Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội

TÓM TẮT

Chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) là phương thức chăn nuôi mang lại hiệu quả

kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hộ nông dân các huyện

ngoại thành Hà Nội đã và đang áp dụng qui trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy

vậy, để ứng dụng rộng rãi phương thức chăn nuôi này cần phải đánh giá một cách khoa học và phân tích rõ các

nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo hướng VietGAP, làm cơ sở để các cơ quan chỉ đạo

sản xuất nông nghiệp và người chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội lựa chọn và phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

Từ khoá: Chăn nuôi lợn VietGap của Hà Nội, hiệu quả kinh tế.

pdf 7 trang phuongnguyen 2800
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội

Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội
J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 6: 906-912 
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6: 906-912 
www.vnua.edu.vn 
906 
HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG THEO HƯỚNG 
THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VIETGAP) CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 
Nguyễn Ngọc Xuân1*, Nguyễn Hữu Ngoan2 
1Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây 
2Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Email*: Xuannn.d20@moet.edu.vn 
Ngày gửi bài: 18.06.2014 Ngày chấp nhận: 01.09.2014 
TÓM TẮT 
 Chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) là phương thức chăn nuôi mang lại hiệu quả 
kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hộ nông dân các huyện 
ngoại thành Hà Nội đã và đang áp dụng qui trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy 
vậy, để ứng dụng rộng rãi phương thức chăn nuôi này cần phải đánh giá một cách khoa học và phân tích rõ các 
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo hướng VietGAP, làm cơ sở để các cơ quan chỉ đạo 
sản xuất nông nghiệp và người chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội lựa chọn và phát triển chăn nuôi một cách bền vững. 
Từ khoá: Chăn nuôi lợn VietGap của Hà Nội, hiệu quả kinh tế. 
Economic Efficiency of Concentrated Pig Production 
toward Good Agricultural Practices of Farm Households in Suburban Hanoi 
ABSTRACT 
Pig production according to good agicultural practices (VietGAP) is the method that brings about high economic 
efficiency and environmental protection, meeting the demand for safety food by customers. Households in suburban 
districts of Hanoi have been applying technical protocol of concentrated meat production based on VietGap standard. 
However, for wide application of this protocol, it is necessary to comprehensively assess and clearly analyze the 
economic efficiency and the factors affecting concentrated pig production towards VietGap, serving as the basis for 
authorities to direct agricultural production and pig growers in Hanoi suburban to sustainably develop pig production. 
Keywords: Economic efficiency, VietGAP pig production in Hanoi. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngoại thành Hà nội là một vùng nông thôn 
rộng lớn có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 
thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp 
hàng hóa chất lượng cao. Chăn nuôi lợn tập 
trung là một hình thức tổ chức sản xuất đang 
được khuyến khích phát triển. UBND thành phố 
Hà Nội đã có quyết định số 2801/QĐ-UBND 
ngày 17/06/2011 nhằm phát triển chăn nuôi tập 
trung theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi qui 
mô lớn ngoài khu dân cư. Thực hiện quyết định 
đó Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
thành phố đã chỉ đạo và triển khai chương trình 
chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP bước 
đầu đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, chăn nuôi 
lợn theo VietGAP đòi hỏi những điều kiện các 
yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm rất chặt 
chẽ so với chăn nuôi truyền thống. Vì vậy, cần 
phải đánh giá một cách khoa học về hiệu quả 
kinh tế (HQKT) và các nhân tố ảnh hưởng đến 
nâng cao HQKT của loại hình chăn nuôi lợn 
VietGAP, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thiết 
thực để giúp người chăn nuôi lợn ở Hà nội đạt 
HQKT cao và tích cực thực hiện các tiêu chuẩn 
VietGAP trong chăn nuôi. 
Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan 
907 
 Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: 
Đánh giá một cách khách quan thực trạng chăn 
nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt theo 
tiêu chuẩn VietGap của các hộ chăn nuôi ngoại 
thành Hà nội; Xác định hiệu quả kinh tế và các 
nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao HQKT của các 
hình thức chăn nuôi lợn thịt tại các cơ sở nghiên 
cứu; Đề xuất một số giải pháp nâng cao HQKT 
cho các hộ chăn nuôi theo hướng VietGAP ở 
ngoai thành Hà Nội. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Chọn điểm nghiên cứu 
Thành phố Hà nội có 27 quận, huyện và thị 
xã, trong đó 22 quận, huyện, thị xã còn sản xuất 
nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn tập 
trung, qui mô lớn ngoài khu dân cư phát triển 
mạnh ở các huyện ngoại thành. Ba huyện Ứng 
Hòa, Thạch Thất, Gia Lâm là những huyện có 
nhiều hộ nông dân chăn nuôi lợn tập trung thực 
hiện theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo số liệu công 
bố tại niên giám thống kê của thành phố Hà nội 
năm 2012, số lượng lợn hơi xuất chuồng của 
huyện Ứng Hoà là 85.308 con; huyện Thạch 
Thất là 54.537 con; huyện Gia lâm là 51.975 
con. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn 3 huyện trên 
để đi sâu phân tích đánh giá về HQKT chăn 
nuôi lợn trong các hộ áp dụng qui trình 
VietGAP. 
2.2. Thu thập thông tin 
- Thông tin phục vụ cho nghiên cứu từ hai 
nguồn: 
+ Thông tin thứ cấp được thu thập từ các 
sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học đã công bố, 
các văn bản chỉ đạo của các cấp chính quyền, 
các báo cáo của các cơ quan chuyên môn thuộc 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thành 
phố Hà nội liên quan đến sản xuất nông nghiệp 
và thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). 
+ Thông tin sơ cấp được thu thập trực tiếp 
bằng phương pháp điều tra chọn mẫu 195 hộ 
chăn nuôi lợn tập trung theo qui trình VietGAP 
ở 3 huyện theo cách phỏng vấn trực tiếp. Các hộ 
nông dân chăn nuôi lợn được phân loại thành 3 
nhóm: Nhóm 1 điều tra 32 hộ (16,5%) là các hộ 
chăn nuôi có điều kiện về kinh tế khá có nhiều 
khả năng mở rộng qui mô chăn nuôi tập trung; 
nhóm 2 điều tra 67 hộ (34%) là các hộ có điều 
kiện kinh tế trung bình; nhóm 3 điều tra 96 hộ 
(49,5%) là các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn. 
Ngoài ra, nghiên cứu còn điều tra 30 hộ chăn 
nuôi theo phương thức thông thường để so sánh. 
2.3. Xử lý và tổng hợp thông tin 
Các thông tin sau khi thu thập, được xử lý 
bằng phần mềm Excel và tổng hợp bằng phương 
pháp phân tổ thống kê. 
2.4. Các phương pháp phân tích thông tin 
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống 
kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp hạch 
toán chi phí để phân tích ngoài ra còn sử dụng 
các phương pháp chuyên gia, chuyên khảo để 
đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập 
trung theo hướng VietGAP. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Chi phí chăn nuôi lợn tập trung theo 
hướng VietGAP trong các hộ tại thành phố 
Hà Nội 
Chi phí là yếu tố quan trọng cấu thành nên 
giá thành sản phẩm và có ảnh hưởng trực tiếp 
đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn. 
Qua tìm hiểu cho thấy, chi phí bình quân 
trong các hộ chăn nuôi theo hướng VietGAP là 
4,41 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu chi phí thức 
ăn chiếm 57,67%, tiếp theo chi phí giống chiếm 
24,19%, các chi phí lao động gia đình chiếm 
13%, các chi phí khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. 
Qua bảng cho thấy, chi phí trung gian trong 
chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP của các hộ 
trung bình là 3,8 triệu đồng. So sánh chi phí 
trung gian giữa các nhóm hộ khác nhau thì các 
hộ chăn nuôi thuộc nhóm 1 có chi phí lớn nhất 
3,91 triệu đồng, các hộ chăn nuôi nhóm 2 là 3,83 
triệu đồng, chi phí trung gian của các hộ chăn 
nuôi nhóm 3 là 3,74 triệu đồng. Xét về chi phí 
thức ăn ở cả 3 nhóm hộ cho thấy, các hộ chăn 
nuôi thuộc nhóm 3 có chi phí thức ăn cao nhất
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) của các hộ nông dân 
ngoại thành Hà Nội 
908 
Bảng 1. Chi phí trong chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP của các nhóm hộ 
(Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng, triệu đồng) 
Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Bình quân 
Số lượng hộ điều tra 32 67 96 195 
I. Chi phí trung gian 3,91 3,83 3,74 3,80 
 1. Chi phí giống 1,11 1,07 1,05 1,07 
 2. Chi phí thức ăn 2,53 2,54 2,55 2,54 
 2.1 Thức ăn CN 2,53 2,38 2,14 2,29 
 2.2 Thức ăn khác 0,00 0,16 0,41 0,26 
 3. Chi phí thuốc thú y 0,05 0,06 0,05 0,05 
 4. Điện nước 0,06 0,05 0,03 0,04 
 5. Chi phí dụng cụ sản xuất 0,03 0,03 0,03 0,03 
 6. Chi phí thuê lao động 0,06 0,02 0,00 0,02 
 7. Chi phí khác 0,07 0,06 0,03 0,05 
II. Khấu hao TSCĐ 0,05 0,04 0,03 0,04 
III. Lao động gia đình 0,34 0,52 0,69 0,57 
IV. TC 4,30 4,39 4,46 4,41 
Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu điều tra năm 2013 
2,55 triệu đồng (chiếm 57,17%), các hộ thuộc 
nhóm 2 là 2,54 triệu đồng và các hộ chăn nuôi 
thuộc nhóm 1 là 2,53 triệu đồng. Trong đó các 
hộ chăn nuôi thuộc nhóm 1 thì 100% thức ăn sử 
dụng trong chăn nuôi lợn là thức ăn công 
nghiệp, với các hộ chăn nuôi thuộc nhóm 2 và 
nhóm 3 một phần thức ăn khác (phụ phẩn trong 
ngành trồng trọt và phụ phẩn trong sinh hoạt 
như thức ăn thừa...). Sở dĩ có sự khác nhau về 
chi phí thức ăn là do các hộ chăn nuôi thuộc 
nhóm 1 chăn nuôi lợn bằng cám công nghiệp và 
giống mới, lợn lớn nhanh hơn và khả năng tăng 
trọng nhanh hơn dẫn đến thời gian nuôi giảm 
đi và trọng lượng bán lớn hơn nên tận dụng 
lượng thức ăn tối đa cho lợn nên chi phí thức 
ăn chiếm thấp trong cơ cấu tổng chi phí hộ. Đối 
với các hộ chăn nuôi thuộc nhóm 2 và nhóm 3 
tuy đã ý thức được con giống nhưng do vốn 
không đủ nên không thể thay thế được con 
giống và không có tiền đầu tư hoàn toàn thức 
ăn công nghiệp dẫn đến chi phí thức ăn tốn hơn 
vì con giống tăng trưởng chậm và thời gian kéo 
dài hơn nên dẫn đến tiêu tốn thức ăn nhiều 
làm cho hiệu quả thấp hơn. 
Bên cạnh đó, chi phí về giống là một trong 
những khoản chi phí cao trong tổng thể chi phí 
của hộ chỉ đứng sau chi phí thức ăn. Hộ chăn 
nuôi thuộc nhóm 1 thường là tự sản xuất và 
mua từ các trại giống được chứng nhận nên chi 
phí giống cao hơn so với các hộ chăn nuôi thuộc 
nhóm 2 và nhóm 3. 
Chi phí lao động gia đình cũng đóng vai trò 
rất quan trọng và chiếm một tỷ lệ khá cao chỉ 
sau chi phí thức ăn và chi phi giống. Cao nhất là 
các hộ quy mô nhỏ chiếm đến 15,47% trong tổng 
chi phí, tiếp theo là các hộ thuộc nhóm 2 và 
nhóm 1 lần lượt chiếm 11,84% và 7,91%. 
Nguyên nhân tăng chi phí lao động gia đình là 
do ảnh hưởng của dịch bệnh từ những năm 
trước, hộ chăn nuôi phải tăng cường theo dõi và 
chăm sóc nên chi phí công lao động tăng lên; còn 
các hộ quy mô lớn do phòng trừ dịch bệnh nên 
chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, do các hộ chăn nuôi 
thuộc nhóm 1 chủ yếu sử dụng thức ăn công 
nghiệp nên tiết kiệm được lao động gia đình, với 
các hộ chăn nuôi thuộc nhóm 2 và nhóm 3 các 
hộ tốn thêm công lao động đi thu gom thức ăn 
và chuẩn bị thức ăn khác. 
Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan 
909 
Bảng 2. So sánh chi phí chăn nuôi lợn theo VietGAP và chăn nuôi thường 
(Tính bình quân cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng, triệu đồng) 
Chỉ tiêu Chăn nuôi theo Vietgap Chăn nuôi thường 
Số lượng hộ điều tra 195 30 
I. Chi phí trung gian 3,80 3,74 
1. Chi phí giống 1,07 1,03 
2. Chi phí thức ăn 2,54 2,55 
 - Thức ăn chăn nuôi 2,29 2,12 
- Thức ăn khác 0,26 0,43 
3. Chi phí thuốc thú y 0,05 0,04 
4. Chi điện nước 0,04 0,03 
5. Chi phí dụng cụ sản xuất 0,03 0,03 
6. Chi phí thuê lao động 0,02 0,02 
7. Chi phí khác 0,05 0,04 
II. Khấu hao tài sản cố định 0,04 0,03 
III. Lao động gia đình 0,57 0,68 
IV. Tổng chi 4,41 4,45 
Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu điều tra năm 2013 
Chi phí thú y chiếm tỷ lệ rất thấp (trung 
bình là 1,21%). Trong đó, các hộ thuộc nhóm 2 
có chi phí cao nhất là 60 nghìn đồng, các hộ 
thuộc nhóm 1 và nhóm 3 là 50 nghìn đồng. Tỷ lệ 
các hộ nhóm 1 tiến hành tiêm phòng bệnh đầy 
đủ cho lợn nhưng có chi phí bằng với các hộ 
chăn nuôi nhóm 3 là do các hộ chăn nuôi nhóm 
1 mua con giống đã được tiêm phòng rồi nên chi 
phí tiêm phòng bằng với nhóm 3 thực hiện tiêm 
phòng ít và thấp hơn so với nhóm 2. 
Do phải đầu tư thêm các loại máy móc như 
máy bơm phun thuốc sát trùng phương tiện, 
chuồng trại với máng ăn, vòi uống tự động nên 
chi phí điện nước và chi phí khấu hao tài sản cố 
định, chi phí khác của nhóm 1 cao nhất, thấp 
nhất là nhóm 3. 
Qua bảng cho thấy, nếu không tính chi phí 
lao động gia đình thì việc chăn nuôi lợn theo 
hướng Vietgap có chi phí trung gian cao hơn so 
với chăn nuôi thường. Trung bình, để chăn nuôi 
được 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng theo hướng 
VietGAP các hộ chăn nuôi phải bỏ ra 3,8 triệu 
đồng và các hộ chăn nuôi thông thường có chi 
phí trung gian là 3,74 triệu đồng. Tuy nhiên, 
khi xét đến lao động gia đình tham gia vào 
trong quá trình chăn nuôi lợn cho thấy các hộ 
chăn nuôi thường có chi phí cao hơn so với các 
hộ chăn nuôi theo hướng Vietgap. Trung bình 
tổng chi phí sản xuất ra 100 kg thịt lợn hơi xuất 
chuồng, các hộ chăn nuôi theo hướng VietGAP 
phải bỏ ra chi phí là 4,41 triệu đồng, với các hộ 
chăn nuôi không theo hướng vietGAP có chi phí 
là 4,45 triệu đồng. Sự khác nhau giữa hai loại 
chi phí này của hai nhóm hộ được giải thích bởi 
chi phí lao động của gia đình chăn nuôi thông 
thường cao hơn do tốn công tìm kiếm và chế 
biến thức ăn khác (không phải thức ăn công 
nghiệp). Như vậy, sử dụng các loại thức ăn này 
các hộ chăn nuôi phải tiêu tốn công lao động đi 
tìm kiếm và chuẩn bị thức ăn, ngoài ra sử dụng 
các loại thức ăn này lợn tăng trưởng chậm hơn, 
thời gian nuôi kéo dài làm cho chi phí tăng và 
việc chăn nuôi theo phương thức tận dụng này 
chỉ áp dụng được đối với các hộ chăn nuôi quy 
mô nhỏ. 
Trong chi phí trung gian, các hộ chăn nuôi 
theo hướng VietGAP có chi phí thuốc thú y (chủ 
yếu là thuốc tiêm phòng, chế phẩm vệ sinh thú 
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) của các hộ nông dân 
ngoại thành Hà Nội 
910 
y...) cao hơn so với các hộ chăn nuôi thông 
thường. Các hộ chăn nuôi theo hướng VietGAP 
bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tiêm 
phòng đầy đủ các bệnh cho lợn nên chi phí cao 
hơn so với các hộ chăn nuôi thông thường. 
Chăn nuôi theo hướng VietGAP đòi hỏi các hộ 
chăn nuôi thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, vệ 
sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh bằng cách 
sử dụng các loại máy phun thuốc, máy bơm nước... 
điều này làm cho chi phí điện nước cao hơn so với 
các hộ chăn nuôi thông thường bình quân 10 
nghìn đồng/100kg thịt lợn hơi xuất chuồng. 
3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn 
nuôi lợn tập trung theo hướng VietGAP 
của thành phố Hà Nội 
Mỗi nhóm hộ với những nguồn lực khác nhau 
đã lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào (giống, 
thức ăn, chuồng trại, công tác thú y...) khác nhau 
và đạt được kết quả, hiệu quả khác nhau. 
Qua điều tra tính toán kết quả chăn nuôi 
của các nhóm hộ cùng sản xuất ra 100kg thịt 
lợn hơi cho thấy, giá trị sản xuất bình quân đạt 
4,58 triệu đồng. Trong đó, các hộ chăn nuôi 
thuộc nhóm 1 có giá trị sản xuất cao nhất 4,86 
triệu đồng, giá trị sản xuất nhóm 3 thấp nhất 
4,49 triệu đồng. Sự khác nhau về giá trị sản 
xuất này là do chất lượng lợn thịt hơi khác nhau 
dẫn tới giá bán thịt lợn hơi khác nhau giữa các 
nhóm hộ, chất lượng thịt khác nhau được quyết 
định bởi chất lượng con giống và chế độ dinh 
dưỡng trong quá trình chăn nuôi lợn. Với các hộ 
chăn nuôi nhóm 1 sử dụng chủ yếu là lợn siêu 
nạc và sử dụng thức ăn công nghiệp thích hợp 
nên lợn tăng trưởng nhanh và có tỷ lệ nạc cao, 
đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. 
Ngược lại, người chăn nuôi nhóm 2 và nhóm 3 
sử dụng các giống lợn lai và lợn nội tỷ lệ nạc 
thấp nên giá bán thấp hơn. 
Việc chăn nuôi diễn ra thuận lợi, vấn đề 
dịch bệnh được kiểm soát tốt thì với 100kg thịt 
lợn hơi xuất chuồng người chăn nuôi bình quân 
thu được 780 nghìn đồng giá trị gia tăng, sau 
khi trừ khấu hao tài sản các hộ chăn nuôi thu 
được 740 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Với 620 
nghìn đồng thu nhập không phải lớn khi thời 
gian chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi từ 3 - 
3,5 tháng kể từ khi mua lợn giống hoặc tách lợn 
con ra khỏi mẹ. Tuy nhiên, khi chăn nuôi với số 
lượng đầu lợn lớn, khối lượng sản phẩm thịt lợn 
hơi xuất bán lớn các hộ chăn nuôi sẽ thu được 
thu nhập hỗn hợp lớn. Các nhóm khác nhau với 
sự đầu tư khác nhau sẽ thu được giá trị gia tăng 
và tu nhập khác nhau, các hộ chăn nuôi thuộc 
nhóm 1 có giá trị gia tăng cao nhất 850 nghìn 
đồng cao hơn nhón 2 gần 70 nghìn đồng và cao
Bảng 3. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của các nhóm hộ 
(Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng) 
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Bình quân 
Số lượng hộ điều tra Hộ 32 67 96 195 
1. Giá trị sản xuất (GO) tr.đ 4,76 4,61 4,49 4,58 
2. Chi phí trung gian (IC) tr.đ 3,91 3,83 3,74 3,80 
3. Tổng chi phí (TC) tr.đ 4,30 4,39 4,46 4,41 
4. Giá trị gia tăng (VA) tr.đ 0,85 0,78 0,75 0,78 
5. Khấu hao TSCĐ tr.đ 0,05 0,04 0,03 0,04 
6. Thu nhập hỗn hợp MI tr.đ 0,80 0,74 0,72 0,74 
7. Lãi gộp (PR) tr.đ 0,46 0,22 0,03 0,17 
VA/IC lần 0,22 0,20 0,19 0,20 
MI/IC lần 0,20 0,19 0,18 0,19 
PR/IC lần 0,12 0,06 0,01 0,04 
Nguồn: Tổng hợp,tính toán từ số liệu điều tra năm 2013 
Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan 
911 
hơn nhóm 3 gần 100 nghìn đồng/100kg thịt lợn 
hơi xuất chuồng. Xét về thu nhập hỗn hợp 
nhóm 1 có thu nhập hỗn hợp đạt 800 nghìn 
đồng cao hơn nhóm 2 gần 60 nghìn đồng và cao 
hơn nhóm 1 gần 80 nghìn đồng/100 kg thịt lợn 
hơi xuất chuồng. 
Qua bảng cho thấy, các hộ chăn nuôi bỏ ra 1 
đồng chi phí trung gian thu được 0,2 đồng giá trị 
gia tăng, 0,19 đồng thu nhập hỗn hợp và 0,04 
đồng lãi gộp. So sánh giá trị gia tăng hợp giữa 
các nhóm hộ khác nhau cho thấy các hộ thuộc 
nhóm 1 có giá trị thu nhập hỗn hợp/ 1 đồng chi 
phí trung gian cao nhất 0,22 lần cao hơn nhóm 2 
là 0,02 lần và cao hơn nhóm 3 là 0,03 lần. Với 
chỉ tiêu MI/IC hộ chăn nuôi nhóm 1 cao nhất 
đạt cao nhất 0,2 lần, cao hơn nhóm 2 là 0,19 lần 
và cao hơn nhóm 3 là 0,18 lần. 
Như vậy, việc sử dụng con giống mua từ các 
cơ sở được nhà nước chứng nhận, cùng với việc 
sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có mức 
dinh dưỡng cao đáp ứng được nhu cầu sinh 
trưởng của từng giống lợn, kết hợp với việc thực 
hiện tốt công tác tiêm phòng và vệ sinh thú y, 
các hộ chăn nuôi nhóm 1 đã thu được kết quả và 
hiệu quả cao hơn so với các hộ thuộc nhóm 2 và 
nhóm 3. 
So sánh hiệu quả chăn nuôi lợn theo hướng 
VietGAP và chăn nuôi thông thường tính cho 
100kg thịt lợn hơi xuất chuồng cho thấy, các hộ 
chăn nuôi theo VietGAP có giá trị sản xuất đạt 
4,58 triệu đồng, cao hơn so với các hộ chăn nuôi 
thường 110 nghìn đồng. Chăn nuôi được 100kg 
thịt lợn hơi xuất chuồng các hộ chăn nuôi theo 
hướng VietGAP thu được giá trị gia tăng đạt 780 
nghìn đồng, cao hơn so với các hộ chăn nuôi 
thông thường 60 nghìn đồng và thu được thu 
nhập hỗn hợp đạt 740 nghìn đồng, cao hơn so với 
các hộ chăn nuôi thông thường 50 nghìn đồng. 
Như vậy, các hộ chăn nuôi theo hướng 
VietGAP có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các 
hộ chăn nuôi theo phương thức thông thường, 
nhóm hộ chăn nuôi thực hiện được càng nhiều 
tiêu chí theo VietGAP thì hiệu quả chăn nuôi 
càng cao. 
Với 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra, các hộ 
chăn nuôi theo hướng VietGAP thu được 0,2 
đồng giá trị gia tăng, cao hơn các hộ chăn nuôi 
thông thường 0,01 đồng và thu được 0,19 đồng, 
thu nhập hỗn hợp cao hơn các hộ chăn nuôi 
thông thường 0,01 đồng. 
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả 
kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo quy 
trình VietGap 
- Nhận thức của người chăn nuôi là nhân tố 
trước nhất phải được chú ý bởi chấp nhận phương 
thức chăn nuôi truyền thống hay VietGap là do 
ứng xử của các hộ nông dân trước những yêu cầu 
sản xuất và thị trường. Hộ chăn nuôi phải nhận 
rõ tính ưu việt và hiệu quả kinh tế, xã hội và môi 
trường của tiêu chuẩn VietGap thì họ mới chủ 
động thực hiện đúng và đầy đủ quy trình kỹ 
thuật mà tiêu chuẩn VietGap đề ra. 
Bảng 4. So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP và chăn nuôi thường 
(Tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng) 
Chỉ tiêu ĐVT Chăn nuôi theo Vietgap Chăn nuôi thường 
Số lượng hộ điều tra hộ 195 30 
1. Giá trị sản xuất (GO) tr.đ 4,58 4,48 
2. Chi phí trung gian (IC) tr.đ 3,80 3,76 
3. Tổng chi phí (TC) tr.đ 4,41 4,47 
4. Giá trị gia tăng (VA) tr.đ 0,78 0,72 
5. Khấu hao TSCĐ tr.đ 0,04 0,03 
5. Thu nhập hỗn hợp MI tr.đ 0,74 0,69 
6. Lãi gộp (PR) tr.đ 0,17 0,01 
VA/IC lần 0,20 0,19 
MI/IC lần 0,19 0,18 
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu điều tra năm 2013 
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) của các hộ nông dân 
ngoại thành Hà Nội 
912 
- Công tác qui hoạch các khu vực chăn nuôi 
tập trung tránh xa các khu dân cư, tạo mọi điều 
kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và điều 
kiện vật chất kỹ thuật cho chăn nuôi lợn thịt qui 
mô lớn không ảnh hưởng đến môi trường. Gắn kết 
giữa các cơ sở chăn nuôi với các cơ sở giết mổ đảm 
bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
- Áp dụng chặt chẽ qui trình nuôi dưỡng 
chăm sóc đàn lợn từ chuẩn bị con giống đến thức 
ăn, chuồng trại và công tác thú y nhằm đảm bảo 
các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật cho từng thời 
gian sinh trưởng và phát triển của đàn lợn với 
chi phí sản xuất và giá thành hợp lý đảm bảo 
tiết kiệm đầu vào góp phần làm tăng hiệu quả 
kinh tế. 
- Thương hiệu cho sản phẩm thịt lợn nuôi 
theo qui trình VietGap và hoạt động của các 
trung tâm thương mại là nhân tố có ảnh hưởng 
trực tiếp đến tiêu dùng của nhân dân và có tác 
động kích thích người chăn nuôi yên tâm đầu tư 
và thực hiện chăn nuôi đạt tiêu chuẩn Vietgap. 
- Các chính sách về phát triển chăn nuôi 
lợn và hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm 
chống nhập lậu thịt lợn từ bên ngoài, cùng với 
công tác phòng chống dịch bệnh của các địa 
phương cũng ảnh hưởng quan trọng đến phát 
triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP. 
4. KẾT LUẬN 
Chăn nuôi lợn tập trung theo qui trình 
VietGAP là phương thức chăn nuôi tiến bộ, đảm 
bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt lợn đạt 
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác 
chăn nuôi lợn cũng mang lại nguồn thu nhập chủ 
yếu cho các hộ nuôi tập trung qui mô lớn. 
Áp dụng qui trình VietGAP trong chăn nuôi 
cần đảm bảo những điều kiện về qui hoạch đất 
đai, xây dựng chuồng trại, con giống, thức ăn, 
nguồn nước hợp vệ sinh, công tác thú y và trình độ 
hiểu biết của người chăn nuôi... Vì vậy, cần phải 
đầu tư một cách hợp lý làm cho chí phí trung gian 
của chăn nuôi lợn tăng hơn so với chăn nuôi thông 
thường. Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện qui 
trình VietGAP năng suất, chất lượng sản phẩm 
chăn nuôi lợn thịt tăng cao với giá tiêu thụ cũng 
cao hơn nên hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn 
thịt theo tiêu chuẩn VietGAP cao hơn hẳn so với 
chăn nuôi thông thường. 
Để áp dụng qui trình chăn nuôi lợn tập 
trung theo tiêu chuẩn VietGAP một cách rộng 
rãi và đạt HQKT cao trong các hộ nông dân, 
thành phố Hà nội cần thực hiện một số giải 
pháp cấp bách: 
- Tập trung thực hiện công tác qui hoạch 
đất đai thành các khu vực chăn nuôi tập trung 
cách xa các khu dân cư, đồng thời phải đảm bảo 
các điều kiện về môi trường và cơ sở hạ tầng 
thiết yếu về cấp thoát nước, giao thông, điện, 
thông tin liên lạc... 
- Thành phố cần có chính sách cụ thể 
khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư 
để phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo qui 
hoạch và thực hiện VietGAP. 
- Tăng cường liên kết giữa các cơ sở chăn 
nuôi và thị trường tiêu thụ nhất là hệ thống giết 
mổ, chế biến và các trung tâm thương mại. 
- Phải có chính sách giá tiêu thụ các sản 
phẩm thịt lợn được nuôi theo qui trình VietGAP, 
đảm bảo cho người tiêu dùng yên tâm mua và sử 
dụng loại thực phẩm an toàn trên phạm vi 
thành phố Hà Nội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Quyết định 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ 
trưởng Bộ NN và PTNT về số việc ban hành qui 
trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an 
toàn trong nông hộ. 
Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của 
UBND Thành phố Hà nội về phát triển chăn nuôi. 
Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_chan_nuoi_lon_tap_trung_theo_huong_thuc_han.pdf