Giáo trình Trang bị điện trạm bơm (Phần 1)

Chương 1

Khái niệm chung về yêu cầu cung cấp điện

cho trạm bơm

Đ 1.1. Đặc điểm các trạm bơm điện

Các trạm bơm điện được cung cấp điện trực tiếp từ lưới chung hoặc từ các

trạm biến áp trung gian dẫn bằng các đường dây trên không đến các trạm biến áp

phụ tải của trạm bơm. Các trạm bơm sử dụng điện năng để cung cấp điện cho

các động cơ điện của các máy bơm chính và các thiết bị tự dùng như bơm nước

kỹ thuật , bơm tiêu, bơm cứu hoả, hệ thống ánh sáng, xưởng cơ khí sửa chữa.

 

pdf 23 trang phuongnguyen 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Trang bị điện trạm bơm (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Trang bị điện trạm bơm (Phần 1)

Giáo trình Trang bị điện trạm bơm (Phần 1)
UBND TỈNH NAM ĐỊNH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NAM ĐỊNH 
Vũ Văn Thược(Chủ biờn) 
Nguyễn Thị Thảo (Chỉnh sửa) 
GIÁO TRèNH 
TRANG BỊ ĐIỆN TRẠM BƠM 
Năm 2013 
Vũ Văn Thược(Chủ biờn) 
Nguyễn Thị Thảo (Chỉnh sửa) 
GIÁO TRèNH 
TRANG BỊ ĐIỆN TRẠM BƠM 
(Dựng cho hệ cao đẳng nghề điện  trung cấp nghề) 
Năm 2013 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
1
Chương 1 
Khái niệm chung về yêu cầu cung cấp điện 
 cho trạm bơm 
Đ 1.1. Đặc điểm các trạm bơm điện 
 Các trạm bơm điện được cung cấp điện trực tiếp từ lưới chung hoặc từ các 
trạm biến áp trung gian dẫn bằng các đường dây trên không đến các trạm biến áp 
phụ tải của trạm bơm. Các trạm bơm sử dụng điện năng để cung cấp điện cho 
các động cơ điện của các máy bơm chính và các thiết bị tự dùng như bơm nước 
kỹ thuật , bơm tiêu, bơm cứu hoả, hệ thống ánh sáng, xưởng cơ khí sửa chữa... 
 Đối với các trạm bơm cao thế, các động cơ điện của các máy bơm chính 
có công suất lớn nên được trang bị các động cơ điện có điện áp 6 kV . Các thiết 
bị tự dùng có công suất không lớn làm việc ở điện áp 380/220 V. Vì vậy trong hệ 
thống cung cấp điện cần có nguồn điện áp để cung cấp cho động cơ bơm chính 
và nguồn điện áp để cung cấp cho các thiết bị tự dùng. 
 Điện năng đưa đến trạm được cung cấp bằng đường dây trên không hoặc 
đường cáp. Đường cáp chỉ được dùng khi không thể xây dựng được đường dây 
trên không. Khi chọn sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm cần đảm bảo đơn giản 
và tin cậy. Các trạm bơm chỉ cần dùng một đường dây trên không từ nguồn tới. 
Công trình hai đường dây chỉ cho phép khi một đường dây không truyền tải được 
toàn bộ công suất cần thiết cho trạm. 
Đ 1.2. Phân loại các trạm bơm điện 
1. Phân theo công suất đặt và công suất các tổ máy bơm 
Căn cứ vào công suất đặt các trạm bơm điện có thể phân thành 4 nhóm: 
- Nhóm trạm bơm công suất nhỏ: Công suất đến 200 kW. 
- Nhóm trạm bơm công suất trung bình : Công suất từ 201 đến 1000 
kW. 
- Nhóm trạm bơm công suất lớn : Công suất từ 1001 đến 10 000 kW. 
- Nhóm trạm bơm công suất quy mô lớn : Công suất trên 10 000 kW. 
Căn cứ vào công suất đặt của mỗi tổ máy và mức độ trang bị điện ,các 
trạm bơm điện đã xây dựng ở nước ta được phân thành 4 loại sau : 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
2
- Trạm loại I : Gồm các trạm bơm điện trục đứng cao thế dùng động 
cơ điện đồng bộ , công suất mỗi tổ máy 500 kW, điện áp 6 kV. 
- Trạm loại II : Gồm các trạm bơm điện trục đứng cao thế dùng động 
cơ điện không đồng bộ , công suất mỗi tổ máy từ 300 đến 800 kW, điện áp 6 
kV. 
- Trạm loại III : Gồm các trạm bơm điện trục đứng và trục ngang hạ 
thế , công suất mối tổ máy từ 75 đến dưới 300 kW, điện áp 380 V. 
- Trạm loại IV : Gồm các trạm bơm điện trục đứng và trục ngang hạ 
thế , công suất mối tổ máy dưới 75 kW, điện áp 380 V. 
2. Phân theo yêu cầu về tính liên tục cung cấp điện 
 Căn cứ vào yêu cầu về tính liên tục cung cấp điện người ta chia các hộ 
dùng điện ra làm 3 loại : 
- Hộ loại I : Là những hộ mà việc ngừng cung cấp điện cho nó có thể 
gây ra nguy hiểm cho tính mạng con người, ảnh hưởng đến an ninh , chính trị 
quốc gia hoặc gây hư hại rất lớn về kinh tế như đốt cháy thiết bị, phá hỏng hàng 
loạt sản phẩm, làm ngừng trệ quá trình công nghệ. 
- Hộ loại II : Là những hộ mà việc ngừng cung cấp điện cho nó sẽ 
làm giảm chất lượng sản phẩm, lãng phí nhân công , máy móc, thiết bị. Tuy 
nhiên thiệt hại về mặt kinh tế thấp hơn so với hộ phụ tải loại I. 
- Hộ loại III : Là những hộ tiêu thụ không thuộc hai loại trên. Đó là 
những hộ dùng điện cho phép gián đoạn cung cấp điện trong thời gian cần thiết 
để sửa chữa hoặc thay thế thiết bị bị hư hỏng. 
Theo cách phân loại trên các trạm bơm điện thuộc hộ phụ tải loại III. 
Nhưng xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp và yêu cầu dùng 
nước đóng một vai trò hết sức quan trọng nên các trạm bơm thuộc hộ phụ tải loại 
II và trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định có những trạm bơm thuộc hộ 
phụ tải loại I. 
Giáo trình Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
3
Chương 2 
Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm 
Đ 2.1. sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm cao thế 
1. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm cao thế không có trạm biến áp riêng 
Hình 2.1.Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm cao thế không có trạm biến áp riêng 
 Khi làm việc theo sơ đồ này điện áp của động cơ bơm chính trùng với điện 
áp của đường dây tải điện nên không cần trạm biến áp riêng. Trong sơ đồ này 
đường dây cung cấp điện được nối vào thanh cái cao áp qua cầu dao cách ly và 
cầu chì cao áp. Để bảo vệ chống sóng sét đánh vào đường dây tải điện trên thanh 
cái cao thế có đặt chống sét van. Các động cơ bơm chính được lấy điện qua cầu 
Giáo trình Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
4
dao cách ly và máy cắt. các thiết bị tự dùng nhận điện từ máy biến áp tự dùng 
6/0,4 kV. Để phục vụ cho việc đo lường và bảo vệ người ta lắp đặt máy biến điện 
áp đo lường 3 pha 5 trụ nối /0/ hở . Cuộn  nhận điện từ lưới điện 6 kV. 
Cuộn 0 để cung cấp điện áp cho các dụng cụ đo và rơ le. Cuộn hở dùng để 
báo tín hiệu chạm đất 1 pha trong lưới 6 kV. Ngoài ra để cung cấp dòng điện cho 
các dụng cụ đo và rơ le bảo vệ người ta còn lắp đặt các máy biến dòng điện. 
 Sơ đồ này có nhược điểm là vào các thời điểm cao điểm trong ngày do các 
hộ phụ tải dùng điện dùng nhiều nên điện áp của lưới điện bị giảm thấp, do đó 
không đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho các động cơ bơm chính trong 
trạm. Vì vậy khi cần nâng cao chất lượng điện năng cung cấp cho trạm thì sơ đồ 
này không đáp ứng được. 
2. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm cao thế có trạm biến áp riêng 
a. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm trạm biến áp có một máy biến áp lực 
Giáo trình Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
5
Hình 2.2. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm cao thế trạm biến áp có một máy 
biến áp lực 
 Hình 2.2 trình bày sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm cao thế trạm biến áp 
có một máy biến áp lực. Sơ đồ này được dùng để cung cấp điện khi điện áp của 
lưới điện cao hơn điện áp của động cơ bơm chính. Trong sơ đồ này điện áp 35 
kV của đường dây cung cấp được nối vào cuộn sơ cấp của máy biến áp lực qua 
cầu dao cách ly có dao tiếp đất và cầu chì. Để bảo vệ quá điện áp khí quyển cho 
đường dây cung cấp và trạm biến áp ở đầu vào và đầu ra của máy biến áp có lắp 
chống sét van. Thông thường những trạm có công suất máy biến áp từ 3200 kVA 
trở lên có lắp máy ngắt ở đầu vào để đóng cắt và bảo vệ, còn những trạm có công 
suất máy biến áp nhỏ hơn sử dụng cầu dao cách ly và cầu chì cao áp. Cắt đường 
dây cung cấp điện bằng dao cách ly chỉ tiến hành khi máy biến áp vận hành 
không tải. Do đó để đóng cắt máy biến áp ta phải cắt hết các phụ tải phía thứ cấp 
của máy biến áp bằng các máy cắt. 
 Theo quy phạm kỹ thuật điện : Các dao cách ly có thể cắt không tải các 
máy biến áp có công suất sau : 
Điện áp kV ( không quá ) Công suất máy biến áp kVA 
( không quá ) 
10 750 
20 1300 
35 2000 
 Phía hạ thế của trạm biến áp có đặt hệ thống thanh cái chung không phân 
đoạn. Các động cơ bơm chính và các phụ tải tự dùng trong trạm được đóng cắt và 
bảo vệ nhờ máy cắt, cầu dao- cầu chì hoặc áp tô mát. 
 Sơ đồ này có ưu điểm là có thể điều chỉnh được điện áp cung cấp cho động 
cơ bơm chính nhờ thay đổi nấc phân áp trên mặt máy biến áp. 
 Nhược điểm của sơ đồ là nếu trong quá trình vận hành mà máy biến áp lực 
bị hỏng thì trạm bơm phải ngừng hoạt động. Để khắc phục nhược điểm này 
người ta dùng sơ đồ cung cấp điện trạm biến áp có 2 máy biến áp lực 
b. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm trạm biến áp có hai máy biến áp lực 
Giáo trình Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
6
Hình 2.3. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm trạm biến áp có hai máy 
biến áp lực 
 Hình 2.3 trình bày Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm cao thế trạm biến áp 
có hai máy biến áp lực. Trong sơ đồ này phía cao thế có thanh cái. Các máy biến 
áp được nối vào lưới cao thế qua cầu dao cách ly , cầu dao phụ tải hoặc máy cắt. 
Phía hạ thế sử dụng thanh cái chung không phân đoạn. 
 Sơ đồ này khắc phục được nhược điểm của sơ đồ trên. Nếu trong quá trình 
vận hành mà 1 máy biến áp bị cháy hoặc bị hỏng thì máy biến áp còn lại vẫn có 
thể cung cấp một phần hoặc toàn bộ công suất của các phụ tải trong trạm. 
Giáo trình Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
7
Đ 2.2. sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm hạ thế 
1. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm hạ thế có một máy biến áp lực 
a.Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm hạ thế có một máy biến áp 
Hình 2.4. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm hạ thế có một máy biến áp 
 Sơ đồ cung cấp điện như hình 2.4. ở sơ đồ này điện áp 35,10,6 kV qua 
máy biến áp giảm xuống điện áp 0,4 kV để cung cấp điện cho động cơ kéo máy 
bơm. Để bảo vệ quá điện áp khí quyển ở đầu vào thường lắp chống sét van, 
chống sét ống hoặc chống sét sừng. Máy biến áp được nối vào lưới cao thế qua 
cầu dao cách ly và cầu chì cao thế. Phía hạ thế có thiết bị đóng cắt và bảo vệ 
bằng áp tô mát tổng. Điều khiển khống chế các động cơ bằng các áp tô mát tải. 
mạng chiếu sáng tự dùng khống chế bằng cầu dao và cầu chì. 
Giáo trình Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
8
 Sơ đồ này có nhược điểm là khi trạm bơm ngừng vận hành muốn dùng 
nguồn tự dùng phải đóng cả máy biến áp lực gây lãng phí thất thoát điện năng và 
hệ số công suất cos thấp làm ảnh hưởng đến lưới điện chung. Để khắc phục 
nhược điểm này người ta dùng sơ đồ trạm biến áp có một máy biến áp lực và một 
máy biến áp tự dùng. 
b. Sơ đồ trạm biến áp có một máy biến áp lực và một máy biến áp tự dùng 
Hình 2.5. Sơ đồ trạm biến áp có một máy biến áp lực và một máy biến áp 
 tự dùng 
 Sơ đồ cung cấp điện như hình 2.5. Điện áp đường dây cung cấp có thể là 
35, 10, 6 kV. Để bảo vệ đường dây khỏi quá điện áp khí quyển trên thanh cái cao 
áp có đặt chống sét van. Các máy biến áp được nối vào lưới cao thế qua cầu dao 
Giáo trình Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
9
cách ly và cầu chì cao thế. Phía hạ thế của máy biến áp lực có lắp áp tô mát tổng 
để đóng cắt và bảo vệ. Các động cơ bơm chính được đóng cắt và bảo vệ bằng áp 
tô mát, cầu dao - cầu chì kết hợp với công tắc tơ. Mạng chiếu sáng tự dùng đóng 
cắt và bảo vệ bằng cầu dao - cầu chì. Nguồn tự dùng có thể lấy điện từ máy biến 
áp lực hoặc từ máy biến áp tự dùng. 
 Sơ đồ này có nhược điểm là vốn đầu tư lớn song chi phí vận hành lại nhỏ 
và nó khắc phục được nhược điểm của sơ đồ trên. 
2. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm hạ thế có hai máy biến áp vận hành 
song song 
Hình 2. 6. Sơ đồ cung cấp điện cho trạm bơm hạ thế có hai máy biến áp 
vận hành song song 
 Sơ đồ cung cấp điện như hình 2.6. Do công suất của trạm bơm lớn nên có 
thể đặt hai hay nhiều máy biến áp vận hành song song để cung cấp điện cho các 
động cơ kéo máy bơm. Phía cao áp có thanh cái . Các máy biến áp được nối vào 
Giáo trình Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
10
thanh cái cao áp qua cầu dao cách ly và cầu chì cao áp. Để bảo vệ quá điện áp 
khí quyển trên thanh cái cao áp có đặt chống sét van. Phía hạ thế của mỗi máy 
biến áp có lắp áp tô mát tổng để đóng cắt và bảo vệ. Các động cơ và phụ tải tự 
dùng có thể đóng cắt và bảo vệ bằng áp tô mát hoặc bằng cầu dao - cầu chì. 
 Sơ đồ này có nhược điểm là dễ gây sự cố mất điện toàn trạm. 
3. Sơ đồ một trạm biến áp cung cấp điện cho nhiều trạm bơm 
Hình 2.7. Sơ đồ một trạm biến áp cung cấp điện cho nhiều trạm bơm 
 Khi bố trí một số trạm bơm gần nhau ( ví dụ trạm bơm tưới nhiều bậc hoặc 
tiêu nhiều bậc ) hoặc khi kết hợp với công nghiệp địa phương thì trạm biến áp có 
thể thực hiện theo sơ đồ trên. Trong sơ đồ này đường dây điện áp 35 kV qua máy 
biến áp giạm áp xuống 0,4 kV để cung cấp điện cho trạm bơm số 1 . Từ thanh 
cái hạ thế của trạm bơm số 1 qua cầu dao p1 , p2 và qua đường dây cung cấp điện 
đến trạm bơm số 2 và số 3. 
Sơ đồ này có ưu điểm là giảm được vốn đầu tư xây dựng trạm. 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
13 
Chương 3 
tính chọn bảo vệ rơ le cho động cơ điện 
Đ 3.1 bảo vệ ngắn mạch giữa các pha cho 
 động cơ điện 
1. Các sơ đồ bảo vệ 
 Để bảo vệ ngắn mạch giữa các pha cho động cơ điện ta có thể dùng sơ đồ 
3 máy biến dòng 3 rơ le; 2 máy biến dòng 2 rơ le hoặc 2 máy biến dòng 1 rơ le. 
a) 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
14 
b) 
c) 
Hình 3.1. Sơ đồ bảo vệ cắt nhanh động cơ điện 
a- Sơ đồ 3 máy biến dòng – 3 rơ le ( sơ đồ nối theo hình sao đủ ). 
b- Sơ đồ 2 máy biến dòng – 2 rơ le ( sơ đồ nối theo hình sao thiếu ). 
c- Sơ đồ 2 máy biến dòng – 1 rơ le ( sơ đồ nối theo hiệu số dòng ). 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
15 
2. Bảo vệ ngắn mạch giữa các pha đối với các động cơ điện công suất 5000 
kW trở lên 
 Đối với các động cơ điện này thường sử dụng sơ đồ bảo vệ nối theo hình 
sao đủ thực hiện ở dạng cắt nhanh dòng điện không có thời gian duy trì ( hình a 
). Để loại trừ khả năng tác động sai của thiết bị bảo vệ dòng điện tác động của 
bảo vệ cắt nhanh phải lớn hơn dòng điện lớn nhất có thể chạy qua động cơ điện 
khi động cơ điện không có sự cố. Dòng điện lớn nhất này thường lấy là dòng 
điện khởi động lớn nhất của động cơ ( I kđ max ). 
 Dòng điện tác động phía sơ cấp của bảo vệ được tính theo công thức : 
 I tđs = KH. I kđ max 
Trong đó: 
 - KH là hệ số an toàn , KH = 1,8 đối với rơ le ET – 521, RT – 40; KH = 2 
đối với rơ le PT-80, rơ le tác động trực tiếp. 
 - I kđ max là dòng điện khởi động lớn nhất của động cơ. 
 Dòng điện tác động phía thứ cấp của bảo vệ ( hay dòng điện tác động của 
rơ le ) được tính theo công thức : 
bd
kdH
bd
tds
tdR
n
IK
n
I
I max
.
Trong đó : nbd là tỷ số biến đổi của máy biến dòng. 
 Sơ đố bảo vệ cắt nhanh phải đảm bảo tác động đối với tất cả các dạng 
ngắn mạch giữa các pha. 
3. Bảo vệ ngắn mạch giữa các pha đối với các động cơ điện công suất từ 
2000 -5000 kW 
 Đối với các động cơ điện này thường sử dụng sơ đồ bảo vệ nối theo hình 
sao thiếu ( hình b ). Giá trị dòng điện tác động cũng được tính theo công thức 
trên. 
 Sơ đồ này cũng còn được dùng để bảo vệ cho những đồng cơ công suất 
dưới 2000 kW nếu độ nhạy của sơ đồ Sơ đồ 2 máy biến dòng – 1 rơ le không 
thoả mãn điều kiện: 
2min 
tds
nm
nh
I
I
K 
Trong đó : 
- I nmmim là dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất trong mạng điện được bảo vệ. 
- I tđs là dòng điện tác động phía sơ cấp của bảo vệ. 
- Knh là độ nhạy của thiết bị bảo vệ. 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
16 
4. Bảo vệ ngắn mạch giữa các pha đối với các động cơ điện công suất dưới 
2000 kW 
 Đối với các động cơ điện này thường sử dụng sơ đồ bảo vệ nối theo hiệu 
số dòng ( hình c ) đảm bảo đơn giản , giá thành rẻ nhất. 
 Dòng điện tác động của rơ le được tính theo công thức : 
bd
kdsdH
bd
tds
tdR
n
IKK
n
I
I max
..
 Trong đó Ksđ là hệ số sơ đồ . Nó cho biết dòng điện chạy trong rơ le lớn 
gấp bao nhiêu lần dòng điện phía thứ cấp của máy biến dòng trong chế độ 3 pha 
đối xứng. 
bd
R
sd
I
I
K
2
 ở đây : 
 - IR là dòng điện chạy vào rơ le 
 - I2bd là dòng điện phía thứ cấp của máy biến dòng. 
 Trong chế độ 3 pha đối xứng với sơ đồ nối theo hình sao đủ và sơ đồ nối 
theo hình sao thiếu Ksđ = 1 , còn đối với sơ đồ nối theo hiệu số dòng 3 sdK . 
 Nhược điểm của sơ đồ là độ nhạy thấp khi xảy ra ngắn mạch giữa pha đặt 
máy biến dòng với pha không đặt máy biến dòng vì khi đó chỉ có dòng điện 1 
pha ( dòng điện của 1 máy biến dòng ) chạy qua rơ le so với khi có ngắn mạch 2 
pha trên đó có đặt máy biến dòng. 
 Nếu độ nhạy của sơ đồ này không đảm bảo yêu cầu thì dùng sơ đồ nối 
theo hình sao thiếu để bảo vệ. 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
17 
Đ 3.2 bảo vệ chạm đất một pha cuộn dây stato 
Hình 3. 2. Sơ đồ bảo vệ động cơ điện khỏi chạm đất 1 pha 
 Sơ đồ bảo vệ gồm 1 rơ le quá dòng điện đấu vào cuộn thứ cấp của máy 
biến dòng cáp điện. Lõi thép của máy biến dòng ôm lấy cáp ba pha nối tới động 
cơ điện. Từ thông trong lõi thép của máy biến dòng cáp là do dòng điện của tất 
cả các pha cảm ứng ra. ở chế độ vận hành bình thường và khi sự cố không thuộc 
về chạm đất một pha tổng các dòng điện của cả 3 pha đi xuyên qua lõi thép bằng 
không. Từ thông trong lõi thép cũng bằng không và dòng điện trong rơ le không 
có. 
 Khi có chạm đất một pha trong vùng bảo vệ, dòng điện chạm đất đi qua 
lõi thép hình xuyến của máy biến dòng theo một pha quay trở về qua đất mà 
không đi qua lõi cáp, do đó dòng điện các pha không cân bằng. Khi đó, trong 
cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng cáp sinh ra một suất điện động tạo nên 
dòng điện trong rơ le và làm tác động bảo vệ. 
 Dòng điện tác động phía sơ cấp của bảo vệ được chọn theo công thức: 
cBHtds IKKI .. 
Trong đó : 
- KH là hệ số an toàn lấy bằng 1,2 – 1,3. 
- KB là hệ số nhảy vọt lấy bằng 3 – 4. 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
18 
- Ic là dòng điện điện dung của động cơ do nhà máy chế tạo động cơ 
cung cấp và cho đối với chế độ chạm đất ổn định khi điện áp định mức. 
Đối với các động cơ công suất dưới 2000 kW, dòng điện tác động không 
được lớn hơn 10 A. Đối với các động cơ công suất 2000 kW và cao hơn dòng 
điện tác động không được lớn hơn 5 A. Nếu trị số I tđs tính toán lớn hơn các trị số 
quy định này , cần chọn KB = 1,5 – 2 và bảo vệ thực hiện với sự duy trì thời 
gian từ 1 – 2s. Thường dùng các loại rơ le ET – 521, ETĐ - 551 và RT – 40 
đấu vào máy biến dòng cáp để bảo vệ chạm đất một pha. 
Đ 3.3 bảo vệ quá tải động cơ điện 
 a) 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
19 
 b) 
Hình 3. 3. Sơ đồ bảo vệ quá tải cho động cơ điện. 
a- Sơ đồ dùng rơ le có đặc tính thời gian tác động độc lập kết hợp với rơ 
le thời gian. 
b- Sơ đồ dùng rơ le cảm ứng. 
Để bảo vệ quá tải cho động cơ điện có thể dùng rơ le có đặc tính thời gian 
tác động độc lập kết hợp với rơ le thời gian ( hình 3 - 3,a ) hoặc dùng rơ le có đặc 
tính thời gian tác động phụ thuộc ( hình 3 - 3,b ). Cần lưu ý rằng quá tải là một 
chế độ đối xứng dòng điện 3 pha tăng như nhau , vì vậy để bảo vệ chỉ cần lắp 1 
rơ le dòng điện ở bất kỳ một trong 3 pha. Rơ le dòng điện cảm ứng loại PT- 82 
và PT- 84 có thời gian duy trì đến 16 giây được dùng rộng rãi nhất để bảo vệ quá 
tải. Loại rơ le này được dùng để bảo vệ ở hai chế độ : bảo vệ ngắn mạch nhờ bộ 
phận điện từ tác động tức thời , bảo vệ quá tải nhờ bộ phận cảm ứng có duy trì 
thời gian. 
Dòng điện tác động phía sơ cấp của bảo vệ được tính theo công thức: 
dm
B
dmH
tds I
K
IK
I %140
.
 
Trong đó: 
- KH là hệ số an toàn lấy bằng 1,1- 1,2. 
- KB là hệ số phục hồi của rơ le, lấy bằng 0,8 đối với rơ le PT- 80 và 
bằng 0,85 đối với rơ le ET- 521,RT- 40 
- Iđm là dòng điện định mức của động cơ. 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
20 
Dòng điện tác động của rơ le bảo vệ quá tải được chọn theo điều kiện hồi 
phục chắc chắn khi dòng điện định mức của động cơ và tính theo công thức: 
bdB
dmsdH
tdR
nK
IKK
I
.
..
Thời gian tác động của rơ le thường lấy trị số lớn nhất đối với rơ le PT- 82 
hoặc PT – 84 nghĩa là vào khoảng 12 – 16 giây nhằm ngăn ngừa sự tác động 
sai của bảo vệ khi động cơ điện khó khởi động. 
Đ 3.4 bảo vệ điện áp thấp 
Bảo vệ điện áp thấp dùng để cắt một động cơ hoặc một nhóm động cơ lấy 
điện từ một phân đoạn của thanh cái thiết bị phân phối khi mất điện hoặc giảm 
thấp điện áp quá mức. Bảo vệ điện áp thấp có thể dùng một rơ le điện áp thấp 
đấu vào một trong ba pha điện áp dây là đủ. Kinh nghiệm vân hành cho thấy 
rằng các mạch điện áp cung cấp cho thiết bị bảo vệ không được tin cậy, trong đó 
tình trạng đứt mạch và sự tác động sai của cầu chì bảo vệ và áp tô mát có thể gây 
nên sự cắt không cần thiết động cơ điện. Sơ đồ bảo vệ phải loại trừ được sự tác 
động sai của thiết bị bảo vệ do sự cố mạch điện áp. Do đó người ta thường dùng 
sơ đồ hai hoặc ba rơ le điện áp thấp để bảo vệ. 
Hình 3. 4. Sơ đồ một rơ le bảo vệ điện áp thấp cho động cơ điện. 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
21 
Hình 3 - 4 là sơ đồ một rơ le bảo vệ điện áp thấp dùng một rơ le. Điện áp 
tác động của rơ le điện áp thấp Ucp được chon theo điều kiện hồi phục chắc chắn 
rơ le khi phục hồi điện áp sau khi cắt ngắn mạch mạng điện kế cận. 
HBH
cp
nKK
U
U
..
min 
Trong đó: 
- Umin là điện áp làm việc thấp nhất trên mạng điện cần bảo vệ. Khi thiết 
kế có thể lấy : Umin = 0,9 Uđm 
- KH là hệ số an toàn lấy bằng 1,1 
- KB là hệ số hồi phục, bằng 1,25 đối với rơ le EN - 528 hoặc RN -50. 
- nH là hệ số biến thế của máy biến điện áp. 
Để khôi phục nhanh điện áp và sự làm việc của các động cơ quan trọng 
nhất, nên cắt các động cơ ít quan trọng hơn. Thới gian tác động của bảo vệ điện 
áp thấp đối với nhóm động cơ ít quan trọng lấy bằng 0,5 giây. Đối với nhóm 
động cơ cho phép tự khởi động thì có thể hoàn toàn không cắt bằng bảo vệ điện 
áp thấp hoặc khi cần thiết nên cắt với thời gian duy trì khoảng 8 - 10 giây. 
Đ 3.5 bảo vệ động cơ làm việc đồng bộ 
Động cơ điện đồng bộ làm việc ở chế độ không đồng bộ sẽ sinh ra các 
dòng điện phụ trong cuộn dây stato và rô to, do đó làm tăng sự phát nóng của 
động cơ điện. Vì mô men tổng của động cơ trong chế độ này là mô men biến 
thiên, nên độ rung của động cơ tăng lên theo sự dao động trị số dòng điện trong 
rô to và stato. 
Trên thực tế chế độ không đồng bộ kéo dài với phụ tải lớn hơn 0,5 Pđm 
được coi là không cho phép và phải loại trừ bằng cách đưa động cơ vào đồng bộ 
theo các bước sau: 
- Đưa điện trở dập từ vào mạch cuộn dây kích từ của động cơ nhằm tăng 
mô men không đồng bộ, do đó động cơ được đưa gần vào đồng bộ. 
- Cho cưỡng bức kích thích và cắt bỏ điện trở dập từ. 
- Sau khi đưa động cơ vào đồng bộ , máy phải được bảo vệ nhờ bảo vệ 
không đồng bộ. 
Thiết bị bảo vệ đơn giản nhất là dùng rơ le dòng điện có đặc tính thời gian 
tác động phụ thuộc đấu vào mạch cuộn dây stato và có thể bảo vệ đồng thời quá 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
22 
tải và không đồng bộ cho động cơ ( hình 3.5 ). Tuy nhiên độ nhạy của bảo vệ 
này không cao. 
 Hình 3. 5 
Bảo vệ dùng rơ le dòng điện có đặc tính thời gian tác động độc lập ( hình 3 
- 6 ) là loại bảo vệ có độ nhạy cao hơn đối với chế độ không đồng bộ. 
Hình 3.6. Sơ đồ bảo vệ quá dòng điện cho động cơ khỏi chế độ quá tải và 
không đồng bộ dùng rơ le có đặc tính thời gian tác động độc lập. 
Giỏo trỡnh Trang bị điện trạm bơm 
Khoa Điện - Điện tử Trường Cao đẳng nghề Nam Định 
23 
Bảo vệ này cần thực hiện liên hợp, nghĩa là tác động khi quá tải và khi mất 
đồng bộ. Trị số đặt của rơ le dòng điện và rơ le thời gian được xác định theo yêu 
cầu của bảo vệ quá tải và vì vậy Icps = ( 1,3 - 1,4 ) Iđm. Thời gian duy trì vào 
khoảng từ 10 - 15 giây để loại trừ chắc chắn thời gian khởi động của động cơ. 
Những nhược điểm chủ yếu của bảo vệ khỏi chế độ không đồng bộ phản 
ứng theo dòng điện trong cuộn dây stato là thời gian duy trì lớn; trong một số 
trường hợp độ nhạy không đủ. 
Bảo vệ có độ nhạy cao là loại bảo vệ phản ứng theo sự thay đổi pha của 
dòng điện stato đối với điện áp trên các cực của nó và dùng rơ le công suất có 
hướng làm thiết bị phản ứng. Mạch bảo vệ này chỉ thực hiện khi cần có độ nhạy 
cao ( hình 3.7 ). 
Hình 3.7. Sơ đồ bảo vệ khỏi chế độ không đồng bộ dùng rơ le công suất có 
hướng và rơ le đếm số vòng quay của rô to. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trang_bi_dien_tram_bom.pdf