Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
TÓM TẮT
Việc quản lý rừng cộng đồng ở những cộng đồng vùng cao được xem là một giải pháp hữu ích
nhằm quản lý rừng bền vững. Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của việc quản lý rừng cộng đồng
thông qua việc giao rừng cộng đồng ở 4 thôn vùng cao gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn
Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn đến việc quản lý rừng
bền vững thuộc chương trình dự án CARD. Kết quả cho thấy tiến trình thực hiện giao rừng cộng
đồng có sự tham gia của cộng đồng lần đầu tiên ở vùng miền núi phía Bắc được thực hiện với
những kết quả tích cực. Đất rừng sau khi được giao cho cộng đồng, cộng đồng từng thôn bản lên
kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Việc thực hiện quản lý
rừng cộng đồng đã có tác động tích cực đến cộng đồng trên các khía cạnh cải thiện sinh kế thông
qua các hình thức quỹ phát triển rừng và mô hình nông lâm kết hợp, bảo vệ môi trường và nâng
cao chất lượng rừng: giảm các vi phạm về khai thác lâm sản trái phép; rừng cộng đồng đã được
bảo vệ tốt và chất lượng rừng tăng lên. Về mặt xã hội, việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã
tạo ra sự bình đẳng và đoàn kết hơn giữa các thành viên trong thôn bản.
Từ khóa: Giao đất rừng, cộng đồng, Quản lý rừng, Na Rì.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 27 HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Trần Văn Điền*, Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Việc quản lý rừng cộng đồng ở những cộng đồng vùng cao được xem là một giải pháp hữu ích nhằm quản lý rừng bền vững. Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của việc quản lý rừng cộng đồng thông qua việc giao rừng cộng đồng ở 4 thôn vùng cao gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn đến việc quản lý rừng bền vững thuộc chương trình dự án CARD. Kết quả cho thấy tiến trình thực hiện giao rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng lần đầu tiên ở vùng miền núi phía Bắc được thực hiện với những kết quả tích cực. Đất rừng sau khi được giao cho cộng đồng, cộng đồng từng thôn bản lên kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã có tác động tích cực đến cộng đồng trên các khía cạnh cải thiện sinh kế thông qua các hình thức quỹ phát triển rừng và mô hình nông lâm kết hợp, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng rừng: giảm các vi phạm về khai thác lâm sản trái phép; rừng cộng đồng đã được bảo vệ tốt và chất lượng rừng tăng lên. Về mặt xã hội, việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra sự bình đẳng và đoàn kết hơn giữa các thành viên trong thôn bản. Từ khóa: Giao đất rừng, cộng đồng, Quản lý rừng, Na Rì. ĐẶT VẤN ĐỀ* Những cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng ở các nơi xa xôi của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thuộc nhóm người nghèo nhất của cả nước, rất hạn chế trong việc tiếp cận tới đất nông nghiệp, dịch vụ y tế , thị trường và cơ sở hạ tầng. Các xã Văn Minh, Lạng San của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 63-68% [1]. Đất lâm nghiệp chiếm khoảng trên 84% và 90% tổng diện tích tự nhiên và có một tầm quan trọng trong đời sống của người dân địa phương bao gồm thu lượm củi đun, thu hái lâm sản và cây thuốc. Tuy nhiên, thiếu sự tiếp cận sử dụng đất rừng và tính bất công bằng trong việc giao diện tích rừng đối với các hộ gia đình nghèo đã dẫn đến sự nghèo đói nghiêm trọng. Tình hình quản lý rừng đã trở nên nhiều bất cập bởi các vấn đề như: (i) năng suất thấp do rừng nghèo kiệt sau khi sử dụng quá mức và ít đầu tư; (ii) nhận thức của người dân về rừng như là đất chung và tự do xâm chiếm bởi sự không rõ ràng về ranh giới cũng như trách nhiệm của chủ rừng; (iii) ít có * Tel.: 02803855564; Email: tranvandien@tuaf.edu.vn sự khuyến khích về tái đầu tư vào rừng (không có những đảm bảo chắc chắn) và sự lỏng lẻo về trách nhiệm trực tiếp đối với đất rừng; (iv) nhận thức không rõ về quyền của người sử dụng, luật và các qui định về rừng cũng như các quyền tham gia vào quá trình thực thi ví dụ như việc giao đất lâm nghiệp; và (v) sự hạn chế hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ trong việc đưa ra những giải pháp để sử dụng có hiệu quả đất rừng [2]. Luật đất đai bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2004 đã cho phép các cộng đồng (thôn bản) nhận đất và rừng [3]. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để thực thi các cơ hội này. Chính vì vậy, dự án nghiên cứu do chính phủ Úc tài trợ gọi tắt là dự án CARD Na Rì đã thử nghiệm cơ chế hỗ trợ phát triển rừng trong khuôn khổ quản lý rừng cộng đồng như qui hoạch sử dụng đất và giao đất rừng cho cộng đồng có sự tham gia nhằm thúc đẩy việc phân phối và giải quyết việc quản lý rừng một cách bền vững. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bốn thôn gồm Nà Mực và Khuổi Liềng xã Văn Minh, Tô Đoóc và Bản Sảng xã Lạng San thuộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn có đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 28 rừng cộng đồng được chọn là điểm nghiên cứu của đề tài. Đất rừng cộng đồng là đối tượng can thiệp chính của dự án bao gồm: qui hoạch sử dụng đất, giao đất rừng, làm giàu rừng, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp. Chất lượng rừng cộng đồng được đánh giá thông qua việc khảo sát đánh giá chất lượng rừng nhằm xác định trữ lượng và tính đa dạng sinh học. Tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng người dân và mức độ phụ thuộc về sinh kế của người dân vào rừng được xác định qua điều tra kinh tế xã hội. Số liệu liên quan đến qui hoạch sử dụng đất, giao đất rừng, làm giàu rừng, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp được đo đếm và xác định trên mẫu đại diện. Quá trình giao đất, quản lý quỹ phát triển rừng cộng đồng, quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng cũng được ghi chép theo dõi. Kết quả cũng như tác động của các khóa tập huấn được phân tích và đánh giá khi kết thúc dự án. Phân tích hiệu quả kinh tế trong quản lý rừng cộng đồng được tiến hành cho từng hoạt động. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Giao đất rừng cộng đồng Việc giao đất rừng chính thức cho cộng đồng là việc làm triển khai đầu tiên ở tỉnh Bắc Kạn. Quá trình giao đất rừng cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt thủ tục giấy tờ lẫn công việc ngoài hiện trường. Công việc khó khăn nhất là việc giải quyết cạnh tranh mẫu thuẫn về ranh giới rừng cộng đồng. Trước kia rừng cộng đồng được xem là tài sản chung được khai thác sử dụng bởi người dân ở nhiều thôn bản. Vì vậy thực sự đây là một việc rất khó khi chỉ giao rừng cho một thôn bản. Tuy nhiên, bằng việc giải quyết các vấn đề có sự tham gia, nên đã đạt được sự thống nhất với các thôn bản lân cận. Kết quả, đường biên ranh giới rừng cộng đồng của 4 thôn bản đã được xác định và bản đồ hiện trạng đã được xây dựng. Việc cấp sổ đỏ cho cộng đồng đã chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cộng đồng 4 thôn đã nhận được đất rừng cộng đồng (bảng 1). Việc giao đất rừng cộng đồng cho thôn bản đã tạo cho người dân yên tâm và tự tin đóng góp lao động và các đầu tư khác vào bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng vì lợi ích chung của cộng đồng. Các điều kiện đảm bảo cho sự thành công của giao đất rừng cộng đồng là: - Ranh giới rừng cộng đồng cần phải được xác định rõ ràng bằng phương thức có sự tham gia trước khi thực hiện các công việc hành chính giấy tờ. - Sự hợp tác chặt chẽ giữa lãnh đạo huyện và xã, đặc biệt là Hạt Kiểm lâm và Phòng Tài nguyên Môi trường trong triển khai các công việc ngoài hiện trường cũng như giải quyết các thủ tục giấy tờ trong giao đất rừng cộng đồng. - Cần có sự hỗ trợ tài chính nhất định cho việc giao đất rừng. Bảng 1: Kết quả giao đất rừng cộng đồng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho 4 thôn dự án STT Thôn Diện tích đất rừng quy hoạch cho cộng đồng (ha) Diện tích đất rừng đã giao cho cộng đồng Diện tích đất được cấp sổ đỏ (ha) % (ha) % 1 Bản Sảng 154,3 154,3 100 154,3 100 2 Tô Đoóc 45,1 45,1 100 45,1 100 3 Nà Mực 118,3 118,3 100 118,3 100 4 Khuổi Liềng 121,1 121,1 100 121,1 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 29 Thiết lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Sau khi chính thức nhận được quyền sử dụng đất rừng cộng đồng, kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được xây dựng ở từng thôn bản. Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng gồm có 2 phần: (1) Qui chế quản lý rừng cộng đồng ở cấp thôn bản, và (2) Kế hoạch hoạt động cần triển khai trên đất rừng cộng đồng. Cả qui chế quản lý rừng cộng đồng và kế hoạch hoạt động được xây dựng riêng rẽ tại các thôn bản. Vì thế cấu trúc kế hoạch quản lý rừng cộng đồng nhìn chung là giống nhau, tuy nhiên tùy theo mong muốn sử dụng đất và mức độ thực thi luật pháp mà nội dung của kế hoạch quản lý rừng cộng đồng có sự khác nhau giữa 4 thôn. Các nội dung chung trong qui chế quản lý rừng cộng đồng, bao gồm: - Quyền và trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng; - Những qui định bảo vệ rừng và huy động các nguồn lực để bảo vệ và phát triển rừng; - Thu hoạch và bán các sản phẩm rừng bao gồm cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ; - Qui định về chăn thả gia súc trong rừng cộng đồng; - Phòng chống cháy rừng; - Biện pháp ngăn chặn người ngoài vào canh tác, chặt gỗ và săn bắn bất hợp pháp cũng như việc mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản trong thôn bản; - Sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng, dịch vụ và bán các sản phẩm; - Sự hợp tác giữa các thôn bản trong bảo vệ và phát triển rừng; - Qui định về phạt đối với những đối tượng vi phạm nội qui; - Qui định về chia sẻ lợi ích giữa các thành viên trong cộng đồng; - Qui chế phải được thông qua trước toàn thể cộng đồng và trình xin sự phê duyệt của UBND xã. Nội dung chung trong kế hoạch hoạt động quản lý rừng cộng đồng, bao gồm: - Kế hoạch trồng rừng mới như loài cây nào? Diện tích bao nhiêu? Ở đâu? Khi nào? Chi phí lao động bao nhiêu? Bao nhiêu cây giống? Nguồn giống ở đâu? - Kế hoạch làm vườn ươm sản xuất cây giống? - Kế hoạch chăm sóc và bảo vệ? - Kế hoạch thu hoạch? - Nhân lực? - Các hoạt động khác như phát triển nông lâm kết hợp? Nhìn chung, các bản quy chế này được lập do sự bàn bạc và thống nhất của cộng đồng. Tùy theo từng điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm tập quán của từng dân tộc và điều kiện đất đai tài nguyên mà các cộng đồng có các nội quy riêng. Thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Tại mỗi thôn cần thành lập một Ban quản lý rừng cộng đồng. Ban quản lý rừng cộng đồng gồm 5 người đã được bầu ra nhằm quản lý và điều hành các hoạt động quản lý rừng cộng đồng. Sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng phân theo giới và độ tuổi được tổng hợp ở bảng 2. Kết quả bảng 2 cho thấy tất cả 4 thôn đều có sự thống nhất cao trong việc trồng rừng để bảo vệ rừng đầu nguồn và cung cấp gỗ cho thị trường. Trong các cuộc họp thôn, với sự tham gia của đại diện các hộ trong thôn, mọi người đều cam kết đóng góp công lao động trong thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Nhìn chung, cả 4 thôn đều đạt được sự thống nhất là giảm và dừng hẳn việc du canh và chăn thả gia súc tự do trên đất rừng cộng đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 30 Bảng 2: Mức độ tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào quản lý rừng cộng đồng STT Thôn Số hộ tham gia vào CFM Tổng số nam >15 tuổi tham gia CFM Tổng số nữ >15 tuổi tham gia CFM Hộ % Người % Người % 1 Nà Mực 23 100 54 100 52 100 2 Khuổi Liềng 35 100 81 100 72 100 3 Tô Đoóc 19 73 30 46.7 32 46.3 4 Bản Sảng 69 100 157 100 145 100 Nâng cao năng lực cho cộng đồng người dân địa phương Căn cứ vào nhu cầu đào tạo của cộng đồng địa phương, nhiều khóa tập huấn đã được tổ chức như trình bày ở bảng sau. Bảng 3: Các khóa tập huấn đã được tổ chức tại các thôn của vùng dự án STT Chủ đề tập huấn/các khóa tập huấn Số người tham gia 1 Qui hoạch sử dụng đất và giao đất 26 2 Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 25 3 Xây dựng vườn ươm thôn bản 125 4 Trồng và phát triển rừng 82 5 Luật về bảo vệ và phát triển rừng 80 6 Phát triển nông lâm kết hợp tạo thu nhập 64 7 Thu hoạch bền vững lâm sản ngoài gỗ 82 Hầu hết các lớp tập huấn được thực hiện theo phương pháp tập huấn cho nông dân tại hiện trường. Các khóa tập huấn này giúp cho các thành viên trong cộng đồng nhận thức được các luật và qui định bảo vệ và phát triển rừng, và có thêm các kiến thức và kỹ năng trong quản lý rừng. Thiết lập vườn ươm thôn bản Bảng 4: Số lượng cây giống lâm nghiệp được sản xuất hàng năm tại các thôn vùng dự án STT Thôn Mỡ Keo tai tượng nhập hạt từ Úc Tổng số 1 Nà Mực 30.000 40.000 70.000 2 Khuổi Liềng 20.000 30.000 50.000 3 Tô Đoóc 20.000 30.000 50.000 4 Bản Sảng 30.000 40.000 70.000 Tổng 100.000 140.000 240.000 Một trong những khó khăn cơ bản trong phát triển rừng trên cả đất rừng cộng đồng và đất rừng đã giao cho các hộ là thiếu cây giống với chất lượng đảm bảo. Một số dự án đã cung cấp cây giống cho người dân trong vùng, nhưng đã không thành công bởi tỷ lệ cây sống rất thấp do cây giống phải vận chuyển từ các nơi rất xa nơi trồng và chất lượng giống không đảm bảo. Vì vậy cần thiết phải thiết lập các vườn ươm thôn bản không những đảm bảo tỷ lệ sống cao khi trồng mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân và quản lý được giống có nguồn gốc chất lượng cao. Dự án đã hỗ trợ và giúp đỡ người dân thiết lập các vườn ươm thôn bản nhằm nâng cao chất lượng cây giống cho trồng rừng trên đất đã được giao bán tại địa phương. Sự hỗ trợ chính của dự án là tập huấn về thiết lập và quản lý vườn ươm và cung cấp hạt giống Keo tai tượng nhập hạt từ Úc và hạt Mỡ từ rừng giống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 31 có chất lượng cao. Trong 3 năm triển khai, một số lượng lớn cây con giống đã được sản xuất và cung cấp cho việc trồng rừng trên đất rừng cộng đồng được tóm tắt ở bảng 4. Chí phí cho các vườn ươm thôn bản được tổng hợp ở bảng 5. Kết quả cho thấy để sản xuất 70.000 cây con giống mỗi thôn cần vào khoảng 5 triệu đồng làm vườn ươm và 16,5 triệu động cho các hoạt động chăm sóc và quản lý trong một năm. Giá thành cho một cây giống chỉ là 309 đồng, trong khi đó giá mua cây giống trên thị trường là 700 - 1000 đồng/cây. Bảng 5: Chi phí cho một vườn ươm thôn bản để sản xuất được 70.000 cây giống TT Các khoản chi chính Thành tiền (đồng) 1 Thiết lập vườn ươm (chi phí cơ bản) 5.120.000 2 Chi phí sản xuất, chăm sóc và quản lý 16.498.000 3 Tổng chi phí 21.618.000 4 Giá thành cho sản xuất 1 cây giống 309 Việc sản xuất cây giống lâm nghiệp tại chỗ không những đưa lại hiệu quả kinh tế cho người dân về chất lượng cây con, thu nhập và còn tạo cho người dân nâng cao nhận thức, kiến thức kỹ thuật tạo cây con trong vườn ươm. Mô hình nông lâm kết hợp trên đất rừng cộng đồng Việc thiết kế mô hình nông lâm kết hợp (NLKH) được xem xét đến nhu cầu tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng. Việc mở rộng cơ hội thị trường của một số loài cây rừng trồng thể hiện việc chuyển đổi từ việc phụ thuộc vào sản phẩm rừng tự nhiên sang sản phẩm rừng trồng. Bằng việc lựa chọn những loài cây thích hợp với điều kiện môi trường của địa phương, sinh trưởng nhanh đáp ứng với nhu cầu thị trường, cộng đồng có thể có lợi ích về tài chính từ việc trồng cây của dự án trên đất rừng cộng đồng hoặc trên đất khác hỗ trợ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp. Một mặt khác cây trồng sẽ hỗ trợ thêm trong việc giải quyết an ninh lương thực và hỗ trợ thêm thu nhập. Diện tích thử nghiệm mô hình NLKH là 1 ha cho mỗi thôn. Kết quả tổng hợp ở bảng 6. Việc lựa chọn cây trên mô hình dựa vào các loài chính đã đưa ra trong qui hoạch sử dụng đất. Các loài này có tiềm năng thương mại hoặc phù hợp với gieo trồng trong các băng. Với cây lấy gỗ keo lai, mỡ và xoan được người dân lựa chọn trồng trong mô hình. Thêm vào đó loài cây sinh trưởng nhanh, đa mục đích như cây cốt khí được trồng theo các băng chắn xói mòn. Các cây trồng nông nghiệp trồng trong các băng được lựa chọn dựa theo kinh nghiệm của người dân. Ngô lai, đậu tương, khoai tàu và sắn là các loại cây nông nghiệp được lựa chọn trồng trong các mô hình. Về cây lâm nghiệp kết quả sau 2 năm trồng xen trong mô hình nông lâm kết hợp đạt được kết quả trung bình (Bảng 7). Bảng 6: Năng suất các cây trồng nông nghiệp trong các mô hình NLKH tại 4 thôn vùng dự án Năm Cây trồng Năng suất cây trồng nông nghiệp ở các thôn (kg/ha) Nà Mực Khuổi Liềng Tô Đoóc Bản Sảng 2008 Đậu tương 400 630 650 700 Khoai tàu - 300 - - Sắn - 5.000 - - 2009 Ngô 4.500 2.000 2.200 2.000 Đậu tương 1.400 - - - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 32 Bảng 7: Chiều cao cây lâm nghiệp (m) sau 2 năm trồng tại các mô hình nông lâm kết hợp STT Loài cây Nà Mực Khuổi Liềng Tô Đoóc Bản Sảng 1 Mỡ 2,0-2,5 2,0-2,5 1,5-2,0 1,5-2,0 2 Keo lai 2,5-3,0 2,5-3,0 2,0-2,5 2,0-2,5 3 Xoan 2,0-2,5 2,0-2,5 - - Bảng 8. Hiện trạng quỹ phát triển rừng cộng đồng tại 4 thôn dự án sau 2 năm hoạt động Chỉ tiêu Tiền quỹ của các thôn dự án (1.000 đồng) Khuổi Liềng Nà Mực Tô Đoóc Bản Sảng Vốn ban đầu 13.000 13.000 13.000 13.000 Tăng trưởng vốn 6.160 7.068 10.000 3.188 Các khoản vay 14.650 10.300 21.000 7.500 Chi phí cho CFM 1.465 127 850 594 Cân đối 3.195 7.784 2.735 9.968 Quỹ phát triển rừng cộng đồng (CFDF) Quỹ phát triển rừng cộng đồng được thiết lập trên cơ sở nguồn hỗ trợ ban đầu của dự án CARD. Mục đích chính của quỹ này là sử dụng cho các hoạt động phát triển rừng trên đất rừng cộng đồng của thôn bản. Các hoạt động liên quan đến phát triển rừng cộng đồng có thể sử dụng quỹ này theo qui định của cộng đồng. Quỹ này được duy trì và phát triển cho mục đích lâu dài. Quỹ được quản lý bởi Ban Quản lý rừng cộng đồng. Các vấn đề về quản lý tài chính được thông qua trong các buổi họp thôn đảm bảo tính minh bạch. Các nguồn cho tạo quỹ : a) Hỗ trợ từ dự án: - Dự án hỗ trợ 1000 AUD (13 triệu đồng) như "vốn ban đầu" để thiết lập quỹ. - Các hộ nhận cây giống từ các vườn ươm của thôn về trồng trên đất của gia đình phải trả 50 đồng/cây đóng góp vào quỹ (theo qui chế quản lý vườn ươm). b) Thu từ các sản phẩm của rừng cộng đồng bao gồm cả gỗ và các lâm sản ngoài gỗ. - Đóng góp 20% tổng giá trị thu sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ từ rừng cộng đồng như nấm, hoa quả, cây thuốc v.v.. - Các hộ trong cộng đồng khi được phép khai thác gỗ ở rừng cộng đồng về làm nhà phải đóng 20% giá trị của gỗ vào quỹ. c) Lãi suất từ khoản cho vay - Quỹ có thể cho các hộ trong thôn vay cho các hoạt động phát triển nông và lâm nghiệp với lãi suất là 0,6%/tháng dựa vào nhu cầu của các hộ. - Phạt từ các hoạt động khai thác trái phép hoặc vi phạm qui chế quản lý rừng cộng đồng. Quản lý quỹ: - Ban quản lý rừng cộng đồng trong thôn có trách nhiệm quản lý quỹ. - Việc sử dụng quỹ tuân thủ theo các qui định quản lý tài chính của chính phủ (có hóa đơn, sổ theo dõi..) - Kế toán và trưởng Ban quản lý rừng cộng đồng phải báo cáo việc quản lý tài chính của cộng đồng với UBND xã. Quỹ phát triển rừng cộng đồng sau 3 năm thực hiện (tháng 1/2008 - tháng 1/2010) được tổng hợp ở bảng 8. Số liệu bảng 8 cho thấy quỹ CFDF được cộng đồng người dân địa phương quản lý rất tốt. Qui mô vốn của cả 4 thôn đều tăng trưởng rất có ý nghĩa. Các hộ nghèo trong cộng đồng có thể tiếp cận quỹ CFDF như một khoản tín dụng vi mô cho phát triển rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 33 Bảng 9. Những tác động và thay đổi do việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng STT Chỉ số Tỷ lệ người dân trong cộng đồng đồng ý (%) Nà Mực Khuổi Liềng Tô Đoóc Bản Sảng 1 Giảm khai thác trái phép 100 94,1 81,8 86,4 2 Chất lượng rừng tăng lên 81,0 100 90,9 89,4 3 Tăng thu nhập 19,0 32,4 27,3 18,2 4 Công bằng trong cộng đồng 33,3 44,1 45,5 31,8 5 Đoàn kết trong cộng đồng 76,2 61,8 54,5 39,4 6 Giữ được nước 57,1 73,5 36,4 48,5 7 Môi trường được bảo vệ 85,7 97,1 90,9 68,2 Các tác động/thay đổi do việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng Nghiên cứu điều tra đánh giá các tác động và sự thay đổi trong việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng tại 4 thôn được triển khai vào năm 2010. Kết quả điều tra cho thấy việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã có một số tác động tích cực đến cộng đồng trên các khía cạnh cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng rừng (bảng 9). Kết quả bảng trên cho thấy có 57-100% thành viên trong cộng đồng cho rằng thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã làm giảm các vi phạm về khai thác lâm sản trái phép. 59-100% cho rằng rừng cộng đồng đã được bảo vệ tốt và chất lượng rừng tăng lên. Chính vì vậy môi trường sống đã được cải thiện như giữ được nước quanh năm, thiên tai giảm trong địa bàn địa phương. Thêm vào đó việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra sự bình đẳng và đoàn kết hơn giữa các thành viên trong thôn bản. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Việc giao đất rừng cộng đồng cho thôn bản chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở tham gia tích cực của cộng đồng người dân địa phương, chính quyền các cấp trong việc giải quyết tranh chấp, xây dựng bản đồ hiện trạng và hoàn thiện hồ sơ giao đất. - Việc áp dụng hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng của Bộ NN&PTNT theo nghị định 106/2006/NĐ-BNN ngày 27/11/2006 nên linh hoạt và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế và văn hóa địa phương. - Nâng cao năng lực cho người dân địa phương về quyền tiếp cận đất rừng cộng đồng, quyền thu hoạch và trách nhiệm bảo vệ rừng cộng đồng được xem là một hoạt động quan trọng cho việc thực hiện thành công kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. - Quỹ phát triển rừng cộng đồng có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào quản lý rừng cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UBND xã Văn Minh và Lạng San (2006), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm. 2. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2007), Kết quả điều tra rừng tại xã Văn Minh và Lạng San - huyện Na Rì - Bắc Kạn. 3. Chính phủ Việt Nam (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Quyết định 106/2006/QĐ-BNN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 27 - 34 34 SUMMARY EVALUATION THE EFFECTIVE OF COMMUNITY FOREST MANAGEMENT APPROACH IN NA RI DISTRICT, BAC KAN PROVINCE Tran Van Dien*, Tran Thi Thu Ha College of Agriculture and Forestry – TNU Community-based forest management in upland communities is considered a useful solution to sustainable forest management. This paper evaluates affects of forest management based on the communities through CARD project at the four upland villages including Na Muc and Khuoi Lieng (Van Minh commune) and To Dooc and Bang Sang (Lang San commune), Na Ri district, Bac Kan province. The research show forest land allocation process for communities with the local participation as first time in the northern mountainous region is done with positive results. A detail plan of Forest community management in each village was developed and implemented after forest land allocation. The implementation of community-based forest management has a positive impact on the community aspect to improve livelihoods through forest development fund and agro-forestry, environmental protection and improvement of forests: reducing illegal exploitation of forest products; increasing quality of forests. On the social aspects, the implementation of community-based forest management has created more equality and solidarity between the members of the village. Key words: Forest land allocation, community, forest management, Na Ri. * Tel: 02803855564; Email: tranvandien@tuaf.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
File đính kèm:
- hieu_qua_quan_ly_rung_cong_dong_tai_huyen_na_ri_tinh_bac_kan.pdf