Hồ Chí Minh - Người làm thay đổi lịch sử

Sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với đấu tranh loại bỏ chủ nghĩa

thực dân kiểu cũ, giải phóng dân tộc, xác lập quyền sống trong hòa bình, tự do và

giải phóng con người triệt để. Đó là những giá trị nhân văn cao đẹp, vĩnh hằng,

phản ánh tầm vóc tư tưởng, đạo đức, phong cách của một trong những vĩ nhân

làm thay đổi lịch sử của thời đại.

Từ khóa:

pdf 6 trang phuongnguyen 28970
Bạn đang xem tài liệu "Hồ Chí Minh - Người làm thay đổi lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hồ Chí Minh - Người làm thay đổi lịch sử

Hồ Chí Minh - Người làm thay đổi lịch sử
No.15_Mar 2020|Số 15 – Tháng 3 năm 2020|p.88-93 
88 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
Hồ Chí Minh - người làm thay đổi lịch sử 
Trịnh Quốc Việta* 
 a Học viện Học Chính trị, Bộ Quốc phòng 
*Email: trinhviettthcm@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
10/02/2020 
Ngày duyệt đăng: 
10/3/2020 
Sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với đấu tranh loại bỏ chủ nghĩa 
thực dân kiểu cũ, giải phóng dân tộc, xác lập quyền sống trong hòa bình, tự do và 
giải phóng con người triệt để. Đó là những giá trị nhân văn cao đẹp, vĩnh hằng, 
phản ánh tầm vóc tư tưởng, đạo đức, phong cách của một trong những vĩ nhân 
làm thay đổi lịch sử của thời đại. 
Từ khóa: 
Hồ Chí Minh; thay đổi lịch 
sử; giải phóng con người. 
1. Đặt vấn đề 
Hiện nay, Nhân dân Việt Nam và nhân loại đều ghi 
nhận công lao to lớn của Hồ Chí Minh - một con 
người đã trở thành huyền thoại ngay khi còn sống. 
Con người đó đã tạo dựng nên những điều thần kỳ, và 
xác lập những giá trị không những cho thế kỉ XX, mà 
còn cho các thế hệ mai sau. Giôn Tác man - Nguyên 
Chủ tịch Ủy ban Viện trợ thuốc men của Thụy Điển 
cho Việt Nam đã viết: “Cụ Hồ Chí Minh thuộc về 
tương lai, vì Cụ đã tạo ra tương lai vĩ đại ấy”44. 
Những giá trị nổi bật mà Hồ Chí Minh tạo dựng xuyên 
suốt sự nghiệp vĩ đại của mình, đã làm thay đổi lịch sử 
của dân tộc và nhân loại. Cống hiến trọn đời cho sứ 
mệnh vẻ vang đó đã làm nên tên tuổi của một nhà 
cách mạng, một chính khách, một nhân vật tiêu biểu 
của thời đại như GS Lászlo Salgo người Hungari 
khẳng định: “Ngày nay, trong phong trào cộng sản, 
không có nhân vật lịch sử nào có tầm vóc có thể so 
sánh được với Hồ Chí Minh. Đó là tầm vóc của một 
con người có phẩm giá mà tên gọi gợi lên một lòng 
44 Hồ Chí Minh - Một người châu Á của mọi thời đại, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.404. 
kính trọng bất di bất dịch của không những bè bạn mà 
cả những đối thủ của Người”45. 
2. Nội dung 
2.1. Hồ Chí Minh - chiến sĩ quốc tế tiêu biểu 
trong đấu tranh loại bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ 
Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba rời cảng 
Nhà Rồng đến Pháp trên con tàu Amiran Latusơ 
Tơrêvin ngày 05/6/1911. Từ năm 1912 - 1917, Người 
đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Mỹ 
latinh, sống hoà mình với nhân dân lao động các nước. 
Qua thực tiễn, Người cảm thông sâu sắc với cuộc sống 
khổ cực của nhân dân lao động ở các dân tộc thuộc địa 
cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Năm 
1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những 
người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã 
gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi 
quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền 
tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. 
45 Thành Duy, Vi Quang Thọ và Nguyễn Xuân Dũng, Thế giới còn đổi 
thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Nxb Khoa học xã hội, 
Hà Nội, 2008, tr.138. 
T.Q.Viet/ No.15_Mar 2020|p.88-93 
89 
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga 
năm 1917 và Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương 
của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 
12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 
XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng 
gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành 
một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 
Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, 
Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải 
phóng dân tộc, không có con đường nào khác con 
đường cách mạng vô sản”46. Từ đó, Người không 
ngừng tố cáo, lên án tội ác man rợ của chủ nghĩa thực 
dân kiểu cũ với nhân dân các nước thuộc địa. 
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của 
các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng 
lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Chính Người 
đã sáng lập Báo Người cùng khổ (Le Paria - 4/1922) 
nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu 
tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều 
bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác 
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, xuất bản tại Paris 
năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản 
chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ 
vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải 
phóng. Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời đã giáng 
đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa đế quốc, trước 
hết là đế quốc Pháp, vạch ra con đường cách mạng và 
tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức. Đây là 
một cống hiến quan trọng của Nguyễn Ái Quốc đối 
với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, góp 
phần tích cực vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - 
Lênin vào Việt Nam và các nước thuộc địa khác47. 
Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên 
Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tại các đại hội của 
công hội, nông hội, thanh niên Nguyễn Ái Quốc 
kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của 
V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự 
quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải 
phóng dân tộc. Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên 
Ban Phương Đông, Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên 
Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc 
đến Quảng Châu (Trung Quốc) và làm việc trong đoàn 
cố vấn Bôrôđin của Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn 
Dật Tiên. 
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt 
Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn 
46 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 
12, tr.30. 
47 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 2, tr.594. 
luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh 
niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm 
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn 
bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các 
bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện 
được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” - một 
văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho 
đường lối cách mạng Việt Nam. 
Từ giữa năm 1927 cho đến khi trở thành Chủ tịch 
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9/1945), Hồ Chí 
Minh dành phần lớn tâm trí của mình cho việc đấu 
tranh loại bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt Nam 
và trên thế giới. Người đã không ngừng phê phán, lên 
án và tố cáo đanh thép tội ác của chủ nghĩa thực dân, 
chúng chà đạp lên nhân phẩm, vi phạm quyền con 
người một cách trắng trợn, phi nhân tính. Người chỉ 
rõ, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp thì Việt Nam 
biến thành một địa ngục. Tính chất tùy tiện của pháp 
luật thực dân và phong kiến đã gây ra những tội ác 
man rợ, tàn khốc mà Hồ Chí Minh đã từng chứng 
kiến. Người so sánh và khẳng định những tội ác mà 
chế độ thực dân gây ra ở Đông Dương, Châu Á, Châu 
Phi, Mỹ La tinh là vô cùng dã man, tàn bạo hơn cả 
thời trung cổ. Vì vậy, suốt cuộc đời mình, Hồ Chí 
Minh là hiện thân của một chiến sĩ quốc tế tiêu biểu 
trong đấu tranh loại bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên 
toàn thế giới. Nói về điều này, R. Arixmenđi - Nguyên 
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Urugoay khẳng định: 
“Đồng chí Hồ Chí Minh là một trong những hình ảnh 
thân yêu nhất của phong trào cộng sản quốc tế, đồng 
chí là tượng trưng cho khối đoàn kết của chủ nghĩa xã 
hội và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước 
trên toàn thế giới”48. 
2.2. Hồ Chí Minh - hiện thân cho khát vọng tự do 
Đấu tranh cho quyền tự do của dân tộc cũng như 
nhân loại là tâm nguyện đi suốt hành trình vĩ đại của 
Hồ Chí Minh. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất 
kết thúc, ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước thắng 
trận và bại trận đã họp Hội nghị tại Versailles, Pháp, 
để ký kết các hòa ước chính thức, cũng như phân chia 
các quyền lợi cho các nước thắng trận. Khi đó người 
thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động 
ở Pháp, và Người đã thay mặt những người Việt Nam 
yêu nước gửi tới Hội nghị Versailles “Bản yêu sách 
của nhân dân An Nam”. “Bản yêu sách” này bao gồm 
8 điểm rất ôn hòa, yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả 
một số quyền tự do, dân chủ cơ bản cho nhân dân Việt 
48 Hồ Chí Minh - Một người châu Á của mọi thời đại, Sđd, tr.50. 
T.Q.Viet/ No.15_Mar 2020|p.88-93 
90 
Nam. Nhưng tất cả những yêu sách ôn hòa đó của 
Nhóm người Việt Nam yêu nước do Nguyễn Ái Quốc 
thay mặt ký tên đều không được Chính phủ Pháp, 
cũng như các nước trong Hội nghị Versailles quan 
tâm. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận quan 
trọng rằng “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng 
tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh 
em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản 
thân anh em”49. 
Khát vọng về một cuộc sống tự do, ở một nước tự 
do ở Hồ Chí Minh được hun đúc từ chính những trải 
nghiệm đầy đau thương trên quê hương mình, cũng như 
trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước qua nhiều 
châu lục. Khát vọng đó được Người nhấn mạnh trong 
Dự thảo Điều lệ Đảng ở Quảng Châu, Trung Quốc năm 
1925: “Đêm nay, tôi xin thề gia nhập chi bộ này để hoạt 
động a) vì tự do cho đồng bào tôi, b) vì hạnh phúc cho 
những người nông dân bị áp bức; vì mục đích này, 
trước hết tôi tham gia lật đổ các quốc gia đế quốc chủ 
nghĩa và xâm lược nhằm lập nền tự trị cho đất nước; 
sau đó, tôi sẽ chiến đấu chống lại sự phân biệt giai cấp 
xã hội và tham gia vào cách mạng thế giới, đó là mục 
tiêu cuối cùng chúng ta theo đuổi”50. 
Khát vọng cho tự do còn được Hồ Chí Minh khẳng 
định trong Lời tuyên thệ nhậm chức ngày 2/3/1946: 
“Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân 
chủ Cộng hòa, Tối cao cố vấn đoàn và Ủy viên kháng 
chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước 
Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng 
chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hòa Việt Nam, mang 
lại tự do hạnh phúc cho dân tộc”51. Sau này, Hồ Chí 
Minh đã đúc kết thành chân lý “Không có gì quý hơn độc 
lập, tự do”. Chân lý ấy không chỉ trở thành động lực thôi 
thúc mọi người dân Việt Nam trong đấu tranh giành 
quyền tự do, mà còn trở thành chân lý của thời đại, thúc 
đẩy các dân tộc trên thế giới đoàn kết, đấu tranh vì cuộc 
sống tự do và hạnh phúc. Chân lý đó đã trở thành tư duy 
và hành động nhất quán của Hồ Chí Minh, bởi lẽ, Người 
không chỉ đấu tranh cho tự do cho dân tộc mình, mà còn 
cho tự do của nhân loại. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã 
nhấn mạnh trong lời kết luận Hội thảo khoa học kỷ niệm 
100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội: 
“Người được coi là một chiến sĩ đi tiên phong trong việc 
49 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 2, tr.138. 
50 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 2, tr.497. 
51 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.223. 
thức tỉnh dân tộc mình và các dân tộc bị áp bức vùng lên 
đấu tranh cho độc lập tự do”52. 
2.3. Hồ Chí Minh - biểu trưng cho khát vọng hòa bình 
Con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã tìm ra 
cho dân tộc Việt Nam, là con đường đi từ độc lập dân 
tộc đến một thế giới hoà bình và phát triển. Với 
phương châm đó, Người luôn tìm những giá trị mang 
tính phổ quát là những nguyên tắc đạo đức, là lòng 
nhân, là tính thiện, là tình yêu tự do, là khát vọng sống 
trong độc lập tự do mà trước hết là dân tộc mình. 
Người đã từng nhận xét: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi 
khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. 
Ấy là dân nào cũng ưa sự lành ghét sự dữ”53. 
Với đối phương, những luận điểm của Hồ Chí 
Minh cũng đầy tính thuyết phục: “Các bạn yêu nước 
Pháp của các bạn và muốn nó độc lập... Nhưng chúng 
tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và 
muốn nó độc lập chứ... Cái mà các bạn coi là lý tưởng 
cũng phải là lý tưởng của chúng tôi”54. Cuộc kháng 
chiến kiên cường của nhân dân Việt Nam là cuộc 
chiến đấu vì hòa bình, tiến bộ và sự phát triển. Đó là 
cuộc chiến đấu chính nghĩa mang những ý nghĩa nhân 
văn sâu sắc, bảo vệ những giá trị thiêng liêng trong 
lương tâm của nhân loại, nên nó đã nhận được sự ủng 
hộ rộng lớn của loài người tiến bộ. Đã hình thành mặt 
trận rộng rãi của nhân dân thế giới ủng hộ cuộc chiến 
đấu của nhân dân Việt Nam, trong đó có cả nhân dân 
Pháp và nhân dân Mỹ. 
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh luôn kiên 
trì tìm giải pháp tối ưu nhất để đem lại hoà bình cho 
nhân dân, cho đất nước Việt Nam. Với mục tiêu hoà 
bình, Hồ Chí Minh hướng đến điều hoà sự đa dạng về 
xu hướng chính trị, chế độ xã hội giữa các quốc gia, để 
các dân tộc gần gũi nhau, hiểu biết nhau, để mở rộng sự 
hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân 
các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng 
giềng và khu vực, để tăng thêm sức mạnh của các dân 
tộc thuộc địa và phụ thuộc trong cuộc đấu tranh chống 
chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hướng tới hoà bình và 
thịnh vượng. Ngày 25/6/1955, khi đến sân bay Bắc 
Kinh, Người phát biểu: “Nhân dân Việt Nam tin chắc 
rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải 
quyết bằng cách hoà bình; tin chắc rằng các nước dù 
52 Thành Duy, Vi Quang Thọ và Nguyễn Xuân Dũng, Thế giới còn đổi 
thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Sđd, tr.914. 
53 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.397. 
54 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.75. 
T.Q.Viet/ No.15_Mar 2020|p.88-93 
91 
chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau 
cũng đều có thể chung sống hoà bình được”55. 
Nhằm dựng xây nền hoà bình chân chính và bền 
vững, Hồ Chí Minh cho rằng cuộc đấu tranh vì quyền 
dân tộc cơ bản, vì sự bình đẳng thực sự giữa các dân 
tộc cũng là cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới 
với lối ứng xử hoà bình trong quan hệ quốc tế, vì hoà 
bình không thể tách khỏi độc lập thật sự. Tư tưởng 
đấu tranh cho hòa bình cùng với hoạt động không mệt 
mỏi suốt cuộc đời của Người vì hòa bình, độc lập, dân 
chủ, vì con người nhận được sự ủng hộ của cả loài 
người tiến bộ. Cho đến khi để lại những dòng tâm 
huyết nhất trong bản Di chúc lịch sử, Người viết: 
“Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, 
toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước 
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và 
giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp 
cách mạng thế giới”56. Hans D'Orville, Phó Tổng giám 
đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp 
quốc (UNESCO) đã có bài tham luận đặc biệt đánh 
giá về Hồ Chí Minh tại hội thảo quốc tế kỷ niệm 120 
năm ngày sinh của Người ở Paris, Pháp, trong đó có 
nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người lãnh đạo 
cuộc đấu tranh của Việt Nam để giành tự do và độc 
lập dân tộc. Đối với những người Việt Nam và các dân 
tộc trên thế giới, trước tiên đó là một con người của 
hòa bình và của sự hòa giải vì phải công nhận rằng Hồ 
Chí Minh đã luôn luôn đấu tranh cho sự phát triển của 
đất nước, của khu vực và trên thế giới”57. Rõ ràng tư 
tưởng hoà bình Hồ Chí Minh tiêu biểu cho khát vọng 
hoà bình của cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. 
Điều đó, không chỉ đúng với thời gian Người còn sống 
mà còn soi sáng đến tương lai, nhất là khi nhân loại 
đang cần chung tay đẩy lùi các hệ lụy của toàn cầu 
hóa như: Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nạn 
đói, thất học, xung đột dân tộc, sắc tộc, chủ nghĩa 
khủng bố,... 
2.4. Hồ Chí Minh - trọn đời đấu tranh giải phóng 
con người 
Khi nói về quyền con người, Hồ Chí Minh đã đề 
cập đến quyền tự nhiên của con người được khẳng 
định trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước 
Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và quyền công dân của 
Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Tuy vậy, không 
dừng lại ở các quyền tự nhiên của con người được đề 
cập ở hai bản tuyên ngôn trên, Hồ Chí Minh đã tiếp 
55 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.12. 
56 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.624. 
57 https://www.vietnamplus.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-van-giu-gia-tri-
thoi-dai/46979.vnp 
thu, phát triển từ quyền con người thành quyền dân tộc 
tự quyết trong thời đại mà các dân tộc thuộc địa, lệ 
thuộc đang vùng lên đấu tranh giành quyền độc lập 
dân tộc. Ngay ở phần đầu tiên trong Tuyên ngôn độc 
lập của Việt Nam, Hồ Chí Minh trích dẫn: “Tất cả mọi 
người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những 
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những 
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền 
mưu cầu hạnh phúc”58. Từ đây, Người khẳng định: 
“Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc 
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng 
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”59. 
Và Người tiếp tục nhấn mạnh điều đó bằng trích dẫn 
Tuyên ngôn Nhân quyền và quyền công dân của Cách 
mạng Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự do và bình 
đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và 
bình đẳng về quyền lợi”. Theo Người “Đó là những lẽ 
phải không ai chối cãi được”. 
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ 
Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của cách 
mạng, trong đó ban hành Hiến pháp là một nhiệm vụ cấp 
bách để bảo đảm quyền tự do, dân chủ nhằm thực thi 
quyền con người của Nhân dân ta, thực hiện nam nữ bình 
quyền, không phân biệt giai cấp, tôn giáo 
Với tâm nguyện luôn vì con người, Hồ Chí Minh 
thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ: “Chế 
độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ. Tức 
là cán bộ và nhân viên từ cấp trên đến cấp dưới đều là 
đầy tớ của nhân dân, đều phải một lòng một dạ phục 
vụ nhân dân”60. Đây cũng chính là động cơ giải phóng 
triệt để con người mà Hồ Chí Minh luôn ấp ủ, đó là 
một động cơ hết sức trong sáng, cao cả và đầy tính 
nhân văn cộng sản. Với Người mục đích xây dựng chủ 
nghĩa xã hội là mang đến cho con người những điều 
tốt đẹp nhất: “làm cho mọi người dân được ấm no, 
hạnh phúc và học hành tiến bộ”61. 
Cho đến cuối cuộc đời, trong “Di chúc” để lại cho 
hậu thế, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định tư tưởng 
nền gốc ấy. Đoạn mở đầu “Di chúc”, Người viết: 
“Đầu tiên là công việc đối với con người”62. Tổng kết 
lại toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của mình, 
Người chỉ tiếc không còn được phục vụ nhân dân lâu 
hơn nữa. 
58 Tuyên ngôn độc lập 1945 và các Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 
1980, 1992, 2013), Nxb CTQG, Hà Nội, 2015, tr.12. 
59 Tuyên ngôn độc lập 1945 và các Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 
1980, 1992, 2013), Sđd, tr.7. 
60 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 13, tr.10. 
61 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 12, tr.521. 
62 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.616. 
T.Q.Viet/ No.15_Mar 2020|p.88-93 
92 
Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại 
của Hồ Chí Minh là vì con người, nhằm giải phóng 
con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công. Ở Hồ 
Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc 
không tách rời sự nghiệp đấu tranh giải phóng con 
người. Đó cũng là sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, 
hữu nghị giữa các dân tộc, nhằm mục tiêu giải phóng 
toàn nhân loại. Điều này được cố Thủ tướng Phạm 
Văn Đồng khẳng định: “Trong luận điểm về cách 
mạng của Hồ Chí Minh, trung tâm là luận điểm về 
con người... Mục tiêu, cứu cánh, phương tiện và động 
lực đều ở trong mỗi con người... tất cả đều bắt đầu từ 
con người và con người làm ra tất cả. Hồ Chí Minh 
luôn quán triệt chân lý: Cách mạng là sự nghiệp của 
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”63. Dưới góc 
nhìn của Philippe Devillers - nhà báo, nhà sử học 
Pháp trong tác phẩm Paris - Sài Gòn - Hà Nội đề cập: 
“Tôi nghĩ Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng tiên tiến, 
thông thái, là người đưa đường chỉ lối tuyệt vời. Nét 
nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân 
đạo: Nó đáp ứng nhu cầu cụ thể của con người và 
cuộc sống hàng ngày của họ”64. 
3. Kết luận 
Hồ Chí Minh chính là hiện thân của những giá trị 
cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, biểu trưng cho 
các giá trị tiêu biểu không chỉ của dân tộc mà trên 
bình diện thời đại. Con người đó đã tạo ra và làm nên 
những điều phi thường và chính những điều phi 
thường đó đã thay đổi lịch sử, làm cho lịch sử dân tộc 
và nhân loại trở về đúng với quỹ đạo đầy ắp những giá 
trị của con người, do con người và vì con người. TS 
Madagat Ahmed - Giám đốc UNESCO khu vực châu 
Á - Thái Bình Dương nêu rõ trong lời kết của bài tham 
luận hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh về cống hiến của Người với 
dân tộc và nhân loại: “Người sẽ được ghi nhớ không 
phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân 
bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã 
mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những 
người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ 
bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”65. Điều này 
cũng được Sêraphin Quysơn nhấn mạnh: “Khó có thể 
có được một người châu Á khác như Người ở thời đại 
chúng ta cũng như trong các thế hệ mai sau. Người 
63 Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ tịch - một con người, một dân tộc, một thời đại, 
một sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.28. 
64 Dẫn theoSong Thành, Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.361. 
65 Thành Duy, Vi Quang Thọ và Nguyễn Xuân Dũng (2008), Thế giới 
còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi (2008), Nxb 
Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.79. 
thực sự là một người châu Á của tất cả các thời đại với 
ý nghĩa đầy đủ nhất của nó”66. 
Thế giới chúng ta đang sống đang đứng trước 
những thử thách nghiêm trọng do tác động mặt trái 
của quá trình toàn cầu hóa. Trong kỷ nguyên của Cách 
mạng công nghiệp 4.0 với Internet kết nối vạn vật, 
không ít người lầm tưởng về một thế giới phẳng - nơi 
mà con người đã hoàn toàn được sống tự do, hạnh 
phúc. Tuy nhiên, những giá trị nền tảng của quyền con 
người, quyền dân tộc tự quyết, quyền sống trong tự 
do, độc lập, hòa bình vẫn là khát vọng chưa trở thành 
hiện thực ở nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Điều 
đó cho thấy những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh 
cho dân tộc và nhân loại trong thế kỉ XX vẫn có giá trị 
thời sự và định hướng cho tương lai tươi sáng của 
nhân loại như Stanley Karnow khẳng định: “Hồ Chí 
Minh - người mang lại ánh sáng”67 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chủ tịch - một con 
người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb 
Sự thật, Hà Nội. 
2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị 
quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 
3. Tuyên ngôn độc lập 1945 và các Hiến pháp Việt 
Nam (1946, 1959, 1980, 1992, 2013) (2015), Nxb 
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 
4. Thành Duy, Vi Quang Thọ và Nguyễn Xuân 
Dũng, Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí 
Minh sống mãi (2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
5. Hồ Chí Minh - Một người châu Á của mọi thời 
đại (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
6. Song Thành (2010), Hồ Chí Minh - nhà văn hóa 
kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
7. Hồ Chí Minh - người mang lại ánh sang (2011), 
Nxb Thời đại - Tạp chí Xưa và Nay, Hà Nội. 
66 Hồ Chí Minh - Một người châu Á của mọi thời đại (2010), Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.359. 
67 Hồ Chí Minh - người mang lại ánh sáng, Nxb Thời đại - Tạp chí 
Xưa và Nay, Hà Nội, 2011, tr.8. 
T.Q.Viet/ No.15_Mar 2020|p.88-93 
93 
Ho Chi Minh – who makes changing history 
Trinh Quoc Viet 
Article info Abstract 
Recieved: 
10/02/2020 
Accepted: 
10/3/2020 
The great career of Ho Chi Minh President was associated with the struggle to 
eliminate the old-style colonialism, liberate the nation, establish the right to live in 
peace, liberty and liberate people thoroughly. These are the values of beautifu and
eternal humanity, reflecting the ideological stature, morality, and style of one of the 
great men who changed the history of the era. 
Keywords: 
Ho Chi Minh; change 
history; freeing people. 

File đính kèm:

  • pdfho_chi_minh_nguoi_lam_thay_doi_lich_su.pdf