Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền - Đinh Ngọc Thắng (Phần 1)

CHƯƠNG 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

1. BẢN CHẤT, NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VÀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN

1.1. Bản chất, các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền

1.1.1 Nhà nước pháp quyền – giá trị phổ biến của nền dân chủ

Nhà nước pháp quyền là một trong những thành tựu của loài người trong

việc tổ chức và vận hành xã hội. Những ý tưởng về nhà nước pháp quyền đã có từ

lâu trong lịch sử nhân loại và được các nhà khoa học chính trị, luật học, xã hội

học, sử học nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau. Nhà nước pháp quyền

được các nhà luật học của nhiều nước định nghĩa bằng những ngôn ngữ và diễn

đạt khác nhau, song về bản chất có thể tóm lại như sau: nhà nước pháp quyền là

nhà nước thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành

theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và

công lý. Như vậy, nếu phân tích đầy đủ khái niệm này từ góc độ pháp luật, có thể

thấy rằng một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát, sự chế

ngự của pháp luật trong mọi hoạt động của mình.

pdf 45 trang phuongnguyen 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền - Đinh Ngọc Thắng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền - Đinh Ngọc Thắng (Phần 1)

Giáo trình Lý luận về nhà nước pháp quyền - Đinh Ngọc Thắng (Phần 1)
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên 
Đinh Ngọc Thắng 
GIÁO TRÌNH 
LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 
Vinh - 2011 
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên 
Đinh Ngọc Thắng 
GIÁO TRÌNH 
LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 
 (Giáo trình đào tạo từ xa) 
 Vinh - 2011 
3
 Phân công biên soạn: 
- Chủ biên: Đinh Ngọc Thắng 
- Các tác giả: 
Đinh Ngọc Thắng : Chương 1 đến Chương 3 
4
 CHƯƠNG 1. 
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM 
1. BẢN CHẤT, NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VÀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC PHÁP 
QUYỀN 
1.1. Bản chất, các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền 
1.1.1 Nhà nước pháp quyền – giá trị phổ biến của nền dân chủ 
Nhà nước pháp quyền là một trong những thành tựu của loài người trong 
việc tổ chức và vận hành xã hội. Những ý tưởng về nhà nước pháp quyền đã có từ 
lâu trong lịch sử nhân loại và được các nhà khoa học chính trị, luật học, xã hội 
học, sử học nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau. Nhà nước pháp quyền 
được các nhà luật học của nhiều nước định nghĩa bằng những ngôn ngữ và diễn 
đạt khác nhau, song về bản chất có thể tóm lại như sau: nhà nước pháp quyền là 
nhà nước thực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật được ban hành 
theo thủ tục hiến định nhằm bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và 
công lý. Như vậy, nếu phân tích đầy đủ khái niệm này từ góc độ pháp luật, có thể 
thấy rằng một nhà nước pháp quyền phải là nhà nước chịu sự kiểm soát, sự chế 
ngự của pháp luật trong mọi hoạt động của mình. 
Chính vì vậy, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho 
phép được coi như một trong những nguyên tắc chi phối tổ chức và hoạt động của 
bộ máy nhà nước pháp quyền. Khía cạnh khác của Nhà nước pháp quyền, hầu như 
đối lập với yêu cầu kiểm soát và kiềm chế đối với bộ máy nhà nước là yêu cầu về 
các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. ở khía cạnh này, nhà nước pháp 
quyền có nghĩa vụ phải bảo đảm bằng pháp luật các quyền tự do, dân chủ của nhân 
dân và công lý. Những công chức và cơ quan thực thi pháp luật không được có 
những hành vi hoặc quyết định hạn chế hay tước quyền tự do, dân chủ và tiếp cận 
công lý của người dân mà không dựa trên những cơ sở chắc chắn của pháp luật. 
Công dân được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm được coi là 
nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong Nhà nước pháp quyền. 
Như vậy, có thể thấy Nhà nước pháp quyền gắn liền với pháp luật và được 
hợp pháp hoá bởi pháp luật. Pháp luật là nền tảng của nhà nước pháp quyền. Tuy 
nhiên, vấn đề ở chỗ là hệ thống pháp luật làm nền tảng cho nhà nước pháp quyền 
phải như thế nào? Đương nhiên, một hệ thống pháp luật với những quy định hạn 
5
chế quyền tự do dân chủ của nhân dân, cản trở sự tiến bộ xã hội, công lý không 
được bảo đảm, chưa kể đến việc thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, 
thì không thể trở thành nền tảng của nhà nước pháp quyền, bởi vì không đáp ứng 
được yêu cầu thứ hai của nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền tự do, dân chủ 
của người dân và công lý. Như vậy, xét ở khía cạnh giá trị đạo đức xã hội thì pháp 
luật trong nhà nước pháp quyền phải phục vụ và bảo đảm được các yếu tố này. 
Nói như Josef Thesing thì nhà nước pháp quyền phải dựa trên “vị trí tối thượng 
của pháp luật và khái niệm về đạo đức của công lý”1. 
Về phương diện lý luận, Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà 
nước. Nhà nước pháp quyền là giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát 
triển dân chủ. Trong ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một 
cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng 
dân chủ. Điều này có nghĩa là nhà nước pháp quyền gắn liền với một nền dân chủ. 
Tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình thái kinh 
tế – xã hội, nhưng nhà nước pháp quyền không thể xuất hiện trong một xã hội phi 
dân chủ. 
Sự phủ nhận quan điểm xem nhà nước pháp quyền như một kiểu nhà nước 
có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng trong việc nhìn nhận đúng bản chất của nhà 
nước pháp quyền. Ý nghĩa nhận thức luận này bao hàm các khía cạnh sau: 
- Chỉ từ khi xuất hiện dân chủ tư sản, mới có cơ hội và điều kiện để xuất 
hiện nhà nước pháp quyền. Do vậy, trên thực tế, nhà nước pháp quyền tư sản đang 
được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia tư bản phát triển và đang phát 
triển. 
- Nhà nước pháp quyền, với tính chất là cách thức tổ chức và vận hành của 
một chế độ nhà nước và xã hội, không những được xây dựng ở chế độ tư bản mà 
còn được xây dựng ở chế độ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, trong nhận thức lý luận 
cũng như trong thực tiễn, có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền 
xã hội chủ nghĩa. 
- Ngoài các giá trị phổ biến, nhà nước pháp quyền còn bao hàm các giá trị 
đặc thù. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi nhiều yếu tố. 
1 Konrad Adenauer Stiftung, “Nhà nước pháp quyền”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, T. 34. 
6
Các yếu tố này, về thực chất, là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định 
bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, tâm lý xã hội và môi trường địa lý của 
mỗi dân tộc. Chúng không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi dân tộc 
trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển mà còn quyết định mức độ tiếp 
thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền. Việc thừa nhận tính 
đặc thù của nhà nước pháp quyền có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng. Với ý 
nghĩa này, nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến, vừa 
mang tính đặc thù; vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa là giá trị riêng của mỗi 
dân tộc, quốc gia. Do vậy, không thể có một nhà nước pháp quyền như một mô 
hình chung, thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc, tùy 
thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội và trình độ phát triển mà 
xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp. 
1.1.2.Tính phổ biến và tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền và các mô 
hình tương ứng 
Thành tựu khoa học pháp lý hiện đại đã cho thấy Nhà nước pháp quyền là 
một khái niệm có thể được hiểu ở hai mức độ: (i) với tính cách là học thuyết, là tư 
tưởng; (ii) với tính cách là thực tiễn tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, thực thi 
dân chủ. 
Từ phương diện lý thuyết, học thuyết về Nhà nước pháp quyền có nguồn 
gốc và lịch sử phát triển cùng với nguồn gốc và lịch sử của các học thuyết chính trị 
– pháp lý nói chung và của các trào lưu tư tưởng chính trị nói riêng. Đó là lịch sử 
đấu tranh vì mục tiêu xác lập những cách thức cầm quyền tốt cho người dân, 
chống sự lạm quyền và vi phạm các lợi ích hợp pháp của công dân. Nói một cách 
khái quát hơn – lịch sử của các học thuyết về Nhà nước pháp quyền là lịch sử của 
những tư tưởng, những quan điểm xoay quanh cái trục quan hệ giữa Nhà nước và 
xã hội, giữa hai phạm trù giá trị là quyền lực và pháp luật. 
Bên cạnh đó, với tính cách là một giá trị phổ biến của nhân loại, Nhà nước 
pháp quyền luôn được hiểu là phương thức tổ chức quyền lực Nhà nước và thực 
thi nền dân chủ với các đặc điểm: (i) Nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng của 
chủ nghĩa hợp hiến; (ii) pháp luật giữ vị trí chi phối và có hiệu lực pháp lý tối 
thượng trong xã hội, Nhà nước cũng phải chịu sự ràng buộc của pháp luật; (iii) bảo 
đảm nguyên tắc phân quyền và yêu cầu về sự độc lập của tư pháp; (iv) pháp luật 
7
phải được áp dụng công bằng, nhất quán, phải bảo đảm tính công khai, sự minh 
bạch, dễ tiếp cận, áp dụng kịp thời; (v) tôn trọng và bảo vệ quyền công dân và 
quyền con người. 
Trên cơ sở những thuộc tính phổ biến trên, nhiều nhà nghiên cứu cũng 
thống nhất cho rằng, các Nhà nước, khi thiết kế mô hình và bắt tay vào xây dựng 
chế độ Nhà nước pháp quyền đều không thể không tính đến truyền thống lịch sử, 
văn hoá và bối cảnh chính trị cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, những “biến thể” 
đó chỉ có thể liên quan đến những yếu tố (hay còn gọi là những đặc trưng) không 
thuộc đặc trưng cơ bản. Chẳng hạn, trong hệ thống chính trị của Việt Nam, vị trí, 
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền có thể được coi là yếu tố đặc trưng 
riêng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam mà ở nhiều nước có chế độ Nhà nước 
pháp quyền không có. 
Như vậy, mô hình có tính đặc trưng riêng cho từng quốc gia. Mô hình bảo 
đảm trước hết các yếu tố cơ bản của chế độ Nhà nước pháp quyền và những yếu tố 
đặc thù. Mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản với các yếu tố đặc thù ấy là mối liên hệ 
biện chứng giữa cái chung, cái phổ biến với cái riêng, cái đặc thù, hoàn toàn thống 
nhất và chấp nhận được nhau như những giá trị nhất quán. Sẽ không có và không 
thể xác lập và khẳng định được chế độ Nhà nước pháp quyền nếu các yếu tố đó 
loại trừ, vô hiệu lẫn nhau, đối nghịch với nhau với tính cách là những giá trị xã 
hội. 
Vậy, những yếu tố đặc thù của một chế độ Nhà nước pháp quyền cụ thể đó 
là gì? Vì sao lại có sự biến thể (modification) như vậy? Có thể nói rằng, lý do của 
sự khác biết ấy là hết sức đa dạng có thể nêu lên một số nhóm lý do như sau. 
Thứ nhất, đó là sự khác biệt về cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước. Chẳng 
hạn, ở Thái Lan, Nhật Bản, Campuchia cơ cấu quân chủ vẫn tồn tại, nhưng bên 
cạnh đó là một chế độ Nhà nước pháp quyền. Vì thế, chế độ Nhà nước pháp quyền 
đó đương nhiên phải biết thích nghi tốt với chế độ quân chủ và ngược lại. 
Ở các nước phương Tây một yếu tố được coi như là hòn đá tảng của Nhà 
nước pháp quyền của họ là chế độ phân quyền rõ rệt trong một hệ thống chính trị 
đa đảng có đảng đối lập, có các nhóm lợi ích và xã hội dân sự. Nhà nước pháp 
quyền theo mô hình ấy phải là cơ sở cho một chế độ dân chủ đa nguyên nhằm tạo 
8
ra những cơ chế cần thiết cho sự thể hiện các lợi ích và cân bằng quyền lực, bảo 
đảm tính pháp lý và sự hợp pháp của quyền lực nhà nước. 
Như vậy, đặc điểm của chế độ Nhà nước pháp quyền phụ thuộc vào đặc 
điểm của chế độ dân chủ và là bệ đỡ cho chế độ dân chủ đó2. Giáo sư Josef 
Thesing của Cộng hoà Liên bang Đức đã viết như sau: “Ở bất cứ nơi nào chế độ 
pháp quyền hình thành trên cơ sở một trật tự chính trị, thì ở nơi đó nó cũng dạy 
cho người dân biết phải giải quyết xung đột về giá trị hoặc lợi ích theo quy định 
pháp luật chứ không dùng đến bạo lực”3. Nói cách khác, chế độ pháp quyền phải 
gắn liền và hài hoà với chế độ dân chủ, với phương thức tổ chức và hoạt động của 
nền chính trị và hệ thống chính trị. Do đó, sự khác biệt và đa dạng của mô hình 
dân chủ chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt và sự đa dạng của các mô hình Nhà 
nước pháp quyền. Từ đó, chúng ta thấy trong khuôn mẫu chung của chế độ dân 
chủ chính trị đa đảng và của chế độ phân quyền vẫn tồn tại những cách thiết kế mô 
hình nhà nước pháp quyền ở Hoa Kỳ, ở Pháp, ở CHLB Đức, ở Nhật Bản v.v. 
Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa với các tổ chức thể chế nhiều đảng (8 
đảng) hợp tác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và trong khuôn khổ của một hệ 
thống chính trị như vậy, Trung Quốc đã chủ trương phát triển kinh tế thị trường, 
cải cách mở cửa và xây dựng chế độ pháp trị. Ở nước ta, Đảng đã chủ trương xây 
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân 
dân trong điều kiện khẳng định vị trí lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt 
Nam, với cơ cấu quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công phối hợp giữa 
các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, phát huy vai trò làm chủ và sự kiểm 
tra giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước thông 
qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. 
Như vậy, mặc dù có cùng chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa với chính quyền 
thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhưng mô hình Nhà nước 
pháp quyền của Việt Nam có sự khác nhau với mô hình Nhà nước pháp trị của 
Trung Quốc. 
2Konrad Adenauer Stiftung, “Nhà nước pháp quyền”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 13 -14. 
3Konrad Adenauer Stiftung, “Nhà nước pháp quyền”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tr. 14. 
9
Thứ hai, đó là sự khác biệt về tính chất của nền kinh tế thị trường của các 
nước khác nhau. Trước hết, phải khẳng định ngay rằng, một chế độ Nhà nước 
pháp quyền chỉ có thể được bắt tay vào xây dựng, hình thành và phát triển trong 
điều kiện của nền kinh tế thị trường. Bởi vì, chỉ trong một nền kinh tế thị trường 
mới cần đến sự bảo đảm từ sự quản lý nhà nước nhằm duy trì và phát triển tự do, 
bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường, kích thích sáng kiến và cạnh tranh 
lành mạnh.Tuy nhiên, kinh tế thị trường có những đặc điểm riêng ở mỗi nước và 
do đó nó đòi hỏi những mô hình đặc thù phù hợp của chế độ Nhà nước pháp 
quyền. 
Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường được Đảng và Nhà nước ta xác định là 
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền XHCN 
có chức năng bảo đảm cho nền kinh tế được vận hành không chỉ theo cơ chế thị 
trường mà phải tạo ra những cơ sở pháp lý và chính sách để cơ chế kinh tế đó phù 
hợp và thúc đẩy đạt được các mục tiêu xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, xã 
hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
Thứ ba, đó là sự khác biệt của văn hoá và đạo đức truyền thống 
T\ừ quan niệm khác nhau về mối liên hệ giữa pháp luật với các yếu tố đạo 
đức xã hội đã dẫn đến hai mô hình Nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền 
thực chứng cứng nhắc và Nhà nước pháp quyền khoan dung, dựa trên nền tảng văn 
hoá và đạo đức xã hội. Theo mô hình Nhà nước pháp quyền thực chứng, mọi cá 
nhân và tổ chức đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. 
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trật tự pháp luật theo yêu cầu của nguyên tắc 
pháp lý đó. 
Mô hình Nhà nước pháp quyền khoan dung không phủ nhận các chuẩn mực 
pháp lý. Tuy nhiên, theo quan niệm này, điều cốt lõi trong quan hệ giữa pháp luật, 
Nhà nước và đạo đức là ở chỗ Nhà nước tạo ra các cơ cấu pháp lý để giúp cá nhân 
hành động không chỉ theo pháp luật mà theo cả các nguyên tắc đạo đức và cuối 
cùng ai cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nền tảng đạo đức của 
chế độ pháp trị ở đây chính là khoan dung, tự do và bình đẳng. Nhà nước pháp 
quyền bảo đảm để mỗi cá nhân tự do thực thi trách nhiệm. 
Thứ tư, đó là sự khác biệt về truyền thống pháp luật. Nhiều công trình 
nghiên cứu so sánh về pháp luật đã cho thấy rằng, cách thức tổ chức quyền lực nhà 
10
nước ở những mức độ lớn được quyết định bởi đặc điểm của hệ thống pháp luật. 
Điều này không có gì khó hiểu, bởi vì suy cho cùng, áp dụng pháp luật là lý do tồn 
tại quan trọng của các thiết chế quyền lực. 
Với nghĩa đó, chúng ta thấy có mô hình tổ chức và chức năng, thẩm quyền, 
vai trò, địa vị của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp có sự khác nhau và 
được phân biệt theo hai mô thức lớn là mô thức châu Âu lục địa và mô thức Anh – 
Mỹ, bởi có sự tồn tại của hai hệ thống pháp luật rất khác nhau: hệ thống pháp luật 
lục địa (châu Âu) và hệ thống thông luật (Common Law) của Anh – Mỹ. 
Như vậy, chúng ta có thể đi đến một kết luật chắc chắn rằng, có một mô 
hình phổ biến của Nhà nước pháp quyền với tính cách là những yêu cầu, ... g một hệ thống pháp luật hoàn 
thiện là đòi hỏi và cũng là điều kiện tiên quyết của Nhà nước pháp quyền. Không 
thể có Nhà nước pháp quyền ở bất cứ một quốc gia nào, nếu như ở đó nhà nước 
39
chưa được tổ chức và hoạt động trên nền tảng của một hệ thống pháp luật có thể 
bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. 
3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật – một trong những yêu cầu cơ bản 
của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được hình thành và phát triển trong 
quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng CNHXH 
đầy khó khăn và do đó, không tránh khỏi sự thăng trầm. Ngay từ khi mới thành 
lập, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà trước đây, Cộng hoà XHCN Việt Nam 
ngày nay đã có rất nhiều đặc điểm của một Nà nước pháp quyền. Tuy nhiên, mãi 
đến những năm Đổi mới, Nhà nước pháp quyền XHCN mới trở thành một khái 
niệm chính trị – pháp lý chính thức trong xã hội ta và để từ đó được hiện thực hoá 
trong sự nghiệp Đổi mới và trở thành một trong những nền tảng của công cuộc xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng của 
một hệ thống chính trị – pháp lý đặc thù của thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế 
hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, nên nhiều cấu trúc, định chế, đặc biệt 
là hệ thống pháp luật của Nhà nước XHCN Việt Nam, cần được tiếp tục hoàn 
thiện để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. 
3.2.1. Nhận diện những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành 
Hệ thống pháp luật nước ta trong hơn hai thập kỷ qua đã có sự phát triển 
mạnh mẽ, với nhiều thành tựu to lớn. Chính những thành tựu này trong lĩnh vực 
lập pháp đã giúp Việt Nam vượt qua những điều kiện về mặt thể chế mà WTO đặt 
ra đối với việc kết nạp các thành viên và đương nhiên đáp ứng được rất nhiều nhu 
cầu phát triển nội tại của đất nước. Bên cạnh đó, tiến trình xây dựng Nhà nước 
pháp quyền Việt Nam XHCN cũng đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam tiếp tục 
cần được nghiên cứu, hoàn thiện. Từ các yêu cầu cơ bản của hệ thống pháp luật 
trong Nhà nước pháp quyền, chúng tôi cho rằng, hệ thống pháp luật hiện hành 
đang tồn tại một số hạn chế lớn sau: 
Thứ nhất, rất đa dạng về thể loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản 
quy phạm pháp luật. Trong hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là 
văn bản quy phạm pháp luật. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư 
pháp, tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1987 đến 30 tháng 11 năm 2008, chỉ tính riêng 
văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật nước 
40
đã có tới 19126 văn bản, trong đó có 208 Luật, Bộ luật, 192 Pháp lệnh, 2097 Nghị 
định, 267 Nghị quyết và 36 Thông tư, 1213 Thông tư liên tịch19. Pháp lệnh thi 
hành án dân sự năm 2004 đã cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau để 
hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn được thực hiện phải dựa trên 
126 văn bản. Trong lĩnh vực môi trường thì có đến khoảng 300 văn bản pháp luật 
khác nhau đang còn hiệu lực. Nếu kể cả các văn bản pháp luật do các cấp chính 
quyền địa phương ban hành thì con số này sẽ rất đồ sộ. Hơn nữa, do có quá nhiều 
loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện 
các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. 
Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của 
pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và, vì 
thế, kém hiệu lực. 
Với hệ thống pháp luật như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng 
đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng 
lớp nhân dân. 
Thứ hai, pháp luật thường xuyên thay đổi. Thực tế này là hệ quả tất yếu của 
việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. 
Trong quá trình thể chế hoá các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, có không 
ít các quan điểm e ngại với những vấn đề mới, chỉ chấp nhận những vấn đề đã chín 
muồi, có sự đồng thuận cao, do đó khó tạo ra những đột phá và từ đó, có sự ổn 
định cần thiết. Thực tế này có nguyên nhân ở sự thiếu vắng những tầm nhìn và 
quan điểm chiến lược cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội cụ thể và từ 
đó, của cả hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật tuổi thọ rất 
ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ 
sung. Pháp luật thường xuyên bị thay đổi, dẫn những khó khăn đáng kể trong việc 
thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với 
các quan hệ kinh tế. 
Thứ ba, rất nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp, tức là thiếu 
những quy tắc xử sự cụ thể mà chủ thể phải thực hiện. Có những văn bản chứa 
19 Nguồn:  
41
đựng những quy định mang tính tuyên ngôn hơn là quy phạm pháp luật. Nhiều 
lĩnh vực quan hệ xã hội đòi hỏi phải được điều chỉnh cụ thể, chi tiết thì pháp luật 
lại là văn bản pháp luật “khung” hay văn bản pháp luật “ống”. Phần lớn các văn 
bản luật như vậy giao cho Chính phủ ban hành Nghị định để cụ thể hoá. Nhiều 
Nghị định của Chính phủ lại giao cho Bộ, Ngành, địa phương hướng dẫn thực 
hiện. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa văn bản 
hướng dẫn và văn bản được hướng dẫn thi hành. Sự khác nhau trong ý kiến của Bộ 
Tài Nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng xung quanh quyết định của UBND TP 
Hồ Chí Minh về các giấy tờ nhà đất được giao dịch và của Uỷ ban nhân dân TP Hà 
Nội về việc giao cho một cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và 
quyền sử dụng đất là một ví dụ. Việc triển khai thực hiện pháp luật theo cách này 
thiếu kịp thời, khó mang lại hiệu quả cao, vì phải chờ văn bản của các cấp khác 
nhau. 
Thứ tư, tính minh bạch của hệ thống pháp luật còn hạn chế, nhất là nhìn 
nhận từ tính minh xác, tính minh định. Công báo của Trung ương và các tỉnh đã 
đăng tải khá đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật. Các phương tiện 
thông tin đại chúng, cả hệ thống chính trị và xã hội đã có nhiều cố gắng tuyên 
truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật. Như vậy, xét ở khía cạnh khả năng tiếp cận thì 
tính minh bạch của hệ thống pháp luật được bảo đảm tốt hơn. Tuy nhiên, xét ở tính 
minh xác, tính minh định thì hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu tính minh bạch. 
Chính hạn chế này khiến các chủ thể thực sự lúng túng khi thực hiện hay áp dụng 
pháp luật. Quy trình xây dựng pháp luật vẫn chưa tạo được cho công chúng những 
tiếp cận và tham gia cần thiết. Các ý kiến của chuyên gia, của các nhà khoa học 
nói riêng và của công chúng nói chung chưa thực sự được cân nhắc và tiếp thu. 
Mặt khác, tính tích cực công dân tham gia xây dựng pháp luật nhìn chung chưa 
cao. 
Thứ năm, tính hệ thống của pháp luật còn rất hạn chế. Các văn bản luật, 
các văn bản dưới luật khác nhau chưa thực sự tạo thành một chỉnh thể với những 
nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt mang tính chuyên ngành hoặc liên ngành. Những 
mâu thuẫn giữa Luật nhà ở, Luật đất đai, Bộ luật dân sự về một số vấn đề (như: 
hiệu lực các giao dịch, về căn cứ xác định sở hữu, đăng ký quyền sở hữu) mà công 
42
luận nêu lên gần đây là ví dụ cho tính hệ thống thấp của pháp luật hiện hành của 
nước ta. 
Cuối cùng, trên nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội, xây dựng pháp luật chưa gắn 
với quản lý thi hành pháp luật và, do đó, khó tránh khỏi hậu quả pháp luật xa rời 
thực tiễn, không những không phản ánh đầy đủ thực tại, mà còn khó có khả năng 
dự báo, đi trước sự phát triển của quan hệ xã hội. Ví dụ như tham mưu xây dựng 
chính sách, pháp luật hình sự mà không quản lý công tác phòng chống tội phạm, 
xử lý tội phạm, giáo dục phạm nhânthì khó có được một chính sách hình sự 
hoàn chỉnh, ổn định, thúc đẩy, chứ không phải kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã 
hội của đất nước20. 
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà 
nước pháp quyền XHCN 
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đang được hiện thực hoá trong 
thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Điều quan trọng 
cần được nhấn mạnh khi nói về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà chúng 
ta chủ trương xây dựng, chính là sự vận dụng về cơ bản toàn bộ các tiêu chí của 
nhà nước pháp quyền nói chung và những giá trị riêng của một nhà nước pháp 
quyền XHCN. Những nghiên cứu khác nhau cho thấy hệ thống pháp luật trong nhà 
nước pháp quyền XHCN có những tiêu chí riêng sau đây: 
Thứ nhất, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ chú 
trọng bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý mà còn đặc biệt 
chú trọng đến sự bình đẳng xã hội, công bằng xã hội. Trong một Nhà nước theo 
chế độ pháp trị, pháp luật mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Pháp luật trong nhà 
nước pháp quyền “bao gồm một tập hợp các quy định mà nếu thiếu chúng thì 
không thể có sự cùng tồn tại trong hoà bình và tự do”21. Với nhà nước pháp quyền 
XHCN thì giá trị của pháp luật phải bổ sung thêm yếu tố là bình đẳng xã hội, công 
bằng xã hội. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN không chỉ bảo đảm cá 
nhân, tổ chức cùng tồn tại trong sự hoà hợp và tự do mà cả trong sự bình đẳng, 
20 Hà Hùng Cường, Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền 
XHCN, Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Nguồn : 
he-thong-phap-luat-111ap-ung-yeu-cau-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn 
21 Konrad Adenauer Stiftung, “Nhà nước pháp quyền”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, Tr. 55. 
43
công bằng xã hội, chống lại mọi sự phân biệt giàu nghèo, sự thống trị của chủ 
nghĩa tự do cực đoan. 
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do 
dân và vì dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy, pháp luật trong Nhà 
nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải thể hiện được ý chí của nhân dân mà 
người đại diện là tổ chức chính trị được nhân dân thừa nhận và sự thừa nhận đó đã 
trở thành nguyên tắc hiến định trong hệ thống pháp luật nước ta – Đảng Cộng sản 
Việt Nam. Do đó, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN phải là sự thể chế 
hoá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Thực tế cho thấy những 
thành tựu của quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam trong hơn 20 năm 
qua gắn chặt với quá trình hoàn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách của 
Đảng. Chính những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chẳng hạn về 
phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng -an ninh, đã làm cơ sở cho sự hình 
thành những quan điểm và định hướng chiến lược cho sự phát triển của hệ thống 
pháp luật của đất nước. Văn kiện tập trung nhiều quan điểm và giải pháp chiến 
lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chính là Nghị quyết số 
48/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp 
luật đến năm 2010, tầm nhìn 2020. 
Xuất phát từ những nghiên cứu toàn diện về hệ thống pháp luật, nhất là 
những bất cập của nó nhìn từ những yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền 
XHCN, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW, trong đó đã đánh giá: 
“Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi 
thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất 
hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp 
lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực 
hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. 
Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết 
chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu”. Trong số những nguyên nhân 
chính của những yếu kém nêu trên Nghị quyết nhấn mạnh đến sự thiếu vắng tầm 
nhìn chiến lược. Vì vậy, Nghị quyết số 48/NQ-TW đã xác định nhiều quan điểm, 
định hướng và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống 
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, với sáu định hướng cho việc 
44
xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật mang tính chiến lược và khoa học cao; 
và hai nhóm giải pháp thực hiện có tính khả thi cao (nhóm giải pháp xây dựng 
pháp luật và nhóm giải pháp thực hiện pháp luật). Từ đó, công tác xây dựng, hoàn 
thiện hệ thống pháp luật, nhất là việc xây dựng Chương trình xây dựng luật, Pháp 
lệnh của Quốc hội hàng năm và cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có rất nhiều 
thuận lợi và thực sự đã mang tính định hướng chiến lược sâu sắc. 
Những nghiên cứu, đánh giá ban đầu ba năm thực hiện Nghị quyết số 
48/NQ-TW cho thấy giá trị to lớn của văn bản quan trọng này đối với hệ thống 
pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Những thành 
tựu to lớn mà Nghị quyết số 48/NQ-TW mang lại thể hiện rất rõ nét trong lĩnh vực 
xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc 
tế. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 
số 48/NQ-TW trong ba năm qua cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ và sự nhận thức 
có lúc còn chưa đầy đủ về giá trị to lớn của Nghị quyết này đối với việc xây dựng 
nhà nước pháp quyền XHCN. Một số định hướng, đặc biệt là “Xây dựng và hoàn 
thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị 
phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” và “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật 
về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân” chưa được triển 
khai một cách toàn diện và triệt để. 
Do đó, đã đến lúc chúng ta cần tổ chức sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 
48/NQ-TW. Mà cũng là đúng lúc, để có những nghiên cứu thấu đáo chuẩn bị cho 
việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các luật về tổ chức bộ máy nhà 
nước, cũng là để tiếp tục thực hiện các quan điểm và định hướng chiến lược của 
Nghị quyết số 48/NQ-TW. Chẳng hạn, những định hướng quan trọng như đến năm 
2010 phải xoá bỏ vai trò chủ quản của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp; 
xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho 
phép; những định hướng cụ thể cho việc xây dựng luật tổ chức và hoạt động của 
các cơ quan tư pháp cần sớm được xác định lộ trình và những giải pháp thực hiện 
cụ thể. Trong thực tế, do nhận thức chưa đầy đủ, việc triển khai thực hiện các quan 
điểm và định hướng chiến lược đúng đắn của Nghị quyết còn gặp phải những khó 
45
khăn, cản trở nhất định ngay từ phía một số cơ quan nhà nước. Xu thế “status quo” 
(giữ nguyên hiện trạng, không cần thay đổi) không phải là không có trong các cơ 
quan có trách nhiệm trực tiếp thực hiện Nghị quyết22. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày quá trình phát triển nhận thức về Nhà nước pháp quyền trong 
lịch sử tư tưởng nhân loại 
2. Khái niệm và các đặc điểm của Nhà nước pháp quyền? 
3. Khái quát quá trình nhận thức của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền. 
4. Trình bày các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. 
5. Các yêu cầu của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền? 
22 Hà Hùng Cường, Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền 
XHCN, Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Nguồn : 
he-thong-phap-luat-111ap-ung-yeu-cau-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_ve_nha_nuoc_phap_quyen_dinh_ngoc_thang_ph.pdf