Hiệu quả của chương trình tăng cường sức khỏe răngmiệng tại trường học và tác động của một số cải tiến của chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở Q.5 TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của chương trình tăng cường SKRM trường học và tác động của việc cải tiến

chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở Q.5 tp.Hồ chí Minh trong một nghiên cứu theo chiều

dọc trong thời gian năm năm.

Phương pháp: Nghiên cứu theo chiều dọc trong thời gian năm năm được áp dụng cho học sinh trong hai

giai đoạn của chương trình tăng cường SKRM trường học: Nhóm 1 (2008-2012) : 157 học sinh; Nhóm 2 (2004-

2008: có cải tiến về các hoạt động của chương trình) : 146 sinh viên , tuổi bắt đầu thực hiện chương trình là 6 tuổi

(Lớp 1). Báo cáo đánh giá những thay đổi theo chiều dọc của SKRM, kiến thức và hành vi của họ đối với

SKRMbằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá của WHO (1997). Sử dụng phép kiểm χ2, kiểm định t.

Kết quả: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về chỉ số SMT-R và tỷ lệ học sinh không bị sâu răng, nhưng

không có ý nghĩa trong những yếu tố khác giữa 2 nhóm . Trong 5 năm, cả hai nhóm đều có ít hơn 1 sang thương

sâu răng mới và hơn 80 % học sinh được điều trị. 86% học sinh của Nhóm 1 có điểm kiến thức > 50 điểm (điểm

tối đa: 90) và 88,5% có điểm hành vi > 35 điểm (tối đa: 60). Có một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa 2 yếu tố

này (p<>

Kết luận : Chương trình tăng cường SKRM tại trường học có tác động không chỉ về kiến thức và hành vi

mà còn về tình trạng răng miệng của học sinh . Những thay đổi tích cực đáng kể của SMT-R và tỷ lệ học sinh

không bị sâu răng giữa 2 giai đoạn có thể là do một số cải tiến khi thực hiện chương trình này.

Từ khóa: sang thương sâu răng mới, chỉ số SMT-R

pdf 5 trang phuongnguyen 11620
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả của chương trình tăng cường sức khỏe răngmiệng tại trường học và tác động của một số cải tiến của chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở Q.5 TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả của chương trình tăng cường sức khỏe răngmiệng tại trường học và tác động của một số cải tiến của chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở Q.5 TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam

Hiệu quả của chương trình tăng cường sức khỏe răngmiệng tại trường học và tác động của một số cải tiến của chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở Q.5 TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 132
HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG 
TẠI TRƯỜNG HỌC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CẢI TIẾN 
CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI VỚI HỌC SINH THUỘC 
MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở Q.5 TP.HỒ CHÍ MINH - VIỆT NAM 
Nguyễn Thị Thanh Hà*, Trần Đức Thành*, Phạm Thị Mai Thanh* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của chương trình tăng cường SKRM trường học và tác động của việc cải tiến 
chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở Q.5 tp.Hồ chí Minh trong một nghiên cứu theo chiều 
dọc trong thời gian năm năm. 
Phương pháp: Nghiên cứu theo chiều dọc trong thời gian năm năm được áp dụng cho học sinh trong hai 
giai đoạn của chương trình tăng cường SKRM trường học: Nhóm 1 (2008-2012) : 157 học sinh; Nhóm 2 (2004-
2008: có cải tiến về các hoạt động của chương trình) : 146 sinh viên , tuổi bắt đầu thực hiện chương trình là 6 tuổi 
(Lớp 1). Báo cáo đánh giá những thay đổi theo chiều dọc của SKRM, kiến thức và hành vi của họ đối với 
SKRMbằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá của WHO (1997). Sử dụng phép kiểm χ2, kiểm định t. 
Kết quả: Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về chỉ số SMT-R và tỷ lệ học sinh không bị sâu răng, nhưng 
không có ý nghĩa trong những yếu tố khác giữa 2 nhóm . Trong 5 năm, cả hai nhóm đều có ít hơn 1 sang thương 
sâu răng mới và hơn 80 % học sinh được điều trị. 86% học sinh của Nhóm 1 có điểm kiến thức > 50 điểm (điểm 
tối đa: 90) và 88,5% có điểm hành vi > 35 điểm (tối đa: 60). Có một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa 2 yếu tố 
này (p<0,05). 
Kết luận : Chương trình tăng cường SKRM tại trường học có tác động không chỉ về kiến thức và hành vi 
mà còn về tình trạng răng miệng của học sinh . Những thay đổi tích cực đáng kể của SMT-R và tỷ lệ học sinh 
không bị sâu răng giữa 2 giai đoạn có thể là do một số cải tiến khi thực hiện chương trình này. 
Từ khóa: sang thương sâu răng mới, chỉ số SMT-R. 
ABSTRACT 
EVALUATION OF A PRIMARY SCHOOL-BASED ORAL-HEALTH PROMOTION PROGRAM 
IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM 
Nguyen Thi Thanh Ha, Tran Duc Thanh, Pham Thi Mai Thanh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 132 - 136 
Objective: The objective of this study was to evaluate the effectiveness of a school-based oral-health 
promotion program and some improvements of this programme among primary schoolchildren in a five-year 
longitudinal study, in HoChiMinh city. 
Methods: A five-year longitudinal study was conducted on schoolchildren in 2 stages of a school-based oral-
health promotion program: Group1 (2008-2012): 157 students in comparison with Group2 (2004-2008): 146 
students, initially aged 6 (grade1). This report focused on longitudinal changes of oral health of the children, their 
knowledge and behavior towards oral health using WHO caries diagnostic criteria (1997) and a questionnaire; as 
well as the effect of some modifications of the program. Independent-Samples T-test and Chi-Square test were 
* Bộ môn Nha khoa công cộng - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM 
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà ĐT: 093 848 9911 Email: nguyenthithanhha1964@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 133
applied. 
Results: There was a statistically significant difference in final DMF-T and percentage of caries-free 
children. After 5 years, both groups had less than 1 new lesion and more than 80% students were treated. 
(maximum: 60) of oral-health. There was a statistically significant relation. 86% students of Group1 had >50 
scores for knowledge (maximum: 90) and 88.5% had >35 scores for behaviour (maximum: 60). There was a 
statistically significant relation between 2 factors (p<0.05). 
Conclusion: The school-based oral health promotion program had positive effects not only on knowledge and 
behaviour but also on dental status among schoolchildren. The significant positive changes of DMF-T and 
percentage of caries-free individuals at both stages were due to some improvements of this program. 
Keywords: new caries, DMF-T. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sức khoẻ răng miệng (SKRM) là nền tảng 
cho sức khỏe chung và đem lại niềm hạnh phúc 
cho mọi người. Trường học giữ một vai trò quan 
trọng trong việc tăng cường SKRM cho học sinh, 
tương lai của đất nước. 
Trường tiểu học Huỳnh Kiến Hoa là một 
trường tiểu học ở quận 5, TPHCM đã phối hợp 
với Khoa RHM Đại học Y Dược TPHCM thực 
hiện chương trình Nha học đường từ nhiều 
năm nay. Công tác chăm sóc và dự phòng 
SKRM cho học sinh tại đây được thực hiện 
thông qua các nội dung của chương trình Nha 
học đường kết hợp với các biện pháp tăng 
cường SKRM liên tục cho học sinh từ lớp 1 
đến lớp 5 dựa trên các nguyên tắc của WHO, 
với các hoạt động chính sau: 
- Các dịch vụ chăm sóc SKRM: cấp cứu nha 
khoa, khám răng định kì, điều trị các bệnh lí 
răng miệng thông thường: sâu răng, viêm nướu. 
- Thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh 
sâu răng và nha chu như: trám bít hố rãnh, bôi 
gel fluor cho các học sinh có nguy cơ sâu răng. 
- Thực hiện những buổi nói chuyện với phụ 
huynh các kiến thức cơ bản về răng miệng và 
thông báo đến phụ huynh về vấn đề SKRMhiện 
tại của các em. 
- Giáo dục nha khoa: truyền đạt kiến thức về 
bệnh sâu răng và nha chu, kiến thức về thói 
quen tốt và không tốt cho sức khỏe răng miệng, 
cũng như các biện pháp chăm sóc và phòng 
ngừa bệnh lí về răng miệng, với nhiều hình thức 
sinh động: tranh ảnh, đố vui, trò chơi ô chữ, 
truyện tranh thiếu nhi, các trò chơi vận động... 
- Hướng dẫn cho học sinh phương pháp chải 
răng đúng qua các buổi thực hành tại chỗ, 
hướng dẫn trực tiếp từng em. 
- Tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên các 
vấn đề về bệnh lí và sức khỏe răng miệng. 
Các công việc trên được thực hiện liên tục và 
lặp đi lặp lại hàng năm với mức độ ngày càng 
cao hơn tùy theo cấp độ lớp học. 
Chương trình này được thực hiện liên tục 
và những năm sau luôn có sự cải tiến tốt hơn 
năm trước. 
Trong giai đoạn 2008-2012, việc theo dõi tình 
trạng răng miệng của học sinh được thực hiện 
đều đặn hơn với đội ngũ sinh viên RHM 6 có 
nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn so với 
RHM 5. Các bài giáo dục nha khoa được chuẩn 
bị hoàn hảo hơn. Cùng với sự hổ trợ của nhà 
trường và hợp tác giữa hai trường, các trang 
thiết bị khám và điều trị đã nâng cấp và hiện đại 
hóa lên rất nhiều. Nhà trường cũng tạo nhiều 
điều kiện để các sinh viên RHM truyền đạt cho 
học sinh các kiến thưc về nha khoa: số giờ giáo 
dục nha khoa được gia tăng, tổ chức các buổi 
giáo dực tập thể thông qua nhiều hình thức hấp 
dẫn như đóng kịch, hoạt cảnh, đố vui; các hình 
thức này giúp trẻ hăng hái và say mê hơn khi 
được cùng tham gia, nhờ đó kiến thức cũng như 
thái độ và hành vi của trẻ đối với SKRM có tiến 
bộ rất nhiều. Các khu vực và phương tiện chải 
răng của học sinh cũng được xây dựng khang 
trang và đầy đủ hơn. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 134
Mục tiêu nghiên cứu 
Đánh giá hiệu quả chương trình tăng cường 
SKRM trường học của học sinh thuộc một 
trường tiểu học ở Q.5 tp.Hồ chí Minh trong thời 
gian năm năm. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
Đối tượng nghiên cứu 
Theo dõi tình trạng răng miệng theo chiều 
dọc tất cả học sinh của trường tiểu học Huỳnh 
Kiến Hoa (từ lớp 1đến lớp 5) ở 2 giai đoạn: giai 
đoạn 1: 2008-2012 (chương trình có sự cải tiến) 
(nhóm 1); giai đoạn 2: 2004-2008 (nhóm 2). 
Phương pháp chọn mẫu 
Chọn mẫu toàn bộ. 
- Cỡ mẫu: Nhóm 1: 157 học sinh; Nhóm 2: 
146 học sinh. 
- Tiêu chí chọn mẫu: học sinh học liên tục từ 
lớp 1 đến lớp 5 tại trường, phụ huynh đồng ý 
cho phép tham gia nghiên cứu, có mặt tại thời 
điểm thu thập, có khả năng tham gia. 
- Tiêu chí loại trừ: tất cả học sinh không đủ 
điều kiện theo tiêu chí chọn mẫu. 
Phương tiện nghiên cứu 
- Bộ đồ khám (gương khám, kẹp gắp, thám 
trâm 23) và khay đựng dụng cụ. 
- Dung dịch sát khuẩn, gòn, găng tay, cây đo 
túi. 
- Đèn pin nhỏ để soi răng khi ánh sáng tự 
nhiên không đủ. 
- Phiếu khám lâm sàng, bảng câu hỏi phỏng 
vấn các trẻ. 
Phương pháp thu thập dữ liệu 
Khám lâm sàng ghi nhận tình trạng sâu răng 
theo chỉ số SMT-R (WHO 1997)(4,8,12) 
MÃ SỐ 
TÌNH TRẠNG 
R. Sữa R vĩnh 
viễn 
A 
B 
C 
D 
E 
0 
1 
2 
3 
4 
Lành mạnh 
Sâu 
Trám - có sâu 
Trám không có sâu 
Mất do sâu 
MÃ SỐ 
TÌNH TRẠNG 
R. Sữa R vĩnh 
viễn 
- 
F 
G 
- 
T 
5 
6 
7 
8 
T 
Mất lý do khác 
Bít hố rãnh 
Trụ cầu, mão, veneer, implant 
Răng chưa mọc, chân răng không bị lô 
Chấn thương 
- 9 Không ghi nhận được 
Phỏng vấn học sinh qua bảng câu hỏi về kiến 
thức, thói quen chăm sóc SKRM(7) . 
Kiểm soát sai lệch thông tin 
Tập huấn, định chuẩn đội điều tra, chỉ số 
Kappa = 0,72(4,8,12) 
Xử lí số liệu 
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm 
Excel, SPSS for Window. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Tỷ lệ học sinh sâu răng sữa vào năm học lớp 
1, năm đầu tiên trẻ vào học tại trường của cả 2 
nhóm đều thuộc loại trung bình, và không có sự 
khác nhau có ý nghĩa thống kê. Chỉ số smt-r vào 
lúc này của nhóm 1 thuộc loại thấp và nhóm 2 
thuộc loại trung bình(7), trong khi đó SMT-R của 
2 nhóm đều thuộc loại rất thấp, nhưng cũng đều 
khác nhau không ý nghĩa. Cả hai nhóm này, các 
học sinh đa số cùng cư ngụ chung một địa bàn, 
nên điều kiện sinh sống tương đối như nhau, 
trước lúc bắt đầu vào cấp một bé chưa được 
trang bị nhiều các kiến thức về răng miệng, việc 
chăm sóc răng miệng chủ yếu do phụ huynh 
nhắc nhở. 
Bảng 1: Chỉ số smt-r, SMT-R, tỷ lệ trẻ sâu và không 
sâu năm lớp 1 của 2 nhóm 
Nhóm smt-r SMT-R 
Sâu răng 
sữa-lớp 1 
Không sâu 
răng sữa-
lớp 1 
n % n % 
Nhóm 1 2,57±3,03 0,22±0,62 99 63,1 58 36,9 
Nhóm 2 3,13±3,17 0,38±0,86 94 64,4 52 35,6 
P >0,001 (**) >0,001 (*) 
(*): phép kiểm Chi bình phương, (**): phép kiểm t 
Trong quá trình đi học tại trường các em đều 
được chăm sóc răng miệng và giáo dục nha khoa 
liên tục trong suốt năm năm học. Việc theo dõi 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 135
tình trạng răng miệng cũng như các kiến thức 
được trang bị nhờ các tiết giáo dục nha khoa 
giúp cho SKRM của học sinh được cải thiện hơn; 
các em có thái độ và hành vi đúng đắn hơn trong 
việc tự chăm sóc và bảo vệ răng của mình. 
Chương trình tăng cường SKRM tại trường đã 
tác động rất lớn đến học sinh, được biểu hiện 
thông qua chỉ số SMT-R của học sinh lớp 5 của 
trường HKH ở cả hai nhóm đều thuộc loại rất 
thấp (Nhóm 1: 0.29±0.73, nhóm 2: 0.53±0.96 đều 
<1,1(7)), sự gia tăng SMT-R và số sang thương sâu 
răng mới sau 5 năm học rất thấp. Tỷ lệ học sinh 
không bị sâu của nhóm 1 và nhóm 2 cũng đều 
rất thấp. 
Biểu đồ 1: SMT-R của 2 nhóm 
Tuy nhiên giai đoạn đầu việc thực hiện theo 
dõi và chăm sóc không được hoàn mỹ như giai 
đoạn sau; việc này cũng đã tác động đáng kể đối 
với tình trạng răng miệng của trẻ. Hiệu quả của 
sự cải tiến này thể hiện rõ ở sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về SMT-R và tỷ lệ 
trẻ không bị sâu vào năm học cuối cấp (lớp 5). 
Biểu đồ 2: Tỷ lệ trẻ không bị sâu răng của 2 nhóm 
Sự gia tăng SMT-R, số sang thương sâu răng 
mới và tỷ lệ học sinh được điều trị ở hai nhóm 
khác nhau không ý nghĩa thống kê. 
Bảng 2: SMT-R của học sinh lớp 5, sang thương sâu 
răng mới sau 5 năm học, tỷ lệ trẻ được điều trị của cả 
2 nhóm 
 Số SMT-R 
gia tăng 
Sang thương sâu 
răng mới 
Tỷ lệ học sinh 
được điều trị 
Nhóm1 0,08±0,31 0,06±0,29 85% 
Nhóm2 0,16±0,47 0,01±0,12 100% 
Theo các kết quả điều tra SKRM tại một số 
địa phương ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay, 
tỉ lệ sâu răng và chỉ số SMT-R của lứa tuổi 12 
đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, do rất 
nhiều yếu tố. Nền kinh tế của xã hội và của 
mỗi gia đình đã cải thiện nhiều, người dân 
cũng đã có nhiều kiến thức về SKRM hơn, các 
phương tiện truyền thông về vấn đề răng 
miệng  đã ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng 
răng miệng của mọi người, mà chủ yếu là thế 
hệ trẻ. . So sánh với số liệu một số nước trong 
khu vực thì tỉ lệ sâu răng và SMT-R của 
trường HKH thấp hơn rất nhiều. 
Bảng 3: So sánh tỉ lệ sâu răng và trung bình SMT-R lứa tuổi 12 giữa các nghiên cứu trong nước và thế giới 
Địa điểm Tác giả Năm Tỉ lệ sâu răng SMT 
Long An
Nguyễn Hoàng Anh(5) 2000 57,3 1,55 
Đồng bằng sông Cửu Long
Trần Văn Trường(10,11) 2001 64,0 2,69 
Thủ Dầu Một-Bình Dương
Hồ Văn Dzi(1) 2009 74,25 1,97 
Bà Rịa-Vũng Tàu
Tôn Thất Các(9) 2008 75,8 1,86 
Quận 5- TPHCM
Nguyễn T Cẩm Hồng(6) 2010 44,7 0,98 
Cần Thơ
Lâm Nhật Tân(2) 2010 68,5 1,99 
Thái Lan Petersen PE(8) 2001 70,0 2,48 
Trung Quốc Zhu L(13) 2001 45,8 1,0 
Lào Nanna Jürgensen(3) 2007 56,0 1,8 
Trường HKH-nhóm 1 
Trường HKH-nhóm 2
 Nguyễn thị Thanh Hà 2013 
18 
30 
0,29 
0,53 
Kết quả khảo sát kiến thức về sức khỏe răng 
miêng bao gồm các kiến thức bệnh sâu răng, 
bệnh viêm nướu, thức ăn tốt và không tốt cho 
sức khỏe răng miệng, thói quen tốt và không tốt 
P<0,005 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 136
cho sức khỏe răng miệng, lựa chọn bàn chải 
cũng như các thói quen và hành vi chăm sóc 
răng miệng, các học sinh thuộc nhóm 1 đã trả lời 
rất tốt: 86% học sinh có điểm kiến thức > 50 điểm 
(điểm tối đa: 90 ) và 88,5% có điểm hành vi > 35 
điểm (tối đa: 60 ). Có một mối quan hệ có ý nghĩa 
thống kê giữa 2 yếu tố này (p<0,05) . Sự thay đổi 
kiến thức đã tác động đến hành vi và thói quen 
của trẻ. 
KẾT LUẬN 
Một chương trình tăng cường sức khỏe tốt là 
một chương trình dựa trên 3 quan niệm mấu 
chốt - bình đẳng, trao quyền và ủng hộ tích cực. 
Chương trình tăng cường SKRM tại trường học 
có tác động không chỉ về kiến thức và hành vi 
mà còn về tình trạng răng miệng của học sinh. 
Sự hỗ trợ của khoa Răng Hàm Mặt Đại học Y 
Dược tp. Hồ Chí Minh cùng sự hợp tác tốt giữa 
Khoa và trường Tiểu học Huỳnh Kiến Hoa đã 
góp phần không nhỏ cho hoạt động tăng cường 
sức khỏe tại trường này. Những thay đổi tích cực 
đáng kể của SMT-R và tỷ lệ học sinh không bị 
sâu răng giữa 2 giai đoạn có thể là do một số cải 
tiến khi thực hiện chương trình này, 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Hồ Văn Dzi (2010). Tình hình SKRM của học sinh 12 và 15 tuổi tại 
Thị Xã Thủ Dầu Một. Luận văn Thạc Sĩ Y học, Đại học Y Dược 
TPHCM. 
2. Lâm Nhật Tân (2010). Tình trạng SKRM của trẻ em lứa tuổi 12 và 
15 tại Thành phố Cần Thơ năm 2010. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại 
học Y Dược TPHCM. 
3. Nanna Jürgensen and Poul Erik Petersen (2009). Oral health and 
the impact of socio-behavioural factors in a cross sectional 
survey of 12-year old school children in Laos. BMC Oral Health, 
16: 9-29. 
4. Ngô Đồng Khanh. Điều tra SKRM 1997. 
5. Nguyễn Hoàng Anh (2000). Khảo sát tình hình SKRMcủa lứa tuổi 
6, 12, 15 tại tỉnh Long An. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y 
Dược TPHCM. 
6. Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2010). Kiến thức, hành vi và tình trạng sâu 
răng của học sinh lứa tuổi 12, 15 tại quận 5 TPHCM. Luận văn Thạc 
sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM. 
7. Nha khoa công cộng tập 1 (2011), 61-110. Nhà xuất bản Y học, 
thành phố Hồ Chí Minh. 
8. Petersen PE, Hoerup N, Poomviset N, Prommajan J (2001). Oral 
health status and oral health behaviour of urban and rural 
schoolchildren in Southern Thailand. Int Dent J, 51(2): 95-102. 
9. Tôn Thất Các (2009). Tình hình sâu răng của học sinh 12, 15 tuổi ở 
Thị xã Bà Rịa và nồng độ Fluor trong nguồn nước sinh hoạt tại Thị xã 
Bà Rịa. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM. 
10. Trần Văn Trường (2002). Điều tra SKRM toàn quốc 2001, 17-51. 
NXB Y học, Hà Nội. 
11. Trần Văn Trường (2004). Báo cáo tồng kết chương trình Nha học 
đường năm 2004. Viện RHM Hà Nội. 
12. WHO, Oral health survey, World Health Organization 1997, 4th 
edition. 
13. Zhu L, Peterson PE (2003). Oral health knowledge, attitudes and 
behavior of children adolescents in China. Int Dent J, 98-289. 
Ngày nhận bài báo: 11/01/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/02/2014 
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_cua_chuong_trinh_tang_cuong_suc_khoe_rangmieng_tai.pdf