Hoàn thiện công tác đánh giá tác động môi trường ở nước ta hiện nay và vai trò của kiểm toán nhà nước

Làm thế nào để phát triển các dự án sản xuất, đầu tư mà không tổn hại tới môi trường là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Trong khuôn khổ bài báo sẽ nghiên cứu một trong những công cụ đang được áp dụng hiện nay là Đánh giá tác động môi trường, những vấn đề về lý luận cũng như thực trạng của công tác Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, từ đó kiến

nghị một số giải pháp hoàn thiện cũng như xác định vai trò của Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong hệ

thống các cơ quan quản lý.

pdf 7 trang phuongnguyen 8060
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện công tác đánh giá tác động môi trường ở nước ta hiện nay và vai trò của kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện công tác đánh giá tác động môi trường ở nước ta hiện nay và vai trò của kiểm toán nhà nước

Hoàn thiện công tác đánh giá tác động môi trường ở nước ta hiện nay và vai trò của kiểm toán nhà nước
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 121 - tháng 11/2017
HOAØN THIEäN COÂNG TAÙC ÑAÙNH GIAÙ
TAÙC ÑOäNG MOÂI TRÖÔØNG ÔÛ NÖÔÙC TA HIEäN NAY 
VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGUYỄN LÊ NGọC ANH*
*KTNN Khu vực XI
Làm thế nào để phát triển các dự án sản xuất, đầu tư mà không tổn hại tới môi trường là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Trong khuôn khổ bài báo sẽ nghiên cứu một trong những công cụ đang được áp dụng hiện nay là Đánh giá tác động môi trường, những vấn đề về lý luận cũng như thực trạng của công tác Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, từ đó kiến 
nghị một số giải pháp hoàn thiện cũng như xác định vai trò của Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong hệ 
thống các cơ quan quản lý.
Từ khóa: Tác động môi trường
Completing the environmental impact assessment in Vietnam and the role of the State Audit of 
Vietnam
How to develop production and investment projects without harming the environment is a matter of 
public concern. Within the limitation of this paper, one of the tools currently being applied is Environmental 
Impact Assessment, theoretical and practical issues of Environmental Impact Assessment in Vietnam, then 
recommends a number of possible solutions as well as defining the role of the State Audit Office of Vietnam 
in the system of management agencies.
keywords: Environment
1. khái quát về đánh giá tác động môi trường 
của dự án đầu tư
Đánh giá tác động môi trường là việc phân 
tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi 
trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi 
triển khai dự án. 
Danh mục các dự án cụ thể phải lập Báo cáo 
đánh giá tác động môi trường được Chính phủ quy 
định tại phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP 
(quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh 
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi 
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường), bao gồm 
nhóm các dự án về xây dựng, giao thông, điện tử, 
năng lượng, khai thác rừng, dự án về thăm dò, khai 
thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, luyện kim, chế 
biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ
Chủ dự án có thể tự mình đánh giá hoặc thuê 
tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi 
trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết 
quả thực hiện đánh giá tác động môi trường, kết 
quả được thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh 
giá tác động môi trường. Chi phí lập, thẩm định 
báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn 
vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.
Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, 
cần phải thực hiện những công việc như: Khảo sát 
điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn...; thu 
thập và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, 
mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án. Từ 
đó đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực 
hiện dự án, xác định các nguồn gây ô nhiễm, các 
loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 121 - tháng 11/2017
và hoạt động. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu 
ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án, 
quá trình hoạt động và dự phòng các sự cố. Hiện 
nay, quy định cũng yêu cầu dự án phải tham vấn ý 
kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện.
2. Thực trạng công tác đánh giá tác động môi 
trường ở Việt Nam 
2.1. Một số thành tựu đã đạt được
Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ của TS Mai 
Thế Toản và ThS Hoàng Thanh Nguyệt trên Tạp 
chí Môi trường số 8/2016, cả nước đã phê duyệt 
khoảng 7.000 báo cáo đánh giá tác động môi trường 
và 2.500 đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Hơn 100 
dự án đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau đã phải 
thay đổi địa điểm hoặc không được phê duyệt vì 
không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi 
trường đã hình thành nên các đơn vị tư vấn đánh 
giá tác động môi trường, ước tính khoảng gần 1.000 
tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ trên phạm vi 
cả nước, góp phần đưa hoạt động ngày càng mang 
tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp cao. Tuy 
nhiên, Việt Nam hiện nay chưa áp dụng hệ thống 
cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn đánh giá tác động 
môi trường.
Trong hơn 20 năm qua, các văn bản quy phạm 
pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp 
với tình hình thực tế của đất nước theo từng giai 
đoạn phát triển. Luật Bảo vệ Môi trường lần đầu 
được Quốc hội khóa IX thông qua năm 1993 chưa 
quy định riêng về đánh giá tác động môi trường. 
Tới Luật năm 2014 đã quy định khá chi tiết về đối 
tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, 
cách thức thực hiện, các nội dung chính, việc thẩm 
định, phê duyệt báo cáo tác động môi trường cũng 
như trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan phê 
duyệt. Dưới Luật là hệ thống các quy định khá đầy 
đủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác 
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; các 
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; xử lý 
vi phạm pháp luật lĩnh vực bảo vệ môi trường
 2.2. Những hạn chế về đánh giá tác động môi 
trường hiện nay 
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác 
đánh giá tác động môi trường và quản lý đánh giá 
tác động môi trường còn nhiều bất cập, đó là:
Thứ nhất: Một số quy định trong hệ thống văn 
bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ, 
chưa phù hợp với thực tiễn và khoa học, một số 
quy định trong các luật còn thiếu tính đồng bộ.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 121 - tháng 11/2017
Cụ thể, theo Luật Đầu tư, thủ tục quyết định 
chủ trương đầu tư không yêu cầu phải nộp quyết 
định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, tuy 
nhiên theo Luật Bảo vệ Môi trường lại là điều kiện 
bắt buộc. Trong thực tiễn thi hành, để hoàn thiện 
được báo cáo đánh giá tác động môi trường rất 
phức tạp và tốn kém. Nếu chưa được chấp thuận 
chủ trương đầu tư mà thực hiện thủ tục này mức 
độ rủi ro của nhà đầu tư sẽ tăng lên. Mặt khác, 
thông tin đầu tư chưa đủ, độ chính xác chưa cao, 
mà báo cáo đánh giá môi trường phải dựa trên cơ 
sở thực tiễn thiết kế dự án nên chất lượng nếu có 
cũng không được đảm bảo. Trong quá trình triển 
khai, chủ đầu tư sẽ bổ sung, sửa đổi rất nhiều hạng 
mục, thậm chí cả công nghệ, quy mô và vị trí. Mặt 
khác, việc quy định về đánh giá tác động sức khỏe 
cộng đồng, xã hội áp dụng cho tất cả các loại hình 
dự án là khó khả thi. 
Quy định các dự án sau khi xây dựng xong thì 
phải qua bước kiểm tra xem chủ đầu tư có thực 
hiện đúng đánh giá tác động môi trường hay 
không thì mới được vận hành bị cho là phiền hà 
đến doanh nghiệp nên không được áp dụng. Tuy 
nhiên, thời gian sau đã thấy hàng loạt dự án bộc 
lộ bất cập. Theo công bố của Chính phủ, Formosa 
đã thừa nhận 53 sai phạm trong hoạt động bảo vệ 
môi trường, trong đó có những nguyên nhân chính 
như tự ý chuyển đổi công nghệ luyện cốc từ dập 
cốc khô (dùng khí trơ) sang thải ướt (dùng nước), 
đặc biệt Fornosa đã không xây lắp bể lọc cho trạm 
xử lý nước thải sinh hóa như cam kết trong báo cáo 
đánh giá tác động môi trường.
Thứ hai: Đầu tư cho công tác đánh giá tác động 
môi trường còn hạn chế.
TS Nguyễn Khắc Kinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ 
Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường cho 
biết, nếu đầu tư báo cáo của một dự án như Thủy 
điện Hòa Bình hay Thủy điện Sông Tranh, Canada 
phải mất khoảng 5 năm và chi phí khoảng 5 triệu 
USD. Báo cáo công phu như vậy chỉ đánh giá tác 
động về môi trường. Trong khi đó, chúng ta chỉ 
mất vài tháng và đầu tư 700 – 800 triệu đồng mà 
ngoài đánh giá tác động môi trường còn đánh giá 
tác động về con người, sức khỏe. Đây là những báo 
cáo mà họ làm riêng rẽ, đặc biệt đánh giá rủi ro họ 
làm rất kỹ lưỡng, chúng ta thì bỏ qua.
Đối với các dự án do tư nhân thực hiện, chi phí 
đánh giá tác động môi trường trực tiếp ảnh hưởng 
đến lợi ích của chủ đầu tư nên có chiều hướng làm 
qua loa cho đủ thủ tục. Hầu hết hiện nay thuê dịch 
vụ làm báo cáo từ các đơn vị bên ngoài, các đơn vị 
này lại cạnh tranh nhau bằng giá cả nên chất lượng 
khó có thể đảm bảo.
Kinh phí để xây dựng cơ sở dữ liệu về đánh giá 
tác động môi trường còn chưa được chú trọng. Các 
thông tin dữ liệu về hiện trạng môi trường vật lý, 
các yếu tố kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc 
còn tản mạn, không đầy đủ và thiếu hệ thống, trong 
khi đó, đây là những thông tin rất quan trọng phục 
vụ cho công tác đánh giá tác động môi trường.
Gần đây, việc xây dựng các nhà máy thủy điện 
diễn ra khá rầm rộ mà thiếu đầu tư đánh giá tác 
động môi trường đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc 
như thay đổi chế độ thủy văn các dòng sông suối, 
hệ thủy sinh bị thay đổi làm ảnh hưởng đến môi 
trường sống và quá trình di chuyển, sinh sản của 
các loài cá. Nhiều nơi mạch nước ngầm bị cạn kiệt, 
đời sống của người dân ảnh hưởng nặng nề.
Thứ ba: Việc đánh giá tác động môi trường còn 
thiếu đồng bộ.
Trong những năm qua có rất nhiều ngành, lĩnh 
vực và địa phương tiến hành lập Quy hoạch môi 
trường. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa đầu tư nguồn 
lực để hoàn thành quy hoạch tổng thể trên phạm 
vi toàn quốc, tầm nhìn quy hoạch còn ngắn. Nghị 
định 18/2015/NĐ-CP mới quy định quy hoạch bảo 
vệ môi trường kỳ đầu cho giai đoạn 2021 - 2030, 
tầm nhìn đến năm 2040 theo 2 cấp độ là quy hoạch 
bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo 
vệ môi trường cấp tỉnh. Tầm nhìn của quy hoạch 
chỉ trên 20 năm, như vậy là quá ngắn so với vòng 
đời của một dự án trọng điểm chứ chưa nói đến sự 
phát triển của cả một quốc gia.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 121 - tháng 11/2017
Ở Việt Nam có những vùng, khu vực tập trung 
nhiều dự án cùng loại hình và khác loại hình. Từng 
dự án đều tiến hành đánh giá và đưa ra các giải 
pháp xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi 
trường và các biện pháp giảm thiểu tác động không 
liên quan đến chất thải của dự án đó. Tuy nhiên, 
khó có thể bảo đảm môi trường xung quanh sẽ 
không bị ô nhiễm, suy thoái do thiếu đánh giá tổng 
hợp, đánh giá tác động tích luỹ. Mặt khác, việc mỗi 
đơn vị “mạnh ai nấy làm” như hiện nay sẽ thiếu 
đi các giải pháp môi trường đồng bộ, gây tốn kém 
tiền của mà hiệu quả lại manh mún. 
Thứ tư: Bất cập trong công tác thẩm định đánh 
giá tác động môi trường.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường, ngoài Bộ Tài 
nguyên và Môi trường, các bộ, ngành khác cũng có 
thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động 
môi trường đối với dự án thuộc ngành quản lý. Việc 
phân cấp như hiện tại dẫn đến thiếu tính độc lập 
trong quá trình thẩm định, chưa nói đến vấn đề 
năng lực của hội đồng thẩm định. Đặc biệt, trong 
quá trình đối chiếu nghĩa vụ nộp ngân sách của một 
số doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản, 
các doanh nghiệp này cho biết chính cán bộ của cơ 
quan phê duyệt là người cung cấp luôn báo cáo đánh 
giá tác động môi trường. Từ một chủ trương đúng 
đắn của Nhà nước, về tới địa phương đã biến tướng 
thành cơ hội kiếm lời của một số công chức được 
giao chức năng quản lý nhà nước.
Thứ năm: Việc tham vấn ý kiến của cộng đồng.
Một trong những bước quan trọng của báo cáo 
đánh giá tác động môi trường chính là tham vấn 
ý kiến cộng đồng. Chủ dự án phải tham vấn cơ 
quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp 
bởi dự án và báo cáo phải có nội dung kết quả tham 
vấn đó. Tuy nhiên, hiếm có báo cáo nào thực hiện 
tham vấn đúng nghĩa. Thậm chí, do tình trạng thuê 
đơn vị làm dịch vụ lập báo cáo nên nhiều báo cáo 
còn giống nhau cả lỗi chính tả về ý kiến trả lời của 
UBND cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Công 
tác tuyên truyền chính sách chế độ của Nhà nước 
còn hạn chế nên người dân chịu tác động của dự 
án cũng không biết theo pháp luật mình có quyền 
được phản ánh đối với những ảnh hưởng mà các 
dự án có thể gây ra.
3. Các đề xuất hoàn thiện công tác đánh giá 
tác động môi trường và vai trò của kiểm toán 
nhà nước 
3.1. Các đề xuất hoàn thiện công tác đánh giá 
tác động môi trường
Từ việc phân tích thực trạng công tác đánh giá 
tác động môi trường ở nước ta hiện nay của các dự 
án đầu tư, bài viết đề xuất một số biện pháp hoàn 
thiện như sau:
Thứ nhất, cần tiến hành nghiên cứu tổng thể 
về thực trạng môi trường và đánh giá tác động 
môi trường của Việt Nam thông qua hoạt động 
rà soát, đánh giá các điều kiện, nguồn lực thực 
hiện; hệ thống hóa những tồn tại, khó khăn thách 
thức, những bài học kinh nghiệm từ các sự cố môi 
trường trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tiến hành 
nghiên cứu, tham khảo hệ thống đánh giá tác động 
môi trường của một số nước trên thế giới đã áp 
dụng thành công.
Thứ hai, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch bảo 
vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.
Quy hoạch bảo vệ môi trường cần được thực 
hiện thống nhất trong cả nước do Bộ Tài nguyên và 
Môi trường chủ trì, có sự tham gia và đồng thuận 
của các Bộ, ngành, địa phương liên quan làm cơ sở 
để hài hòa giữa các mục tiêu phát triển, mục tiêu 
quản lý và bảo vệ môi trường.
Thứ ba, tiến hành nghiên cứu, sửa đổi các quy 
định về đánh giá tác động môi trường đang được 
quy định trong các Luật, Nghị định, Thông tư cũng 
như các quy định, hướng dẫn của từng ngành, từng 
địa phương, cụ thể: 
- Sàng lọc, phân chia dự án thành các nhóm căn 
cứ vào mức độ nhạy cảm, phức tạp về khía cạnh 
môi trường từ đó quy định rõ phạm vi, quy trình, 
các bước đánh giá tác động môi trường và mức độ 
chi tiết của báo cáo đối với từng nhóm dự án.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 121 - tháng 11/2017
- Nâng cao chất lượng công tác tham vấn cộng 
đồng theo hướng công khai thông tin cho chính 
quyền, nhân dân địa phương, các hộ dân bị ảnh 
hưởng trực tiếp. Đối với các dự án quy mô lớn, 
nhạy cảm về môi trường, không chỉ tham vấn 
trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà cả sau khi dự 
án đã chính thức đi vào hoạt động.
- Quy định rõ về điều kiện được cấp chứng chỉ 
hành nghề dịch vụ đánh giá tác động môi trường 
và trách nhiệm của đơn vị đánh giá đối với chất 
lượng của báo cáo.
- Đưa chất lượng của công tác thẩm định báo 
cáo về thực chất, đối với các dự án trọng điểm, nếu 
cần thiết có thể xem xét thuê các chuyên gia uy tín 
trên thế giới.
- Nghiên cứu cơ chế về ký quỹ bảo vệ môi trường 
trước khi dự án vận hành thử nghiệm đối với các 
dự án tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm cao. Việc bảo vệ 
môi trường không thể đánh đổi bằng lợi ích kinh 
tế, tuy nhiên ký quỹ sẽ làm tăng trách nhiệm của 
chủ đầu tư, giúp họ nhận thức được rằng gian lận 
trong việc bảo vệ môi trường thì số tiền tiết kiệm 
được không thể bù lại so với chi phí phải đền bù.
Thứ tư: Cần xử lý nghiêm các hành vi để xảy 
ra ô nhiễm môi trường, nhất là trách nhiệm của 
người đứng đầu đơn vị để xảy ra vi phạm, bổ sung 
quy định về chế độ trách nhiệm cho người đứng 
đầu tổ chức tư vấn và thành viên hội đồng đánh 
giá tác động môi trường. Hiện nay, đã có nhiều 
quy định về xử phạt đối với lĩnh vực môi trường, 
tội phạm môi trường đã được hình sự hóa. Bộ 
Luật Hình sự năm 2015 xử lý nghiêm các hành vi 
vi phạm về bảo vệ môi trường, các trường hợp vi 
phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt 
nghiêm trọng có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng 
hoặc phạt tù đến 07 năm. Tuy nhiên, qua thực 
tế chủ yếu vẫn là phạt vi phạm hành chính, đền 
bù thiệt hại về tổn thất kinh tế cho người dân địa 
phương. Như vụ Công ty cổ phần Mía đường Hòa 
Bình xả nước thải làm cá chết hàng loạt trên sông 
Bưởi, đền bù cho các hộ thiệt hại với tổng số tiền 
hơn 1,4 tỉ đồng, tuy nhiên những thiệt hại lâu dài 
do ô nhiễm nguồn nước nhất là về mặt sức khỏe 
của người dân thì không thể đo đếm được. Việc xử 
phạt còn chưa đủ mạnh nên nhiều doanh nghiệp 
tái phạm đi tái phạm lại. Cũng liên quan đến vụ 
việc, có nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công 
ty TNHH MTV Tân Hữu Hưng, đoàn thanh tra 
liên ngành phát hiện nhà máy có đường ống xả 
ngầm đường kính 16cm có thể xả thải trực tiếp ra 
môi trường. Năm 2014, Công ty này đã bị Bộ Tài 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 121 - tháng 11/2017
nguyên và Môi trường phạt 360 triệu đồng và tạm 
đình chỉ hoạt động. Khi vừa hoạt động lại chừng 
60 ngày thì bị phát hiện tiếp tục vi phạm.
3.2. Vai trò của Kiểm toán nhà nước trong việc 
hoàn thiện hệ thống đánh giá tác động môi trường
Thuật ngữ kiểm toán môi trường bắt đầu xuất 
hiện vào những năm 1970 tại khu vực Bắc Mỹ, 
được xem như một công cụ quản lý sắc bén và hiệu 
quả. Hiện nay, kiểm toán môi trường đã trở thành 
hoạt động chính của nhiều cơ quan kiểm toán tối 
cao (SAI). Nhóm công tác về kiểm toán môi trường 
được thành lập năm 1992 và hiện nay là nhóm có 
nhiều thành viên nhất của INTOSAI. Ở nước ta, 
nội dung kiểm toán môi trường được đưa vào Kế 
hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển 
KTNN đến năm 2020 được Ủy ban Thường vụ 
Quốc hội phê duyệt. KTNN cũng cử thành viên 
tham gia nhóm công tác về kiểm toán môi trường 
của INTOSAI và ASOSAI, giao Vụ Hợp tác Quốc 
tế chủ trì biên dịch tài liệu hướng dẫn về kiểm toán 
môi trường để các kiểm toán viên tiếp cận, học tập.
Kiểm toán môi trường nói chung và kiểm toán 
việc đánh giá tác động môi trường của dự án đầu 
tư nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng của 
KTNN Việt Nam. Vai trò của hoạt động này được 
xem xét qua 3 khía cạnh cơ bản sau đây:
Thứ nhất: ngăn chặn nguy cơ xấu ảnh hưởng 
đến môi trường ngay từ khâu xét duyệt dự án.
Hiện nay, việc kiểm toán hầu hết vẫn là hậu 
kiểm, kiểm toán khi dự án đã đi vào hoạt động nên 
ý nghĩa của cuộc kiểm toán phần nào bị giảm sút. 
Tiến tới hoạt động kiểm toán cần được đổi mới 
đồng bộ để tham gia ngay từ khi lập quy hoạch 
tổng thể bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi 
trường để lựa chọn hay không lựa chọn dự án đầu 
tư. Đảm bảo thiết kế hệ thống bảo vệ môi trường 
thích hợp, hiệu quả ngay từ đầu, tránh thiệt hại do 
làm đi làm lại hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ. 
KTNN phải là lực lượng nòng cốt kiểm toán môi 
trường, phác họa bức tranh tổng thể về tình hình 
quản lý và bảo vệ môi trường của quốc gia, cung 
cấp thông tin cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ 
quan hữu quan đưa ra chính sách quản lý vĩ mô và 
tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Thứ hai: góp phần hoàn thiện môi trường 
pháp lý và tăng cường năng lực của các cơ quan 
chức năng.
Thông qua công tác kiểm toán, KTNN rà soát 
lại những bất cập còn tồn tại trong hệ thống quy 
định pháp lý về đánh giá tác động môi trường như 
sự chưa chặt chẽ về quy trình, sự thiếu đồng bộ 
giữa các quy định, sự chưa rõ ràng về mặt thủ tục... 
Đồng thời cũng chỉ ra hạn chế của các văn bản liên 
quan đến việc giám sát, quản lý của các cơ quan. 
KTNN cũng cần đánh giá thực tiễn hoạt động 
của các bộ, ngành, địa phương trong công tác đánh 
giá tác động môi trường như năng lực của Hội 
đồng thẩm định báo cáo, việc thiết kế và vận hành 
của chế độ báo cáo, sự giám sát thường xuyên của 
các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực môi trường, 
các hiện tượng tiêu cực, chưa làm tròn trách nhiệm 
của mình nếu có. 
Thứ ba: giúp tăng cường nhận thức và hành 
động về bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, 
phát hiện ngăn ngừa các hành vi nguy hại đến 
môi trường.
Qua công tác kiểm toán, chủ đầu tư sẽ nhận 
thức rõ mức độ tuân thủ các chế độ, chính sách 
hiện hành về môi trường và đánh giá tác động môi 
trường của đơn vị mình, sự hợp lý trong việc thiết 
kế và vận hành các công cụ bảo vệ môi trường như 
việc bảo đảm các tiêu chuẩn, việc thiết kế và hiệu 
quả của hệ thống quan trắc, kiểm tra độ hợp lý của 
các phương pháp dự báo và mức chính xác của các 
kết quả dự báo, tính hiệu lực, hiệu quả của các giải 
pháp xử lý, phòng ngừa rủi ro.
Cần nêu cụ thể các hạn chế của đơn vị, chỉ ra 
những bất cập như công nghệ xử lý chất thải chưa 
phù hợp, quy mô xử lý chưa đảm bảo, chưa đánh 
giá hết tác động đến môi trường đất, nước, không 
khí. Chỉ rõ cho đơn vị hiểu những tồn tại không 
chỉ làm ô nhiễm môi trường mà lâu dài đơn vị sẽ 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 121 - tháng 11/2017
tốn kém chi phí xử lý hậu quả, và có thể chịu mức 
phạt nghiêm khắc của pháp luật, ảnh hưởng xấu 
đến hình ảnh, vị thế của đơn vị. Như việc Vedan 
xả chất thải ra sông Thị Vải năm 2008 bị Chánh 
Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định 
xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường 
với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy 
nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng. Đáng 
tiếc hơn, sau sự cố, sản phẩm của Vedan gần như 
bị tẩy chay trên thị trường Việt Nam.
Kiến nghị của KTNN sẽ có giá trị cao nếu giúp 
được đơn vị cải tiến để tiết kiệm năng lượng và 
giảm thiểu chất thải, thay thế các nguyên liệu phù 
hợp, thân thiện với môi trường, sử dụng công nghệ 
thích hợp để hạn chế phế liệu... Mặt khác, những 
cảnh báo của KTNN sẽ giúp cán bộ công nhân viên 
nhận thức được nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp, 
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. 
Hiện nay, KTNN đang trong giai đoạn thí điểm 
kiểm toán môi trường với một số cuộc tiêu biểu 
như: Các vấn đề về nước sông Mê Kông (cuộc 
kiểm toán giữa 5 nước ASEANSAI); dự án đầu tư 
xây dựng công trình thoát nước nhằm cải tạo môi 
trường Hà Nội; chương trình mục tiêu quốc gia 
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Tuy 
nhiên, việc kiểm toán vẫn tập trung vào kiểm toán 
báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, việc xem 
xét tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của các chương 
trình, dự án còn hạn chế nên kết quả chưa đáp ứng 
được mong đợi của cộng đồng, chưa thu hút được 
sự chú ý của dư luận. 
Để nâng cao chất lượng kiểm toán môi trường 
cũng như kiểm toán đánh giá tác động môi trường 
của dự án đầu tư trong thời gian tới, KTNN cần 
thực hiện đồng bộ một số giải pháp như đẩy mạnh 
tiền kiểm các dự án; tích cực nghiên cứu, tiếp cận 
khoa học về kiểm toán môi trường; phát triển 
nhóm kiểm toán môi trường chuyên sâu cũng 
như nâng cao địa vị pháp lý, tạo cơ sở cho Kiểm 
toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình, kể 
cả các chương trình, dự án nằm ngoài ngân sách 
nhà nước.
Tuy nhiên, bản chất của đánh giá tác động môi 
trường là dự báo, do vậy khó có thể tiên lượng 
chính xác và đầy đủ các giải pháp giảm thiểu rủi ro, 
sự cố về môi trường và xã hội trong suốt vòng đời 
của dự án. Điều quan trọng là chủ dự án, cơ quan 
tư vấn, cơ quan thẩm định, cơ quan quản lý phải 
nâng cao nhận thức về vấn đề, tự giác chấp hành 
các quy định, nhận diện các tình huống có thể xảy 
ra để quyết định mức độ giám sát thích hợp.
Hoạt động của KTNN không thể đứng đơn độc, 
KTNN chỉ phát huy được vai trò của mình trong 
công tác bảo vệ môi trường khi nằm trong tổng thể 
một hệ thống, là công cụ trợ giúp cho việc định 
hướng và ra quyết định của các cơ quan quản lý có 
liên quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo vệ Môi trường các năm: 1993, 
2005, 2014;
2. Bộ Luật Hình sự năm 2015;
3. “Quy hoạch bảo vệ môi trường: Sự thống 
nhất trong quản lý và tiền đề của phát 
triển bền vững” – PGS.TS Bùi Cách Tuyến, 
Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Gia Cường. Bài 
đăng trên Tạp chí Môi trường số 11/2014;
4. “Mất bao lâu thì biển miền Trung sẽ phục 
hồi”- Hạnh Nguyên. Bài đăng trên báo 
Nhân dân online ngày 03/7/2016;
5. Bài giảng kiểm toán môi trường – Hồ Thị 
Lam Trà và Cao Trường Sơn, Trường Đại 
học Nông nghiệp Hà Nội;
6. “Trao đổi ý kiến về kiểm toán môi trường” 
– TS Giang Thị Xuyến, Học viện Tài chính. 
Bài đăng trên Tạp chí Kiểm toán số 4/2011;
7. “Thực trạng và đề xuất kiến nghị nhằm 
hoàn thiện hệ thống đánh giá tác động môi 
trường trong quá trình xét duyệt dự án đầu 
tư” – TS. Mai Thế Toản, ThS. Hoàng Thanh 
Nguyệt. Bài đăng trên Tạp chí Môi trường 
số 8/2016;
8. “Kiểm toán môi trường và những định 
hướng kiểm toán tại Kiểm toán nhà nước 
Việt Nam” - Nguyễn Anh Phương, Văn 
phòng Kiểm toán nhà nước;

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_danh_gia_tac_dong_moi_truong_o_nuoc_ta_h.pdf