Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chữ Hán của dân tộc

TÓM TẮT

Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải văn

hoá. Văn hoá chữ Hán từ lâu đã trở thành

tài sản tinh thần chung của nhân loại. Quá

trình giao lưu văn hóa không có sự phân biệt

văn hóa tốt xấu. Việc nghiên cứu ảnh hưởng

giữa các nền văn hóa khác nhau là nhằm giới

thiệu với thế giới những nét đặc sắc của mỗi

dân tộc, làm rõ hơn những vấn đề mang tính

quy luật trong giao lưu văn hóa, góp phần

gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của các

dân tộc

pdf 6 trang phuongnguyen 2360
Bạn đang xem tài liệu "Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chữ Hán của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chữ Hán của dân tộc

Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chữ Hán của dân tộc
50 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
Ngôn ngữ là ph ương tiện chuyển tải văn hoá, bản thân ngôn ngữ không phải là văn hoá. Ngôn ngữ ghi chép, phản ánh, biểu đạt, 
truyền bá văn hoá. Văn hoá là sản phẩm của thực 
tiễn xã hội và lịch sử xã hội, nó không chỉ đư ợc 
phản ánh qua ngôn ngữ, mà còn được thể hiện 
bằng những phư ơng thức riêng trong đời sống 
cộng đồng dân tộc. Ngôn ngữ được hình thành 
và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử nhân văn 
ở một địa vực nhất định, ngôn ngữ mang đậm 
những yếu tố văn hoá dân tộc. Nói cách khác, yếu 
tố văn hoá dân tộc là thành phần quan trọng tạo 
nên văn hoá ngôn ngữ của một dân tộc. Chính 
vì thế, trong quá trình học tập và nghiên cứu 
ngôn ngữ của bất kỳ một dân tộc nào đều cần 
chú trọng tìm hiểu những đặc trư ng văn hoá hàm 
chứa trong ngôn ngữ của dân tộc đó. 
Chữ Hán trong nền văn hóa Việt Nam đã tồn tại 
theo quy luật thăng trầm, thịnh suy. Ở thời kỳ Bắc 
thuộc, chữ Hán cùng với chữ Nôm đã phát triển 
mạnh mẽ, đủ để lưu lại cho ngày nay nhiều trước 
tác, dịch phẩm liên quan đến sử học, văn học, 
phật học, y học v.v... Đến thời kỳ độc lập tự chủ, 
trải qua các triều đại Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, 
Hồ, hậu Lê, Nguyễn, chữ Hán đóng vai trò công 
cụ hàng đầu của văn học bác học của Việt Nam; 
GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY NHỮNG 
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN 
THỐNG CHỮ HÁN CỦA DÂN TỘC
ĐINH QUANG TRUNG
Học viện Khoa học Quân sự
TÓM TẮT
Ngôn ngữ là ph ương tiện chuyển tải văn 
hoá. Văn hoá chữ Hán từ lâu đã trở thành 
tài sản tinh thần chung của nhân loại. Quá 
trình giao lưu văn hóa không có sự phân biệt 
văn hóa tốt xấu. Việc nghiên cứu ảnh hưởng 
giữa các nền văn hóa khác nhau là nhằm giới 
thiệu với thế giới những nét đặc sắc của mỗi 
dân tộc, làm rõ hơn những vấn đề mang tính 
quy luật trong giao lưu văn hóa, góp phần 
gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của các 
dân tộc.
Từ khóa: chữ Hán, giao lưu, văn hóa
51KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
là văn tự chính thống trong lĩnh vực văn hóa xã 
hội như hành chính, giáo dục, thi cử, lễ nghi, văn 
học v.v... Dù dân tộc ta đã tạo ra chữ Nôm, nhưng 
chữ Nôm vẫn lệ thuộc vào chữ Hán trên phương 
diện cấu tạo; văn hóa chữ Nôm vẫn chưa lấn át 
được văn hóa chữ Hán dưới triều đại phong kiến. 
Cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, cùng với sự 
đổi thay của hoàn cảnh xã hội Việt Nam, chế độ 
phong kiến bị thay thế bằng chế độ thực dân nửa 
phong kiến, kéo theo tình trạng văn hóa phong 
kiến Việt Nam vốn mang tính chất khu vực bị thay 
thế bằng văn hóa tư sản, sau đó là văn hóa vô sản 
mang tính chất toàn cầu. Từ đó chữ Hán cùng 
với nền Hán học truyền thống lâm vào suy thoái. 
Năm 1915 Miền Bắc bỏ khoa thi chữ Hán. Năm 
1918 Miền Trung bỏ thi Hương, năm 1919 bỏ thi 
Hội. Ở Miền Nam việc bỏ các kỳ thi chữ Hán đã 
diễn ra sau khi thực dân Pháp chiếm đóng. 
Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung, văn 
hoá phong kiến Việt Nam đã bị thay thế bằng 
văn hoá hiện đại, chữ Hán đã không còn là chữ 
viết của người Việt Nam nữa, những văn tịch cổ 
của người Việt Nam cũng đã trở thành tư liệu lịch 
sử đặc thù, ít người hiểu và sử dụng. Từ sau năm 
1945, thì đại đa số người Việt Nam không còn sử 
dụng chữ Hán, thậm chí có người còn cho rằng, 
“Hán tự không phải là thứ chữ viết của người Việt 
Nam, mà chỉ là một thứ chữ vay mượn trong một 
giai đoạn lịch sử, do đó không thể nào chấp nhận 
những những tác phẩm Hán văn cũng như bất kỳ 
một tác phẩm ngoại ngữ nào khác vào trong văn 
học Việt Nam”, vì thế mà lâu nay nghiên cứu về 
văn hóa truyền thống chữ Hán của Việt Nam là 
lĩnh vực ít được quan tâm, số lượng và chất lượng 
những bài viết về mảng đề tài này luôn ở mức 
khiêm tốn.
Từ ngàn xưa đến nay, dân tộc Việt Nam và dân 
tộc Trung Hoa không ngừng sáng tạo văn hoá, 
đồng thời thông qua hợp tác giao lưu quốc tế 
làm cho nội hàm văn hoá của mỗi dân tộc ngày 
càng đa dạng và phong phú. Văn hoá bản thân 
nó mang tính truyền bá và hun đúc, nó giống như 
một dòng chảy cuốn trôi tất cả những tư tưởng 
bảo thủ hòng cản trở quá trình giao lưu hội nhập 
giữa các dân tộc. Tách khỏi quá trình giao lưu văn 
hoá chúng ta sẽ khó sống, càng không thể phát 
triển. Với ý nghĩa đó, văn hoá chữ Hán từ lâu đã 
trở thành tài sản tinh thần chung không chỉ của 
nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, mà 
của cả nhân loại trên toàn thế giới.
Văn hoá cổ đại Trung Quốc phong phú, từ lâu đã 
có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trong khu 
vực. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng 
giềng gần gũi, núi liền núi sông liền sông, giao 
lưu văn hoá có từ rất sớm. Xã hội phong kiến Việt 
Nam, nhất là tầng lớp trí thức chịu ảnh hưởng sâu 
sắc tư tưởng văn hóa cổ đại Trung Quốc mà chủ 
yếu là tư tưởng Nho giáo. 
Năm 1070 nhà Lý xây dựng Văn miếu ở thành 
Thăng Long và khởi xướng việc tôn thờ Khổng 
Tử. Năm 1075 vua Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu 
tiên, tuyển chọn những người giỏi về Nho học. 
Tiếp đó nhà Lý lại cho xây Quốc tử giám, thành 
lập Hàn lâm học viện, Mật thư các. Vị thế của Nho 
học ngày càng được đề cao, tầng lớp Nho sĩ được 
trọng dụng, nắm giữ những trọng trách trong bộ 
máy lãnh đạo của nhà nước phong kiến. Đến thời 
kỳ nhà Trần (1225-1400), Nho học bắt đầu giữ vai 
trò chủ đạo trong hệ tư tưởng phong kiến Việt 
Nam. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xây dựng 
một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, chế độ khoa 
cử nghiêm ngặt, đặc biệt nội dung dạy học và thi 
cử đều lấy từ những tác phẩm kinh điển của Nho 
học. Tầng lớp quan lại xuất thân từ Nho sĩ ngày 
đông đảo, chiếm ưu thế trong bộ máy thống trị 
của nhà nước phong kiến Việt Nam. Những bậc 
đại Nho như Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Phạm Sư 
Mạnh v.v là những người có những đóng góp 
to lớn trong việc truyền bá Nho học ở Việt Nam.
Nho học bắt đầu từ Khổng Tử, trải qua hàng ngàn 
năm phát triển nên nội dung của Nho học ở những 
thời đại khác nhau không hoàn toàn giống nhau, 
ngay cả khi cùng trong một thời đại cũng tồn tại 
nhiều trường phái Nho học khác nhau, chính vì 
thế khái niệm Nho học hàm chứa nhiều nội dung 
phức tạp. Đơn cử một ví dụ, khi bàn về tính cách 
của con người, Nho học có nhiều cách giải thích 
khác nhau như: tính thiện; tính ác; thiện ác hoà 
trộn v.v. Cũng do vậy mà các học thuyết về chính 
trị, đạo đức xây dựng trên cơ sở những quan điểm 
ấy càng phức tạp, thậm chí là mâu thuẫn nhau. Dù 
vậy, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Nho 
52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
học vẫn cứ giữ được những sắc thái riêng không 
giống với bất cứ trường phái tư tưởng nào khác, 
điều ấy phần nào nói lên rằng Nho học cho dù 
ở thời đại nào, đất nước nào cũng đều có những 
đặc trưng cơ bản giống nhau. Nhìn một cách 
tổng thể thì Nho học có mấy đặc trưng cơ bản là: 
Tôn sùng Khổng Tử, cho rằng Khổng Tử là ngưòi 
đầu tiên sáng lập ra Nho giáo và phàm những tư 
tưởng trái ngược với tư tưởng của Khổng Tử đều 
không thuộc Nho học; coi Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh 
Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch là những 
tác phẩm kinh điển của Nho học; coi đạo đức là 
sự phản ánh giá trị cuộc sống; lấy việc tích đức để 
trở thành thánh nhân là mục tiêu phấn đấu; chủ 
trương lấy nhân đức để trị dân.
Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thời 
kỳ nhà Lê (1428-1527), giai cấp thống trị lấy Nho 
học làm tư tưởng chỉ đạo trong việc giữ nước trị 
dân, lấy Nho học làm cơ sở lý luận để xây dựng 
các luật lệ, chế độ của nhà nước, coi tư tưởng 
Nho giáo là khuôn vàng thước ngọc mà trên dưới 
đều phải tuân theo. Nền giáo dục dưới thời nhà 
Lê phát triển vượt bậc về mọi mặt, đào tạo ra đội 
ngũ nho sĩ đông đảo. Quốc tử giám, Thái học viện 
trở thành cơ quan giáo dục cao nhất trong cả 
nước, các phủ, châu, huyện đều xây dựng trường 
học. Các trường học đều lấy các tác phẩm kinh 
điển của Nho giáo làm tài liệu dạy học, việc thi 
cử ngày càng chính quy và được tổ chức thường 
xuyên hơn. Từ năm 1487, nhà vua đích thân ra 
đề thi điện, cử hành lễ xướng danh, lễ vinh quy 
và lập bia tiến sĩ tại Văn miếu. Nhà nước phong 
kiến Việt Nam tích cực xúc tiến các hoạt động 
giáo dục xã hội với nội dung chủ yếu là các quan 
điểm luân lý đạo đức của Nho giáo. Vua Lê Huyền 
Tông (1663-1671) từng tuyên truyền rằng: “làm 
thần phải tận trung, làm con phải tận hiếu, anh 
em phải hoà thuận, vợ chồng phải quý mến” 
càng làm cho tư tưởng Nho giáo phổ cập đến 
toàn dân, thâm nhập vào đời sống tinh thần của 
dân chúng. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều nhà 
nho nổi tiếng như Phan Phù Tiên, Ngô Sĩ Liên, Lê 
Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm v.v Đọc những 
tác phẩm của họ dù là thơ ca hay sử ký đều chất 
chứa những tư tưởng Nho học. Ngô Sĩ Liên trong 
“Biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “học 
cách viết biên niên của “Sử ký” nhưng thẹn vì chỉ 
là chắp vá, làm theo thể lệ sách “Xuân thu” dám 
mong ngôn từ nghiêm cẩn”. “Xuân thu” là cuốn 
sách sử biên niên của Trung Quốc, sau khi được 
Khổng Tử chỉnh sửa đã trở thành cuốn sách sử 
mang đậm tư tưởng Nho giáo, khuyên người ta 
nên làm điều thiện, từ bỏ điều ác. Cuốn “Sử ký” 
của Tư Mã Thiên là bức tranh lịch sử sống động về 
một đất nước Trung Hoa cổ đại, không chỉ có giá 
trị to lớn về mặt sử học, mà còn là một tuyệt tác 
trong kho tàng văn học Trung Quốc. Bút pháp của 
Tư Mã Thiên có ảnh hưởng sâu rộng tới các thế 
hệ sử gia đời sau. Là người tinh thông Hán học, 
nhà sử học Ngô Sĩ Liên chắc hẳn cũng muốn cuốn 
“Đại Việt sử ký toàn thư” của ông ngang tầm thời 
đại, và sự thật nó đã trở thành một tác phẩm mẫu 
mực trong kho tàng sử học Việt Nam. Tầng lớp tri 
thức phong kiến Việt Nam có thế giới quan, nhân 
sinh quan và phương pháp tư duy độc đáo chính 
do được tôi luyện bằng tư tưởng Nho giáo. Luân 
lý Nho giáo đã góp phần không nhỏ bồi dưỡng 
nên những phẩm chất cao quí của người Việt 
Nam như trọng tín nghĩa, trọng khí tiết, kính già 
trọng hiền 
Trong quá trình giao lưu văn hóa luôn tồn tại 
vấn đề vị thế cao thấp giữa các nền văn hóa, nền 
văn hóa tân tiến hơn thường có những tác động 
không nhỏ đến những nền văn hoá lạc hậu hơn. 
Tuy không có sự phân biệt văn hóa tốt xấu, nhưng 
sự khác nhau về trình độ là rất rõ ràng. Quá trình 
giao lưu văn hóa luôn mang xu thế hai chiều, tức 
vừa chịu ảnh, lại vừa phát sinh ảnh hưởng. Lịch 
sử cũng đã chứng minh, những biện pháp cưỡng 
bức xâm lược hay thôn tính văn hóa đều là vô 
hiệu, chỉ có bình đẳng giao lưu mới là con đường 
tốt nhất để phát triển văn hóa. Các dân tộc cần 
phải thông qua giao lưu đối thoại để giải quyết 
những xung đột về văn hóa, cố gắng giảm thiểu 
những hậu quả tiêu cực. Để tiến hành giao lưu 
văn hóa, thì đại biểu của mỗi nền văn hóa cần 
được đặt trong bối cảnh chung của văn hóa khu 
vực, trong quá trình so sánh với các nền văn hóa 
khác đánh giá lại chính mình và hiểu rõ hơn về 
các nền văn hóa trong khu vực, trên cơ sở đó phát 
huy những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân 
tộc và tiếp thu những tinh hoa của văn hóa thế 
giới. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng giữa các 
nền văn hóa khác nhau không ngoài mục đích 
53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
giới thiệu với thế giới những nét đặc sắc của văn 
hóa mỗi dân tộc, xác định rõ giá trị và vị trí của 
nó trong văn hóa cộng đồng các dân tộc. Cùng 
với điều đó, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều hơn 
những nét đẹp về văn hóa từ những dân tộc khác, 
tìm kiếm những quy luật có thể áp dụng trong 
hoạt động học tập của chúng ta. 
Trên thực tế, nghiên cứu ảnh hưởng ngôn ngữ 
thuộc phạm trù giao lưu văn hoá, và nó được phát 
triển trên cơ sở của việc giao lưu văn hoá ngày 
càng sôi động. Thông qua việc nghiên cứu ảnh 
hưởng ngôn ngữ, nền văn hóa chữ Hán rực rỡ của 
Việt Nam có cơ hội để trở thành tài sản tinh thần 
chung của nhân dân thế giới, phát huy vai trò tích 
cực trong tiến trình giao lưu hội nhập văn hóa thế 
giới. Bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng có những giá 
trị thẩm mỹ riêng, mỗi dân tộc đều có cách sáng 
tạo độc đáo của mình, và mỗi nền văn hóa cũng 
đều có những quy luật phát triển không giống 
với những nền văn hóa khác. 
Văn hóa truyền thống chữ Hán là quý giá và 
thiêng liêng, nó tạo nên nét đặc thù của một dân 
tộc ngàn năm văn hiến. Nó được hình thành trong 
lịch sử lâu dài, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, 
được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tồn tại tự nhiên 
không ép buộc, có khi thể được biểu hiện ra bên 
ngoài nhưng cũng có khi ẩn sâu trong tâm hồn 
người Việt. Những tác phẩm văn học viết bằng 
chữ Hán là tài sản vô giá của cha ông ta để lại. 
Chúng ta chỉ mới tôn vinh, biểu dương những tác 
phẩm tiêu biểu cho hào khí dân tộc, đó cũng là 
điều dễ hiểu, nhưng một nền văn học được xem 
là hoàn thiện, không phải chỉ có những tráng ca. 
Những mất mát đau thương, những nỗi thống 
khổ của dân đen, những suy tư trăn trở về nhân 
tình thế thái vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, chưa 
được nhìn nhận đúng với giá trị đích thực của nó. 
Thơ văn viết bằng chữ Hán của ông cha ta, tuy 
chưa thể cẩn luật bằng thơ Đường, nhưng nó là 
tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Thời Lý - 
Trần, từ thống soái tối cao như Trần Hưng Đạo, 
Trần Quang Khải... đến các tướng lĩnh như Phạm 
Ngũ Lão, Trương Hán Siêu đều đồng thời là 
những nhà văn, nhà thơ rất nổi tiếng. Trần Hưng 
Đạo, chỉ với bài Hịch tướng sĩ cũng đã đủ tạo nên 
một tượng đài văn học. Hịch tướng sĩ đi vào lịch 
sử văn học Việt Nam như một trong những áng 
hùng văn tiêu biểu nhất, một bản anh hùng ca 
yêu nước bất diệt. Rất nhiều những tác phẩm văn 
học viết bằng chữ Hán thời kỳ này vừa có nghệ 
thuật tinh diệu, lại vừa có tư tưởng lớn, thể hiện 
được tầm vóc tâm hồn và ý chí của dân tộc, khi 
thịnh thì hào sảng, khi suy thì thâm trầm, chiêm 
nghiệm, nghĩ suy. Thời Trần, Nho giáo đã chiếm 
địa vị trọng yếu, nhưng lại có sự hòa điệu của tam 
giáo đồng nguyên. Nho, Phật, Lão có khi được 
biểu hiện rất sinh động trong một bài thơ cụ thể, 
ví như bài thơ Yên Tử sơn am cư của Huyền Quang 
Lý Đạo Tái, khi ông đã bỏ quan lên núi Yên Tử tu 
thiền, rồi trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Trúc 
Lâm Yên Tử. Đó chính là điểm thú vị, hiếm thấy ở 
thơ văn các triều đại khác.
Vấn đề thực tiễn đang đặt ra là, trong quá trình 
phát triển đất nước, việc gìn giữ và phát huy giá 
trị văn hóa truyền thống của dân tộc có xu hướng 
chạy theo phong trào, làm nghèo nàn bản sắc 
văn hóa vốn có của các dân tộc. Đây là nguy cơ tự 
đánh mất mình, đánh mất những giá trị văn hóa 
truyền thống quí báu của dân tộc trong quá trình 
phát triển kinh tế-xã hội. Nguyên nhân sâu xa của 
vấn đề này chính là ý thức tự tôn dân tộc và ý thức 
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thật sự có 
chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần của 
người dân. Công tác giáo dục, tuyên truyền và 
biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa 
thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống, 
mới chỉ là những giải pháp tình thế trước mắt.
Giao lưu quốc tế là một quá trình chứa đựng 
nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt 
tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh, tạo ra 
một môi trường phát triển, đồng thời cũng phân 
chia thế giới thành hai cực giàu nghèo, dẫn đến sự 
phụ thuộc khó tránh khỏi của các nước kém phát 
triển vào các nước phát triển. Đó cũng là nguyên 
nhân của sự bất bình đẳng giữa các quốc gia dân 
tộc có trình độ phát triển khác nhau. Sự bất bình 
đẳng này không chỉ biểu hiện trong lĩnh vực kinh 
tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa. Ngoài ra, quá 
trình phát triển nền kinh tế thị trường cũng làm 
phát sinh một số hiện tượng tiêu cực, như hình 
thành lối sống hưởng thụ, coi nhẹ những giá trị 
tinh thần thuộc về dân tộc. Trong điều kiện kinh 
54 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, nêu 
cao tinh thần tự tôn dân tộc không chỉ để khẳng 
định mình với dân tộc khác mà còn giúp chung 
ta có thái độ đúng mực với cái mới, cái hiện đại, 
không quá tự ti hay quá tự cao tự đại để khép kín, 
bảo thủ hay phủ định sạch trơn những giá trị văn 
hóa truyền thống trước cái mới lạ xâm nhập từ 
bên ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế. Giữ 
gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc 
là để khẳng định sự độc lập tự chủ của dân tộc về 
mọi mặt, đồng thời cũng tạo niềm tin và là cơ sở 
vững chắc cho các quan hệ hợp tác quốc tế. 
Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống 
chữ Hán của dân tộc là hướng tới một nền văn 
hóa dân tộc đa dạng, phong phú về sắc thái chứ 
không phải là một nền văn hóa nghèo nàn, giống 
nhau, cùng khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú về 
bản sắc là một thuộc tính của văn hóa, thể hiện 
khả năng sáng tạo của các dân tộc trong những 
điều kiện lịch sử cụ thể. Hội nhập quốc tế, một 
mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa dân tộc 
được giao lưu, hợp tác và phát triển; mặt khác, 
cũng tạo ra xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, 
về văn hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. Giữ 
gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân 
tộc phải gắn liền với chống lạc hậu, lỗi thời “trong 
phong tục, tập quán”, đồng thời phải biết bổ sung 
và phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với đời 
sống hiện đại. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa 
truyền thống dân tộc là để xây dựng một nền văn 
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở 
phát huy tính sáng tạo của dân tộc. Mọi sự thụ 
động, bảo thủ, trì trệ đều kìm hãm phát triển. Chỉ 
có tư duy sáng tạo, chúng ta mới làm chủ được 
quá trình giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, kế 
thừa và phát triển, mối quan hệ giữa cái cũ và cái 
mới, cái truyền thống và cái hiện đại.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, mỗi dân tộc hun 
đúc cho mình rất nhiều giá trị văn hóa trở thành 
truyền thống tốt đẹp. Những truyền thống đó 
được lưu giữ, bổ sung, phát triển phù hợp với 
điều kiện mới và đáp ứng những yêu cầu phát 
triển của lịch sử. Trong thực tế, nhiều những giá 
trị nhân văn sâu sắc tiềm ẩn trong di sản Hán Nôn 
Việt Nam đã tỏa sáng và trở thành sức mạnh tinh 
thần to lớn để dân tộc ta vượt qua khó khăn thử 
thách và phát triển ngày càng vững mạnh. Những 
giá trị tinh thần đó tiếp tục được bổ sung những 
nhân tố mới, cách thức biểu hiện mới để đáp ứng 
yêu cầu phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập. Ngày 
nay yêu nước không chỉ để chiến thắng kẻ thù 
xâm lược mà còn là để xây dựng một dân tộc phát 
triển về mọi mặt để có thể “bình đẳng” cùng các 
dân tộc khác trên trường quốc tế, yêu nước là để 
bảo vệ sự ổn định không chỉ cho mỗi dân tộc mà 
còn cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Được biết mới đây, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã 
cho ra mắt cuốn Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập 
thành, công trình là kết quả của sự hợp tác khoa 
học của nhiều đơn vị và cá nhân trong và ngoài 
nước, trong đó có Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Đại 
học Sư phạm Thượng Hải, Đại học Thành Công 
Đài Loan (Trung Quốc) và Trung tâm Nghiên cứu 
Khoa học xã hội (Cộng hòa Pháp). Việt Nam Hán 
văn tiểu thuyết tập thành gồm 20 tập do Nhà xuất 
bản Cổ tịch Thượng Hải, Trung Quốc ấn hành, 
được phân thành 5 loại lớn: Tiểu thuyết Thần 
thoại như Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập 
gồm 17 loại; Tiểu thuyết truyền kỳ như Truyền kỳ 
mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Việt Nam kỳ phùng sự 
lục gồm 14 loại; Tiểu thuyết lịch sử như Hoàng Việt 
xuân thu, Việt Nam khai quốc chí truyện, An Nam 
nhất thống chí, Hoan Châu ký  gồm 5 loại; Tiểu 
thuyết bút ký như Nam quốc dị khai lục, Đại Nam 
kỳ truyện, Nam thiên trung nghĩa thực lục, Nhân 
vật chí gồm hơn 10 loại; Tiểu thuyết cận đại, tập 
hợp tiểu thuyết Hán văn trong  Nam phong tạp 
chí...  Hơn 80 tác phẩm tiểu thuyết Hán văn Việt 
Nam được biên tập, nghiên cứu và giới thiệu lần 
này với tiêu đề Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập 
thành do Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải ấn 
hành có một qui mô rất lớn, là nguồn tài liệu mới 
quý báu vô giá của giới học thuật, nhằm quảng bá 
văn hóa Việt Nam với bạn đọc trên thế giới. Cuốn 
Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành  ra đời là 
biểu hiện sinh động của hoạt động hợp tác cùng 
nhau gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu 
của di sản văn hóa truyền thống chữ Hán Việt 
Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá khu vực và 
quốc tế.
Di sản văn hóa truyền thống chữ Hán là tài sản 
quý báu kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc, 
55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn 
hóa phi vật thể. Di sản văn hóa truyền thống chữ 
Hán không chỉ là cơ sở để liên kết cộng đồng, mà 
còn là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa 
mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với 
các dân tộc khác trên thế giới. Những giá trị của 
văn hóa truyền thống không chỉ nhằm thoả mãn 
nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần khẳng 
định niềm tự hào dân tộc, mà còn là nguồn lực để 
phát triển kinh tế - xã hội. Việc giáo dục tinh thần 
yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc qua hệ thống 
di sản văn hóa truyền thống chữ Hán có ý nghĩa 
đặc biệt quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay. 
Chính vì vậy, đầu tư cho việc gìn giữ và phát huy 
những giá trị văn hóa truyền thống nói chung và 
văn hóa truyền thống chữ Hán nói riêng là công 
việc vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần phải được tiến 
hành nghiêm túc, kiên trì và thận trọng.
Trong bài viết này, tác giả cũng không định chỉ 
đơn thuần chỉ ra những điểm dị đồng trong các 
hiện tượng ngôn ngữ và văn hóa, mà muốn thảo 
luận và hiểu sâu sắc hơn những vấn đề mang 
tính quy luật trong giao lưu văn hóa chữ Hán nói 
chung, tìm kiếm những phương thức hiệu quả 
nhất trong việc giao lưu và học hỏi lẫn nhau giữa 
các dân tộc, nhằm góp phần làm phong phú và 
phát triển ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Chúng 
ta chỉ có thể gìn giữ và phát huy những giá trị văn 
hóa truyền thống chữ Hán của Việt Nam khi đã 
nhận thức đầy đủ ý nghĩa và xác định rõ vị trí của 
nó trong lịch sử phát triển của văn hóa khu vực 
và thế giới, bởi lẽ bất kỳ một nền văn hoá nào 
đơn độc và bưng bít đều sẽ bị nhân loại bỏ qua 
và lãng quên./.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Văn Giáp (1971), Tìm hiểu kho sách Hán 
Nôm, Thư viện Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Nghĩa (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam thư 
mục đề yếu, Nxb Khoa học Xã hội.
3. Lê Sĩ Thắng (1994) Nho giáo Việt Nam, Nxb Khoa 
học Xã hội.
4. 陈玉龙 (1993)《汉文化论纲》,北京大学出
版社。
5. 郭延以 (1987)《中越文化论集》,台湾中华
文化出版事业。
6. 林明华 (1984)《越南文字浅谈》,《中国东
南亚研究会通讯》,第1期。
7. 塔 娜 (1983)《越南科举制的产生和发展》
,《印支研究》,第4期。
8. 吴士连 (1998)《大越史记全书》,河内社会
科学出版社。
PRESERVATION AND PROMOTION OF THE 
TRADITIONAL AND CULTURAL VALUES OF 
CHỮ HÁN (OLD CHINESE SCRIPT)
Abstract: Language is a significant means to 
convey culture. Han ideogram culture has for 
a long time become common property of the 
human spirit. There is no cultural discrimination 
in the process of cultural exchange. The study 
on influences between different cultures is to 
introduce to the world the unique characteristics 
of individual nations, as well as to look into 
issues and find out rules in cultural exchanges, 
contributing to preserving and promoting the 
cultural characteristics of nations.
Keywords: Han ideogram, cultural exchange
Ngày nhận: 23/5/2016
Ngày phản biện: 14/7/2016
Ngày duyệt đăng: 21/7/2016

File đính kèm:

  • pdfgin_giu_va_phat_huy_nhung_gia_tri_van_hoa_truyen_thong_chu_h.pdf