Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền - Đinh Ngọc Thắng (Phần 2)

CHƯƠNG 2:

THỰC TIỄN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM

1.1.Thực tiễn tổ chức thực hiện quyền lập pháp

1.1.1.Quyền lập pháp

Trong Hiến pháp 1992, quyền lập pháp được nhắc đến 2 lần ở Điều 2 và

Điều 83. Tuy nhiên, quyền lập pháp là gì và bao gồm những nội dung gì thì không

được quy định rõ. Hiến pháp 1992 chỉ tuyên bố Quốc hội là cơ quan duy nhất có

quyền lập hiến, lập pháp và quy định các quyền, nghĩa vụ cụ thể của Quốc hội tại

Điều 84. Vấn đề đặt ra là, nội hàm của quyền lập pháp với cách quy định như vậy

quyền lập pháp có phải là bao gồm các quyền của Quốc hội quy định tại Điều 84

hay không? Để có quan điểm chính xác về quyền lập pháp cần phải xuất phát từ

quan điểm về quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước không phải là một đại

lượng được xác định một cách rạch ròi. Quyền lực nhà nước về bản chất là thống

nhất, không thể phân chia.

pdf 93 trang phuongnguyen 2801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền - Đinh Ngọc Thắng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền - Đinh Ngọc Thắng (Phần 2)

Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền - Đinh Ngọc Thắng (Phần 2)
46
CHƯƠNG 2: 
THỰC TIỄN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY 
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM 
1.1.Thực tiễn tổ chức thực hiện quyền lập pháp 
1.1.1.Quyền lập pháp 
Trong Hiến pháp 1992, quyền lập pháp được nhắc đến 2 lần ở Điều 2 và 
Điều 83. Tuy nhiên, quyền lập pháp là gì và bao gồm những nội dung gì thì không 
được quy định rõ. Hiến pháp 1992 chỉ tuyên bố Quốc hội là cơ quan duy nhất có 
quyền lập hiến, lập pháp và quy định các quyền, nghĩa vụ cụ thể của Quốc hội tại 
Điều 84. Vấn đề đặt ra là, nội hàm của quyền lập pháp với cách quy định như vậy 
quyền lập pháp có phải là bao gồm các quyền của Quốc hội quy định tại Điều 84 
hay không? Để có quan điểm chính xác về quyền lập pháp cần phải xuất phát từ 
quan điểm về quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước không phải là một đại 
lượng được xác định một cách rạch ròi. Quyền lực nhà nước về bản chất là thống 
nhất, không thể phân chia. Việc phân định ra các quyền lập pháp, hành pháp và tư 
pháp là phương thức để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước chứ không mang ý 
nghĩa quyền lực nhà nước là phép cộng của các quyền lập pháp, hành pháp, tư 
pháp. Trong chế độ dân chủ và pháp quyền, quyền lực nhà nước không được coi là 
tự có, không xuất phát từ lực lượng siêu nhiên hay từ một cá nhân nào đó mà là 
quyền lực thuộc về nhân dân, được nhân dân ủy quyền cho nhà nước thực hiện. Để 
tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, thông qua văn bản Hiến pháp, nhân dân ủy 
quyền cho các cơ quan khác nhau thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư 
pháp. Ở hầu hết các nước trên thế giới, quyền lập pháp được trao cho Nghị viện 
(hoặc Quốc hội), quyền hành pháp được trao cho Chính phủ và quyền tư pháp 
được trao cho Tòa án. Sự hình thành của các cơ quan được nhân dân trao quyền 
phản ánh tính chất và bản chất của loại quyền lực đó. Theo đó, Quốc hội là cơ 
quan tập hợp những người được nhân dân bầu ra do phổ thông đầu phiếu. Thuộc 
tính cơ bản, xuyên suốt mọi hoạt động của cơ quan này là tính đại diện, bảo đảm 
cho ý chí chung của nhân dân. Phụ thuộc vào hình thức tổ chức nhà nước mà tính 
chất của cơ quan được trao quyền lập pháp có tính trội hay không trội so với các 
cơ quan khác. Hình thức để cơ quan đại diện này thực hiện quyền lực là thông qua 
47
đạo luật thể hiện ý chí chung của nhân dân. Từ đó, có thể hiểu quyền lập pháp là 
quyền đại diện cho nhân dân thực hiện ý chí chung của quốc gia được thể hiện 
thông qua hình thức biểu quyết thông qua luật. Cũng có thể hiểu một cách đơn 
giản là, quyền lập pháp là quyền biểu quyết thông qua luật (hay không thông qua 
luật). 
Với các phân tích trên, có thể thấy quan điểm về quyền lập pháp được thể 
hiện trong Hiến pháp 1992 còn tồn tại sau: 
Thứ nhất, quyền lập pháp chỉ được Hiến pháp tuyên bố trao cho cơ quan 
duy nhất là Quốc hội. Tuy nhiên, những quyền (nghĩa vụ) của Quốc hội quy định 
tại Điều 84 có phải là để thực hiện quyền lập pháp không thì lại không rõ. Bởi vì, 
ngoài những thẩm quyền chắc chắn phải được Quốc hội thông qua bằng một đạo 
luật (hoặc trong các đạo luật) như quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, 
Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính 
quyền địa phương, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thì còn rất nhiều 
thẩm quyền khác mà tính chất và nội dung có thuộc thẩm quyền của quyền lập 
pháp hay không còn rất nhiều tranh luận, chẳng hạn như quyền quyết định kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách tài chính, tiền 
tệ quốc gia; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà 
nướcQuyết định chính sách cơ bản về đối ngoại 
Thứ hai, với việc quy định Quốc hội có quyền làm luật, sửa đổi luật thành 
một khoản độc lập thì dường như có cách hiểu là các thẩm quyền của Quốc hội ở 
các khoản sau có thể không cần thiết được thông qua bằng một đạo luật. Hoặc 
cũng có quan điểm là, quyền lập pháp của Quốc hội chỉ gói gọn trong thẩm quyền 
làm luật, sửa đổi luật tại khoản 1. 
Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các quy 
định về quyền lập pháp trong Hiến pháp nước ta còn một số vấn đề tồn tại sau đây. 
Thứ nhất, trong mối quan hệ với nhân dân, nhân dân mới là chủ thể thống 
nhất của quyền lực nhà nước. Bản chất của quyền lập pháp là đại diện cho nhân 
dân, do nhân dân ủy quyền. Phạm vi ủy quyền được thể hiện trong Hiến pháp. 
Quyền lập pháp vì vậy không phải là một thứ quyền không giới hạn mà giới hạn 
của nó chính là Hiến pháp. Tính dân chủ của nhà nước pháp quyền và tính chất 
thống nhất của quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đòi hỏi phải có cơ chế để 
48
nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và 
dân chủ đại diện chứ không phải là nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông 
qua các cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Xuất phát từ 
lý do đó, thiết kế của các điều khoản quy định về trưng cầu dân ý chưa được bảo 
đảm. Bởi vì, Hiến pháp giao cho Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý. Sự uỷ 
quyền này dường như đi hơi quá xa, bởi vì, nhân dân hơn ai hết thông qua Hiến 
pháp phải xác lập được về cơ bản những nội dung gì bắt buộc phải thực hiện trưng 
cầu dân ý (chẳng hạn như những nội dung sửa đổi Hiến pháp, những vấn đề liên 
quan đến chủ quyền biên giới quốc gia, lãnh thổ), những nội dung gì Quốc hội 
quyết định việc trưng cầu dân ý (chẳng hạn như những vấn đề quan trọng của đất 
nước) và giao cho Quốc hội quy định về trình tự, thủ tục, phạm vi cụ thể của các 
vấn đề Quốc hội quyết định việc trưng cầu dân ý. Có như vậy, mới bảo đảm được 
tinh thần của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở hai đặc trưng cơ bản là tính 
dân chủ và quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân. 
Thứ hai, Điều 83 và Điều 84 chưa phân định rõ quyền lập pháp bao gồm 
các thẩm quyền gì và có bắt buộc phải được thực hiện bằng việc thông qua các đạo 
luật hay không, công cụ để Quốc hội thực hiện các quyền được quy định là gì và 
thực hiện nó như thế nào. Điều này dẫn tới một thực trạng là, mặc dù được trao rất 
nhiều quyền nhưng dường như Quốc hội không có thực quyền quyết định. Chẳng 
hạn như quy định về việc thông qua ngân sách. Vấn đề đặt ra là, cơ chế làm thế 
nào để Quốc hội quyết định thông qua hay không thông qua và nếu không thông 
qua thì hệ quả pháp lý của việc không thông qua là gì? Trách nhiệm của Chính 
phủ sẽ đến đâu? 
Thứ ba, Hiến pháp quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân 
công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập 
pháp, hành pháp, tư pháp”. Trên thực tế, với cách quy định như hiện nay, việc 
phối hợp như thế nào chưa được là chưa rõ cả về thẩm quyền và về phương thức. 
Điều này thể hiện ở chỗ, dường như cơ quan lập pháp đang thực hiện cả quyền 
hành pháp và tư pháp, cơ quan hành pháp thì thực hiện cả quyền lập pháp, cả 
quyền tư pháp và cơ quan tư pháp thì thực hiện cả chức năng của lập pháp. Từ đó 
dẫn đến sự lẫn lộn về tính chất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, làm giảm 
ưu thế của cơ quan được trao quyền lập pháp mà đáng ra phải là quyền mạnh mẽ 
49
nhất do tính chất đại diện trực tiếp của mình. Trong khi đó, quyền hành pháp và tư 
pháp đôi khi vượt ra khỏi sự kiểm soát của pháp luật. Thiết lập lại trật tự giữa các 
quyền đòi hỏi sự phân định, nội hàm các quyền phải rõ ràng, được thực hiện công 
việc gì, được uỷ quyền trong phạm vi nào, phương thức và trách nhiệm phối hợp 
thực hiện các quyền Cũng có quan điểm cho rằng trên thực tế không cần quy 
định về việc phối hợp, bởi vì các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước sẽ 
không thể được tiến hành thông suốt nếu không có sự phối hợp. Vấn đề ở đây cần 
có sự phân công rành mạch. Tuy nhiên, cần thiết phải bổ sung nguyên tắc về kiểm 
soát quyền lực giữa các chủ thể thực hiện các quyền. Kiểm soát quyền lực ở đây 
không mang tính đối trọng mà mục đích chính là để bảo đảm cho việc thực hiện 
các quyền đã được phân công cho các chủ thể, tránh sự tiếm quyền, lạm quyền. 
Đồng thời, cũng tránh được sự tha hóa quyền lực của các cá nhân được trao 
quyền. 
1.1.2.Chủ thể thực hiện quyền lập pháp 
 Quốc hội: Hiến pháp quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước 
cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Với vị trí, vai trò của 
mình, Quốc hội đương nhiên là chủ thể quan trọng nhất trong việc thực hiện quyền 
lập pháp. Tuy nhiên, tính chất duy nhất còn đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và 
thực tiễn. Bởi vì, đã là duy nhất có nghĩa là không cơ quan/chủ thể nào khác có 
quyền thực hiện quyền lập pháp dưới bất kỳ hình thức nào ngoại trừ Quốc hội. 
Vấn đề đặt ra là, trong nhà nước pháp quyền, nhân dân, chủ thể của quyền lực có 
quyền trực tiếp thực hiện quyền lập pháp hay không và thực hiện dưới hình thức 
nào. Hiến pháp có quy định về trưng cầu dân ý nhưng không có quy định về nội 
dung, hình thức, thủ tục quyết định việc trưng cầu dân ý. Một câu hỏi nữa đặt ra 
khi Quốc hội được quy định là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp thì Quốc hội 
có thể thể ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện quyền lập pháp được không. Điều 
91 Hiến pháp cho phép Ủy ban thường vụ Quốc hội được “ra pháp lệnh về những 
vấn đề được Quốc hội giao”, tức là Ủy ban thường vụ Quốc hội được ban hành 
những vấn đề thuộc quyền của Quốc hội khi Quốc hội ủy quyền. Bên cạnh đó, từ 
luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đến khi sửa đổi năm 2003 và 
luật năm 2008 đều có điều khoản quy định cho phép Chính phủ ban hành nghị 
định “không đầu” quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây 
50
dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý 
kinh tế, quản lý xã hội. Xung quanh việc ủy quyền lập pháp và các chủ thể thực 
hiện ủy quyền lập pháp hiện nay có rất nhiều vấn đề pháp lý cần được giải quyết 
như phạm vi ủy quyền, nguyên tắc ủy quyền, từ đó xác định rõ ranh giới của việc 
thực hiện quyền lập pháp, ủy quyền lập pháp và quyền lập quy. Qua các phân tích 
trên, có thể nhận thấy các quy định trong Hiến pháp còn có các mâu thuẫn trong 
quan điểm về tính duy nhất của chủ thể thực hiện quyền lập pháp. 
 Một vấn đề nữa trong việc thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội là quan 
điểm về thẩm quyền làm luật của Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền lập pháp 
chủ yếu thông qua việc làm luật. Tuy nhiên, công việc làm luật là một chuỗi các 
hoạt động lập pháp như lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, soạn thảo, 
trình, thẩm tra, cho ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện và thông qua. Mỗi hoạt động thuộc 
quyền và do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau thực hiện. Vì vậy, quan điểm 
đồng nghĩa quyền lập pháp là quyền làm luật, sửa đổi luật là chưa hoàn toàn chính 
xác. Bởi vì, quyền làm luật của Quốc hội suy cho cùng chỉ là việc thông qua hay 
không thông qua các đạo luật chứ không thể bao hàm tất cả các hoạt động nói trên. 
Tính trội của Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu 
của nhân dân cũng thể hiện qua điểm này. 
Một vấn đề khác liên quan tới Quốc hội là, với tính chất là một cơ quan đại 
diện của nhân dân thì Quốc hội có đặc điểm trội hơn so với các cơ quan hành pháp 
và tư pháp. Điều này thể hiện ở việc Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng 
liên quan đến tổ chức, bộ máy thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp, quyết 
định các vấn đề quan trọng của đất nước, thông qua các quy phạm điều chỉnh các 
mối quan hệ trong toàn xã hội. Để làm được điều này đòi hỏi phải thiết lập một cơ 
chế hợp lý hơn nữa trong mối quan hệ với các thiết chế như Đảng cầm quyền và 
các cơ quan khác, tránh tình trạng quyền lập pháp chỉ mang tính hình thức thông 
qua những quyết định đã được quyết từ trước. Chẳng hạn như quyền bầu, phê 
chuẩn, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, 
quyền quyết định ngân sách nhà nước, quyền quyết định các vấn đề quan trọng của 
đất nước. Với những thẩm quyền nói trên, dường như Quốc hội đang chỉ là cơ 
quan thông qua về mặt hình thức. Các vấn đề thảo luận tại nghị trường chỉ gây sức 
51
ép đối với các cơ quan chứ chưa thật sự mang tính chất thực hiện quyền quyết ở 
Quốc hội. 
Ủy ban thường vụ Quốc hội: Ủy ban thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp 
1992 là cơ quan thường trực của Quốc hội. Hiến pháp cũng quy định rõ về địa vị 
pháp lý và thẩm quyền của cơ quan này. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, Ủy 
ban thường vụ Quốc hội không phải là một thiết chế quyền lực độc lập mà chỉ là 
cơ quan của Quốc hội, được Quốc hội bầu ra và giải quyết các công việc theo 
thẩm quyền khi Quốc hội không họp. Và như vậy, không thể đặt Ủy ban thường 
vụ Quốc hội trong mối quan hệ mang tính quyền lực tương ứng với Chính phủ 
(hành pháp) và tòa án (tư pháp). Trong mối quan hệ với Hội đồng dân tộc, các ủy 
ban của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng không phải là cơ quan cấp 
trên của các cơ quan này, bởi vì Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, 
các ủy ban của Quốc hội đều là các cơ quan của Quốc hội, được Quốc hội thành 
lập và giao cho các nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, giúp cho Quốc hội thực hiện 
quyền của mình theo quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong tổ chức bộ máy 
nhà nước ta hiện nay, với vị trí của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội là một chủ 
thể quan trọng trong việc thực hiện quyền lập pháp, thể hiện ở hai vị trí sau: 
Thứ nhất, Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện quyền lập pháp đối với 
những vấn đề được Quốc hội giao. Ở vị trí này, Ủy ban thường vụ Quốc hội không 
phải là chủ thể đầy đủ của quyền lập pháp mà chỉ là chủ thể thực hiện quyền lập 
pháp khi được Quốc hội ủy quyền. Tuy nhiên, ngay cả với tư cách là một chủ thể 
thực hiện quyền lập pháp không đầy đủ thì có một vấn đề khó lý giải. Đó là, Ủy 
ban thường vụ Quốc hội với tư cách là một cơ quan thường trực không mang tính 
đại diện (của Quốc hội) và không có chức năng điều hành (của Chính phủ) lại 
được giao một nhiệm vụ quan trọng, có tác động và ảnh hưởng tới toàn xã hội. 
Trong thời gian gần đây, số lượng pháp lệnh ban hành đã được giảm đáng kể. Một 
số pháp lệnh liên quan đến quyền công dân, thuế được ban hành không đúng thẩm 
quyền đã được thay thế bằng các đạo luật. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều pháp lệnh 
quy định những nội dung liên quan đến quyền công dân, thuế không phù hợp với 
thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội như pháp lệnh xử lý vi phạm hành 
chính; pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; mới đây nhất là quy định 
giao Ủy ban thường vụ Quốc hội “quyết định mức thuế suất cụ thể đối với từng 
52
loại tài nguyên trong từng thời kỳ” (khoản 3, Điều 7 Luật thuế tài nguyên năm 
2009). 
Thứ hai, với vai trò là cơ quan thường trực của Quốc hội, Ủy ban thường vụ 
Quốc hội đang được giao nhiều thẩm quyền có ảnh hưởng, thậm chí là quyết định 
đến việc thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội. Chẳng hạn như, theo quy trình 
xây dựng luật, pháp lệnh hiện nay thì Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan trình 
dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để Quốc hội quyết định. Với thẩm 
quyền này, Ủy ban thường vụ Quốc hội về lý thuyết có thể không đưa đề nghị xây 
dựng luật, pháp l ... héo, mâu thuẫn dẫn tới khó 
khăn, thậm chí hiểu sai, trong quá trình vận dụng và thực thi pháp luật ở cơ sở. 
Đây chính là vật cản lớn nhất đối với sự phát triển của xã hội cũng như trong việc 
thực thi các quyền con người. Nhận diện thách thức đó, Chính phủ Việt Nam đang 
131 
triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 
năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trước mắt là rà soát lại toàn bộ hệ thống 
các văn bản quy phạm pháp luật nhằm loại bỏ các văn bản luật mâu thuẫn, chồng 
chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; bảo đảm tính hợp hiến, tính thống 
nhất, tính khả thi, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và dễ thực hiện của các văn 
bản quy phạm pháp luật này. 
2.4.2 Xác định rõ phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của các thiết chế có 
nhiệm vụ bảo hộ pháp lý cho công dân hiện nay 
Có thể nói, hiện nay trong cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị và bộ máy nhà 
nước ta, những cơ chế bảo hộ pháp lý cho công dân được thiết lập tương đối đầy 
đủ và với nhiều hình thức đa dạng với mục tiêu đảm bảo cho pháp luật được chấp 
hành nghiêm chỉnh, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm 
pháp luật nói chung và vi phạm quyền công dân nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, 
tình trạng chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan đặc biệt là các 
chủ thể có nhiệm vụ bảo hộ pháp lý cho công dân trong hệ thống cơ quan hành 
chính vẫn còn. Tình trạng này có thể dẫn đến một trong hai hệ quả đó là đùn đẩy 
trách nhiệm lẫn nhau hoặc thực hiện nhiệm vụ chồng chéo gây cản trở hoạt động 
bình thường của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Để hạn chế, khắc 
phục tồn tại này, cần nghiên cứu một cách có hệ thống về tổ chức, hoạt động, 
quyền hạn và nhiệm vụ của các chủ thể cùng có trách nhiệm bảo hộ pháp lý đối 
với diện một chủ thể được bảo hộ hoặc một đối tượng quyền cần bảo hộ để xác 
định phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của các chủ thể này một cách khoa học, rành 
mạch và qui định cơ chế phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giữa các chủ 
thể này một cách thông suốt đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động bảo hộ pháp 
lý cho công dân. 
2.4.3 Thiết lập và nâng cao năng lực của các thiết chế đặc thù trong hệ 
thống các thiết chế bảo hộ pháp lý cho công dân hiện có 
Trong hoạt động thực hiện bảo hộ pháp lý cho công dân, có thể nhận thấy 
diện các chủ thể cần được bảo hộ, diện đối tượng quyền được bảo hộ là hết sức đa 
dạng, như các chủ thể là người chưa thành niên, người già yếu, người có nhược 
điểm về thể chất và tâm thần; các đối tượng quyền từ đơn giản như quyền bất 
khả xâm phạm về chỗ ở đến những quyền mà cơ chế xâm hại và yêu cầu đặt ra đối 
132 
với việc bảo hộ hết sức phức tạp như quyền sở hữu trí tuệVì vậy, cần định 
hướng xây dựng hệ thống các thiết chế bảo hộ pháp lý cho công dân có tính chất 
chuyên sâu, đủ năng lực để bảo hộ pháp lý cho các chủ thể cũng như các đối tượng 
quyền cần bảo hộ có tính chất đặc thù như thiết lập các tòa án chuyên trách như 
Tòa án xét xử người chưa thành niên, Tòa án gia đình trong hệ thống tòa án 
Cùng với việc thiết lập các thiết chế nêu trên cần có những hình thức đào 
tạo chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ và đạo đức nghề 
nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức và những người thực hiện nhiệm vụ bảo 
hộ pháp lý cho công dân trong các cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ 
này. 
2.4.4 Hoàn thiện thủ tục thực hiện bảo hộ pháp lý cho công dân theo 
hướng đảm bảo tính công khai, minh bạch và kịp thời 
Qui định về trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động bảo hộ pháp lý cho công 
dân một cách hợp lý, khoa học là một trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến 
chất lượng và hiệu quả thực hiện hoạt động này. Bản thân yêu cầu công khai minh 
bạch đối với bất cứ một hoạt động nào cũng có ý nghĩa đảm bảo sự giám sát trực 
tiếp của công dân, các tổ chức liên quan đến hoạt động đó, góp phần hạn chế 
những biểu hiện thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ cũng như hạn chế 
những hoạt động vượt ra ngoài phạm vi pháp luật cho phép (hành vi có tính chât 
tiêu cực hay vi phạm pháp luật. Công khai, minh bạch về thủ tục đối với hoạt động 
của các cơ quan, tổ chức còn có giá trị nâng cao tính thuyết phục, tính đồng thuận 
(giảm đi những suy đoán nghi ngờ) của công chúng. Những tác động tích cực đó 
của yêu cầu công khai minh bạch đương nhiên cũng có tác dụng đối với hoạt động 
bảo hộ pháp lý cho công dân, đặc biệt là đối với hoạt động của hệ thống các cơ 
quan tư pháp. Đây cũng là một yêu cầu của lý luận về nhà nươc pháp quyền trong 
việc tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước cũng như tổ chức một xã hội công dân. 
Yêu cầu này cần được quán triệt trong thiết lập và hoàn thiện các cơ chế bảo hộ 
pháp lý cho công dân. Hoạt động bảo hộ pháp lý cho công dân cần được thực hiện 
nhanh chóng, kịp thời để tránh tình trạng người dân phải đi khiếu kiện kéo dài gây 
ảnh hưởng đến đời sống bình thường của họ. 
2.4.5 Hoàn thiện các thiết chế bảo hộ pháp lý cho công dân theo hướng 
đề cao tính độc lập về tổ chức và hoạt độngcủa các thiết chế này 
133 
Nhìn chung, các thiết chế bảo hộ pháp lý cho công dân không chỉ có nhiệm 
vụ phát hiện, xử lý các vi pham quyền công dân từ các chủ thể xac hội mà hoạt 
động này còn nhằm phát hiện và xử lý vi phạm của các cá nhân, nhóm cá nhân 
thực thi công vụ trong các cơ quan nhà nước. Mặt khác, tính chất của hoạt động 
bảo hộ pháp lý cho công dân được các chủ thể nhà nước thực hiện thường đi kèm 
với thẩm quyền xử lý vi phạm và tội phạm nhân danh nhà nước. Vì vậy, để tránh 
những tác động tiêu cực từ các cơ quan hữu quan có sự liên quan về trách nhiệm 
đối với vi phạm, tội phạm đối với hoạt động bảo hộ pháp lý cho công dân, cần 
nghiên cứu, qui định cho các thiết chế này có tính độc lập tương đối về tổ chức, về 
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn trong những phạm vi có thể để đề cao tính độc lập 
trong hoạt động đảm bảo bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp cho công 
dân. Đó cũng là một yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyền trongviệc thiết kế 
hệ thống các cơ quan tư pháp mà trước hết là Tòa án. 
2.4.6 Đề cao vai trò của hệ thống Tòa án trong việc bảo hộ pháp lý cho 
công dân 
Trong lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền, Tòa án luôn được xác 
định là cơ quan có vai trò hàng đầu trong việc bảo vệ công lý. Trong hệ thống các 
cơ chế bảo hộ pháp lý cho công dân hiện nay, có thể nói, thiết chế tại phán tư pháp 
nói chung hay hệ thống cơ quan Tòa án nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Ở 
nhiều quốc gia trên thế giới còn thiết lập các tòa vi cảnh hay nói dễ hiểu hơn đó là 
trao cho Tòa án quyền xét xử đối với cả một số vi phạm mà chúng ta quan niệm là 
vi phạm hành chính. Theo tinh thần đó, chúng tôi cho rằng cần kiện toàn hệ thống 
cơ quan Tòa án , cả về tổ chức và hoạt động. Hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp 
mà đặc biệt là thủ tục xét xử của Tòa án theo hướng phán quyết trên cơ sở tranh 
tụng dân chủ tại phiên tòa. Có thể nghiên cứu quy định cho Tòa án có thẩm quyền 
phán quyết về tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật từ cấp Bộ trở 
xuống ban hành. 
2.4.7 Thành lập các “Quỹ bảo hộ pháp lý cho công dân” và qui định 
trách nhiệm thực hiện của các thiết chế được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng 
các Quỹ này 
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã hình thức bảo hộ pháp lý cho công 
dân dưới hình thức trợ giúp pháp lý cho người ngèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp 
134 
nhân VN ở nước ngoài. Có thể nhận thấy, đây là những hình thức hỗ trợ để năng 
cao năng lực bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tuy nhiên 
những hình thức bảo hộ có tính chất trợ giúp này mới chỉ bước đầu hình thành và 
được thực hiện trong những phạm vi đối tượng hẹp – trong một số ít lĩnh vực và 
đối với một số đối tượng. Cần nghiên cứu, chuẩn bị và thiết lập hình thức bảo hộ 
này rộng hơn như đối với những người bị thất nghiệp, đối với nạn nhân của những 
hiểm họa thiên nhiên – với tính chất là sự bảo hộ mang tính trách nhiệm của Nhà 
nước chứ không phải chỉ là sự kêu gọi với những hình thức có tính chất sự vụ như 
hiện nay. 
2.4.8 Thiết lập cơ chế bảo hiến 
Cơ chế bảo hiến, với tên gọi đó đương nhiên đối tượng bảo vệ của nó là 
Hiến pháp và vì vậy đề xuất thiết lập cơ chế bảo hiến như là một giải pháp cho 
việc hoàn thiện hệ thống cơ chế bảo hộ pháp lý cho công dân trong phạm vi 
nghiên cứu vấn đề “Cơ chế bảo hộ pháp lý cho công dân” không phải là một giải 
pháp được đưa ra mà chúng tôi hoàn toàn không có sự băn khoăn, cân nhắc. Lý do 
để chúng tôi đưa ra đề xuất này đó là: 
Hiến pháp, là đạo luật có hiệu lực tối cao ghi nhận, xác lập những quyền cơ 
bản và quan trọng nhất của công dân trong mỗi quốc gia. Các quyền công dân 
được ghi nhận trong Hiến pháp có thể bị xâm hại trực tiếp bởi những hành vi của 
các chủ thể hiện tồn tại trong xã hội - các chủ thể nhà nước trong quá trình thực thi 
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các chủ thể xã hội khác. Tuy nhiên có 
một hình thức vi phạm có thể xâm hại đến quyền cơ bản của công dân được Hiến 
pháp ghi nhận mà hậu quả của nó có thể hiện diện trên một phạm vi rộng lớn và 
khó lường - sự tước đoạt một quyền hoặc hạn chế một quyền cơ bản được ghi 
nhận trong Hiến pháp của tất cả các công dân trong một quốc gia - đó là những 
vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp. Để bảo hộ quyền công dân được ghi 
nhận trong Hiến pháp có thể nói không thể có cơ chế bảo hộ pháp lý cho công dân 
hiện hành nào hữu hiệu bằng một cơ chế bảo hiến độc lập. 
Mặt khác, dưới góc độ lý luận, “Chế độ hiến pháp cứng” và “Chế định 
quyền công dân - một chế định rõ ràng trong Hiến pháp thừa nhận các quyền và tự 
135 
do của công dân” là hai điều kiện cần và đủ để tổ chức hoạt động bảo vệ Hiến 
pháp49. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Tại sao nói: Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tất yếu 
khách quan? 
2. Các yêu cầu cơ bản của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt 
Nam hiện nay? 
3. Nêu những nội dung và định hướng cơ bản trong quá trình xây dựng Nhà 
nước pháp quyền Việt Nam XHCN. 
49 Hồ Đức Anh, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam 
hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006, Tr.17. 
136 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU 
1. C. Mác - Ph. ăng ghen. Tuyển tập.Tập 1. Nxb Sự thật. Hà Nội. 1980; 
2. C. Mác - Ph. ăng ghen, Tuyển tập. Tập 4. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984; 
3. C. Mác và Ph. AEng ghen, TT. 71, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 
4. J. J Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 1992; 
5. Văn phòng Quốc hội. Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960),NXB Chính 
trị quốc gia,Hà Nội,1994; 
6. Lương Xuân Quỳnh (chủ biên), (1994), Cơ chế thị trường và vai trò của 
nhà nước trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, NXB thống kê, Hà nội 
7. Đoàn Năng, Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật 
quốc gia, TC Nhà nước và Pháp luật, 1998, số 2; 
8. Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 1. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; 
9. Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 2. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; 
10. Đào Trí Úc, “Mối liên hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự và vấn đề cải 
cách hành chính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2000; 
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng X, Đại biểu toàn quốc 
lần thứ X, Hà Nội, 2006; 
12. Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, 
Nxb Khoa học xã hội, H.1997; 
13. Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà nội, 1998; 
14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Trung tâm nghiên cứu 
quyền con người, Các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Chính trị 
quốc gia; 
15. Từ diển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, năm 2000; 
16. Trần Đức Lương, Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng 
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, pháp lý số 4/2002; 
17. Konrad Adenauer Stiftung, “Nhà nước pháp quyền”, NXB Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội 2002; 
18. Nguyễn Duy Quý, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam – Một số vấn đề 
lý luận và thực tiễn – Tạp chí Cộng sản, số 743(T10/2005). 
19. Trần Đình Hảo, Xã hội dân sự và kinh tế thị trường, Tạp chí Nhà nước và 
Pháp luật 2005; 
20. John Rawls- A Theory of Justice , Harvard, HUP 1971. 
21. Pháp luật cho tất cả mọi người - Tập 1, Báo cáo của Ủy ban về Đảm bảo 
pháp lý cho người nghèo - UNDP 2008 
22. The Rule of Law- Cornerstone of Economic Progress, International 
Business Publisher, University of Virgina Press, 1998; 
23. The Rule of Law in central Europe- The Reconstruction of Legality, 
Constitutionalism and Civil Society in the Pots- Communist Countríe” . 
Ashgate. Dartmonth.Edited by Jiri Priban and James Young, England, 1999 
137 
24. “The Rule of Law- Cornerstone of Economic Development: A cause or a 
Result?” Edited by Y. Mutsuura, Nagoya University, 2005; 
25. Vũ Đình Hòe, Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, 2005 
26. LS.TS. Phan Đăng Thanh. Tư tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 
NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006; 
27. TS Lê Thành Long, Bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm 
pháp luật pháp luật quốc gia và quốc tế ở Việt Nam- Kỷ yếu Hội thảo khoa 
học về tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Hà Nội, 2006. 
28. Hồ Đức Anh, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo 
vệ Hiến pháp ở Việt nam hiện nay, Luân văn thạc sỹ luật học, Học viện 
CTQG Hồ Chí Minh, Hà nội 2006 
29. Bùi Ngọc Sơn, Những góc nhìn lập pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 
2006; 
30. Lưu Tiến Dũng, tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tư pháp, TC. 
Toà án nhân dân số 8/2006; 
31. "Kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ 
Chính trị, TC. Toà án nhân dân số 5/2006; 
32. Các văn bản công pháp quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam có liên 
quan (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 
33. Ban Điều hành đề án 169, Báo cáo số 02/BC-BĐH Kết quả nghiên cứu về 
cải cách hành chính tại Pháp và Đức của Đoàn cán bộ văn phòng Chính 
phủ ngày 17 tháng 4 năm 2006; 
34. Phạm Quỳnh. Tiến tới một bản Hiến pháp. In trong tập Tiểu luận viết bằng 
tiếng Pháp trong thời gian 122-132. (Phạm Toàn giới thiệu và biên tập) 
NXB Tri thức, 2007; 
35. Nguyễn Đức Lam, Phân tích chính sách trong quy trình lập pháp ở các 
nước, TC Nghiên cứu lập pháp số 12/2008; 
36. Võ Khánh Vinh, Một số ý kiến về sự thể hiện quan điểm xây dựng và hoàn 
thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam khi bổ sung, phát triển 
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3, năm 2009; 
37. Tổng hợp các quy định về tố tụng hình sự, dân sự, hành chính về quyền tiếp 
cận công bằng- Nguyễn Văn Thảnh– Nguyễn Thị Hạnh, Tạp chí Nghiên 
cứu lập pháp số 7 năm 2009; 
38. Phạm Hồng Hải- Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam, Tham luận tại Đại 
hội Luật gia dân chủ thế giới tổ chức tại Việt Nam tháng 9/2009; 
39. 
40. Xã hội dân sự: Từ kinh điển Mác – Lê-nin đến thực tiễn Việt Nam hiện nay 
- Nguyễn Thanh Tuấn - 
6787 
41. Xã hội dân sự không đối lập với Nhà nước – Văn Tiến 
138 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_ve_nha_nuoc_phap_quyen_dinh_ngoc_thang_ph.pdf