Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam

Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam

PHẦN I : VÙNG DU LỊCH NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ

PHẦN II : VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

PHẦN III : VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ

BÀI THỨ NHẤT

ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA KINH TẾ

XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

CÁC VÙNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 

pdf 114 trang phuongnguyen 13923
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam

Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Giáo trình 
Tuyến điểm du lịch Việt Nam 
Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam 
PHẦN I : VÙNG DU LỊCH NAM BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ 
PHẦN II : VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ 
PHẦN III : VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ 
BÀI THỨ NHẤT 
ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG, Ý NGHĨA KINH TẾ 
XÃ HỘI CỦA DU LỊCH 
CÁC VÙNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
I -ĐỊNH NGHĨA: 
1. Tuyến điểm du lịch: 
a. Điểm du lịch: 
Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên về tự nhiên, nhân văn,kinh 
tế-xã hội hay một công trình riêng biệt phục vụ cho du lịch. 
- Điểm du lịch địa đạo Củ chi – TPHCM 
- Điểm du lịch núi Sam – thị xã Châu đốc – tỉnh An giang 
- Điểm du lịch chùa Hương tích – tỉnh Hà tây 
b. Tuyến du lịch : 
Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường 
hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay tuyến du 
lịch liên vùng. 
- Tuyến du lịch TPHCM – Đà lạt – Nha trang 
- Tuyến du lịchTPHCM – Buôn Ma thuột – Nha trang 
- Tuyến du lịch TPHCM – Qui nhơn – Đà nẳng – Huế 
II -CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DU LỊCH : 
1. Du lịch dã ngoại: 
Là loại hình du lịch cắm trại ngoài trời, kết hợp những trò chơi để tạo mối 
thân mật trong đoàn du lịch, thường là những nhóm người trong cùng một 
lớp học, đoàn thể, cơ quan và thích hợp cho các đối tượng thanh thiếu niên. 
- Du lịch Mũi Né – Hòn Rơm (tỉnh Bình thuận) 
- Du lịch chinh phục đỉnh núi Lang-Bian (tỉnh Lâm đồng) 
2. Du lịch sinh thái: 
Là loại hình du lịch để thưởng thức những tài nguyên thiên nhiên (sông, núi, 
biển, rừng) thích hợp cho mọi đối tượng khách du lịch đặc biệt là khách 
nước ngoài. 
- Du lịch cù lao An bình – tỉnh Vĩnh long 
- Du lịch biển Vũng tàu 
- Du lịch rừng quốc gia Bạch Mã – Tỉnh Thừa thiên – Huế 
3. Du lịch nghiên cứu : 
Là loại hình du lịch tổ chức cho cá nhân hay một nhóm nghiên cứu, tìm hiểu 
về các tài nguyên thiên nhiên ( động thực vật học , địa chất ) , các tài nguyên 
nhân văn ( văn hóa, trang phục của các dân tộc ) 
- Du lịch nghiên cứu rừng quốc gia Cúc phương 
- Du lịch nghiên cứu văn hóa Chăm 
- Du lịch nghiên cứu các dân tộc ở Tây nguyên 
4. Du lịch tìm hiểu về lịch sử – văn hóa : 
Là loại hình du lịch tìm hiểu những tài nguyên nhân văn thích hợp cho mọi 
đối tượng khách tham quan đến những đình, đền, chùa, các công trình kiến 
trúc nghệ thuật, các công trình kỷ niệm những danh nhân và sự kiện lịch sử. 
- Điểm du lịch địa đạo Củ chi ( TPHCM ) 
- Điểm du lịch đình Bình thủy ( tỉnh Cần thơ ) 
- Điểm du lịch đền Côn sơn ( tỉnh Hải dương ) 
- Khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc ( tỉnh Đồng tháp ) 
5. Du lịch vui chơi, giải trí : 
Là loại hình du lịch giúp cho khách tham quan những giây phút được thư 
giãn về tinh thần sau một thời gian lao động cực nhọc, tăng cường sức khỏe 
để tiếp tục công việc. 
- Điểm du lịch tắm bùn và nước khoáng Tháp Bà (tỉnh Khánh hoà). 
- Điểm du lịch Suối Tiên (TPHCM). 
III- CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH: 
1. Chức năng xã hội : 
Thông qua hoạt động du lịch, khách tham quan có điều kiện tiếp xúc với 
những thành tựu về lịch sử, văn hóa phong phú, lâu đời của các dân tộc 
2. Chức năng kinh tế: 
Hoạt động du lịch là “ngành công nghiệp không khói”, nghành công nghiệp 
mới đem lại nhiều lợi nhuận cho đất nước thông qua các hình thức kinh 
doanh: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, hàng hóa lưu niệm và thúc đẩy các 
ngành khác phát triển như: vệ sinh, môi trường, hệ thống giao thông Hoạt 
động du lịch còn giải quyết và thu hút một lực lượng lao động đông đảo. 
3. Chức năng sinh thái : 
Hoạt động du lịch góp phần tạo nên và phục hồi môi trường sống ổn định về 
mặt sinh thái (nhờ hoạt động du lịch các khu chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu 
long được phục hồi như chợ nổi Cái bè- tỉnh Tiền giang, chợ nổi Cái răng, 
chợ nổi Phụng hiệp, chợ nổi Phong điền – tỉnh Cần thơ), Tràm chim Tam 
nông – tỉnh Đồng tháp được gìn giữ đã bảo vệ loài Sếu đầu đỏ được liệt kê 
vào danh sách những động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 
4. Chức năng chính trị: 
Giúp cho khách du lịch nước ngoài hiểu rõ về một đất nước, dân tộc. Hoạt 
động du lịch là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các quan hệ giao 
lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. 
IV- Ý NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DU LỊCH: 
1. Đối với kinh tế: 
Du lịch góp phần phát triển giao thông, các dịch vụ công cộng, các thành tựu 
khoa học kỹ thuật (internet, master card), chỉnh trang đô thị, trong sạch môi 
trường 
TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM 
PHẦN I: VÙNG DU LỊCH NAM BỘ & NAM TRUNG BỘ 
A-TRUNG TÂM DU LỊCH T.P HỒ CHÍ MINH 
I-VỊ TRÍ ĐỊA LÝ T.P HỒ CHÍ MINH : 
TP Hồ Chí Minh phía Bắc giáp tỉnh Tây ninh, phía Nam giáp biển Đông, 
phía Đông giáp Bình dương, Đồng nai, phía Tây giáp Long an. Diện tích 
2.093,7 km2 , có 12 km bờ biển, cách Hà nội 1.730 km đường bộ. TP Hồ 
Chí Minh có nhiều sông và kênh rạch, sông Sài gòn dài 106 km, sông Đồng 
nai, kênh Tham lương, kênh Tẻ, kênh Hồng bàng, kênh Tàu hủ, rạch Bến 
nghé, rạch Thị nghè, gạch Lò Gốm TP Hồ Chí Minh còn là đầu mối của 
hệ thống giao thông 
- Về hàng không : sân bay quốc tế Tân sơn nhất 
- Về đường biển : cảng Sài gòn 
- Về đường sắt : đường sắt xuyên Việt nối TP Hồ Chí Minh – Hà nội 
- Về đường bộ: 
• Quốc lộ 1A đi xuyên qua Tp Hồ Chí Minh 
• Quốc lộ 51 đi Vũng tàu 
• Quốc lộ 22 đi Tây ninh 
• Quốc lộ 13 đi Bình dương 
• Quốc lộ 50 đi Gò công 
II- LỊCH SỬ CỦA T.P HỒ CHÍ MINH: 
1. Địa danh Sài gòn : 
a. Người Khmer : gọi là PREI NOKOR ( PREI: rài; NOKOR: gòr) có nghĩa 
là rừng có phố phường, đô thị 
b. Người Việt : SÀI: gỗ; GÒN: cây gòn. Ở khu vực chùa Cây mai (Q6) trước 
đây trồng rất nhiều gòn 
1. Quá trình hình thành & phát triển của TP Hồ Chí Minh : 
- Lũy Lão Cầm thế kỷ XVII – XVIII 
- Bến nghé năm 1688 
- Phiên Trấn dinh từ 1688 – 1698 
- Huyện Tân bình năm 1699 
- Gia định thành 1775 
- Gia định Kinh 1790 
- Trấn Gia định 1802 
- Gia định thành 1809 
- Phiên an thành 1832 
- Tỉnh Gia định 1836 
- TP Sài gòn do nghị định của Pháp ngày 11/4/1861 
- Đô thành Sài gòn năm 1955 gồm Sài gòn , Chợ lớn chia ra làm 7 quận 
- Đô thành Sài gòn năm 1970 gồm 11 quận 
- TP Hồ Chí Minh ngày 2/7/1976 trong cuộc họp Quốc hội khóa VI nước 
CHXHCNVN gồm TP Sài gòn, tỉnh Gia định và một phần các tỉnh Bình 
dương, Hậu nghĩa, Đồng nai, TPHCM có 12 quận nội thành và 6 huyện 
ngoại thành 
- Tp Hồ Chí Minh: ngày 1/4/1997 UBNDTPHCM có quyết định qui hoạch 
lại ranh giới hành chính của TPHCM gồm 17 quận nội thành & 5 huyện 
ngoại thành 
III- CÁC ĐIỂM THAM QUAN DU LỊCH Ở T.P HỒ CHÍ MINH : 
1. Các nhà bảo tàng tiêu biểu: 
a. BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM TẠI TP HỒ CHÍ MINH: số 2 
Nguyễn Bỉnh Khiêm – QI 
Nội dung trưng bày của Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh gồm 
có 6 phòng trưng bày chính: 
1. Lịch sử VN từ thời nguyên thủy đến năm 1930 
2. Văn hóa Chăm pa 
3. Văn hóa Oc eo ( thế kỷ V-VI ) 
4. Đồ gốm một số nước Châu Á ( Trung quốc, Nhật bản,Thái lan, V.N ) 
5. Trang phục dân tộc học của các dân tộc sinh sống ở Việt nam 
6. Trang phục của các vua chúa thời Nguyễn 
b. BẢO TÀNG T.P HỒ CHÍ MINH : số 65 Lý Tự Trọng – QI 
Bảo tàng TP Hồ Chí Minh trưng bày lịch sử của TPHCM từ năm 1930 – 
1975 gồm các phòng : 
1. Sự hình thành, hoạt động của những tổ chức cộng sản đầu tiên và cao trào 
1930-1931 
2. Mặt trận dân chủ 1936 -1939 
3. Khởi nghĩa Nam kỳ và Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 ( 1940 – 1945 
) 
4. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 – 1954 ) 
5. Đánh bại cuộc chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt và chiến 
tranh cục bộ của Mỹ 
6. Chiến dịch xuân Mậu thân và đánh bại Việt nam hóa chiến tranh của Mỹ 
7. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ( 1975 ) 
8. Sài gòn xưa 
c. BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH : số 28 Võ Văn Tần – 
P8 – Q3 
Bảo tàng chứng tích chiến tranh có 6 phòng trưng bày : 
1. Những sự thật lịch sử 
2. Những nạn nhân chiến tranh 
3. Sưu tập các loại vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng của quân đội Mỹ 
4. Nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 
xâm lược 
5. Các hình thức tra tấn và nạn nhân của các nhà tù thời Mỹ – ngụy 
6. Các thế lực phản cách mạng không ngừng chống phá cách mạng VN 
2. Các điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử – văn hóa: 
a. Các điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử: 
- ĐỊA ĐẠO CỦ CHI: 
• Địa đạo Bến Dược : căn cứ của Thành ủy Sài gòn – Gia định 
• Địa đạo Bến Đình : căn cứ của Huyện ủy huyện Củ chi 
Căn cứ của Thành ủy Sài gòn – Gia định trong thời kỳ chống Mỹ từ 1964 – 
1975. Địa đạo Củ chi được tiến hành đào từ năm 1964 với chiều dài tổng 
cộng hơn 200 km nối liền giữa các xã. Địa đạo Củ chi có 3 tầng: tầng 1 cách 
mặt đất từ 2 – 3m, tầng 2 cách mặt đất từ 4 – 5m, tầng 3 cách mặt đất từ 6 – 
8m. Dưới địa đạo có đầy đủ hội trường, phòng họp chính ủy, phòng giải 
phẩu, bếp Hoàng cầm, cơ quan làm việc Địa đạo Củ chi đã trải qua những 
trận càn ác liệt của quân đội Mỹ như : Crimp, Junctioncity, Cedarfalls nhưng 
vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. 
- HỘI TRƯỜNG THỐNG NHẤT: 
Là trụ sở của Toàn quyền Đông dương ( Palaise Norodom ), khởi công xây 
dựng ngày 23.2.1863 đến năm1869 hoàn thành. Phần trang trí nội thất đến 
năm 1875 mới hoàn tất. Ngày 7.9.1954 dinh được giao cho Ngô Đình Diệm 
tiếp nhận, kể từ đó dinh đổi tên là Dinh Độc lập và trở thành phủ Tổng thống 
của chính quyền Sài gòn. Ngày 27.2.1962 dinh bị ném bom, ngày 1.7.1962 
Ngô Đình Diệm cho xây dựng dinh thự mới theo đồ án của kiến trúc sư Ngô 
Viết Thụ đến ngày 3.10.1966 khánh thành. 
Dinh Độc lập có diện tích 4.500 m² gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng,1 sân 
thượng 
Ngày 30.4.1975 chiếc xe tăng mang số hiệu 843 của Quân đoàn 2 và xe tăng 
mang số hiệu 390 của Quân đoàn 4 đã húc đổ cánh cửa sắt của Dinh Độc 
lập. Vào lúc 11h30 Trung úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ của Chính phủ 
CMLTCHMNVN lên nóc Dinh Độc lập. Năm 1989 Dinh Độc lập được Bộ 
văn hóa công nhận là di tích lịch sử – văn hóa. 
b. Các điểm tham quan mang ý nghĩa văn hóa: 
- Chùa của người Việt: 
• CHÙA GIÁC VIÊN: đường Lạc Long Quân – Q11 
Chùa xây dựng năm 1803 có tên là chùa Hố đất đã trải qua 3 lần trùng tu, có 
153 tượng lớn nhỏ, 57 bao lam và 60 phù điêu. Chùa còn giữ được chiếc 
võng của triều đình nhà Nguyễn tặng cho sư Hải Tịnh. Sau chùa có một gốc 
bạch mai cổ thụ tương truyền do Mạc Cửu đem đến tặng tại đây. 
• CHÙA GIÁC LÂM : đường Lạc Long Quân – Q. Tân Bình 
Năm 1744 Lý Thụy Long, người làng Minh hương (Trung quốc ) đã quyên 
tiền xây dựng chùa, lúc đầu có tên là Cẩm đệm. Chùa có 98 cột, 113 pho 
tượng cổ, 86 câu đối, 9 bao lam, 19 hoành phi Tại đây còn có đôi liễn gỗ 
có chú thích “Hiệp điện đại học sĩ Trịnh Hoài Đức tặng Hòa thượng Viên 
Quang”. Chùa đã trải qua 2 lần trùng tu 1799 – 1804, 1906 – 1908. Trước 
cổng chùa có cây bồ đề do Đại đức Marada từ Srilanca tặng ngày 24.6.1953. 
Khuôn viên chùa có nhiều bảo tháp của các vị sư có công với chùa. Ngày 
16.11.1988 chùa đươc Bộ văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn 
hoá. 
• CHÙA VĨNH NGHIÊM : 
Có nguồn gốc từ tỉnh Bắc ninh của phái Phật giáo Trúc Lâm tam tổ. Chùa 
được khởi công xây dựng từ tháng 4.1964 và hoàn thành năm 1973 trên lòng 
một dòng sông sình lầy rộng 8.000m2. Chùa gồm có : điện thờ Phật, hậu 
cung, tiền đường. Phía ngoài sân có tháp 7 tầng thờ Quan thế âm, một bên 
tháp có gác chuông treo đại hồng chung, do giới Phật giáo Nhật bản tặng. 
Phía sau chính điện có Địa tạng đường. Phía sau chùa có tháp xá lợi cộng 
đồng. Tầng trệt là nơi thờ các vị tổ sư đã mất và giảng đường để thuyết 
pháp. 
- Chùa của người Hoa : 
• CHÙA BÀ THIÊN HẬU : ( Tuệ Thành hội quán ) số 710 đường 
Nguyễn Trãi – P10 -Q5 – TPHCM 
Chùa được xây dựng khoảng năm 1760 do nhóm người Hoa gốc Quảng 
đông di dân lập nên. Chùa được xây dựng theo hình cái ấn, trên nóc chùa có 
những hình ảnh miêu tả lại những cổ tích xưa của người Hoa như : cá chép 
hoá rồng, bát tiên, tượng Nữ thần Mặt trăng và tượng Thần Ông Mặt trời 
tượng trưng cho âm dương hoà hợp. 
Ở tiền điện bên trái thờ Thổ thần, bên phải thờ Môn quan. Giưã điện thờ 
Thiên Hậu thánh mẫu, hai bên là Long mẫu nương nương và Kim Hoa 
nương nương. Ngoài ra còn có hai vị thần: Thuận phong nhĩ và Thiên lý 
nhãn 
Hành lang bên trái: điện thờ Tài Bạch Tinh quân (Thần tài), bên ngoài thờ 
Ông Tơ, Bà Nguyệt 
Hành lang bên phải: thờ Quan Thánh đế (Quan Công), hai bên là Quan Bình 
(con nuôi) và Châu Xương 
Chùa Bà Thiên Hậu được công nhận di tích lịch sử- văn hóa ngày 27.7.1997 
- Chợ và những công trình kiến trúc : 
• CHỢ BẾN THÀNH : 
Vị trí đầu tiên nằm ở đầu đường Nguyễn Huệ – Hàm Nghi 
Sau khi đánh Sài gòn năm 1859 Pháp đã cho dời chỗ về trường Trung học 
Ngân hàng 3 hiện nay 
Năm 1912 Đốc lý Sài gòn Engène Cuniac cho lấp maurais Boresse để dời 
chợ Bến thành về đó trên diện tích 12.000 m2. Lễ khánh thành được tổ chức 
vào tháng 3.1914 
• CHỢ BÌNH TÂY : 
Năm 1928 chính quyền tỉnh Chợ Lớn dự định xây dựng một chợ mới nhưng 
chưa tìm ra đất, Quách Đàm đã bỏ tiền ra mua một khu đất ở vùng Bình tây 
rộng 25.000m2 với điều kiện xây dựng những dãy phố lầu chung quanh chợ 
cho thuê và dựng tượng Quách Đàm ở trước cửa chính của chợ. Chợ Bình 
tây khai trương ngày 14.3.1930 
• THẢO CẦM VIÊN : (Vườn bách thảo, Sở thú) 
Được xây dựng vào tháng 3.1864 với diện tích 20 hecta nằm trên bờ sông 
Thị nghè. Năm 1924 mở rộng sang phía bên kia sông. Năm 1926 Viện bảo 
tàng được xây dựng trong khuôn viên Thảo cầm viên. 
Đền Quốc tổ Hùng Vương trong khuôn viên Thảo cầm viên trước đây là Đài 
kỷ niệm những người Việt nam gia nhập quân đội Pháp hy sinh trong chiến 
tranh thế giới lần thứ nhất và địa điểm đặt vòng hoa nhân ngày Quốc khánh 
nước Pháp. Ơ đây có con voi bằng đồng do vua Thái lan tặng. 
• NHÀ THỜ ĐỨC BÀ: 
Do kiến trúc sư Bourard vẽ kiểu và theo dõi việc xây cất. Công trình khởi 
công xây dựng ngày 7.10.1877 đến 14.4.1880 hoàn thành. Nhà thờ cao 57m, 
rộng 23m, dài 93m. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch trần được 
chở từ cảng Morsiile. Nóc nhà có hai tháp cao chứa 5 quả chuông nặng 25 
tấn. 
Tháng 3.1962 Nhà thờ Đức bà được Toà thánh La mã công nhận tước hiệu 
Vương cung thánh đường. Ngày 18.4.1959 tượng Đức mẹ đồng trinh được 
đặt giữa vườn hoa của nhà thờ 
- Những khu vui chơi, giải trí: 
• CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐẦM SEN : 
Là sự kết hợp văn hóa Đông – Tây đặc sắc 
+ Vườn Nam tú thượng uyển rộng 3 hecta 
+ Vườn cây kiểng cổ với hơn 3.000 loại cây 
+ Vườn hoa châu Âu với gần 7.000 cây 
+ Sân khấu nhạc nước 
+ Nhà xương rồng có 300 loại 
+ Nhà ôn đới trồng hoa xứ lạnh 
+ Vườn chim 
+ Thủy tinh cung 
+ Công trình tàu điện monorail, hệ thống vui chơi “Cuộc phiêu lưu và vượt 
thác kỳ thú”, sân khầu múa rối nước, sân khấu măng non, vườn cổ tích, sân 
khấu ca nhạc, sân khấu khiêu vũ ở đảo, sân khấu ca nhạc dân tộc, quán Trà 
đạo, sân khấu biểu diễn lân sư rồng 
Công viên văn hóa Đầm sen còn liên doanh với Công ty Hiệp Phú (Đài loan) 
triển khai những dự án lớn trên 200 tỉ đồng Việt Nam 
+ Khu trò chơi cảm giác mạnh, đầu tư 6 triệu USD 
+ Khu bowling 6 triệu USD 
+ Đầm sen water park hơn 6 triệu USD 
+ Khánh thành thêm một công viên nữa rộng 10 hecta 
• KHU DU LỊCH SUỐI TIÊN : xã Tân phú – Q9 
Thành l ...  diệt quân Tống 
- Năm 1288 dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo đã nhấn chìm hàng trăm 
chiếc thuyền của quân Mông – Nguyên, bắt sống tướng Ô mã Nhi 
- 
Hàng năm trên dòng sông lịch sử này thường có hội thi bơi truyền thống 
vượt sông Bạch Đằng 
d. CHỢ SẮT : là chợ lớn nhất của TP Hải phòng. Trước đây là chợ An 
biên. Nắm 1888 khi TP Hải phòng được thành lập chợ được xây dựng với 
những gian nhà lớn, vật liệu chủ yếu là sắt thép nên được gọi là chợ Sắt 
III-TỈNH QUẢNG NINH: 
1. Vị trí địa lý : 
Diện tích 5.938 km2, dân số 938.400 người, có 170km đường biên giới với 
Trung quốc, bờ biển dài 200km. Trữ lượng than đá ở Quảng ninh chiếm 
90% tổng trữ lượng than của Việt Nam. Tỉnh Quảng ninh gồm có TP Hạ 
long, thị xã Cẩm phả, thị xã Uông bí, thị xã Móng cái và 9 huyện. Về dân 
tộc có người Kinh, Tày, Dao, Sán chỉ, Cao lan, Sáu dìu, Hoa 
2. Những điểm tham quan : 
a. VỊNH HẠ LONG : giới hạn từ đảo Cái bầu, cảng Cửa Ông ở phía Đông, 
đảo Tuần châu, một phần đảo Cát bà. Vịnh Hạ long rộng khoảng 1.553km2 
với hơn 1.000 đảo có tên trong khoảng 1.600 hòn đảo trong vùng biển 
Quảng ninh. Tháng 2.1993 một khu vực của Vịnh Hạ long có diện tích 
343km2 với 775 đảo đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên 
nhiên của thế giơi. Vịnh Hạ long gồm có những điểm tham quan : hang Đầu 
gỗ, động Thiên cung, hang Bồ nâu, hang Quả đào, hang Trống, hang Sửng 
sốt, hang Trinh nữ, động Hanh hanh, hồ Bà Hầm 
b. NÚI YÊN TƯ : cách thị xã Uông bí khoảng 14km. Núi Yên tử còn có tên 
là núi Voi, Bạch vân sơn. Từ thế kỷ X ở đây đã có một chùa thờ Phật do một 
đạo sĩ tên là Yên Kỳ Sinh lập ra. Năm 1299 vua Trần Nhân Tông đến núi 
Yên Tử đi tu lập phái Trúc lâm, lấy Phật danh là Điệu Ngư Giác hoàng. Núi 
Yên Tử có độ cao 1.036m, từ chân đến đỉnh núi đi qua những điểm tham 
quan: Suối Giải oan (hồ Khê), đường Tùng, hòn Ngọc, chùa Hoa yên, chùa 
Đồng (chùa Thiên trúc) 
E-TIỂU VÙNG DU LỊCH NAM BẮC BỘ 
E 1-TUYẾN DU LỊCH TP HÀ NỘI – HÀ NAM – NAM ĐỊNH – THÁI 
BÌNH -NINH BÌNH – THANH HOA – NGHỆ AN – HÀ TĨNH 
I-TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TP HÀ NỘI – HÀ NAM (59 km) – NINH 
BÌNH (91km) – THANH HÓA (159km) – NGHỆ AN (297km) – HÀ 
TĨNH (347km) 
1. TP Hà nội (QL 1A) 
- Huyện Văn điển 
2. Tỉnh Hà tây 
a. Huyện Thường tín 
b. Huyện Phú xuyên 
3. Tỉnh Hà nam 
a. Huyện Duy tiên 
b. Huyện Kim bảng 
c. Thị xã Phủ lý 
d. Huyện Thanh liêm 
4. Tỉnh Ninh bình 
a. Huyện Gia viễn 
b. Huyện Vụ bản 
c. Huyện Hoa lư 
d. Thị xã Ninh bình 
5. Tỉnh Thanh hóa 
a. Huyện Nga sơn 
b. Huyện Hà trung 
c. Huyện Hậu lộc 
d. Thị xã Thanh hóa 
6. Tỉnh Nghệ an 
a. Huyện Tĩnh gia 
b. Huyện Quỳnh lưu 
c. Huyện Diễn châu 
d. Huyện Nghị lộc 
e. TP Vinh 
7. Tỉnh Hà tĩnh 
a. Huyện Hồng lĩnh 
b. Huyện Thạch hà 
c. Thị xã Hà tĩnh 
II – TỈNH HÀ NAM 
1. Vị trí địa lý : 
Diện tích 826,66km2, dân số 824.900 người gồm có thị xã Phủ lý và các 
huyện: Duy tiên, Kim bảng, Lý nhân, Thanh liêm, Bình lục. Dân tộc có 
người Kinh, Tày, Hoa. Tỉnh Hà nam có 2 con sông chảy qua là: sông Đáy và 
sông Châu giang 
2. Những diểm tham quan : 
a. PHỦ THIÊN HƯƠNG – QUÊ HƯƠNG BÀ CHÚA LIỄU: ngày 8.3 
âm lịch hàng năm là ngày giỗ mẹ (Mẫu) Liễu Hạnh. Lễ hội chính tổ chức ở 
Hội Phủ giày (đền Hàng Quạt-Hà nội) 
- Ở Lạng sơn chúa gặp Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan). Sau đó chúa còn 
tái ngộ với Trạng Bùng trong cuộc họa thơ ở Tây hồ 
- Trong lần giáng trần lần thứ hai, chúa Liễu tìm được hậu thân của người 
chồng cũ ở Làng Sóc – Nghệ an, sau đó lại về trời 
- Sau đó 5 năm, chúa lại giáng trần lần thứ ba. Lần này chúa giáng ở phố Cát 
– Sòng sơn – tỉnh Thanh hóa 
b. CHÙA LONG ĐỌI: xã Đọi sơn – huyện Duy tiên 
Năm 987 vua Lê Đại Hành đã về cày ruộng tịch điền trên cánh đồng phía 
Tây sát chân núi Đọi 
Năm 1118 vua Lý Nhân Tông xây dựng chùa với qui mô 100 gian và dựng 
tháp Sùng thiên Diên linh cao 13 tầng ở đỉnh núi Đọi. Các công trình kiến 
trúc này đã bị giặc Minh tàn phá vào thế kỷ XV 
Hiện nay có thể tham quan quần thể kiến trúc chùa Hạ, làng nghề làm trống 
Đọi tam nổi tiếng. Khu mộ Trạng Sấm, khu đền Thánh, đền Tĩnh, giếng Bùi 
(nằm trong hệ thống 9 giếng tự nhiên), hang động xuyên qua núi Đọi 
III-TỈNH NINH BÌNH 
1. Vị trí địa lý : 
Ninh bình là kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ năm 968-1010, diện tích 
1.368km2 , dân số 905.900 người. Tỉnh Ninh bình gồm có: thị xã Ninh bình, 
thị xã Tam điệp và các huyện: Nho quan, Vụ bản, Gia viễn, Hoa lư, Yên mô, 
Yên khánh, Kim sơn. Dân tộc có người Kinh, Mường, Thái,, Hoa, H’Mông, 
Dao 
2. Những điểm tham quan: 
a. THÀNH HOA LƯ: xã Trường yên – huyện Yên khánh – tỉnh Ninh bình 
Thành Hoa lư cách thị xã Ninh bình khoảng 10km về phía Tây bắc được xây 
dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (968-979) và đến đời vua Lê Đại Hành 
(980-1005) thì được tu bổ lại. Thành Hoa lư có 2 vòng thành riêng biệt 
- Thành ngoài: rộng khoảng 140 ha thuộc thôn Yên thượng và Yên thành – 
xã Trường yên. Đây là cung điện chính nới Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước 
gồm có chùa Nhất trụ, chùa Phất Kim 
- Thành trong: thôn Chi phong – xã Trường yên có tên là Thư nhi xã nuôi trẻ 
em và những người giúp việc 
a. ĐỀN THỜ VUA ĐINH TIÊN HOÀNG : (924 – 979) ngoài cùng là Ngọ 
môn quan, sập long sàng bằng đá. Nghi môn ngoại – Nghi môn nội, 
NhàKhải thánh (thờ cha mẹ vua Đinh), nhà Vọng, sân rồng. Đền thờ có 3 tòa 
nhà: 
- Bái đường 
- Thiên Hương: thờ những vị quan công thần của nhà Đinh 
- Chính cung: thờ vua Đinh và các con của ông: tượng con cả Đinh Liễn – 
tượng Đinh Tiên Hoàng – tượng 2 con thứ Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn 
c. ĐỀN THỜ VUA LÊ ĐẠI HÀNH : (941-1005) kiến trúc đền vua Lê gồm 
có: sập đá, Nghi môn ngoại, Từ Vũ (trước kia thờ Khổng Tử), nhà Vọng 
- Bái đường : ca ngợi sự nghiệp kháng Tống, bình Chiêm của Lê Hoàn 
- Thiên Hương : thờ những vị quan công thần của nhà Lê 
- Chính cung : tượng Dương Vân Nga – tượng Lê Hoàn – tượng con thứ 5 
Lê Long Đĩnh 
d. NHÀ THỜ PHÁT DIỆM: là một công trình kiến trúc độc đáo nổi tiếng, 
khởi công từ năm 1875 và hoàn thành năm 1899. Trong “lịch sử vương quốc 
đàng ngoài” Alexander de Rhodes đến Thanh hóa dự ngày lễ thánh Giu-se 
19.3.1927 trên đường ra Thăng long ngài đã giảng đạo tại Văn nho – Phát 
diệm và là mảnh đất đầu tiên ở miền Bắc đạo Thiên chúa đã bám rể. Vào 
cuối thế kỷ XIX ở Kim sơn đã có đến 50.000 giáo dân. Khu nhà thờ rộng 21 
mẫu có tường xây bao bọc. Tuy là nhà thờ Thiên chúa giáo nhưng lại xây 
theo kiến trúc đền chùa Việt nam. Nhà thờ Phát Diệm gồm có nhiều công 
trình như: ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, nhà thờ đá, hang đá 
- Phương đình dài 24m, rộng 17m, cao 25m, có 3 tầng xây toàn bằng đá 
phiến 
- Nhà thờ lớn xây dựng năm 1891, dài 74m, rộng 21m, cao 15m 
- Gian thượng thánh đường : bàn thờ ở giữa bằng đá nặng khoảng 20 tấn 
- Nhà thờ đá 
- Nhà thờ dâng kính trái tim Đức mẹ 
- Phía Bắc có 3 hang đá nhân tạo 
e. TAM CỐC: xã Ninh hải – huyện Hoa lư. Tam cốc có nghĩa là 3 hang: 
hang Cả, hang Hai và hang Ba. Từ bến đò Văn lâm sẽ đi qua các điểm: núi 
Văn, núi Võ, núi Voi, Nghi môn nội, Nghi môn ngoại 
- Hang Cả dài 127m nằm dưới một quả núi lớn vắt ngang qua 2 dãy núi 2 
bên sông Ngô đồng 
- Hang Hai dài 60m, trần hang có nhiều nhũ đá hình mây bay 
- Hang Ba dài 50m. trong hang có những vòm đá nhân tạo thành như bị bào 
mòn đến trơ trụi 
e. BÍCH ĐỘNG: được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”. Bích động 
có tên từ nắm 1773 ở thôn Đạm khê- xã Ninh hải – huyện Hoa lư gắn liền 
với tên chùa Bích động 
- Khu vực chùa Hạ: rộng khoảng 3ha. Đứng giữa sân có thể nhìn thấy 5 
ngọn núi bao quanh chùa gọi là Ngũ nhạc sơn 
- Khu vực chùa Trung : từ chùa Hạ lên chùa Trung qua 60 bậc đá, chùa ½ lộ 
thiên, ½ gần vào hang động. Bên trái chùa Trung là động Tối 
- Khu vực chùa Thượng (còn gọi là chùa Đông) trong chùa chỉ thờ tượng 
Phật Bà Quan âm 
f. RỪNG QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG: nằm ở giữa những dãy núi đá vôi 
của 3 tỉnh: Ninh bình, Thanh hóa và Hoà bình nhưng phần lớn thuộc huyện 
Nho quan – tỉnh Ninh bình. Năm 1961 rừng Cúc phương mới được khám 
phá. Năm 1966 nhà nước công nhận vườn quốc gia đầu tiên ở VN với diện 
tích 25.000ha. rừng quốc gia Cúc phương là rừng nguyên sinh mang tính 
điển hình của khu rừng nhiệt đới ẩm. Thành phần thực vật ở đây rất phong 
phú với 2.000 loài. Hệ động vật có 233 loài đặc biệt là sóc bụng đỏ, sóc bay, 
thằn lằn bay, cầy hương, gấu ngựa, báo gấm, trăn gấm, công 
IV- TỈNH THANH HÓA 
1. Vị trí địa lý 
Diện tích 11.168km2, dân số 3.553.100 người. Tỉnh Thanh hóa gồm có TP 
Thanh hóa, thị xã Sầm sơn, thị xã Bỉm sơn và các huyện: Mường lát, Quan 
hóa, Quan sơn, Ba thước, Cẩm thủy, Lang chánh, Thạch thành, Ngọc lạc, 
Thường xuân, Như xuân, Như thanh, Vĩnh lộc, Hà trung, Nga sơn, Yên định, 
Thọ xuân, Hậu lộc, Thiệu hóa, Hằng hóa, Đông sơn, Triệu sơn, Quảng 
xương, Nông cống, Tĩnh gia,. Dân tộc gồm có người Kinh, Mường, Thái, 
Lào, Lự 
2. Những điểm tham quan: 
a. ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ BÀ TRIỆU: (thôn Phú điển – xã Triệu lộc – 
huyện Hậu lộc) 
- Đền thờ: năm 54 Lý Nam Đế nổi dậy chống quân đô hộ nhà Lương có qua 
làng Bồ điền và xây dựng đền thờ tưởng nhớ bà xây dựng dưới chân núi Bân 
(Bân sơn). Đền gồm có hậu cung và bái đường 
- Lăng bà Triệu: trên đỉnh núi Tùng là mộ bà Triệu, có tường bao quanh và 
một cái tháp chiếu thẳng xuống đền. Dưới chân núi có mộ bia 3 anh em họ 
Lý, tùy tướng của bà Triệu 
b. BIA MỘ CÁC VUA LÊ Ở LAM KINH: xã Xuân lam – huyện Thọ 
xuân 
- Bia Vĩnh lăng làm bằng phiến đá lớn cao 2m97, rộng 1m94 dựng năm 
1433. Bia ghi tiểu sử và công lao của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi soạn 
- Mộ vua Lê Thái Tổ xây bằng gạch đơn giản, bao quanh nấm đất hình chữ 
nhật 
- Bia mộ vua Lê Thánh Tông ( Hựu lăng) dựng năm 1442 
- Bia và mộ bà Quang Thục hoàng thái hậu (mẹ vua Lê Thánh Tôn) dựng 
năm 1498 
- Bia mộ vua Lê Tánh Tông (Chiêu lăng) dựng năm 1948 
- Bia mộ vua Lê Hiến Tông dựng năm 1504 
- Đền thờ vua Lê (đền Bố vệ) tệp trung bài vị 28 vua Lê và các hoàng hậu vợ 
vua để thờ tại đây 
c. BÃI BIỂN SẦM SƠN: từ TP Thanh hóa đi theo tỉnh lộ 18km đến thị xã 
Sầm sơn. Bãi tắm Sầm sơn chạy dài hàng chục km, từ chân núi Trường lệ- 
xã Quảng tiến gồm có 3 bãi. Theo các chuyên gia môi trường cho biết nước 
biển ở vùng này khá sạch chưa bị ô nhiễm, có độ mặn vừa phải, rất thích hợp 
cho khách nghỉ ngơi, tắm biển. Bãi tắm Sầm sơn còn có một dãy cát trắng, 
mịn, chạy thoai thoải ra khơi, không có đá ngầm nên người tắm có thể ra 
cách xa bờ hàng trăm mét. Bãi biển Sầm sơn không chỉ là bãi tắm đẹp mà 
còn là quần thể đền, chùa, thắng cảnh như: đền thờ thần Độc cước, Tô Hiến 
Thành, Hoàng Minh Tự, chùa Cô Tiên, Khải Minh, hòn Trống mái 
d. THÀNH NHÀ HỒ: xã Vĩnh long và Vinh tiến huyện Vĩnh lộc 
Thành được Hồ Quí Ly xây dựng trước khi đoạt ngôi nhà Trần năm 1397. 
Thành mang tên là thành An tôn, xây dựng xong Hồ Quí Ly đổi là trấn 
Thanh hóa (trấn Thanh đô) và ép vua Trần Thuận Tông bỏ Thăng long dời 
đô về đây năm 1397. Thành nhà Hồ đã từng có nhiều công trình kiến trúc 
như: điện Hoàng nguyên, cung Diên thọ, cung Phù cực, Thái miếu nhưng 
hiện nay chỉ còn bức tường đồ sộ, chi vi đến hơn 3km, cao trung bình 5- 6m. 
Thành nhà Hồ có mặt bằng hình chữ nhật, dài 900m, rộng 700m 
V- TỈNH NHGỆ AN 
1. Vị trí địa lý 
Tỉnh Nghệ an có hệ thống sông ngòi dày đặc. Bờ biển dài 82km, có Cửa Lò 
là cảng biển quan trọng của miền Trung, có sân bay Vinh, có đường biên 
giới với Lào và 17 huyện: Diễn châu, Quỳnh lưu, Yên thành, Đô hương, 
Nghi lộc, Hưng nguyên, Nam đàn, Thanh chương, Tân kỳ, Anh sơn, Con 
Cuông, Nghĩa đàn, Quì hợp, Quì châu, Quế phong, Tương dương, Kỳ sơn. 
Dân tộc có người Kinh, Khơ mú,O đu, Thổ, sán dìu, H’Mông 
2. Những điểm tham quan: 
a. ĐỀN CUÔNG : (ĐỀN CÔNG) xã Diễn an – huyện Diễn châu 
Huyền thoại kể rằng sau khi mắc mưu của Triệu Đà, gả công chúa Mỵ Châu 
cho Trọng Thủy để thua trận, vua Thục An Dương vương đưa công chúa Mỵ 
Châu lên lưng ngựa chạy thẳng về phương Nam 
- Am bà chúa Mỵ Châu : là một cái am nhỏ nằm trên lưng chừng núi Cửa 
Hiền vì trước cửa am có sẳn một núi nhưng hòn đá cuội nhẳn thín chồng lên 
nhau 
- Mõm núi Đầu cân : là chiếc khăn bịt đầu. Khi chạy về phương Nam chiếc 
mũ đế vương của An Dương Vương rơi xuống đất. Mỵ Châu xin xuống nhặt 
nhưng nhà vua không cho, nàng phải lấy chiếc khăn của mình bịt đầu cho 
vua cha. Sau khi chém Mỵ Châu, một cơn gío thổi bay chiếc khăn và trùm 
vào ngọn núi. Đó là mõm Đầu cân bây giờ 
- Đền Công: vì xưa kia chim công lượn rợp trời, thờ vua Thục An Dương 
Vương. Ngày hội đền được tiến hành vào ngày 15.2. âm lịch 
b. BÃI BIỂN CỬA LÒ: từ TP Vinh đi 18km là đến bãi biển Cửa Lò. Bãi 
biển dài gần 10km. Nước biển trong xanh, độ mặn từ 3,4- 3,5%. Nhiệt độ 
mùa đông từ 18- 20oC, mùa hè khoảng 25oC. từ năm 1907 người Pháp đã 
xây dựng Cửa Lò thành khu biệt thự riêng dành cho người Pháp nhưng hiện 
nay đã bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh 
c. DI TÍCH NƠI HỒ CHÍ MINH RA ĐỜI : làng Hoàng trù- xã Kim liên – 
huyện Nam đàn 
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong ngôi nhà tranh 3 gian do cụ Hoàng 
Đường dựng năm 1883 vào dịp lễ thành hôn của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà 
Hoàng Thị Loan, người con gái đầu lòng của cụ 
- Gian thứ nhất dùng làm nơi học tập và nghỉ ngơi của ông Nguyễn Sinh Sắc 
- Gian thứ hai là nơi nghỉ của bà Hoàng Thị Loan, nơi bà đã sinh 3 người 
con 
• Nguyễn Thị Thanh (tức Bạch Liên) sinh năm 1884 
• Nguyễn Sinh Khiêm (tức Nguyễn Tất Đạt) sinh năm 1888 
• Nguyễn Sinh Cung (tức Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19.5.1890 
• Đến năm 1900 bà sinh thêm Nguyễn Sinh Xin ít lâu bị bệnh mất năm 1901 
ở làng Hoàng trù 
Ngày 9.12.1961 sau hơn 60 năm xa cách Chủ tịch Hồ Chí Minh mới về thăm 
ngôi nhà tranh nơi Người cất tiếng khóc chào đời và sống những năm đầu 
của tuổi ấu thơ 
b. NHÀ ÔNG PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC: làng Kim liên – xã 
Chung cự – tổng Lâm thịnh – huyện Nam đàn 
Nằm trong khu vườn rộng 2.467m2. Năm 1901 Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn 
Sinh Huy) thi đậu phó bảng. Theo tập tục của địa phương ông và các con rời 
làng Hoàng trù về sống tại làng Sen (tên chữ là Kim liên) quê nội 
Hai gian nhà ngoài dùng làm nơi thờ tự và tiếp khách, để tưởng niệm người 
vợ đã sớm qua đời. Khách thường đến đây là các nhà nho yêu nước như: 
Phan Bội Châu, Vương Thúc Quỳ, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thái Thân 
Gian thứ 3 là căn buồng nơi nghỉ của Nguyễn Thị Thanh, hai gian còn lại là 
nơi ở của Nguyễn Sinh Sắc, Ngyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung 
Ngày 16.6.1957 và 9.2.1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh hai lần về thăm quê 
hương 
e. KHU MỘ BÀ HOÀNG THỊ LOAN: bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868 
ở làng Hoàng trù- xã Kim liên – huyện Nam đàn và mất ngày 10.2.1901 ở 
Huế, mai táng ở chân núi 3 tầng thuộc dãy núi Ngự bình. Năm 1922 Nguyễn 
Thị Thanh đã đưa hài cốt mẹ về quâ hương ở làng Sen. Năm 1942 Nguyễn 
Sinh Khiêm cải táng mộ mẹ mình chôn ở núi Động Tranh. Ngày 19.5.1984 
Đảng bộ và quân dân tỉnh Nghệ an, Bộ tư lệnh quân khu 4 đã làm lễ khởi 
công xây dựng lại ngôi mộ. Quanh mộ được lát bằng những phiến đá Liên 
xô do Bộ tư lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng và những phiến 
đá cẩm thạch của núi đá Quì hợp 
Nguồn: 
di%e1%bb%83m-du-l%e1%bb%8bch-vi%e1%bb%87t-nam/ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tuyen_diem_du_lich_viet_nam.pdf