Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán của Việt Nam: một số đánh giá sơ bộ

Tóm tắt:

Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng cách tiện cận hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST)

ngành để nhận dạng sơ bộ thực trạng phát triển của hệ thống ĐMST ngành tài chính ngân

hàng của Việt Nam về dịch vụ thanh toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn

sâu dựa trên bảng hỏi bán cấu trúc với một số chuyên gia và đại diện các tổ chức tài

chính-ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống thể chế, chính sách đóng một vai trò

rất quan trọng, có thể nói là bậc nhất, trong việc thúc đẩy các hoạt động ĐMST liên quan

đến dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, khách hàng ngày càng nổi lên là một nhân tố chính yếu

thúc đẩy các tổ chức này nỗ lực đầu tư cho các hoạt động ĐMST. Bên cạnh vai trò chủ

đạo của các ngân hàng thương mại, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) ngày càng

thể hiện là một nhân tố mới thúc đẩy hoạt động ĐMST trong lĩnh vực này.

pdf 16 trang phuongnguyen 720
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán của Việt Nam: một số đánh giá sơ bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán của Việt Nam: một số đánh giá sơ bộ

Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán của Việt Nam: một số đánh giá sơ bộ
JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 39 
HỆ THỐNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NGÀNH VỀ DỊCH VỤ 
THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ 
Đinh Tuấn Minh1 
Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ 
Nguyễn Thùy Liên 
Trung tâm Nghiên cứu các giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế xã hội 
Tóm tắt: 
Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng cách tiện cận hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) 
ngành để nhận dạng sơ bộ thực trạng phát triển của hệ thống ĐMST ngành tài chính ngân 
hàng của Việt Nam về dịch vụ thanh toán. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn 
sâu dựa trên bảng hỏi bán cấu trúc với một số chuyên gia và đại diện các tổ chức tài 
chính-ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống thể chế, chính sách đóng một vai trò 
rất quan trọng, có thể nói là bậc nhất, trong việc thúc đẩy các hoạt động ĐMST liên quan 
đến dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, khách hàng ngày càng nổi lên là một nhân tố chính yếu 
thúc đẩy các tổ chức này nỗ lực đầu tư cho các hoạt động ĐMST. Bên cạnh vai trò chủ 
đạo của các ngân hàng thương mại, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) ngày càng 
thể hiện là một nhân tố mới thúc đẩy hoạt động ĐMST trong lĩnh vực này. 
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo ngành; Tài chính-ngân hàng; Dịch vụ thanh toán. 
Mã số: 19121004 
1. Mở đầu 
Đổi mới sáng tạo trong hoạt động thanh toán đã nhận được sự quan tâm rất 
lớn của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp trên thế 
giới trong những năm vừa qua. Như Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, 
Jerome H. Powell đã chỉ ra, những thay đổi mang tính cách mạng trong lĩnh 
vực thanh toán đặt các nhà cung cấp dịch vụ tài chính-ngân hàng truyền 
thống phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau (Powel, 2017). 
Các nghiên cứu về ĐMST trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và hệ thống 
thanh toán nói riêng tại Việt Nam còn rất hạn chế. Các nghiên cứu gần đây 
về hoạt động ĐMST trong ngành tài chính-ngân hàng ở Việt Nam bắt đầu 
xuất hiện kể từ khi việc chuyển đổi sang ngân hàng số cũng như các công ty 
công nghệ tài chính (Fintech) xuất hiện. Một trong số đó là Kỷ yếu hội 
thảo: “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những đổi mới trong lĩnh vực tài 
1 Liên hệ tác giả: dinhtuanminh.maastricht@gmail.com 
40 Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán 
chính-ngân hàng” do Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức vào tháng 6/2018. 
Nhưng cũng giống như đa phần các nghiên cứu về các khía cạnh phát triển 
công nghệ trong ngành tài chính-ngân hàng, các nghiên cứu trong tập kỷ 
yếu này chủ yếu tập trung vào phân tích hiện trạng, xu hướng và tác động 
của các công nghệ mới mà hầu như không đề cập đến các nhân tố cũng như 
các tác nhân thúc đẩy hoạt động ĐMST trong ngành. 
Mục đích của nghiên cứu này là áp dụng cách tiệm cận hệ thống ĐMST 
ngành (Sectoral System of Innovation - SSI) để nhận dạng sơ bộ thực trạng 
phát triển của hệ thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng, đặc biệt là hoạt 
động thanh toán của các ngân hàng thương mại (NHTM) của Việt Nam. 
Kết quả nghiên cứu đóng góp về cơ sở lý luận về hệ thống ĐMST ngành, 
đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, các gợi ý cho nhà quản lý để đưa ra các 
giải pháp phát triển hệ thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng nói chung 
và dịch vụ thanh toán nói riêng ở Việt Nam. Do giới hạn về thời gian cũng 
như nguồn lực, chúng tôi sẽ không đánh giá tất cả các cấu phần của hệ 
thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng liên quan đến hoạt động thanh toán 
cũng như mối quan hệ tương tác giữa chúng. Thay vì đó, chúng tôi tập 
trung vào phân tích cấu phần chính, đó là công nghệ lõi và nền tảng tri thức 
ngành tài chính-ngân hàng của các NHTM Việt Nam và các nhân tố thúc 
đẩy hoạt động ĐMST trong ngành này liên quan đến hoạt động thanh toán. 
2. Khung phân tích hệ thống đổi mới sáng tạo ngành tài chính-ngân 
hàng liên quan đến dịch vụ thanh toán 
Dịch vụ thanh toán là dịch vụ chuyển giao nghĩa vụ tài chính giữa hai hoặc 
nhiều bên (Humphrey, 1995). Để dịch vụ này thay thế cho việc chi trả tiền 
mặt giữa các bên, nó đòi hỏi phải diễn ra nhanh chóng, chắc chắn, thuận tiện 
và bảo mật. Yêu cầu này khiến cho dịch vụ thanh toán trở thành một quy 
trình có tính hệ thống, liên quan đến nhiều bên, bao gồm bên chuyển tiền, 
các tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng trung ương và bên nhận tiền. 
Là một dịch vụ có tính hệ thống, giống như trong các ngành dịch vụ có tính hệ 
thống, các hoạt động ĐMST liên quan đến dịch vụ thanh toán thường tương 
tác chặt chẽ với khách hàng thay vì R&D nội bộ (Evangelista, 2000). Các 
doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường phụ thuộc vào việc phát triển phần 
mềm hay sáng tạo bí quyết kinh doanh riêng. Đồng thời, sự phát triển của 
công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ áp dụng khung khổ hệ thống ĐMST 
ngành (SSI) để đánh giá sơ bộ hiện trạng của hệ thống ĐMST trong hoạt 
động thanh toán của hệ thống tài chính-ngân hàng Việt Nam. Khung khổ 
SSI là cách tiếp cận được phát triển bởi Malerba (2002, 2005) từ cách tiếp 
cận các hoạt động ĐMST của một quốc gia theo hệ thống (National System 
JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 41 
of Innovation - NSI). Đây là cách tiếp cận mang tính chủ toàn thay vì xem 
xét một số khía cạnh cụ thể của quá trình ĐMST. Cách tiếp cận hệ thống 
ĐMST nhấn mạnh vào sự tương tác giữa các tác nhân liên quan đến hoạt 
động ĐMST và phân tích những tương tác đó được định hình bởi các yếu tố 
chính trị, thể chế và xã hội như thế nào (Fagerberg và Verspagen, 2009). 
Với hệ thống ĐMST ngành, như Malerba (2005) mô tả, đó sẽ là tương tác 
giữa các cấu phần như cơ sở tri thức và quá trình học hỏi; các doanh 
nghiệp, tổ chức trung gian và mạng lưới; thể chế và nhu cầu. Ngoài ra, ranh 
giới địa lý cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tương tác của các 
cấu phần trên (xem Hình 1). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ giới hạn 
xem xét các tương tác của cấu phần như là các nhân tố thúc đẩy hoạt động 
ĐMST và ứng dụng công nghệ mới trong ngành tài chính-ngân hàng liên 
quan đến lĩnh vực thanh toán như được trình bày trong Bảng 1 dưới đây. 
Nguồn: Phát triển bởi nhóm tác giả dựa trên Newbury (2016), Malerba (2002, 2005) và 
Tether & Metcalfe (2004). 
Hình 1. Các cấu phần của hệ thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng liên 
quan đến dịch vụ thanh toán 
Bảng 1. Các nhân tố chính thúc đẩy ĐMST và ứng dụng công nghệ mới 
trong ngành tài chính-ngân hàng liên quan đến lĩnh vực thanh toán 
Cấu phần Mô tả 
Tương tác thúc đẩy hoạt động 
ĐMST và ứng dụng công nghệ mới 
Cơ sở tri thức và quá trình học hỏi 
Công nghệ nền 
tảng 
- Công nghệ thông tin và truyền 
thông là nhân tố nền tảng thúc đẩy 
ĐMST của ngành; 
- Các xu hướng công nghệ chính 
liên quan đến dịch vụ thanh toán: 
Định hình sự tiến triển và ứng 
dụng các dạng công nghệ trong 
tương lai. 
Các doanh nghiệp, tổ chức 
trung gian và mạng lưới Nhu cầu 
Thể chế 
Cơ sở tri thức và quá trình học hỏi 
- Công nghệ cốt lõi 
+ Cổng thông tin, hệ sinh thái, ứng dụng dữ liệu, block 
chain, an ninh (xác nhận và chứng thực), điện toán đám 
mây. 
+ Mảng thanh toán: ví điện tử, tiền điện tử, thẻ thông 
minh, hệ thống thanh toán không tiếp xúc. 
- Quá trình học hỏi: 
+ R&D 
+ Nguồn công nghệ mở 
+ Sự bắt chước, học hỏi giữa các tổ chức 
42 Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán 
Cấu phần Mô tả 
Tương tác thúc đẩy hoạt động 
ĐMST và ứng dụng công nghệ mới 
chuyển đổi từ tiền giấy truyền 
thống sang thanh toán điện tử; Từ 
séc, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ dần 
thay thế bởi thẻ thông minh và 
công nghệ thanh toán không tiếp 
xúc (KPMG, 2007); ví tiền điện tử; 
tiền kỹ thuật số (NHTW Hà Lan, 
2016). 
Quá trình học 
hỏi 
Thông qua hoạt động R&D, đào 
tạo nhân viên về nhân bản, cải tiến 
và phát triển công nghệ, sử dụng 
chéo các phát minh của ngân hàng 
khác hoặc sao chép và mua lại các 
công nghệ có bằng sáng chế. 
Ảnh hướng tới tốc độ ĐMST và 
ứng dụng công nghệ mới của 
ngành. 
Các doanh nghiệp, tổ chức trung gian, và mạng lưới 
Doanh nghiệp Các ngân hàng thương mại vẫn 
đóng vai trò chính trong lĩnh vực 
cung cấp dịch vụ thanh toán. Gần 
đây, một số công ty Fintech đã 
tham gia vào việc cung ứng dịch 
vụ này. Các dịch vụ mà các công 
ty Fintech tham gia trong dịch vụ 
thanh toán là xử lý thanh toán, 
chuyển khoản, thanh toán di động, 
ngoại hối, thẻ tín dụng, thẻ trả 
trước, chương trình ưu đãi, có 
thưởng. 
- Sự tham gia của Fintech tạo sức 
ép buộc các NHTM phải đẩy mạnh 
ĐMST để duy trì vị thế cạnh tranh; 
- Sự hợp tác giữa các NHTM và 
Fintech tạo ra nhiều ứng dụng mới 
cho khách hàng. 
Các tổ chức 
trung gian 
- Các trường đại học, viện nghiên 
cứu. 
- Các hiệp hội tài chính-ngân hàng. 
- Các định chế quốc tế như IMF, 
World Bank. 
- Nghiên cứu khoa học cơ bản. 
- Tư vấn cho khu vực doanh nghiệp. 
- Truyền tải, lan tỏa tri thức, các 
qui định pháp luật, các tiêu chuẩn, 
qui chuẩn ngành. 
- Đào tạo nguồn nhân lực. 
Thể chế 
Thể chế chính 
thức 
- Quy định quốc tế (Quy tắc thực 
hành thống nhất về tín dụng chứng 
từ - UCP, quy tắc thống nhất về 
nhờ thu - URC, quy tắc thống nhất 
về hoàn trả tiền hàng - URR, điều 
kiện thương mại quốc tế - 
Incoterms); quy định pháp luật về 
thanh toán trong nước. 
- Các ĐMST được đưa vào áp 
dụng trong thực tiễn phải thỏa mãn 
được các điều kiện do thể chế 
chính thức áp đặt. 
- Việc xuất hiện các sản phẩm mới, 
chẳng hạn Fintech, khiến cho các cơ 
quan quản lý trong nước và quốc tế 
phải điều chỉnh lại các luật lệ. 
Thể chế không 
chính thức 
Các quy ước do doanh nghiệp lập 
ra để tương tác với khách hàng của 
- Các quy tắc tương tác giữa doanh 
nghiệp và khách hàng tạo ra sự 
JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 43 
Cấu phần Mô tả 
Tương tác thúc đẩy hoạt động 
ĐMST và ứng dụng công nghệ mới 
mình (như các quy ước về xếp 
hạng, đánh giá, chấm điểm, tích 
điểm thưởng,...). 
khác biệt về chất lượng phục vụ, 
dẫn đến lợi thế cạnh tranh khác 
nhau của mỗi doanh nghiệp. 
- Các doanh nghiệp cần liên tục 
cập nhật và điều chỉnh các quy ước 
để phản ánh được mong muốn của 
khách hàng. 
Nhu cầu 
Các loại nhu 
cầu 
5 nhu cầu quan trọng nhất: Dễ sử 
dụng sản phẩm; Thuận tiện trong 
giao dịch; Phục vụ tận tâm; Thấu 
hiểu nhu cầu riêng; và Mang lại giá 
trị thực sự (Microsoft financial 
service, 2017). 
Việc đáp ứng những nhu cầu này 
của khách hàng thúc đẩy sự cạnh 
tranh giữa các doanh nghiệp trong 
việc ứng dụng công nghệ mới cũng 
như tạo ra các sản phẩm mới. 
Phân nhóm 
khách hàng 
Khu vực doanh nghiệp; khách 
hàng cá nhân; và khu vực công lập 
cung cấp các dịch vụ công ích. 
Mỗi một nhóm khách hàng đòi hỏi 
doanh nghiệp cần điều chỉnh các 
sản phẩm và quy trình phục vụ sao 
cho phù hợp nhất. 
Ranh giới địa lý 
Đầu tư nước 
ngoài 
Doanh nghiệp nước ngoài thiết lập 
chi nhánh hoặc góp vốn đầu tư với 
các doanh nghiệp trong nước. 
- Cung cấp các sản phẩm mới, kinh 
nghiệm quản trị, ứng dụng công 
nghệ mới tại các chi nhánh hoặc 
đơn vị liên kết trong nước. 
- Tạo áp lực cạnh tranh cho các 
doanh nghiệp trong nước phải 
ĐMST. 
Dịch vụ xuyên 
biên giới 
Doanh nghiệp nước ngoài cung 
cấp dịch vụ xuyên biên giới cho 
các khách hàng ở trong nước. 
Tạo áp lực cạnh tranh cho các 
doanh nghiệp trong nước phải 
ĐMST. 
Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả 
3. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích minh họa, sử dụng khung 
lý thuyết hệ thống ĐMST ngành và hai nguồn thông tin sau để đưa ra các 
nhận định sơ bộ về hệ thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng liên quan 
đến dịch vụ thanh toán. Nguồn thông tin thứ nhất là từ các nguồn thứ cấp 
như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông. Nguồn thứ hai 
đến từ phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia thuộc khu vực doanh nghiệp 
và khu vực nghiên cứu. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 6 
ngân hàng thương mại quy mô lớn (trong đó có một ngân hàng thương mại 
cổ phần nhà nước; 2 ngân hàng có trụ sở ở miền Bắc và 4 ngân hàng ở miền 
Nam), 2 công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam đang triển khai dịch vụ 
44 Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán 
thanh toán công nghệ, 2 công ty chứng khoán và 2 chuyên gia nghiên cứu 
thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thời gian phỏng vấn diễn ra trong năm 2019. 
Để phỏng vấn chuyên sâu có hiệu quả, trước mỗi cuộc phỏng vấn, nhóm 
nghiên cứu thiết kế bảng hỏi bán cấu trúc nhằm đảm bảo cuộc phỏng vấn 
được định hướng và không đi chệch chủ đề của đề tài nghiên cứu. Cấu trúc 
bảng phỏng vấn gồm các phần chính như sau: 
- Thông tin chung về doanh nghiệp; 
- Tổng quan hoạt động ĐMST tại doanh nghiệp; 
- Các câu hỏi liên quan đến nền tảng công nghệ và quá trình học hỏi; 
- Các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa các tác nhân; 
- Các câu hỏi liên quan đến vai trò của thể chế, chính sách của nhà nước; 
- Các câu hỏi liên quan đến nhu cầu của khách hàng. 
4. Kết quả nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu gồm hai nội dung: Nội dung thứ nhất, nhận dạng cấu 
phần công nghệ lõi của hệ thống thanh toán của Việt Nam. Nội dung này 
được thể hiện trong các mục 4.1, 4.2 và 4.3; Nội dung thứ 2, trình bày trong 
các mục còn lại, phân tích các nhân tố thúc đẩy hoạt động ĐMST, ứng dụng 
công nghệ mới, trong ngành tài chính-ngân hàng của Việt Nam liên quan đến 
dịch vụ thanh toán. Chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích vai trò của các 
nguồn tri thức và các quá trình học hỏi; vai trò của các tác nhân doanh 
nghiệp, đặc biệt là các loại hình doanh nghiệp mới trong hệ thống; vai trò của 
hệ thống thể chế, chính sách; vai trò của cầu và vai trò của hội nhập quốc tế. 
4.1. Nền tảng hạ tầng hệ thống thanh toán của Việt Nam 
Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng viễn 
thông cũng như nền tảng công nghệ hiện đại phục vụ hệ thống thanh toán. 
Cụ thể, Việt Nam đang vận hành: (1) Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân 
hàng (IBPS); (2) Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử; (3) Hệ thống thanh 
toán ngoại tệ; (4) Hệ thống thanh toán chứng khoán; và (5) Hệ thống thanh 
toán bán lẻ. Các hệ thống thanh toán này kết nối với nhau, cho phép các 
giao dịch được thông suốt trong và ngoài nước. 
Theo số liệu của NHNN (2019), tính đến giữa năm 2018, có khoảng 70 tổ 
chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán bán lẻ qua 
Internet và trên 35 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bán lẻ qua điện 
thoại di động. NHNN đã cho phép 24 tổ chức không phải là ngân hàng thực 
hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phục vụ các giao dịch 
thanh toán bán lẻ, giá trị thấp. 
JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 45 
Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, độ phủ của hạ tầng cơ sở 
viễn thông vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng triển khai thương mại 
điện tử cũng như mobile banking. Đa phần hệ thống viễn thông mới tập 
trung ở các thành phố lớn, chưa mở rộng được tới vùng nông thôn. Theo 
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 
2018, Chỉ số ứng dụng ICT của Việt Nam mới chỉ đứng thứ 95/140, thấp 
hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực (WEF, 2018). 
4.2. Các công nghệ thanh toán  ...  
gian vừa qua diễn ra rất nhanh. Như nhận định của một lãnh đạo NHTM mà 
chúng tôi phỏng vấn: “Trên một số khía cạnh nào đó, các ngân hàng ngày 
nay đang đối diện với thách thức mới đến từ các công ty Fintech, trên hầu 
hết các sản phẩm dịch vụ vốn thuộc về lĩnh vực ngân hàng-tài chính như 
thanh toán, chuyển tiền nội địa, chuyển tiền quốc tế, kiều hối, cho vay, tài 
chính cá nhân, đầu tư, bảo hiểm,... Về sản phẩm, các công ty Fintech có khả 
năng ra mắt sản phẩm trong thời gian rất ngắn, tính ứng dụng cao, gần gũi 
với khách hàng; về tính năng sáng tạo, các công ty Fintech có tính sáng tạo 
vượt trội do không bị chi phối từ những rào cản pháp lý như ngân hàng, liên 
tục ứng dụng các công nghệ mới nhất, đặc biệt các công nghệ tự động hóa, 
trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu mạng xã hội, để mang đến trải nghiệm 
tốt hơn, suất xắc hơn so với các sản phẩm của ngân hàng; Về tính rủi ro, 
Fintech chấp nhận rủi ro ở dải rộng, mức độ cao hơn và thậm chí chấp nhận 
mạo hiểm, do đó, họ dễ dàng tiếp cận với các đối tượng chưa từng là khách 
hàng của ngân hàng và khách hàng dưới chuẩn của ngân hàng. Những thách 
thức này từ các công ty Fintech vừa có tính cạnh tranh thúc đẩy cùng phát 
triển, vừa có tính gợi ý cho sự cộng tác WIN-WIN giữa các công ty Fintech 
50 Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán 
và các tổ chức tài chính-ngân hàng để mang lại trải nghiệm mới mẻ, độc 
đáo và suất xắc hơn đối với các sản phẩm tài chính vốn khô khan”. 
4.6. Vai trò của hệ thống thể chế, chính sách 
Thể chế, chính sách đóng vai trò quan trọng có thể nói là bậc nhất trong 
việc tạo ra hành lang thúc đẩy hoạt động ĐMST của các tổ chức tài chính-
ngân hàng. Khác với các hoạt động kinh tế khác, hoạt động kinh doanh của 
các tổ chức tài chính-ngân hàng, dù của bất kỳ nước nào, luôn chịu sự kiểm 
kiểm soát chặt sẽ của các định chế nhà nước thông qua các bộ luật chuyên 
ngành. Chính vì vậy, mọi động thái điều chỉnh chính sách của các định chế 
nhà nước có liên quan đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động 
ĐMST trong lĩnh vực này. Theo ý kiến của những NHTM và công ty chứng 
khoán mà chúng tôi phỏng vấn, nếu công nghệ mới chưa được Nhà nước 
chấp thuận một cách rõ ràng thì các tổ chức tài chính-ngân hàng không dám 
áp dụng triển khai, ngay cả khi ý tưởng và giải pháp công nghệ đã có. 
Chẳng hạn, ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử chỉ có thể đẩy mạnh khi 
NHNN ban hành một loạt thông tin gỡ các vướng mắc cho các tổ chức tài 
chính-ngân hàng trong năm 2014-2016. Với các loại hình công nghệ không 
có hướng dẫn của NHNN thì các ngân hàng mới chỉ dừng ở mức độ tìm 
hiểu hoặc phát triển chậm. Ví dụ, việc phát hành các loại thẻ không tiếp xúc 
chỉ bắt đầu được một số NHTM giới thiệu vào giữa 2019 sau khi NHNN 
ban hành Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa và Bộ tiêu chuẩn cơ sở đặc 
tả kỹ thuật QR Code. 
Việc thiếu vắng một văn bản pháp lý riêng quy định đầy đủ về quy trình 
cung ứng các dịch vụ ngân hàng điện tử, tiền điện tử để tạo dựng khuôn khổ 
pháp lý chặt chẽ, thống nhất cho việc ứng dụng công nghệ thanh toán điện 
tử trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, đã khiến cho việc ứng dụng một 
số công nghệ mới trong nước gặp khó khăn. Cụ thể như chưa có quy định 
rõ ràng về loại phương tiện thanh toán nào thì không được phép sử dụng 
nhưng cũng không có quy định giới hạn chỉ được phép sử dụng một số loại 
phương tiện thanh toán nhất định, khiến cho các ngân hàng không dám phát 
triển các loại tiền điện tử. 
Ngoài ra, do chưa có lộ trình chính sách rõ ràng về việc áp dụng các loại 
công nghệ mới như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, eKYC nên cho đến nay 
các tổ chức tài chính-ngân hàng mới chỉ có thể dừng ở mức độ tìm hiểu 
thay vì mạnh dạn đưa các loại công nghệ này vào triển khai trong thực tế. 
Việc e sợ thanh toán xuyên biên giới có thể dẫn đến rửa tiền, thanh toán cho 
các hoạt động phi pháp, thất thu thuế,... đang khiến cho NHNN đưa ra các 
quy định trói buộc các ngân hàng phát triển những hình thức thanh toán 
xuyên biên giới được thuận tiện. 
Với lĩnh vực Fintech, từ tháng 3/2017, Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech của 
NHNN được thành lập, chỉ đạo nghiên cứu năm (05) lĩnh vực trong Fintech 
JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 51 
(gồm: công nghệ chuỗi khối - Blockchain; cho vay ngang hàng - P2P 
Lending; định danh khách hàng điện tử - e-KYC; giao diện chương trình 
ứng dụng mở - Open API; thanh toán kỹ thuật số - Digital Payment) làm cơ 
sở xây dựng khuôn khổ pháp lý theo hướng thử nghiệm cho Fintech 
(regulatory sandbox). Nhờ những chỉ đạo này, nên các hoạt động của 
Fintech diễn ra sôi động như trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, với các tổ 
chức tài chính-ngân hàng, tâm lý e sợ làm sai vẫn đè nặng, khiến họ không 
dám tiên phong ứng dụng các loại hình Fintech mới. 
4.7. Vai trò của cầu 
Khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, khách hàng tổ chức đóng một 
vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy ĐMST trong lĩnh vực tài chính-
ngân hàng. Những yêu cầu sử dụng dễ dàng, thuận tiện giao dịch, chất 
lượng giao dịch, thấu hiểu nhu cầu, và an toàn từ phía khách hàng đã khiến 
cho các tổ chức tài chính-ngân hàng cũng như các công ty Fintech liên tục 
ĐMST trong thời gian vừa qua. 
Phỏng vấn của chúng tôi cho thấy các ngân hàng, các công ty chứng khoán 
đều ghi nhận vai trò của khách hàng lớn, các đối tác quan trọng của những 
tổ chức này, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các yêu cầu và sức ép 
phải ĐMST. Chẳng hạn, lãnh đạo của HD Bank chia sẻ các đối tác chiến 
lược của công ty này như Vinamilk, VietjetAir, Petrolimex, HD SAISON, 
hay các công ty bán lẻ như Coopmart, BigC, Lotte đều đưa ra những yêu 
cầu giúp Ngân hàng hoàn thiện hệ sinh thái: Vinamilk đưa ra yêu cầu quản 
lí tiền mặt, internet banking cho các điểm bán hàng của Vinamilk, khấu chi 
cho các giao dịch của họ; VietjetAir đưa ra các yêu cầu về đặt vé, chi trả 
qua internet banking; Công ty tài chính HD SAISON kết nối các khoản vay 
với tài khoản của HD Bank; Petrolimex đưa ra yêu cầu về giải pháp thanh 
toán liên quan đến hỗ trợ POS tại các cây xăng; các công ty bán lẻ đưa ra 
yêu cầu về thanh toán qua POS, quản lý dòng tiền,... 
Các ngân hàng cũng chia sẻ rằng, những khách hàng trong lĩnh vực công 
ích như EVN, công ty cấp nước, các bệnh viện, trường học, đã đặt ra các 
bài toán về thanh toán hóa đơn điện tử, buộc các ngân hàng phải đầu tư phát 
triển công nghệ để hỗ trợ khách hàng thanh toán các hóa đơn nhanh chóng, 
thuận tiện. 
Có thể thấy, nhu cầu của khách hàng Việt Nam còn rất lớn, đặt ra thách thức 
cho các tổ chức tài chính-ngân hàng khai phá. Như trình bày ở trên, thói quen 
sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn rất phổ biến. Theo Sách trắng 
thương mại điện tử Việt Nam 2019, phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn 
lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng với 88% đối tượng 
khảo sát cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là 42% sử dụng 
phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 31% người tham gia khảo sát cho 
biết từng sử dụng các loại thẻ thanh toán (Cục TMĐT và Kinh tế số, 2019). 
52 Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán 
4.8. Vai trò của hội nhập kinh tế 
Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, 
Việt Nam đã chủ động đàm phán, ký kết hoặc hoàn thiện thủ tục phê chuẩn 
và triển khai nhiều nhất Hiệp định Thương mại Tự do. Việt Nam đã mở cửa 
lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính tương đối cao so với các nước có 
trình độ phát triển chung trong khu vực và thế giới. Tới nay, các ngân hàng 
nước ngoài được phép hiện diện tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác 
nhau, bao gồm: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân 
hàng liên doanh với số vốn góp nước ngoài không vượt quá 50% vốn điều 
lệ, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% 
vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn 
nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. 
Sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài hàng đầu trên thế giới tại Việt 
Nam như HSBC (cấp phép 2009), Standard Chartered, ANZ-bank, Shinhan 
Bank (cấp phép 2008), Hong Leong (cấp phép 2009), đã giúp thúc đẩy 
quá trình chuyển giao công nghệ, kiến thức, năng lực điều hành và quản lý 
cấp cao cho các ngân hàng trong nước thông qua hiệu ứng tràn kiến thức 
dưới nhiều hình thức khác nhau (học hỏi từ đối thủ cạnh tranh, dịch chuyển 
lao động,...). 
Như phỏng vấn của chúng tôi với các NHTM, việc quan sát các đối thủ 
cạnh tranh áp dụng công nghệ là một trong những nguồn quan trọng để các 
ngân hàng đầu tư phát triển công nghệ. Điều này càng đúng với thực tế là 
các ngân hàng nước ngoài thường là những đơn vị đầu tiên đưa công nghệ 
mới vào Việt Nam, từ thẻ tín dụng cho đến phát triển ngân hàng bán lẻ, từ 
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nội bộ cho đến vận dụng công 
nghệ thông tin vào các kênh phân phối của ngân hàng như internet banking, 
mobile banking, tablet banking, social network/media. Hiện nay, các ngân 
hàng thương mại Việt Nam vẫn đang sử dụng các kênh phân phối truyền 
thống như qua chi nhánh/phòng giao dịch, ATM, POS, phone banking, 
home banking, call center, và bắt đầu chuyển sang internet banking, mobile 
banking thì các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã áp dụng mô hình 
ngân hàng bán lẻ kiểu mới (City Bank với Smart Banking, HSBC với First 
Direct,). Đây chính là những hình mẫu mà một số ngân hàng trong nước 
như BIDV, MB Bank, SHB, VIB,... đang học hỏi. 
5. Kết luận 
Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận hệ thống ĐMST ngành để đánh giá 
sơ bộ về hệ thống ĐMST trong lĩnh vực thanh toán của hệ thống tài chính-
ngân hàng Việt Nam. Dưới đây là một số nhận định bước đầu về hệ thống 
này dựa trên những thông tin mà chúng tôi thu thập và phỏng vấn trong quá 
trình nghiên cứu. 
JSTPM Tập 8, Số 4, 2019 53 
Hệ thống ĐMST ngành tài chính-ngân hàng của Việt Nam trong thập kỷ 
vừa qua đã có sự chuyển mình đáng ghi nhận, đặc biệt là dịch vụ thanh 
toán. Tuy nhiên, thanh toán bằng tiền mặt tại Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ 
trọng lớn. Dịch vụ thẻ mới chỉ gia tăng về số lượng mà chưa có sự chuyển 
biến về chất lượng. Các hình thức thanh toán mới như internet banking và 
mobile banking đã phát triển nhanh trong thời gian vừa qua và được nhiều 
ngân hàng đi sau tập trung đầu tư, xem đó như là giải pháp để tránh phải 
đầu tư hệ thống ATM và POS. Bên cạnh đó, các phương thức thanh toán 
mới như ví điện tử, thẻ thông minh, công nghệ thanh toán không tiếp xúc 
bắt đầu được các ngân hàng hợp tác với các công ty Fintech đưa vào ứng 
dụng trong thực tế. 
Trong các nhân tố thúc đẩy hoạt động ĐMST ngành tài chính-ngân hàng 
Việt Nam, thể chế, chính sách đóng vai trò rất quan trọng. Nếu công nghệ 
mới chưa được nhà nước chấp thuận một cách rõ ràng thì các tổ chức tài 
chính-ngân hàng không dám áp dụng triển khai ngay cả khi ý tưởng và giải 
pháp công nghệ đã có. Tiếp đến là yếu tố học hỏi, đặc biệt là học hỏi từ các 
đối thủ cạnh tranh và khách hàng. 
Sự xuất hiện của các công ty Fintech đã tạo ra một nhân tố mới cho hoạt 
động ĐMST trong lĩnh vực thanh toán. Một mặt, các công ty này đã tạo ra 
những phương thức thanh toán mới cạnh tranh với các tổ chức truyền 
thống, nhưng mặt khác chúng cũng tạo ra những cơ hội hợp tác cũng như 
dịch vụ mới hỗ trợ cho các tổ chức truyền thống. 
Cũng như hầu hết các lĩnh vực dịch vụ khác, khách hàng đóng một vai trò 
quan trọng trong việc cung cấp các ý tưởng và động lực cho các tổ chức tài 
chính-ngân hàng. Những ngân hàng có các đối tác chiến lược là những 
khách hàng lớn, với yêu cầu cao về dịch vụ chính là những đơn vị đầu tư 
mạnh mẽ cho hoạt động ĐMST. Ngoài ra, khu vực công nổi lên là một 
phân khúc các tổ chức tài chính-ngân hàng cạnh tranh với nhau để cung cấp 
các giải pháp thanh toán hiện đại gắn với cung ứng dịch vụ công trực tuyến. 
Cuối cùng, hội nhập quốc tế đã tạo ra một môi trường để cho các tổ chức tài 
chính-ngân hàng trong nước học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức tài chính-
ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, những cam kết quốc tế giúp cho hệ 
thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này không ngừng hoàn thiện theo 
chuẩn mực quốc tế, qua đó, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính-ngân 
hàng trong nước phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Tuy 
nhiên, việc Việt Nam cam kết mở cửa mạnh mẽ lĩnh vực tài chính-ngân 
hàng trong các hiệp định thương mại quốc tế, các tổ chức tài chính-ngân 
hàng trong nước ngày càng phải chịu áp lực đổi mới mạnh mẽ để duy trì thị 
phần cũng như vươn ra bên ngoài./. 
54 Hệ thống đổi mới sáng tạo ngành về dịch vụ thanh toán 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2019). Sách trắng TMĐT Việt Nam từ 2019. 
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019). Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam 2019. 
3. Hưng, N. V. (2013). Vai trò của nhà nước trong việc hình thành và phát triển hệ 
thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Bộ. NISTPASS. 
Tiếng Anh 
4. KPMG (2007). Banking on Innovation? The challenge for retail banks. 
5. De Nederlandsche Bank (2016). Technological innovation and the Dutch financial 
sector. De Nederlandsche Bank. 
6. Microsoft financial service (2017). “The top five things a customer needs from their 
bank”. Được truy lục từ Microsoft Industry Blogs. 
7. WEF (2018). The Global Competitiveness Report 2018. 
8. PwC (2019). Global consumer insights survey 2019. 
9. Humphrey, D. B. (1995). Payment Systems: Principles, Practices, and Improvements. 
Washington, D.C., The World Bank. 
10. Evangelista, R. (2000). “Sectoral Patterns Of Technological Change In Services”. 
Economics of Innovation and New Technology , 183-222. 
11. Malerba, F. (2002). “Sectoral systems of innovation and production”. Research 
policy, 31(2), 247-264. 
12. Tether, B. S. and J. S. Metcalfe (2004). Services and ‘Systems of Innovation’. 
Malerba, F. (ed.). Sectoral Systems of Innovation: Concepts, Issues, and Analyses of 
Six Major Countries in Europe. Cambridge Univeristy Press, Cambridge, UK. 
13. Malerba, F. (2005). “Sectoral systems: how and why innovation differs across 
sectors”. The Oxford handbook of innovation (pp 181-208). Oxford: Oxford 
University Press. 
14. Fagerberg, J. and Verspagen (2009). “Innovation studies - The emerging structure of 
a new scientific field”. Research policy, 38, 218-233. 
15. Newbury, P. M. (2016). Technological Change and the Evolution of Sectoral Systems 
of Innovation in Highly Regulated Industries: A Study of the Australian Electricity 
Industry. A thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy at The University 
of Queensland in 2016. 
16. Powell, H. J. (2017), “Innovation, Technology, and the Payments System”. Remarks 
of the Member of the Board of Governors of the Federal Reserve System at the 
Conference Blockchain: The Future of Finance and Capital Markets? The Yale Law 
School Center for the Study of Corporate Law, Weil, Gotshal & Manges Roundtable, 
Yale University, New Haven, Conn. March 3, 2017. 

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_doi_moi_sang_tao_nganh_ve_dich_vu_thanh_toan_cua_vi.pdf