Hàm ý chính sách về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội trong sản xuất nông nghiệp: kinh nghiệm từ triển khai dự án legato

Tóm tắt: Là một trong những quốc gia đứng đầu trong việc xuất khẩu gạo, Việt Nam luôn chú trọng

việc đầu tư và phát triển nông nghiệp xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh phương

thức canh tác truyền thống, người nông dân đã tiếp cận dần với các công nghệ hiện đại và phương

thức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Tính liên vùng trong sản xuất và nông nghiệp và liên ngành

giữa nông nghiệp và dịch vụ được khai thác ngày càng phổ biến tại các trung tâm sản xuất lúa gạo

lớn của Việt Nam như Khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết tập

trung phân tích những vấn đề chuyển đổi kinh tế - xã hội – sinh thái của Việt Nam trong sản xuất

lúa nước từ kinh nghiệm áp dụng công nghệ sinh thái trong khuôn khổ dự án LEGATO – một dự án

liên ngành do Viện Chính sách và Quản lý tham gia triển khai trong giai đoạn 2011-2016. Bài viết

nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp những tiếp cận nghiên cứu khác nhau trong việc xem

xét những tác động kinh tế - xã hội - sinh thái trong phát triển công nghệ sinh thái trong hoạt động

sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam và những hàm ý chính sách cho quá trình phát triển nông nghiệp

hiện nay

pdf 13 trang phuongnguyen 7880
Bạn đang xem tài liệu "Hàm ý chính sách về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội trong sản xuất nông nghiệp: kinh nghiệm từ triển khai dự án legato", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hàm ý chính sách về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội trong sản xuất nông nghiệp: kinh nghiệm từ triển khai dự án legato

Hàm ý chính sách về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội trong sản xuất nông nghiệp: kinh nghiệm từ triển khai dự án legato
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
26 
Original Article 
Policy Implications on Socio Ecological and Economic 
Tranformation in Vietnam’s Agriculture: Experiences from 
Legato Project 
Dao Thanh Truong*, Nguyen Thi Quynh Anh 
VNU University of Social Sciences and Humanities, 
336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 
Received 06 May 2019 
Revised 17 June 2019; Accepted 17 June 2019 
Abstract: As one of the leading countries in rice export, Vietnam has always focused on investing 
and developing clean and green agriculture with the aim of sustainable development. In addition to 
traditional farming methods, farmers have gradually approached modern technologies and methods 
of large-scale goods production. The inter-regional nature between production and agriculture and 
interdisciplinary interactions between agriculture and services has become increasingly common in 
Vietnam's major rice production areas such as the Red River Delta and the Mekong Delta. This paper 
focuses on analyzing the socio-economic-ecological transformation in rice production of Vietnam, 
adopting the experience of ecological technology application under the framework of the LEGATO 
project - an interdisciplinary project participated by the Institute of Policy and Management for the 
period 2011-2016. The results of the project affirmed the importance of combining different research 
approaches in considering the socio-economic-ecological impacts in ecological technology 
development of agricultural production in Vietnam 
Keywords: Social, ecological and economic transformation, policy, sustainable development, 
interdisciplinary approach, stakeholders.* 
________ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: truongkhql@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4181 
VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
 27 
Hàm ý chính sách về chuyển đổi kinh tế, sinh thái 
 và xã hội trong sản xuất nông nghiệp: kinh nghiệm 
từ triển khai dự án legato 
Đào Thanh Trường*, Nguyễn Thị Quỳnh Anh 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 06 tháng 5 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 17 tháng 6 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 6 năm 2019 
Tóm tắt: Là một trong những quốc gia đứng đầu trong việc xuất khẩu gạo, Việt Nam luôn chú trọng 
việc đầu tư và phát triển nông nghiệp xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh phương 
thức canh tác truyền thống, người nông dân đã tiếp cận dần với các công nghệ hiện đại và phương 
thức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Tính liên vùng trong sản xuất và nông nghiệp và liên ngành 
giữa nông nghiệp và dịch vụ được khai thác ngày càng phổ biến tại các trung tâm sản xuất lúa gạo 
lớn của Việt Nam như Khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết tập 
trung phân tích những vấn đề chuyển đổi kinh tế - xã hội – sinh thái của Việt Nam trong sản xuất 
lúa nước từ kinh nghiệm áp dụng công nghệ sinh thái trong khuôn khổ dự án LEGATO – một dự án 
liên ngành do Viện Chính sách và Quản lý tham gia triển khai trong giai đoạn 2011-2016. Bài viết 
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp những tiếp cận nghiên cứu khác nhau trong việc xem 
xét những tác động kinh tế - xã hội - sinh thái trong phát triển công nghệ sinh thái trong hoạt động 
sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam và những hàm ý chính sách cho quá trình phát triển nông nghiệp 
hiện nay. 
Từ khóa: Chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội, chính sách, phát triển bền vững, tiếp cận liên 
ngành, các bên liên quan. 
1. Đặt vấn đề 
Khái niệm “Chuyển đổi kinh tế, xã hội và 
sinh thái” được hình thành trong lòng cuộc đối 
thoại về những giá trị của quan điểm phát triển 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
Địa chỉ email: truongkhql@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4181 
bền vững trước đây đặt ra. Trong đó khái niệm 
Chuyển đổi (Transformation) được đưa ra trong 
cuộc thảo luận về “Những chuyển đổi lớn” 
(Great Transformation)1 do Polanyi2 đưa ra năm 
1995. Theo nghiên cứu của Phillip Degenhardt 
1 Có tác giả dịch là Cuộc Đại biến chuyển. 
2Nhà văn và giáo sư gốc Hungary, đã sống ở Trung Âu và 
Anh trước khi di cư sang Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến 
D.T. Truong, N.T.Q. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
28 
(2016), Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái là 
một quan điểm đóng góp của Cánh tả cho cuộc 
thảo luận về học thuyết Degrowth (tạm dịch: 
Giảm phát triển) [1]. Trong đó, ngành năng 
lượng, ngành giao thông, nông nghiệp và kinh 
doanh nông nghiệp và các tổ hợp công nghiệp 
quân sự là những yếu tố tác động mạnh mẽ và 
tào ra những vấn đề chuyển đổi kinh tế - sinh thái 
– xã hội của nhiều quốc gia hiện nay. Chuyển đổi 
kinh tế - sinh thái – xã hội liên quan đến việc 
đánh giá và tổ chức lại khung chính sách, các mô 
hình sản xuất và tiêu dùng mới hiện nay nhằm 
hạn chế các tác động âm tính của tăng trưởng và 
phát triển kinh tế đến sinh thái, xã hội, hướng đến 
một xã hội tương lai bền vững. Có thể thấy rằng, 
xu hướng định hình từ phát triển bền vững tới 
chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội đang xuất 
hiện ngày càng phổ biến ở các nước phát triển. 
Đây là sự định hình lại các hình thức liên kết giữa 
các yếu tố kinh tế - xã hội – sinh thái trong chiến 
lược phát triển, xem xét tác động của các hoạt 
động kinh tế với xã hội sinh thái hiện nay và giải 
pháp khắc phục, đảm bảo tính cân bằng, ổn định 
giữa các thành tố phát triển này. Từ phương diện 
chính sách, các tiêu chí kinh tế - sinh thái - xã hội 
cần được xem xét và áp dụng vào quy trình 
hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách. 
Theo nghiên cứu của Joachim Spangenberg 
(2019), Việt Nam đang phải đối mặt với những 
biến chuyển có tương tác với nhau và hàm ý mà 
chúng mang lại, từ một múc thu nhập thấp đến 
trung bình và từ nền kinh tế nông nghiệp sang 
nền kinh tế công nghiệp hóa, từ phân bổ dân cư 
nông thôn sang đô thị hóa, từ nền kinh tế kế 
hoạch sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, 
và từ trạng thái ổn định sang khí hậu thay đổi 
nhanh chóng (tần suất và cường độ bão tăng, 
mực nước biển dâng cao, mất đa dạng sinh học, 
ô nhiễm môi trường), nổi cộm trên những vấn đề 
môi trường phức tạp hiện nay. Bối cảnh này đòi 
hỏi cần có sự nhìn nhận lại về các trọng tâm phát 
triển. Tại các nước đang phát triển, trong đó có 
Việt Nam trụ cột kinh tế vẫn là hướng mục tiêu 
________ 
3 Land-use intensity and Ecological Engineering – 
Assessment Tools for risks and Opportunities in irrigated 
rice based production systems. 
được tập trung hơn các trụ cột khác. Chính vì 
vậy, từ phát triển bền vững dịch chuyển sang triết 
lý chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội là một 
yêu cầu khách quan và cần được áp dụng trong 
quá trình phát triển đất nước. Trong lĩnh vực 
nông nghiệp của Việt Nam, sự giao thoa giữa 
nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp 
chuyên môn hóa; giữa nông nghiệp với các 
ngành khác đã tạo nên những chuyển đổi kinh tế 
- sinh thái – xã hội mạnh mẽ trong những năm 
gần đây. Điều này đòi hỏi cần có những nghiên 
cứu liên ngành trong phát triển nông nghiệp theo 
triết lý chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội. 
Dự án Kỹ thuật Thâm canh và Công nghệ 
Sinh thái – Công cụ đánh giá rủi ro và Cơ hội của 
hệ thống sản xuất lúa nước tưới3 (sau đây gọi tắt 
là LEGATO) là một dự án dự trên tiếp cận liên bộ 
môn (inter-disciplinary approach), liên ngành 
(inter- sectorial approach) được Viện Chính sách 
và Quản lý triển khai trong thời gian từ 2011-2016. 
Mục tiêu tổng quát của dự án là xây dựng 
những quy trình ứng dụng thực hiện “công nghệ 
sinh thái” –bao gồm thiết kế, điều tra, theo dõi 
và cấu trúc của các hệ sinh thái. Đồng thời, dự 
án còn thực hiện việc định lượng sự phụ thuộc 
của các chức năng của hệ sinh thái và các dịch 
vụ tạo ra trong hệ thống nông nghiệp trong ba 
khu vực ở Đông Nam Á: Malaysia (Đề án thủy 
lợi Muda), Việt Nam (tỉnh Tiền Giang ở ĐBSCL 
và thung lũng sông Hồng từ khu vực miền núi 
Tây Bắc đến đồng bằng) và Philippines (Trung 
Luzon từ Banaue đến Cabanatuan). 
Cơ sở hoạt động của LEGATO là hướng dẫn 
phát triển chức năng sinh thái (ecosystem 
functions) và dịch vụ sinh thái (ecosystem 
services) phù hợp điều kiện văn hóa – xã hội và 
tự nhiên tại địa phương, nhằm giúp nông dân tại 
khu vực Nam và Đông Nam Á xây dựng hệ 
thống nông nghiệp bền vững, có khả năng thích 
ứng với các tác động của biến đổi khí hậu gây ra. 
LEGATO sẽ phân tích tiềm năng của “công nghệ 
sinh thái”4 và thử nghiệm khả năng áp dụng và 
4 Công nghệ sinh thái hướng đến tính bền vững trong phát 
triển nông nghiệp. Nền nông nghiệp sinh thái cung cấp cho 
con người một không gian sản xuất lành mạnh, sản phẩm 
nông nghiệp sạch và một môi trường tự nhiên ổn định. Áp 
D.T. Truong, N.T.Q. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
29 
chuyển giao tại địa bàn nghiên cứu. Bước tiếp 
theo là hợp tác với cơ quan Nông nghiệp và 
Khuyến nông địa phương để chuyển giao cho 
người dân triển khai trên quy mô rộng hơn. Việc 
thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất lúa theo 
công nghệ sinh thái tạo được sự cân bằng sinh 
học trên đồng ruộng. Mô hình ứng dụng công 
nghệ sinh thái trong trồng lúa giúp bà con nông dân 
trồng lúa giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, bảo 
vệ sức khỏe và môi trường sống tốt hơn. 
LEGATO là một dự án mà hiển thị các xu 
hướng hợp tác của các nhà khoa học giữa các 
quốc gia khác nhau trong xu hướng toàn cầu hóa 
và hội nhập quốc tế, có 7 quốc gia và gần 100 
nhà khoa học từ các lĩnh vực như xã hội học, sinh 
học, địa lý học, sinh thái học, kinh tế học, nhân 
học v.v. Để đánh giá tính khả thi của việc áp 
dụng công nghệ sinh thái, nhóm nghiên cứu 
không chỉ phân tích thực trạng sử dụng đất nông 
nghiệp và hệ sinh thái quanh đồng ruộng, mà còn 
phân tích các đặc trưng văn hóa của phương thức 
canh tác nông nghiệp, những tác động của chính 
sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 
đến canh tác nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu. 
Các nghiên cứu phân tích sự kết hợp giữa nông 
nghiệp – dịch vụ trong việc tạo ra các sản phẩm 
du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn với các giá 
trị truyền thống của sản xuất nông nghiệp tại các 
địa bàn nghiên cứu, nhằm thực hiện mục tiêu 
phát triển bền vững. 
* Phạm vi: Tại Việt Nam, địa bàn nghiên 
cứu bao gồm: Trung Chải, Sapa (Lào Cai) và xã 
Tuấn Hưng và Cộng Hòa (Hải Dương). Kết quả 
khảo sát cho thấy, Tuấn Hưng và Cộng Hòa (Hải 
Dương) là hai địa bàn được chọn để áp dụng 
công nghệ sinh thái (mô hình ruộng lúa bờ hoa). 
* Phương pháp tiếp cận 
- Tiếp cận phân tích vai trò của các bên liên 
quan (stakeholders) 
Để đảm bảo tính khách quan và sự tham gia 
của nhiều đối tượng trong hoạt động của dự án, 
________ 
dụng công nghệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp là biện 
pháp tiến bộ được rất nhiều các quốc gia áp dụng, với mong 
muốn điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất trồng lúa, hạn 
chế các biện pháp khai thác làm suy thoái tài nguyên đất nói 
các nhóm bên liên quan được xác định là đối 
tượng cung cấp các thông tin đầu vào trong các 
nghiên cứu ban đầu khảo sát thực trạng của các 
hoạt động kinh tế - xã hội – sinh thái liên quan 
đến dự án, vừa tham gia thực hiện và đánh giá 
các hoạt động này. Sự khác biệt trong quan điểm 
của các bên liên quan là gợi ý để các nhà nghiên 
cứu phát hiện các vấn đề nghiên cứu. Phân loại 
các bên liên quan căn cứ theo ảnh hưởng và lợi 
ích từ dự án với các hình thức: Tham dự, Thông 
tin, Hợp tác và Tư vấn. 
Dự án đã triển khai các cuộc phỏng vấn tại 
tất cả các khu vực của dự án LEGATO, tức là ở 
ba tỉnh ở Philippines (Laguna, Nueva, Ecija và 
Ifugao), và tại bốn tỉnh ở Việt Nam (Tiền Giang, 
Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai), và các bên 
liên quan tại Hà Nội và Manila (các bên liên quan 
cá nhân phỏng vấn). Từ năm 2011 đến 2016, đã 
có hơn 150 cuộc phỏng vấn cá nhân và hơn 20 
cuộc phỏng vấn nhóm được thực hiện, với 
khoảng 400 người tham gia (với các bên liên 
quan như bảng dưới đây). 
STT Nhóm các bên liên quan 
1 Người nông dân và gia đình của họ 
2 Các đơn vị hành chính: cán bộ nông 
nghiệp, cán bộ khuyến nông 
3 Các đại lý chuỗi sản xuất gạo: trung gian 
và thương nhân (sấy khô, làm sạch và tiếp 
thị sản phẩm) 
4 Quản trị cấp cao hơn: cán bộ nông nghiệp 
cấp tỉnh, quản lý nông nghiệp 
5 Doanh nghiệp nhỏ địa phương (taxi, cho 
thuê xe, nhà hàng, khách sạn) 
6 Các doanh nghiệp lớn hơn tại địa phương, 
các công ty con của các tổ chức hoặc 
doanh nghiệp quốc gia, Ban quản lý địa 
phương, du lịch 
7 Chính quyền cấp tỉnh và quốc gia 
riêng và đảm bảo việc thực hiện được nguyên tắc của một 
nền nông nghiệp sinh thái. Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ 
sinh thái cũng góp phần tăng cường chức năng của hệ sinh 
thái và sự phát triển của dịch vụ sinh thái. 
D.T. Truong, N.T.Q. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
30 
Giai đoạn 1: Các cuộc phỏng vấn được tiến 
hành trong giai đoạn đầu của dự án để xác định 
các địa điểm phù hợp nhất cho các khu vực dự 
án. Mục đích chính của tất cả các cuộc phỏng vấn 
ban đầu là hiểu rõ hơn vị trí của người được 
phỏng vấn và xác định mức độ quan tâm tương 
ứng của họ. 
Giai đoạn 2: Các cuộc phỏng vấn tập trung 
vào các đặc điểm về kinh tế xã hội và văn hóa xã 
hội, tình hình sử dụng đất và bối cảnh, quan điểm 
cuộc sống của họ với sự phát triển của khu vực 
như được quan sát và mong đợi, các vấn đề văn 
hóa liên quan, các kỳ vọng về thay đổi phương 
thức canh tác và nâng cao thu nhập. Các cuộc 
phỏng vấn này được tổ chức riêng biệt theo giới 
tính (nhóm nam, nhóm nữ). 
Giai đoạn 3: Phỏng vấn về đánh giá lộ trình 
áp dụng, kết quả và tác động của việc áp dụng 
CNST và kỳ vọng. Người tham gia phỏng vấn 
phải được đáp ứng hai điều kiện: những người 
được phỏng vấn được chọn phải đại diện cho khu 
vực và thủ tục phỏng vấn phải được chuẩn hóa. 
- Tiếp cận chính sách 
Để đánh giá khả năng và điều kiện áp dụng 
công nghệ sinh thái, nhóm nghiên cứu đã áp 
dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống (top-
down) và từ dưới lên (bottom-up) với các nhóm 
liên quan, đặc biệt là với nhóm thụ hưởng (người 
dân). 
Tiếp cận từ trên xuống (Top-down) được xây 
dựng trên cơ sở một mạng lưới các đối tác là các 
cơ quan quản lý, chính quyền địa phương tại địa 
bàn nghiên cứu của dự án là Sapa và Hải Dương 
(bao gồm Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Sở Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và 
Công nghệ, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm 
phát triển Văn hóa của địa phương v.v.). Tiếp 
cận từ dưới lên (Bottom-up): người dân được hỏi 
về hiệu quả của các chính sách phát triển trước 
khi áp dụng công nghệ sinh thái (nhóm dự kiến 
áp dụng và nhóm không áp dụng), quan điểm và 
đánh giá của họ về những chuyển đổi kinh tế - 
sinh thái - xã hội trong sản xuất nông nghiệp. 
Cách tiếp cận n ... ại xuất hiện tại các ruộng cạnh bên. 
- Thói quen sử dụng: Về cơ bản, kiến thức về 
sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón 
của người dân ở Sapa hạn chế hơn so với mặt 
bằng dân trí tại Hải Dương, do sự bất đồng về 
mặt ngôn ngữ. Song liều lượng cách thức sử 
dụng của người dân với cá loại thuốc bảo vệ thực 
vật còn chưa hợp lý, không được sử hướng dẫn 
cụ thể của cán bộ nông nghiệp. Nông dân cũng 
không biết nhiều về cách áp dụng thuốc trừ sâu 
và thuốc diệt cỏ họ thường mua chúng một cách 
bừa bãi mà không có hướng dẫn trong các cửa 
hàng nhỏ xung quanh khu vực của họ. Đó không 
chỉ là vấn đề nghiêm trọng của việc trồng lúa ở 
vùng đất thấp, mà còn hiện tượng phổ biến trong 
lĩnh vực ruộng bậc thang ở miền núi. 
- Tác động: Việc các vỏ thuốc bảo vệ thực 
vật vứt bừa bãi trên các khu vực quanh ruộng, 
đất ruộng bị thoái hóa, ô nhiễm chất đất Sự 
phân hủy của túi Nilon chứa thuốc bảo vệ thực 
vật rất lâu, hóa chất có thể gây độc hại cho gia 
súc thậm chí con người. 
Như vậy, tại Sapa và Hải Dương, kiểu canh 
tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp với việc 
ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất 
trồng, tạo nên nguy cơ về sự thoái hóa đất. 
Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh 
và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị 
thay đổi. Việc sử dụng bừa bãi, lạm dụng phân 
bón không chỉ làm mất ổn định hệ sinh thái nông 
nghiệp, dùng thuốc diệt cỏ sẽ làm thay đổi 
thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp, 
phun xịt thuốc trừ sâu có thể làm chết các sinh 
vật sống trong môi trường ruộng lúa. Nghiêm 
trọng hơn là sử dụng các chất hóa học gây ra 
những tác hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức 
khỏe con người. 
* Chất thải công nghiệp – hệ quả của quá 
trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 
Tại Hải Dương, cùng với quá trình công 
nghiệp hóa, các khu công nghiệp được xây dựng 
xung quanh các khu vực sản xuất nông nghiệp 
tại Hải Dương. Điều này dẫn đến tình trạng ô 
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí ở xung 
quanh các khu vực sản xuất nông nghiệp và khu 
dân cư. Chất thải từ các nhà máy, khu công 
nghiệp ngấm vào đất và làm ô nhiễm môi trường 
đất xung quanh khu vực sản xuất nông nghiệp, 
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông 
nghiệp và sức khỏe của con người. Tại Hải 
Dương, nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải 
sinh hoạt tỉnh Hải Dương được xây dựng với 
D.T. Truong, N.T.Q. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
35 
công suất là 64.000 tấn rác thô/ năm thành phẩm 
khoảng 12.390 tấn phân hữu cơ/năm. Các địa 
điểm tập kết rác gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm 
nguồn nước; các xe chở rác ngày đêm gây ô 
nhiễm tiếng ồn xung quanh các khu vực dân cư 
và khu vực trồng lúa.
Chất thải công nghiệp tập kết ngay cạnh khu vực ruộng lúa tại Hải Dương 
Nguồn: Hình ảnh của dự án LEGATO, năm 2014-2015. 
Tại Sapa, sự thay đổi cảnh quan chủ yếu do 
tác động của quá trình đô thị hóa, phát triển cơ 
sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch. Kết quả 
phỏng vấn cho thấy, 98% người dân nhận thấy 
có sự thay đổi rõ ràng về cảnh quan xung quanh 
khu vực họ ở, trong đó xuất hiện các cảnh quan 
mới tập trung tại các khu vực dịch vụ, các khu 
vực khai thác khoáng sản, các khu vực dân cư do 
quá trình đô thị hóa. Với vị trí địa lý giáp khu 
vực biên giới, Sapa còn tiềm ẩn nhiều yếu tố 
phức tạp về an ninh biên giới, an ninh chính trị, 
an ninh xã hội và an ninh trong vùng dân tộc, tôn 
giáo. Hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, tuyên 
truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người, 
vượt cấp, tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn, tệ 
nạn xã hội còn xảy ra. Công tác nắm tình hình và 
xử lý, giải quyết một số vấn đề phức tạp về an 
ninh, trật tự tại cơ sở còn lúng túng. Ý thức chấp 
hành pháp luật trong một bộ phận nhân dân chưa 
cao. Điều này cũng gây những tác động gián tiếp 
đến quá trình ổn định dân cư, phát triển kinh tế - 
xã hội của địa phương. 
2.1.3. Nguy cơ khác 
Tại Sapa 
- Biến đổi khí hậu: Tại Sapa, biến đổi khí hậu 
dẫn đến điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt như 
sương giá, thiếu nước gây khô hạnlàm ảnh 
hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Những thay đổi 
khí hậu xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống 
hàng ngày tại Lào Cai: Ví dụ, băng xuất hiện ở 
Sa Pa, mưa lớn vào mùa đông. Vấn đề thiếu nước 
trong canh tác: Nước sử dụng chủ yếu ở vùng 
núi, từ mùa xuân. Nông dân chỉ trồng từ mùa 
mưa (từ tháng Tư đến tháng Chín), mùa khô (từ 
tháng Mười đến tháng Ba) không đủ nước cho 
sinh hoạt và nông nghiệp. 
- Phương thức canh tác lạc hậu: Tại Sapa, 
tập quán du canh du cư, nạn khai thác rừng trái 
phép, cháy rừng thúc đẩy quả trình thoái hóa đất. 
Phương thức canh tác nông nghiệp hiện nay, 
người nông dân chủ yếu trồng theo các phương 
pháp trồng cũ, tự cung tự cấp là cần thiết và chỉ 
trồng đủ ăn. Mặt khác, nông dân nhận thức rõ 
ứng dụng của công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới 
nhưng họ cho rằng không có tiền để trả cho phí 
mua sắm trang thiết bị và hướng dẫn sử dụng 
công nghệ. 
D.T. Truong, N.T.Q. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
36 
- Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý và sử 
dụng đất trồng lúa: Những hạn chế trên tạo ra 
những rào cản cho quá trình quản lý và sử dụng 
đất trồng lúa ở Sapa, do diện tích trồng lúa trên 
ruộng bậc thang của từng hộ có thể bị thay đổi 
do các tác động của khí hậu khắc nghiệt, hoặc do 
người dân không canh tác trên khu vực ruộng của 
gia đình. Quy mô sản xuất nhỏ, cá thể, dàn trải, 
không tập trung. Địa hình đi lại khó khăn khiến 
cán bộ quản lý nông nghiệp không có nhiều điều 
kiện kiểm định được thực trạng sử dụng đất trồng 
lúa thường xuyên. Theo người dân, trung bình 
cán bộ nông nghiệp đến trao đổi các vấn đề sản 
xuất, canh tác nông nghiệp 1-2 lần/năm. Cán bộ 
nông nghiệp thường thông qua người chủ tịch xã 
hoặc trưởng thôn để tập hợp người dân đến nghe 
các thông tin sản xuất nông nghiệp, lịch mùa vụ. 
Theo phỏng vấn sâu các hộ gia đình, người dân 
phun thuốc khi thấy ruộng khác có sâu bệnh hoặc 
phát hiện trên ruộng có sâu bệnh, hoặc phun theo 
thói quen, kinh nghiệm (phun theo kinh nghiệm 
nhận biết thời điểm xuất hiện sâu bệnh). Điều 
này làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp và 
sự sự suy giảm các loại sinh vật có ích, gây ô 
nhiễm nguồn nước. Tình trạng ô nhiễm trong 
hoạt động công nghiệp, khai thác chế biến 
khoáng sản chưa được giải quyết triệt để. biến 
đổi khí hậu còn kém, hậu quả thiên tai nặng nề; 
việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng 
sinh học triển khai chưa đồng bộ. 
Tại Hải Dương, xung đột môi trường phát 
sinh từ quá trình chuyển dịch mục đích sử dụng 
đất Nông nghiệp chưa được giải quyết triệt để, 
nông dân sinh sống tại khu vực xung quanh các 
khu công nghiệp và chịu ảnh hưởng từ chất thải 
công nghiệp đã nhiều lần khuyến nghị song tình 
trạng trên chưa thay đổi. Ô nhiễm nguồn nước và 
đất xung quanh khu vực sản xuất nông nghiệp từ 
việc phát triển làng nghề truyền thống: Thôn An 
Xá, xã Quốc Tuấn là làng nghề mây tre đan và 
làm hương. Nhờ vậy, bộ mặt của thôn được đổi 
thay từng ngày. Hiện 95% số đường làng đã bê-
tông hóa, nhiều nhà cao tầng kiên cố mọc lên. 
Thôn hiện có 969 hộ, trong đó có hơn 330 hộ làm 
________ 
6
771&z=160 
nghề, chiếm 41%. Tuy nhiên, An Xá cũng đứng 
trước nguy cơ ô nhiễm môi trường. Đến An Xá 
vào những ngày này, sẽ chứng kiến những dòng 
nước đen ngòm, ứ đọng, đặc quánh dưới rãnh 
tiêu nước hai bên đường và tại những ao nhỏ 
trong làng bốc lên mùi hôi thối.6 
2.2. Hàm ý chính sách về chuyển đổi kinh tế - 
sinh thái và xã hội trong phát triển nông nghiệp 
Phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược 
của ngành nông nghiệp – một ngành sử dụng đa 
dạng nguồn lực (tự nhiên, xã hội). Nông nghiệp 
Việt Nam là một thế mạnh của Việt Nam, không 
chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà đã hướng tới 
xuất khẩu các mặt hàng nông sản có chất lượng, 
trong đó có mặt hàng lúa gạo. Dự án LEGATO 
với cách tiếp cận liên ngành đã nhận diện những 
vấn đề chuyển đổi kinh tế sinh thái xã hội của 
Sapa và Hải Dương, hai địa bàn có hoạt động 
canh tác lúa nước với các xu hướng phát triển 
khác nhau. Tại Sapa, áp dụng công nghệ sinh thái 
giúp phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, 
gắn văn hóa truyền thống về canh tác lúa với phát 
triển hoạt động du lịch sinh thái. Tại Hải Dương, 
áp dụng công nghệ sinh thái trong quản lý và sử 
dụng đất trồng lúa, không chỉ góp phần thực hiện 
chiến lược phát triển vùng sản xuất lúa tập trung 
với hiệu quả cao, mà còn góp phần duy trì cảnh 
quan sinh thái nông nghiệp, kết hợp với dịch vụ 
văn hóa tâm linh của người Việt, tạo nét riêng 
thu hút khách tham quan đến với Hải Dương. 
Từ những kết quả nghiên cứu của dự án cũng 
chỉ ra rằng: hoạt động canh tác và sản xuất lúa 
gạo đang đối mặt với rất nhiều thách thức, không 
chỉ là các thách thức nội tại mà còn là những 
thách thức do tác động khách quan của tăng 
trưởng và phát triển kinh tế mang lại. Đồng thời 
quá trình phỏng vấn với các đối tượng làm chính 
sách và đối tượng thụ hưởng chính sách đã chỉ ra 
một thực tế rằng: sau một quá trình thực thi chính 
sách, chỉ khi tác động âm tính của chính sách 
phát triển kinh tế được bộc lộ một cách sâu sắc 
và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, thì quá 
trình khắc phục và điều chỉnh chính sách mới 
D.T. Truong, N.T.Q. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
37 
diễn ra, thậm chí là rất chậm do thiếu nguồn lực. 
Chỉ khi mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi 
trường, xung đột xã hội xảy ra, các nhà hoạch 
định, các nhà quản lý mới đưa ra các chính sách 
giải quyết hậu quả bằng một chính sách mới, 
song cũng không thể khẳng định đó là chính sách 
tối ưu. 
Chính vì vậy, vai trò của hoạch định chính 
sách về chuyển đổi kinh tế - sinh thái và xã hội 
có thể coi là một giải pháp phù hợp với bối cảnh 
phát triển nông nghiệp hiện nay của Việt Nam. 
Trong đó, cần có sự thống nhất về triết lý này 
trong hệ thống các văn bản liên quan đến vấn đề 
phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí 
hậu của Việt ban hành xuyên suốt từ Trung ương 
bằng các nghị quyết của Đảng, đến các chiến 
lược, chương trình, dự án, các kế hoạch hành 
động của Chính phủ và của các địa phương. 
Trong định hướng phát triển chung đó, Chiến 
lược tăng trưởng xanh và thực hiện các báo cáo 
Đánh giá quốc gia đa chiều [6] có thể được coi 
là một nỗ lực gần đây nhất, kết hợp với nhiều nỗ 
lực và chiến lược hiện nay nhằm thúc đẩy hình 
thành định hướng phát triển bền vững ở Việt 
Nam trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí 
hậu. Theo đó, báo cáo của OECD sẽ phân chia 
thành 03 giai đoạn: Xác định các vấn đề ràng 
buộc trong phát triển, phân tích chuyên sâu về 
các vấn đề và khuyến nghị chính sách phát triển 
và cuối cùng là hỗ trợ chính phủ các nước biến 
các khuyến nghị chính sách thành chiến lược cụ 
thể. [7]. Báo cáo sẽ cung cấp những phân tích sâu 
sắc và đa chiều về các lĩnh vực phát triển kinh tế 
xã hội và sinh thái, góp phần cung cấp luận cứ 
cho hoạch định chính sách phát triển tại Việt 
Nam. 
Chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội là một 
triết lý quan trọng cần được áp dụng trong quy 
trình chính sách. Đây cũng là một nhu cầu tất yếu 
trong phát triển bền vững nông nghiệp trong thời 
gian tới, với một số hàm ý chính sách cụ thể 
như sau: 
(1) Xem xét tác động của chính sách phát 
triển kinh tế với sản xuất nông nghiệp 
(đặc biệt nhận diện các tác động âm 
tính/tiêu cực và ngoại biên âm tính); 
(2) Sử dụng các tiêu chí kinh tế - sinh thái – 
xã hội trong quy trình hoạch định, thực 
thi và đánh giá chính sách phát triển 
nông nghiệp; 
(3) Phát triển hệ thống dữ liệu về chuyển đổi 
kinh tế - sinh thái và xã hội qua các năm, 
giai đoạn 
(4) Áp dụng các công cụ đánh giá tác động 
đa chiều (kinh tế - sinh thái – xã hội) và 
top down (với các cơ quan ban hành thực 
thi và đánh giá chính sách ) với bottom 
up (từ dưới lên qua các đánh giá của đối 
tượng thụ hưởng) với các dự án, chính 
sách phát triển tại các địa phương; 
(5) Xây dựng các chỉ báo về chuyển đổi kinh 
tế - sinh thái – xã hội để xác định hướng 
ưu tiên trong chính sách đầu tư (của các 
cơ quan quản lý, của các địa phương). 
(6) Áp dụng các chỉ báo về chuyển đổi kinh 
tế - sinh thái và xã hội trong các chính 
sách phát triển vùng, liên vùng 
3. Kết luận 
Từ phát triển bền vững đến triết lý về chuyển 
đổi kinh tế - sinh thái và xã hội là một trong 
những vấn đề chính sách quan trọng hiện nay 
không chỉ với Việt Nam mà với các quốc gia 
đang phát triển hiện nay. Mục tiêu phát triển kinh 
tế và các chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển 
kinh tế không đi kèm với đánh giá các tương tác 
với sinh thái, xã hội đang là một khoảng trống 
trong nghiên cứu và ban hành chính sách. Dữ 
liệu về chuyển đổi kinh tế - sinh thái và xã hội sẽ 
là nền tảng để xem xét ưu tiên phát triển địa 
phương, phát triển vùng và các ngành. Trong đó, 
canh tác và sản xuất lúa trong nông nghiệp là một 
ví dụ điển hình về sự cần thiết áp dụng triết lý 
chuyển đổi kinh tế - sinh thái và xã hội tại Việt 
Nam hiện nay. Kết quả của dự án LEGATO đã 
giúp nhóm nghiên cứu xác định những hàm ý 
chính sách về áp dụng triết lý này trong phát triển 
canh tác lúa nói riêng và phát triển nông nghiệp 
Việt Nam nói chung. Những hàm ý chính sách 
này là những gợi suy để giúp các nhà hoạch định 
chính sách hoàn thiện hơn quy trình ban hành, 
D.T. Truong, N.T.Q. Anh / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 26-38 
38 
thực thi và đánh giá chính sách phát triển bền 
vững trong nông nghiệp hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phillip Degenhardt, From Sustainable 
Development to Socio-Ecological Transformation, 
Tài liệu cung cấp bởi Quỹ Rosa Luxemburg, CHLB 
Đức, 2016. 
[2] Joachim H. Spangenberg, Sustainable 
development and social, ecological, and economic 
transformation in Vietnam: Insights for policy, Kỷ 
yếu tọa đàm quốc tế: Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt 
Nam và CHLB Đức về nghiên cứu và hoạch định 
chính sách trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, sinh 
thái và xã hội", Phú Yên, Tháng 5/2019. 
[3] Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình 
Lao động việc làm quý I năm 2018, 2018, 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&i
dmid=2&ItemID=18787 (Truy cập ngày 17 tháng 
03 năm 2019). 
[4] Viện Chính sách và Quản lý, Báo cáo nghiên cứu 
của dự án LEGATO, Hà Nội, 2011. 
[5] Bích Hòa, Các KCN tỉnh Hải Dương hoạt động 
thành công trong năm 2016, 2017, 
8/articleType/ArticleView/articleId/1870/Default.
aspx (Truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2019). 
[6] Nhân dân điện tử, Khởi động xây dựng Báo cáo 
đánh giá quốc gia đa chiều của Việt Nam, Nhân dân 
điện tử, 2019. 
2-khoi-dong-xay-dung-bao-cao-danh-gia-quoc-
gia-da-chieu-cua-viet-nam.html (Truy cập ngày 05 
tháng 06 năm 2019) 
[7] OECD, OECD Development Pathways, Multi-
dimensional Country Reviews, 2018 
https://www.oecd.org/development/mdcr/ (Truy 
cập ngày 05 tháng 06 năm 2019). 

File đính kèm:

  • pdfham_y_chinh_sach_ve_chuyen_doi_kinh_te_sinh_thai_va_xa_hoi_t.pdf