Giáo trình Phân tích hệ thống môi trường (Phần 2)
Chương 7: CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI
TRƯỜNG (Environmental Risk Assessment)
CÁC MỤC TIÊU HỌC CHƯƠNG 7:
Trong chương này giới thiệu tóm tắt về công cụ đánh giá rủi ro môi trường:
1. Tổng quan và các khái niệm cơ bản về công cụ Đánh giá rủi ro môi trường
(ERA)
2. Lịch sử tóm tắt và phân loại, phân bậc ERA
3. Những kiến thức cơ bản về quy trình ERA: Xác định mối nguy hại, đánh giá
phơi nhiễm, đánh giá độc học, mô tả đặc trưng rủi ro và quản lý rủi ro.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phân tích hệ thống môi trường (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phân tích hệ thống môi trường (Phần 2)
Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 127 127 Chương 7: CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG (Environmental Risk Assessment) CÁC MỤC TIÊU HỌC CHƯƠNG 7: Trong chương này giới thiệu tóm tắt về công cụ đánh giá rủi ro môi trường: 1. Tổng quan và các khái niệm cơ bản về công cụ Đánh giá rủi ro môi trường (ERA) 2. Lịch sử tóm tắt và phân loại, phân bậc ERA 3. Những kiến thức cơ bản về quy trình ERA: Xác định mối nguy hại, đánh giá phơi nhiễm, đánh giá độc học, mô tả đặc trưng rủi ro và quản lý rủi ro. 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: • Rủi ro (Risk) Một sự đo lường tiềm năng đối với thiệt hại bao gồm khả năng xảy ra tai nạn (sự kiện/năm) va các hệ quả của tai nạn (các tác động/sự kiện) Rủi ro là sự kết hợp của xác suất hay tần suất của sự xuất hiện một mối nguy hại xác định nào đó và tầm quan trọng của những hậu quả từ sự xuất hiện đó (The Royal Society, 1992). • Phân tích rủi ro (Risk Analysis) Phân tích rủi ro là sự sử dụng có hệ thống những thông tin có sẵn để xác định các mối nguy hại và để ước lượng rủi ro đối với cá nhân, quần thể, tài sản, hoặc môi trường. Đưa ra ước lượng định lượng của rủi ro dựa trên đánh giá công nghệ và kỹ thuật tóan học để ước lượng kết hơp của khả năng xảy ra tai họa và các hệ quả. Phân tích rủi ro bao gồm việc xác định các sự cố không mong muốn, các nguyên nhân và các hậu quả của các sự cố đó. • Đánh giá rủi ro (Risk Assessment) Đánh giá rủi ro là tiến trình thông qua đó, các kết quả của phân tích rủi ro được sử dụng cho việc ra quyết định hoặc thông qua xếp hạng tương đối của các chiến lược giảm thiểu rủi ro hay thông qua so sánh với các mục tiêu rủi ro. Quá trình đánh giá rủi ro đặt ra 3 câu hỏi: (1) Cái gì có thể gây sai sót?; (2) Tần suất xảy ra như thế nào?; (3) Hậu quả là gì? Kĩ thuật đánh giá rủi ro được sử dụng trên một diện rộng, ở nhiều ngành nghề và lĩnh vực: an toàn không gian, công nghiệp hạt nhân, xác lập tỉ lệ bảo hiểm dân sự, cải thiện sự an toàn trong các nhà máy hoá chất Ngoài ra, đánh giá rủi ro còn là một phương pháp thông dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (phục hồi môi trường ở các địa điểm bị ô nhiễm). • Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk Assessment (RA)) là một kỹ thuật nhằm đánh giá một cách có hệ thống các tác động có hại thực tế hay tiềm tàng của các chất ô nhiễm lên sức khỏe của thực vật, động vật hay toàn bộ hệ sinh thái. ERA cần phải trả lời câu hỏi: Các ô nhiễm có khả năng đã và đang gây tổn hại như thế nào? Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 128 128 Các kỹ thuật đánh giá rủi ro dựa trên một mô hình nhân quả áp lực ép - đáp ứng, trong đó một chất ô nhiễm được vận chuyển từ nguồn theo một được đi đến một nơi nhận (người, thực vật, động vật). Nguồn Đường đi (pathway) Nơi nhận (Receptor) Mục đích của thực hiện đánh giá rủi ro là xác định con người hay các yếu tố môi trường bị tác động tổn hại bởi ô nhiễm đất, nước và không khí? Điều đó sẽ cho phép người quản lý đất quyết định về việc quản lý các rủi ro trong vùng có liên quan. • Mối nguy hại (Hazard) Mối nguy hại được định nghĩa là những trường hợp, khả năng mà trong những tình huống cụ thể có thể dẫn tới nguy hiểm. (The Royal Society, 1992) Bảng 7. 1: Phân loại các mối nguy hại Rủi ro do tổn hại tự nhiên Bệnh ngoài da (Epidemic) Lụt lội Nhiệt độ băng giá Trượt đất và bùn Chiếu sáng Hoạt động địa chấn Băng tuyết Lốc xóay Bão nhiệt đới Bão Lốc xóay Sóng thần Sụp lơ đất Lửa rừng hoang Bão Rủi ro cơ sở hạ tầng Hầm mỏ Cộng đồng Dịch vụ khẩn cấp Tác động nghề nghiệp Hệ thống kiểm sóat lũ Các bệnh viện Luồng vật liệu Hạ tầng bên cạnh Hệ thống giao thông Các dịch vụ tiện ích o Điện o Khí thiên nhiên o Nước sinh hoạt o Xử lý nước thải o Viễn thông o Dây/mobile Rủi ro ở mức tại một địa điểm Phơi nhiễm amiăng Hệ thống khí nén Hệ thống công cụ và kiểm tra Phân phối điện Các phơi nhiễm từ bên ngoài Xử lý khí hơi Các thiết bị hạ tầng và tiến trình Cháy nổ Sự thay đổi quản lý Sự quản lý của nhà thầu Hê thống viễn thông Hệ thống nước thải 2. LỊCH SỬ TÓM TẮT CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG Phương pháp giải quyết vấn đề dựa vào việc xem xét những rủi ro trở nên nổi bật trong công nghiệp hạt nhân và được tiến hành rộng rãi trong công nghiệp không gian, là ngành có nhiều hệ thống phức tạp và cần thiết phải có độ tin cậy rõ ràng. Trong những năm 1960, phương pháp Đánh giá xác suất của rủi ro - Probabilistic Risk Assessment (PRA) đã phát triển trong ngành công nghiệp này. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 129 129 Sau những sự cố về công nghiệp vào những năm giữa thập niên 70 (đáng chú ý nhất là vụ nổ cyclohexane ở Flixborough (Anh) năm 1974 và vụ thoát hơi dioxin tại Seveso (Italia) năm 1976), khung phương pháp luận của công nghiệp hạt nhân được áp dụng trong công nghiệp hoá chất và công nghiệp dầu mỏ ở châu Âu những năm 1980. Có nhiều quy định đối với những chất nguy hại được hình thành. Ở Anh quốc, những quy định được thực hiện thông qua quy định CIMAH, còn ở châu Âu thì thông qua hướng dẫn Seveso. Chúng được thực hiện dưới nhiều hình thức ở các nước châu Âu. Vào thập niên 1970, phương pháp Đánh giá định lượng rủi ro – Quantitative Risk Assessment (QRA) và hướng dẫn Seveso (I và II) đã được sử dụng trong công nghiệp hoá chất. Từ những năm 1990, trong công nghiệp tàu biển đã áp dụng phương pháp Đánh giá độ an toàn – Formal Safety Assessment (FSA). Gần đây nhiều nghiên cứu tại các nước phát triển đã đưa ra nhiều phương pháp đánh giá rủi ro liên quan đến môi trường, bao gồm đánh giá rủi ro sức khỏe, đánh giá rủi ro sinh thái và đánh giá rủi ro công nghiệp. 3. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ RỦI RO Về tổng quan, khoa học đánh giá rủi ro môi trường được chia thành: Đánh giá rủi ro công nghiệp (Industrial Risk Assessment), Đánh giá rủi ro sức khoẻ (Health Risk Assessment), và Đánh giá rủi ro sinh thái (Ecological Risk Assessment). a) Đánh giá rủi ro sức khoẻ (HRA) HRA là tiến trình sử dụng các thông tin thực tế để xác định sự phơi nhiễm của cá thể hay quần thể đối với vật liệu nguy hại hay hoàn cảnh nguy hại. Đánh giá rủi ro sức khoẻ có 3 nhóm chính: Rủi ro do các nguồn vật lý (được quan tâm nhiều nhất là những rủi ro về bức xạ từ các nhà máy hạt nhân hoặc các trung tâm nghiên cứu hạt nhân). Rủi ro do các hoá chất Rủi ro sinh học (Đánh giá rủi ro đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, hoặc đánh giá rủi ro đối với những sinh vật biến đổi gen). b) Đánh giá rủi ro sinh thái (EcoRA) Về cơ bản, đánh giá rủi ro sinh thái (EcoRA) được phát triển từ đánh giá rủi ro sức khoẻ (HRA). HRA quan tâm đến những cá nhân, cùng với tình trạng bệnh tật và số người tử vong. Trong khi đó, EcoRA lại chú trọng đến quần thể, quần xã và những ảnh hưởng của các chất lên tỷ lệ tử vong và khả năng sinh sản. EcoRA đánh giá trên diện rộng, trên rất nhiều sinh vật. Đánh giá rủi ro sinh thái có 3 nhóm: Đánh giá rủi ro sinh thái do hoá chất Đánh giá rủi ro sinh thái đối với các hóa chất bảo vệ thực vật Đánh giá rủi ro sinh thái đối với sinh vật biến đổi gen c) Đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA) Có các nội dung: Đánh giá rủi ro đối với các địa điểm đặc biệt có sự phát thải không theo quy trình. Đánh giá rủi ro đối với các địa điểm đặc biệt có sự phát thải theo quy trình. Đánh giá rủi ro trong giao thông Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 130 130 Đánh giá rủi ro trong việc lập kế hoạch tài chính Đánh giá rủi ro sản phẩm và đánh giá vòng đời sản phẩm Đưa ra các số liệu về giảm thiểu rủi ro. 4. CẤP ĐỘ HAY BẬC ĐÁNH GIÁ RỦI RO: Đánh giá rủi ro môi trường có thể thực hiện ở 3 cấp độ chi tiết: Ở mỗi cấp độ, 5 nhiệm vụ chính được thực hiện để cung cấp thông tin: Xác định mối nguy hại, đánh giá phơi nhiễm, đánh giá liều- phản ứng; Đánh giá độc học, mô tả đặc trưng rủi ro. Sau đó, các thông tin và dữ liệu này được sử dụng để ra quyết định hay quyết định có cần phải tiếp tục thực hiện đánh giá cấp độ cao hơn vì đòi hỏi chi tiết hơn. Nhìn chung, mức độ chi tiết và định lượng của dữ liệu ở mỗi cấp độ như sau: • Cấp 1: mô tả định tính. • Cấp 2: bán định lượng • Cấp 3: định lượng Vai trò của đánh giá rủi ro trong khuôn khổ rộng hơn của việc quản lý rủi ro được giải thích trong hình dưới đây: Hình 7. 1: Khái quát qui trình và cấp độ đánh giá rủi ro môi trường 5. QUY TRÌNH TỔNG QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỞNG Đối với cả 3 phương pháp HRA, EcoRA, IRA nhìn chung đều áp dụng chung một phương pháp luận đánh giá, tuy chỉ khác nhau về chi tiết theo yêu cầu riêng của mục tiêu đánh giá. Ngòai ra, các nước khác nhau có những phương pháp và quy trình đánh giá khác nhau. Các quy trình khác nhau có những nét khác nhau, nhưng nhìn chung gồm có những bước thể hiện trong hình 7.2 sau đây: Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 131 131 Hình 7. 2: Quy trình đánh giá rủi ro môi trường tổng quát 5.1. Xác định mối nguy hại 5.1.1. Khái niệm Xác định mối nguy hại là phân tích khoa học nhằm xác định xem có hiện hữu các mối quan hệ nhân – quả nào giữa các tác nhân – hóa chất gây nguy hại hoặc có tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường hay không ?”. Bước này nhằm trả lời câu hỏi: “Có tồn tại hay không các tác nhân gây nguy hại trong khu vực quan tâm ?”. Xác định mối nguy hại giúp đưa ra nhận định định tính ban đầu về rủi ro về mặt tác động đến sức khỏe. Mục đích là thu thập tất cả các thông tin phù hợp từ phòng thí nghiệm và dịch tể học nhằm xác định sự hiện diện các mối nguy hại đối với sức khỏe con người trong môi trường. Các bước tiếp theo của đánh giá rủi ro tùy thuộc vào các phát hiện trong giai đoạn xác định mối nguy hại. 5.1.2. Nội dung xác định mối nguy hại Những nội dung chính của công việc nhận diện mối nguy hại bao gồm: - Nhận diện các loại nguy hại – những mối nguy hại này có thể là các tác nhân hóa học, điện, vật lý, cơ học, cháy nổ hoặc các nguy hại về sức khỏe hay là sự kết hợp các tác nhân vừa kể trên. Có thể gom thành nhóm các mối nguy hại: Các nguy hại vật lý: rơi, dụng cụ thủ công, gảy, vỡ cây. Máy móc, xe xộ, điện, áp lực, bức xạ, tiếng ồn và chấn động. . Các nguy hại hóa học – độc chất, lửa, nổ và ô nhiễm Các nguy hại sinh học – động vật, vi sinh vật , thực vật Hiện tượng tự nhiên – nhiệt, lạnh, nước, thời tiết (tuyết, băng, sương mù). - Nhận diện các mối nguy hại riêng lẻ mà có nguy cơ xảy ra dưới một số các điều kiện kèm theo. - Liệt kê các hóa chất đưa vào đánh giá rủi ro và lý do lựa chọn . - Đánh giá các đặc trưng vật lý, hóa học, độc học của các hóa chất đã chọn cũng như tình trạng của chúng trong môi trường và con người. Đánh giá phơi nhiễm Đánh giá liều – phản ứng Mô tả rủi ro Quản lý rủi ro Xác định mối nguy hại Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 132 132 - Chất lượng dữ liệu được xem xét và thống kê được đánh giá . - Xác định các quần thể phụ (các vật tiếp nhận), ví dụ địa điểm phục hồi hóa chất – các công nhân, người xâm nhập, người thăm viếng, dân thường trú bên cạnh, trẻ em và công nhân văn phòng. - Lựa chọn các chủ điểm nhạy cảm nhất (mô cơ bị tác động và kiểu tác động như là ung thư gan). Trong vấn đề quyết định hóa chất nào nên đưa vào xem xét, cần xác định các chất ô nhiễm nào sẽ được đưa vào đánh giá rủi ro, và lý do lựa chọn chúng. Chúng ta có thể gặp khó khăn đối với các hợp chất, ví dụ, địa điểm chôn lấp nhiều hóa chất, tốt hơn nên xác định rủi ro đối với sức khỏe đối với từng hóa chất nào nhạy cảm nhất.. ∗ Mô tả đặc trưng của các tác nhân – hóa chất - Xác định ảnh hưởng của các tác nhân – hóa chất này lên vật tiếp nhận một khi những độc tính tiềm tàng của chúng kết hợp với phơi nhiễm hóa chất. - Mô tả các tác động vật lý, sinh học, hóa học của chất ô nhiễm là gì? ∗ Mô tả địa điểm Xác định địa điểm đó trên bản đồ, ranh giới, các điều kiện về địa hình, địa chất, thủy văn, kinh tế - xã hội. Mô tả đặc trưng của địa điểm: các đặc trưng khái quát về vật lý của địa điểm, kiểu sử dụng đất hiện tại và trong tương lai, quần thể gần nhất cách xa địa điểm đó là bao nhiêu, hoạt động của con người tại đó là gì, nhóm người nào có khả năng phơi nhiễm tiềm tàng, Mô tả liên quan đến bất cứ yếu tố nào có ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Các câu hỏi có thể tham khảo như sau: + Hệ thống phụ thuộc vào cái gì? (input) + Các hoạt động nào được thực hiện bởi hệ thống (chức năng) + Hệ thống cung cấp dịch vụ , sản phẩm gì? + Các môi quan hệ tổ chức, nhân sự , kỹ thuật. + Các quan hệ kinh tế, chính trị xã hội có ý nghĩa. + Các hỗ trợ từ bên ngoài nếu sự cố xảy ra. + Chỉ ra các mối quan hệ cụ thể có ý nghĩa đối với sự an toàn. + Công ty lớn có thể chia thành các bộ phận + Sự phân tích quá chi tiết thành các thành phần nhỏ sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực, nhưng nếu chia sơ lược, có thể vô tình bỏ qua các sự kiện hiếm nhưng có ý nghĩa. + Một kỹ thuật phân tích thành phần có thể sự dụng là kỹ thuật phân tích phả hệ nhánh cây. Hình 7. 3: Nhận biết thành phần hệ thống theo cơ cấu cấp bậc Để tiện việc mô tả địa điểm, có thể tiến hành phân tích thành phần cấu trúc của địa điểm đánh giá và lập ra khung làm việc sau đây: Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 133 133 Bảng 7. 2: Ma trận địa điểm - nguy hại Mối nguy hại Thành phần, Bộ phận Cháy Nổ Hóa chất Vật rơi Thành phần 1 Thành phần 2 Thành phần 3 . . . . . . . . . . . Thành phần 1 5.1.3. Thông tin đầu vào cho công việc xác định mối nguy hại Có nhiều phương pháp được áp dụng để tiến hành nhận diện các mối nguy hại và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp nào là thích hợp và cần thiết nhất để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là danh sách liệt kê các phương pháp và công cụ sử dụng trong bước nhận diện các mối nguy hại. - Dữ liệu thống kê các báo cáo tai nạn trước đây: vị trí xảy ra, máy móc, con người, tuổi tác, thời gian xảy ra trong ngày, ngày xảy ra trong tuần, phần cơ thể bị chấn thương, mức độ nghiêm trọng, các nghề nghiệp thường xảy ra. - Quá trình kiểm tra môi trường làm việc: - Các kế hoạch quản lý rủi ro - Các tài liệu dự án (charter, WBS, ...) - Các dự án ưu tiên và công cộng - Các thông tin dịch tể học - Các nghiên cứu trên động vật: bao gồm cơ chế biết và không biết chọn lựa sinh vật thử nghiệm cho phù hợp. - Liều lượng thí nghiệm: ngoại suy từ cao đến thấp - Tính không ổn định của các tài liệu tham khảo - Tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý, tình trạng dinh dưỡng. Hình 7. 4: Trình tự khái quát trong quá trình đánh giá rủi ro môi trường. 5.1.4. Các phương pháp và công cụ xác định mối nguy hại ∗ Phương pháp lập bảng danh mục kiểm tra Là công việc liệt kê các mối nguy hại đang hiện diện trên vùng quan tâm dưới dạng bảng dựa trên các thông tin thu thập được (các báo cáo, dự án, ). ∗ Phương pháp khảo sát thực địa Giáo trình phân tích hệ th ... thống với tiến trình biến đổi, xử lý Các mối liên hệ giữa các thành phần và giữa HT và môi trường hình thành nên một mạng các qui trình liên hệ và tương tác nhau, chúng liên kết nhau để tạo ra sự thống nhất hành động chung nhằm hoàn thành các mục tiêu xác định của HT. Hình 12. 8: Mô hình tiến trình biến đổi thông tin trong qui trình xin chứng nhận môi trường Ví dụ qui trình cấp giấy chứng nhận không gây ô nhiễm môi trường ở Sở Tài nguyên môi trường nào đó. Các qui trình thành phần của HT tạo thành một tổng thể. Một qui trình (procedure) là một loạt các chỉ dẫn từng bước chỉ ra: Cái gì sẽ được làm?; Ai sẽ làm nó?; khi nào nó được làm ?; Nó được làm bằng cách nào? (What, Who, When, How). Các qui trình nói lên các cấu phần tích hợp thành tổng thể. Ứng dụng phân tích tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình trong quản lý môi trường có thể thực hiện trong 8 bước: 1) Xác định mục tiêu hệ thống quản lý, mục tiêu của qui trình 2) Phân tích cấu trúc thành phần của tổ chức (hệ thống quản lý) 3) Nhận biết ranh giới hệ thống – môi trường 4) Xác định thông tin đầu vào của qui trình 5) Phân tích các bước biến đổi thông tin về mặt luận lý (logic): thông tin đầu vào, thông tin đầu ra , nhiệm vụ biến đổi thông tin của bước. 6) Trong mỗi bước, xác định : việc gì cần làm, ai làm, khi nào làm, làm như thế nào? 7) Bố trí phân công nhiệm vụ cho từng thành phần của tổ chức (phân tích về mặt vật lý) 8) Biên soạn qui trình thành văn bản bao gồm qui trình cho nội bộ hệ thống quản lý và hướng dẫn thông tin đầu vào và quá trình thực hiện qui trình cho bên ngoài. 1) Xác định mục tiêu hệ thống quản lý Cần phân định mục tiêu của hệ thống quản lý là gì, từ đó xác định nhiệm vụ của qui trình quản lý là góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của tổ chức quản lý. Vd: Mục tiêu hệ thống là quản lý tài nguyên nước Mục tiêu qui trình là cấp giấy phép khai thác nước ngầm 2) Phân tích cấu trúc thành phần của tổ chức (hệ thống quản lý) Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 238 238 Nhận dạng các thành phần của hệ thống để hiểu rõ chức năng của từng bộ phận trong tổ chức quản lý nhằm phục vụ cho phân tích bố trí phân công trong qui trình (phân tích vật lý) Vd: Sở Tài nguyên Môi trường bao gồm các phòng ban nào? Chức năng và nhiêm vụ mỗi phòng ban là gì? 3) Nhận biết ranh giới hệ thống – môi trường Xác định rõ ranh giới hệ thống quản lý để biết nơi đi vào và nơi đi ra khỏi qui trình Vd: Ai là đối tượng “khách hàng” của qui trình? 4) Xác định thông tin đầu vào, đầu ra của qui trình Xác định yêu cầu đầu vào qui trình Xác định sản phẩm đầu ra của qui trình (cần phân tích tất cả các tình huống để đảm bảo các đầu ra của qui trình phù hợp) Vd: Đối với qui trình cấp phép khai thác nước ngầm + Đầu vào cần có giấy tờ gì, nội dung của các giây tờ kê khai, đơn như thế nào? + Đầu ra của quy trình là văn bản gì? Giấy phép hay thông báo?. . .. Hình 12. 9: Các bước biến đổi, xử lý thông tin trong qui trình cấp giấy chứng nhận môi trường 5) Phân tích các bước biến đổi thông tin về mặt luận lý (logic): thông tin đầu vào, thông tin đầu ra , nhiệm vụ biến đổi thông tin của từng bước. Xây dựng một lưu đồ về tiến trình biến đổi thông tin của qui trình 6) Trong mỗi bước, xác định : việc gì cần làm, ai làm, khi nào làm, làm như thế nào? Cụ thể hóa từng bước nhằm bảo đảm cho mỗi bước thực hiện được sự biến đổi thông tin đầu vào thành thông tin đầu ra. Việc gì cần làm trong bước này? + Ai sẽ làm nó? (nhân viên hay lãnh đạo, chuyên gia kỹ thuật. . .) + Khi nào thì thực hiện nó? Trong thời gian bao lâu? + Công việc sẽ được thực hiện như thế nào, mô tả cụ thể chi tiết nhằm đảm bảo thông tin đầu vào được biến đổi thành thông tin đầu ra của bước này. Ví dụ về phân tích logic (luận lý) cho qui trình cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường của một Sở Tài nguyên môi trường Bước nhận hồ sơ: + Việc gì: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 239 239 + Ai làm: Nhân viên phòng tiếp nhận hồ sơ. + Khi nào làm: Ngay khi nhận hồ sơ từ các doanh nghiệp + Làm như thế nào: - Kiêm tra hồ sơ theo qui định gồm đơn và bảng đăng ký môi trường. - Vô sổ, cho số hồ sơ, - Làm biên nhận hồ sơ (phiếu hẹn) - Làm phiếu chuyển hồ sơ sang bước thẩm định. 7) Bố trí phân công nhiệm vụ cho từng thành phần của tổ chức (thiết kế về mặt vật lý) Xem xét chức năng và nhiệm vụ của các thành phần trong tổ chức để bố trí phân công trách nhiệm về các bước thực hiện đã phân tích trong phần phân tích logic. 8) Biên soạn qui trình thành văn bản:bao gồm qui trình cho nội bộ hệ thống quản lý và hướng dẫn thông tin đầu vào và quá trình thực hiện qui trình cho bên ngoài. + Qui trình cho nội bộ: + Mục đích của qui trình + Các bước thực hiện (thể hiện việc gì cần làm, ai làm, khi nào làm và làm như thế nào?) + Điều khoản thực hiện (Phạm vi thời hiệu áp dụng) Qui trình hướng dẫn khách hàng: + Các bước mà khách hàng cần thực hiện để đạt được mục tiêu . 3.6. Lập bản đồ môi trường (Eco-mapping) cho công ty 3.6.1. Khái niệm Lập bản đồ môi trường là một công cụ đơn giản ban đầu giúp các tổ chức, công ty nhỏ khi thực hiện quản lý môi trường Là một sự kiểm kê thực tế và vấn đề môi trường. Lập bản đồ môi trường là một phương pháp hệ thống để định hương việc xem xét môi trường tại chỗ. Đó là một bộ sưu tập thông tin trình bày hiện trạng bằng hình ảnh, là công cụ làm việc và tạo ra sự khuyến khích quan tâm môi trường và là một công cụ mà các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ có thể tự làm. Ngoài ra đó là một công cụ cho phép nhân viên, công nhân tham gia đánh giá môi trường (khi thực hiện các chứng chỉ ISO, EMAS). Lập bản đồ môi trường là một công cụ thực hành dùng để xác định thông tin về các khía cạnh môi trường , các tác động và kết quả hóat động môi trường tại tổ chức, công ty dưới dạng nhìn thấy trực quan. Bản đồ môi trường xây dựng một hình ảnh về thông tin môi trường chủ yếu bằng cách sử dụng màu và ký hiệu trên bản đồ nền của tổ chức, công ty. Cách tiếp cận đơn giản làm cho bản đồ môi trường rất dễ hiểu và là một công cụ hỗ trợ giúp nâng cao nhận thức nhân viên và các bên có liên quan về các tác động môi trường của các hoạt động của tổ chức, công ty. Vì vậy, khi thực hiện bản đồ môi trường, nên tập hợp nhân viên tham gia ý kiến đánh giá. Qui trình thực hiện bản đồ môi trường Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 240 240 1. Vẽ ra bản đồ địa điểm. Tốt nhất là in ra khổ A3. Bản đồ địa điểm bao gồm ranh giới tổ chức, công ty, các toàn nhà, các phân xưởng, bải đậu xe, lối vào, khu vực thóat nước, các tòa nhà bên cạnh, các đặc trưng môi trường chung quanh như sông suối, cây, khu vực thảm cỏ, bải lầy. . .Nếu cần, cũng cần có một bản đồ vị trí của tổ chức, công ty với tỉ lệ nhỏ hơn, thể hiện các hoạt độnhg chung quanh tổ chức, công ty. 2. Xây dựng một khóa tra màu ghi chú các loại khía cạnh và tác động môi trường bằng các ký hiệu (và các ký hiệu khi cần- Chúng ta sẽ dễ dàng chú ý vào mã màu trước tiên). Các ký hiệu đánh dấu các địa điểm có vấn đề môi trường: Để lập các bản đồ chuyên đề, người thực hiện cần tự xây dựng các ký hiệu nhưng ít nhất sử dụng hai ký hiệu sau: Các đường sọc: biểu thị vấn đề nhỏ (diện tích cần theo dõi, vấn đề cần nghiên cứu Vòng khoanh tròn: vấn đề lớn( cần hành động khắc phục). Vấn đề môi trường càng nghiêm trọng, vòng tròn càng khoanh đậm Bảng 12. 3: Mã hiệu màu Loại tác động Màu Màu Phát thải vào không khí Xanh lá cây Xả thải nước thải Xanh dương Phát sinh chất thải rắn Đen Gây ô nhiễm nước Nâu Sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Vd, khí, nước, điện, dầu hỏa, nguyên liệu thô, linh kiện, bao bì..) Vàng Tai nạn hay ô nhiễm rủi ro cao (Lưu trữ chất dễ cháy , các sản phẩm nguy hại hay nguy hiễm . .) Đỏ Tương tác với môi trường và cộng đồng địa phương Tím 3. Xác định tất cả các khu vực nơi có phát thải ra không khí từ các hoạt động và làm nổi rõ chúng trên bản đồ bằng màu thích hợp. Ghi chú: Điều này sẽ hiệu quả nhiều hơn nếu được thực hiện bằng phương pháp làm việc nhóm, tập hợp mọi người trong tất các khu vực trong tổ chức, công ty. 4. Lập lại bước 3 cho tất cả các loại tác động môi trường (xã thải nước, phát sinh chất thải. .) Ghi chú: Đối với các địa điểm phức tạp , có thể dễ dàng sử dụng các giấy trong (transparency) cho mỗi màu để có thể chồng lấn bản đồ để xem xét. 5. Xem xét bản đồ đã hoàn thành và đánh giá các khu vực có liên quan. Tìm kiếm các vòng tròn màu đậm hơn. Các nơi này có thể dùng để đưa ra danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa , làm nổi rõ các khu vực mà bạn cần tìm thêm thông tin hay giúp bạn xác định các sáng kiến cải thiện môi trường. Khi hoàn thành, nên đi khảo sát chung quanh địa điểm của tổ chức, công ty để kiểm tra lại là không có gì được đánh gía quá mức. 6. Bảo đảm là các bản đồ sau khi hoàn thành được đặt tên và ghi ngày thực hiện. Bạn sẽ có thể đánh giá tiến bộ của địa điểm và hiệu quả của hệ thống QLMT trong việc Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 241 241 giảm thiểu các tác động MT bằng cách lập lại bản đồ MT ở ngày sau đó , ví dụ như khi thực hiện xem xét lại hàng năm. Bảng 12. 4: Phương pháp thực hiện bản đồ môi trường cho một tổ chức: Phương tiện, dụng cụ Giấy A4 hoặc A3 và máy photocopy Thời gian cần Ít hơn một giờ cho mỗi bản đồ. Khi nào lập? Vào cuối năm kiểm toán môi trường. Chúng cần được cập nhật định kỳ như thế nào? Một lần một năm. Hay mỗi lần đổi mới địa điểm mở rộng hoạt động của bạn. Nó bổ sung vào cái gì? Bổ sung cho tư liệu ISO 14001 and EMAS về hệ thống quản lý môi trường trong kiểm toán môi trường hàng năm. Ai sẽ sử dụng nó? Các bản đồ có thể được dùng bởi nhiều loại tổ chức, công ty: từ các xí nghiệp nhỏ đến các công ty dịch vụ đến các tổ chức lớn hay chính quyền địa phương. Các bản đồ môi trường chuyên đề bao gồm: +Bản đồ hoàn cảnh – vị trí + Bản đồ nước + Bản đồ đất + Bản đồ không khí, mùi hôi, tiếng ồn, bụi + Bản đồ năng lượng + Bản đồ chất thải + Bản đồ rủi ro môi trường Trước khi lập các bản đồ chuyên đề, cần thực hiện hai bản đồ nền cơ bản là: 1) Lập bản đồ hiện trạng khu vực đô thị (Bản đồ hoàn cảnh - vị trí) Lập bản đồ địa điểm bao gồm bải xe, khu vực cổng vào, các đường phố và môi trường chung quanh. Cần trình bày đúng hiện trạng (2 bản) Hình 12. 10:Bản đồ hiện trạng địa điểm Lập bản đồ địa điểm cần nghiên cứu Vẽ ra chi tiết địa điểm theo tỉ lệ và trình bày không gian bên trong. Bản đồ này in ra 6 bản và là cơ sở đề lập các bản đồ môi trường sau này. Các bản đồ cần trình bày đúng hiện trạng thực. Nên đơn giản, dễ nhận biết và theo đúng tỷ lệ. Cần ghi ngày, tên và các tham chiếu (ghi chú tên từng nơi). Bạn cần tích Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 242 242 hợp một hay hai địa vật mà giúp bạn định hướng nhận biết địa điểm như các máy móc, các bàn, các đối tượng dễ nhận ra. Nếu địa điểm bạn bao gồm nhiều khu vực, bạn cần làm riêng bản đồ các khu vực và gắn kết chúng lại nhau. Dưới đây gợi ý tóm tắt cách lập các bản đồ chuyên đề: Bản đồ môi trường: Nước Bản đồ môi trường này xem xét sự tiêu thụ nước và thải lượng nước thải. Nơi nào tiêu thụ nước nhiều ? Nơi nào các sản phẩm nguy hại chảy vào hệ thống thoát? Các khả năng thay thế sản phẩm? Các tai nạn, sự cố có thể xảy ra Sự lãng phí và thói quen xấu Các khu vực có thể tiết kiệm chi phí Hình 12. 11: Bản đồ môi trường – nước Bản đồ môi trường: đất Bản đồ môi trường này xem xét các nơi trữ các sản phẩm nguy hại , nguy hiễm, dễ cháy trong sự liên quan đến nước dước đất. Ở đây có nguy hại cho nước dưới đất trong trường hợp xảy ra sự cố không? Nơi nào là bồn chứa dầu trước đây? Có ô nhiễm đất không? Có các qui trình xử lý trong trường hợp có sự cố không? Khu vực lưu cứa có nền bê tông không, chung có được ngăn ra không? Chúng có được thông gió không? Hình 12. 12:Bản đồ môi trường – đất Bản đồ môi trường: Không khí, mùi, tiếng ồn, bụi Bản đồ môi trường này xem xét các điểm phát thải và chức năng của các máy móc. Chất lượng không khí bên trong công ty bạn là gì? Bạn có quan tâm đến các nguồn tiếng ồn không? Các bộ lọc có được thay thế thường xuyên không? Khi nào sự bảo trì lần cuối được thực hiện trong lò đun của bạn? Hình 12. 13: Bản đồ môi trường – Không khí, mùi, tiếng ồn Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 243 243 Bản đồ môi trường: Năng lượng Bản đồ môi trường này xem xét lượng tiêu thụ năng lượng và các tác động của việc tiêu thụ này? Việc tuân thủ các chỉ dẫn lắp đặt điện Nơi nào xảy ra mất nhiệt? Hình 12. 14:Bản đồ môi trường – Năng lượng Bản đồ môi trường: chất thải rắn Bản đồ môi trường này xem xét việc quản lý và ngăn ngừa chất thải rắn. Mức tái chế ở đây là gì?? Các số đo ngăn ngừa ô nhiễm đã thực hiện? Nhà cung cấp của bạn có bịu bắt buộc nhận lại vật liệu? Hình 12. 15: Bản đồ môi trường – Chất thải rắn Bản đồ môi trường: rủi ro Bản đồ môi trường này xác định các rủi ro của các sự cố và ô nhiễm. Các lối thoát hiễm có được xác định rõ ràng và có thể tiếp cận không? Có biết các qui trình cấp cứu khẩn cấp không? Các tình huống nguy hiễm Nơi nào bạn sử dụng các chất gây ung thư gây ra phản ứng dị ứng Hình 12. 16: Bản đồ môi trường – rủi ro CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 12 1. Trình bày nhận thức của anh, chị về mục tiêu của tổ chức doanh nghiệp? Vì sao doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường? 2. Động thái của doanh nghiệp thường được diễn đạt dưới dạng nào? Cho vài ví dụ? 3. Nếu được giao nhiệm vụ cải tiến hệ thống quản lý để sản xuất tiết kiệm hơn trong một nhà máy chế biến thực phẩm, anh chị sẽ đặt ra kế hoạch làm việc như thế nào? Trình bày các bước công việc trong kế hoạch đó? 4. Hệ thống doanh nghiệp khác hệ thống sinh thái ở những điểm nào? Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 244 244 5. Sử dụng phương pháp phân tích tiến trình quản lý, xây dựng qui trình quản lý môi trường sau đây: ¾ Qui trình cấp chứng nhận đã đánh giá tác động môi trường trong cấp giấy phép đầu tư của Sở Tài nguyên môi trường ¾ Qui trình xử lý khiếu kiện môi trường của Sở Tài nguyên môi trường ¾ Qui trình Xử lý sự cố môi trường của Sở Tài nguyên môi trường TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 12 1. Trung tâm Năng Suất Việt Nam (Kim Thúy Ngọc, Trần Nguyệt Ánh, Nguyễn Tùng Lâm) (2003). Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 – Chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường, Nhà xuất bản thế giới 2. Đặng mộng Lân (2001). Các công cụ quản lý môi trường. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 3. Ann Arbor, Michigan .”Environmental Management Systems: An Implementation Guide for Small and Medium-Sized Organizations”. NSF International January 2001 4. Heinz-Werner Engel 1998 .“Eco-mapping“ 5. National center for Environmental Decision making research .”YOUR ORGANIZATION ISO 14001 Guidance Manual”. University Tennessee, 1998
File đính kèm:
- giao_trinh_phan_tich_he_thong_moi_truong_phan_2.pdf