Giáo trình Sữa chữa bảo dưỡng Bơm cao áp điều khiển điện tử (Phần 1)

Giáo trình được biên soạn 105 giờ trong đó 30 tiết lý thuyết và 75 giờ thực

hành, đề cập đến các nội dung sau:

Bài 1: Bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử;

Bài 2: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng

điện tử;

Bài 3: Cấu tạo bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử;

Bài 4: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp phân phối VE điều khiển băng

điện tử;

Bài 5: Bảo dưỡng hệ thống sấy nóng nhiên liệu và điều khiển ECU

pdf 56 trang phuongnguyen 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sữa chữa bảo dưỡng Bơm cao áp điều khiển điện tử (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sữa chữa bảo dưỡng Bơm cao áp điều khiển điện tử (Phần 1)

Giáo trình Sữa chữa bảo dưỡng Bơm cao áp điều khiển điện tử (Phần 1)
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Giáo trình mô đun Sửa chữa bảo dưỡng Bơm cao áp điều khiển điện tử được 
xây dựng và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình khung trình độ cao đẳng nghề 
công nghệ ô tô của Tổng cục dạy nghề. Nội dung được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, 
các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ. 
Để đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập của học sinh, sinh viên trong nhà 
trường và sự phát triển trong tương lai của ngành công nghệ ô tô, nhà trường biên 
soạn giáo trình mô đun “Sửa chữa và bảo dưỡng sửa Bơm cao áp điều khiển điện 
tử ” làm tài liệu học tập chính cho sinh viên hệ cao đẳng nghề và làm tài liệu tham 
khảo cho học sinh trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật ngành công nghệ ô tô. 
Khi biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất có liên 
quan đến mô đun và phù hợp với đối tượng sử dụng nhưng cố gắng gắn những nội 
dung lý thuyết với những vấn đề thực tế để giáo trình có tính thực tiễn. 
 Giáo trình được biên soạn 105 giờ trong đó 30 tiết lý thuyết và 75 giờ thực 
hành, đề cập đến các nội dung sau: 
 Bài 1: Bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng điện tử; 
 Bài 2: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp tập trung PE điều khiển bằng 
điện tử; 
 Bài 3: Cấu tạo bơm cao áp phân phối VE điều khiển bằng điện tử; 
 Bài 4: Sửa chữa và bảo dưỡng bơm cao áp phân phối VE điều khiển băng 
điện tử; 
 Bài 5: Bảo dưỡng hệ thống sấy nóng nhiên liệu và điều khiển ECU. 
Giáo trình môn đun Bảo dưỡng Sửa chữa Bơm cao áp điều khiển điện tử trình 
độ Cao đẳng nghề được Hội đồng thẩm định trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
nghiệm thu đưa vào sử dụng và được dùng làm giáo trình cho các học sinh, sinh 
viên trong các khoá đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề hoặc cho công 
nhân kỹ thuật, tham khảo. 
Giáo trình này được biên soạn lần đầu nên mặc dù đã hết sức cố gắng song 
khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của 
người sử dụng và các đồng nghiệp để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. 
 Xin trân trọng giới thiệu! 
 HIỆU TRƯỞNG 
 Thạc sỹ: Trịnh Tiến Thanh 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
2 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
3 
MỤC LỤC 
Bài 1: BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ ......... 5 
1:NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE ĐIỀU KHIỂN 
BẰNG ĐIỆN TỬ. ............................................................................................... 5 
1.1. Nhiệm vụ. .................................................................................................... 5 
1.2. Yêu cầu. ....................................................................................................... 5 
2: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE 
ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. ....................................................................... 5 
2.1. Sơ đồ cấu tạo. .............................................................................................. 5 
2.2. Nguyên tắc hoạt động. ................................................................................. 6 
3: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG BÊN NGOÀI BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE 
ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. ....................................................................... 7 
3.1. Quy trình tháo lắp bơm cao áp tập trung PE ra khỏi động cơ. ...................... 7 
3.2. Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài bơm cao áp PE điều khiển 
bằng điện tử ........................................................................................................ 8 
3.3. Lắp bơm cao áp PE lên động cơ. .................................................................. 8 
Bài 2: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE ĐIỀU 
KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ................................................................................. 10 
1: HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM 
TRA.................................................................................................................. 10 
1.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ........................................................ 10 
1.2. Phương pháp kiểm tra. ............................................................................... 10 
2: PHƯƠNG PHÁP SCBD BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE. ......................... 11 
2.1. Phương pháp bảo dưỡng. ........................................................................... 11 
2.2. Phương pháp sửa chữa. .............................................................................. 12 
3: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA. ................................................................. 13 
3.1. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa. ............................................. 13 
3.2. Bảo dưỡng: ................................................................................................ 14 
3.3. Sửa chữa: ................................................................................................... 16 
Bài 3: CẤU TẠO BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN 
TỬ .................................................................................................................... 18 
1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE ĐIỀU KHIỂN 
BẰNG ĐIỆN TỬ. ............................................................................................. 18 
1.1. Nhiệm vụ. .................................................................................................. 18 
1.2. Yêu cầu. ..................................................................................................... 18 
2: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM CAP ÁP PHÂN PHỐI VE 
ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. ..................................................................... 18 
2.1. Phun nhiên liệu điện tử EFI (Electronic Fuel Injection) điêzen kiểu thông 
thường .............................................................................................................. 18 
2.1.1. Sơ đồ cấu tạo. ......................................................................................... 19 
2.1.2. Nguyên tắc hoạt động ............................................................................. 26 
2.2. EFI điêzen kiểu ống phân phối ................................................................... 26 
2.2.1. Sơ đồ cấu tạo. ......................................................................................... 27 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
4 
2.2.1.1. Hệ thống cung cấp nhiên liệu ............................................................... 27 
2.2.1.2. Hệ thống điều khiển điện tử ................................................................. 36 
3: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG BÊN NGOÀI BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE 
ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. ..................................................................... 54 
3.1. Quy trình tháo lắp bơm cao áp phân phối VE ra khỏi động cơ. .................. 54 
3.2. Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài bơm cao áp phân phối VE 
điều khiển bằng điện tử. .................................................................................... 55 
3.3. Lắp bơm cao áp phân phối VE lên động cơ. ............................................... 55 
Bài 4: SCBD BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ57 
1. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM 
TRA CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH BƠM CAO ÁP 
PHÂN PHỐI VE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ.. ......................................... 57 
1.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. ........................................................ 57 
1.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa............................................................. 60 
1.2.1 Kiểm tra EFI- điêzen thông thường .......................................................... 60 
1.2.2. Kiểm tra EFI- điêzen dùng ống phân phối ............................................... 61 
2. PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VÀ BD BƠM CAO ÁP PHÂN PHỐI VE. .. 69 
2.1. Phương pháp bảo dưỡng. ........................................................................... 69 
2.2. Phương pháp sửa chữa. .............................................................................. 70 
3: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA. ................................................................. 71 
3.1. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa. ............................................. 71 
3.2. Bảo dưỡng: ................................................................................................ 76 
3.3. Sửa chữa: ................................................................................................... 76 
Bài 5: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG SẤY NÓNG NHIÊN LIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN 
ECU ................................................................................................................. 77 
1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG SẤY NÓNG NHIÊN LIỆU VÀ 
ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. ..................................................................... 77 
1.1. Nhiệm vụ. .................................................................................................. 77 
1.2. Yêu cầu. ..................................................................................................... 78 
2: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG SẤY NÓNG NHIÊN 
LIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. ..................................................... 78 
2.1. Hệ thống sấy nóng nhiên liệu ..................................................................... 78 
2.1.1. Sơ đồ cấu tạo. ......................................................................................... 78 
2.1.2. Nguyên tắc hoạt động. ............................................................................ 79 
2.2. Hệ thống điều khiển điện tử ....................................................................... 80 
2.2.1. Sơ đồ hệ thống điều khiển ....................................................................... 80 
2.2.2. Các chức năng điều khiển bởi ECU ........................................................ 81 
3: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG BÊN NGOÀI HỆ THỐNG SẤY NÓNG NHIÊN 
LIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. ..................................................... 91 
3.1. Quy trình tháo lắp hệ thống sấy nóng nhiên liệu và điều khiển bằng điện tử91 
3.2. Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài: bộ điều khiển, các bugi và 
dây dẫn. ............................................................................................................ 92 
3.3. Lắp hệ thống sấy nóng nhiên liệu và điều khiển bằng điện tử lên động cơ. 94 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
5 
Bài 1: BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ 
1:NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA BƠM CAO ÁP TẬP TRUNG PE ĐIỀU 
KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. 
1.1. Nhiệm vụ. 
Hệ thống nhiên liệu điezel có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu điezel vào buồng 
đốt để tạo thành hỗn hợp cho động cơ dưới dạng sương mù với áp suất cao, cung 
cấp kịp thời, đúng lúc phù hợp với các chế độ của động cơ và đồng đều trong tất cả 
các xi lanh. 
1.2. Yêu cầu. 
Hệ thống nhiên liệu làm việc tốt hay xấu có ảnh hưởng tới chất lượng phun 
nhiên liệu, ảnh hưởng của quá trình cháy, tính tiết kiệm và độ bền của động cơ vì 
vậy để động cơ làm việc tốt, kinh tế và an toàn trong quá trình làm việc thì hệ thống 
cung cấp nhiên liệu động cơ điezel phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Phải cung cấp nhiên liệu vào buồng cháy của động cơ với áp suất cao và 
lượng nhiên liệu cung cấp vào phải phù hợp với phụ tải (chế độ công tác) của động 
cơ 
- Phải phun đúng thứ tự làm việc của các xi lanh và lượng nhiên liệu phun 
vào phải đồng đều nhau để động cơ có tính kinh tế cao. 
- Thời gian phun nhiên liệu phải chính xác, kịp thời bắt đầu và kết thúc phải 
dứt khoát nhanh chóng. 
- Nhiên liệu phải được hoà sương tốt và phân tán đồng đều trong buồng cháy 
của động cơ để hình thành hỗn hợp cháy tốt. 
2: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BƠM CAO ÁP TẬP 
TRUNG PE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. 
2.1. Sơ đồ cấu tạo. 
Hình1.1. Cơ cấu ga điện từ bơm PE 
1- Trục cam; 2- Vỏ của cơ cấu; 3- Lò xo hồi vị; 4- ECU; 5- Cảm biến tốc độ;6- Lõi 
thép di động (gắn với thanh răng); 7- Lõi thép cố định; 8- Cuộn dây. 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
6 
Về cơ bản các chi tiết của bơm PE điều khiển điện tử có cấu tạo và hoạt động 
giống bơm PE thông thường, chỉ khác ở chỗ: 
- Bơm PE thông thường dùng cơ cấu điều chỉnh lượng nhiên liệu phun là 
thanh răng và bộ điều tốc. 
- Còn bơm PE điều khiển điện tử, để điều chỉnh lượng nhiên liệu phun ECU 
sẽ tiếp nhận các tín hiệu từ các cảm biến, sau đó sẽ gửi tín hiệu điều khiển cho cơ 
cấu ga điện từ để thay đổi vị trí thanh răng ( Thay đổi tốc độ động cơ). 
Hình 1.2: Bơm cao áp PE điều khiển điện tử 
1- Thanh răng; 2- Nhánh bơm; 3- Cơ cấu ga điện từ; 4- Cảm biến tốc độ; 5- 
Trục bơm 
2.2. Nguyên tắc hoạt động. 
Khi ôtô làm việc, tải trọng trên động cơ luôn thay đổi. Nếu thanh răng của 
bơm cao áp giữ nguyên một chỗ thì khi tăng tải trọng, số vòng quay của động cơ sẽ 
giảm xuống, còn khi tải trọng giảm thì số vòng quay sẽ tăng lên. Điều đó dẫn đến 
trước tiên làm thay đổi tốc độ của ôtô máy kéo, thứ hai là động cơ làm việc ở những 
chế độ không có lợi. 
Để giữ số vòng quay của trục khuỷu động cơ không thay đổi khi chế độ tải 
trọng khác nhau thì đồng thời với sự tăng tải cần phải tăng lượng nhiên liệu cấp vào 
xylanh, còn khi giảm tải thì giảm lượng nhiên liệu cấp vào xylanh. 
Khi có sự thay đổi tải trọng thì không thể dùng tay mà điều chỉnh lượng nhiên 
liệu cấp vào xylanh, công việc ấy được thực hiên tự động nhờ một thiết bị đặc biệt 
trên bơm cao áp gọi là cơ cấu ga điện từ. 
* Cơ cấu ga điện từ làm nhiệm vụ: 
- Điều hòa tốc độ động cơ dù có tải hay không tải. 
- Đáp ứng được mọi tốc độ theo yêu cầu của động cơ. 
- Phải giới hạn được mức tải để tránh gây hư hỏng máy. 
- Phải tự động cắt dầu để tắt máy khi số vòng quay vượt quá mức quy định. 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
7 
Hình 1.3: Cơ cấu ga điện từ bơm PE 
1- Trục cam; 2- Vỏ của cơ cấu; 3- Lò xo hồi vị; 4- ECU; 5- Cảm biến tốc độ;6- Lõi 
thép di động (gắn với thanh răng); 7- Lõi thép cố định; 8- Cuộn dây. 
Khi ECU gửi xung đến cuộn dây 8, từ trường do cuộn dây sinh ra tác động 
lên lõi thép di động 6 làm nó dịch chuyển sang trái hay sang phải kéo theo thanh 
răng dịch chuyển làm thay đổi hành trình bơm (hành trình có ích). 
Tùy theo các tín hiêu nhận được từ các cảm biến khác nhau (cảm biến tốc độ, 
cảm biến vị trí bàn đạp ga) mà ECU sẽ tính toán để gửi những xung có tần số 
khác nhau đến cuộn dây, từ đó kéo thanh răng dịch chuyển đến từng vị trí cấp nhiên 
liệu phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ. 
Động cơ đang làm việc ở chế độ ổn định, nếu ta tăng tải như khi xe đang lên 
dốc hay máy cung cấp điện nhiều, vì tăng tải nên tốc độ động cơ giảm, thông qua 
cảm biến tốc độ và một số cảm biến khác, ECU sẽ xuất ra những chuỗi xung có t ... p 5V đến chân THW của cảm biến, 
khi nhiệt độ nước thay đổi, điện trở cảm biến thay đổi, điện áp rơi trên 2 đầu điện 
trở cảm biến thay đổi như sau: khi nhiệt độ tăng → điện trở cảm biến giảm → điện 
áp tại chân THW giảm và ngược lại. ECM xác định được nhiệt độ động cơ thông 
qua giá trị điện áp rơi này. 
* Tín hiệu nhiệt độ khí nạp THA: 
Hình 3.50: Cảm biến nhiệt độ khí nạp 
Cảm biến nhiệt độ khí nạp sử dụng loại nhiệt điện trở có hệ số nhiệt âm, khi 
nhiệt độ khí nạp, giá trị điện trở cảm biến giảm và ngược lại, ECM dùng tín hiệu 
này để phát hiện nhiệt độ khí nạp vào động cơ. 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
45 
Hình 3.51: Sơ đồ mạch cảm biến nhiệt độ khí nạp 
Khi khóa điện bật ON, ECM cấp điện áp 5V đến chân THA của cảm biến, khi 
nhiệt độ khí nạp tăng điện áp rơi trên hai đầu điện trở cảm biến giảm và ngược 
lại. ECM nhận biết nhiệt độ khí nạp thông qua giá trị điện áp này. 
 * Tín hiệu nhiệt độ nhiên liệu THF: 
Hình 3.52: Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu 
Cảm biến nhiệt độ nhiên liệu là loại nhiệt điện trở có hệ số nhiệt âm, được lắp 
vào thân bơm cao áp để phát hiện nhiệt độ nhiên liệu và gửi tín hiệu này về ECM 
Hình 3.53: Sơ đồ mạch cảm biến nhiệt độ nhiên liệu 
Khi khóa điện bật ON, ECM cấp điện áp 5V đến chân THF cảm biến, khi 
nhiệt độ nhiên liệu tăng điện áp rơi trên 2 đầu cảm biến giảm và ngược lại, ECM 
nhận biết sự thay đổi nhiệt độ nhiên liệu thông qua giá trị điện áp rơi này. 
* Tín hiệu áp suất nhiên liệu PCR1: 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
46 
Hình 3.54: Cảm biến áp suất nhiên liệu 
Cảm biến áp suất nhiên liệu được lắp trên ống phân phối, nó dùng xác định 
áp suất nhiên liệu thực tế tức thời tại ống phân phối và gửi tín hiệu về ECM để làm 
thông tin phản hồi về áp suất nhiên liệu để ECM hiệu chỉnh áp suất nhiên liệu cho 
phù hợp với từng chế độ hoạt động của động cơ. Cảm biến nà sử dụng loại biến trở 
silicon. Áp suất nhiên liệu tác dụng lên phần tử silicon là nó biến dạng và thay đổi 
giá trị điện trở. 
Hình 3.55: Sơ đồ mạch cảm biến áp suất nhiên liệu 
Khi bật khóa điện ON, ECM cấp nguồn 5V cho cặp chân VC-E2 của cảm 
biến. Khi áp suất nhiên liệu trong ống phân phối tăng hay giảm sẽ tác dụng lên điện 
trở silicon làm giá trị điện trở thay đổi. Giá trị điện trở này sẽ được biến đổi thành 
điện áp và đưa về ECM qua chân PR cảm biến. 
* Tín hiệu lưu lượng khí nạp (VG): 
Cảm biến lưu lượng khí nạp sử dụng loại cảm biến dây nhiệt, dùng đo lượng 
khí nạp thực tế vào động cơ và gửi tín hiệu lưu lượng khí nạp về ECM để làm cơ sở 
tính toán cho việc điều khiển tuần hoàn khí xả. 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
47 
Hình 3.56: Cảm biến lưu lượng khí nạp 
* Tín hiệu tốc độ xe (SPD): 
Cảm biến tốc độ xe sử dụng loại cảm biến Hall, được lắp ở đuôi hộp số để 
gửi tín hiệu tốc độ xe (dạng xung) về đồng hồ tốc độ xe và từ đồng hồ tốc độ xe tín 
hiệu tốc độ này được gửi đến ECM để báo tín hiệu tốc độ xe cho ECM để điều 
khiển cắt phun nhiên liệu khi giảm tốc độ xe nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí 
xả ô nhiểm. 
Hình 3.57: Sơ đồ mạch cảm biến Tín hiệu tốc độ xe 
* Tín hiệu công tắc đèn phanh (STP, ST1): 
Công tắc đèn phanh gửi tín hiệu có hay không đạp phanh về cho ECM dưới 
dạng điện áp. Công tắc phát hiện đạp phanh là loại công tắc kép nhằm giúp ECM 
theo dõi tình trạng và xác định hư hỏng công tắc chính xác hơn. 
Hình 3.58: Mạch công tắc đèn phanh 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
48 
* Tín hiệu áp suất tua bin tăng áp (PIM): 
Cảm biến này dùng để phát hiện áp suất tăng áp của tua bin tăng áp và gửi tín 
hiệu này về ECM để ECM điều khiển áp suất tăng áp. Cảm biến này sử dụng cùng 
loại với cảm biến đo chân không đường ống nạp (MAP sensor) trong hệ thống điều 
khiển phun xăng. 
Hình 3.59: Cảm biến áp suất tăng áp 
Khi bật khóa điện ON, ECM cấp nguồn đến cảm biến qua chân VC-E2, khi 
áp suất đường ống nạp thay đổi, lực tác dụng lên chip silicon trong cảm biến thay 
đổi tín hiệu ra PIM sẽ thay đổi theo sự thay đổi áp suất đường ống nạp. 
Hình 3.60: Sơ đồ mạch cảm biến và tín hiệu điện áp ra 
* Tín hiệu vị trí van tuần hoàn khí xả (Exhaust gas recirrculation valve) 
EGR (EGLS): 
Hình 3.61: Cảm biến vị trí van EGR 
Cảm biến này dùng để phát hiện mức độ mở của van tuần hoàn khí xả (EGR) 
để báo về ECM trạng thái hoạt động của van EGR. Cảm biến này sử dụng loại biến 
trở con trượt. 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
49 
Hình 3.62: Sơ đồ mạch và tín hiệu ra cảm biến EGR 
Khi động cơ hoạt động, ECM cấp nguồn cho cảm biến tới chân VC-E2, khi 
EGR hoạt động, tùy theo độ nâng của van EGR điện áp ra chân EGLS thay đổi 
và ECM nhận giá trị điện áp đó làm tín hiệu theo dõi độ mở của van EGR. 
ĐIỆN TRỞ CHÂN EGLS-E2 GIÁ TRỊ TIÊU CHUẨN 
Van mở hoàn toàn 3.9 kΩ ở 20°C (68°F) 
Van đóng hoàn toàn 1.0 kΩ ở 20°C (68°F) 
Tăng độ mở van từ từ 
[1.0 – 3.9] kΩ ở 20oC 
(68oF) 
Bảng 3-7: Thông số hoạt động cảm biến EGR 
* Tín hiệu máy khởi động STA: 
Tín hiệu này được lấy từ cầu chì ST đưa vào chân STA của ECM, ECM dùng 
tín hiệu này để nhận biết khi nào động cơ đang quay khởi động. 
Hình 3.63: Sơ đồ mạch tín hiệu STA 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
50 
d. Tín hiệu đầu ra 
S
TT 
KÝ HIỆU Ý NGHĨA 
1 SCV+, SCV- 
Tín hiệu điều khiển van điều 
khiển hút 
2 #1, #2, #3, #4 Tín hiệu điều khiển kim phun 
3 EGR Tín hiệu điều khiển van EGR 
4 LUSL Mô tơ mở bướm ga 
Bảng 3-8: Danh sách tín hiệu đầu ra 
 * Tín hiệu điều khiển van SCV: 
Van SCV có công dụng điểu khiển tăng giảm lượng nhiên liệu cấp vào buồng 
bơm cao áp để điều khiển áp suất nhiên liệu trong ống phân phối. 
Hình 3.64: Van SCV và sơ đồ mạch 
ECM nhận các tín hiệu đầu vào sẽ tính toán áp suất nhiên liệu tối ưu cần thiết 
cho từng chế độ hoạt động của động cơ, ECM điều khiển van SCV mở nhiều tăng 
lượng nhiên liệu vào buồng bơm, nếu cần áp suất nhiên liệu cao và ngược lại bằng 
tín hiệu xung thay đổi hệ số tác dụng. 
Điện trở tiêu chuẩn van SCV: 1.9 ÷ 2.3Ω ở 20oC 
* Tín hiệu điều khiển kim phun: 
ECM tính toán thời điểm và lượng nhiên liệu cần thiết phun ra cho 1 chu kỳ 
động cơ sẽ xuất tín hiệu phun ra các chân #1, #2, #3, #4 đến các chân IJT1, IJT2, 
IJT3, IJT4 của EDU để khuyếch đại tín hiệu phun lên thành tín hiệu phun với điện 
áp 85V ra các chân INJ1, INJ2, INJ3, INJ4 để mở vòi phun. 
Kim phun được ECM điều khiển phun theo 2 giai đoạn. Giai đọan một phun 
với thời gian ngắn, lượng nhiên liệu ít được gọi là phun mồi (Pilot injection), giai 
đoạn phun kế tiếp là phun chính sẽ phun tất cả lượng nhiên liệu liệu còn lại của chu 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
51 
kỳ đó. Với cách điều khiển phun 2 giai đoạn này làm giảm tiếng ồn động cơ, động 
cơ hoạt động êm dịu hơn 
Hình 3.65: Sơ đồ đấu nối kim phun 
Để kiểm soát quá trình điều khiển phun, EDU gửi tín hiệu xác nhận IJF về 
ECM ngay khi điều khiển mở kim. 
Hình 3.66: Tín hiệu điều khiển kim phun 
Điện trở tiêu chuẩn của kim phun: 0.85 ÷1.05Ω tại 20oC. 
* Tín hiệu điều khiển mở van (Exhuast gar recirculation) EGR: 
Hình 3.67: Van EGR và sơ đồ hệ thống EGR 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
52 
Để điều khiển lượng khí xả tuần hoàn, ECM điều khiển độ nâng của van EGR 
thông qua việc điều khiển lượng chân không cấp vào cho bộ chấp hành van EGR. 
Độ chân không cấp đến van EGR càng mạnh, van nâng lên càng nhiều lượng khí 
xả tuần hoàn về nhiều. ECM nhận tín hiệu phản hồi từ cảm biến độ nâng van EGR 
sẽ điều chỉnh hệ số tác dụng của tín hiệu xung điều khiển đến van bật tắt chân 
không để điều khiển chính xác độ nâng của van EGR. 
Hình 3.68: Sơ đồ mạch và tín hiệu điều khiển EGR 
* Tín hiệu điều khiển mô tơ bướm ga: 
Mô tơ 
bướm 
Cảm 
biến góc 
mở 
bươm 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
53 
Hình 3.69: Mô tơ bướm ga và sơ đồ mạch 
Mô tơ bướm ga có công dụng: 
- Hoạt động phối hợp với van chân không E-VRV của EGR để điều khiển tối 
ưu hoạt động của hệ thống EGR. 
- Điều khiển đóng hoàn toàn bướm ga để giảm rung giật động cơ khi tắt động 
cơ. 
- Mở hoàn toàn khi khởi động nhằm giảm khói đen sau khi khởi động. 
Mô tơ bướm ga sử dụng loại mô tơ cuộn dây quay được điều khiển bằng xung 
thay đổi hệ số tác dụng. Khi tăng hay giảm hệ số tác dụng sẽ làm tăng hay giảm góc 
mở bướm ga. ECM cấp xung vào chân DUTY của mô tơ để điều khiển góc mở 
bướm ga. 
2.2.2. Nguyên tắc hoạt động 
Hình 3.70: Sơ đồ nguyên lý hệ thống Common Rail 
- Vùng nhiên liệu áp suất thấp: Bơm tiếp vận (nằm trong bơm cao áp) hút 
nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc nhiên liệu để lọc sạch cặn bẩn và tách nước và 
đưa đến van điều khiển hút (SCV) lắp trên bơm cao áp. 
- Vùng nhiên liệu áp suất cao: nhiên liệu từ van điều khiển hút (SCV) được 
đưa vào buồng bơm, tại đây nhiên liệu sẽ được bơm cao áp nén lên áp suất cao và 
thoát ra đường ống dẫn cao áp đi đến ống phân phối và từ ống phân phối đi đến các 
kim phun chờ sẵn. Áp suất nhiên liệu sẽ được quyết định bởi tính toán của ECM tùy 
theo chế độ làm việc của động cơ thông qua các tín hiệu cảm biến gửi về. ECM sẽ 
điều khiển mức độ đóng mở của van SCV để điều khiển áp suất hệ thống. 
- Điều khiển phun nhiên liệu: ECM tính toán thời điểm và lượng nhiên liệu 
phun ra tối ưu cho từng chế độ làm việc cụ thể của động cơ dựa vào tín hiệu từ cảm 
biến gửi về và gửi tín hiệu yêu cầu phun nhiên liệu đến EDU. EDU có nhiệm vụ 
khuyếch đại điện áp từ 12V 85V cấp đến kim phun để mở kim nhiên liệu có 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
54 
áp suất cao đang chờ trong ống phân phối sẽ phun vào buồng đốt khi kim mở và dứt 
phun khi EDU ngừng cấp điện cho kim phun. Thời điểm bắt đầu phun được quyết 
định bởi thời điểm ECM phát tín hiệu phun, lượng nhiên liệu phun ra được quyết 
định bởi độ dài thời gian phát tín hiệu phun của ECM. Tín hiệu yêu cầu phun phát 
ra càng sớm thời điểm phun càng sớm và ngược lại, tín hiệu yêu cầu phun phát ra 
càng dài lượng nhiên liệu phun ra càng nhiều và ngược lại. 
3: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG BÊN NGOÀI BƠM CAO ÁP PHÂN 
PHỐI VE ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ. 
3.1. Quy trình tháo lắp bơm cao áp phân phối VE ra khỏi động cơ. 
Những điều cần chú ý khi tháo ra và lắp lại các chi tiết 
Hệ thống ống phân phối bao gồm các chi tiết chính xác và sử dụng nhiên liệu 
bị nén tới áp suất cao. Do đó cần phải đặc biệt thận trọng để đảm bảo không có dị 
vật thâm nhập vào hệ thống. 
- Làm sạch và rửa kỹ khu vực làm việc để loại bỏ bụi bẩn và hoen rỉ trước khi 
tháo bất kỳ chi tiết nào để ngăn phần bên trong của hệ thống nhiên liệu khỏi bị 
nhiễm bẩn trong quá trình tháo. 
- Đặt các chi tiết vào trong các túi ni lông để ngăn các dị vật xâm nhập và bảo 
về bề mặt bịt kín khỏi bị hư hỏng trong quá trình bảo quản. 
Hình 3.71: quy trình tháo bơm cao áp 
* Quy trình tháo 
tt Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 
1 Tháo các cực của ắc quy Clê 10 - 12 Tháo cực âm trước cực 
dương sau, tránh trạm chập 
2 Tháo tuy ô thấp áp Clê tháo tuy ô 
14 - 17 
Dùng nút đường ống tuy ô 
sau khi tháo 
3 Tháo tuy ô cao áp Clê tháo tuy ô 
14 - 17 
Dùng nút đường ống tuy ô 
sau khi tháo 
4 Tháo giắc cắm điện Cẩn thận nhẹ nhàng, không 
đứt dây, chú ý các đầu dây 
5 Tháo cụm dẫn động bơm 
- Tháo nắp hệ bánh răng 
- Tháo đai ốc đầu trục 
bơm, vam bánh răng 
Khẩu 12- 14, Nới đều, chú ý doăng đệm 
6 Tháo đai ốc bắt bơm lấy 
bơm ra khỏi động cơ 
Khẩu 14-17 Đỡ bơm từ từ ra khỏi động 
cơ 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
55 
* Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo 
Trước khi lắp tiến hành 
- Lau thật kỹ các chi tiết trước khi lắp ráp, đảm bảo các bề mặt bịt kín của 
chúng khỏi các dị vật như bụi bẩn hoặc mạt kim loại. 
3.2. Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài bơm cao áp phân 
phối VE điều khiển bằng điện tử. 
- Trước khi tháo làm sạch bên ngoài bơm cao áp phân phối VE điều khiển 
bằng điện tử, dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn bám bên ngoài. Sau 
đó tiến hành tháo các bộ phận các chi tiết trong hệ thống theo quy trình tháo. 
- Sau khi tháo các bộ phận của hệ thống nhiên liệu : Tuy ô cao áp, vòi phun, 
bơm cao áp....tiến hành kiểm tra bên ngoài các bộ phận bằng phương pháp sử dụng 
trực quan dùng kính phóng đại hoặc mắt để quan sát các vết nứt, thủng, bẹp, vỡ và 
chảy rỉ bên ngoài các bộ phận của hệ thống. 
Hình 3.72: Bơm cao áp VE điều khiển bằng điên tử 
3.3. Lắp bơm cao áp phân phối VE lên động cơ. 
* Lắp bơm cao áp hệ thống EFI điêzen thông thường 
Lắp đặt bơm cao áp bằng cách gióng thẳng hàng các dấu ghi nhớ trên bơm 
phun với dấu vị trí tham khảo trên động cơ. 
Do ECU nhận biết được thời điểm phun và thực hiện những hiệu chỉnh thích 
hợp, nên không cần phải điều chỉnh thời điểm phun sau khi lắp ráp như đối với máy 
bơm điêzen loại cơ khí. 
Hình 3.73: Dấu lắp bơm cao áp 
Lắp đặt bánh răng phối khí 
Lắp lại bơm cao áp bằng cách gióng thẳng hàng các dấu trên bánh răng phối 
khí trục khuỷu, bánh răng căng đai và bánh răng dẫn động của bơm để khớp pha của 
bơm và động cơ. 
Giáo trình: SCBD Bơm cao áp điều khiển điện tử Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
56 
* Lắp đặt bơm và đai cam của EFI-điêzen có ống phân phối 
EFI-điêzen có ống phân phối, gióng thẳng các dấu ăn khớp ở trên các puly 
theo cách tương tự như trên. SCV và píttông trong bơm có thể được đồng bộ hóa 
bằng cách chỉnh thẳng hàng vị trí của puly bơm. 
Hình 3.74: Dấu lắp bơm cao áp 
* Lắp vòi phun 
Việc lắp các vòi phun phải được thực hiện một cách cẩn thận. 
Dùng dầu điêzen rửa sạch các bể mặt làm kín của vòi phun và các ống phun 
trước khi lắp chúng. 
Tuân thủ các hướng dẫn lắp nêu trong sách Hướng dẫn sửa chữa của kiểu xe 
tương ứng. Cần đặc biệt chú ý đến hướng lắp của các vòi phun và việc bố trí thẳng 
hàng của chúng với nắp quy lát. 
* Lắp đặt đường ống phun 
Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dưới đây để lắp đặt các ống phun. 
- Lắp lại chi tiết đã tháo vào vị trí ban đầu của nó, rửa sạch các ống phun và 
đảm bảo các bề mặt làm kín của chúng khỏi có các dị vật hoặc bị cào xước trước 
khi lắp các ống. 
- Do các ống phun không chịu được các thay đổi quá lớn về sự bố trí do đó 
phải tránh các thay đổi trong việc bố trí các chi tiết lắp lại. (Các ống không được sử 
dụng lại cho một động cơ khác và thứ tự xi lanh của các vòi phun không được thay 
đổi.) 
- Với lí do như vậy hãy thay các ống với các chi tiết mới nếu một chi tiết gây 
ảnh hưởng tới sự bố trí bắt buộc phải thay. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1: Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp sử dụng trong 
hệ thống EFI - điêzen thông thường và hệ thống EFI - điêzen sử dụng giàn phân 
phối? 
Câu 2: Hãy so sánh bơm cao VE sử dụng cho hệ thống EFI - điêzen thông 
thường và hệ thống EFI - điêzen sử dụng ống phân phối? 
Câu 3: Lập quy trình tháo lắp bơm cao áp VE điều khiển bằng điện tử? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sua_chua_bao_duong_bom_cao_ap_dieu_khien_dien_tu.pdf