Hiệu quả của việc mang găng sạch cầm gòn cồn trong sát khuẩn da khi tiêm bắp

TÓM TẮT

Hàng năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm cho người bệnh trong khi 50% số mũi tiêm đó lại không an toàn

(WHO, 2006). Một trong những nguyên nhân gây nên những mũi tiêm không an toàn là do việc sát khuẩn da

không hiệu quả. Theo giáo trình hiện nay tại các trường đào tạo cho nhân viên y tế yêu cầu phải có một bình

đựng kềm và một kềm vô khuẩn dùng sát trùng da cho mỗi bệnh nhân, tuy nhiên chỉ khoảng 21% điều dưỡng

thực hiện đúng phương pháp trên tại lâm sàng.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của việc mang găng tay sạch cầm gòn tẩm cồn 700 để sát khuẩn

da trước khi tiêm thuốc.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn với 210 mũi tiêm bắp trên bệnh nhân tại khoa

Ngoại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.

Kết quả: Không có sự khác biệt giữa việc sử dụng kềm gắp gòn sát trùng da với việc mang găng tay sạch

cần gòn để sát trùng da về tỉ lệ nhiễm khuẩn, thời gian thực hiện, nhưng lại khác biệt về chi phí cho dụng cụ.

Kết luận: Sát trùng da khi tiêm thuốc nên sử dụng tay mang găng cầm gòn cồn để sát khuẩn da thì vừa an

toàn vừa kinh tế so với phương pháp sát khuẩn da bằng kềm.

pdf 8 trang phuongnguyen 4600
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả của việc mang găng sạch cầm gòn cồn trong sát khuẩn da khi tiêm bắp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả của việc mang găng sạch cầm gòn cồn trong sát khuẩn da khi tiêm bắp

Hiệu quả của việc mang găng sạch cầm gòn cồn trong sát khuẩn da khi tiêm bắp
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  248
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC MANG GĂNG SẠCH CẦM GÒN CỒN 
 TRONG SÁT KHUẨN DA KHI TIÊM BẮP 
Đoàn Thị Anh Lê*, Lê Thị Tầm*,Trần Thị Hồng Thắm*, Trần Mỹ Bình*, Phạm Thị Ánh Hương*,  
Nguyễn Thị Phương Lan* 
TÓM TẮT  
Hàng năm có khoảng 16  tỷ mũi  tiêm cho người bệnh  trong khi 50%  số mũi  tiêm  đó  lại không an  toàn 
(WHO, 2006). Một trong những nguyên nhân gây nên những mũi tiêm không an toàn là do việc sát khuẩn da 
không hiệu quả. Theo giáo trình hiện nay tại các trường đào tạo cho nhân viên y tế yêu cầu phải có một bình 
đựng kềm và một kềm vô khuẩn dùng sát trùng da cho mỗi bệnh nhân, tuy nhiên chỉ khoảng 21% điều dưỡng 
thực hiện đúng phương pháp trên tại lâm sàng. 
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của việc mang găng tay sạch cầm gòn tẩm cồn 700 để sát khuẩn 
da trước khi tiêm thuốc.  
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn với 210 mũi tiêm bắp trên bệnh nhân tại khoa 
Ngoại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.  
Kết quả: Không có sự khác biệt giữa việc sử dụng kềm gắp gòn sát trùng da với việc mang găng tay sạch 
cần gòn để sát trùng da về tỉ lệ nhiễm khuẩn, thời gian thực hiện, nhưng lại khác biệt về chi phí cho dụng cụ.  
Kết luận: Sát trùng da khi tiêm thuốc nên sử dụng tay mang găng cầm gòn cồn để sát khuẩn da thì vừa an 
toàn vừa kinh tế so với phương pháp sát khuẩn da bằng kềm. 
Từ khóa: Sát khuẩn da, tiêm bắp. 
ABSTRACT 
THE EFFECTIVENESS OF CLEANSING SKIN WITH ALCOHOL COTTON BALL 
 BY USING CLEAN GLOVES BEFORE INJECTION INTRAMUSCULAR 
 Đoan Thi Anh Le, Le Thi Tam,Tran Thi Hong Tham, Tran My Binh, Pham Thi Anh Huong, 
 Nguyen Thị Phuong Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 248‐ 255 
Every year, there are about 16 billion injections for patients while 50% of the shots that are not safe (WHO, 
2006). One of the causes of unsafe injections is due to the effectiveness of disinfect skin before injection. Under the 
current curriculum  in schools  for health workers,  it’s required to have a sterile  forceps to disinfect the skin  for 
each patient before injection, but only about 21% of nurses have done the right techniques on the clinical settings. 
 Objective: To  assess  the  effectiveness  of  cleansing  skin with  alcohol  cotton  ball  by using  gloves 
before injection. 
Methodology: Single‐blind clinical trial with intramuscular injections in 210 patients in Surgical ward of 
National Hospital of Odonto Stomatology.  
Results: No difference between the use of gloves and sterile forceps to cleanse the skin with alcohol cotton 
ball before injection in on infection rates, execution time, but the difference in cost for the tool.  
Conclusion: Skin disinfectant before injection using gloved hands holding alcohol cotton ball to swab the 
skin is safe and more economical than using sterile forceps. 
Keywords: Skin infection, intramuscular 
* Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Ths Đoàn Thị Anh Lê  ĐT: 0989035428  Email: doanthianhle@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 249
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày  nay,  số  lượng  mũi  tiêm  cho  người 
bệnh ngày càng cao, có khoảng 16  tỷ mũi  tiêm 
được  thực hiện  trong một năm,  trung bình 1,5 
mũi tiêm/người/năm(20). Ở Việt Nam, Phạm Đức 
Mục  báo  cáo  trong  hội  thảo  cơ  sở  về  tiêm  an 
toàn 20/12/2006  tình hình  lạm dụng  thuốc  tiêm 
trong điều trị khá cao, tại tuyến cơ sở một bệnh 
nhân phải nhận  trung bình 2,2 mũi  tiêm/ngày. 
Theo  báo  cáo  năm  2008  của  bệnh  viện  Nhi 
Trung Ương, hàng năm có khoảng 80% bệnh nhi 
được  điều  trị  bằng  đường  tiêm. Ngoài  ra  tình 
hình tiêm không an toàn đặc biệt  là ở các nước 
đang phát triển, rất cao, 50% mũi tiêm không an 
toàn(20), gây thiệt hại 585 triệu USD mỗi năm và 
làm 1,3  triệu người  tử vong. Cũng  theo nghiên 
cứu của Varga và cộng sự năm 2006 đã đưa ra 
kết  luận việc  sát khuẩn da không  đúng gây  ra 
các biến  chứng  tại  chỗ như  abcess nóng,  lạnh, 
viêm  màng  ngoài  tim    đặc  biệt  là  đối  với 
những người bệnh  có nguy  cơ  cao như nhiễm 
HIV, suy giảm miễn dịch(19)  
Theo báo cáo về nghiên cứu tiêm an toàn của 
Đòan Thị Anh Lê (2006) thì áp lực công việc của 
một điều dưỡng quá lớn (69% điều dưỡng thực 
hiện 30‐50 mũi tiêm /một cas trực), ngoài ra qua 
nghiên  cứu này  còn  cho  thấy  chỉ  có  21%  điều 
dưỡng sát khuẩn da bằng gòn cồn vô khuẩn liên 
quan đến việc hạn chế về dụng cụ để thực hiện 
kỹ thuật một mũi tiêm, như sử dụng cùng một 
bình đựng kềm và một kềm vô khuẩn dùng sát 
khuẩn da cho nhiều bệnh nhân(2).  
Theo giáo trình hiện nay tại các trường đào 
tạo  cho  nhân  viên  y  tế  yêu  cầu  phải  có một 
bình đựng kềm và một kềm vô khuẩn dùng sát 
trùng da  cho mỗi bệnh nhân(3). Trong khi  đó, 
sách  điều dưỡng  cơ  bản  của Crisp  và Taylor 
(2009)  nói  về  kỹ  thuật  tiêm  cho  rằng  việc 
chuẩn  bị da  trước  khi  tiêm  chỉ  cần dùng  tay 
mang  găng  sạch  cầm  gòn  để  sát  khuẩn  da(5). 
Do  vậy  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  này 
nhằm  so  sánh  có  hay  không  sự  khác  biệt  về 
hiệu quả giữa phương pháp sát khuẩn da bằng 
cách dùng kềm vô khuẩn gắp gòn tẩm cồn 700 
và mang găng tay sạch cầm gòn tẩm cồn 700 để 
sát khuẩn da trước khi tiêm thuốc. Và qua kết 
quả nghiên cứu này, chúng  tôi mong có được 
một  phương  pháp  sát  khuẩn  vùng  da  trước 
khi tiêm đảm bảo an toàn và khả thi. 
Câu hỏi nghiên cứu  
Có  sự khác biệt về nguy  cơ nhiễm khuẩn 
và khả  thi giữa việc dùng kềm vô khuẩn gắp 
gòn  tẩm  cồn  700 và mang găng  tay  sạch  cầm 
gòn tẩm cồn 700 để sát khuẩn da trước khi tiêm 
thuốc không?  
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Đánh giá hiệu quả của việc mang găng  tay 
sạch cầm gòn tẩm cồn 700 để sát khuẩn da trước 
khi tiêm thuốc. 
Mục tiêu cụ thể 
So  sánh  tình  trạng  nhiễm  trùng  do  sát 
khuẩn  da  giữa  phương  pháp  dùng  kềm  vô 
khuẩn  kẹp  gòn  và mang  găng  sạch  cầm  gòn 
tẩm cồn 700 trữ trong hộp trước khi tiêm thuốc 
nhóm (A) và nhóm (B). 
So sánh thời gian thực hiện mũi tiêm giữa 2 
phương pháp sát khuẩn da bằng cách dùng kềm 
vô khuẩn kẹp gòn và mang găng sạch cầm gòn 
tẩm cồn 700 trữ  trong hộp trước khi  tiêm  thuốc 
nhóm (A) và nhóm (B). 
So sánh sự khả thi giữa 2 phương pháp sát 
khuẩn da bằng cách dùng kềm vô khuẩn kẹp 
gòn và mang găng sạch cầm gòn  tẩm cồn 700 
trữ trong hộp trước khi tiêm thuốc nhóm (A) và 
nhóm (B). 
Tổng quan tài liệu 
Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, 
mũi tiêm an toàn là mũi tiêm được thực hiện có 
sử dụng dụng cụ thích hợp, không gây hại cho 
người  được  tiêm,  không  gây  nguy  cơ  phơi 
nhiễm  cho người  thực hiện  tiêm và không  tạo 
chất  thải  nguy  hại  cho  người  khác 
(WHO/BCT/01.02.  WHO/V&B/01.30),  và  thông 
điệp  tiêm an  toàn  của Tổ Chức Y Tế Thế Giới 
được  truyền  tải  rộng  rãi  là không gây hại  cho 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  250
người  được  tiêm,  không  tạo  khả  năng  phơi 
nhiễm với bất cứ nguy cơ nào cho cán bộ y  tế, 
không  tạo  ra  chất  thải  gây  nguy  hại  cho  cộng 
đồng và cũng  để giữ an  toàn cho mũi  tiêm,  tổ 
chức này cũng đưa ra những tiêu chí tránh gây 
nhiễm bẩn cho dụng cụ và thuốc tiêm như: phải 
tuân  thủ  kỹ  thuật  vô  trùng  khi  tiêm,  rửa  tay 
hoặc chà  tay với dung dịch chứa cồn, chuẩn bị 
bề mặt da sạch, không chạm vào phần kim tiêm 
tiếp  xúc với  tế bào  trên  cơ  thể bệnh nhân. Do 
vậy, việc chuẩn bị vùng da sạch  trước khi  tiêm 
cũng ngăn ngừa các nguy cơ tai biến khi tiêm.  
Theo Pratt (2005), việc sát khuẩn vùng tiêm 
trước khi tiêm bắp và  tiêm dưới da được dùng 
phổ biến nhất là sử dụng cồn Isopropyl 700 bão 
hòa(12). Mục  đích  của  việc  sát  khuẩn  vùng  da 
trước tiêm  là để  loại bỏ các vi sinh vật có nguy 
cơ gây hại ra khỏi bề mặt da. Tuy nhiên có nhiều 
nghiên  cứu  cho  những  ý  kiến  trái  chiều  trong 
việc sát khuẩn vùng da trước khi tiêm. 
Nghiên  cứu  của  Sutton  (1999)  chứng minh 
việc  sử  dụng  cồn  Isopropyl  700  sát  khuẩn  da 
trước khi  tiêm  thuốc  là không cần  thiết, và kết 
quả  nghiên  cứu  cho  thấy  tỉ  lệ  không  nhiễm 
khuẩn  của nhóm  có dùng  cồn  isopropyl  700  là 
85% và không dùng cồn sát khuẩn da là 87%(18), 
như vậy việc dùng cồn sát khuẩn da  trước khi 
tiêm không có ý nghĩa bắt buộc là phải vô khuẩn 
tuyệt đối mà chỉ là vô khuẩn nội khoa có nghĩa 
là chỉ cần làm sạch da.  
Hơn  thế nữa,  theo khuyến  cáo  của Sở Y  tế 
Luân Đôn, Anh  (2006), và một nghiên cứu của 
Hutin và cộng sự (2003) cũng cho rằng, việc sát 
khuẩn vùng da trước khi tiêm bắp và dưới da là 
không cần thiết, trừ khi ta quan sát thấy vùng da 
trước tiêm bị dơ thì cần phải làm sạch da trước 
với nước và  xà phòng(7,9). Hai nghiên  cứu  trên 
cũng  chứng minh  được  rằng việc  làm  sạch da 
trước khi tiêm quan trọng hơn dùng gòn cồn sát 
khuẩn da.  
Một nghiên cứu của Koivisto và Felig (1978) 
khi  so  sánh  hơn  3400 mũi  tiêm  insulin  ở  hai 
nhóm  sát khuẩn và không  sát khuẩn da  trước 
khi  tiêm  cũng  cho  thấy  được  rằng: mặc dù  sử 
dụng  cồn  isopropyl  70o  để  sát khuẩn da  trước 
tiêm có  làm giảm số  lượng vi khuẩn trên da từ 
82‐91%,  tuy nhiên  lại không có bất kì dấu hiệu 
nhiễm trùng tại chỗ hay hệ thống giữa hai nhóm 
nghiên cứu(10). Điều này cũng kết luận rằng mặc 
dù  trên da  có  rất  nhiều  vi  khuẩn/  bào  tử,  tuy 
nhiên, phần lớn chúng là những vi khuẩn không 
gây bệnh, và với số lượng không nhiều để có thể 
gây nhiễm trùng nơi tiêm.  
Và theo ấn bản 2003 của Tổ chức y tế thế giới 
khuyến cáo không cần thiết phải sát khuẩn vùng 
da  trước  khi  tiêm  bắp  và  dưới  da,  nhưng  với 
thói quen  làm việc hàng ngày, nhiều bệnh viện 
vẫn sát khuẩn vùng da  trước khi  tiêm bắp hay 
dưới da. Có  đến 78% nhân viên y  tế  ở 1 bệnh 
viện  ở Anh  vẫn  sát  khuẩn  vùng  da  như  bình 
thường mặc  dù  đã  có  khuyến  cáo  không  cần 
thiết(9). Ở Việt Nam,  trong  các giáo  trình giảng 
dạy Điều dưỡng và  thực hành Điều dưỡng  tại 
bệnh viện, chúng ta vẫn đang áp dụng việc sát 
khuẩn da trước khi tiêm(3). Ngoài ra theo nghiên 
cứu  của  nhóm  kiểm  soát  nhiễm  khuẩn  ở 
Scotland đã chứng minh rằng nếu dùng cồn sát 
khuẩn  da  như  cách  truyền  thống  thì  phải  sử 
dụng đúng qui cách như vậy mũi  tiêm mới an 
toàn, nghĩa là phải sử dụng cồn 70o sát khuẩn da 
ít nhất 30 giây, sau đó để khô ít nhất 30 giây, để 
vi khuẩn nơi vùng da bị bất hoạt thì mới tiêm(16). 
Và cũng theo nghiên cứu này thì bất lợi lớn nhất 
của việc sát trùng da là không có tác dụng trên 
vùng  da  bẩn  và  không  nên  trữ  gòn  tẩm  cồn 
trong hộp để sử dụng nhiều lần(16). 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn  
Thời gian nghiên cứu 
Tháng 6/ 2010 – tháng 8/ 2011 tại khoa Ngoại 
bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương. 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất  cả  các mũi  tiêm  bắp  được  thực  hiện 
trực tiếp qua da tại vị trí mông trên bệnh nhân 
tại  các  khoa  ngoại  của  bệnh  viện Răng Hàm 
Mặt Trung Ương. Chỉ  tiêm một mũi  tiêm cho 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 251
mỗi bệnh nhân.  
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Tất cả các bệnh nhân được chỉ định tiêm bắp 
ở vùng mông.  
Tiêu chuẩn loại trừ 
Các bệnh nhân đang sốt cao, có kết quả công 
thức máu  với BC  đa  nhân  trung  tính  cao  trên 
8000/QT 40, có các bệnh lý về da tại vùng mông 
như chốc ghẻ, chàm  
Mẫu được chọn ngẫu nhiên thuận tiện, chia 
làm 2 nhóm 
Bệnh  nhân  của mỗi  khoa  phòng  khi  được 
chọn  đều  được  đánh  số  ngẫu  nhiên  1,2  chia 
thành 2 nhóm A (1), B (2) 
Nhóm  A:  dùng  kềm  vô  khuẩn  (một  kềm 
dùng cho 1 bệnh nhân) kẹp gòn tẩm cồn 700 (trữ 
trong hộp) trước khi tiêm. (như trong giáo trình) 
Nhóm B: dùng tay mang găng cầm gòn tẩm 
cồn 700 (trữ  trong hộp)  trước khi  tiêm  (cũng có 
cầm kềm vô khuẩn nhưng có ý nghĩa như kềm 
tiếp liệu do không chạm trên BN, chỉ dùng tiếp 
liệu gòn qua tay). 
Cỡ mẫu 
n = Z2. P (1‐ P)/ d2 
Với tỉ lệ không nhiễm trùng 85%; Z0,975 = 0,96; 
P = 0,85; d = 0,05; n = 196  
Phương pháp nghiên cứu 
Tiến trình nghiên cứu 
Tổng quan tài liệu 
Huấn  luyện  nhóm  nghiên  cứu  về  các 
phương pháp sát khuẩn da với kềm kẹp và bằng 
tay mang găng. 
Phân  chia mẫu  nghiên  cứu  thành  3  nhóm, 
mỗi nhóm sử dụng một phương pháp sát khuẩn 
da trước khi tiêm cho người bệnh (ngẫu nhiên). 
Thực hiên nghiên  cứu  thăm dò  trên  nhóm 
nhỏ (10 bệnh nhân) 
Sơ đồ nghiên cứu 
Thu thập số liệu 
 Người  thực  hiện  tiêm:  gồm  có  12  điều 
dưỡng  viên  trình  độ  trung  cấp.  Chia  làm  2 
nhóm, mỗi nhóm có 6 người trong đó chia làm 
3  ca  trực  sáng,  chiều,  đêm.  Được huấn  luyện 
tùy  theo  phương  pháp  sát  khuẩn  da  được 
phân công. 
Nghiên cứu thử trước và đánh giá dựa trên 
bảng kiểm bởi 3 giáo viên để tính mức độ khác 
biệt. 
Định nghĩa các từ khoá 
Sự an  toàn: Tình  trạng không nhiễm khuẩn 
vùng  tiêm  sau khi  tiêm  (biến  số  đo  đạc:  sưng, 
đỏ, nóng, đau, số lượng bach cầu trong máu) 
Sự tiện lợi: Tiện lợi cho người thực hiện mũi 
tiêm (thời gian tính từ khi bắt đầu tiêm cho đến 
khi kết thúc mũi tiêm) 
Chi phí: Chi phí  trang  thiết bị dụng  cụ  cho 
một mũi tiêm (tính bằng tiền Việt Nam đồng) 
Huấn luyện dựa trên 
bảng kiểm 
Dùng tay mang găng cầm gòn chứa trong 
hộp sát khuẩn da bằng tay 
Dùng kềm gắp gòn sát 
khuẩn da bằng kềm 
 Nhóm bệnh nhânA Nhóm bệnh nhân B 
1. ĐD khoa 
2. Thực hiện 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  252
Công cụ nghiên cứu 
Bảng kiểm kỹ thuật dùng kềm gắp gòn cồn 
700 chứa trong hộp sát khuẩn da trước khi tiêm. 
‐ Bảng kiểm kỹ  thuật dùng  tay mang găng 
cầm gòn cồn 700 chứa trong hộp sát khuẩn trước 
khi tiêm. 
Bảng theo dõi  tình  trạng vùng  tiêm sau khi 
tiêm của từng người bệnh. 
Bảng chiết  tính chi  tiết về chi phí cho  từng 
loại kỹ thuật tiêm. 
Xử lý số liệu 
Dữ  liệu  được  xử  lý  bằng  phần  mềm 
SPSS12.0, sự khác biệt không có ý nghĩa  thống 
kê khi p ≤ 0,05.  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Cỡ mẫu  kháo  sát  của  chúng  tôi  gồm  210 
người  bệnh  nhưng  trong  quá  trình  theo  dõi 
chúng  tôi  đã  để  lạc mất  10  người  bệnh  của 
nhóm kháo sát dùng  tay mang găng cầm gòn 
sát trùng da. Qua khảo sát chúng tôi thu thập 
số liệu như sau:  
Sát  trùng  da  bằng  kềm: Qua  khảo  sát  105 
người bệnh chúng tôi ghi nhận 
Bảng 1:Thông tin nền 
 Nam Nữ 
Tổng số 72 33 
Tỉ lệ 68,6% 31,4% 
Bảng 2. Tỉ lệ người bệnh được tiêm kháng sinh trong 
thời gian có tiêm bắp  
 Có sử dụng kháng sinh Không sử dụng kháng sinh 
Tổng số 105 0 
Tỉ lệ 100% 0% 
Bảng 3. Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi thực hiện kỹ 
thuật tiêm bắp 
Tổng số 
105 mũi tiêm Bắt đầu Sau 24giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ
Bình thường 105 105 105 105 
Đau 0 0 0 0 
Sưng 0 0 0 0 
Nóng 0 0 0 0 
Đỏ 0 0 0 0 
Tổng số 
105 mũi tiêm Bắt đầu Sau 24giờ Sau 48 giờ Sau 72 giờ
Sốt toàn thân 0 0 0 0 
Bảng 4.Thời gian thực hiện một mũi tiêm 
 1 phút 1,5 phút 2 phút 3 phút 
Tổng số mũi tiêm 
thực hiện 49 1 2 56 
Tỉ lệ 46,67% 0,95% 1,9% 50,48% 
Bảng 5. Ý kiến của nhân viên y tế khi thực hiện kỹ 
thuật sát khuẩn da bằng gòn cồn làm sẵn 
 Bình thường Thuận tiện 
Tổng số 104 1 
Tỉ lệ 99% 1% 
Sát  trùng  da  bằng  tay:  Qua  khảo  sát  95 
người bệnh chúng tôi ghi nhận 
Bảng 6.Thông tin nền 
 Nam Nữ 
Tổng số 59 36 
Tỉ lệ 62,1% 37,9% 
Bảng 7.Tỉ lệ người bệnh được tiêm kháng sinh trong 
thời gian có tiêm bắp  
 Có sử dụng kháng sinh Không sử dụng
 kháng sinh 
Tổng số 94 1 
Tỉ lệ 99% 1% 
Bảng 8. Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi thực hiện kỹ 
thuật tiêm bắp 
Tổng số Bắt đầu Sau 24giờ Sau 48 giờ Sau 72giờ
Bình thường 95 95 95 95 
Đau 0 0 0 0 
Sưng 0 0 0 0 
Nóng 0 0 0 0 
Đỏ 0 0 0 0 
Sốt toàn thân 0 0 0 0 
Bảng 9.Thời gian thực hiện một mũi tiêm 
 2 phút 3 phút 4 phút 6 phút
Tổng số mũi tiêm thực hiện 62 27 4 2 
Tỉ lệ 65,3% 28,4% 4,2% 2,1%
Bảng 10.Ý kiến của nhân viên y tế khi thực hiện kỹ 
thuật sát khuẩn da bằn gòn cồn làm sẵn 
 Bình thường Rắc rối 
Tổng số 92 3 
Tỉ lệ 96,8% 3,2% 
So sánh giữa 2 phương pháp sát trùng da 
Bảng 11. Giới tính 
 Nam Nữ 
PP sát trùng da bằng kềm 72 33 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 253
PP sát trùng da bằng tay 59 36 
Bảng 12. Tỉ lệ người bệnh được tiêm kháng sinh 
trong thời gian có tiêm bắp  
 Có sử dụng kháng sinh 
Không sử dụng 
kháng sinh 
PP sát khuẩn da bằng kềm 105 0 
PP sát khuẩn da bằng tay 94 1 
Bảng 13. Không có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi thực 
hiện kỹ thuật tiêm bắp và theo dõi vào các thời điểm 
 Bắt đầu
Sau 24 
giờ 
Sau 48 
giờ 
Sau 72
giờ 
PP sát trùng da 
 bằng kềm (105MT) 105 105 105 105 
PP sát trùng da 
 bằng tay (95 MT) 95 95 95 95 
Bảng 14. Thời gian thực hiện một mũi tiêm 
Thời gian thực hiện một mũi tiêm Mean SD SE 
PP sát trùng da bằng kềm 2.123 0.9836 0.0974
PP sát trùng da bằng tay 2.457 0.7713 0.0796
Phép kiểm  định  t  test  được  sử dụng  để  so 
sánh sự khác biệt về thời gian thực hiện một mũi 
tiêm giữa 2 phương pháp. Kết quả cho thấy t= ‐
2.663, df = 189.247, p = 0.008 < 0.05. Như vậy, kết 
luận  được  rằng  thời  gian  thực  hiện một mũi 
tiêm bằng phương pháp  sát  trùng da bằng  tay 
lâu hơn phương pháp trùng da bằng kềm. 
Bảng 15. Ý kiến của nhân viên y tế khi thực hiện kỹ 
thuật sát khuẩn da bằng gòn cồn làm sẵn 
 Thuận tiện Bình thường Rắc rối 
PP sát khuẩn da
 bằng kềm 1 (0.95%) 104 (99.05%) 
PP sát khuẩn da
 bằng tay 92 (96.84%) 3 (3.16%)
Phép kiểm  định Chi bình phương  được  sử 
dụng  để  so  sánh  sự  khác  biệt  về  ý  kiến  nhân 
viên y  tế về 2 phương pháp. Kết quả cho  thấy 
p=0.119 > 0.05. Do đó, kết luận được rằng ý kiến 
của nhân viên y tế về phương pháp này không 
có sự khác biệt. 
Bảng 16. Dụng cụ dùng sát khuẩn da cho một mũi tiêm 
 Kềm Bình kềm Cồn Gòn Gòn cồn làm sẵn 
DD rửa tay 
nhanh 
Găng 
tay 
PPsát khuẩn da bằng kềm 1/ 1NB 1/1NB 4 2 ml 2ml 1 
PP sát khuẩn da bằng tay cầm gòn cồn 1/nhiều NB 1/nhiều NB 4 2ml 2ml 1 
PP sát khuẩn da bằng tay cầm gòn cồn làm sẵn 4 2ml 1 
Qua bảng so sánh này chúng ta nhận thấy 
có  sự  khác  biệt  về  trang  thiết  bị  dụng  cụ  sử 
dụng cho các phương pháp sát khuẩn da, và rõ 
ràng phương pháp sát khuẩn da bằng tay cầm 
gòn cồn chi phí thấp hơn so với sử dụng bình 
kềm và kềm. 
BÀN LUẬN 
Do không đáp ứng đầy đủ một bình kềm và 
kềm cho một người bệnh khi sát khuẩn da như 
trong giáo trình, cho nên việc giữ an toàn trong 
sát khuẩn da trước tiêm rất khó khả thi trên lâm 
sàng, Qua nghiên cứu này cho  thấy vẫn có  thể 
sử dụng  chung bình kềm và kềm một  cách an 
toàn cho nhiều người bệnh. Ngoài ra qua nghiên 
cứu của Hutin (1999); Dentinger (1999); và CDC 
(2001), việc sử dụng tay mang găng cầm gòn cồn 
có thể được áp dụng tại các cơ sở y tế như là một 
biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng lây 
lan các virus, vi khuẩn, và đảm bảo tính an toàn 
cho người bệnh(9,6,4). Theo nghiên cứu của Châu 
Đặng Kim Hoàng (2011) cho thấy việc sử dụng 
gòn cồn làm sẵn vẫn là tốt hơn cả trong trường 
hợp sát khuẩn vùng da tiêm bắp, dưới da trước 
tiêm  (đảm  bảo  giữ  nồng  độ  cồn  isopropyl  70o 
bão hòa)(1).  
Ngoài  ra dựa vào qui  định  chi  trả  của bảo 
hiểm y  tế, chi phí cho việc xử  lý và  tiệt khuẩn 
bình  kềm,  kềm,  gòn,  cồn  không  được  chi  trả, 
nhưng gòn cồn làm sẵn thì lại được bảo hiểm y 
tế chi trả (270 đồng/miếng). 
Do  vậy,  qua  việc  so  sánh  giữa  2  kỹ  thuật 
dùng  kềm  sát  trùng da  và dùng  tay  đã mang 
găng cầm gòn sát trùng da không có có sự khác 
biệt về tỉ lệ nhiễm trùng hoặc sự rắc rối hay bất 
tiện giữa 2 phương pháp sát khuẩn da. Nhưng 
thời gian thực hiện mũi tiêm bằng phương pháp 
sát  trùng  da  bằng  tay  lâu  hơn  phương  pháp 
trùng da  bằng  kềm  thì  có  thể  là do  thói  quen 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  254
dùng  kềm  sát  khuẩn  da  nên  khi  áp  dụng  sử 
dụng  tay  có  thể  làm  chậm  hơn  so  với  cầm 
kềm.Và cũng theo tình hình hiện tại tại các cơ sở 
ý  tế và các bệnh viện đều không cung cấp đầy 
đủ các bình kềm và kềm để có  thể giữ an  toàn 
cho người bệnh khi tiêm thuốc và thậm chí nếu 
ta sử dụng gòn cồn làm sẵn thì chi phí rẻ hơn và 
hiệu quả hơn, đồng thời lại được bảo hiểm y tế 
chi  trả.  Trong  khi  đó  việc mang  găng  tay  khi 
tiêm thuốc thì lại khuyến khích mang vì có nguy 
cơ tiếp xúc với máu và chất tiết thực hiện đúng 
theo yêu cầu  trong việc áp dụng các biện pháp 
phòng ngừa chuẩn do bộ Y tế đề ra theo hướng 
dẫn phòng ngừa chuẩn tháng 9/2012. 
Hạn chế của nghiên cứu 
Do vấn đề chi phí nghiên cứu hạn hẹp, nên 
chúng tôi không tiến hành cấy phết vùng da sau 
khi  sát khuẩn  ở  cả hai nhóm nghiên  cứu. Tuy 
nhiên,  điều  này  cũng  không  cần  thiết  vì  theo 
nghiên cứu của Koivisto và Felig (1978) dù tỉ lệ 
phần  trăm vi khuẩn  còn hiện diện  trên da  sau 
khi sát khuẩn ở hai nhóm có sự khác biệt, cũng 
không có nghĩa tỉ lệ nhiễm khuẩn cũng khác biệt 
như  vậy(10). Ngoài  ra  do  chúng  tôi  lấy mẫu  ở 
khoa ngoại nên hầu hết người bệnh  đều dược 
tiêm kháng sinh trong giai đoạn nghiên cứu. 
Việc đánh giá các dấu hiệu nhiễm  trùng  tại 
chỗ còn mang tính chủ quan, chưa có công cụ đo 
lường cụ thể đặc biệt là đánh giá đau (chưa loại 
trừ được nguyên nhân đau do thuốc/ do yếu tố 
nhiễm trùng), nhiệt độ vùng da nơi tiêm (cần sử 
dụng nhiệt kế  chuyên dụng  để  đánh giá nhiệt 
độ chênh lệch ở hai vùng da chính xác hơn). 
Tuy  nhiên  thời  gian  một  mũi  tiêm  được 
khảo  sát  trong  nghiên  cứu  bao  gồm  thời  gian 
của cả một quy trình tiêm từ lúc sát khuẩn, đưa 
thuốc  vào  người  bệnh  nhân  đến  cố  định  kim 
tiêm và tiện nghi cho người bệnh. Thời gian này 
chưa  đánh giá chính xác  thời gian  điều dưỡng 
sát khuẩn vị trí tiêm.  
Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa đề cập 
tới mũi  tiêm  tĩnh mạch  vì mũi  tiêm này  được 
đâm kim trực tiếp vào máu cho nên không biết 
có thể áp dụng phương pháp sát khuẩn da bằng 
tay cầm gòn cồn không. Với câu hỏi này chúng 
tôi đề nghị sẽ có các nghiên cứu khác để làm rõ 
vấn đề này. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên  cứu với 200 mũi  tiêm  trên 200 
người  bệnh  chúng  tôi  đã  tìm  ra  được  rằng 
không  có  sự khác biệt giữa việc  sử dụng kềm 
gắp  gòn  sát  trùng  da  với  việc mang  găng  tay 
sạch  cần  gòn  để  sát  trùng  da  về  tỉ  lệ  nhiễm 
khuẩn,  sự  rắc  rối  hay  bất  tiện  giữa  2  phương 
pháp, nhưng lại khác biệt về thời gian thực hiện. 
Ngoài ra chi phí cho dụng cụ sát trùng da bằng 
tay mang găng cầm gòn tẩm cồn sát khuần da ít 
tốn kém hơn việc sát trùng da bằng kềm (không 
khả  thi, khó  thực hiện vì một NB một cây kềm 
và một bình kềm). 
Như vậy việc sát trùng da khi tiêm bắp hoặc 
tiêm dưới da bằng phương pháp dùng tay cầm 
gòn  cồn vừa  an  toàn  vừa  khả  thi  và  tiết  kiệm 
được kinh phí điều trị cho người bệnh. 
KIẾN NGHỊ 
Áp dụng phương pháp dùng  tay  cầm  gòn 
cồn sát khuẩn da khi tiêm bắp và tiêm dưới da 
trong giảng dạy và trong thực hành điều dưỡng 
trên lâm sàng. 
 Sử dụng gòn cồn  làm sẵn để sát khuẩn da 
hơn là dùng gòn cồn để trong hộp. 
Nghiên cứu  thêm về việc  sát khuẩn da khi 
tiêm tĩnh mạch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Centre  for  Disease  Control  and  Prevention. 
(2002).Department of Health and Human Services. Smallpox 
Vaccine Administration. Altanta. USA. 
2. Châu  Đặng  Kim Hoàng  và  cộng  sự.  (2011). Hiệu  quả  sát 
khuẩn da  trước  tiêm bằng  sử dụng Alcohol  swab  tại bệnh 
viện Thống Nhất. Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, 2(16). 
3. Crisp  J,  &  Taylor  C  (2009). Potter &  Perryʹs  fundamentals  of 
nursing (3rd  Australian  ed.).  Chatswood,  NSW,  Australia: 
Mosby Elsevier. 
4. Dentinger CM, Hutin YJF, Pasat L, Mihilescu  I, Mast EE,& 
Margolis  HS  (1999).  Knowledge  and  practices  of  nurses 
regarding  injection  safety  and use of universal precautions, 
Vilcea  district,  Romania.  Abstract  presented  at  the  annual 
meeting  of  the  Society  for  Healthcare  Epidemiology  of 
America (SHEA). San Francisco (CA).  
5. Department of Health.  (2006).  Immunisation Against Infectious 
Disease – “The Green Book”. London, The Stationery Office. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 255
6. Đoàn Thị Anh Lê, Trần Thị Thuận và cộng sự (2006). Khảo sát 
tiêm an toàn tại các cơ sở thực hành Bệnh Viện của sinh viên 
Điều Dưỡng ‐ Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. Tạp chí y học 
Tp Hồ Chí Minh, 10(1). 
7. Gittens G, Bunnell T  (2009). Sin disinfection and  its efficacy 
before administering  injections. Nursing Standard, 23, 39, 42‐
44. 
8. Hutin  Y, Hauri A, Chiarello  L,  et  al.  (2003).  Best  infection 
control  practices  for  intradermal,  subcutaneous,  and 
intramuscular  needle  injections.  Bulletin  of  the World Health 
Organisation, 81(7), 491‐500. 
9. Koivisto  VA,  Felig  P  (1978).  Is  skin  preparation  necessary 
before insulin infection? The Lancet, 1(8073), 1072‐1075. 
10. Nursing and Midwifery Council. (2008). The Code standards 
of Conduct, Performance and Ethics for Nurse and Midwives. 
NMC, London. 
11. Pratt  RJ, Hoffman  PN,  Robb  FF  (2005).  The  need  for  skin 
preparation  prior  to  injection:  point  –  counterpoint.  British 
Journal of Infection Control, 6(4), 18‐20. 
12. Reiss I, Borkhardt A, Fussle R, Sziegoleit A, Gortner L (2000). 
Disinfectant contaminated with Klebsiella oxytoca as a source 
of sepsis in babies. The Lancet.  
13. Rotter M  (1999), Hand washing  and  hand  disinfection.  In: 
Mayhall CG, ed. Hospital epidemiology and infection control, 
2nd edition, Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins. 
14. Sautter  RL,  Mattman  LH  &  Legaspi  RC  (1984).  Serratia 
marcescens  meningitis  associated  with  a  contaminated 
benzalkonium chloride solution. Infection Control. 5:223‐5. 
15. Scottish  Centre  for  Infection  and  Environmental  Health. 
(2005). Skin disinfection prior  to  intradermal,  subcutaneous, 
and intramuscular injection administration. 
16. Selwyn S, Ellis H  (1972). Skin bacteria and skin disinfection 
reconsidered. British Medical Journal.1(5793):136–140. 
17. Sutton  CD,  White  SA,  Edwards  R,  Lewis  MH  (1999).  A 
prospective controlled trial of the efficacy of isopropyl alcohol 
wipes  before  venesection  in  surgical  patients. Annals  of  the 
Royal College of Surgeons of England, 81(3), 183‐186. 
18. Trần Thị Thuận (2008). Điều dưỡng cơ bản 2. Hà Nội: Bộ Y tế 
Nhà xuất bản Y học  
19. Varga  LM, Chitwood DD, &  Fernandez MI  (2006).  Factors 
associated with skin cleaning prior  to  injection among drug 
users. Journal of Drug Issues, 36(4), 1015‐1030. 
20. WHO  (2006).  Injection  safety.  Fact  sheet  N°231.  Retrieved 
from:  
21. Workman  B.  (1999).  Safe  injection  techniques.  Nursing 
Standard, 13 (39): 47‐53. 
Ngày nhận bài         31/07/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   03/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_cua_viec_mang_gang_sach_cam_gon_con_trong_sat_khuan.pdf