Hiện trạng và định hướng phát triển cây xanh đường phố thành phố Thái Bình

TÓM TẮT

Thành phần loài cây bóng mát trồng đường phố trên địa bàn thành phố Thái Bình hiện có 42 loài với tổng số

trên 10.000 cây, thuộc 25 họ thực vật, trong đó, cây thường xanh 84%, còn lại 16% là cây rụng lá. Loài được

trồng nhiều trên các tuyến phố gồm: Bàng, Sấu, Sữa, Bằng lăng, Phượng. Trong số 42 loài cây bóng mát có tới

24 loài không phù hợp trồng đường phố. Trên cơ sở thực trạng khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chọn

được 18 loài cây trồng đường phố với loài cây đặc sắc là Lộc vừng, nhóm cây chủ đạo gồm 11 loài, nhóm cây

bổ sung 6 loài và đã đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố cho thành phố Thái Bình.

Từ khoá: Cây bóng mát, cây xanh đường phố, chọn loài cây trồng, quy hoạch cây xanh.

pdf 11 trang phuongnguyen 700
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng và định hướng phát triển cây xanh đường phố thành phố Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và định hướng phát triển cây xanh đường phố thành phố Thái Bình

Hiện trạng và định hướng phát triển cây xanh đường phố thành phố Thái Bình
Lâm học 
 25TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY XANH 
ĐƯỜNG PHỐ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 
Nguyễn Thị Yến1, Đặng Văn Hà2 
1,2Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Thành phần loài cây bóng mát trồng đường phố trên địa bàn thành phố Thái Bình hiện có 42 loài với tổng số 
trên 10.000 cây, thuộc 25 họ thực vật, trong đó, cây thường xanh 84%, còn lại 16% là cây rụng lá. Loài được 
trồng nhiều trên các tuyến phố gồm: Bàng, Sấu, Sữa, Bằng lăng, Phượng. Trong số 42 loài cây bóng mát có tới 
24 loài không phù hợp trồng đường phố. Trên cơ sở thực trạng khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chọn 
được 18 loài cây trồng đường phố với loài cây đặc sắc là Lộc vừng, nhóm cây chủ đạo gồm 11 loài, nhóm cây 
bổ sung 6 loài và đã đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố cho thành phố Thái Bình. 
Từ khoá: Cây bóng mát, cây xanh đường phố, chọn loài cây trồng, quy hoạch cây xanh. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thành phố Thái Bình là trung tâm văn hóa, 
kinh tế, xã hội, khoa học, quốc phòng của tỉnh 
Thái Bình và một trong 8 trung tâm vùng 
duyên hải Bắc Bộ. Ngày 12/12/2013 Thủ 
tướng chính phủ ra Quyết định 2418- QĐ/TT 
công nhận thành phố Thái Bình là đô thị loại II 
thuộc tỉnh Thái Bình. Từ năm 2013 trở lại đây, 
công tác đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ 
tầng đô thị rất được chú trọng, nhiều tuyến phố 
mới được hình thành, các tuyến phố cũ được 
cải tạo khang trang hơn. Đặc biệt là công tác 
cải tạo hệ thống cây xanh thành phố đang được 
nhiều cấp quan tâm. Tuy nhiên, do lịch sử để 
lại cảnh quan cây xanh đường phố ở đây vẫn 
còn những tồn tại nhất định, chưa tương xứng 
với diện mạo cảnh quan của các tuyến đường 
và tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố. 
Ngoài một số tuyến phố mới, cây xanh 
đường phố trên các tuyến phố cũ của thành phố 
Thái Bình hiện nay chủ yếu do người dân tự 
trồng, nhiều chủng loại không phù hợp làm cây 
đường phố. Trên các tuyến phố cũ cây trồng 
còn lộn xộn do thiếu quy hoạch, trồng nhiều 
loài trên một tuyến đường, gây mất mỹ quan 
đô thị. Do đó, để xây dựng thành phố Thái 
Bình xanh – sạch – đẹp, việc phát triển đồng 
bộ hệ thống cây xanh đô thị nói chung và cây 
xanh đường phố nói riêng là một nhiệm vụ 
quan trọng trong giai đoạn tới. 
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Nội dung nghiên cứu 
- Hiện trạng hệ thống cây bóng mát đường 
phố thành phố Thái Bình: 
+ Hiện trạng về thành phần loài; 
+ Hiện trạng về tổ chức trồng cây; 
+ Hiện trạng về sinh trưởng và phát triển 
của các loài cây phổ biến. 
- Định hướng phát triển hệ thống cây xanh 
đường phố thành phố Thái Bình. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp kế thừa: Bản đồ quy hoạch 
cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông của thành 
phố Thái Bình; các tài liệu, công trình nghiên 
cứu liên quan đến cây xanh đô thị nói chung 
và cây xanh đường phố thành phố Thái Bình 
nói riêng. 
- Phương pháp ngoại nghiệp 
+ Phương pháp điều tra: 
Thành phần loài, tên khoa học, tên họ được 
xác định theo “Từ điển thực vật thông dụng” 
của Võ Văn Chi (2004). 
Các chỉ tiêu sinh trưởng của hệ thống cây 
bóng mát (Hvn, Dt, D1.3, Hdc), khoảng cách cây 
– cây, khoảng cách cây – công trình kiến trúc, 
Lâm học 
 26 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
khoảng cách cây – lòng đường được đo bằng 
sào kết hợp với thước dây, thước kẹp kính. 
Tình hình sinh trưởng của cây được quan sát 
và đánh giá bằng mắt thường. 
+ Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên 
gia về các vấn đề: Giải pháp chọn loài, bố trí trồng 
cây và pháp phát triển tổng thể hệ thống cây bóng 
mát đường phố thành phố Thái Bình. 
Ngoài ý kiến chuyên gia, trong quá trình 
điều tra chúng tôi tiến hành phỏng vấn người 
dân một số nội dung liên quan đến cây xanh: 
Những tác động của con người có ảnh hưởng 
đến tình hình sinh trưởng, phát triển của cây 
xanh, mong muốn của người dân về vấn đề cây 
xanh đường phố, vai trò của người dân trong 
bảo vệ và duy trì hệ thống cây xanh để làm 
cơ sở cho đề xuất giải pháp phát triển hệ thống 
cây bóng mát đường phố thành phố Thái Bình. 
- Phương pháp nội nghiệp: Các số liệu điều 
tra, phỏng vấn được tổng hợp và phân tích 
bằng phần mềm Excel. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 
3.1. Hiện trạng hệ thống cây bóng mát 
đường phố thành phố Thái Bình 
3.1.1. Thành phần loài cây xanh đường phố 
thành phố Thái Bình 
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn thành 
phố có 12.838 cây (bao gồm cả cây bóng mát, 
cây ăn quả và cây bụi), trong đó trên 60% là 
các loài cây bóng mát như: Bàng, Sấu, Sữa, 
Bằng lăng, Phượng, Lộc vừng, còn lại là các 
loài cây bóng mát khác và cây bụi tầng thấp. 
Bảng 01. Thành phần loài cây xanh đường phố thành phố Thái Bình 
STT 
Tên loài 
Họ 
Hình 
dạng tán 
Rụng lá 
mùa đông/ 
Thường 
xanh 
Tỷ lệ số 
lượng cây 
của một 
loài/tổng số 
(%) 
Tên 
Việt 
Nam 
Tên khoa học 
Nhóm cây bóng mát 
1 Bàng Terminaliacatappa L. Combretaceae Tầng Rụng lá 18,6 
2 Hòe 
Styphnolobium 
japonicum (L.) 
Fabaceae Tự do Rụng lá 0,8 
3 Sữa 
 Alstonia scholaris 
(L.) R. Br 
Apocynaceae Tầng Thường xanh 13,1 
4 
Trứng 
cá 
Muntingia calabura 
L. 
Tiliaceae Tự do Thường xanh 2,2 
5 Phượng 
Delonix regia (W. 
J.Hook) Raf. 
Caesalpiniaceae Tự do Rụng lá 4,3 
6 Sanh Ficus indica L. Moraceae Thuôn Thường xanh 0,5 
7 Sấu 
Dracontomelum 
duperreanum Pierre. 
Anacardiaceae Tròn Thường xanh 17,1 
8 
Bằng 
lăng 
Lagestromia speciosa 
L. 
Lythraceae 
Tự 
do 
Rụng lá 10,6 
9 Cau vua Roystonia regia. Arecaceae Chùm Thường xanh 0,7 
10 Gai Boehmeria nivea Urticaceae Tự do Thường xanh 3,1 
11 Nhãn Dimocarpus longan Sapindaceae Tròn Thường xanh 0,7 
12 Xoài Mangifera indica L. Anacaraceae Trứng Thường xanh 1,2 
13 
Keo lá 
tràm 
Acacia auriculiformis 
A.Cunn ex Benth. 
Mimosaceae Trứng Thường xanh 1,8 
14 Mít 
Artocarpus 
heterophyllus 
Moraceae Tự do Thường xanh 0,2 
15 
Lộc 
vừng 
Brringtonia 
acutanguta (L) 
Gaertn. 
Lecythidaceae Tròn Rụng lá 2,3 
16 Dừa Cocos nuciferaL. Arecaceae Chùm Thường xanh 0,2 
Lâm học 
 27TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
STT 
Tên loài 
Họ 
Hình 
dạng tán 
Rụng lá 
mùa đông/ 
Thường 
xanh 
Tỷ lệ số 
lượng cây 
của một 
loài/tổng số 
(%) 
Tên 
Việt 
Nam 
Tên khoa học 
17 
Đa búp 
đỏ 
Ficus elastica Roxb. Moraceae Tự do Thường xanh 1 
18 Bơ Persea americana Lauraceae Tự do Thường xanh 0,1 
19 
Hồng 
xiêm 
Manilkara zapota Sapotaceae Tự do Thường xanh 0,2 
20 Xà cừ 
Khaya senegalensis 
A.Juss. 
Meliaceae Trứng Thường xanh 3,3 
21 Bách tán Araucaria excelsa Araucaceae Tháp Thường xanh 1,5 
22 
Muồng 
hoa 
vàng 
Cassia splendida 
Vogel. 
Caesalaceae Tự do Rụng lá 1,7 
22 Osaka ErythrinaFusca Fabaceae Tự do Thường xanh 0,3 
24 Liễu Salix herbacea Salicaceae Tự do Rụng lá 1,2 
25 Sung Ficus racemosa Moraceae Tự do Thường xanh 0,1 
27 Lát hoa 
Chukrasia tabularis 
A. juss. 
Meliaceae Tự do Thường xanh 1,2 
28 Nhội 
Bischofia javanica 
Blume. 
Euphorbiaceae Trứng Thường xanh 1,3 
29 
Vông 
đồng 
Hura crepitans L. Fabaceae Tự do Thường xanh 0,7 
30 Viết Mimusops elengi L. Sapotaceae Tự do Thường xanh 1,1 
31 
Keo tai 
tượng 
Acacia mangium 
Willd. 
Mimosaceae Trứng Thường xanh 1,3 
32 
Ngọc 
Lan 
Michelia alba De. Magnolaceae Thuỗn Thường xanh 1,2 
33 Sưa 
Dalbergiatonkinensis 
Prain 
Fabaceae Thuỗn Thường xanh 0,5 
34 
Dâu da 
xoan 
Allospindias 
lakonensis (Pierre) 
Stapf. 
Anacardiaceae Tròn Rụng lá 0,1 
35 Đề Ficus religiosa L. Moraceae Tự do Rụng lá 0,2 
36 Dầu rái Dipterocarpus alatus Dipterocarpaceae Trứng Thường xanh 0,7 
37 Si Ficus benjamina Linn. Moraceae Tự do Thường xanh 0,3 
38 Sao đen 
Hopea ordorata 
Roxb. 
Dipterocarpaceae Tự do Thường xanh 1 
39 Gạo Bombax ceiba Bombaceae Tự do Rụng lá 0,1 
40 Vú sữa 
Chrysophyllum 
cainino 
Sapotaceae Tròn Thường xanh 0,1 
41 
Bông 
gòn 
Ceibapentandra 
Gaertn 
Malvaceae Tự do Rụng lá 3,1 
42 
Bạch 
đàn 
Eucalyplus.sp Myrtaceae Thuôn Thường xanh 0,3 
Nhóm cây bụi 
1 
Hoa 
giấy 
Bougainvillea 
spectabilis Willd 
Nyctagaceae Tự do Thường xanh 
2 Cọ Serenoa Arecaceae Tròn Thường xanh 
3 Ngâu Aglaia duperreana Meliaceae Tròn Thường xanh 
4 Vạn tuế Cycasrevoluta Thunb Cycadaceae Tròn Thường xanh 
5 
Tường 
vi 
Lagerstroemia indica Lythraceae Tự do Rụng lá 
Lâm học 
 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
Từ số liệu bảng 01 cho thấy, hệ thống cây 
xanh đường phố thành phố Thái Bình rất đa 
dạng về thành phần loài, bao gồm 42 loài cây 
bóng mát, 5 loài cây bụi, thuộc 27 họ thực vật, 
(cây bóng mát thuộc 25 họ) trong đó phổ biến 
là các loài: Sấu, Sữa, Bàng, Bằng lăng, 
Phượng, Xà cừ. Trong 42 loài cây bóng mát kể 
trên có 10 loài chiếm 23,8% là cây rụng lá, 
tương ứng với tỷ lệ số lượng cây rụng lá 
40,7%. Như vậy, vào mùa đông cây xanh 
đường phố thành phố Thái Bình rụng lá khá 
lớn, cần điều chỉnh bổ sung số lượng cây 
thường xanh hợp lý hơn. 
Bên cạnh đó còn có tới 24 loài (trên 50%) 
không phù hợp trồng trên đường phố, đó là: 
Bạch đàn, Bông gòn, Gạo, Sanh, Si, Đề, Dâu 
da xoan, Keo tai tượng... Nguyên nhân là do 
những cây này có độ phân cành thấp, rễ ăn nổi 
phá vỡ vỉa hè và lòng đường (Đa, Sanh, Si), 
cây nhiều sâu róm (Bàng, Dâu da xoan), quả 
và lá rụng gây nguy hiểm cho người đi đường 
(Cau vua, Dừa), cây có tuổi thọ ngắn và dễ gãy 
đổ trong mùa mưa bão (Keo tai tượng, Keo lá 
tràm, Vông đồng), cây có mùi hoa và túm 
lông ở hạt ảnh hưởng đến hệ hô hấp khi hít vào 
cơ thể (Sữa)... đa số những loài cây này là do 
dân tự trồng, vì thế thành phố cần từng bước 
cải tạo và thay thế những loài cây không phù 
hợp trên. 
3.1.2. Hiện trạng tổ chức cây xanh đường 
phố thành phố Thái Bình 
Để đánh giá hiện trạng tổ chức cây xanh 
đường phố thành phố Thái Bình, chúng tôi tiến 
hành khảo sát trên 3 loại hình đường phố: 
Đường chính khu vực, đường liên khu vực 
(bao gồm: đường Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lý 
Thường Kiệt, Lý Bôn, Trần Thái Tông, Quang 
Trung) và đường khu vực (Trần Thánh Tông 
và Lê Đại Hành). Việc phân loại đường được 
dựa trên cơ sở chức năng của tuyến đường. 
Đây là những tuyến đường đặc trưng của thành 
phố Thái Bình, cụ thể: 
Lê Lợi là tuyến phố chính, nơi tập trung các 
trụ sở hành chính của tỉnh nên được coi là tuyến 
đường huyết mạch của thành phố. Tuyến đường 
dài 1,5 km, có chiều rộng lòng đường 14 m chia 
làm 2 làn, dải phân cách rộng 0,5 m, có vỉa hè 3 
m và cao hơn so với mặt đường 20 cm. 
Trần Thái Tông là tuyến đường khá rộng và 
đẹp so với các tuyến đường khác của thành 
phố, đường chạy qua các công ty của khu công 
nghiệp Phúc Khánh. Tuyến đường dài 2,8 km, 
đoạn rộng nhất có chiều rộng lòng đường rộng 
24 m chia làm 4 làn đường, có vỉa hè rộng từ 3 
- 5 m. 
Đường Quang Trung dài 2,4 km, có lòng 
đường rộng 14 m, vỉa hè rộng 6 m. Đường đi 
qua chợ Cống Trắng, cao đẳng Sư phạm Thái 
Bình, Sở giáo dục, cục thuế tỉnh, kho bạc Nhà 
nước. Đây cũng là một trong những tuyến 
đường chính của thành phố. Đường dài 1,8 km, 
có chiều rộng lòng đường 14 m, chiều rộng vỉa 
hè 6 m. 
Đường Lý Bôn là tuyến đường lớn nhất 
của thành phố, chạy dài nối liền từ đường 
ngoại thành ra đại học Tân Bình tới phà Sa 
Cao sang thành phố Nam Định, là tuyến giao 
thông chính của thành phố, có chiều dài dài 
nhất, chạy qua Đại học Y, bến xe, các bệnh 
viện tỉnh. 
Đường Lý Thường Kiệt dài 2,2 km chia làm 
hai đoạn, đoạn 1 dài 1 km, đoạn 2 có dải phân 
cách dài 1,2 km, chiều rộng lòng đường 14 m, 
vỉa hè hai bên rộng 3 m. Lý Thường Kiệt là 
một tuyến phố chính của thành phố, chạy qua 
Ủy ban nhân dân, Trường Chính trị, Hội Nhà 
báo, Quảng trường 14/10 nên đường Lý 
Thường Kiệt là một trong những tuyến đường 
quan trọng của thành phố. 
Đường Trần Hưng Đạo dài 2,4 km có chiều 
rộng lòng đường 9 m, vỉa hè rộng 3 m. Nhà 
dân hai bên đường hoạt động kinh doanh là 
chủ yếu, đoạn đường này đi qua nhiều trụ sở 
cơ quan chức năng quan trọng của tỉnh như 
Lâm học 
 29TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
UBND thành phố, Nhà thờ lớn, Sở Điện lực, 
Tòa án nhân dân tỉnh, Sở công an. 
Đường Lê Đại Hành dài 1,8 km, rộng 7 m, 
có vỉa hè rộng 2 m và cao so với lòng đường 
20 cm. Là đường khu vực ít phương tiện giao 
thông di chuyển thuộc phường Kỳ Bá thành 
phố Thái Bình. 
Đường Trần Thánh Tông là một trong những 
đường khu vực có chiều dài dài nhất, dài 2,5 
km, rộng 9 m, vỉa hè hai bên rộng 2 - 3 m. 
Kết quả khảo sát hiện trạng tổ chức cây 
xanh đường phố thành phố Thái Bình được 
tổng hợp trong bảng 02. 
Bảng 02. Hiện trạng tổ chức cây xanh đường phố thành phố Thái Bình 
TT Tên đường 
Chiều dài 
tuyến 
đường 
(km) 
Chiều 
rộng vỉa 
hè (m) 
Số loài 
cây/tổng 
số cây 
Khoảng 
cách 
trung 
bình cây – 
cây (m) 
Khoảng 
cách TB 
cây – vỉa 
hè (m) 
Hình thức 
trồng cây 
I Đường chính khu vực và đường liên khu vực 
1 Lê Lợi 1,5 3 14/349 5 0,6-1 Tự do 
2 Trần Hưng Đạo 
2,4 3 25/554 6,5 0,6-1 Thuần loài, Tự 
do 
3 Lý Thường Kiệt 2,2 3 21/467 4-5 0,6-1 Xen kẽ, Tự do 
4 Lý Bôn 6,5 2-5 31/857 5 0,6-1 Thuần loài 
5 Trần Thái Tông 2,8 2-5 17/565 6 0,6-1 Tự do 
6 Quang Trung 1,8 6 24/489 7,4 0,6-1 Xen kẽ, Tự do 
II Đường khu vực 
7 Trần Thánh Tông 
2,5 2-3 27/557 4-5 0,6-1 Thuần loài, 
Tự do 
8 Lê Đại Hành 1,8 3 14/325 4-5 0,6-1 Xen kẽ, Tự do 
Từ bảng số liệu 02 ta thấy, đa số các tuyến 
đường điều tra có bề rộng vỉa hè hẹp, chỉ có 
đường Quang Trung có vỉa hè 6 m, đường Lý 
Bôn và đường Trần Thái Tông có vỉa hè 3 - 5 
m là phù hợp để trồng cây bóng mát, các tuyến 
đường còn lại bề rộng vỉa hè tương đối hẹp (<3 
m) chỉ thích hợp để trồng cây gỗ nhỏ. 
Hầu hết cây xanh trên các tuyến đường điều 
tra được trồng theo hình thức vỉa hè một hàng 
cây, khoảng cách trung bình giữa các cây 5 - 6 
m; cây được trồng thuần loài, xen kẽ hoặc tự do. 
Trên 8 tuyến đường điều tra, thành phần 
loài cây rất đa dạng (>10 loài/tuyến đường), 
điều này không phù hợp với quy định về tổ 
chức trồng cây trong Thông tư 20/2005-TT-
BXD của Bộ Xây dựng (với những tuyến 
đường <2 km chỉ nên trồng thuần loài từ 1 - 2 
loài). Do thành phố chưa được quy hoạch cụ 
thể và quản lý cây xanh chưa được tốt nên dẫn 
đến các loài cây trồng đa chủng loài và kích cỡ 
khác nhau, không thuần nhất, ảnh hưởng đến 
mỹ quan đô thị. 
Khoảng cách trung bình từ cây đến lề đường 
(0,6 - 1 m) là tương đối phù hợp với yêu cầu 
kỹ thuật. 
3.1.3. Tình hình sinh trưởng, phát triển của 
hệ thống cây bóng mát trên một số tuyến 
đường chính ở thành phố Thái Bình 
Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng của 
một số loài cây bóng mát hiện đang trồng phổ 
biến trên các tuyến phố thành phố Thái Bình 
được tổng hợp trong bảng 03. 
Lâm học 
 30 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
Bảng 03. Tình hình sinh trưởng của một số loài cây bóng mát phổ biến trên một số tuyến phố chính 
thành phố Thái Bình 
STT Tên loài 
Số lượng 
(Cây) 
D13 
(cm) 
Hvn 
(m) 
Dt 
(m) 
Hdc 
(m) 
Sinh trưởng 
1. Đường Lê Lợi 
1 Bằng lăng 6 18,8 4,1 ...  T 
Từ số liệu bảng 03 ta thấy, hầu hết các loài 
cây trên các tuyến phố điều tra đang sinh 
trưởng, phát triển bình thường, một số loài cây 
trồng chủ đạo thể hiện sự thích nghi cao như 
Sấu, Bằng Lăng, Phượng, Xà cừ, Sữa Một số 
loài mới được đưa vào trồng, đang sinh trưởng, 
phát triển ổn định như Viết, Sao đen, Dầu rái, 
Nhội. Những loài cây này có thể phát triển 
trồng trên các tuyến phố mới của thành phố. 
Cũng từ kết quả điều tra, khảo sát, chúng tôi 
nhận thấy hệ thống cây bóng mát đường phố 
thành phố Thái Bình còn một số tồn tại như sau: 
- Hầu hết trên các tuyến đường điều tra vẫn 
còn trồng rải rác các loài cây không phù hợp 
với tiêu chuẩn của cây đường phố như: Bàng, 
Dâu da xoan, Bông gòn, Gai, Keo tai tượng, 
Keo lá tràm, Xoài, Nhãn, Cau vua, Dừa, Trứng 
cá 
- Hệ thống cây đường phố nói chung và cây 
xanh trên các tuyến đường điều tra nói riêng 
còn đang trồng lộn xộn, đa số các tuyến đường 
đều được trồng hơn 10 loài cây/1 tuyến đường, 
kích thước của cây không đều nhau, gây mất 
mỹ quan đô thị. Điều này không đúng với quy 
định về quy hoạch loài cây trồng và công tác 
trồng cây của Bộ Xây Dựng (Theo Thông tư 
20/2005 /TT – BXD). 
- Một số cây rễ ăn nông trên bề mặt, bị hạn 
chế không gian dinh dưỡng do bê tông hóa sát 
gốc, gốc cây bị biến dạng do u bướu, bong vỏ, 
bị đục đẽo Các loài cây thường gặp như: Xà 
cừ, Sữa, Phượng vĩ 
- Trên thân cây thường bị găm những đinh 
sắt, biển quảng cáo, dây điện. Đây cũng là 
nguyên nhân làm cho các thân cây bị thối, bị 
nấm mục, vỏ bong ra. Các loài thường gặp 
như: Xà cừ, Phượng vĩ, Sữa, Bằng lăng 
- Tán cây thường gặp một số vấn đề như: 
tán bị lệch do vị trí trồng quá sát nhà dễ đổ gãy 
khi mưa bão; tán bị chặt phá, cắt tỉa quá nhiều 
Lâm học 
 32 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
do vướng dây điện, vướng nhà; lá bị phá do 
côn trùng, nấm bệnh; lá vàng úa, khô, còi cọc 
do thiếu nước, dinh dưỡng khoáng. Các loài 
thường gặp như: Phượng vĩ, Sữa, Bằng lăng... 
3.2. Đề xuất định hướng phát triển cây xanh 
đường phố thành phố Thái Bình 
3.2.1. Giải pháp chọn loài cây trồng 
Để có một hệ thống cây xanh sinh trưởng 
phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu về cảnh quan đô 
thị, việc chọn loài cây trồng cho các tuyến phố 
thành phố Thái Bình cần dựa trên một số đặc 
điểm như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; 
đặc điểm kiến trúc cảnh quan; bản đồ quy 
hoạch thành phố Từ kết quả điều tra, đánh 
giá hiện trạng hệ thống đường phố, hiện trạng 
cây bóng mát đường phố thành phố Thái Bình, 
đặc điểm kiến trúc cảnh quan cũng như nghiên 
cứu bản đồ quy hoạch thành phố, chúng tôi đề 
xuất một số tiêu chí chọn loài cây bóng mát 
đường phố cho thành phố Thái Bình như sau: 
- Ưu tiên các loài cây bản địa: Đây là những 
loài cây thích nghi tốt với điều kiện thổ 
nhưỡng và khí hậu địa phương, thể hiện đặc 
trưng cảnh quan cây xanh của vùng, có khả 
năng sinh trưởng, phát triển tốt tại thành phố 
Thái Bình: Sấu, Lộc vừng, Bằng lăng 
- Tuyển chọn những loài cây có sức đề 
kháng mạnh: 
+ Những cây ít xuất hiện sâu bệnh như: Lát 
hoa, Long não, Nhội, Dầu rái, Viết, Sao đen. 
+ Những cây có khả năng chịu gió bão tốt: 
Sấu, Lộc vừng, Sang, Long não. 
- Kết hợp hợp lý giữa cây mọc nhanh và cây 
mọc chậm: 
+ Những cây mọc nhanh như: Nhội, Lộc 
vừng. 
+ Những cây mọc chậm như: Lát hoa, Sao đen. 
Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá hiện 
trạng hệ thống cây bóng mát đường phố thành 
phố Thái Bình và điều kiện tự nhiên của thành 
phố, chúng tôi đề xuất danh mục cây bóng mát 
đường phố, thành phố Thái Bình như bảng 04. 
Bảng 04. Danh mục cây trồng đường phố đề xuất cho thành phố Thái Bình 
Stt 
Tên loài Tính chất sử dụng 
Tên Việt Nam Tên khoa học 
Nhóm cây 
đặc sắc 
Nhóm cây 
chủ đạo 
Nhóm cây 
bổ sung 
1 Sấu Dracontomelum duperreanum Pierre. X 
2 Lộc vừng Brringtonia acutanguta (L) Gaertn. X 
3 Lát hoa Chukrasia tabularis A. juss. X 
4 Bằng lăng Lagestromia speciosa L. X 
5 Dầu rái Dipterocarpus alatus X 
6 Ngọc lan Michelia alba De. X 
7 Nhội Bischofia javanica Blume. X 
8 Viết Mimusops elengi L. X 
9 Phượng vỹ Delonix regia (W. J.Hook) Raf. X 
10 Sao đen Hopea ordorata Roxb. X 
11 Sang Sterculia lanceolata CaV. X 
12 Lim xẹt Peltophorum pterocarpum (DC) K.Heyne. X 
13 Tếch Tectona graudis Linn.f. X 
14 Long não Cinnamomum camphora (L.) J. Presl. X 
15 Vàng anh Saraca dives Pierre. X 
16 Vú sữa Chysophyllum cainito Linn. X 
17 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus X 
18 Chò xanh Terminalia myriocarpa V. Heurck & Muell X 
Thông qua tham khảo ý kiến của người dân 
và một số cán bộ quản lý về việc chọn loài cây 
trồng đường phố tạo cảnh quan đặc trưng cho 
thành phố Thái Bình, kết hợp với điều tra khảo 
Lâm học 
 33TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
sát điều kiện thổ nhưỡng khí hậu thành phố 
nhóm tác giả nhận thấy, cây Lộc vừng phù hợp 
làm cây cảnh quan chính cho đường phố thành 
phố Thái Bình. 
3.2.2. Giải pháp cải tạo hệ thống cây xanh 
đường phố hiện có 
Để đảm bảo yêu cầu về mỹ quan đô thị và 
phát huy tốt hiệu quả của cây xanh đối với môi 
trường, chúng tôi đề xuất giải pháp cải tạo cho 
hệ thống cây xanh đường phố hiện có như sau: 
- Thành phố cần tiến hành lập quy hoạch 
tổng thể cây xanh đường phố. 
- Lập kế hoạch chuẩn bị nguồn cây giống đủ 
tiêu chuẩn và chất lượng để từng bước thay thế 
những loài cây kém chất lượng, cây bị sâu 
bệnh và những cây không đạt tiêu chuẩn cây 
đường phố. 
- Việc triển khai công tác cải tạo nên tiến 
hành dần dần từng bước và phù hợp với điều 
kiện về kinh phí đầu tư. Những tuyến đường 
chính của thành phố nên ưu tiên thực hiện trước. 
Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá hiện 
trạng các tuyến đường, kết hợp với tiêu chí 
chọn loài cây trồng đường phố cho thành phố 
Thái Bình như đã đề xuất ở trên, hướng cải tạo 
lâu dài chung cho các tuyến đường nghiên cứu 
là loại bỏ hoàn toàn các loài cây không phù 
hợp trồng làm cây xanh đường phố như Bạch 
đàn, Bông gòn, Gạo, Sanh, Si, Đề, Dâu da 
xoan, Keo tai tượng, Vông, Sung, Hồng xiêm, 
Bơ, Đa búp đỏ, Dừa, Mít, Keo lá tràm, Xoài, 
Nhãn, Gai, Cau vua, Sữa, Trứng cá, Hoè, Bàng 
thay vào đó là lựa chọn các loài thích hợp có 
giá trị cảnh quan cao như đã đề xuất trong bảng 
04. Trong giới hạn nghiên cứu, tôi đã đưa ra giải 
pháp lựa chọn loài cây phù hợp cho 08 tuyến 
đường khảo sát như sau: 
+ Đường Lê Lợi: Hiện tuyến đường đang 
trồng 14 loài, trong đó có một số loài không 
phù hợp làm cây trồng đường phố cần tiến 
hành chặt bỏ, chỉ giữ lại một số loài thích hợp, 
cụ thể giữ lại: Bằng lăng, Sấu, Xà cừ. Tại vị trí 
các cây chặt bỏ trồng bổ sung thêm các loài 
cùng loài với cây bên cạnh cho phù hợp với 
mỹ quan đô thị. 
+ Trần Thái Tông: Hiện tuyến đường đang 
trồng 17 loài, trong đó có một số loài không 
phù hợp trồng đường phố cần chặt bỏ, đó là: 
Bàng, Gai, Cau vua, Đề, Sữa, Trứng cá, Tùng, 
Xoài. Tại vị trí những cây loại bỏ này trồng bổ 
sung các loài cùng loại trên tuyến đường (cây 
được trồng cùng loài với cây bên cạnh). 
+ Đường Quang Trung: Đoạn đường dài 2,4 
km, có tổng 411 cây/24 loài, trong đó loài 
chính là Xà cừ , Sữa, Bàng. Trên tuyến đường 
này cần chặt bỏ những cây không phù hợp, 
những cây cần giữ lại bao gồm: Phượng, Bằng 
lăng, Sấu, Xà cừ. Tại vị trí những cây chặt bỏ 
trồng bổ sung các loài cùng loại với cây được 
giữ lại trên tuyến đường (cây được trồng cùng 
loài với cây bên cạnh). 
+ Đường Lý Bôn: Đây là tuyến đường dài 
nhất của thành phố với tổng số cây 857/31 loài 
với loài chủ đạo là Sấu và Sữa. Trên tuyến 
đường này cần giữ lại những loài sau: Bằng 
lăng, Lộc vừng, Sấu, những loài còn lại cần 
tiến hành chặt bỏ và tại những vị trí này trồng 
bổ sung các loài cùng loại với cây được giữ lại. 
Riêng đối với cây Sữa cần tiến hành tỉa thưa 
(2 - 3 cây/1 km) vì hoa có mùi hắc gây khó 
chịu cho người dân. 
+ Đường Lý Thường Kiệt: Tuyến đường dài 
2,2 km với tổng số cây là 467 cây/21 loài, 
trong đó loài chủ đạo là Sữa, Bàng và Sấu. Tuy 
nhiên Bàng và Sữa là 2 loài không thích hợp 
trồng đường phố, vì thế trên tuyến đường này 
chỉ nên giữ lại những loài sau: Bằng lăng, Lộc 
vừng, Phượng, Sấu. Những loài còn lại cần 
được tiến hành chặt bỏ và thay thế bằng những 
loài cây cùng loại. 
+ Đường Trần Hưng Đạo: Tổng số loài cây 
trên tuyến đường điều tra được là 554 cây/25 
loài với loài chủ đạo là Bàng. Tuy nhiên Bàng 
không phù hợp làm cây trồng đô thị do lá và 
Lâm học 
 34 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
quả rụng gây ô nhiễm, cây có nhiều sâu róm 
gây kích ứng da, vì thế cần chặt bỏ hết Bàng 
trên tuyến phố này. Trên đường Trần Hưng 
Đạo cần giữ lại một số loài sau: Bằng lăng, 
Lộc vừng, Phượng, Sấu, Viết. Những loài còn 
lại trên tuyến đường cần tiến hành chặt bỏ và 
trồng thay thế bằng những loài cùng loại với 
loài được giữ lại. 
+ Đường Lê Đại Hành: Trên tuyến đường 
này hiện có tổng 325 cây/14 loài với loài chủ 
đạo là Sấu, Bằng lăng và Bàng. Với tuyến 
đường này thì cần giữ lại một số loài sau: Bằng 
lăng, Lộc vừng, Phượng, Muồng, Sấu. Những 
loài khác cần chặt bỏ và trồng bổ sung những 
loài cùng loại. 
+ Đường Trần Thánh Tông: Đường có 557 
cây/30 loài, trong đó loài chủ đạo là Sấu, Keo lá 
tràm và Gai. Tuy nhiên Keo lá tràm, Gai và một 
số loài khác trên tuyến đường không thích hợp 
trồng đường phố cần tiến hành chặt bỏ, chỉ giữ 
lại: Bằng lăng, Dầu rái, Lộc vừng, Sấu, Viết. 
3.2.3. Giải pháp quy hoạch thiết kế cây xanh 
cho hệ thống đường mới đã được phê duyệt 
trong quy hoạch 
Rút kinh nghiệm từ những đường phố đã 
trồng cây xanh, việc trồng cây trên các tuyến 
đường phố mới cần phải tuân thủ đúng những 
quy định về cây xanh đô thị nói chung và cây 
xanh đường phố nói riêng. Trên những tuyến 
đường có bề rộng vỉa hè hẹp (<3 m và 3 - 5 m) 
chỉ nên trồng những cây gỗ nhỏ, gỗ trung bình 
như: Lộc vừng, Nhội, Bằng lăng, Lim xẹt, 
Viết. Đối với những tuyến đường có độ rộng 
vỉa hè >5 m có thể trồng đan xen giữa cây gỗ 
lớn, gỗ nhỡ như Sấu, Long não, Lát hoa, Dầu 
rái, Tếch, Sao đen, Lộc vừng, Nhội, Bằng lăng, 
Lim xẹt. 
Mỗi tuyến đường tùy theo độ dài có thể lựa 
chọn các phương thức phối kết trồng cây khác 
nhau, sao cho mỗi tuyến đường đều có một sắc 
thái cảnh quan đặc trưng và phát huy tốt hiệu 
quả về môi trường. Trên các đường chính khu 
vực và đường khu vực, có thể trồng 1,2 hoặc 3 
loài trên một tuyến đường với khoảng cách 350 
– 500 m/loài. Thành phố Thái Bình điều kiện 
thời tiết mùa hè khắc nghiệt, thường xuyên bị 
ảnh hưởng bởi gió biển, vì thế nên ưu tiên 
trồng nhiều cây thường xanh. 
3.2.4. Giải pháp về quản lý, duy trì cây xanh 
đường phố 
Để có một hệ thống cây xanh sinh trưởng, 
phát triển tốt, phù hợp với mỹ quan đô thị, bên 
cạnh những giải pháp về chọn loài và giải pháp 
về quy hoạch thiết kế trồng cây, thì giải pháp 
về quản lý và duy trì cho hệ thống cây xanh 
cũng góp phần rất quan trọng. Cây xanh đường 
phố phải được quản lý một cách có hệ thống. 
Mỗi cây phải được kiểm kê, đánh số thứ tự và 
có hồ sơ lưu với các biện pháp kỹ thuật đi kèm, 
trong đó ghi rõ ngày trồng, vị trí, chủng loại, 
các biện pháp chăm sóc cho từng thời kỳ như 
tỉa cành, tạo tán, dự kiến luân kỳ khai thác phù 
hợp với đặc điểm sinh học loài cây. Tỉa cành 
cần chú ý đến yếu tố cảnh quan và bảo vệ môi 
trường của cây xanh để có biện pháp phù hợp. 
Để tăng điện tích đất xanh cho thành phố 
cần tận dụng tối đa các khoảng trống trên các 
vỉa hè. Kết hợp trồng cây bóng mát với các 
chủng loại cây khác như: dây leo, cây bụi, 
thảm cỏ 
Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý 
cây xanh, đội ngũ cán bộ cần nâng cao trình độ 
chuyên môn quản lý và duy trì cây xanh đô thị. 
IV. KẾT LUẬN 
- Hệ thống cây bóng mát đường phố thành 
phố Thái Bình rất đa dạng về thành phần loài 
(42 loài) thuộc 25 họ thực vật. Trên 50% tổng 
số loài cây bóng mát của thành phố không phù 
hợp trồng đường phố, cần phải có giải pháp 
thay thế dần những loài cây này. Hầu hết trên 
các tuyến phố đều trồng rất nhiều chủng loại 
cây (>10 loài/tuyến đường), với loài chủ đạo là 
Sấu, Phượng, Bằng lăng, Sữa, Bàng, điều này 
không phù hợp với quy định chung về trồng 
Lâm học 
 35TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 
cây đường phố. 
- Hầu hết các loài cây trồng trên các tuyến 
phố điều tra đều đang sinh trưởng, phát triển 
bình thường. Một số loài đang bị sâu bệnh cần 
được thay thế. 
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất được giải 
pháp cải tạo hệ thống cây xanh đường phố cho 
08 tuyến đường của thành phố. Bên cạnh đó, 
để có hệ thống cây xanh đường phố phù hợp 
với quy hoạch tổng thể chung, chúng tôi đề 
xuất một số giải pháp sau: Giải pháp về chọn 
loài cây trồng đường phố, giải pháp quy hoạch 
thiết kế cho hệ thống các tuyến đường mới 
theo quy hoạch đã được phê duyệt và giải pháp 
về quản lý, duy trì hệ thống cây xanh đường 
phố hiện có. 
- Đề xuất được danh mục cây trồng đường 
phố cho thành phố Thái Bình gồm 18 loài, 
trong đó 01 loài thuộc nhóm cây trồng đặc sắc 
(Lộc vừng), 11 loài thuộc nhóm cây trồng chủ 
đạo và 06 loài thuộc nhóm cây trồng bổ sung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Võ Văn Chi (2004). Từ điển thực vật thông dụng, 
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 
2. Đặng Văn Hà, Chu Mạnh Hùng (2016). Giáo trình 
Thiết kế cảnh quan cây xanh. Nxb. Nông nghiệp Hà Nội. 
3. Đặng Văn Hà (2015). Hiện trạng cây xanh thành 
phố Hà Nội và đề xuất giải pháp khắc phục cây đổ gẫy 
sau mưa bão hàng năm. Tạp Chí Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn số 21/2015, tr. 118 - 125. 
4. Đặng Văn Hà (2016). Thực trạng và giải pháp 
phát triển cây bóng mát đường phố trên địa bàn thành 
phố Thanh Hoá. Tạp chí Rừng và Môi trường số 6/2016. 
5. Nguyễn Thị Yến, Đặng Văn Hà (2015). Bài giảng Kỹ 
thuật trồng cây gỗ đô thị. Trường Đại học Lâm nghiệp. 
6. Konijnendijk, et al., (2005). Urban Forests and 
Trees. Springer, Heidelberg. 
7. Ahern, Jack (1995). Greenways as a planning 
strategy. Volum: 12, pp 30 – 35. 
CURRENT STATUS AND DEVELOPMENTAL ORIENTATION STREET 
TREE FOR THAI BINH CITY 
 Nguyen thi Yen, Dang Van Ha 
SUMMARY 
Composition of treet tree species in Thaibinh city has 42 species with a total of more than 10,000 trees belong 
to 25 families. In which evergreentrees 76.2%, deciduous trees 23.8%. The species that areplanted in a large 
number on the streets including: Terminaliacatappa L., Dracontomelum duperreanum Pierre., Alstonia 
scholaris (L.) R. Br, Lagestromia speciosa L., Delonix regia (W. J.Hook) Raf. Based on the status of 
researcharea, the researchers have selected 18 suitable speciesto grow on the street system, in which special 
species is Brringtonia acutanguta (L) Gaertn, group of mainly plants 11species, group of supplement plants 6 
species and has proposed some solutions to develop street tree systems for Thaibinh City. 
Keywords: Shade tree, street tree, plant planning, plant speciesselecting. 
Người phản biện : GS.TS. Ngô Quang Đê 
Ngày nhận bài : 29/7/2016 
Ngày phản biện : 30/7/2016 
Ngày quyết định đăng : 05/8/2016 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_dinh_huong_phat_trien_cay_xanh_duong_pho_thanh.pdf