Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 2)

Chương 4

BIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT

1. Hình chiếu trục đo

1.1 Khái niệm về hình chiếu trục đo

Các hình chiếu vuông góc thể hiện chính xác hình dạng và kích thước của

vật thể được biểu diễn. Song mỗi hình chiếu vuông góc thường chỉ thể hiện

được 2 chiều của vật thể làm cho người đọc bản vẽ khó hình dung hình dạng vật

thể đó. Để khắc phcụ nhược điểm này người ta dùng hình chiếu trục đo bổ xung

cho các hình chiếu vuông góc.

pdf 69 trang phuongnguyen 3100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 2)

Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Phần 2)
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
53 
Chương 4 
BIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT 
1. Hình chiếu trục đo 
1.1 Khái niệm về hình chiếu trục đo 
Các hình chiếu vuông góc thể hiện chính xác hình dạng và kích thước của 
vật thể được biểu diễn. Song mỗi hình chiếu vuông góc thường chỉ thể hiện 
được 2 chiều của vật thể làm cho người đọc bản vẽ khó hình dung hình dạng vật 
thể đó. Để khắc phcụ nhược điểm này người ta dùng hình chiếu trục đo bổ xung 
cho các hình chiếu vuông góc. 
Để khắc phục nhược điểm trên, tiêu chuẩn " Tài liệu thiết kể' quy định 
dùng hình chiếu trục đo để bổ sung cho các hình chiếu vuông góc. Hình chiếu 
trục đo thể hiện đồng thời trên một hình biểu diễn cả ba chiều của vật thể, nên 
hình biểu diễn có tính lập thể. Thường trên bản vẽ của những vật thể phức tạp 
bên cạnh các hình chiếu vuông góc, người ta còn vẽ thêm hình chiếu trục đo của 
vật thể Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo như sau: 
Trong không gian, ta lấy mặt phẳng P làm mặt phẳng hình chiếu và 
phương chiếu 1 không song song với P . Gắn vào vật thể được biểu diễn hệ tạo 
độ vuông góc theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể và đặt vật thể sao cho 
phương chiếu 1 không song song với một trong ba trục toạ độ đó. Chiếu vật thể 
cùng hệ toạ độ vuông góc lên mặt phẳng P theo phương chiếu l, ta được hình 
chiếu song song của vật thể cùng hệ toạ độ vuông góc. Hình biểu diễn đó gọi là 
hình chiếu trục đo của vật thể. (Hình 4.1) 
Hình chiếu của ba trục toạ độ là O'x, O y và O'z gọi là các trục đo. 
Tỷ số giữa độ dài hình chiếu 
của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ 
độ với độ dài đoạn thẳng đó gọi là hệ 
số biến dạng của trục đo: 
- p là hệ số biến dạng theo trục 
đo O'x' 
- q là hệ số biến dạng theo trục 
đo O y' 
- r là hệ số biến dạng theo trục 
đo O'z' 
1.2 Phân loại hình chiếu trục đo: 
Căn cứ theo phương chiếu 
- Hình chiếu trục đo vuông góc nếu l  (P) 
- Hình chiếu trục đo xiên góc nếu l không vuông góc (P) 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
54 
Căn cứ theo hệ số biến dạng 
- Hình chiếu trục đo đều: Nếu 3 hệ số biến dạng bằng nhau. 
- Hình chiếu trục đo cân: Nếu 2 hệ số biến bạng bằng nhau. 
- Hình chiếu trục đo lệch: Nếu 3 hệ số biến dạng không đồng thời. 
1.2.1 Hình chiếu trục đo xiên cân 
- Hình chiếu trục đo xiên là hình chiếu trục đo có 2 trong 3 hệ số biến dạng 
bằng nhau 
(p = q r, p = r q, q = r p) 
- Mặt phẳng x0y = y0z = 1350 z0x = 900 
 p = r = 1; 
 q = 0,5 
Như vậy trục Oy' 
hợp với đương nằm 
ngang một góc 450 Hình 
4.2. 
Hình chiếu trục đo của các hình 
phẳng song song với mặt toạ độ xoz 
sẽ không bị biến dạng trên hình chiếu trục đo xiên cân. Vì vậy khi vẽ hình chiếu 
trục đo của vật thể, ta thường đặt các vật thể có hình dạng phức tạp song song 
với mặt phẳng toạ độ xoz. 
Đường tròn nằm trên hay song 
song với các mặt phẳng toạ độ xoz là 
một đường tròn. Đường tròn nằm trên 
hay song song với các mặt phẳng toạ 
độ xoy và yoz suy biến thành elip, vị 
trí các elip đó như hình vẽ 4.4. 
Hình 4.2 
Hình 4.3 
Hình 4.4 Hình 4.5 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
55 
Căn cứ theo hệ số biến dạng quy ước, thì trục lớn elip bằng 1,06d, trục 
gắn bằng O,35d (d là đường kính của đường tròn). Trục lớn của elip hợp với trục 
Ox hoặc Oz một góc 70 (Hình 4.5). 
Khi vẽ cho phép thay thế các cấp bằng các hình ô van. Cách vẽ hình ô van 
như hình trên . 
Hình chiếu trục đo xiên cân áp dựng để vẽ những vật thể có hình chiếu 
đứng là những đường tròn. 
Ví dụ: Hình chiếu trục đo xiên cân của ống lót (Hình 4.6). 
1.2.2 Hình chiếu trục đo vuông góc đều 
Nếu gọi hệ số biến dạng trên 3 trục là: ox là p; oy là q; và oz là r ta có: 
 p = q = r = 0,82 = 1 
Các góc xoy = yoz = zox = 
1200 
Hình 4.7 
- Hình tròn song song với mặt 
xác định bởi hai trục toạ độ sẽ có hình 
chiếu trục đo là đường Elíp, trục dài 
của Elíp vuông góc với hình chiếu của 
trục toạ độ còn lại (Hình 4.8). 
Hình 4.6 
Hình 4.7 
Hình 4.8 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
56 
Ví dụ: Hình chiếu trục đo của hình tròn nằm trên mặt phẳng toạ độ xoy là 
hình Elíp có trục dài vuông góc với trục đo O'z'. 
Trên các bản vẽ, cho phép thay các hình Elíp bằng các hình ô van. Cách 
vẽ như hình 4.9. 
Trước hết vẽ hình thoi (hình 
chiếu trục đo của hình thơi ngoại tiếp 
hình tròn) có cạnh bằng đường kính 
của hình tròn. Lần lượt lấy các đỉnh 
O1 và O2 của hình thoi làm tâm vẽ 
các cung tròn EF và GH (E, F, G, H 
là các điểm giữa của các cạnh của 
hình thoi như hình 4.9. Các đường 
EO1 và FO1 cắt đường chéo lớn của 
hình thoi tại hai điểm O3 và O4 Lần lượt 
lấy O3 và 04 làm tâm vẽ các cung tròn EH và FG ta được hình ô van thay cho 
hình Elíp. 
Hình tròn nằm trên ba mặt toạ độ có hình chiếu trục đo vuông góc đều là 
các hình elíp giống nhau, tương đối dễ vẽ. Vì vậy đối với vật thể mà các mặt đều 
có các hình tròn thì thường dùng loại hình chiếu trục đo vuông góc đều. 
Ví dụ : Hình vẽ 4.10 là hình chiếu trục đo vuông góc đều của tấm đỡ. 
1.3 Cách dựng hình chiếu trục đo 
Khi vẽ hình chiếu trục đo của vật thể, ta cần dựa vào đặc điểm hình dạng 
của vật thể để chọn cách vẽ thích hợp. Thường người ta vẽ trước một mặt của 
vậtthể làm cơ sở, sau đó dựa vào các tính chất của phép chiếu song song như 
tính chất của hai đường thẳng song song, tính chất của tỷ số hai đoạn thẳng song 
song để vẽ các mặt khác. 
Trình tự vẽ hình chiếu trục đo như sau: 
- Chọn loại hình chiếu trục đo và dùng cke, thước để xác định vị trí các trục 
- Vẽ trước một mặt làm cơ sở, mặt vật thể đặt trùng với mặt phẳng toạ độ. 
Hình 4.9 
Hình 4.10 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
57 
- Từ các đỉnh của mặt đã vẽ, kẻ các đường song song với trục đo thứ ba. 
- Căn cứ theo hệ số biến dạng đặt các đoạn thẳng lên các đường đó. 
- Nối các điểm đã xác định và hoàn thành hình vẽ bằng nét liền mảnh. 
- Cắt vật thể (nếu vật thể có lỗ hoặc rãnh) 
- Cuối cùng tô đậm. 
Ví dụ: Dựng hình chiếu trục đo 
a. Trường hợp vật thể là khối hình hộp 
Cho ba hình chiếu của vật thể vẽ hình chiếu trục đo của nó trên hệ trục đo 
xiên cân (Hình 4.11) 
Trình tự vẽ hình chiếu trục đo của vật thể như sau (Hình 4.12): 
Hình 4.11 
Hình 4.12 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
58 
Để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể người ta thường vẽ hình hiếu 
trục đo của vật thể đã được cắt đi một phần. Nên chọn các mặt phẳng cắt thế nào 
cho hình chiếu trục đo vừa thể hiện được hình dạng bên trong của vật thể vừa 
giữ nguyên được hình dạng cơ bản bên ngoài của vật thể đó, thường vật thể 
được xem như bị cắt đi một phấn tư hay một phần tám, các mặt phẳng cắt là các 
mặt phẳng đối xứng của vật thể. 
Hình 4.13 là hình chiếu trục đo được cắt 1/4 vẽ trên hệ trục đo xiên cân. 
Hình 4.13 
Hình 4.14 là hình chiếu trục đo được vẽ trên hệ trục vuông góc đều. 
 Hình 4.14 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
59 
Để hình chiếu trục đo được nổi và đẹp, người ta thường lô bóng. Cách tô 
bổng dựa trên sự chiếu sáng đối với vật thể. Tuỳ theo phần của vật thể được 
chiếu sáng nhiều hay ít mà kẻ các đường có nét đậm, mảnh khác nhau và khoảng 
cách giữa các đường dày thưa khác nhau. Các đường đó thường được kẻ song 
song với cạnh hay đường sinh của khối hình học. 
1.4 Vẽ phác hình chiếu trục đo 
Vẽ phác hình chiếu trục đo hay còn gọi là kí họa kỹ thuật, nó được dùng 
rộng rãi trong khi thiết kế hay trao đổi ý kiến ở hiện trường. Vẽ phác hình chiếu 
trục đo được vẽ bằng tay, không dùng dụng cụ vẽ. (Hình 4.15) 
1.5 Bài tập áp dụng 
1. Thế nào là hình chiếu trục đo của vật thể? 
2. Thế nào là hệ số biến dạng theo các trục đo? 
3. Cách phân loại hình chiếu trục đo. 
4. Thế nào là hình chiếu trục đo xiên góc cân ? thế nào là hình chiếu trục đo 
vuông góc đều? 
5. Trình tự vẽ hình chiếu trục đo như thế nào? 
 6. Thực hiện dựng hình chiếu trục đo vuông góc đều vật thể cho bằng các 
hình chiếu vuông góc sau. 
Hình 4.15 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
60 
2. Hình chiếu của vật thể 
2.1 Các loại hình chiếu 
2.1.1. Định nghĩa 
Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với 
người quan sát, cho phép biểu diễn các phần khuất của vật thể bằng nét đứt. 
Vật thể được xem như vật đục đặt gữa mắt người quan sát, và mặt phẳng 
chiếu, khi đặt sao cho bề mặt của nó song song với mặt phẳng chiếu của vật thể 
và để phản ánh được hình dạng thật của các bề mặt đó. 
Để đơn giản tiêu chuẩn quy định không vẽ các trục chiếu, đường gióng, 
không ghi ký hiệu bằng chữ hay chữ số ở các đỉnh, các cạnh của vật thể. 
2.1.2 Các loại hình chiếu 
a. Hình chiếu cơ bản TCVN5:74 quy định 
 Lấy 6 mặt của hình hộp chữ nhật làm 6 mặt phẳng chiếu cơ bản, hình chiếu 
của vật thể trên mặt phẳng chiếu cơ bản gọi là hình chiếu cơ bản. (Hình 4.16) 
Sau khi chiếu xong ta xoay các mặt phẳng về trùng với mặt phẳng P1. Ta 
được hình 4.17 
1- Hình chiếu từ trước 4- Hình chiếu từ phải 
2- Hình chiếu từ trên 5- Hình chiếu từ dưới 
3- Hình chiếu từ trái 6- hình chiếu từ sau 
4 
5 
1 3 
2 
6 
Hình 4.17 
Hình 4.16 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
61 
Nếu các hình chiếu từ trên, từ trái, từ phải, từ dưới, từ sau, thay đổi vị trí 
đối với hình chiếu chính như đã quy định ở trên, thì các hình chiếu đó phải ghi 
ký hiệu bằng chữ chỉ tên hình chiếu. (Hình 4.18) 
b. Hình chiếu riêng phần 
Hình chiếu riêng phần là hình chiếu một phần của vật thể trên mặt phẳng 
chiếu cơ bản. 
Hình chiếu riêng phần được dùng trong trường hợp, không cần thiết phải vẽ 
vẽ toàn bộ hình chiếu cơ bản của vật thể. 
Hình chiếu riêng phần được giới hạn bằng nét lượn sóng, hoặc không vẽ giới 
hạn nếu phần vật thẻ đó có ranh giới rõ rệt. (Hình 4.19) 
c. Hình chiếu phụ 
Hình chiếu phụ là hình chiếu trên mặt phẳng chiếu không song song với 
mặt phẳng chiếu cơ bản 
Hình chiếu phụ được dùng trong trường hợp, vật thể có bộ phận nào đó, 
nếu biểu diễn trên mặt phẳng chiếu cơ bản thì sẽ bị biến dạng về hình dạng và 
kích thước. 
Trên hình chiếu phụ có ghi ký hiệu bằng chữ chỉ tên hình chiếu, nếu hình 
chiếu phụ được đặt ở vị trí liên hệ chiếu trực tiếp ngay cạnh hình chiếu cơ bản 
có liên quan, thì không cần ghi ký hiệu. 
Hình 4.18 
Hình 4.19 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
62 
Để tiện bố trí các hình biểu diễn có thể xoay hình chiếu phụ về vị trí thuận 
tiện, khi đó trên ký hiệu bằng chữ có vẽ mũi tên cong chỉ dẫn chiều xoay. (Hình 
4.20) 
2.2 Cách dựng hình chiếu của vật thể 
- Dùng cách phân tích hình dạng của vật thể 
- Chia vật thể ra nhiều phần có dạng của khối hình học cơ bản 
- Vẽ hình chiếu của từng phần, từng khối hình học đó 
- Khi vẽ cần vận dụng tính chất hình chiếu của điểm, đường thẳng, mặt phẳng, 
nhất là giao tuyến của mặ phẳng với khối hình học. 
Hình 4.21 Cách vẽ hình chiếu của ổ đỡ 
Hình 4.21 
Hình 4.20 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
63 
2.3 Cách ghi kích thước vật thể 
Kích thước ghi trên bản vẽ xác định độ lớn của vật thể được biểu 
diễn.Người công nhân căn cứ vào các kích thước ghi trên bản vẽ để chế tạo và 
kiểm tra sản phẩm. Vì vậy các kích thước của vật thể phải được ghi đầy đủ, 
chính xác và trình bày rõ ràng theo đúng các quy định của tiêu chuẩn TCVN 
5705 : 1993 . 
Muốn ghi đầy đủ và chính xác về mặt hình học các kích thước của vật thể, 
ta dừng cách phân tích hình dạng vật thể. Trước hết ghi kích thước xác định độ 
lớn từng phần, từng khối hình học cơ bản tạo thành vật thể đó; rồi ghi các kích 
thước xác định vị trí tương đối giữa các phần, giữa các khối hình học cơ bản. Để 
xác định không gian mà vật thể chiếm, ta còn ghi kích thước ba chiều chung là 
dài, rộng, cao của vật thể. 
a. Kích thước xác định độ lớn của các khối hình học cơ bản gọi là kích thước 
định hình. Hình 4.22 là một số khối hình học cơ bản và các kích thước định hình 
của chúng 
b. Kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học của vật thể gọi 
là kích thước định vị. 
Để xác định các kích 
thước định vị, nghĩa là xác 
định vị trí của khối hình học 
trong không gian ba chiều, 
mỗi chiều ta phải chọn một 
đường hay một mặt của vật 
thể làm chuẩn, thường chọn 
mặt đáy, mặt phẳng đối 
xứng của vật thể, trục hình 
học của khối hình học cơ 
bản làm chuẩn. 
Hình 4.22 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
64 
Ví dụ hình 4.23 là vật thể gồm khối hình hộp chữ nhật và khối hình trụ tạo 
thành. 
Kích thước định hình gồm có các kích thước ba chiều: dài a, rộng b, cao c 
của hình hộp, các kích thước đường kính đáy d và chiều cao h của hình trụ. 
Để xác định vị trí tương đối của hình trụ đối với hình hộp, ta chọn các mặt 
của hình hộp làm chuẩn. Mặt bên cạnh của hình hộp là chuẩn xác định vị trí của 
hình trụ theo chiều dài x. Mặt san của hình hộp là chuẩn xác định vị trí của hình 
trụ theo chiều rộng y. Hình trụ được đặt ở mặt trên của hình hộp, nên kích 
thướcchiều cao của hình trụ h cũng là kích thước định vị của hình trụ đối với 
hình hộp theo chiều cao z. Ta có thể lấy mặt đáy dưới của hình hộp làm chuẩn 
để xác định vị trí của hình trụ theo chiều cao và ghi kích thước z thay cho kích 
thước h 
c. Kích thước xác định ba chiều chung cho toàn bộ vật thể gọi là kích thước 
khuôn khổ. Các kích thước a, b, z đồng thời là kích thước khuôn khổ. Như vậy 
mỗi kích thước có thể đóng vai trò của một hay hai loại kích thước khác nhau. 
Kích thước của những vật thể tròn xoay hay những vật thể có mặt phẳng 
đối xứng được xác định đến trục quay hay đến mặt phẳng đối xứng. 
Ví dụ cách ghi kích thước của giá đỡ (Hình 4.24) 
 Kích thước định hình: 
+ Phần đế hộp có các kích thước 80, 54, 14, góc lượn R10 và đường kính 
lỗ 10 
 + Phần sườn hình lăng trụ tam giác có các kích thước35, 20, 12 
 + Phần thành đứng của hình hộp có các kích thước 54, 46, 15 và hình trụ 
có bán kính R27 và lỗ hình trụ có đường kính 32 
 Kích thước xác định vị trí tương đối giữa các khối hình học 
 + Hai lố trên được xác đinh bởi các kích thước 70, 34 
 + Lỗ tren thành đứng được xác định bằng kích thước 60 
+ Sườn và thành đứng được đặt trên đế nên chúng không cần có các kích 
thước xác định vị trí 
Kích thước xác định 3 chiếu chung cho toàn bộ vật thể: 
Hình 4.24 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
65 
+ Là các kích thước chiều dài 80, chiều rộng 54 và chiều cao 87 
2.4 Đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể 
Đọc bản vẽ chiếu của vật thể là từ các hình chiếu vuông góc của vật thẻ 
hình dung ra hình dạng của vật thể đó. Quá trình đọc bản vẽ là quá trình phân 
tích các hình chiếu của các yếu tố hình học cơ bản; điểm, đường, mặt để hình 
dưng từng bộ phận của vật thể đi đến hình dung toàn bộ vật thể. Vì vậy, khi đọc 
bản vẽ phải biết cách phân tích hình dạng vật thể. Ví dụ đọc bản vẽ nắp Ổ trục 
(Hình 4.25). 
Trước hết, đọc hình chiếu đứng là hình chiếu chủ yếu, sau đó đọc các hình 
chiếu khác. Cần xác định rõ các phương chiếu của các hình chiếu và sự liên hệ giữa 
các hình chiếu đó và chia vật thể ra từng phần. Từ ba hình chiếu, ta có thể chia ... Những chi tiết có cùng vật liệu 
giống nhau được hàn hoặc gắn lại với 
nhau, thì ký hiệu vật liệu trên mặt cắt và 
hình cắt của chúng vẽ giông nhau, 
nhưng vẫn vẽ đường giới hạn giữa các 
chi tiết đó bằng nét cơ bản (Hình 
5.49a) 
Những bộ phận có liên quan với bộ phận lắp được biểu diễn bằng nét hai 
châm gạch mảnh và có ghi các kích thước xác định vị trí giữa chúng với nhau 
(Hình 5.50). 
Cho phép biểu diễn riêng một số chi tiết hay phần tử của chi tiết của bộ 
phận lắp. Trên các hình biểu diễn này có ghi chú tên gọi và tỷ lệ hình vẽ. Cho 
phép vẽ các vị trí giới hạn hoặc vị trí trung gian của những chi tiết chuyển động 
bằng nét hai chấm gạch mảnh (Hình 5.51) 
- Biểu diễn một số kết cấu thường thấy trên bản vẽ lắp 
Ổ lăn: Là chi tiết được tiêu chuẩn hoá (Hình 5.52) 
 Ổ lăn có nhiều loại, cấu tạo gồm 4 phần sau: 
- Vòng trong 
- Vòng ngoài 
- Con lăn 
- Vòng cách 
Hình 5.49 
 Hình 5.50 Hình 5.51 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
112 
Thiết bị che kín 
 Tránh bụi, hơi nước, mạt sắt, ở ngoài vào trong máy hay vào trong các ổ 
trục,ngưới ta dùng vòng nỉ đàn hồi đặt trong rãnh hình thang của nắp trục máy, 
mặt trong của vòng nỉ áp sát vào trục máy. (Hình 5.53) 
Thiết bị chèn 
 Để ngăn không cho chất lỏng hay chất khí ở trong thoát ra ngoài, chèn 
được làm bằng sợi bông hay sợi tổng hợp amian tẩm dầu. 
Thiết bị bôi trơn 
 Để bôi trơn các bề mặt chuyển động, người ta dùng thiết bị tra dầu mỡ, 
như các bình dầu hay các vú mỡ, các thiết bị này là những chi tiết tiêu chuẩn. 
(Hình 5.54) 
5.3 Đọc bản vẽ lắp 
5.3.1 Các bước đọc bản vẽ lắp 
a. Hiểu hình dạng, cấu tạo và nguyên lý làm việc, công dụng của bộ phận lắp 
b. Hiểu rõ hình dạng của từng chi tiết, quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết đó. 
c. Hiểu rõ cách tháo lắp, phương pháp lắp ghép và các yêu cầu của bộ phận lắp. 
5.3.2 Đọc bản vẽ lắp theo trình tự sau 
Hình 5.52 
Hình 5.53 
Hình 5.54 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
113 
a. Tìm hiểu chung. 
Trước hết đọc nội dung khung tên, các yêu cầu kỹ thuật, phần thuyết minh 
để bước đầu có khái niệm sơ bộ về nguyên lý làm việc và công dụng của các bộ 
phận lắp. 
b. Phân tích hình biểu diễn. 
Đọc các hình biểu diễn của bản vẽ, hiểu rõ phương pháp biểu diễn và nội 
dung biểu diễn, vị trí các mặt phẳng cắt của các hình cắt và mặt cắt, phương 
chiếu các hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần và sự liên hệ giữa các hình 
biểu diễn. Sau khi đọc các hình biểu diễn ta có thể hình dung được hình dạng 
của bộ phận lắp. 
c. Phân tích các chi tiết. 
Lần lượt phân tích từng chi tiết, căn cứ theo số vị trí trong bảng kê để đối chiếu 
với số vị trí ở hình biểu diễn và dựa vào các ký hiệu vật liệu giống nhau trên mặt cắt 
để xác định phạm vi của từng chi tiết ở trên các hình biểu diễn. 
Khi đọc cần dùng cách phân tích hình dạng để hình dung các chi tiết. Phải 
hiểu rõ tác dụng của từng kết cấu của mỗi chi tiết, phương pháp lắp nối và quan 
hệ lắp ghép giữa các chi tiết. 
d. Tổng hợp 
Sau khi đã phân tích các hình biểu diễn, phân tích từng chi tiết, cần tổng 
hợp lại để hiểu một cách đầy đủ toàn bộ bản vẽ lắp. 
Khi tổng hợp cần trả lời được một số vấn đề sau: 
Bộ phận lắp có công dụng gì? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? 
- Mỗi hình biểu diễn thể hiện những phần nào của bộ phận lắp? 
Các chi tiết ghép với nhau như thế nào? Dùng loại mối ghép gì? 
- Cách tháo và lắp bộ phận lắp như thế nàn? 
 Ví dụ: Đọc bản vẽ lắp êtô Hình 5.48 
* Tìm hiểu chung 
 Đọc khung tên và bảng kê ta biết, tên gọi của bọ phận lắp là êtô, dùng trên 
các máy công cụ, êtô gồm 11 chi tiết khác nhau. 
* Phân tích hình biểu diễn 
 Bản vẽ gồm 3 hình chiếu cơ bản, một hình chiếu riêng phần, một mawtj 
cắt rời và một hình trích của ren. 
Hình cắt đứng là hình biểu diễn chính, trên hình cắt này trục vít và ốc vít 
quy định không bị cắt. 
 Hình cắt đứng thể hiện hình dạng bên trong và kết cấu của êtô, vị trí 
tương đốivà quan hệ lắp ghép của các chi tiết trên êtô, nghiên cứu hình biểu diễn 
này, ta có thể biết được nguyên lý hoạt động của êtô. 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
114 
 Hai đầu trục 8 lắp với 2 lỗ trên thân êtô 1, phần ren của trục 8 ăn khớp với 
đai ốc dẫn 9, khi trục 8 quay, ốc 9 chuyển động tịnh tiến làm cho má động 4 
chuyển động theo, ốc dẫn 9 được cố định với má động bằng ốc vít 3. 
Như vậy 2 má của êtô, kẹp chặt hoặc không kẹp chặt chi tiết gia công, tuỳ theo 
chuyển động quay tròn thuận hay ngược của trục 8. 
 Hình chiếu từ trái là hình chiếu kết hợp với hình cắt, Vị trí mặt cắt B-B, 
ghi trên hình chiếu đứng mặt phẳng này cắt qua trục của ốc vít 3, hình cắt B-
Bcho ta thấy quân hệ lắp ghép giữa má động 4, má tĩnh 1, ốc 3, và ốc dẫn 9. 
Hình chiếu từ trên thể hiện hình dạng ngoài của êtô, hình dạng của má động , má 
tĩnh, trên hình chiếu này có hình cắt riêng phần, thể hện mối ghép đinh vít. 
 Hình chiếu riêng phần theo hướng nhìn A là hình chiếu cạnh của tấm kẹp 
2, bên cạnh hình chiếu đứng có mặt cắt rời thể hiện hình dạng của đầu trục, hình 
trích I tỷ lệ 3/1 thể hiện hình dạng kích thước ren vuông của trục. 
* Phân tích từng chi tiết 
Ta có thể phân yích bằng cách tháo dần chi tiết, tháo chốt 6 đI ta thấy lỗ 
chốt trên đầu trục 8, lấy trục 8 đi còn lại vòng chặn 7, ta thấy rõ lỗ chốt và lỗ lắp 
đầu trục trên vòng chặn 7. Má tĩnh 1 là chi tiết chủ yếu của êtô, dựa vào các 
đường gạh gạch trên mặt cắt, ta xác định phạm vi của từng chi tiết, trên hình 
biểu diễn, hai đầu má tĩnh đều có lỗ để lắp với trục 8, phần giữa là khoang rỗng, 
ốc dẫn 9 chuyển động trong khoang rỗng đó, hình dạng ngoài thể hiện ở hình 
chiếu bằng và hình chiếu cạnh. 
* Tổng hợp 
Nếu ta quay trục 8, thì trục 8 quay tròn trong má tĩnh 1 do đó ốc dẫn 9 ăn 
khớp với phần ren của trục 8 sẽ di chuyển dọc theo má tĩnh, ốc dẫn 9, được cố 
định với má động, khi ốc 9 chuyển động thì má động chuyển động theo, ren của 
trục 8 và ốc dẫn 9 là ren phải, do đó trục 8 quay theo chiều kim đồng hồ thì má 
động kẹp chặt chi tiết và ngược lại. 
Khoảng cách 0 - 70 thể hiện kích thước có thể kẹp chặt được trên êtô, thể 
hiện đặc tính của êtô. 
5.4 Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp 
Khi vẽ tách chi tiết không nên sao chép lại các hình biểu diễn trên bản vẽ 
lắp, mà phải căn cứ vào đặc điểm, cấu tạo, hình dạng của chi tiết để chọn 
phương án biểu diễn. 
 Bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các két cấu của chi tiết mà trong bản vẽ lắp 
không thể hiện rõ, như mép vát, góc lượn, rãnh thoát dao vv 
 Kích thước được đo trực tiếp trên bản vẽ lắp, những kích thước lắp ghép, 
những kích thước của những kết cấu tiêu chuẩn thì phảI đối chiếu với bảng tiêu 
chuẩncủa chúng để xác định. 
 Căn cứ theo tác dụng của chi tiếtvà yêu cầu của thiết kế để xác định độ 
nhẵn bề mặt của chi tiết và các yêu cầu kỹ thuật khác. 
5.5 Bài tập ứng dụng 
Câu hỏi: 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
115 
1. Bản vẽ lắp bao gồm những nội dung gì? Công dụng của bản vẽ lắp như 
thế nào? 
2. Nêu một số cách biểu diễn qui ước dùng trên bản vẽ lắp? 
3. Trên bản vẽ lắp ghi những loại kích thước nào? 
4. Nêu những điều cần chú ý về cách biểu diễn các kết cấu thường gặp trên 
bản vẽ lắp? 
5. Khi đọc bản vẽ lắp cần đạt được những yêu cầu gì? Cách đọc bản vẽ lắp 
như thế nào? 
Bài tập: 
Đọc bản vẽ lắp van góc. 
- Đọc các hình biểu diễn. 
 + Hình nào là hình chiếu chính. 
 + Nêu quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết. 
 + Các nét lượn sóng trên hình cắt đứng thể hiện những gì? 
- Vẽ tách các chi tiết 2, 3, 4, 5, 6. 
- Trình bày nguyên lý làm việc, cách lắp van góc. 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
116 
6. Sơ đồ và ký hiệu quy ước các cơ cấu trong sơ đồ 
Các máy móc hiện nay làm việc bằng tổ hợp các hệ thống truyền động cơ 
khí hệ thống điện, hệ thống thuỷ lực và khí nén. 
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu nguyên lý và quá trình hoạt động của 
các hệ thống đó người ta dùng các bản vẽ sơ đồ. 
Sơ đồ được vẽ bằng những đường nét đơn giản, những hình biểu diễn quy 
ước Những hình biểu diễn quy ước của các cơ cấu, các bộ phận được quy định 
trong các tiêu chuẩn. chúng được vẽ theo dạng hình chiếu vuông góc hay hình 
chiếu trục đo. 
Người ta còn dùng sơ đồ để nghiên cứu các phương án thiết kế, để trao 
đổi ý kiến cải tiến kỹ thuật và ghi chép ở hiện trường. 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
117 
6.1 Sơ đồ hệ thống truyền động cơ khí 
Các ký hiệu quy ước của sơ đồ hệ truyền động cơ khí được quy định trong 
TCVN 15 - 85. Bảng 1.1 trình bày một số ký hiệu quy ước chủ yếu. TCVN 15 - 85 
tương ứng với ISO 3952 : 1981 Sơ đồ động - Ký hiệu bằng hình vẽ. 
Hình vẽ của sơ đồ động được vẽ theo dạng khai triển, nghĩa là tất cả các 
trục các cơ cấu được quy định vẽ khai triển trên cùng một mặt phẳng. 
Ví dụ : 
Cơ cấu truyền động bánh răng gồm ba trục I, II và III. Sơ đồ động của cơ 
cấu này biểu diễn bằng hình chiếu trục đo như hình 5.55. 
Sơ đồ động biểu diễn bằng hình 
chiếu vuông góc như hình 5.56. Trong 
sơ đồ này trục III được xem như quay 
về cùng mặt phẳng với trục I và trục II. 
Các phấn tử được đánh số lần 
lượt theo thứ tự truyền động bằng chữ 
số Arập, các trục được đánh số bằng 
chữ số La mã. Phía dưới các chữ số đó 
có thể ghi các thông số chỉ đặc tính cơ bản của phần tử được đánh số. 
Hình 5.57 là sơ đồ truyền động của máy khoan đơn giản. 
Động cơ điện có công suất 1 ,3 kw và số vòng quay n = 960 vòng/phút có 
trục I lắp với bánh đai 2. Qua đai truyền 3 và khối 4 bánh đai lồng trên trục II làm 
trục quay theo tốc độ khác nhau (mũi khoan sẽ lắp với bộ phận gá 13 trên trục II). 
Hìn 5.55 
Hình 5.57 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
118 
Trục II được nâng lên hạ xuống nhờ cơ cấu bánh răng thanh răng 11 lắp 
trên trục II. Cơ cấu này chuyển động được là nhờ các cơ cấu ăn khớp bánh răng 
khác, bắt đầu từ bánh răng chủ động 6. Bánh răng này được lắp trượt trên trục II 
bằng then dẫn 5. 
Nếu bánh răng chủ động ăn khớp với bánh răng bị động 7 cố định trên 
trục III thì sẽ làm cho trục III quay. Nhờ vào sự di chuyển của then 19 làm cho 
hai khối bánh răng 8, 9, 10 và 20; 22, 23 ăn khớp được với nhau và trục IV sẽ 
quay với ba tốc độ khác nhau. 
Trục V quay được nhờ cặp bánh răng 20 và 21 ăn khớp. Trục VI quay 
được nhờ cặp bánh răng côn 18 và 17 ăn khớp. Qua bộ truyền trục vít 14 và 
bánh vít 16, bánh răng 15 quay theo, do đó thanh răng 11 chuyển động lên 
xuống. Tanh răng lắp cố định trên ống 12, ống này được lồng vào trục II. 
6.2. Sơ đồ hệ thống thủy lực, khí nén 
Sơ đồ hệ thống thuỷ lực, khí nén trình bày nguyên lý làm việc và sự liên 
hệ giữa các khí cụ, các thiết bị của hệ thống thuỷ lực, khí nén. 
Bảng 1.2 trình bày ký hiệu quy ước một số khí cụ và thiết bị hệ thống 
thuỷ lực khí nén theo TCVN 1 806 - 74. Tiêu chuẩn này tương ứng với ISO 
1219 - 1976 Hệ thống thuỷ lực, khí nén. Ký hiệu bằng hình vẽ. 
Các khí cụ và thiết bị của hệ thống được đánh số thứ tự theo dòng chảy, 
chữ số viết trên giá ngang của đường dẫn. Các đường ống được đánh số thứ tự 
riêng, chữ số viết cạnh đường dẫn (không có giá). 
Hình 5.58 là sơ đồ nguyên lý của hệ.thống thuỷ lực cung cấp dung dịch 
làm nguội các chi tiết gia công trên máy cắt gọt. 
Dung dịch từ thùng chứa 1 chảy qua bộ lọc 2 (1) đến bơm bánh răng 3, 
sau đó chảy qua van 4 đến bộ phận 
làm nguội. 
Sau khi làm nguội, dung dịch 
chảy vào thùng chứa 5 và qua bộ 
lọc 2 để trở về thùng chứa 1. Khi 
không cần làm nguội thì đóng van 
4. Nếu đóng van 4 mà bơm 3 vẫn 
làm việc thì áp suất dung dịch sẽ 
tăng lên, lúc đó van bảo hiểm 6 sẽ 
mở và dung dịch lại chảy về thùng 
chứa 1. 
Hình 5.59 là sơ đồ nguyên lý hệ thống thiết bị cung cấp khí nén cho dụng 
cụ khí động. 
Hình 5.58 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
119 
Khí trời qua bình 1 đến máy nén khí 2. Khí nén từ máy nén 2 qua bộ lọc 3 
(l), qua van một chiều 4 để đến bình chứa 5. Bình chứa sẽ chứa khí nén có một 
áp suất Pl nhất định. Khí nén có áp suất Pl từ bình chứa qua bộ lọc 3 (2) và qua 
van điều tiết 6 sẽ hạ xuống áp suất P2 Nhờ van điều khiển 7, khí nén có áp suất 
P2 sẽ cung cấp cho động cơ khí động 8. Động cơ này sẽ làm chuyển động các 
dụng cụ khí động. 
Để khống chế áp suất trong bình chứa 5 người ta dùng van bảo hiểm 9. 
Qua van 9, một phần khí nén sẽ thoát ra ngoài khí trời. 
Van một chiều 4 làm cho khí nén không đi ngược trở lại, khi máy nén khí 
2 ngừng làm việc. 
6.3 Sơ đồ hệ thống điện. 
 Sơ đồ điện là hình biểu diễn hệ thống điện bằng những ký hiệu qui ước 
thống nhất. Nó chỉ rõ nguyên lý làm việc và sự liên hệ giữa các khí cụ, các thiết 
bị của hệ thống mạng điện. Các ký hiệu bằng hình vẽ trên sơ đồ điện được qui 
định trong TCVN 1641 -87. 
Hình 5.60 là sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của máy cắt kim loại. 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
120 
Hình 5.60 
 Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau: 
 Đóng cầu dao qua các cầu chì 2, ấn nút 1 dòng điện đến bộ khởi động 
(nếu ta bật công tắc 7 về vị trí kia), động cơ M6 có điện. Để duy trì việc cấp điện 
cho M6 sau khi bỏ tay ra vị trí M, cuộn dây 8 được cấp điện qua tiếp điểm K8. 
Chiều chuyển động của động cơ phụ thuộc vào vị trí của công tắc 7. Khi công 
tắc ở vị trí a (giả sử động cơ quay thuận), khi công tắc ở vị trí b dòng điện qua 
bộ khởi độngt từ 9, các tiếp điểm 5 đóng và động cơ quay theo chiều ngược lại. 
 Nếu đóng cầu dao 10 thì động cơ làm lạnh 11 quay. Biến thế 12 hạ áp 
dòng điện xuống 36V dùng để thắp sáng chỗ làm việc. Trong trường hợp động 
cơ làm việc nhiều, quá nóng thì rơ le nhiệt N3 sẽ ngắt mạch và động cơ ngừng 
quay. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1. Trình bày cách vẽ qui ước một số chi tiết, bộ phận cơ khí trên bản vẽ kỹ 
thuật. 
Câu 2. Trình bày cách kỹ hiệu các loại mối ghép qui ước. 
Câu 3. Trình bày được nội dung của bản vẽ lắp? Các qui ước biểu diễn trên bản 
vẽ lắp. 
Câu 4. Trình bày các nội dung đọc bản vẽ lắp? Vẽ tách được một số chi tiết, bộ 
phận đơn giản từ bản vẽ lắp. 
Giáo trình Vẽ kỹ thuật Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
121 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đức Huệ, Bùi Ngọc Phi (1992), Vẽ kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản 
Đại học và giáo dục chuyên nghiệp. 
2. Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn (2009), Bài tập vẽ kỹ thuật cơ khí (tập 1, 
2), Nhà xuất bản Giáo dục. 
3. Trần Hữu Quế (2008, tái bản),Giáo trình vẽ kỹ thuật, Nhà xuất bản Giáo 
dục. 
4. Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Văn Tuấn (2007),Giáo trình vẽ kỹ 
thuật (tập 1, 2), Nhà xuất bản Giáo dục. 
5. Bộ môn hình họa - vẽ kỹ thuật (2007), Vẽ kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản 
Giao thông vận tải. 
6. Hình học, họa hình (2006), Đại học bách khoa Hà Nội. 
7. Phạm Thị Hoa, Lê Nguyên Ninh (2006, tái bản), Giáo trình vẽ kỹ thuật. 
8. Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn (2005, biên dịch), Bản vẽ kỹ thuật - Tiêu 
chuẩn quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục. 
9. Trung tâm thông tin Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2004), Bản vẽ kỹ 
thuật - Tiêu chuẩn Việt Nam. 
10. Ninh Đức Tốn (2002), Dung sai và lắp ghép, Nhà xuất bản Giáo dục. 
11. Nguyễn Trọng Hiệp (2004), Chi tiết máy tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. 
Hình 5.59 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_ky_thuat_phan_2.pdf