Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời lượng 150 giờ, gồm các bài:

Bài 1: Sửa chữa thân máy.

Bài 2: Sửa chữa nắp máy và cát te.

Bài 3: Sửa chữa xy lanh

Bài 4: Bảo dưỡng phần cố định.

Bài 5: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Bài 6: Sửa chữa pít tông

Bài 7: Sửa chữa chốt pít tông

Bài 8: Kiểm tra thay thế vòng găng.

Bài 9: Sửa chữa thanh truyền.

Bài 10: Sửa chữa trục khuỷu

 

doc 91 trang phuongnguyen 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
LỜI NÓI ĐẦU
 Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, được biên soạn theo chương trình giảng dạy của Nhà trường năm 2012. Nội dung của giáo trình đã được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với Mô đun để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn.
 Khi biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cô gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến Mô đun và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong bảo dưỡng, sửa chữa và sản xuất.
Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời lượng 150 giờ, gồm các bài:
Bài 1: Sửa chữa thân máy.
Bài 2: Sửa chữa nắp máy và cát te.
Bài 3: Sửa chữa xy lanh
Bài 4: Bảo dưỡng phần cố định.
Bài 5: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Bài 6: Sửa chữa pít tông
Bài 7: Sửa chữa chốt pít tông
Bài 8: Kiểm tra thay thế vòng găng.
Bài 9: Sửa chữa thanh truyền.
Bài 10: Sửa chữa trục khuỷu
 Trong quá trình sử dụng, tùy theo yêu cầu cụ thể, có thể điều chỉnh số tiết trong mỗi bài cho phù hợp. Giáo trình chúng tôi biên soạn dựa vào chương trình đào tạo, kết hợp với thiết bị, mô hình, cơ sở vật chất phù hợp khoa học nhất, giúp cho người học dễ tiếp thu và rèn luyện kỹ năng đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động.
 Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên hệ cao đẳng nghề hoặc là tài liệu tham khảo cho học sinh trung cấp, công nhân lành nghề 3/7. sau khi học, đọc xong giáo trình này, có thể tự mình kiểm tra , chẩn đoán, xử lý các hư hỏng.
 Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc và các bạn đồng nghiệp để giáo trình được hoàn chỉnh hơn.
BÀI 1
 SỬA CHỮA THÂN MÁY
I.THÂN MÁY:
1/Nhiệm vụ:
Thân máy là nơi để lắp đặt các cụm chi tiết của các cơ cấu và hệ thống của động cơ. Bên trong thân máy chứa xylanh, píttông, thanh truyền, trục khuỷu và các cụm chi tiết khác.
Hình 1-1: Thân máy
2/Phân loại.
Căn cứ vào cách bố trí xylanh thân máy được chia ra làm 2 loại : 
Thân đúc liền 
Thân đúc rời.
Loại đúc liền: Được chế tạo hợp chung cho các xylanh, dùng cho động cơ cỡ nhỏ và trung bình.
Loại đúc rời : các xylanh đúc riêng, theo từng khối rời được ghép lại với nhau dùng cho các động cơ cỡ lớn.
3/Cấu tạo:
 Thân máy được đúc bằng gang hoặc hợp kim nhôm.Mặt trên thân máy có các lỗ để lắp xylanh, lỗ tạo thành ổ đặt xupáp (loại xupáp đặt), các lỗ ren để cấy bulông, lỗ nước làm mát, lỗ dầu bôi trơn.
Mặt bên có cửa để tháo lắp con đội và (Để điều chỉnh xupáp, đối với xu pápđặt), có các cửa thông với ống hút, ống xả (đối với xupáp đặt) và các đường dầu bôi trơn, mặt trước có lỗ thông để bắt bơm nước.
Hình 1-2 : Cấu tạo thaân maùy
Bên trong phía dưới có các gối đỡ để lắp trục khuỷu, xung quanh mặt dưới có lỗ ren để bắt với đáy dầu (cát te).Trong thân máy có các khoang rỗng để chứa nước làm mát ( gọi là áo nước) và các gân chịu lực tăng thêm độ cứng vững.
II.HIỆN TƯỢNG, NGUYỆN NHÂN,HƯ HỎNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SỬA CHỮA THÂN MÁY.
1/ Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng:
Thân máy là chi tiết phức tạp của động cơ ,trên thân máy có nhiều chi tiết, cụm chi tết lắp trên nó. Do đó khi thân máy bị mòn hỏng không những làm thay đổi các khe hở lắp ghép mà còn làm sai lệch vị trí tương đối giữa các chi tiết với nhau, làm ảnh hưởng đến trạng thái động lực học, tăng nhanh tốc độ mài mòn, rút ngắn tuổi thọ của động cơ.
Các hư hỏng của thân máy thường là: mặt phẳng của thân máy (thân xylanh) có vết nứt, vết lõm, trầy sước, cong vênh. Thân máy bị dạn nứt, bị thủng, các gối đỡ chính không đồng tâm, mặt ngoài các lỗ bạc trục cam và lỗ gối đỡ chính bị mòn, nắp gối đỡ chính bị biến dạng.
2/ Nguyên nhân hư hỏng của gối đỡ trục khuỷu:
Điều kiện làm việc của gối đỡ rất nặng nề .Tải trọng lên gối đỡ lại thay đổi luôn theo chu kỳ, vì thế dễ sinh ra hiện tượng mỏi của kim loại. Trong điều kiện bình thường khi làm việc lâu ở tải trọng cao , nhiệt độ bạc lót cổ chính có thể lên tới 90∙C, bạc lót cổ thanh truyền có thể lên tới 200∙C. Nếu mặt lưng bạc lót tiếp xúc không tốt thì nhiệt độ còn cao hơn. Ở nhiệt độ này cơ lý tính cuûa hôïp kim choáng ma saùt giaûm raát nhieàu, baïc loùt mau bò phaù huûy vì hieän töôïng moûi kim loại.	
Truïc khuyûu laïi nhaän tôùi 80% löôïng daàu nhôøn do bôm dầu cung caáp ñeå boâi trôn cho chính noù vaø vung leân boâi trôn cho thaønh xylanh. Trong daàu coù raát nhieàu maït kim loại chưa được lọc sạch, vì vậy bạc lót bị ma sát mạnh và mòn nhanh. Mặt khác gối đỡ trục khuỷu không phải lúc nào cũng bào đảm được điều kiện ma sát ướt. Khi động cơ quá tải, tải trọng tăng, số vòng quay giảm, nhiệt độ cao sẽ làm cho dầu loãng ra độ nhớt của dầu bôi trơn giảm. Tất cả những yếu tố đó đều đưa đến việc phá hoại màng dầu bôi trơn, do đó phá hoại điều kiện ma sát ướt.
Khi khởi động nhất là khởi động ở nhiệt độ động cơ còn thấp, dầu có độ nhớt cao nên chưa thấm kịp vào tất cả các vị trí tiếp xúc, hơn nữa khi đó số vòng quay của trục khuỷu còn thấp chưa đủ đảm bảo điều kiện bôi trơn tốt, bạc lót càng bị mài mòn nhanh, nhất là bạc lót cổ trục thanh truyền, vì điều kiện làm việc nặng nề hơn.
3/ Các hư hỏng của gối đỡ trục khuỷu:
Bạc lót bị xói mòn, bị côn, ô van làm tăng khe hở lắp ghép, giảm áp suất dầu bôi trơn, gây ra va chạm khi động cơ làm việc.
Lớp hợp kim chống ma sát bị cháy do thiếu dầu bôi trơn.
Lớp hợp kim chống ma sát bị bong chóc, biến dạng dẻo do chất lượng chế tạo, thành phần hợp kim không đúng quy định, sửa chữa không đúng yêu cầu kỹ thuật.
Hình 1-3: Hư hỏng bạc lót
 Bề mặt bạc lót có nhiều vết sước do tạp chất cơ học gây ra, tạp chất cơ học lẫn trong dầu ở cát te, khi bình lọc thủng hoặc tắc làm dầu không được lọc mà đưa thẳng vào mạch dầu chính. Khi mài trục khuỷu không nút kín lỗ dầu, không làm mất những cạnh sắc ở mép lỗ, vụn mài rơi vào lỗ dầu.
Bạc lót dễ bị ăn mòn sinh ra các vết lõm trên bề mặt, trong nhiên liệu có sẵn các loại axít ăn mòn, hay trong khi động cơ làm việc khí cháy lọt xuống cát te taùc duïng vôùi chì taïo thaønh caùc muoái chì .Muoái chì rất giòn nên bị phá vỡ ngay khi vừa mới tạo thành, gây ra các vết lõm sâu, vết nứt dài trên bề mặt.
Bạc lót còn bị rỗ do hiện tượng mỏi kim loại. Quá trình phá hoại do hiện tượng mỏi xảy ra như sau: khi trục khuỷu làm việc vì lý do nào đó tại một vùng của bạc lót, cổ trục trực tiếp tiếp xúc với bạc lót tạo nên một vùng sáng bóng, ở đây áp lực riêng và nhiệt độ tăng cao, cơ tính của vật liệu giảm vì thế các vết nứt, mỏi xuất hiện. Dầu bôi trơn sẽ thấm vào các vết nứt này khi trục khuỷu chuyển động, dầu trong các kẽ này bị dồn ép nên xé rộng các vết nứt ra và phá tung từng mảng hợp kim chống ma sát gây nên các vết rỗ trên bề mặt bạc lót.
Quá trình phá hủy mỏi bề mặt bạc lót xảy ra rất nhanh, khi bạc bị uốn xoắn hoặc có bụi bẩn lọt vào giữa bề mặt làm việc của bạc lót và mặt lưng (mặt sau bạc lót).Tiếp xúc hai mặt này không tốt, tản nhiệt kém do đó nhanh chóng tạo thành vùng bị mỏi. Khi chất lượng chế tạo hợp kim không tốt, thành phần hợp kim không đúng làm giảm độ dai và tăng độ giòn của hợp kim, cũng dễ làm cho lớp ma sát bị rỗ.
Tất cả các hư hỏng trên đây của bạc lót đều phải khắc phục ngay sau khi phát hiện để tránh những hậu quả nghiêm trọng như cháy, bó hàng loạt bạc, làm hư hỏng có khi gãy trục khuỷu.
Nguyên nhân hư hỏng phần lớn là do thao tác lắp ráp không cẩn thận và bảo dưỡng sử dụng không đúng quy định gây nên. Thân máy làm việc trong điều kiện chịu nhiệt cao dễ gây ra dạn nứt, biến dạng.
Hình 1-4: Cấu tạo bạc lót và vòng đệm căn dịch dọc
III.KIỂM TRA SỬA CHỮA HƯ HỎNG CỦA THÂN MÁY.
 1/Kiểm tra.
1.1/Kiểm tra vết nứt và lỗ thủng.
Các vết nứt và lỗ thủng trên thân máy có thể quan sát bằng mắt thường, các vết dạn nhỏ và nứt ở bên trong phải thử áp lực nước bằng thiết bị chuyên dùng với áp suất 3-4 át mốt phe sau 5 phút sẽ không bị dò nước. Khi kiểm tra các ngăn nước ở thân xylanh trước hết cần nút chặt các chỗ nối với ống dẫn nước ở thân máy, chỉ để chừa lại một lỗ để bắt ống cao su nối với bơm nước. Ở mặt trên thân máy dùng một tấm đậycó kích thước như nắp xylanh rồi dùng các thanh kẹp và bu lông siết chặt để các ngăn nước không thông với không khí bên ngoài. Mở van thoát khí ở nắp đậy và bơm nước vào các ngăn chứa cho đến khi nước trào qua van thoát khí thì đóng van lại. Tiếp tục bơm nước cho đến khi áp suất lên đến 3-4 át mốt phe thì dừng lại (chú ý không nên bơm quá 4 át mốt phe, vì như vậy làm cho các nút sẽ bị bật ra ).Sau đó nghiêng thân xylanh và quan sát các mặt trong và ngoài xem có chỗ nào bị rò nước không. Ngoài ra cũng có thể dùng bơm nước ép bằng tay để thử .
Một phương pháp đơn giản là dùng bơm xe đạp bằng cách để nước vào trong ngăn nước (không đổ đầy) rồi dùng bơm xe đạp bơm vào ngăn nước, tăng áp lực lên 3-4 át mốt phe rồi quan sát những nơi có rạn nứt.
Trên các vết nứt đã sơ bộ xác định, có thể dùng phấn trắng hoặc đèn xỳ để xác định phạm vi vết nứt: Cách làm dùng dầu Đi ê zen lau vào khu vực có vết nứt dầu sẽ ngấm vào vết nứt sau đó dùng khí nén hoặc giẻ sạch lau khô rồi sát bột phấn vào, rồi dùng búa gõ nhẹ lên chỗ cần kiểm tra, dầu hỏa trong vết nứt thấm ướt lớp phấn hiện rõ hình dáng chiều dài vết nứt sẽ được lộ ra. Nếu dùng đèn xỳ đốt nóng vết nứt, thì khi bị đốt nóng chiều dài vết nứt sẽ lộ ra vì khi đốt nóng chỗ vết nứt có dầu ngấm vào thì màu sắc khác hơn hoặc lớp dầu của vết nứt ở trong chảy ra sẽ bị cháy để lại vệt cháy bằng chiều dài của vết nứt.
1.2/ Kiểm tra độ cong vênh các mặt phẳng:
Dùng thước thẳng hoặc bàn máp để kiểm tra: Nhét căn lá vào giữa thân xylanh và thước thẳng (hoặc bàn máp) để đo trị số sai lệch. độ cong vênh tối đa là 0,05 mm.
Bôi bột màu vào bàn mát để kiểm tra: Bôi một lớp bột đỏ lên mặt phẳng thân xylanh (hoặc trên bàn mát). Cho hai vật tiếp xúc với nhau rồi ra đi rà lại nhiều lần, sau đó quan sát vết màu để xác định mức độ phẳng khít
1.3/ Kiểm tra độ mòn của lỗ gối đỡ chính, lỗ bạc trục cam và lỗ chốt định vị:
Có thể dùng pan me đo trong để đo đường kính lỗ, kiểm tra độ ô van, độ côn. cách đo giống như đo kiểm tra xylanh.
1.4/ Kiểm tra các lỗ ren: 
Dùng mắt để kiểm tra, quan sát các ren ở các lỗ của thân máy có còn răng không, dùng trực tiếp bulông vặn vào để kiểm tra, các lỗ ren và bulông không được chờn cháy quá 2 ren.
2/ Sửa chữa:
 2.1/ Sửa chữa vết nứt lỗ thủng:
 2.1.1/ Phương pháp vá :
Phương pháp này dùng cho các vết nứt và lỗ thủng bên ngoài thân xylanh ở những chỗ không đòi hỏi cường độ cao. Trước tiên khoan hai lỗ có đường kính 3-5mm ở hai đầu vết nứt, để tránh cho vết nứt khỏi tiếp tục kéo dài ra. Dùng miếng đồng đỏ (hoặc thép các bon) dày 3-5mm để vá vào đó. Độ lớn của miếng vá cần lấy sao cho nó phủ ra ngoài mép vết nứt 15-20mm.
Hình 1-5 : Phương pháp vá
Đặt miếng vá lên vết nứt, gõ nhẹ bằng phương pháp rèn nóng hoặc rèn nguội làm cho miếng vá dính khít với vết nứt, sau đó khoan lỗ 6-8 mm ở chung quanh cách miếng vá 10-15mm. Ta rò các lỗ ren trên thân xylanh rồi đệm tấm amiăng, sau đó dùng đinh ốc bắt chặt miếng vá vào.
 2.1.2/ Phương pháp dùng nút ren:
Các khe nứt ở chỗ nối tiếp giữa các đế xupáp có thể sửa chữa bằng cách dùng nút ren hình côn hoặc vặn nút ren thông thường vào rồi hàn lại 
Sau khi dùng nút ren hình côn hoặc nút ren thông thường để sửa chữa vết nứt cần bảo đảm sao cho khi vặn nút ren vào nó phải lắp ghép chắc chắn với kim loại gốc. Để đạt mục đích đó, có thể bôi dung dịch amôn clorua lên bề mặt lắp ghép của ren ốc, nồng độ dung dịch từ 5% đến bão hòa, nồng độ càng cao thì hieäu quaû caøng nhanh. Sau khi boâi dung dòch amoân clorua, ñeå 12-24 giôø ñeå noù gaây taùc duïng vôùi kim loaïi, taïo thaønh maøng kim loaïi bòt kín khe nöùt.
Hình 1-6 : Dùng nút ren để sửa chữa vết nứt
2.1.3/ Phương pháp cấy đinh vít:
Phương pháp này dùng trong các trường hợp vết nứt nhỏ và dài trên thân xylanh ở chỗ không đòi hỏi cường độ cao và không thể dùng phương pháp vá được.
Theo thứ tự chỉ dẫn ở hình 4, khoan dọc theo vết nứt các lỗ có đường kính 6-8mm. Ta rô ren và vặn đinh vít bằng đồng đỏ vào,hai đinh vít kế tiếp nhau phải ăn mím vào nhau 1/3 và cho các đinh ốc nhô ra ngoài 1,5 - 2mm, dùng cưa sắt cắt bỏ phần thừa đó, rồi dùng búa tán nhẹ lên mặt đinh, sau đó giũa bóng.
Hình 1-7 : Hình thức và thứ tự cấy đinh vít trên vết nứt
2.1.4/ Phương pháp hàn:
Phương pháp này dùng cho các vết nứt nằm bên trong thân xylanh, ở những chỗ đòi hỏi cường độ tương đối cao. Khi hàn có thể hàn nguội hoặc hàn nóng. Hàn nguội dùng ở những chỗ có độ chấn động không lớn, độ chính xác gia công không cao; hàn nóng dùng ở những chỗ có vách mỏng và mép vết nứt nằm sát vào các bộ phận khác. Giữa hai đế xupáp ở nắp xylanh rất dễ bị nứt, có thể vá lại bằng hàn hơi (hàn gió đá).
Trước khi hàn phải căn cứ vào chiều dày của vật hàn và chiều sâu của vết nứt, khóet chỗ hàn thành hình chữ V, sâu bằng 2/3 chiều dài vật hàn để bảo đảm hàn được thấu.
2.1.5/ Phương pháp dán bằng chất dẻo:
Những năm gần đây người ta còn dùng nhụa êpôxi để vá vết nứt, êpôxi là một loại nhựa tổng hợp mới. Dùng phương pháp dán bằng chất dẻo thì đơn giản hơn hàn, chất lượng tương đối tốt mà yêu cầu kỹ thuật cũng không cao.Đồng thời trong quá trình hóa cứng cường độ co rút nhỏ, không bị xốp rỗ, chịu được tác dụng của nước ,axít và kiềm.
2.2/ Sửa chữa gối đỡ trục khuỷu:
Lấy các tấm đệm ở bề mặt chỗ nối ra, rồi cạo lại bạc lót,nếu bề mặt chỗ nối không có tấm đệm điều chỉnh thì có thể mạ một lớp đồng ở mặt sau của bạc lót, trường hợp không thể mạ được thì cho phép dùng lá đồng đệm ở mặt sau,nhưng lá đồng phải đệm chắc chắn,không xê dịch, chiều dài của nó nói cung không quá 0.20mm, diện tích phải bằng 80% trở lên so với diện tích mặt sau của bạc lót(không nên đệm lá đồng vào nửa bạc lót của thanh truyền, vì nó dễ bị ép vỡ ).
Trường hợp lớp kim loại trên bạc lót quá mỏng thì có thể đúc lại lớp hợp kim chống mòn hoặc thay lớp bạc lót mới.
2.2.1/Chọn bạc lót:
Căn cứ vào kích thước của trục khuỷu sau khi đã mài láng để chọn bạc lót, sau khi lắp bạc lót vào gối đỡ, bạc lót phải cao hơn mặt bệ gối đỡ một ít(khoảng 0,025 -0.05mm), để đảm bảo cho bạc lót áp khít vào gối đỡ và khi làm việc không bị quay. Nếu quá cao thì có thể dũa bớt phía không định vị của bạc lót, nếu thấp hơn mặt bệ gối đỡ thì có thể hàn vẩy vào bề mặt chỗ nối của bạc lót.Sau khi lắp xong dùng lá đồng hoặc dây kim loại mềm kiểm tra khe hở xem có phù hợp không, Lá đồng phải có chiều rộng là 13mm, chiều dài bằng 70%chiều rộng của bạc lót, chiều dày tương đương với khe hở quy định, đặt lá đồng vào gối đỡ dưới và vặn chặt đai ốc nắp gối đỡ theo mômen quy định rồi quay trục khuỷu, nếu cảm thấy có một lực cản nhất định thì đạt yêu cầu. Nếu trục khuỷu không quay được thì chứng tỏ khe hở quá bé, nếu trục khuỷu quay một cách dễ dàng thì khe hở quá lớn. Mép lá đồng phải mài láng và bôi dầu máy, chỉ quay trục khuỷu một góc 80-900 để trán ...  ĐCT. Ví dụ: Trục khuỷu động cơ bốn xilanh, bốn kỳ, thứ tự công tác1-3-4-2. Thì chúng ta xoay cho khuỷu thứ 3 ở ĐCT.
+ Ghi chú góc độ trên dịch chuyển, trên bảng chia độ.
+ Lần lượt xoay trục khuỷu và ghi chú các góc độ xoay của các khuỷu còn lại.
+ So sánh các góc độ trên với góc lệch công tác của các khuỷu, chúng ta được độ xoắn của trục khuỷu. Nếu trục bị xoắn thì thay mới.
 2.3/- Kiểm tra bán kính quay của trục khuỷu:
	 Xem hình 10-10, trong hình vẽ ta có một nửa khoảng cách giữa vị trí cao nhất và thấp nhất của cổ trục thanh truyền là bán kính quay của trục khuỷu, sai lệch cho phép của nó là 0,15mm.
 2.4/- Kiểm tra vết nứt của trục khuỷu:
	Trục khuỷu dễ bị nứt ở góc lượn của vai trục và ở mép lỗ dầu. Khi kiểm tra vết nứt đầu tiên phải lau thật sạch sau đó dùng kính phóng đại từ 20-25 lần hoặc máy thăm do cảm ứng từ để kểm tra. Cũng có thể kiểm tra bằng phương pháp thấm dầu. Trường hợp trên cổ trục thanh truyền có vết nứt theo chiều dọc tương đối nhẹ, nếu sau khi mài rà mà vết nứt không còn nữa thì có thể tiếp tục sử dụng. Khi có vết nứt theo chiều ngang thì cần phải sửa chữa khi cần thiết phải thay mới.
 2.5/- Kiểm tra khe hở dầu:
Hình 10-8: Kiểm tra khe hở dầu của trục khuỷu
	Là khe hở giữa các cổ trục và các ổ đỡ của trục khuỷu. Phương pháp kiểm tra giống như phương pháp kiểm tra khe hở dầu của thanh truyền, trị số khe hở dầu được xác định bằng biểu thức.
	= 0,007 (mm ).
	Ở đây d là đường kính cổ trục tính bằng mm.
Dùng phương pháp kẹp chì để kiểm tra 
Chú ý: Khi kiểm tra phải xiết ốc đúng mô men quy định 
Không được quay trục khuỷu trong quá trình kiểm tra 
 2.6/- Kiểm tra khe hở dọc:
	Khe hở dọc là khe hở mà trục khuỷu có thể dịch chuyển được theo đường tâm của nó. Khe hở này rất bé, tối đa 0,30mm, vừa đủ cho trục khuỷu chuyển động. Nếu khe hở dọc lớn, trong quá trình làm việc trục khuỷu dễ bị xê dịch sang hết một bên, làm cho thanh truyền bị đùa theo, lúc này trục piston không nằm ngay giữa đầu nhỏ thanh truyền, nên bị lệch làm tăng ma sát, đồng thời điều kiện bôi trơn sẽ khó hơn. Hiện tượng xảy ra khi trị số khe hở dọc lớn, là khi chúng ta đạp li hợp ( embrayrd) để sang số khi xe dừng tại chỗ, thì động cơ hay bị tắt máy. 
	Khe hở dọc của trục khuỷu được hạn chế bởi một bợ trục giữa, đặc điểm của bợ trục này là trên hai miéng bạc lót có vai chận, nếu chế tạo rời với bạc lót, trường hợp chết tạo liền thì phải thay hai nửa miếng bạc lót.
	Phương pháp kiểm tra:
Hình 10-8: Kiểm tra khe hở dọc của trục khuỷu
	+ Đặt trục khuỷu vào thân máy
	+ Siết chặt các bợ trục chính.
	+ Dùng cây xeo trục khuỷu về phía đầu của nó.
	+ Xác định trị số khe hở dọc, bằng một trong phương pháp sau.
 - Đặt so kế tì vào bánh đà, xeotrục khuỷ dịch chuyển ngược trở lại, độ dịch chuyển trên kim so kế, chung ta xác định trị số khe hở đầu.
 - Dùng cỡ lá đo khe hở giữa vai của bạc lót và trục khuỷu
 7/- Nhận định tình trạng bạc lót: 
Hình 10.9 : Các loại bạc lót
 + Nếu bạc lót tiếp xúc đều, láng và bề dày của hợp kim đỡ sát còn nhiều thì bạc lót còn tốt.
 + Bạc lót bị bể những mảnh lớn là do động cơ quá tải hoặc bị kích nổ.
 + Bạc lót trầy xước là do lắp ráp không sạch sẽ hoặc lọc quá cũ và nhớt quá dơ.
 + Bạc bị rỗ lấm tấm là do nhớt có lẫn lộn axit.
 + Bạc lót mòn không đều do cổ trục ô van.
 + Nếu trên cùng một miếng bạc lót, một đầu mòn, một đầu không mòn thì do cổ trục bị côn.
 + Nếu trên cùng một cặp bạc lót, mà hai nửa miếng bạc lót mòn khác nhau thì thanh truyền bị đâm.
 Hình 10-10
 QUY TRÌNH
THÁO- LẮP THÂN MÁY–CÁT TE
I.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ .
1/Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp:
Clê (tự chọn),cảo(vam) búa sắt,búa cao su,dụng cụ tháo xu páp,tuýt tháo buji,tua vít dẹt,kím dẹt,kìm tháo phe.
2/Chuẩn bị dụng cụ kiểm travà mô hình học cụ:
 2.1 Mô hình học cụ : Dùng để tháo lắp gồm 01 Động cơ xe zin 130; 
01 Động cơ xe GáT66; 01 Động cơ xeDAWO; 01 Động cơ xeTOYOTA;
 01 Động cơ BMW.
 2.2 Dụng cụ kiểm tra: Bàm máp, căn lá, thước cặp, đồng hồ so, pan me đo trong, đo ngoài, bột màu, cân lực.
3/Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Xăng, dầu rửa khay đựng, rẻ lau, bìa cắt đệm, kéo cắt đệm, keo làm kín.
II.QUY TRÌNH THÁO:
 Chú ý: Trước khi tháo phải xả nước làm mát và dầu bôi trơn ở trong thân máy và đáy dầu.
Bước1:Tháo trên xe xuống : Theo quy trình riêng.
Bước2: Tháo rời các chi tiết trên động cơ để cẩu máy ra khỏi xe:
Bước3: Vệ sinh sơ bộ bên ngoài.
Bước4: Tháo máy khởi động, máy phát điện, bơm trợ lựclái, máy điều hòa không khí.
Bước5: Tháo cánh quạt gió làm mát và bơm nước ra ngoài (đối với những động cơ cánh quạt gió gắn trực tiếp vào bơm nước).
Bước6: Tháo bơm xăng.
Bước7: Tháo nắp đậy xu páp.
Bước8: Tháo nắp bảo vệ bánh răng cam và bảo vệ dây đai (đối với những động cơ trục cam đặt trên nắp máy).
Bước9: Tháo dây đai dân động hệ thống phân phối khí, bơm cao áp và tháo bơm cao áp ra ngoài. Chú ý: Trước khi tháo kiểm tra dấu pu ly trục cơ và dấu ở bánh răng cam, dấu ở bánh răng bơm cao áp đã trùng với dấu trên thân máy chưa.
Bước10: Tháo nắp mu rùa, dàn cò mổ, trục cam lấy đũa đẩy và trục cam ra ngoài. ( Đối với động cơ 8 máy hình chữ V thì mới có mu rùa)
Bước11: Tháo bơm nước, lọc nhớt.
Bước12. Tháo các bulông bắt giữ nắp máy với thân máy và lấy nắp máy ra ngoài. Chú ý :Nới đều các bu lông từ hai đầu vào giữa.
Bước13: Tháo puly trục cơ, nắp đậy trục cam (đối với loại động cơ trục cam đặt ở thân máy).
Bước14: Tháo bộ ly hợp và đầu bò.
Bước15: Tháo đáy dầu. Chú ý : nới đều cácbu lông từ giữa sang hai bên
Bước16: Tháo đầu to thanh truyền và lấy cụm pít tông thanh truyền ra ngoài.Chú ý: Dấu,chiều của các thanh truyền. Nếu chưa có dấu ta phải đánh dấu theo số thứ tự của các máy.
Bước17: Tháo các gối đỡ chính trục khuỷu và Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy.Chú ý :Dấu ăn khớp trục cam với trục cơ (đối với loại trục cam đặt ở thân máy).Vị trí , thứ tự, chiều của các nắp gối đỡ.
Bước18: Tháo lấy các con đội ra ngoài: Đối với loại con đội hình trụ. Riêng loại con đội hình nấm thì ta phải tháo trục cam ra thì ta mới tháo được con đội ra.
Bước19: Tháo bánh răng cam và trục cam ra khỏi thân máy. chú ý : căn dịch dọc nằm ở vị trí nào.
III.VỆ SINH CÁC CHI TIẾT.
Trước khi vệ sinh dùng dụng cụ cạo sạch các cáu cặn, muội than bám vào các chi tiết, sau đó dùng dầu điêzen,xăng để rửa,thứ tự vệ sinh các chi tiết ít bẩn trướcsau đó đến các chi tiết tiếp theo.
Thông sạch các đường dầu bôi trơn, và các lỗ bắt bắt bu lông.
Khi rửa sạch ta dùng khí nén thổi khô hoặc re lau, lau sạch các chi tiết.
IV.KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT:
 (đã học ở phần lý thuyết)
 1/Kiểm tra thân máy: 
*Kiêm tra sự dạn nứt, cong vênh của thân máy.
*Kiêm tra khe hở dầu,độ côn và độ ô van của gối đỡ chính trục khuỷu.
*Kiêm tra các bạc lót cổ trục chính trục khuỷu và bạc ổ đỡ trục cam.
* Kiêm tra các lỗ bắt ren, xem các ren có bị chờn cháy hay không.
* Kiêm tra độ dịch dọc của trục khuỷu và trục cam.
 2/Kiểm tra đáy dầu:
*Kiêm tra sự dạn nứt, cong vênh, móp méo của đáy dầu.
V.PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC SỬA CHỮA:
 (đã học ở phần lý thuyết).
 1/Sửa chữa thân máy: 
* Sửa chữa sự dạn nứt cong vênh của thân máy.
* Sửa chữa khe hở dầu,độ côn và độ ô van của gối đỡ chính trục khuỷu.
* Sửa chữa các bạc lót cổ trục chính trục khuỷu và bạc ổ đỡ trục cam.
* Sửa chữa các lỗ bắt ren, xem các ren có bị chờn cháy hay không.
* Sửa chữa độ dịch dọc của trục khuỷu và trục cam.
 2/ Sửa chữa đáy dầu:
* Sửa chữa sự dạn nứt, cong vênh, móp méo của đáy dầu.
VI.QUY TRÌNH LẮP:
Ngược lại quy trình tháo: Nghĩa là chi tiết nào tháo trước thì lắp sau,chi tiết nào tháo sau thì lắp trước theo thứ tự.
Chú ý: Khi lắp đến trục cam, trục cơ, ổ đỡ chính trục khuỷu, đầu to thanh truyề phải kiểm tra dấu lắp đặt và các đệm căn dịch dọc ở trục khuỷu,trục cam,đường dầu bôi trơn .qui trình siết bu lông nắp máy và bu lông gối đỡ chính trục khuỷu phải đúng, lực siết phải đều nhau.
VII. YÊU CẦU KỸ THUẬT SAU KHI SỬA CHỮA XONG:
* Các chi tiết của động cơ phải hoạt động tốt, không phát sinh tiếng kêu.
*Không được rò rỉ dầu hoặc nướcra ngoài thân máy.
QUY TRÌNH
THÁO LẮP NẮP MÁY
I.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ .
1/Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp:
Clê (tự chọn),cảo(vam) búa sắt,búa cao su, dụng cụ tháo xu páp,tuýt tháo buji, tô vít dẹt, kìm dẹt, kìm tháo phe.
2/Chuẩn bị dụng cụ kiểm travà mô hình học cụ:
 2.1 Mô hình học cụ : Dùng để tháo lắp gồm 01 nắp máy xe zin 130; 01 nắp máy xe GáT66; 01 nắp máy xeDAWO; 01nắp máyxeTOYOTA; 01 nắp máy BMW.
 2.2 Dụng cụ kiểm tra: Bàm máp, căn lá, thước cặp, đồng hồ so, pan me đo trong, đo ngoài, bột màu, cân lực.
3/Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Xăng, dầu rửa khay đựng, rẻ lau, bìa cắt đệm, kéo cắt đệm, keo làm kín.
II.QUY TRÌNH THÁO:
Chú ý :Trước khi tháo phải xả nước làm mát và dầu bôi trơn ở trong động cơ.
Bước1: Tháo các chi tiết có liên quan đến nắp máy như:
 Hệ thống điện; Hệ thống nhiên liệu ; Hệ thống làm mát; Cụm hút xả .
Bước2: Vệ sinh sơ bộ bên ngoài.
Bước3: Tháo nắp đậy dàn cò. Trục cam( Đối với trục cam đặt trên nắp máy); Tháo dàn cò mổ, đũa đẩy( Đối với trục cam đặt ơ thân máy )
 Bước4: Tháo nắp máy Chú ý : Nới đều các bu lông từ hai đầu vào giữa 
Bước5: Tháo rời các chi tiết của hệ thống phân phối khí ra khỏi nắp máy.
Chú ý : (Trước khi tháo xu páp phải đánh dấu theo thứ tự xy lanh).
III.VỆ SINH CÁC CHI TIẾT.
Trước khi vệ sinh dùng dụng cụ cạo sạch các cáu cặn, muội than bám vào buồng đốt và các chi tiết, sau đó dùng dầu điêzen, xăng để rửa, thứ tự vệ sinh các chi tiết ít bẩn và các chi tiết bên trong trước, rồi đến các ở bên ngoài. Thông sạch các đường dầu bôi trơn.
 Khi rửa sạch ta dùng khí nén thổi khô hoặc re lau, lau sạch các chi tiết .
IV.KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT.
(đã học ở phần lý thuyết)
1. Kiểm tra độ cong vênh dạn nứt của nắp máy.
2. Kiểm tra độ mòn bề mặt làm việc đế xu páp.
3. Kiểm tra độ mòn ống dẫn hướng xu páp.
4. Kiểm tra hình dạng buồng đốt.
5. Kiểm ra độ mòn ổ đỡ trục cam( đối với loại trục cam đặt ở trên nắp máy).
6. Kiểm tra các lỗ bắt ren.
V. PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC SỬA CHỮA.(đã học ở phần lý thuyết).
1. Sửa chữa độ cong vênh dạn nứt của nắp máy.
2. Sửa chữa độ mòn bề mặt làm việc đế xu páp.
3. Sửa chữa độ mòn ống dẫn hướng xu páp.
4. Sửa chữa hình dạng buồng đốt.
5. Sửa chữa độ mòn ổ đỡ trục cam( đối với loại trục cam đặt ở trên nắp máy).
6. Sửa chữa các lỗ bắt ren.
VI.QUY TRÌNH LẮP: (Ngược lại quy trình tháo) 
Nghĩa là chi tiết nào tháo trước thì lắp sau,chi tiết nào tháo sau thì lắp trước theo thứ tự.
Chú ý: * Khi lắp đến xu páp, trục cam, dàn cò mổ phải lắp cho đúng dấu và đúng thứ tự. Khi siết các bu lông nắp máy phải siết đều từ giữa sang hai bên theo hình chữ X lực phải đều nhau để tránh hiện tượng thổi đệm nắp máy.
 *Khi lắp phải bôi một lớp dầu máy mỏng lên các ổ trượt.
 *Khi lắp đệm nắp máy phải chú ý lỗ dầu bôi trơn.
VII. YÊU CẦU KỸ THUẬT SAU KHI SỬA CHỮA XONG:
 Các chi tiết sau khi sửa chữa xong phải đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép, không được xỳ dầu, xỳ nước, đảm bảo độ kín khít , đạt được công suất theo qui định, không có tiếng kêu, gõ.
QUY TRÌNH
THÁO LẮP XY LANH
I.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ .
1/Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp:
Clê (tự chọn),cảo(vam) búa sắt,búa cao su, tô vít dẹt, kìm dẹt, kìm tháo phe, dụng cụ chuyên dùng tháo, lắp xy lanh.
2/Chuẩn bị dụng cụ kiểm travà mô hình học cụ:
 2.1 Mô hình học cụ : Dùng để tháo lắp gồm 01 Động cơ xe zin 130; 01 Động cơ xe GáT66; 01 Động cơ xeDAWO; 01 Động cơ xeTOYOTA; 01 Động cơ BMW.
 2.2 Dụng cụ kiểm tra: Căn lá, thước cặp, đồng hồ so, pan me đo trong, đo ngoài, cân lực.
3/Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Xăng, dầu rửa khay đựng, rẻ lau, bìa cắt đệm, kéo cắt đệm, keo làm kín roong làm kín nước.
II.QUY TRÌNH THÁO:
 Chú ý: Trước khi tháo phải xả nước làm mát và dầu bôi trơn ở trong thân máy và đáy dầu.
Bước1:Tháo trên xe xuống : Theo quy trình riêng.
Bước2: Tháo rời các chi tiết trên động cơ để cẩu máy ra khỏi xe:
Bước3: Vệ sinh sơ bộ bên ngoài.
Bước4: Tháo máy khởi động, máy phát điện, bơm trợ lựclái, máy điều hòa không khí.
Bước5: Tháo cánh quạt gió làm mát và bơm nước ra ngoài (đối với những động cơ cánh quạt gió gắn trực tiếp vào bơm nước).
Bước6: Tháo bơm xăng.
Bước7: Tháo nắp đậy xu páp.
Bước8: Tháo nắp bảo vệ bánh răng cam và bảo vệ dây đai (đối với những động cơ trục cam đặt trên nắp máy).
Bước9: Tháo dây đai dân động hệ thống phân phối khí, bơm cao áp và tháo bơm cao áp ra ngoài. Chú ý: Trước khi tháo kiểm tra dấu pu ly trục cơ và dấu ở bánh răng cam, dấu ở bánh răng bơm cao áp đã trùng với dấu trên thân máy chưa.
Bước10: Tháo nắp mu rùa, dàn cò mổ, trục cam lấy đũa đẩy và trục cam ra ngoài. ( Đối với động cơ 8 máy hình chữ V thì mới có mu rùa)
Bước11: Tháo bơm nước, lọc nhớt.
Bước12. Tháo các bulông bắt giữ nắp máy với thân máy và lấy nắp máy ra ngoài. Chú ý :Nới đều các bu lông từ hai đầu vào giữa.
Bước13: Tháo puly trục cơ, nắp đậy trục cam (đối với loại động cơ trục cam đặt ở thân máy).
Bước14: Tháo bộ ly hợp và đầu bò.
Bước15: Tháo đáy dầu. Chú ý : nới đều cácbu lông từ giữa sang hai bên
Bước16: Tháo đầu to thanh truyền và lấy cụm pít tông thanh truyền ra ngoài.Chú ý: Dấu,chiều của các thanh truyền. Nếu chưa có dấu ta phải đánh dấu theo số thứ tự của các máy.
Bước17: Tháo các gối đỡ chính trục khuỷu và Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy.Chú ý :Dấu ăn khớp trục cam với trục cơ (đối với loại trục cam đặt ở thân máy).Vị trí , thứ tự, chiều của các nắp gối đỡ.
Bước18: Tháo lấy các con đội ra ngoài: Đối với loại con đội hình trụ. Riêng loại con đội hình nấm thì ta phải tháo trục cam ra thì ta mới tháo được con đội ra.
Bước19: Tháo bánh răng cam và trục cam ra khỏi thân máy. chú ý : căn dịch dọc nằm ở vị trí nào.
Bước20: Tháo xy lanh ra khỏi thân máy (Dùng dụng cụ chuyên dùng).Chú ý :Khi cảo xy lanh ra phải đặt dụng cụ cảo thật cân, nếu không đặt cân khi cảo rất khó ra và rễ bị vỡ .
VỆ SINH CÁC CHI TIẾT.
 Trước khi vệ sinh dùng dụng cụ cạo sạch các cáu cặn, muội than bám vào các chi tiết, sau đó dùng dầu điêzen,xăng để rửa,thứ tự vệ sinh các chi tiết ít bẩn trướcsau đó đến các chi tiết tiếp theo.
Thông sạch các đường dầu bôi trơn, và các lỗ bắt bắt bu lông.
Khi rửa sạch ta dùng khí nén thổi khô hoặc re lau, lau sạch các chi tiết.
IV.KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT:
 (đã học ở phần lý thuyết)
*Kiểm tra độ mòn rộng của xy lanh.
*Kiêm tra sự dạn nứt, trầy sước của xy lanh.
*Kiêm tra độ côn và độ ô van của xy lanh.
V.PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC SỬA CHỮA:
 (đã học ở phần lý thuyết).
1/Sửa chữa độ mòn rộng của xy lanh: 
 * Sửa chữa dạn nứt, trầy sước của xy lanh.
 * Sửa chữa độ côn và độ ô van của xy lanh.
VI.QUY TRÌNH LẮP:
Ngược lại quy trình tháo: Nghĩa là chi tiết nào tháo trước thì lắp sau,chi tiết nào tháo sau thì lắp trước theo thứ tự.
Chú ý: *Khi lắp xy lanh rời phải nhớ lắp roong cản nước.
* Khi lắp đến trục cam, trục cơ, ổ đỡ chính trục khuỷu, đầu to thanh truyề phải kiểm tra dấu lắp đặt và các đệm căn dịch dọc ở trục khuỷu,trục cam,đường dầu bôi trơn .qui trình siết bu lông nắp máy và bu lông gối đỡ chính trục khuỷu phải đúng, lực siết phải đều nhau.
VII. YÊU CẦU KỸ THUẬT SAU KHI SỬA CHỮA XONG:
*Xy lanh phải đảm bảo độ bóng độ tròn theo tiêu chuẩn qui định cho phép sử dụng.
*Trong một động cơ đường kính các xy lanh không được chênh lệch nhau: 0,02mm.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_sua_chua_va_bao_duong_co_cau_truc_khuyu_thanh_tru.doc