch luân phiên, luân chuyển, 
điều động của Cục thuế. 
- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “học tập, 
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
- Thực hiện khẩu hiệu “trách nhiệm - kỷ 
cương” do ngành thuế phát động và quán triệt 
việc tuân thủ các quy định về giờ giấc làm 
việc, tác phong kỷ luật, văn minh công sở, 
tăng cường thời gian làm việc tại cơ quan 
thuế, tập trung cho hoạt động thanh tra, kiểm 
tra thuế. 
- Thực hiện tốt pháp lệnh thực hành tiết kiệm 
chống lãng phí, luật phòng chống tham nhũng 
và quy chế khoán chi của ngành. Quan tâm 
đến đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ 
công chức, tạo điều kiện cho cán bộ công 
chức được học tập nâng cao trình độ chuyên 
môn, trình độ lý luận, xem xét, giải quyết chế 
độ về tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ kịp 
thời, đúng qui định. 
KẾT LUẬN 
Công tác kiểm tra thuế là một chức năng cơ 
bản và quan trọng trong công tác quản lý 
thuế. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, 
tự khai, tự nộp của doanh nghiệp, cơ quan 
thuế cần phải thực hiện các biện pháp giám 
sát hiệu quả việc tự tính, tự khai, tự nộp của 
doanh nghiệp, vừa đảm bảo khuyến khích sự 
tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế, vừa đảm 
bảo pháp hiện ngăn ngừa kịp thời các trường 
hợp vi phạm pháp luật thuế. Làm tốt công tác 
kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm 
phát hiện, ngăn ngừa vi phạm, giúp doanh 
nghiệp nhận thấy luôn có sự kiểm tra giám sát 
của cơ quan thuế hiệu quả và kịp thời để phát 
hiện vi phạm nếu có. Từ đó, nâng cao tính 
tuân thủ, trung thực trong việc kê khai thuế, 
đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính 
sách thuế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cục thuế Bắc Cạn (2012), Báo cáo tổng kết 
công tác thuế năm 2011. 
2. Cục thuế Bắc Cạn (2013), Báo cáo tổng kết 
công tác thuế năm 2012. 
3. Cục thuế Bắc Cạn (2014), Báo cáo tổng kết 
công tác thuế năm 2013. 
4. Học viện Tài chính (2010), Giáo trình Quản lý 
thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 
5. Thanh Mai (2012), “Hà Nội đổi mới phương 
pháp thanh tra, kiểm tra thuế”, Tạp chí thuế Nhà 
nước số 6. 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 49 - 54 
54 
SUMMARY 
IMPROVING TAX INSPECTION IN BAC CAN PROVINCE 
Do Thi Thuy Phuong* 
College of Economics and Business Administration - TNU 
Tax is the main source of the State budget; and payment of tax under the law is the rights and 
obligations of all organizations and individuals. Tax inspection is a basic and important function in 
the management of tax. Implementing this activity well is effective ways to detect and prevent 
violations, making businesses realize the regularly effective and timely control and supervision of 
the tax authorities to detect any violations. As a result, improving the compliance and honesty in 
tax declaration helps ensure fairness in the implementing tax policy. 
Keywords: tax, inspection, businesses, taxpayers. 
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014 
Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN 
* Tel: 0912 551551, Email: thuyphuongkt.tueba@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_kiem_tra_thue_tai_cuc_thue_tinh_bac_can.pdf