Giáo trình Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa (Phần 1)

Chương I

NHỮNG YẾU TỐ TƯ TƯỞNG XHCN SƠ KHAI

I. NHỮNG MẦM MỐNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI CỔ ĐẠI

Những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi

xã hội có sự phân chia giai cấp đối kháng, có tình trạng người áp bức bóc lột người.

Ở phương đông, sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ vào khoảng 4.000-3.000

năm trước công nguyên, tại các khu vực như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ Ở

phương tây, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời muộn hơn - vào khoảng thế kỷ XI-IX trước

công nguyên. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô áp bức bóc lột nô lệ và các

tầng lớp nhân dân lao động khác. Điều ấy tất yếu làm nảy sinh tư tưởng muốn phủ định

xã hội đương thời trong các giai cấp tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột này.

 

pdf 23 trang phuongnguyen 9380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa (Phần 1)

Giáo trình Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa (Phần 1)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM 
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
Biên soạn: ThS. NGUYỄN THỊ NHU 
 ThS. LÊ THANH HÀ 
LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2004
 LỜI MỞ ĐẦU 
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, có tình trạng người áp bức bóc lột người thì ước nguyện 
về một xã hội công bằng và sự vươn tới tư tưởng bình đẳng xã hội, khát vọng hạnh phúc cũng như 
những cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để thực hiện những ước vọng sẽ tất yếu nảy 
sinh trong đời sống tinh thần của những người nghèo khổ và của tất cả những ai đứng về phía lợi 
ích của họ. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa chính là những tư tưởng phản ánh ước nguyện ấy- ước 
nguyện về một xã hội không còn sự áp bức bóc lột, không còn sự phân chia giai cấp, không có 
chiến tranh, mọi người được ấm no, bình đẳng và hạnh phúc. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng 
phản ánh quan niệm về con đường, giải pháp và những điều kiện để đến xã hội tốt đẹp. 
Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện qua nhiều nội dung, khuynh hướng khác nhau, 
dưới nhiều hình thức do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ quy định. Lịch sử của những tư 
tưởng xã hội chủ nghĩa ấy là một bộ phận của lịch sử tư tưởng nhân loại. Nó nghiên cứu chính 
quá trình nảy sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Lịch sử tư tưởng 
xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu quá trình chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng trở thành 
khoa học. 
Về phương pháp nghiên cứu, cần lưu ý đến việc tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân và sự chuyển 
biến lập trường của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đối với môn Lịch sử tư tưởng xã hội chủ 
nghĩa, việc sử dụng phương pháp lịch sử là cần thiết nhằm tái hiện một cách trung thực quá trình 
phát sinh, hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ nghĩa qua những thời kỳ, giai 
đoạn, từ những biểu hiện sơ khai cho đến khi chín muồi, từ chỗ chưa thành văn cho đến khi trở 
thành quan điểm, cương lĩnh, học thuyết... Tuy nhiên, cần phải gắn lịch sử với logic. Phương pháp 
logic giúp chúng ta phát hiện ra mối liên hệ kế thừa, phát triển của các dòng tư tưởng xã hội chủ 
nghĩa có trong lịch sử. 
 Nghiên cứu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng cả về phương diện lý 
luận lẫn thực tiễn. Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản của bộ 
môn Chủ nghĩa xã hội khoa học. Việc nghiên cứu quá trình nẩy sinh, hình thành và phát triển của 
các tư tưởng xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết để có thể nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa 
xã hội khoa học. Để giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc tiếp cận môn học, chúng tôi biên 
soạn tài liệu này. Đây chưa phải là một chuyên khảo hoàn chỉnh. Với việc giới thiệu những đại 
biểu xuất sắc của lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chúng tôi hy vọng người đọc có thể hình dung 
tiến trình phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 
Trong tài liệu này, chúng tôi đã tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có 
liên quan. Mặc dù có nhiều cố gắng song tài liệu không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được 
sự góp ý của các đồng nghiệp và sinh viên để chúng tôi có thể tiếp tục hoàn chỉnh tài liệu này. 
Chương I 
NHỮNG YẾU TỐ TƯ TƯỞNG XHCN SƠ KHAI 
I. NHỮNG MẦM MỐNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI CỔ ĐẠI 
 Những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã xuất hiện từ thời cổ đại, khi 
xã hội có sự phân chia giai cấp đối kháng, có tình trạng người áp bức bóc lột người. 
Ở phương đông, sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu nô lệ vào khoảng 4.000-3.000 
năm trước công nguyên, tại các khu vực như Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ Ở 
phương tây, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời muộn hơn - vào khoảng thế kỷ XI-IX trước 
công nguyên. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô áp bức bóc lột nô lệ và các 
tầng lớp nhân dân lao động khác. Điều ấy tất yếu làm nảy sinh tư tưởng muốn phủ định 
xã hội đương thời trong các giai cấp tầng lớp nhân dân bị áp bức, bóc lột này. 
Chế độ chiếm hữu nô lệ là điển hình ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đây là nơi xuất hiện 
những yếu tố tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu biểu cho thời kỳ này. 
1. Mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Hy Lạp cổ đại 
Hy Lạp cổ đại nằm giữa châu Âu, châu Á và châu Phi, bao gồm vùng lục địa Hy Lạp, 
vùng Tây Tiểu Á và các đảo thuộc biển Egiê. Nền kinh tế Hy Lạp có khuynh hướng 
thiên về thủ công nghiệp. Việc buôn bán trên biển rất phát đạt. 
 Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp tuy xuất hiện muộn hơn nhiều nước khác nhưng 
phát triển rất nhanh và có tính chất điển hình. Vào thế kỷ XI- IX TCN, những yếu tố giai 
cấp, nhà nước đã xuất hiện. Tình hình kinh tế- xã hội này của Hy Lạp được phản ánh 
trong hai tập sử thi Ôđixê và Iliát. Hai tập sử thi này tương truyền là của Hôme- một nhà 
thơ mù người Tiểu Á. Trong hai tập sử thi ấy có nhiều tư liệu lịch sử quan trọng, giúp 
chúng ta hình dung đầy đủ hơn về thời kỳ này. Tầng lớp nô lệ đã xuất hiện. Nhìn chung 
chế độ nô lệ còn mang tính chất gia trưởng. Tuy nhiên nô lệ phải chịu những hình phạt dã 
man và bị ràng buộc chặt chẽ vào quyền thống trị khắc nghiệt của chủ nô. 
 Vào thế kỷ VIII TCN, sự phân hoá giai cấp diễn ra sâu sắc. Ba tầng lớp xã hội đã 
hình thành: chủ nô, bình dân và nô lệ. Trong xã hội, lực lượng nô lệ ngày càng đông đảo. 
Ngoài nô lệ vốn là tù binh chiến tranh thì những người lao động bị tước đoạt ruộng đất 
cũng phải bán thân làm nô lệ. Chúa đất, thợ cả và lái buôn lớn đều sử dụng lực lượng 
này. Nhà nước xuất hiện. 
 Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Những cuộc đấu tranh của nô lệ đã diễn ra dưới 
nhiều hình thức: hủy hoại công cụ sản xuất, cướp phá mùa màng, bỏ trốn Mặc dù bị 
trừng trị dã man, nô lệ vẫn tiếp tục đấu tranh với những biện pháp quyết liệt hơn như bạo 
động có tổ chức, khởi nghĩa. Bên cạnh cuộc đấu tranh của nô lệ là những cuộc đấu tranh 
của các tầng lớp khác chống lại thế lực phong kiến bảo thủ. Những cuộc đấu tranh này là 
một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của các quốc gia thành thị Hy Lạp cổ 
đại. Thế kỷ thứ III TCN tại Xpáctơ đã diễn ra một phong trào cách mạng do nhà quý tộc 
Aghít lãnh đạo, phản ánh nguyện vọng của các tầng lớp bên dưới muốn có ruộng đất và 
tài sản vào những năm 40. Phong trào không tồn tại được lâu trước phản ứng của bọn 
đặc quyền đầu sỏ. Sau đó vài năm, một cuộc cách mạng khác nổ ra mà lãnh tụ cũng là 
một quý tộc. Đó là Clêômen (khoảng 260-219 TCN). Quân khởi nghĩa trên thực tế đã 
nắm chính quyền và thực hiện việc phân chia lại ruộng đất. Sau 5 năm, chế độ do 
Clêômen xây dựng đã bị sụp đổ bởi sự tấn công của bọn phản động bên ngoài. Cả hai 
phong trào đều có điểm chung là vẫn duy trì sự bóc lột lao động của nô lệ, vẫn phân chia 
công dân thành hai loại người (có đặc quyền và không có đặc quyền). Những dự án mà 
nó đưa ra là những dự án bình quân chủ nghĩa, san bằng lợi ích trong bộ phận nhân dân 
không phải là nô lệ. Không riêng gì phong trào ở Xpáctơ, các phong trào khác thời cổ đại 
đều không quan tâm thật sự đến người nô lệ. Những phong trào kể trên không mang tính 
chất xã hội chủ nghĩa dù là những phong trào cách mạng. 
 Mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tìm thấy trong những phong trào cách 
mạng. Nó náu mình trong văn học, triết học, các dự án xã hội- chính trị của những trí thức 
đương thời. Trước hết là trong thần thoại. Thần thoại trong giai đoạn này có chủ đề xã 
hội và mang màu sắc tôn giáo đa thần. Chuyện thần thoại được xây dựng theo lối phủ 
định hiện tại, mơ về thời đại xa xưa tốt đẹp, bình đẳng, không có sự bóc lột và sự phân 
biệt giàu nghèo, không ai phải lao động nặng nhọc, không lo âu phiền muộn, thể hiện 
trong những tập thơ của Hêxiôt (thế kỷ VIII-VII TCN) như tập Gia phả các thần, Lao 
động và ngày tháng... Điều này là phù hợp với khát vọng của quần chúng bị áp bức. 
Từ những chuyện thần thoại về “thời đại hoàng kim”, lý thuyết về trạng thái tự nhiên 
đã xuất hiện mà tiêu biểu là phái Kiních. Phái Kiních đã lên án kịch liệt luật lệ và trật tự 
xã hội đương thời, và lý tưởng hoá trạng thái tự nhiên đầu tiên không có luật lệ, coi 
trạng thái đó là phù hợp với quyền tự nhiên. Lý thuyết về trạng thái tự nhiên có ảnh 
hưởng sâu sắc đến các trí thức đương thời như Platôn (427-473 TCN), Đikêac (thế kỷ IV 
TCN), Hêrôđốt (490-429 TCN), Tuy nhiên cần lưu ý, mặc dù chịu ảnh hưởng của lý 
thuyết này nhưng không hẳn những trí thức ấy đã là nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Platôn 
là một ví dụ điển hình: Platôn quan niệm trạng thái nguyên thuỷ là trạng thái bình đẳng 
và không cần đến quyền lực. Nhưng Platôn chưa bao giờ là nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa 
dù là theo nghĩa rộng nhất của từ này: Platôn chỉ phản đối việc lạm dụng quyền tư hữu 
trong xã hội lúc bấy giờ chứ không phải là phê phán quyền tư hữu;nguyên tắc tổ chức xã 
hội của ông là thừa nhận sự bất bình đẳng giữa người với người; theo quan niệm của ông, 
người nô lệ mà được đối xử như người tự do là điều vượt qua lẽ phải thông thường; ông là 
kẻ thù của dân chủ,... 
 Lý thuyết về trạng thái tự nhiên còn làm nền cho những tiểu thuyết viễn tưởng thế kỷ 
XVI- XVII. 
2. Những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở La Mã cổ đại 
La Mã (Rôma) là tên của một quốc gia cổ đại mà nơi phát nguyên là bán đảo Italia. 
Bán đảo này dài và hẹp, nằm ở Nam Âu, vươn ra Địa Trung Hải, có hình như chiếc ủng. 
Vùng bán đảo Italia là nơi hội tụ nhiều luồng văn minh Đông, Tây Địa Trung Hải, Bắc 
Phi, Tiểu Á. Cư dân có mặt sớm nhất và cũng chủ yếu là người Italia (Italotes). Trong đó 
bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh. Về sau một nhánh của người Latinh 
dựng lên thành La Mã ở bờ sông Tibrơ, từ đó được gọi là người La Mã. Theo truyền 
thuyết thì thành La Mã được xây dựng vào năm 753 TCN. Khi mới thành lập La Mã chỉ 
là một thành bang nhỏ ở Trung bán đảo Italia. Từ thế kỷ IV TCN, La Mã không ngừng 
xâm lược ra bên ngoài. Hơn 100 năm sau, La Mã đã chinh phục toàn bộ bán đảo. 
 Ở bán đảo Italia thường xuyên nổ ra các cuộc chiến tranh giữa các thành bang và 
nhiều cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô, giữa bình dân và quý tộc, giữa đế chế La Mã 
với các miền bị nó xâm lược. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở đây không kém tàn bạo so với 
Hy Lạp. Lao động nô lệ được sử dụng một cách phổ biến. Chợ nô lệ mọc lên khắp nơi. 
Theo Hiến pháp La Mã thì nô lệ không có tính người. Dưới ách áp bức bóc lột của đế 
chế La Mã, nhân dân và nô lệ đã vùng lên đấu tranh. Đặc biệt là khởi nghĩa của nô lệ ở 
đảo Xixin vao thế kỷ II TCN, và khởi nghĩa của Xpáctaquýt1 vào khoảng đầu thế kỷ I 
TCN. 
Những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động trong đó có nô lệ nhìn chung đều thất 
bại, ngay cả cuộc khởi nghĩa hàng vạn người do Xpáctaquýt lãnh đạo. Không tìm được 
lối thoát hiện thực, quần chúng lao khổ đã tìm lối thoát trong tôn giáo - trong Cơ đốc 
giáo. Cơ đốc giáo nẩy sinh trong lòng Palestin. Palestin nằm trên bán đảo Italia, là nơi 
hội tụ của nhiều luồng văn minh của các nước vùng Tiểu Á. Những quan hệ kinh tế hàng 
hoá- tiền tệ và thương nghiệp có điều kiện nẩy nở thuận lợi. Nhưng đây cũng là vùng đất 
tranh chấp của các nước. Cuối cùng thì Palestin bị đế chế La Mã xâm lược. Ở Palestin, 
ngay từ thế kỷ VI TCN cư dân đã theo tôn giáo độc thần là đạo Do Thái. Họ thờ Chúa 
Giêhôva và tin rằng người Do Thái là dân tộc được Chúa chọn. Từ nhiều thế kỷ trước 
công nguyên ở đây đã có những nhà tiên tri tuyên truyền sự giáng thế của thiên sứ để 
cứu vớt loài người. Cũng từ trước công nguyên, các phong tục tập quán, luật pháp cổ, 
những lời tiên tri, 10 điều răn của một anh hùng Do Thái cổ là Môidơ2 đã được ghi 
chép thành kinh Cựu ước và sau này trở thành một bộ phận của kinh Tân ước. Khoảng 
thế kỷ I TCN và SCN, ở Palétxtin tư tưởng hòa bình, bình đẳng, bác ái đã thể hiện trong 
phong trào của những người Etxây. Trong phong trào Eùtxây cuộc sống có tính chất cộng 
sản tiêu dùng. Nhận xét về phong trào này, Philông3 viết: trong những người Etxây “ 
cái gì thuộc về một người thì mọi người cũng có, cái gì mọi người có thì mỗi người cũng 
có” 
Theo truyền thuyết Cơ đốc giáo, Giêduy Crit vốn là người theo đạo Do Thái, nhưng 
khi giảng đạo thì ông thường nhấn mạnh đến yếu tố đạo đức, bình đẳng, bác ái Giáo 
lý của Giêduy trở thành niềm an ủi của quần chúng lao khổ và do đó được nhiều người 
tin theo, và trở thành một tôn giáo mới - Cơ đốc giáo. Cơ đốc giáo sơ kỳ xuất hiện, với uy 
1 Xpactaquyt, người xứ Tơraxơ (Hy Lạp), từng chống Rôma và bị bắt làm tù binh. Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của 
nô lệ (73-71 TCN), bị tử trận năm 71TCN. 
2 Môidơ, thủ lĩnh của dân Hêbrơ, tức dân Do thái cổ, trong cuộc nổi dậy chống ách nô dịch năm 1225 trước công 
nguyên 
3 Philông (khoảng 20 TCN- 50 sau công nguyên), ở Alêcxandri, nhà triết học, nhà nguỵ biện cổ Hy Lạp. 
tín ngày càng tăng của Giê duy Crit. Trước tình hình ấy, giới chức sắc của đạo Do Thái 
đã câu kết với đế chế La Mã bắt xử tử ông vào năm 29 SCN. Sau khi ông mất, sự tích 
cuộc đời ông, những lời giảng đạo được ... a dân chủ với sự cai trị của những người khôn ngoan. 
 Xã hội Thành phố Mặt Trời được quản lý bằng các loại luật khác nhau. Đó là những 
luật được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra và được ghi chép công khai 
trên các bức tường của thành phố. Toàn dân đều có quyền tham gia xét xử, kết tội, thi 
hành án với nhiều mức án khác nhau (cảnh cáo, không cho ăn ở nhà ăn chung, đánh đòn, 
rút phép thông công, tử hình). Điều này thể hiện tính chất vô chính phủ. Một trong 
những tội nặng nhất ở xã hội này là tội chống Chúa. Chỉ có 4 người lãnh đạo cao nhất 
của Thành phố Mặt Trời mới có quyền giảm tội, ân xá. Như vậy nhà nước trong xã hội 
Thành phố Mặt Trời thể hiện quan điểm dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội. 
 Quan điểm của Campanenla về văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nghệ thuật 
cũng thể hiện rõ tính chất xã hội chủ nghĩa mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Chẳng 
hạn về giáo dục, ông chủ trương thực hiện chế độ giáo dục phổ cập toàn xã hội, vừa giáo 
dục văn hóa cơ bản vừa chú ý giáo dục nghề nghiệp gắn với thực hành sản xuất. Xã hội 
quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng tình yêu lao động, yêu tổ quốc, yêu con người với 
phương châm sống: Điều gì anh không muốn thì đừng làm cho người khác và điều gì anh 
muốn người khác làm cho mình thì hãy làm cho người khác. Trong xã hội Thành phố Mặt 
Trời, việc chăm sóc sức khoẻ, từ ăn, mặc, ở... đều được xã hội lo chung (ăn tại nhà ăn tập 
thể, ở trong những ngôi nhà được cấp để sử dụng cứ 6 tháng một lần, y phục mọi người là 
như nhau) 
 Trong xã hội Thành phố Mặt Trời, nam nữ có quyền tự do tìm hiểu và kết hôn. Ở đây, 
không ai được có con trước 21 tuổi (nam), và 19 tuổi (nữ) và tuy trong cư dân không qui 
định sự chung vợ chung chồng nhưngï chế độ ấy được chấp nhận tự nhiên bởi lẽ đơn giản 
là ở họ có quan niệm tất cả đều là của chung. 
Như vậy, với những quan niệm đặc sắc phản ánh khát vọng tự do, bình đẳng xã hội, 
những tư tưởng nhân đạo phê phán ách áp bức bóc lột và chế độ tư hữu, bảo vệ lợi ích 
nhân dân lao động, Campanenla là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa xuất sắc trong thế 
kỷ XVII. Tất nhiên Campanenla không tránh khỏi những hạn chế nhất định, như Ăngghen 
nhận định, là còn “thô kệch”, “chưa được đẽo gọt”. Ông có những quan điểm chính trị - 
xã hội duy tâm, quan niệm công bằng xã hội thô thiển, máy móc (chủ nghĩa bình quân, 
chủ nghĩa tập thể), chủ nghĩa cộng sản mang tính chất trại lính 
II. NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA GIÊRẮC UYNXTENLI (1609 - 1652) 
1. Hoàn cảnh lịch sử của nước Anh vào nửa sau thế kỷ XVII 
Bước vào thế kỷ XVII, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển 
mạnh mẽ trong nền kinh tế ở Tây Âu. Trong cuộc cách mạng tư sản ở Anh, như C. Mác 
nhận định, “giai cấp tư sản, liên minh với tầng lớp quý tộc mới, đã đấu tranh chống chế 
độ quân chủ, chống giai cấp quý tộc phong kiến và chống Giáo hội thống trị” 1 Cách 
mạng tư sản Anh thắng lợi vào năm 1640 nhưng chưa thật triệt để. Nước Anh tiếp tục trải 
qua hai cuộc nội chiến (1642 -1646 và 1648 -1649). Đến đầu năm 1649, vua Sáclơ I bị xử 
tử. Nước Cộng hòa được tuyên bố thành lập. Lúc đầu các tầng lớp nhân dân lao động rất 
oán ghét bọn quý tộc phong kiến và Giáo hội nên đã ủng hộ quý tộc mới, tư sản với hy 
1 C.Mac-Ph.Ăngghen, tuyển tập, t.1,NXB Sự thật , Hà Nội 1980, tr.654. 
vọng cải thiện điều kiện sống. Tuy nhiên cuộc cách mạng đã không đem lại lợi ích thiết 
thực cho nhân dân lao động, mà ngược lại, cuộc nội chiến kéo dài ngót 10 năm đã làm họ 
càng thêm bần cùng bởi thuế khóa, quyên góp phục vụ cho nội chiến. Tầng lớp “tiền vô 
sản” ngày càng tăng trong dân cư và có xu hướng cách mạng rõ rệt. Cuộc đấu tranh giai 
cấp đang diễn ra ở Anh trong những năm 40 của thế kỷ XVII đã nâng cao trình độ nhận 
thức chính trị của nhân dân lao động trong đó có bộ phận tiến bộ của tầng lớp tiền vô 
sản. 
Chính trong bối cảnh lịch sử ấy những tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Giêrắc Uynxtenli 
xuất hiện. 
2. Giêrắc Uynxtenli và những tư tưởng XHCN của ông 
Giêrắc Uynxtenli (Gerade Wilstanley, 1609 - 1652) sinh trong một gia đình buôn tơ 
lụa ở tỉnh Lancátxia (Anh). Từ nhỏ Giêrắc Uynxtenli đã phải học buôn bán theo nghiệp 
gia đình. Tuy nhiên ông là người có chí tự học và thích hoạt động xã hội. Hoàn cảnh kinh 
tế, chính trị- xã hội của nước Anh đã ảnh hưởng sâu sắc đến Giêrắc Uynxtenli. Ông đã 
nhạy cảm nhận ra mối mâu thuẫn giữa đông đảo quần chúng nhân dân lao động với 
những kẻ áp bức, bóc lột đương thời. Năm 1648 ông viết một loạt bài báo đả kích tôn 
giáo. Năm 1649 ông lãnh đạo phái “Đào đất” (digger) ở quận Xuarây cách Luân Đôn 
không xa. Tác phẩm Luật công bằng mới (tháng 1-1649) của ông là cương lĩnh của phái 
này. Phái “Đào đất” vốn gồm những người nghèo (nông dân không còn ruộng, những 
người lao động thất nghiệp) tập hợp lại để khai thác đất của Giáo hội hoặc đất công 
đang bị bỏ hoang. Lúc đầu những người thuộc phái Đào đất dựa vào sức mạnh của giáo 
lý và sự nêu gương. Họ tin là những công xã do họ lập nên sẽ được dân nghèo ủng hộ, và 
nhân rộng mô hình này. Cuối cùng không phải chỉ những người nghèo mà toàn thể nhân 
dân Anh sẽ đi theo con đường đó – tự nguyện xóa chế độ tư hữu, không mua bán đất và 
sức lao động. Phái “ Đào đất” tuyên bố là không có ý định cướp quyền sở hữu của ai. 
Phái “Đào đất” quan niệm Chúa tạo ra đất đai là để cho con chiên của Ngài canh tác sinh 
sống do đó tin rằng việc họ làm sẽ được Giáo hội tán thành vì hợp ý Chúa. Tuy nhiên 
phái “Đào đất” đã không nhận được sự ủng hộ của Gíao hội. Những trang trại do họ lập 
nên đã bị tàn phá bởi những người nghe theo lời xúi giục của thế lực tư sản, phong kiến. 
Năm 1650 phong trào bị thất bại hoàn toàn. Nhiều người cầm đầu phái này bị lùng bắt. 
May mắn, Giêrắc Uynxtenli trốn thoát. Ông tiếp tục hoạt động. Thực tế đã cho những 
người thuộc phái Đào đất nhận ra rằng quan niệm của họ là hết sức ngây thơ. Nhiều tác 
phẩm của Uynxtenly ra đời trong giai đoạn này như Ngọn cờ của những người chủ trương 
bình đẳng chân chính dựng nên, Món quà năm mới gởi nghị viện và quân đội Đặc biệt 
là trong Luật tự do (1652), Uynxtenly đã trình bày rõ nét nhất những tư tưởng xã hội chủ 
nghĩa của ông. 
 Mặc dù lập trường triết học của Giêrắc Uynxtenli là duy tâm chủ quan và có mầu sắc 
tôn giáo nhưng trong thực tiễn ông là một người chống Gíao hội nổi tiếng. Ông cho rằng 
có chân lý tôn giáo, và để nhận thức chân lý ấy không cần đến kinh thánh, không cần 
đến trung gian là Gíao hội. Toàn bộ huyền thoại Cơ đốc giáo, ở Uynstenli, có tính chất 
tượng trưng. Theo ông, thiên đường, địa ngục, Chúa, quỷ dữ không nằm ngoài con 
người mà là lực và phản lực thường xuyên chống nhau trong tâm hồn con người. Đó là 
cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Cuối cùng cái thiện sẽ chiến thắng vì ánh sáng 
bên trong do Chúa đặt vào con người không thể bị dập tắt. Nước Anh sẽ là nước đầu tiên 
giải phóng khỏi quyền lực của quỷ dữ, thực hiện trên trái đất giang sơn của tình yêu 
thiêng liêng. Giáo hội nói Chúa, thiên đường, địa ngục chờ đợi con người sau khi mất chỉ 
là sự tưởng tượng, là thủ đoạn để khuất phục quần chúng nhân dân. Các tăng lữ đưa ra 
mọi lý lẽ để chứng minh Chúa ngăn cấm quần chúng không đụng đến của cải tư hữu là 
để bảo vệ quyền lợi của bọn quyền quý mà trước hết là quyền chi phối ruộng đất. Đối 
với Giêrắc Uynxtenli thì những nghi lễ tôn giáo chỉ là trò phù thủy. 
Giêrắc Uynxtenli phản đối chế độ tư hữu nhất là tư hữu ruộng đất. Theo ông, đấng 
sáng tạo tối cao đã sáng tạo ra ruộng đất làm kho tàng chung cho con người và những 
động vật khác. Trong trái tim con người có một luật lệ đã được vạch ra, con người phải 
tuân theo luật lệ ấy. Đấy là luật hạnh phúc chung: Lý trí nói với con người rằng con 
người phải tìm hạnh phúc cho người khác cũng như cho chính mình. Thế nhưng dục vọng 
xác thịt đã đẩy con người vào chỗ mù quáng, xui họ chỉ biết đến hạnh phúc cá nhân. Hâïu 
quả là con người tìm cách xâm chiếm, cướp đoạt ruộng đất mà lẽ ra phải được sử dụng 
chung. Như vậy người ta có được quyền tư hữu ấy bằng cách vi phạm những lời răn của 
Chúa (Điều răn thứ 7 và thứ 8 – đừng giết người, đừng trộm cắp). Quyền tư hữu này là 
“đáng nguyền rủa”. Nó khiến cho “một số ít người trở thành chủ ruộng, còn những người 
khác thì trở thành đày tớ của họ, trở thành nô lệ của đồng loại”. Với chế độ tư hữu ruộng 
đất, luật lệ của bóng tối sẽ thống trị. Mọi người sẽ tranh giành và thù hằn lẫn nhau. Luật 
lệ của ánh sáng, của tinh thần, của tự do chân chính là sử dụng chung ruộng đất. Lập luận 
này của Giêrắc Uynstenli gần gũi với phái duy lý không tưởng thế kỷ XVIII. Chế độ hiện 
thời đối với G.Uynstenli là kết quả của sự mù quáng của lý trí con người. Tuy nhiên bên 
cạnh tính chất duy lý, lập luận của ông còn mang dấu ấn tôn giáo một cách rõ nét, khi 
ông nhiều lần viện dẫn đến “tiếng nói của Chúa” để chứng minh cho lập luận của mình. 
Trong Luật công bằng mới, ông tuyên bố: Tôi nghe thấy những lời sau đây: “hãy cùng 
nhau làm việc, cùng nhau ăn bánh; hãy tuyên bố điều đó ở khắp mọi nơi”. 
Từ chỗ phê phán quyền tư hữu, ông cũng lên án cả việc chuyển đổi quyền tư hữu 
(mua bán) ruộng đất. Các chế độ sẽ không thể đem kiếm rèn thành lười cày và thoát khỏi 
chiến tranh, chừng nào mà việc mua bán ấy chưa bị xóa bỏ. 
Thay cho chế độ tư hữu, Giêrắc Uynxtenli chủ trương xây dựng xã hội mới dựa trên 
chế độ cộng đồng về ruộng đất và các sản phẩm lao động. Bởi vì đấng tạo hoá tối cao đã 
tạo ra ruộng đất cho tất cả mọi người và của cải là sản phẩm lao động của mọi người nên 
mọi người phải có quyền như nhau đối với chúng. 
Theo ông cần đưa ra luật tự do sử dụng ruộng đất và lao động tập thể. Trên nền tảng 
ấy, chế độ cộng hòa chân chính được thiết lập trên những đất vô chủ, đất “hoang”. Kinh 
tế được xây dựng theo kiểu công xã. Trong công xã, gia đình là đơn vị sản xuất nông 
nghiệp hoặc thủ công nghiệp và có sự gắn bó với sản xuất xã hội. Có những công xưởng 
xã hội huấn luyện kỷ thuật cho sản xuất gia đình. Sản phẩm lao động của gia đình được 
nộp vào kho chung và nhà nước sẽ phân phối cho toàn xã hội theo nguyên tắc bình quân 
chủ nghĩa. Tuy nhiên không phải mọi của cải gia đình đều là của chung như Campanenla 
đã từng quan niệm. 
Giêrắc Uynxtenli hình dung trong xã hội mới nhờ chú ý cải tiến kỷ thuật mà thời gian 
lao động mỗi này được giảm dần nhưng năng suất lao động vẫn tăng. Không ai phải lao 
động quá 40 tuổi. Thời gian sau đó là để mỗi người nghỉ ngơi, hưởng thụ, và hoàn thiện 
bản thân. 
 Như vậy, tư tưởng bình đẳng của Giêrắc Uynxtenli trước hết là bình đẳng trong kinh 
tế. 
Những quan điểm chính trị - xã hội, văn hóa của Giêrắc Uynxtenli cũng có nhiều yếu 
tố tiến bộ. Trong các tác phẩm của mình Uynxtenly luôn lên án nhà nước đương thời là 
“công cụ của bọn nhà giàu”, còn pháp quyền là “xiềng xích trên cơ thể nhân dân”. Ông 
viết: “Vương quyền nước Anh hiện nay là vương quyền của sự tham lam  là quyền lực 
của sự ích kỷ do dó phải gọi nó là tên giết người Dân lao động mong muốn một 
chính phủ công bằng Nước Anh hiện nay là nhà tù. Những luật sư là bọn cai ngục, còn 
dân nghèo là tù nhân”. Như vậy ông đã nhận thức tính chất giai cấp của nhà nước và 
pháp quyền bóc lột. Thay cho nhà nước ấy, cần phải thiết lập nhà nước cộng hòa - tự do - 
dân chủ chân chính cho mọi người. Điều này là phù hợp với ý Chúa. Nhà nước cộng hoà 
ấy là do dân bầu, có nhiệm kỳ một năm. Đứng đầu nhà nước là nghị viện. Trong nhà 
nước không có sự tham gia của Gíao hội và tăng lữ. Các đạo luật do nó thông qua sẽ có 
hiệu lực nếu trong vòng một tháng không có sự phản đối của nhân dân. Các biện pháp 
trừng phạt nghiêm khắc (tử hình, lao động cải tạo, nhục hình) được áp dụng cho những 
kẻ mưu toan phục hồi chế độ tư hữu, những kẻ sát nhân, những kẻ ăn bám 
Về giáo dục, Giêrắc Uynxtenli đề cao hệ thống giáo dục nhà trường. Phương châm 
giáo dục của ông là học đi đôi với làm, khuyến khích sự sáng tạo, phát huy sáng kiến. 
Trong vấn đề hôn nhân gia đình, cũng như nhiều nhà không tưởng khác, Giêrắc 
Uynxtenli có những quan niệm tiến bộ như: tự do kết hôn, hôn nhân dựa trên tình yêu, tự 
nguyện, hôn nhân 1 vợ – 1 chồng, mỗi gia đình có đời sống riêng, chống bạc đãi phụ nữ 
và trẻ em (luật hôn nhân - Giêrắc Uynxtenli). 
Nhìn chung, Giêrắc Uynxtenli chống tôn giáo, nhưng chưa triệt để, quan niệm có 
nhiều điểm thần bí. Ông đã đặt nhiều hy vọng vào những cải cách hoà bình trong việc 
xây dựng xã hội mới. Ông cũng như phái Đào đất tin rằng “ánh sáng bên trong” của lý trí 
và công lý sẽ chiến thắng bóng tối mà không cần dùng đến bất kỳ bạo lực nào, sẽ giành 
được cả thế giới bằng tình yêu. Tuy vậy mô hình chế độ cộng hoà chân chính của ông 
thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo và ông đã có nhiều cố gắng để thực hiện lý tưởng của 
bản thân trong thực tế (công xã phái Đào đất). Lịch sử thừa nhận ông là một trong những 
nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng xuất sắc vào thế kỷ XVII. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_tu_tuong_xa_hoi_chu_nghia_phan_1.pdf