Giáo trình Phát triển nông thôn

Chương I

NHẬP MÔN

I. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC

1. Vai trò của phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của

mỗi quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền

tảng, sự đóng góp của nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn.

Vai trò cơ bản của nông thôn và phát triển nông thôn được thể hiện dưới đây:

- Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng

của cả xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương thực, thực phẩm để nuôi

sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Sự gia tăng dân số là sức ép to lớn đối với

sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì

vậy, sự phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và thực

phẩm tiêu dùng cho toàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho

quốc gia.

pdf 163 trang phuongnguyen 8520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phát triển nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phát triển nông thôn

Giáo trình Phát triển nông thôn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 
TS. MAI THANH CÚC - TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ (đồng chủ biên) 
ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN - ThS. NGUYỄN TRỌNG ĐẮC 
GIÁO TRÌNH 
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..1 
HÀ NỘI - 2005 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  2 
LỜI NÓI ĐẦU 
Nông thôn Việt Nam với 74,8 % dân số, 72 % lực lượng lao động 
xã hội, tạo ra 40% GDP của cả nước, là nơi phân bố hầu hết các nguồn 
tài nguyên thiên nhiên, nơi sinh sống của 54 dân tộc trong cộng đồng 
các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, phát triển nông thôn có vai trò hết sức 
quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội 
nói chung của đất nước. 
Phát triển nông thôn là phạm trù rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực 
nghiên cứu và chuyên ngành khoa học khác nhau. Trong giới hạn của 
khoa học kinh tế và quản lý, giáo trình “Phát triển Nông thôn” được tập 
thể tác giả Bộ môn Phát triển nông thôn, Trường Đại học nông nghiệp I 
biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ kinh tế và quản lý 
thuộc chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Khuyến 
nông và những chuyên ngành khác liên quan đến hoạt động phát triển 
nông thôn. 
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở sử dụng và tham khảo thông 
tin của các bài soạn giảng, các cẩm nang, sách xuất bản, giáo trình liên 
quan và những kết quả nghiên cứu đã công bố về phát triển nông thôn 
của các tập thể, cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài nước. Các 
chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước 
ta là cơ sở lý luận chủ yếu cho giáo trình này. 
Trách nhiệm biên soạn được phân công cụ thể cho các tác giả như 
sau: TS. Quyền Đình Hà biên soạn chính Chương 2, Chương 3 và 
Chương 4; TS. Mai Thanh Cúc biên soạn chính Chương 1, Chương 5, 
Phần 1 của Chương 2 và Phần phụ lục; ThS. Nguyễn Tuyết Lan cùng 
tham gia biên soạn Chương 1; ThS. Nguyễn Trọng Đắc cùng tham gia 
đóng góp ý kiến cho các chương và Phần phụ lục. 
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả nhận được nhiều ý kiến 
đóng góp rất hữu ích cũng như sự khích lệ và ủng hộ của tập thể Bộ 
môn Phát triển Nông thôn, các đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế và Phát 
triển Nông thôn. Đặc biệt là các ý kiến đóng góp quý báu của GS. TS. 
Phạm Vân Đình, PGS. TS. Đỗ Kim Chung, Thạc sỹ Nguyễn Xuân Tin đã 
giúp chúng tôi chỉnh sửa và bổ sung hoàn thiện bản thảo giáo trình. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt thành đó. 
Giáo trình được biên soạn lần đầu, mặc dù tập thể tác giả đã cố 
gắng sử dụng có chọn lọc và cập nhật các thông tin nhưng chắc chắn 
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được 
sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các cán bộ chuyên môn, các 
đồng nghiệp gần xa và toàn thể bạn đọc để cho giáo trình này hoàn 
thiện hơn. 
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. 
Tập thể tác giả 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..3 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  4 
Chương I 
NHẬP MÔN 
I. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 
1. Vai trò của phát triển nông thôn 
Phát triển nông thôn có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của 
mỗi quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền 
tảng, sự đóng góp của nông thôn vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn. 
Vai trò cơ bản của nông thôn và phát triển nông thôn được thể hiện dưới đây: 
- Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng 
của cả xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương thực, thực phẩm để nuôi 
sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Sự gia tăng dân số là sức ép to lớn đối với 
sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì 
vậy, sự phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và thực 
phẩm tiêu dùng cho toàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho 
quốc gia. 
- Với 74,8% số dân sống bằng nông nghiệp, khu vực nông thôn thực sự là nguồn 
nhân lực dồi dào cho khu vực thành thị. Sự thâm nhập của lao động vào thành thị cũng 
như sự gia tăng dân số đều đặn ở các vùng thành thị là không đủ để đáp ứng nhu cầu lâu 
dài của phát triển kinh tế quốc gia. Nếu việc di chuyển nhân công ra khỏi nông nghiệp 
sang các ngành khác bị hạn chế thì sự tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng và việc phát triển 
kinh tế sẽ phiến diện. Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn định 
kinh tế của quốc gia. 
- Nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu vực thành thị 
hiện đại. Trước hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ các sản phẩm của công 
nghiệp. Nếu thị trường rộng lớn ở nông thôn được khai thông, thu nhập người dân nông 
thôn được nâng cao, sức mua của người dân tăng lên, công nghiệp có điều kiện thuận 
lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất của toàn ngành không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các 
yếu tố đầu vào của nông nghiệp. Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển 
công nghiệp và những ngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội. 
- Nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều tầng lớp, 
nhiều thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu cực đều sẽ ảnh 
hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của cả 
nước. Do đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm 
bảo ổn định tình hình của cả nước. 
- Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật, 
rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ 
môi trường sinh thái; việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực 
nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. 
- Vai trò của phát triển nông thôn còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô điểm cho 
môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn bó hài hoà giữa con người với thiên 
nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch 
sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao cuộc sống tinh thần cho con người. 
Công cuộc phát triển nông thôn ngày càng được chính phủ các nước trên khắp thế 
giới, nhất là các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm. Ở các quốc gia kém phát triển, 
vấn đề này càng được nhấn mạnh trong những năm gần đây. Quan điểm tập trung phát 
triển các vùng đô thị của nhiều quốc gia đã dẫn đến sự lạc hậu của các vùng nông thôn. 
Chính sự lạc hậu này là một trong những nguyên nhân tạo nên sự suy thoái kinh tế, đã 
và đang làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các khu vực đô thị và của cả nền kinh tế 
của quốc gia. Sự giàu có của các vùng nông thôn sẽ hỗ trợ và thúc đẩy mạnh quá trình 
tăng trưởng và phát triển của các thành phố và khu vực đô thị, thúc đẩy quá trình phát 
triển chung của đất nước. 
Với những vai trò quan trọng nêu trên, phát triển nông thôn là phần cơ bản và là 
đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển quốc gia. 
2. Giới thiệu về môn học Phát triển nông thôn 
Với vai trò của nông thôn như đã nói trên, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã 
đặt phát triển nông thôn trở thành vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã 
hội của quốc gia trong thập kỷ 2001-2010. Môn học Phát triển nông thôn nhằm đáp ứng 
nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý phát triển nông thôn. Đối tượng sử dụng giáo trình "Phát 
triển nông thôn" chủ yếu là sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, chuyên ngành 
Phát triển nông thôn và Khuyến nông. Ngoài ra, giáo trình còn là tài liệu nghiên cứu và 
tham khảo cho sinh viên đại học và sau đại học của các lĩnh vực liên quan đến hoạt 
động phát triển nông thôn. 
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng và đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực 
nghiên cứu và các chuyên ngành học khác nhau. Trong giới hạn giáo trình của một môn 
học, với góc độ chuyên môn về kinh tế và quản lý, nhóm biên soạn chỉ cố gắng hướng 
tới mục tiêu chủ yếu của giáo trình là cung cấp cho các đối tượng sử dụng: (i) Những lý 
luận và khái niệm cơ bản về nông thôn và phát triển nông thôn; (ii) Chiến lược và chính 
sách phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội và tài nguyên, môi trường nông thôn; (iii) 
Vai trò của thể chế và các tổ chức trong phát triển nông thôn và (iv) Cơ sở lý luận và 
các phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn. 
Để đáp ứng bốn mục tiêu nêu trên, trong phạm vi thời lượng 3 học trình, giáo trình 
được bố trí thành 5 chương như sau: 
Chương I- Nhập môn 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..5 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  6 
Ngoài phần giới thiệu môn học, nội dung cơ bản của chương I: Nêu và giải thích 
khái niệm “phát triển nông thôn”. Theo khái niệm này, phát triển nông thôn là: “một quá 
trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, 
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Quá trình này, trước hết 
chính là do người dân nông thôn với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức 
khác”. 
Khái niệm này chỉ ra: (i) Đối tượng phát triển là cư dân nông thôn (các cá nhân; 
gia đình/dòng họ; cộng đồng, trong đó nông dân là chủ yếu); (ii) Yếu tố/lĩnh vực phát 
triển là kinh tế (nông nghiệp; công nghiệp; dịch vụ...), văn hóa - xã hội và môi trường; 
(iii) Vai trò của các bên tham gia đối với phát triển (chủ thể dân cư nông thôn là chính, 
Nhà nước và tổ chức khác đóng vai trò hỗ trợ tích cực). 
Một cách tổng quát, chương này đã chỉ ra “một khung lý luận về phát triển nông 
thôn” làm cơ sở nội dung cho các chương sau của giáo trình. 
Chương II- Phát triển kinh tế nông thôn 
Nội dung cơ bản của chương II đề cập đến các vấn đề về phát triển kinh tế nông 
thôn, cụ thể là: (i) Khái quát vai trò của phát triển kinh tế nông thôn đối với sự phát triển 
kinh tế quốc dân từ đó nhấn mạnh thách thức về tăng cường kinh tế nông thôn; (ii) Giới 
thiệu tóm tắt các nguyên tắc kinh tế trong phát triển kinh tế nông thôn; (iii) Mô tả tóm 
tắt tính chất và cơ cấu của nền kinh tế nói chung, của kinh tế nông thôn nói riêng; (iv) 
Khái quát 4 loại hình doanh nghiệp hình thành ở nước ta và sự đóng góp đối với phát 
triển nông thôn; (v) Vai trò và quan điểm, chiến lược phát triển nông nghiệp, lâm 
nghiệp, thủy sản và nuôi trồng thủy sản; (vi) Vai trò và chính sách, chiến lược phát triển 
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ trong kinh 
tế nông thôn. 
Phụ lục 1 bổ sung kiến thức về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2010 và 
những vấn đề liên quan đến hoạch định chiến lược giúp bạn đọc có sự nhìn nhận tốt hơn 
về phát triển nông thôn và kinh tế nông thôn trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của 
đất nước. 
Chương III- Phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội và môi trường nông thôn 
Nhằm chi tiết thêm khái niệm “phát triển nông thôn”, chương này tiếp tục phân tích 
vai trò và chiến lược, chính sách phát triển các khía cạnh xã hội và môi trường trong 
nông thôn. Ngoài các nội dung chính được trình bày trong chương, phần Phụ lục 3 sẽ bổ 
sung thêm những nội dung chi tiết hơn về chiến lược bảo vệ môi trường của Chính phủ 
đến năm 2010. 
Người dân đóng vai trò trung tâm của công cuộc phát triển nông thôn. Người dân 
nông thôn phải là người hưởng lợi chính, là tác nhân chính của phát triển nông thôn. 
Những khía cạnh xã hội chủ yếu liên quan đến chủ thể nông thôn mà chương III đề cập 
đến bao gồm: tình trạng nhà ở thấp kém ở nhiều vùng, nghèo đói và suy dinh dưỡng, 
không đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục và cơ sở hạ tầng: đường sá, hệ 
thống cung cấp nước tưới, tiêu và khống chế lũ lụt, năng lượng, vận tải và thông tin. 
Môi trường là cơ sở bền vững cho phát triển nông thôn ở Việt Nam. Đất là tài 
nguyên quan trọng nhất. Đời sống quốc gia phụ thuộc vào năng suất của tài nguyên 
thiên nhiên - đất, rừng, ruộng, biển, sông và ao hồ. Điều kiện môi trường có tầm quan 
trọng thiết yếu cho hiện nay và cho các thế hệ tương lai. Thách thức phát triển nông 
thôn là quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo cách phục vụ nhu cầu của con 
người đồng thời bảo vệ chất lượng lâu dài của những tài nguyên đó. 
Chương IV- Vai trò của Nhà nước và các tổ chức trong phát triển nông thôn 
Để thực hiện phát triển nông thôn phải có sự tham gia của rất nhiều thành phần liên 
quan. Có thể phân các thành phần này ra 3 nhóm: (i) Chủ thể dân cư nông thôn, (ii) Nhà 
nước và (iii) Các tổ chức. Nội dung cơ bản của chương IV là phân tích vai trò của thể 
chế được thể hiện qua nhiệm vụ, vai trò của Nhà nước và các tổ chức đối với phát triển 
nông thôn. 
Người dân đóng vai trò là trung tâm, chủ động trong phát triển nông thôn. Nhà 
nước có vai trò thiết yếu như một người hỗ trợ chính cho tiến trình này. Vai trò của Nhà 
nước là tổ chức, hướng dẫn và phối hợp tất cả các hoạt động, đồng thời công nhận và 
khuyến khích hoạt động của bản thân người dân và của chính quyền các cấp tỉnh, 
huyện, xã, thôn (bản), các tổ chức quần chúng, nhóm tự lực, hợp tác xã kiểu mới, khu 
vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. 
Các tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông thôn, đó là: (i) 
Chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã, thôn; (ii) Các tổ chức quần chúng, hội nông dân, hội 
phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh; (iii) Hợp tác xã kiểu mới; (iv) Ngân 
hàng và các tổ chức tín dụng; (v) Khu vực tư nhân và (vi) Các doanh nghiệp nhà nước. 
Vai trò của các tổ chức này, với các khía cạnh đóng góp khác nhau được đề cập ở phần 
cuối của chương. 
Chương V- Nghiên cứu phát triển nông thôn 
Chương V cung cấp một cái nhìn tổng quát về nghiên cứu phát triển nông thôn qua 
hai phương pháp tiếp cận nghiên cứu, đó là: (i) Nghiên cứu truyền thống (thông thường) 
và (ii) Nghiên cứu tham dự (có tính tham gia). Chương này cũng cung cấp cho bạn đọc 
(những người trực tiếp, gián tiếp quản lý và nghiên cứu phát triển nông thôn) những chủ 
trương chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ nói chung 
cũng như hoạt động nghiên cứu phát triển nông thôn nói riêng ở Việt Nam. 
Phần quan trọng của chương V là một số phương pháp nghiên cứu phát triển nông 
thôn (Nghiên cứu thống kê, PRA, PLA). Phần này đề cập đến những lý luận cơ bản của 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..7 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  8 
từng phương pháp như: khái niệm, triết lý, nguyên tắc, đặc điểm và hệ thống công cụ, 
kỹ thuật, tổ chức thực hiện, viết báo cáo kết quả nghiên cứu. Phụ lục 2 trình bày chi tiết 
một số kỹ thuật, công cụ và phương pháp cụ thể của PRA và PLA nhằm giúp bạn đọc 
có khả năng vận dụng được các phương pháp này trong thực tiễn nghiên cứu phát triển 
nông thôn. 
Như đã trình bày, xây dựng và phát triển nông thôn là công việc rộng lớn và phức 
tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. 
Trong phạm vi chuyên ngành, môn học Phát triển nông thôn được  ... m, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu 
hiệu trong bảo vệ môi trường. 
- Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp 
giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát 
triển bền vững. 
II. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN ĐẾN NĂM 2020 
1. Ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao 
chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo đảm cho mọi người 
dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất nước, cảnh 
quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do Nhà nước quy định. 
2. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu chính 
- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi 
trường hoặc chứng chỉ ISO 14001. 
- 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung 
đạt tiêu chuẩn môi trường. 
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn 
đấu 30% chất thải thu gom được tái chế. 
- 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. 
- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. 
- 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng trong nội địa 
được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021. 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..153 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  154 
III. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010 
1. Mục tiêu tổng quát 
Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất 
lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu 
công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; 
cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Nâng cao 
khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu 
bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường 
do thiên tai gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo 
đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ 
động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, 
hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường trong 
nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, 
bảo đảm phát triển bền vững đất nước. 
2. Mục tiêu cụ thể 
a) Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm: 
- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được 
trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. 
- 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi 
trường hoặc chứng chỉ ISO 14001. 
- 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, 80% 
khu vực công cộng có thùng gom rác thải. 
- 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý 
nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, 
công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện. 
- An toàn hóa chất được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hóa chất có mức độ độc 
hại cao; việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường được 
hạn chế tối đa; tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. 
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 
64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. 
b) Cải thiện chất lượng môi trường: 
- Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước 
thải ở các đô thị và khu công nghiệp. Phấn đấu đạt 40% các đô thị có hệ thống tiêu thoát 
và xử lý nước thải riêng theo đúng tiêu chuẩn quy định. 
- Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, đoạn sông chảy qua các đô thị đã bị suy 
thoái nặng. 
- Giải quyết cơ bản các điểm nóng về nhiễm độc điôxin. 
- 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 
- 90% đường phố có cây xanh; nâng tỷ lệ đất công viên ở các khu đô thị lên gấp 2 
lần so với năm 2000. 
- 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và có 
cây trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất. 
- Đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước dùng 
cho nông nghiệp và nuôi trồng một số thủy sản. 
c) Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao: 
- Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái đã bị suy 
thoái nặng. 
- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên, khôi phục 
50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng cây 
phân tán trong nhân dân. 
- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm. 
- Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay đặc biệt là 
các khu bảo tồn biển và vùng đất ngập nước. 
- Phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng 80% mức năm 1990. 
d) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế 
các tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hóa: 
- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường 
theo ISO 14001. 
- 100% sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm soát. 
- Loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu chất thải nguy hại. 
IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 
1. Các nhiệm vụ cơ bản 
a) Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm: 
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường. 
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia, ngành và địa phương để 
ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trong 
phạm vi cả nước, ngành và địa phương. 
- Áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường. 
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn môi trường quốc gia và các tiêu chuẩn môi 
trường ngành. 
- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải. 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..155 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  156 
b) Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng: 
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 
64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. 
- Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và 
suy thoái nặng. 
- Khắc phục hậu quả suy thoái môi trường do chất độc hóa học sử dụng trong chiến 
tranh trước đây gây nên. 
- Ứng cứu sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường do 
thiên tai gây ra. 
c) Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên: 
- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài 
nguyên khoáng sản. 
- Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. 
- Bảo vệ tài nguyên không khí. 
d) Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm: 
- Các đô thị và khu công nghiệp. 
- Biển, ven biển và hải đảo. 
- Các lưu vực sông và vùng đất ngập nước. 
- Nông thôn, miền núi. 
- Di sản tự nhiên và di sản văn hóa. 
e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: 
- Bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. 
- Phát triển rừng và nâng diện tích thảm thực vật. 
- Bảo vệ đa dạng sinh học. 
2. Các giải pháp thực hiện 
a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. 
b) Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường. 
c) Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. 
d) Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và 
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 
e) Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường. 
g) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về bảo vệ 
môi trường. 
h) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. 
i) Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..157 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  158 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số văn bản pháp quy về quản lý hoạt động khoa 
học và công nghệ. Hà Nội, 2003. 
2. Bộ môn Kinh tế Phát triển, Ðại học Kinh tế quốc dân. Kinh tế phát triển. 
NXB Thống kê. Hà Nội, 1999. 
3. Đặng Mộng Lân & Nguyễn Như Thịnh. Công nghiệp hoá: Một số vấn đề lý 
luận và kinh nghiệm các nước. Trung tâm thông tin khoa học và kỹ thuật hoá 
chất. Hà Nội, 1994. 
4. Frankvogl & James Sinclair. Bùng nổ và phát triển kinh tế trong thế kỷ 21. 
NXB Thống kê. Hà Nội, 2002. 
5. Edwin Shanks, Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Kim Nguyệt, Oliver Maxwell và 
Dương Quốc Hùng. Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng ở Việt Nam. 
Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 2003. 
6. Hiran D. Dias and B.W.E. Wickramanayake. Rural Development Planning. 
Human Settlement Division. AIT Bangkok, 1993. 
7. Krasae Chanawongse. Rural Development Management: Principles, 
Propositions and Challenges. Khon Kaen University, Khon Kaen. Thailand, 
1991. 
8. Lê Quốc Sử. Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam. NXB Chính trị Quốc 
gia. Hà Nội, 1998. 
9. Lê Thị Ái Lâm. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: 
Kinh nghiệm Ðông Á. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 2003. 
10. Luder Cammann, Bùi Thị Kim và Bùi Sơn Hà. Sổ tay học và hành động có sự 
tham gia. Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em & Tổ chức Xây 
dựng Năng lực Quốc tế Đức. Công ty in Tạp chí Cộng sản, 2004. 
11. Ngân hàng Thế giới. Phát triển và môi trường: Báo cáo thế giới năm 1992. 
Hà Nội, 1993. 
12. Ngô Doãn Vịnh. Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 
ở Việt Nam: Học hỏi và sáng tạo. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2003. 
13. Nguyễn Hữu Ngoan & Tô Dũng Tiến. Giáo trình Thống kê nông nghiệp. 
NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 2005. 
14. Nguyễn Sinh Cúc. Nông nghiệp Việt Nam 1945 - 1995. NXB Thống kê. Hà 
Nội, 1995. 
15. Nguyễn Xuân Thắng. Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền 
kinh tế thế giới. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. 
16. Nguyễn Trọng Xuân. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 2002. 
17. Nguyễn Văn Cư. Ổn định chính trị-xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt 
Nam. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004. 
18. Nguyễn Văn Phúc. Công nghiệp nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải 
pháp phát triển. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004. 
19. Mai Thanh Cúc. Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). 
Tài liệu tập huấn cho cán bộ tham gia Dự án Bảo tồn Đa dạng sinh học nông 
nghiệp. Viện Di truyền nông nghiệp. Hà Nội, 2004. 
20. Mai Thanh Cúc. Giám sát và đánh giá dự án có sự tham gia của người dân. 
Tài liệu tập huấn cho cán bộ tham gia Dự án Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh. 
Hà Tĩnh, 2003 
21. Mai Thanh Cúc. Phát triển cộng đồng. Tài liệu tập huấn cho cán bộ tham gia 
Dự án Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh. Hà Tĩnh, 2002. 
22. Manuel B. Garcia. Socialogy of Development. Philippines, 1985. 
23. Marc P. Lammerink. Một số thí dụ chọn lọc về nghiên cứu tham dự. Hà Nội, 
2001. 
24. Michael Dower. Bộ cẩm nang đào tạo và thông tin về Phát triển nông thôn 
toàn diện. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 2004. 
25. Phạm Xuân Nam. Triết lý phát triển ở Việt Nam: Mấy vấn đề cốt yếu. NXB 
Khoa học xã hội. Hà Nội, 2002. 
26. Quyền Ðình Hà, Nguyễn Xuân Tin, Nguyễn Tuyết Lan. Bài giảng Kinh tế 
phát triển nông thôn. Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 1995. 
27. Quyền Ðình Hà. Bài giảng Phát triển nông thôn cho hệ cao học và NCS. 
Trường ÐHNN I Hà Nội, 1999-2000. 
28. Raann Weitz. Integrated Rural Development. Rehovot Israel, 1979. 
29. Robert Chamber. Phát triển nông thôn. NXB Ðại học và Giáo dục chuyên 
nghiệp. Hà Nội, 1991. 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..159 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  160 
30. Saihullah Syed. Phát triển nông nghiệp và nông thôn châu Á - Một số bài học 
đối với Việt Nam. Ban hỗ trợ chính sách FAO. Hà Nội, 1998. 
31. Tô Duy Hợp. Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội, 
1997. 
32. Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 
2003. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 
33. The World Bank. The Development Data Book: A Guide to Social and 
Economic Statistics. Washington D.C., 2000. 
34. Trung tâm Nghiên cứu - Đào tạo Quản trị nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát 
triển nông thôn theo vùng. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 2004. 
35. Văn kiện Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ IX. Chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội 2001-2010 (Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Ðảng khoá 8 tại 
Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Ðảng). Nhà xuất bản Chính trị Quốc 
gia. Hà Nội, 2003. 
36. Viện Chiến lược Phát triển. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Một số vấn 
đề lý luận và thực tiễn. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004. 
37. Vũ Thị Bình. Giáo trình quy hoạch phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp. 
Hà Nội, 1999. 
MỤC LỤC 
Trang 
Lời nói đầu 3 
Chương I 
 NHẬP MÔN 5 
I. Giới thiệu về môn học 5 
II. Lý luận về nông thôn 9 
III. Lý luận về tăng trưởng và phát triển 15 
IV. Lý luận về phát triển nông thôn 18 
V. Hệ thống chỉ tiêu phát triển nông thôn 24 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN CHƯƠNG I 30 
Chương II 
 PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN 31 
I. Tổng quan về kinh tế nông thôn 31 
II. Phát triển nông nghiệp 36 
III. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn 47 
IV. Phát triển dịch vụ nông thôn 59 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN CHƯƠNG II 64 
Chương III 
 PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG DỊCH VỤ XÃ HỘI 
 VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 65 
I. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 65 
II. Phát triển dịch vụ xã hội nông thôn 70 
III. Phát triển môi trường nông thôn 73 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN CHƯƠNG III 79 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..161 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  162 
Chương IV 
 VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC 
 TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 80 
I. Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông thôn 80 
II. Vai trò của các tổ chức trong phát triển nông thôn 84 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN CHƯƠNG IV 88 
Chương V 
 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 89 
I. Tổng quan về nghiên cứu phát triển nông thôn 89 
II. Phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn 91 
III. Tổ chức nghiên cứu phát triển nông thôn 106 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN CHƯƠNG V 110 
Phụ lục
Phụ lục 1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 113 
Phụ lục 2. BỘ CÔNG CỤ CỦA PLA 123 
Phụ lục 3. CHIẾN LƯỢC BẢO VỀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 
 ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 146 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 
 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Phát triển Nông thôn.  ..163 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phat_trien_nong_thon.pdf