Hiệu quả chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm hyaluronic acid nội khớp
TÓm TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả chăm sóc cho người
bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm dung dịch hyaluronic
acid nội khớp. Phương pháp: Lựa chọn 91 người bệnh
thoái hóa khớp gối nguyên phát, tiêm dung dịch hyaluronic
acid nội khớp, thực hiện chăm sóc điều dưỡng sau tiêm
trong 3 ngày; đánh giá kết quả thông qua thang điểm VAS,
Lesquesne, tầm vận động khớp và sự hài lòng của người
bệnh. Kết quả: So với thời điểm trước nghiên cứu, người
bệnh giảm 37.3% cảm giác đau theo VAS; tăng 30.6%
chức năng khớp gối theo thang đểm Lequesne; tăng 4.1%
tầm vận động gấp khớp gối; người bệnh hài lòng với quá
trình chăm sóc ở mức 76.2 điểm.
Từ khóa: Thoái hóa khớp gối, chăm sóc điều dưỡng,
Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm hyaluronic acid nội khớp
SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019 Website: yhoccongdong.vn 67 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HIỆU QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI SAU TIÊM HYALURONIC ACID NỘI KHỚP Nguyễn Thị Bích1, Vương Thị Hòa2 TÓm TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả chăm sóc cho người bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm dung dịch hyaluronic acid nội khớp. Phương pháp: Lựa chọn 91 người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát, tiêm dung dịch hyaluronic acid nội khớp, thực hiện chăm sóc điều dưỡng sau tiêm trong 3 ngày; đánh giá kết quả thông qua thang điểm VAS, Lesquesne, tầm vận động khớp và sự hài lòng của người bệnh. Kết quả: So với thời điểm trước nghiên cứu, người bệnh giảm 37.3% cảm giác đau theo VAS; tăng 30.6% chức năng khớp gối theo thang đểm Lequesne; tăng 4.1% tầm vận động gấp khớp gối; người bệnh hài lòng với quá trình chăm sóc ở mức 76.2 điểm. Từ khóa: Thoái hóa khớp gối, chăm sóc điều dưỡng, Bệnh viện Tuệ Tĩnh. SUMMARY: effICICACy of nuRSIng CARe foR Knee oSTeoARTHRITIS PATIenT’S AfTeR InTRA- HyAluRonIC ACID Objective: evaluate the effectiveness of nursing care for knee osteoarthritis patient’s after injection of intra- articular hyaluronic acid. Methods: selecting 91 knee osteoarthritis patients, intra-articular hyaluronic injection, nursing care after injecting for 3 days; evaluate results through a VAS score, Lesquesne scale, knee movement ability. Results: compared with the time before the study, VAS score reduced 37.3%; knee movement ability increased 30.6% by the Lequesne score; 4.1% increase folded knee score; patients are satisfied with nursing care at 76.2 points. Keywords: Knee osteoarthritis, nursing care, Tue Tinh hospital. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa khớp gối (THKG) là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chiếm khoảng 15-34% dân số. Bệnh tiến triển từ từ với đặc trưng là suy thoái cấu trúc và chức năng của tế bào sụn khớp, lượng dịch nhầy bài tiết vào ổ khớp giảm dần dẫn tới hiện tượng khô khớp; biểu hiện lâm sàng là đau có tính chất cơ học, lục khục khớp khi cử động, hạn chế vận động[1]. Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học, có nhiều phương pháp được đề xuất sử dụng cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Trong đó, liệu pháp bổ sung dịch nhầy khớp bằng phương pháp tiêm dung dịch hyaluronic acid (HA) vào ổ khớp ngày càng được ứng dụng phổ biến. Tuy vậy, do tác dụng sinh học của thuốc, những người bệnh sau tiêm HA nội khớp thường gặp phải biểu hiện đau, có thể kèm theo hạn chế vận động khớp. Bệnh viện Tuệ Tĩnh (BVTT) là bệnh viện thực hành của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, là cơ sở khám chữa bệnh theo hướng kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Tại đây, những người bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm HA nội khớp được thực hiện chăm sóc điều dưỡng sau tiêm với mục đích làm hạn chế biểu hiện gây đau do tác dụng sinh học HA. Quá trình chăm sóc bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan, giúp người bệnh giảm đau sau tiêm; tuy vậy, chưa có báo cáo nào công bố về tác dụng của quá trình này. Với mục đích có thể xác định rõ hơn về tác dụng của quá trình chăm sóc này, chúng tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả chăm sóc cho người bệnh thoái hóa khớp gối sau tiêm dung dịch HA nội khớp. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 91 người bệnh được chẩn đoán THKG nguyên phát, tiêm HA nội khớp mũi đầu tiên trong phác đồ 3 mũi, điều trị nội trú tại Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 7/2019. Người bệnh được chẩn đoán thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn ACR – 1991 của Hội Thấp khớp học Mỹ. Ngày nhận bài: 25/07/2019 Ngày phản biện: 06/08/2019 Ngày duyệt đăng: 13/08/2019 1. Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam 2. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019 Website: yhoccongdong.vn68 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 2.2. Phương pháp nghiên cứu Sau khi được lựa chọn, người bệnh được thu thập các chỉ tiêu nghiên cứu trước tiêm (D0); tiêm HA nội khớp gối, sau đó được thực hiện các bước chăm sóc sau tiêm theo quy trình của Khoa Cơ xương khớp BVTT 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tục. Thu thập chỉ tiêu nghiên cứu tại các thời điểm sau tiêm 1, 2 và 3 ngày (D 1 , D2, D3), bao gồm: cảm giác đau theo thang điểm VAS (visual analog scale); khả năng vận động khớp gối theo thang điểm Lequesne; tầm vận động gấp khớp khớp gối bằng thước đo tầm vận động ở tư thế zero; mức độ hài lòng của người bệnh theo thang điểm của Bộ Y tế. Hiệu quả của quy trình được đánh giá thông qua so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu tại các thời điểm. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Các biến số định tính được trình bày kết quả theo tỉ lệ phần trăm (%), biến số định lượng được trình bày bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn ( ± SD). Số liệu được xử lý bằng phương pháp y sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng thuật toán χ2 với số liệu định tính; so sánh trước sau bằng thuật toán so sánh từng cặp paired-sample T-test. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm người bệnh nghiên cứu Tuổi và giới tính: Nhận xét: Tuổi trung bình của người bệnh nghiên cứu là 62.0±8.7 tuổi, người bệnh nhỏ tuổi nhất là 40, lớn tuổi nhất là 80 tuổi. Đa số bệnh nhân nghiên cứu tập trung ở độ tuổi 50-69, chiếm 69.3%; trong đó nhóm bệnh nhân 60-69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (42.9%). Về đặc điểm giới tinh, người bệnh nghiên cứu chủ yếu là nữ giới, chiếm 80.2% tổng số; tỉ lệ người bệnh nam: nữ là 1:4. Thời gian mắc bệnh: Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh Thời gian mắc bệnh Nam (n=18) Nữ (n=73) Tổng số (n=91) Số lượng % Số lượng % Số lượng % < 5 năm 4 22.2 9 12.3 13 14.3 5÷10 năm 13 72.2 46 63.0 59 64.8 > 10 năm 1 5.6 18 24.7 19 20.9 Nhận xét: Thời gian mắc bệnh trung bình của đối tượng nghiên cứu là 8.1 ± 4.2 năm, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh nhiều nhất là 20 năm, ít nhất là 1 năm. Tính tới thời điểm điều trị, số năm mắc bệnh của nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới. Giai đoạn bệnh trên xquang: Tỷ lệ % SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019 Website: yhoccongdong.vn 69 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 3.2. Giai đoạn bệnh và thời gian mắc bệnh Phân loại xquang 10 năm (n=19) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Giai đoạn 1 8 61.5 8 13.6 0 0.0 Giai đoạn 2 5 38.5 31 52.5 7 36.8 Giai đoạn 3 0 0.0 20 33.9 12 63.2 Giai đoạn 4 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Biểu đồ 3.2. Diễn biến điểm VAS tại các thời điểm nghiên cứu Biểu đồ 3.3. Diễn biến điểm Lequesne tại các thời điểm nghiên cứu Nhận xét: Trong số 91 người bệnh, theo phân loại xquang của Kellgren và Lawgrence, 47.3% có mức độ bệnh ở giai đoạn 2; 35.2% thuộc giai đoạn 3 và 17.5% ở giai đoạn 1; không có người bệnh thuộc giai đoạn 4. 3.2. Tác dụng theo thang điểm VAS Nhận xét: Mức độ đau trung bình theo thang điểm VAS của người bệnh nghiên cứu tại thời điểm D0 là 3.43±1.05 điểm, thuộc mức độ đau trung bình. Tại thời điểm 1 ngày sau tiêm, điểm VAS trung bình có xu hướng tăng cao. Hai ngày tiếp theo (D2 và D3), điểm VAS trung bình giảm nhanh, giảm 19.1% và 37.3% so với D0, xuống mức độ đau nhẹ; sự khác biệt điểm VAS giữa D3 với thời điểm D0 có ý nghĩa với p<0.01. 3.3. Tác dụng theo thang điểm Lequesne Điểm Lequesne SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019 Website: yhoccongdong.vn70 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 Nhận xét: Tại các thời điểm nghiên cứu sau khi thực hiện quy trình chăm sóc, chức năng khớp gối trung bình có xu hướng được cải thiện dần; tuy vậy tại D 1 và D2 sự khác biệt so với thời điểm trước nghiên cứu chưa có ý nghĩa. Tại thời điểm D3, chức năng khớp gối được cải thiện rõ rệt, điểm Lequesne giảm 30.6% so với D0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.001. 3.4. Tác dụng theo tầm vận động Nhận xét: Tầm vận động khớp gối của người bệnh nghiên cứu giảm nhẹ tại thời điểm 1 ngày sau tiêm. Tại thời điểm D2 và D3, vận động gấp khớp gối dần được cải thiện, tăng 4.1% so với thời điểm D0; khác biệt có ý nghĩa với p<0.05. 3.5. Mức độ hài lòng của người bệnh Nhận xét: Kết quả đánh giá của người bệnh về năng lực chuyên môn đối với quy trình chăm sóc người bệnh sau tiêm cho thấy, đa số người bệnh đánh giá tốt với cán bộ thực hiện quy trình. 100% kết quả trả lời đánh giá 4-5 điểm trong thang điểm 5, với điểm trung bình là 4.88±0.35 điểm. Bảng 3.3. Mức độ hài lòng của người bệnh với năng lực chuyên môn Câu hỏi Rất kém (1 điểm) Kém (2 điểm) TB (3 điểm) Tốt (4 điểm) Rất tốt (5 điểm) Tổng hợp ( ± SD) Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % D1 0 0 0 0 0 0 22 24.2 69 75.8 4.76±0.42 D2 0 0 0 0 0 0 10 11.0 81 89.0 4.89±0.30 D3 0 0 0 0 0 0 9 9.9 82 90.1 4.90±0.31 D4 0 0 0 0 0 0 13 14.3 78 85.7 4.86±0.37 D5 0 0 0 0 0 0 9 9.9 82 90.1 4.90±0.31 D6 0 0 0 0 0 0 0 0.0 91 100.0 5.00±0.00 D7 0 0 0 0 0 0 16 17.6 75 82.4 4.82±0.39 Trung bình: 4.88±0.35 điểm Biểu đồ 3.4. Tầm vận động tại các thời điểm nghiên cứu Tầm vận động (độ) SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019 Website: yhoccongdong.vn 71 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 3.4. Mức độ hài lòng của người bệnh với dịch vụ Câu hỏi Rất kém (1 điểm) Kém (2 điểm) TB (3 điểm) Tốt (4 điểm) Rất tốt (5 điểm) Tổng hợp ( ± SD) Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % E1 0 0 0 0 0 0 10 11.0 81 89.0 4.89±0.30 E2 0 0 0 0 0 0 15 16.5 76 83.5 4.84±0.39 E3 0 0 0 0 0 0 21 23.1 69 75.8 4.71±0.43 E4 0 0 0 0 0 0 9 9.9 82 90.1 4.90±0.31 E5 0 0 0 0 0 0 19 20.9 72 79.1 4.79±0.42 Trung bình: 4.83±0.41 điểm Nhận xét: Kết quả đánh giá của người bệnh về chất lượng dịch vụ đối với quy trình chăm sóc người bệnh sau tiêm cho thấy, đa số người bệnh đánh giá tốt với cán bộ thực hiện quy trình; không có người bệnh nào trả lời câu hỏi với đáp án trung bình, kém và rất kém. Điểm trung bình là 4.83±0.41 điểm. Bảng 3.5. Đánh giá chung mức độ hài lòng của bệnh nhân Câu hỏi Đáp án 1 (0-20%) Đáp án 2 (21-40%) Đáp án 3 (41-60%) Đáp án 4 (61-80%) Đáp án 5 (81-100%) Tổng hợp ( ± SD) Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % G1 0 0 0 0 3 3.3 17 18.7 71 78.0 76.2±10.2 G2 0 0 0 0 15 16.5 25 27.5 51 56.0 Nhận xét: Với câu hỏi G1 về đánh giá chung về mức độ hài lòng, 78.0% số bệnh nhân lựa chọn đáp án 5 (đáp ứng được khoảng 90% kỳ vọng), 3.3% chọn đáp án 3 (chỉ đáp ứng khoảng 50%). Với câu hỏi G2, 56.0% số người bệnh chắc chắn muốn quay lại điều trị, 16.5% cân nhắc chuyển viện khác. IV. BÀN LUẬN Về đặc điểm người bệnh nghiên cứu, trong nghiên cứu của chúng tôi thu thập 91 người bệnh thoái hóa khớp gối, kết quả được trình bày tại biểu đồ 3.1, tuổi trung bình của người bệnh là 62.0 tuổi, chủ yếu tập trung ở độ tuổi 50-69, chiếm tỉ lệ 69.3%, bệnh nhân ít tuổi nhất là 40 tuổi và cao tuổi nhất là 80 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với số liệu báo cáo của một số tác giả khác như: Nguyễn Thị Thanh Phượng, 64.1 tuổi; đồng thời phù hợp với số liệu công bố của nhiều tác giả khác về dịch tễ của bệnh thoái hóa khớp, ít gặp ở người dưới 40 và bệnh tăng dần theo độ tuổi [2]. Về đặc điểm giới tính, người bệnh thoái hóa khớp gối chiếm 80.2% là nữ giới. Sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh theo giới đã được nhiều tác giả đưa ra giả thiết. Thoái hóa khớp gối liên quan tới sự phát triển sụn trong giai đoạn phát triển, theo sinh lý, nam giới có độ dày và thể tích sụn nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, quá trình lão hóa khớp liên quan mật thiết tới sự suy giảm hoạt động của hormon estrogen ở nữ giới; trước 40 tuổi, tỉ lệ mắc thoái hóa khớp ở nam và nữ giới không có sự khác biệt; sau tuổi mãn kinh, tỉ lệ mắc thoái hoá khớp tăng cao và vượt trội so với ở nam giới là do sự suy giảm nồng độ hormon theo độ tuổi [3], [4]. Kết quả trình bày ở biểu đồ 3.2 cho thấy, mức độ đau trung bình theo thang điểm VAS của người bệnh nghiên cứu tại thời điểm D0 là 3.43±1.05 điểm, thuộc mức độ đau trung bình. Tại thời điểm 1 ngày sau tiêm, điểm VAS trung bình có xu hướng tăng lên, đây là hiện tượng rất thường gặp. Do tác dụng sinh học của thuốc, sau tiêm, SỐ 5 (52) - Tháng 09-10/2019 Website: yhoccongdong.vn72 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2019 các phân tử HA xu hướng thẩm thấu vào mô, chúng tác động lên tế bào sụn kích thích chuyển hóa; do có chế này, người bệnh thường có cảm giác khác biệt so với trước khi tiêm, tùy từng cơ địa, người bệnh có cảm nhận khác nhau: từ râm ran tới cảm giác đau, một số trường hợp thấy sưng nề, nóng đỏ và giảm tầm vận động khớp. Do cơ chế này, người bệnh sau tiêm thường được chỉ định uống thuốc giảm đau chống viêm để dự phòng cảm giác đau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau khi tiêm, người bệnh được chăm sóc bằng quy trình thực hiện tại khớp gối. Kết quả cho thấy, tại thời điểm hai ngày tiếp theo (D2 và D3), điểm VAS trung bình giảm nhanh, giảm 19.1% và 37.3% so với D0, xuống mức độ đau nhẹ; sự khác biệt điểm VAS giữa D3 với thời điểm D0 có ý nghĩa với p<0.01; không có người bệnh nào cần sử dụng thuốc giảm đau. Kết quả này cho thấy rằng, quy trình chăm sóc có tác dụng trong việc giảm cường độ đau trên người bệnh sau tiêm HA tại khớp gối. Số liệu tại biểu đồ 3.3 và 3.4 cho thấy, tại các thời điểm nghiên cứu sau khi thực hiện quy trình chăm sóc, chức năng khớp gối trung bình có xu hướng được cải thiện dần; tuy vậy tại D 1 và D2 sự khác biệt so với thời điểm trước nghiên cứu chưa có ý nghĩa. Tại thời điểm D3, chức năng khớp gối được cải thiện rõ rệt, điểm Lequesne giảm 30.6% so với D0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0.01. Tầm vận động khớp gối của người bệnh nghiên cứu giảm nhẹ tại thời điểm 1 ngày sau tiêm. Tại thời điểm D2 và D3, vận động gấp khớp gối được cải thiện rõ rệt; khác biệt có ý nghĩa so với thời điểm D0 tương ứng với p<0.05. Kết quả này cho thấy, sau 2-3 ngày tiêm nội khớp HA và thực hiện quy trình chăm sóc, chức năng khớp gối và tầm vận động gấp khớp gối được cải thiện đáng kể, nhanh hơn so với các báo cáo của tác giả trong các nghiên cứu trước đây [5]. Hiện tượng này có thể được giải thích thông qua cơ chế tác dụng của các bước trong quy trình chăm sóc. Với các động tác cơ bản như: xoa, bóp, vận động tại khớp và phần mềm quanh khớp có thể làm cải thiện tuần hoàn mô mềm quanh khớp, thúc đẩy nhanh hơn việc thẩm thấu của HA vào mô, qua đó rút ngắn thời gian gây tác dụng sinh học của của thuốc, vì vậy thời gian người bệnh cảm giác đau hơn sau tiêm được rút ngắn. Ngoài ra, các động tác trong quy trình chăm sóc còn làm mềm cân cơ dây chằng quanh khớp, cùng với tăng tuần hoàn nên chức năng vận động khớp được cải thiện; minh chứng là tầm vận động và chức năng khớp gối được cải thiện sau 2-3 ngày sau tiêm. Số liệu ở các bảng 3.3, 3.4 và 3.5 cho thấy, người bệnh khá hài lòng với việc thực hiện chăm sóc sau tiêm; trong quá trình thực hiện, chúng tôi không ghi nhận bất kỳ phản ánh khó chịu nào về tác dụng không mong muốn của quy trình chăm sóc. Điều này cho thấy, chăm sóc điều dưỡng sau tiêm HA nội khớp gối cho kết quả khả quan, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Kết quả này là do đơn thuần tác dụng cơ học hay do các cơ chế sinh học, hóa học nào khác? Nghiên cứu của chúng tôi chỉ được tiến hành tại một trung tâm, trên số lượng người bệnh chưa nhiều, chưa có các phương tiện hóa sinh để tìm hiểu; do đó để hiểu rõ và khẳng định, chúng tôi cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa. V. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 91 người bệnh, chúng tôi đưa ra kết luận: thực hiện chăm sóc điều dưỡng sau tiêm HA nội khớp gối trong 3 ngày liên tục sau tiêm giúp người bệnh giảm 37.3% cảm giác đau theo VAS, tăng 30.6% chức năng khớp gối theo thang đểm Lequesne và tăng 4.1% tầm vận động gấp khớp gối; người bệnh hài lòng với quá trình chăm sóc ở mức 76.2 điểm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016). “Thoái hóa khớp gối”, Phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.178-184. 2. Nguyễn Thị Thanh Phượng (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr59-89. 3. Thái Thị Hồng Ánh (2013), “Hiệu quả lâm sàng của hyaluronic sodium tiêm nội khớp trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối”, Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, tr.32-39. 4. Jone GM, Hynes K et al (2000), “Sex and site differences in cartilaga development.”, Arthritis & Rheumatism 43(11), p.2543-2549. 5. Lan T.H.P, Thai Q.L, Linh D.M (2014). “Prevalence of radiographic osteoarthritis of the knee and its relationship to self - reported pain”, Plot one, 9, 94563.
File đính kèm:
- hieu_qua_cham_soc_nguoi_benh_thoai_hoa_khop_goi_sau_tiem_hya.pdf