Hiệu quả rửa mũi dùng dung dịch nước muối ưu trương (3%) trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuậtnội soi mũi xoang

TÓM TẮT

Vai trò của rửa mũi sau phẫu thuật nội soi mũi xoang rất quan trọng, đã được nhiều y văn nói tới, chúng

làm ẩm niêm mạc, giảm phù nề, làm mềm các vẩy máu, chất ứ đọng trong xoang và hốc mũi, tạo điều kiện để

dẫn lưu và thanh thải các chất đó ra ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng loại dung dịch gì, chất phụ gia gì để có thể

đạt được hiệu quả tốt nhất vẫn còn nhiều bàn cãi. Vai trò của rửa mũi sau mổ xoang bằng nước muối đẳng

trương đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới nói tới. Gần đây có một số nghiên cứu ở nước ngoài nói đến việc

sử dụng nước muối ưu trương có hiệu quả hơn so với dùng nước muối đẳng trương. Tuy nhiên ở Việt Nam

chưa thấy có nghiên cứu nào nói về vấn đề này

pdf 6 trang phuongnguyen 5700
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả rửa mũi dùng dung dịch nước muối ưu trương (3%) trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuậtnội soi mũi xoang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả rửa mũi dùng dung dịch nước muối ưu trương (3%) trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuậtnội soi mũi xoang

Hiệu quả rửa mũi dùng dung dịch nước muối ưu trương (3%) trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuậtnội soi mũi xoang
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  140
HIỆU QUẢ RỬA MŨI DÙNG DUNG DỊCH NƯỚC MUỐI ƯU TRƯƠNG (3%) 
TRONG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG 
Trần Mỹ Bình* , Trần Anh Tuấn* 
TÓM TẮT  
Vai trò của rửa mũi sau phẫu thuật nội soi mũi xoang rất quan trọng, đã được nhiều y văn nói tới, chúng 
làm ẩm niêm mạc, giảm phù nề, làm mềm các vẩy máu, chất ứ đọng trong xoang và hốc mũi, tạo điều kiện để 
dẫn lưu và thanh thải các chất đó ra ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng loại dung dịch gì, chất phụ gia gì để có thể 
đạt được hiệu quả tốt nhất vẫn còn nhiều bàn cãi. Vai trò của rửa mũi sau mổ xoang bằng nước muối đẳng 
trương đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới nói tới. Gần đây có một số nghiên cứu ở nước ngoài nói đến việc 
sử dụng nước muối ưu trương có hiệu quả hơn so với dùng nước muối đẳng trương. Tuy nhiên ở Việt Nam 
chưa thấy có nghiên cứu nào nói về vấn đề này. 
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá vai trò của phương pháp rửa mũi bằng dung dịch nước muối ưu trương 
trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi xoang chức năng có so sánh với dung dịch muối đẳng trương. 
Kết quả: so với nước muối đẳng trương, rửa bằng nước muối ưu trương có một số khác biệt sau: ít đau sau 
mổ hơn, ít nghẹt mũi, khứu giác mau được cải thiện hơn tuy nhiên cũng gây rát mũi bệnh nhân hơn. Các thông 
số khác như tình trạng chảy dịch,, ăn ngủ, sặc, v.v tương tự nhau hoặc khác nhau không có ý nghĩa.  
Kết luận: Rửa mũi bằng dung dịch nước muối ưu trương 3% trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật 
nội soi mũi xoang có hiệu quả, an toàn, giúp cải thiện triệu chứng đau, hồi phục khứu giác, nghẹt mũi tốt hơn so 
với dung dịch nước muối đẳng trương 0,9% một cách có ý nghĩa. Các triệu chứng khác tương tự như nước 
muối đẳng trương. 
Từ khóa: rửa mũi, dung dịch nước muối ưu trương 3%. 
ABSTRACT 
EFFECTIVE USE NASAL WASH HYPERTONIC SALINE (3%) IN PATIENT CARE AFTER SINUS 
ENDOSCOPIC SURGERY 
Tran My Binh, Tran Anh Tuan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 140 ‐ 
145 
The role of nasal irrigation after endoscopic nasal sinus surgery is very important, has been much talk about 
literature, we do mucosa moist, reduce swelling, softening the blood of sprinkling, stagnant nature of the sinuses 
and nasal cavity, creating conditions for drainage and clearance of the substance out. However, the use of what 
kind of solution, what additives to achieve the best performance is still much debated. The role of postoperative 
nasal  irrigation with  isotonic saline sinus have been many studies around the world talking about. Recently a 
number  of  studies  abroad  comes  to  the use  of hypertonic  saline  is more  effective  than  isotonic  saline. But  in 
Vietnam have not seen any studies about this issue research. 
Objective: Assess the role of nasal irrigation methods with hypertonic saline solution in the care of patients 
after endoscopic sinus surgery functional comparison with isotonic saline. 
Results:  compared  with  isotonic  saline,  hypertonic  saline  wash  with  a  different  number  after:  less 
postoperative pain,  less congestion,  improved sense of smell more quickly but also cause nasal  irritation more 
patients. Other parameters such as discharge status,, eat, sleep, choking, etc.  ...  the same or different does not 
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Anh Tuấn – ĐT: 0903 731 120, Email: tuantranent@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 141
make sense. 
Conclusions: Nasal  irrigation with  a  solution  of 3% hypertonic  saline  in patients  care  after  endoscopic 
nasal sinus surgery is effective, safe and improves symptoms and reversible olfactory nasal congestion better than 
with isotonic saline solution 0.9% a meaningful way. Other symptoms similar to isotonic saline. 
Keywords: nasal wash, solution of 3% hypertonic saline. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rửa mũi  đã  được nhiều nghiên  cứu  chứng 
minh  là một  phương  pháp  hỗ  trợ  điều  trị  an 
toàn, dung nạp  tốt,  ít  tốn kém, và  có hiệu quả 
trong việc cải thiện các triệu chứng và tình trạng 
sức khỏe của bệnh nhân bị bệnh mũi xoang. Để 
giảm  thiểu những khó chịu mà bệnh nhân sau 
phẫu  thuật  mũi  xoang  thường  gặp  phải  như 
đau, nghẹt mũi, chảy dịch mũi, giảm khứu giác, 
nhiễm trùng, xơ dính, công  tác chăm sóc sau 
mổ  trong  đó  có  rửa mũi  có  vai  trò  rất  quan 
trọng,  chúng  làm  ẩm niêm mạc, giảm phù nề, 
làm mềm các vẩy máu, chất ứ đọng trong xoang 
và hốc mũi,  tạo điều kiện để dẫn  lưu và  thanh 
thải  các  chất  đó  ra  ngoài.  Do  đó,  trong  thực 
hành, bệnh nhân  sau phẫu  thuật  thường  được 
hướng dẫn thực hiện rửa mũi thường xuyên. 
Tuy nhiên, việc  sử dụng  loại dung dịch gì, 
chất phụ gia gì để rửa giúp tăng hiệu quả trong 
cải thiện các triệu chứng bệnh lý về mũi, xoang 
cũng đang được quan tâm và còn nhiều bàn cãi.  
Vai  trò  của  rửa  mũi  sau  mổ  xoang  bằng 
nước muối đẳng  trương đã được nhiều nghiên 
cứu trên thế giới nói tới. Nó giúp bệnh nhân dễ 
chịu hơn, tình trạng lành vết thương nhanh hơn, 
ít xảy ra biến chứng hơn.  
Gần đây có một số nghiên cứu ở nước ngoài 
nói đến việc sử dụng nước muối ưu  trương có 
hiệu  quả  hơn  so  với  dùng  nước  muối  đẳng 
trương.  Tuy  nhiên  ở  Việt  Nam  chưa  thấy  có 
nghiên cứu nào nói về vấn đề này.  
Như  vậy  chúng  tôi  đặt  giả  thuyết  rằng 
phương  pháp  rửa  mũi  bằng  nước  muối  ưu 
trương giúp tăng cải thiện các triệu chứng ở mũi 
sau phẫu thuật nội soi xoang chức năng tốt hơn 
nước muối  đẳng  trương  và  tiến  hành  nghiên 
cứu này để đánh giá hiệu quả của phương pháp 
rửa mũi bằng dung dịch nước muối  (cụ  thể  là 
nước muối  ưu  trương  so  với nước muối  đẳng 
trương vẫn thường sử dụng từ trước đến nay).  
Mục tiêu nghiên cứu 
Đánh giá vai trò của phương pháp rửa mũi 
bằng  dung  dịch  nước  muối  ưu  trương  trong 
chăm  sóc  bệnh  nhân  sau  phẫu  thuật  nội  soi 
xoang chức năng, có so sánh với dung dịch nước 
muối đẳng trương. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang 
tại khoa tai mũi họng bệnh viện Y Dược cơ sở 2. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Tất cả bệnh nhân  là người Việt nam (tuổi > 
16) sau phẫu thuật nội soi mũi xoang tại khoa tai 
mũi họng bệnh viện Y Dược cơ sở 2. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân không  đồng ý  tham gia nghiên 
cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu tiến cứu mô tả, có can thiệp lâm 
sàng  theo  quy  trình  định  sẵn  cho  từng  nhóm 
nghiên cứu. 
Cỡ mẫu: n =60 bệnh nhân, chia làm 2 nhóm. 
Nhóm 1: Rửa mũi bằng dung dịch muối ưu 
trương, n1=30. 
Nhóm  2:  Rửa  mũi  bằng  dung  dịch  muối 
đẳng trương, n2=30 (nhóm chứng). 
Cả hai nhóm đều cùng tiêu chuẩn chọn mẫu. 
Cách chọn mẫu: bốc thăm. 
Thời gian nghiên cứu 
Từ 8/2012 đến 3/2013. 
Quy trình nghiên cứu 
Chọn  mẫu,  làm  bệnh  án,  bốc  thăm  chọn 
dung dịch rửa.  
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  142
Sau khi người bệnh đã được rút mèche mũi 
chuẩn bị xuất viện, phát dụng cụ và hướng dẫn 
quy  trình  tự  rửa mũi  cho người bệnh  theo  toa 
thuốc của bác sĩ. 
Dặn dò và hướng dẫn người bệnh thực hiện 
đúng quy  trình rửa mũi và  tái khám đúng hẹn 
(mang  theo  bảng  tự  đánh  giá). Gọi  điện  thoại 
nhắc hẹn cho người bệnh cho đến tuần thứ 8. 
Mỗi lần tái khám: Đánh giá tình trạng người 
bệnh,  Bác  sĩ  khám  ghi  nhận  tình  trạng  mũi 
xoang  người  bệnh  vào  bảng  đánh  giá  người 
bệnh qua kết quả nội soi. Chụp lại thông tin và 
hình ảnh mũi xoang người bệnh.  
Quy trình kỹ thuật rửa mũi: (áp dụng cho cả 
hai nhóm đối tượng nghiên cứu). 
Nghiêng  đầu  qua một  bên  ngay  phía  trên 
bồn rửa (lavabo) hoặc chậu. (Xem hình vẽ minh 
hoạ bên dưới). 
Đặt  nhẹ  nhàng  đầu  dụng  cụ  rửa  vào một 
bên cánh mũi của lỗ mũi bên trên. 
Há miệng để thở (không thở bằng mũi).  
Bóp nhẹ nhàng bình  rửa để đẩy dung dịch 
nước muối chảy từ từ vào một lỗ mũi và chảy ra 
ngoài qua  lỗ mũi đối diện rồi chảy xuống bồn. 
Mỗi bên mũi bơm rửa khoảng 125ml (nửa bình). 
Thực hiện tương tự cho mũi còn lại với đầu 
nghiêng qua bên còn lại. 
Tiêu chí đánh giá 
Những tiêu chí dựa vào bảng tự đánh giá của 
bệnh nhân 
Đau sau mổ (mức độ đau và thời gian đau, 
biểu đồ đau theo thời gian). 
Chảy  dịch mũi:  lượng  dịch  cũng  như  loại 
dịch chảy ra ở mũi.  
Tình trạng khứu giác: Dựa vào bảng tự đánh 
giá của bệnh nhân. 
Nghẹt mũi: tình trạng thông thoáng mũi của 
bệnh nhân sau khi phẫu thuật. 
Sốt: tình trạng thân nhiệt bệnh nhân tăng từ 
37,5oC trở lên. 
Sặc,  Rát, Mức  độ  thoải mái,  hài  lòng  của 
bệnh nhân. 
Những tiêu chí dựa vào sự thăm khám và nội 
soi 
Tình  trạng  tích  tụ dịch  trong khoang phẫu 
thuật. 
Tình trạng phù nề hoặc teo nhợt niêm mạc. 
Xơ dính: tình trạng dính của niêm mạc. 
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 
Số liệu được thu thập, nhập vào máy tính và 
xử  lý  bằng  phần mềm  chương  trình  thống  kê 
SPSS 16.0. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm nhóm nghiên cứu 
Tuổi 
Nhóm HS có độ  tuổi  trung bình  là 42,27+/‐
12,63 với tuổi trẻ nhất là 18 tuổi và cao nhất là 68 
tuổi.  so với nhóm NS  có  độ  tuổi  trung bình  là 
38,3±10,13 với tuổi trẻ nhất là 21 tuổi và cao nhất 
là 57 tuổi.  
Giới 
Tỷ  lệ  nam  trong  nhóm HS  là  53,3%. Tỷ  lệ 
nam trong nhóm NS là 56,7% cao hơn tỷ lệ bệnh 
nhân nữ là 43,3%. 
Tích tụ dịch trong khoang phẫu thuật 
Thời gian trung bình để khoang phẫu thuật 
sạch  sau  phẫu  thuật  ở  nhóm HS  là  3,80±1,58 
tuần; ở nhóm NS là 4,37±1,58 tuần. Sự khác biệt 
không có ý nghĩa (phép kiểm t test với p>0,05). 
Tính chất dịch  tích  tụ  trong khoang phẫu 
thuật 
Tuần  thứ 1 cả hai nhóm HS và NS có dịch 
trong khoang phẫu thuật. Tuy nhiên, sang tuần 
thứ 2 dịch máu  tụ  trong khoang phẫu  thuật  ở 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 143
nhóm  HS  giảm  rõ  (63,3%‐30,0%).  Nhóm  NS 
cũng giảm nhưng ít hơn (80%‐46,7%).  
Tình trạng niêm mạc hố mũi, cuốn mũi 
Thời gian  trung bình niêm mạc  trở  lại bình 
thường  ở nhóm HS  là 3,30±2,08  tuần. Ở nhóm 
NS là 2,77±1,92 tuần. sự khác biệt này  là không 
có  ý  nghĩa  thống  kê  (phép  kiểm  t  test  với 
p>0,05). 
Đau sau phẫu thuật 
tỷ lệ bệnh nhân hết đau sau 5 tuần ở nhóm 
HS là 83,3%, ở nhóm NS là 56,7% Sự khác biệt có 
ý nghĩa (phép kiểm t test với p<0,05). 
Tình trạng chảy dịch từ mũi ra ngoài hoặc 
xuống họng 
Sự khác biệt không có ý nghĩa (phép kiểm t 
test với p>0,05).  
Khứu giác: Tỷ  lệ bệnh nhân cải  thiện khứu 
giác ở nhóm HS trong tuần đầu là 36,7% nhóm 
NS là 30,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa (phép kiểm 
t test với p<0,05).  
Nghẹt mũi 
Thời gian trung bình hết nghẹt mũi ở nhóm 
HS  là  2,97±2,26  tuần,  ở  nhóm NS  là  3,57±3,13 
tuần. Sự khác biệt có ý nghĩa  (phép kiểm  t với 
p<0,05).  
Tình trạng bị sặc khi rửa mũi 
Trong  tuần  đầu  nhóm  HS  có  20,0%  bệnh 
nhân  bị  sặc.  Nhóm  NS  là  10%  sự  khác  biệt 
không có ý nghĩa (phép kiểm t với p>0,05). 
Tình trạng rát mũi 
Nhóm HS có tỷ lệ bệnh nhân bị rát khi rửa là 
33,3% ở  tuần đầu  tiên đến  tuần  thứ 8  tỷ  lệ này 
vẫn còn là 16,7%. Trong khi đó, nhóm NS chỉ bị 
rát mũi  trong  3  tuần  đầu  sau  phẫu  thuật.  Sự 
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (phép kiểm t 
test với p<0,05). 
Cảm giác thoải mái sau rửa mũi 
Nhóm HS  có  tỷ  lệ  bệnh  nhân  thoải mái  ở 
tuần  thứ  8  là  93,3%,  trong  khi  ở  nhóm NS  là 
100%. 
Tình  trạng  ăn  uống,  sinh  hoạt  sau  phẫu 
thuật 
Thời gian trung bình cải thiện ăn uống, sinh 
hoạt  sau  phẫu  thuật  ở  nhóm HS  là  1,83±1,84 
tuần. ở nhóm NS là 1,90±1,51 tuần. Sự khác biệt 
không có ý nghĩa (phép kiểm t với p>0,05). 
Mức độ hài lòng 
Của bệnh nhân rửa mũi bằng dung dịch NS 
cao hơn  (ở  tuần  thứ 3 100% bn hài  lòng so với 
96,8 ở HS. Tuy nhiên sự khác biệt này không có 
ý nghĩa thống kê (phép kiểm t test với p>0,05). 
BÀN LUẬN 
Qua  nghiên  cứu  nêu  trên,  chúng  tôi  nhận 
thấy hiệu  quả  của dung dịch  ưu  trương dùng 
trong  rửa  mũi  so  với  dung  dịch  muối  đẳng 
trương có một số khác biệt sau 
Tình trạng đau sau phẫu thuật 
Cảm giác đau sau phẫu thuật ở nhóm HS cải 
thiện  tốt hơn nhóm NS với 83,3% và 56,7%, sự 
cải thiện này là có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt 
có  thể  là do nước muối ưu  trương có  tác động 
tích cực trong sự thanh thải chất tiết niêm mạc, 
các yếu tố gây viêm dẫn đến việc cải thiện tình 
trạng đau cho bệnh nhân.  
Tình trạng nghẹt mũi và ngửi của của bệnh 
nhân 
Tình trạng nghẹt mũi ở nhóm ưu trương cải 
thiện  nhanh  hơn  (2,97±2,26  tuần)  so  với  đẳng 
trương  (3,57±3,13  tuần),  tình  trạng  cải  thiện về 
khứu  giác  ở  nhóm  ưu  trương  cũng  tốt  hơn 
nhóm  đẳng  trương  ngay  ở  tuần  đầu  tiên  sau 
phẫu thuật, sự cải thiện này có ý nghĩa thống kê.  
Sự  khác  biệt  này  có  thể  vì  rửa mũi  bằng 
nước muối ưu trương có độ thẩm thấu cao hơn 
làm hút dịch  từ mô xung quanh  làm cho niêm 
mạc mũi bớt phù nề  từ đó cải  thiện  tình  trạng 
nghẹt mũi và ngửi của bệnh nhân sớm hơn.  
Mặt khác, Talbot(8) đã chứng minh rằng nước 
muối ưu trương có tác động thanh thải chất tiết 
niêm mạc  tốt hơn nước muối đẳng  trương. Họ 
cũng chỉ ra rằng muối ưu trương có thể có một 
hiệu  ứng mạnh mẽ  trên  cải  thiện  nghẹt mũi. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  144
Những hiệu ứng này đã được nghiên cứu một 
lần nữa và khẳng định bởi Keojampa(4) (2004). 
Tình  trạng  tụ  dịch,  chảy  dịch  sau  phẫu 
thuật 
Tụ dịch,  chảy dịch  ở  nhóm HS  bắt  đầu  cải 
thiện  ở  tuần  thứ  2 với  23,3% bệnh nhân hết  tụ 
dịch và 35% không còn chảy dịch mũi  tỷ  lệ này 
thay đổi vào tuần thứ 8 là 96,7%. Nhóm NS có tỷ 
lệ bệnh nhân không còn tụ dịch là 13,3% và 53,3% 
không còn chảy dịch mũi đến tuần thứ 8 là 100%. 
Theo  tác  giả  Shoseyov(7)  (1998)  cho  thấy  nhóm 
điều trị HS với 15 bệnh nhân báo cáo sự gia tăng 
trong việc làm sạch tiết dịch mũi trong 2 tuần đầu 
tiên. Trong khi 15 bệnh nhân được điều trị bằng 
NS đã báo cáo không có thay đổi đáng kể.  
Tình trạng dung nạp của dung dịch đối với 
bệnh nhân 
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số 
cảm giác khó  chịu  của bệnh nhân như  rát,  sặc 
xảy  ra  khi  dùng  nước  ưu  trương  nhiều  hơn 
nhóm  dùng  nước muối  đẳng  trương,  theo  tác 
giả Rabago cũng cho thấy các kết quả tương tự.  
Mức độ hài  lòng: đều được chấp nhận ở cả 
hai nhóm ưu trương và đẳng trương. Tuy nhiên 
ở nhóm HS có 90% bệnh nhân hài  lòng ở  tuần 
đầu  tiên và đến  tuần  thứ 8  là 96,7%. Trong khi 
đó, nhóm NS  có  tới 96,7% bệnh nhân hài  lòng 
ngay từ tuần đầu sử dụng và đến tuần thứ 8 là 
100%. Điều này có thể do tính chất nóng rát mà 
dung dịch HS gây ra cho bệnh nhân.  
Theo  Tomooka  đã  chứng  minh  rửa  mũi 
bằng nước muối  ưu  trương  có hiệu  quả  trong 
điều  trị bệnh mũi xoang bao gồm: viêm xoang, 
viêm mũi dị ứng, viêm mũi lão hoá, nghẹt mũi, 
chảy mũi sau.  
Các nồng độ NaCl ưu trương khác nhau đã 
được  thử  nghiệm  trong  nhiều  nghiên  cứu. Có 
nghiên cứu sử dụng HS 7% và có nghiên cứu sử 
dụng HS 6%(1,2,4,8).  
Theo  David  Shoseyov(7)  thì  nồng  độ  dung 
dịch nước muối 3.5%  đã  được  lựa  chọn  so với 
0.9% bởi vì nó là nồng độ nước biển và được coi 
là vô hại, được các bệnh nhân dung nạp tốt hơn.  
Theo  Berjis(3)thì  rửa mũi  với  HS  (3%)  cho 
hiệu quả hơn NS (0,9%)  trên những bệnh nhân 
viêm  xoang mạn  tính,  so  với  nghiên  cứu  của 
chúng tôi thì có sự khác biệt về hiệu quả thật sự 
của dung dịch  ưu  trương dùng  trong  rửa mũi 
điều trị bệnh lý mũi xoang. Theo kết quả của các 
nghiên cứu nước ngoài thì dung dịch ưu trương 
cho hiệu quả hơn đẳng trương trong khi nghiên 
cứu của chúng  tôi cho kết quả của hai phương 
pháp  này  là  gần  như  nhau. Có  thể do  nghiên 
cứu của chúng tôi còn một số hạn chế như thời 
gian  nghiên  cứu  ngắn,  cỡ  mẫu  nhỏ,  Theo 
Saraswati and Rabone chứng minh quá trình rửa 
mũi  bằng  nước muối  là  có  ý  nghĩa  (p=0,0001) 
trong việc  làm giảm  các vấn  đề  ở mũi, những 
thay đổi có lợi cho sức khoẻ về việc cải thiện các 
triệu chứng mũi bao gồm: lỗ mũi sạch hơn, thở 
tốt hơn, cải thiện cảm giác về mùi, giấc ngủ tốt 
hơn, ngưng dùng thuốc xịt mũi, xoang sạch hơn, 
ít  chảy máu mũi,  ít  hắt  hơi,  cảm  giác  sạch  sẽ, 
thoải mái và yên  tâm hơn. Tuy nhiên, có 3 báo 
cáo với tác dụng tiêu cực như tình trạng xoang 
xấu đi, tăng tắc nghẽn mũi. Và 4 báo cáo không 
có tác dụng gì.  
Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng  ta có  thể 
khẳng  định  rằng  dung  dịch  nước  muối  ưu 
trương  cũng  cho  hiệu  quả  tốt  trong  việc  giảm 
thiểu các triệu chứng của bệnh và giúp sự  lành 
thương tốt cho những bệnh nhân sau phẫu thuật 
nội soi mũi xoang, không gây tai biến gì. 
KẾT LUẬN 
Rửa  mũi  bằng  dung  dịch  nước  muối  ưu 
trương 3% trong chăm sóc bệnh nhân sau phẫu 
thuật nội  soi mũi xoang  có hiệu quả,  an  toàn, 
giúp cải  thiện  triệu chứng đau, hồi phục khứu 
giác, nghẹt mũi tốt hơn so với dung dịch nước 
muối  đẳng  trương  0,9% một  cách  có  ý  nghĩa. 
Các triệu chứng khác tương tự như nước muối 
đẳng trương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Adam P, Stiffman M, Blake RL  Jr  (1998). “A clinical  trial of 
hypertonic  saline nasal  spray  in  subjects with  the  common 
cold or rhinosinusitis”. Arch Fam Med; 7 (1): 39‐43.  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 145
2. Andrew  R,  Timothy  M,  Davic  S  (1997).  “Mucociliary 
clearance  and  buffered  hypertonic  saline  solution”.  The 
Laryngoscope: 107.  
3. Berjis N,  Sonbolastan  S M,  Okhovat  S H, Narimani  A  A, 
Razmjui  J.  (2011).”  Normal  Saline  Versus  Hypertonic  3% 
Saline:  It’s  Efficacy  in  Non‐Acute  Rhinosinusitis”.  Iranian 
Journal of Otorhinolaryngology 23(1). 
4. Keojampa  BK,  Nguyen  MH,  Ryan  MW  (2004).”Effects  of 
buffered  saline  solution on nasal mucociliary  clearance  and 
nasal  airway  patency”. Otolaryngol Head Neck  Surg;  131: 
679–82.  
5. Lê Minh  Tâm  (2011).  “Hiệu  quả  bơm  rửa mũi  bằng  nước 
muối  sinh  lý  sau phẫu  thuật nội  soi viêm mũi  xoang mạn 
tính”, Luận văn thạc sĩ, tr 1‐70. 
6. Phạm Kiên Hữu, Văn Thị Hải Hà (2007). “Nghiên cứu những 
yếu tố ảnh hưởng xấu đến kết quả của phẫu thuật nội soi mũi 
xoang”. Y Học TPHCM, tr 47‐51.  
7. Shoseyov  D,  Bibi  H,  Shai  P  (1998).  “Treatment  with 
hypertonic saline versus normal saline nasal wash of pediatric 
chronic sinusitis”. J Allergy Clin Immunol; 101: 602‐5. 
8. Talbot  AR,  Herr  TM,  Parsons  DS  (1997):  “Mucociliary 
clearance  and  buffered  hypertonic  saline  solution”. 
Laryngoscope, 107:500–503. 
Ngày nhận bài       22/08/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   03/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_rua_mui_dung_dung_dich_nuoc_muoi_uu_truong_3_trong.pdf