Hiệu quả của phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc với phương pháp bảo tồn cơ trong điều trị bệnh lý tủy sống cổ

Đặt vấn đề: Bệnh lý tủy sống cổ (TSC) là bệnh lý khó, từ

năm 1960 đã có nhiều kỹ thuật cắt bản sống và tạo hình bản

sống được áp dụng điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, một số

bệnh nhân lại có vấn đề như còng biến dạng, mất vững cột

sống với kỹ thuật cắt bản sống; hay bệnh nhân bị giới hạn

vận động, đau theo trục cổ, mất độ đường cong ngửa với kỹ

thuật tạo hình bản sống cổ. Ý tưởng mới cắt bản sống/tạo

hình bản sống với việc bảo tồn cơ cổ sâu (cơ bán gai cột

sống cổ, cơ nhiều đuôi) được phát triển và áp dụng lâm sàng

bởi Shiraishi từ năm 1998; kỹ thuật này phòng được một số

biến chứng của kỹ thuật cắt bản sống và tạo hình bản sống

cổ điển. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu

quả của phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc với phương pháp

bảo tồn cơ trong điều trị bệnh lý TSC.

pdf 5 trang phuongnguyen 7960
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả của phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc với phương pháp bảo tồn cơ trong điều trị bệnh lý tủy sống cổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả của phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc với phương pháp bảo tồn cơ trong điều trị bệnh lý tủy sống cổ

Hiệu quả của phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc với phương pháp bảo tồn cơ trong điều trị bệnh lý tủy sống cổ
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 41 
HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT CẮT BẢN SỐNG 
CHỌN LỌC VỚI PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN CƠ 
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TỦY SỐNG CỔ 
Trần Hoàng Mạnh* Nguyễn Anh Văn* Bùi Việt Phương* Phạm Quỳnh Nam* 
Võ Văn Thành** 
Đặt vấn đề: Bệnh lý tủy sống cổ (TSC) là bệnh lý khó, từ 
năm 1960 đã có nhiều kỹ thuật cắt bản sống và tạo hình bản 
sống được áp dụng điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, một số 
bệnh nhân lại có vấn đề như còng biến dạng, mất vững cột 
sống với kỹ thuật cắt bản sống; hay bệnh nhân bị giới hạn 
vận động, đau theo trục cổ, mất độ đường cong ngửa với kỹ 
thuật tạo hình bản sống cổ. Ý tưởng mới cắt bản sống/tạo 
hình bản sống với việc bảo tồn cơ cổ sâu (cơ bán gai cột 
sống cổ, cơ nhiều đuôi) được phát triển và áp dụng lâm sàng 
bởi Shiraishi từ năm 1998; kỹ thuật này phòng được một số 
biến chứng của kỹ thuật cắt bản sống và tạo hình bản sống 
cổ điển. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu 
quả của phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc với phương pháp 
bảo tồn cơ trong điều trị bệnh lý TSC. 
Phương pháp: Nghiên cứu 16 trường hợp bệnh lý TSC, 
tuổi từ 43 - 85 tuổi, được phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc 
với phương pháp bảo tồn cơ tại BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, 
thời gian theo dõi trên 3 tháng. Thang điểm JOA (Japanese 
Orthopaedic Association), thang điểm VAS (visual analogue 
scale) đánh giá tình trạng đau theo trục cổ, và góc Cobb được 
đánh giá trước phẫu thuật và sau phẫu thuật. 
Kết quả nghiên cứu: Thang điểm JOA cải thiện, với kết 
quả trước phẫu thuật và thời điểm tái khám sau phẫu thuật 
là 8,4 ± 0,9 và 12,9 ± 0,8 (tỷ lệ hồi phục 59,5%). Thang điểm 
VAS đánh giá đau theo trục cổ giảm, trước phẫu thuật là 3,9 
± 0,8 và tái khám sau phẫu thuật là 0,8 ± 0,3, không có bệnh 
nhân nào đau cổ nặng hơn sau phẫu thuật. Góc Cobb trước 
phẫu thuật và khi tái khám lần lượt là 18,7 ± 4,9 và 19,1 ± 
3,5, không có sự khác biệt có ý nghĩa. Không có tai biến xảy 
ra. 
Kết luận: Phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc với phương 
pháp bảo tồn cơ có hiệu quả trong điều trị bệnh lý TSC. 
Phương pháp này tránh được đau theo trục cổ và biến dạng 
cột sống sau phẫu thuật. 
Từ khóa: phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc, tạo hình bản 
sống cổ điển, bệnh lý TSC, cơ bán gai cột sống cổ, cơ nhiều 
đuôi, phương pháp bảo tồn cơ, đau theo trục cổ, biến dạng 
cột sống sau phẫu thuật. 
Abstract 
EFFECTIVENESS OF SELECTIVE LAMINECTOMY 
WITH MUSCLE PRESERVATION FOR CERVICAL 
MYELOPATHY 
Background: Cervical myelopathy is a serious disorder. 
Since 1960, many different techniques as laminectomy or 
laminoplasty were applied to manage this disease. However, 
some patients have problems such as kyphotic deformity or 
* Khoa Ngoại Cột Sống, BV Đa Khoa Khánh Hòa, Email: 
bsthmanh@yaohoo.com.vn 
** Khoa Cột Sống, BV Chấn thương Chỉnh hình TP. HCM 
Công trình nghiên cứu khoa học, Khoa Ngoại Cột Sống- BS Trần Hoàng 
Mạnh, BV Đa Khoa Khánh Hòa, Khánh Hòa 
instability with conventional laminectomy or restrict motion, 
axial pain, and lost lordotic curvature with conventional 
laminoplasty. The new laminoplasty/laminectomy concept of 
preserving the attachment of the semispinalis cervicis and 
multifidus was developed and clinically applied by Shiraishi in 
1998; this technique prevents some complications of 
conventional laminectomy and laminoplasty.The present 
study was undertaken to test an effect of selective 
laminectomy with muscle preservation in Vietnam. 
Methods: The prospective cohort study involved 16 
cervical myelopathy cases, aged betwteen 43 to 85 years, 
who underwent the selective laminectomy with muscle 
preservation in Khanh Hoa general hospital and were 
followed up more than 3 months. Pre and post operative JOA 
score, axial neck pain was recorded using the VAS score and 
Cobb angle were recorded. 
Result: The average JOA score improved from 8,4 ± 0,9 
points preoperatively to 12,9 ± 0,8 at follow up (recovery 
59,52%). VAS score of axial neck pain was reduced from 3,94 
± 0,85mm preoperatively to 0,88 ± 0,32mm at follow up , no 
patients complained any worse axial pain. C2-C7 Cobb angle 
was not significantly improved from 18,7 ± 4,9 degrees 
preoperatively to 19,1 ± 3,5 degrees at follow up. There were 
no complications. 
Conclusion: The selective laminectomy with muscle 
preservation would be effective for cervical myelopathy, this 
method can avoid postoperative axial neck pain and 
malalignment. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh lý tủy sống cổ (TSC) là bệnh lý nặng 
thường gây ra rối loạn chức năng vận động, cảm 
giác và rối loạn vận động cơ vòng; nó có thể gây 
tàn phế cho bệnh nhân và là một gánh nặng kinh tế 
cho gia đình và xã hội. 
Điều trị bệnh lý TSC bằng phương pháp phẫu 
thuật đã được phát triển từ thập niên 60 của thế kỷ 
trước đến nay để tìm ra một phương thức điều trị 
hiệu quả, ít biến chứng. 
Cuối những năm 1950, phẫu thuật lối sau điều 
trị bệnh lý TSC đã được thực hiện; Yuhl và cộng 
sự đã báo cáo 32 ca bệnh lý TSC được phẫu thuật 
cắt bản sống rộng, cắt dây chằng răng và lấy bỏ gai 
xương phía trước, nhưng kết quả đạt được rất kém. 
Clarke và Robinson mô tả 4 dạng cắt bản sống: cắt 
bản sống đơn thuần, cắt bản sống và mở màng tủy 
thám sát, cắt bản sống phối hợp cắt dây chằng răng, 
và cắt bản sống kết hợp với lấy đĩa đệm; tuy nhiên 
CHUYÊN ĐỀ CỘT SỐNG 
42 THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 
cả 4 phương pháp này đều không cho kết quả khả 
quan. Mayfield cắt bản sống kết hợp với mở lỗ liên 
hợp nhiều tầng, kết quả ban đầu có tiến triển tốt 
hơn, nhưng sau đó bệnh nhân bị trượt và biến dạng 
cột sống. Những kết quả không tốt đã thúc đẩy các 
các phẫu thuật viên tìm các phương pháp khác.2 
Phẫu thuật lối trước cột sống cổ được mô tả bởi 
Smith và Robinson, và thấy rằng nó ít biến chứng 
hơn so với cắt bản sống, cho phép lấy đĩa đệm 
thoái hóa mà không đụng đến tủy, kết quả điều trị 
bệnh lý TSC được cải thiện. Bailey và Badgley mô 
tả kỹ thuật hàn xương nhiều tầng lối trước và cũng 
có kết quả thành công. Tuy nhiên phẫu thuật lối 
trước cũng có những hạn chế như sút mảnh ghép, 
không hàn xương, thoái hóa tầng phía trên và dưới 
vị trí trí hàn xương, biến chứng tổn thương các cơ 
quan thực quản, khí quản, mạch máu lớn2 
Ở Nhật Bản, bệnh nhân bị bệnh lý TSC thường 
nhiều tầng do thoái hóa trên nền hẹp ống sống cổ 
hoặc do bệnh lý cốt hóa dây chằng dọc sau, và nhờ 
sự phát triển của dụng cụ khoan mài nên các phẫu 
thuật viên vẫn chọn phẫu thuật lối sau như là một 
cách điều trị. Năm 1968, Kirita và cộng sự cắt bản 
sống giải ép và cho kết quả điều trị cải thiện ấn 
tượng so với các kết quả trước đó. Vấn đề giải ép 
tủy trở nên an toàn hơn nhờ vào khoan mài so với 
dùng dụng cụ gặm xương trước đó. Tuy nhiên 
nhiều tác giả thấy rằng cắt bản sống có thể gây ra 
mất vững, còng biến dạng cột sống sau mổ. Vấn đề 
đặt ra là làm thể nào bảo vệ các kết cấu cơ học phía 
sau cột sống cổ để tránh các biến chứng mất vững, 
biến dạng cột sống. 
Năm 1972, Oyama và Hattori đưa ra phương 
pháp Z laminoplasty là phương pháp tạo hình bản 
sống cổ đầu tiên, với mục đích tránh biến chứng 
màng xơ bao quanh màng cứng, một trong những 
nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh sau mổ cắt bản 
sống nặng dần, tuy nhiên phương pháp này ít phổ 
biến vì kỹ thuật phức tạp.2 
Một phương pháp tạo hình bản sống đơn giản 
và hiệu quả hay áp dụng hiện nay là mở bản sống 
một bên (open door laminoplasty) do Hirabayashi 
và cộng sự đã đưa ra năm 1977, một phương pháp 
tạo hình bản sống khác cũng khá phổ biến là mở 
bản sống một bên (double door laminoplasty) do 
Kurokawa và CS đưa ra năm 1980. Ngoài ra còn 
nhiều phương pháp tạo hình bản sống cổ khác.2 
Các phương pháp tạo hình bản sống này cho 
hiệu quả cải thiện triệu chứng thần kinh và ổn định 
lâu dài, tránh được biến dạng còng biến dạng, mất 
vững cột sống và tránh được màng xơ bao quanh 
màng cứng. Tuy nhiên các phương pháp tạo hình 
bản sống cổ cũng có nhược điểm sau mổ bệnh nhân 
bị giới hạn vận động cổ, đau quanh vùng cổ vai, 
mất độ ngửa cột sống, liệt rễ C5 v.v3,6 
Một phương pháp phẫu thuật mới, tạo hình bản 
sống cổ hoặc cắt bản sống cổ chọn lọc với việc bảo 
tồn cơ cổ sâu (cơ bán gai cột sống cổ, cơ nhiều 
đuôi) bám vào gai sau, thông qua việc chẻ dọc gai 
sau cột sống cổ đã được tác giả Shiraishi áp dụng 
và đăng báo năm 2002 với kết quả rất ấn tượng, 
phương pháp này tránh được một số nhược điểm 
chính của các phương pháp tạo hình bản sống cũng 
như là phương pháp cắt bản sống cổ điển; bệnh 
nhân sau mổ không bị hoặc ít bị đau cổ vai, ít bị 
giới hạn tầm vận động cổ, không cần mang nẹp cổ, 
không bị còng biến dạng và mất vững cột sống cổ. 
Kỹ thuật của Shiraishi đã được áp dụng nhiều nơi; 
nhiều báo cáo đã chứng minh hiệu quả cũng như 
ưu điểm của nó so với các phương pháp cắt bản 
sống hay tạo hình bản sống khác, trong điều trị 
bệnh lý TSC.4,6,9 
Chúng tôi đã áp dụng phương pháp cắt bản sống 
cổ chọn lọc với phương pháp bảo tồn cơ theo kỹ 
thuật Shiraishi dưới kính vi phẫu, điều trị các bệnh 
lý TSC từ năm 2011. Kết quả điều trị hiệu quả, cải 
thiện tốt về lâm sàng. 
Ở Việt Nam chưa có báo cáo về phương pháp 
cắt bản sống chọn lọc với phương pháp bảo tồn cơ 
theo kỹ thuật Shiraishi. Mục đích của ngiên cứu 
“Hiệu quả phẫu thuật cắt bản sống chọn lọc với 
phương pháp bảo tồn cơ trong điều trị bệnh lý 
TSC” là đánh giá hiệu quả của kỹ thuật Shiraishi 
trong điều trị bệnh lý TSC ở Việt Nam. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu: 
- 16 trường hợp bệnh lý TSC do thoái hóa hay 
sau chấn thương có chỉ định phẫu thuật từ năm 
2011. 
- Loại trừ các trường hợp bệnh lý TSC cấp 
do chấn thương, các trường hợp bệnh lý TSC có 
kèm theo tổn thương ung thư, nhiễm trùng, mất 
vững biến dạng cột sống. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Nghiên cứu theo thời gian (prospective 
method). 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 43 
- Số liệu được thu thập ở hai thời điểm trước khi 
phẫu thuật và lần theo dõi tái khám sau phẫu thuật 
gần nhất. 
- Đánh giá tổn thương tủy cổ theo thang điểm 
JOA (Japanese Orthopaedic Association score). 
- Đánh giá mức độ đau cổ theo thang điểm VAS 
(Visual Analogue Scale). 
- Đo góc Cobb dựa vào Xquang cổ nghiêng ở tư 
thế trung tính. 
- Số liệu thu thập được phân tích dựa vào phần 
mềm SPSS Statistics 19. 
- Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bản 
sống với kỹ thuật bảo tồn cơ cổ sâu bám vào gai 
sau theo phương pháp Shiraishi dưới kính vi phẫu 
thuật Carl Zeiss S88. Chọn tầng cắt bản sống là 
tầng có chèn ép tủy cổ dựa vào hình ảnh MRI hoặc 
CT Scanner có tiêm thuốc cản quang tủy sống. 
Kỹ thuật 
+ Bệnh nhân nằm sấp, ở tư thế cổ cúi nhẹ, cố 
định đầu trên khung Mayfield. 
+ Rạch da đường giữa sau, bộc lộ đỉnh gai sau đốt 
sống cổ cần cắt bản sống, bóc tách bộc lộ khoảng 
liên gai phía trên và dưới bản sống cần cắt bằng 
cách banh rộng khoảng cách giữa cơ liên gai phải 
và trái. Dùng khoan mài mũi kim cương chẻ dọc 
gai sau đã được phẫu tích bộc lộ khoảng liên gai 
sau, cắt gai sau ra khỏi bản sống thành 2 mảnh, bảo 
tồn được chỗ bám của cơ semispinalis cervicis và 
multifidus bám vào 2 bên gai sau. Bộc lộ bản sống 
cần cắt. 
+ Dùng khoan mài, mài bản sống cần cắt và ½ 
trên bản sống bên dưới. 
Hình 1: Phương pháp cắt bản sống bảo tồn cơ cổ sâu theo 
phương pháp Tateru Shiraishi. 
H2a H2b H2c 
Hình 2a, 2b và 2c: Cắt bản sống C5 và C6 bảo tồn cơ cổ sâu/ Bệnh lý TSC, chèn ép tủy ngang C4-C5, C5-C6, C6-C7. 
H3 H4 
Hình 3 & 4: Hình ảnh cắt bản sống C4, C5 và C6 bảo tồn cơ cổ sâu Hình 5: Bệnh lý TSC, chèn ép tủy, mất khoang 
dịch não tủy phía trước và sau tủy cổ. 
CHUYÊN ĐỀ CỘT SỐNG 
44 THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 
+ Lấy bỏ dây chằng vàng. 
+ Tủy cổ đã được giải phóng chèn ép sau khi 
cắt bản sống và dây chằng vàng. 
+ Đặt dẫn lưu, khâu đính lại hai mảnh gai sau 
được chẻ đôi, đóng vết mổ. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Dữ liệu bệnh nhân 
Tuổi 59.8 tuổi (36-85) 
Số lượng và giới (Nam/Nữ) 11/5 
Số bản sống được cắt 2.2 (1-4) 
Thời gian theo dõi 16 tháng (3-38) 
Bảng 2: Kết quả Đánh giá 
 Trước mổ Sau mổ Ý nghĩa 
thống kê 
Thang 
điểm JOA 
 8.4 ± 0.9 12.9 ± 0.8 
Tỷ lệ phục 
hồi: 59.5% 
P≤0.01 
Thang 
điểm VAS 
 3.9 ± 0.8 0.8 ± 0.3 p≤0.05 
Góc Cobb 
18.7° ± 
4.9° 
19.1° ± 
3.5° 
P≥0.05 
Biến chứng sau mổ: Không có trường hợp nào. 
BÀN LUẬN: 
Trong thời gian theo dõi trung bình 16 tháng, 
nghiên cứu của này thấy rằng bệnh lý TSC sau 
phẫu thuật với phương pháp cắt bản sống, bảo tồn 
cơ cổ sâu cải thiện tình trạng tổn thương tủy trên 
lâm sàng (với tỷ lệ hồi phục 59,5%), bệnh nhân 
giảm đau theo trục cổ, không có trường hợp nào 
đau theo trục cổ nặng hơn sau phẫu thuật; có một 
trường hợp biểu hiện còng cột sống cổ trước khi 
phẫu thuật, sau khi phẫu thuật góc còng không tiến 
triển nặng hơn. 
Ý tưởng phẫu thuật cắt bản sống hoặc tạo hình 
bản sống cổ với việc bảo tồn chỗ bám cơ cổ sâu 
bám vào gai sau được phát triển và áp dụng vào 
lâm sàng bởi Shiraishi từ 1998.4,5,7,8,9; chúng tôi đã 
học và áp dụng kỹ thuật của Shiraishi từ năm 2011 
đến nay. 
Đau theo trục cổ (Axial neck pain) bao gồm đau 
cổ và/hoặc đau vùng vai,9 triệu chứng này rất hay 
gặp, chiếm tỷ lệ 60% đến 80% các trường hợp sau 
phẫu thuật tạo hình bản sống cổ cổ điển. Nguyên 
nhân của đau theo trục cổ đã được nhiều tác giả 
nghiên cứu và kết luận rằng do tổn thương cơ, teo 
cơ vùng cổ trong quá trình phẫu thuật.3.4 Một yếu 
tố thuận lợi góp phần làm tăng nguy cơ đau theo 
trục cổ là thời gian mổ và banh rộng phẫu trường 
kéo dài, gây tổn thương cơ nặng hơn. Ngoài ra 
nguyên nhân đau theo trục cổ còn do một số bản 
sống sau khi tạo hình đã hàn xương, gây giới hạn 
vận động cổ, làm các cơ cổ bị suy yếu.3 
Tác giả Shiraishi phẫu thuật 24 trường hợp cắt 
bản sống bảo tồn cơ cổ sâu, không có trường hợp 
nào đau theo trục cổ, khi chụp MRI đánh giá tổn 
thương cơ sau phẫu thuật, thì thấy rằng cơ cổ sâu 
teo trung bình12,0%, còn với phương pháp tạo 
hình mở bản sống hai bên (double door) thì cơ cổ 
sâu teo trung bình đến 59,7%.4 Như vậy kỹ thuật 
mổ cắt bản sống với phương pháp bảo tồn cơ có 
thể tránh được biến chứng đau theo trục cổ.4,9 
Với phương pháp cắt bỏ bản sống và dây chằng 
vàng để giái phóng chèn ép thần kinh, tủy được 
giải phóng triệt để phía sau; tuy nhiên chúng tôi 
chỉ cắt bản sống rộng hơn đường kính ngang của 
tủy khoảng 1mm đến 2mm, để phòng biến chứng 
liệt rễ C5 và không ảnh hưởng đến các khớp. 
Với phương pháp cắt bản sống cổ cổ điển, theo 
dõi bệnh nhân sau mổ, nhiều nghiên cứu thấy rằng 
tỷ lệ bệnh nhân bị biến chứng còng cột sống rất 
cao, 47% ở người lớn, nguyên nhân do mất dải 
căng phía sau với việc phân bổ lại trọng lực lên 
mấu khớp phía sau và thân đốt sống phía trước, và 
do tổn thương mất cơ phía sau.1 Ở trẻ em gần như 
100% bị còng cột sống do mất cấu trúc cột sau làm 
tăng lực đè lén lên thân đốt sống đang phát triển 
gây ra sự biến dạng hình chêm thân đốt sống, sau 
đó xảy ra hiện tượng trật khớp do mất bản 
sống/dây chằng liên gai và tăng độ đàn hồi của các 
dây chằng gây ra lỏng khớp phía sau. Việc phẫu 
tích và lấy bỏ cấu trúc phía sau làm mất đi cấu trúc 
cơ sinh học bình thường của cột sống cổ gây biến 
dạng còng và mất vững cột sống, vì vậy phẫu thuật 
hàn xương sau mổ cắt bản sống cổ điển là cần thiết 
để tránh các biến chứng này.1 
Kỹ thuật cắt bản sống với phương pháp bảo tồn 
cơ theo phương pháp Shiraishi, các cơ cổ sâu bám 
vào hai bên gai sau được bảo tồn, đồng thời bao 
khớp hầu như không bị tổn thương khi bộc lộ bản 
sống vì bản sống được bộc lộ tối thiểu dưới kính 
vi phẫu, vừa đủ để cắt bản sống giải phóng chèn ép 
thần kinh hiệu quả. Các cơ và dây chằng chi phối 
sự vững chắc của cột sống, các cơ ngửa cổ đóng 
vai trò như một bộ phận giữ thăng bằng động phía 
sau, còn dây chằng cổ gáy, dây chằng liên gai, dây 
chằng vàng và bao khớp đóng vai trò như bộ phận 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 09/2016 45 
giữ thăng bằng tĩnh. Sự phá hủy những cấu trúc 
thăng bằng này là nguyên nhân gây ra các vấn đề 
đau theo trục cổ, cột sống biến dạng và mất vững.5 
Kỹ thuật cắt bản sống chọn lọc với phương pháp 
bảo tồn cơ cổ sâu của Shiraishi đã bảo tồn tối đa 
những cấu trúc giữ thăng bằng động và tĩnh đã giúp 
bệnh nhân tránh được đau theo trục cổ, biến dạng 
còng và mất vững cột sống; nghiên cứu của chúng 
tôi cũng như nhiều báo cáo của tác giả khác nhau 
đã chứng minh sự hữu hiệu của kỹ thuật Shiraishi 
trong điều trị bệnh lý TSC.6,7,9 
Điểm hạn chế của nghiên cứu này là thời gian 
nghiên cứu ngắn và số lượng bệnh nhân ít, chưa đủ 
để đánh giá chắc chắn hiệu quả của một phương 
pháp phẫu thuật mới; vì vậy trong thời gian tới 
chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu phương pháp này 
với số bệnh nhân lớn và thời gian dài hơn để đánh 
giá kỹ hơn về kỹ thuật Shiraishi trong điều trị bệnh 
lý TSC. 
KẾT LUẬN: 
Kỹ thuật cắt bản sống chọn lọc với phương pháp 
bảo tồn cơ là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh 
lý TSC; phương pháp này có thể tránh được các 
biến chứng đau theo trục cổ, biến dạng còng cột 
sống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Beck D. McAllister (2012), Is posterior fusion necessary with laminectomy in 
the cervical spine? Surgical Neurology International, Suppl 3:S225-S231. 
2. Nakamura. K (2003), History of laminoplasty. In: Nakamura K (eds). Cervical 
Laminoplasty, pp 3-14, Springer, Tokyo. 
3. Saita.K (2003). Cervical Pain After Cervical Laminoplasty: Causes and 
Treatments. In: Nakamura K (eds). Cervical Laminoplasty, pp 169-174. 
Springer, Tokyo. 
4. Tateru Shiraishi (2002), Skip laminectomy—a new treatment for cervical 
spondylotic myelopathy, preserving bilateral muscular attachments to the 
spinous processes: a preliminary report, The Spine Journal 2, 108-115. 
5. Tateru Shiraishi ( 2002), A new technique for exposure of the cervical spine 
laminae, J Neurosurg (Spine 1), 96:122–126. 
6. Tateru Shiraishi (2003), Results of Skip Laminectomy—Minimum 2-Year 
Follow-up Study Compared With Open-Door Laminoplasty, SPINE Volume 28, 
Number 24, pp 2667–2672. 
7. Tateru Shiraishi(2012), New Techniques for Exposure of Posterior Cervical 
Spine Through Intermuscular Planes and Their Surgical Application, SPINE 
Volume 37, Number 5, pp E286–E296. 
8. Tateru Shiraishi (2012), New Techniques for Exposure of Posterior Cervical 
Spine Through Intermuscular Planes and Their Surgical Application, SPINE 
Volume 37, Number 5, pp E286–E296. 
9. Yoshihisa Kotani (2009), Minimum 2-year outcome of cervical laminoplasty 
with deep extensor muscle-preserving approach: impact on cervical spine 
function and quality of life, Eur Spine J, 18:663-671. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_cua_phau_thuat_cat_ban_song_chon_loc_voi_phuong_pha.pdf