Giáo trình Lí luận Văn học 2 - Phan Văn Tiến (Phần 2)
PHẦN THỨ HAI
LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chương 6
KHÁI QUÁT VỀ LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
6.1. Khái niệm loại thể tác phẩm văn học
Khi nói đến tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn với loại thể của chúng. Đó là một
bài thơ, một truyện ngắn, một vỡ kịch hay một bút kí. Thường đi liền với tên tác phẩm
là tên thể loại của tác phẩm đó. Nói đến thể loại văn học là nói đến quy luật loại hình
của tác phẩm tức là một sự hệ thống hóa có tính chất ước lệ những tác phẩm có
phương thức tổ chức, phương thức tái hiện đời sống gần gũi nhau. Chẳng hạn, phải có
cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống phải có cách tổ chức phương thức tái hiện
đời sống như thế nào đó là mới gọi là thơ, là truyện, là tiểu thuyết hay kịch, Và đến
lượt mình, tên gọi thể loại lại có chức năng phân định loại hình của tác phẩm, hình
thức tồn tại của nó, kiểu giao tiếp, kiểu tái hiện nghệ thuật của tác phẩm. Thể loại tác
phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một
loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình
thức tồn tại chỉnh thể
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lí luận Văn học 2 - Phan Văn Tiến (Phần 2)
83 PHẦN THỨ HAI LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC Chương 6 KHÁI QUÁT VỀ LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC 6.1. Khái niệm loại thể tác phẩm văn học Khi nói đến tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn với loại thể của chúng. Đó là một bài thơ, một truyện ngắn, một vỡ kịch hay một bút kí. Thường đi liền với tên tác phẩm là tên thể loại của tác phẩm đó. Nói đến thể loại văn học là nói đến quy luật loại hình của tác phẩm tức là một sự hệ thống hóa có tính chất ước lệ những tác phẩm có phương thức tổ chức, phương thức tái hiện đời sống gần gũi nhau. Chẳng hạn, phải có cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống phải có cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống như thế nào đó là mới gọi là thơ, là truyện, là tiểu thuyết hay kịch, Và đến lượt mình, tên gọi thể loại lại có chức năng phân định loại hình của tác phẩm, hình thức tồn tại của nó, kiểu giao tiếp, kiểu tái hiện nghệ thuật của tác phẩm. Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Thể loại là phạm trù về chỉnh thể tác phẩm. Bất cứ tác phẩm nào được sáng tác đều thuộc về một chỉnh thể nhất định, không tác phẩm nào “siêu thể loại”. Bởi mỗi thể loại thể hiện một kiểu quan hệ đối với cuộc sống và đối với người đọc, tức là một kiểu quan hệ giao tiếp. Một kiểu giao tiếp kép, vừa giao tiếp với người đọc lại vừa giao tiếp với đời. Qua giao tiếp với cuộc sống trong tác phẩm, tác giả và người đọc hiểu nhau. Trong thể loại tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất, quy định về loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Ví dụ, nhân vật kịch thì kết cấu kịch, hành động với lời văn kịch, hay nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình và lời thơ, luật thơ. Sự thống nhất này lại do những phương thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau với quy định, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, mang những khả năng khác nhau trong tái hiện đời sống. Vì 84 thể loại là cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật. Cho nên, chúng ta có thể hiểu thể loại tác phẩm văn học như sau: “Thể loại tác phẩm văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm. Đó là cơ sở để người ta tiến hành phân loại tác phẩm. Nhưng thể loại tác phẩm không giản đơn chỉ là loại hình và lặp lai. Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo không lặp lại. Sự vân động cuộc sống cũng luôn luôn sản sinh và làm biến động các giới hạn phản ánh, đổi mới các kênh giao tiếp và làm cho chứng tác động vào nhau, đan bện vào nhau trong các tác phẩm nghệ thuật độc đáo”1. Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của các yếu tố đề tài, chủ đề, tư tưởng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn. Sự thống nhất ấy lại được thực hiện theo những quy luật nhất định. Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó, ứng với một nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Với hiện thực khách quan, tác phẩm văn học là hình ảnh phản ánh sống động, là tấm gương ghi giữ diện mạo lịch sử của một thời kì một đi không trở lại và dự báo tương lai. Với người đọc, tác phẩm văn học là đối tượng tích cực của cảm thụ thẩm mĩ. Dĩ nhiên, trong thực tế những quan hệ phức tạp ấy luôn xuyên thấm lẫn nhau, không thể phân tách một cách máy móc. Mọi tác phẩm văn học đều tồn tại trong các hình thức thể loại nhất định: một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một bài thơ, một vở kịch, một kí sự, không có tác phẩm văn học nào được xây dựng ngoài những hình thức quen thuộc đó. Vì vậy, bên cạnh nhan đề tác phẩm, tác giả thường ghi tên thể loại: Những người khốn khổ (tiểu thuyết); Dấu chân người lính (tiểu thuyết); truyện ngắn của Guy de Maupassant; Từ ấy (thơ); Bài thơ Màu tím hoa sim; Lão hà tiện (kịch), Nhiều khi tên thể loại gắn liền với nhan đề tác phẩm: Hoàng lê thống nhất chí, Bình Ngô đại cáo, Tam quốc chí diễn nghĩa, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Như vậy, thể loại văn học càng gắn bó với khuynh hướng sáng tác chung và cá tính sáng tạo của nhà văn, không thể nghiên cứu thể loại văn học mà bỏ qua được hai nhân tố đó. 1 Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.340 85 6.2. Sự phân loại loại thể văn học Sự xuất hiện các thể loại văn học trong lịch sử là cả một quá trình. Nếu đặt câu hỏi do đâu mà có anh hùng ca, bi kịch, thơ, phú, tiểu thuyết, do đâu mà có thơ lục bát, thơ song thất lục bát thì câu trả lời sẽ phải là một công trình nghiên cứu khảo chứng về một quá trình phức tạp. Sự hình thành và phát triển của thể loại văn học cũng có nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn học qua các giai đoạn, bởi vì văn học không thể tồn tại mà không có thể loại. Các thể loại văn học tuy thay đổi qua các thời kì lịch sử song vẫn có những mặt ổn định tiếp nối nhau từ giai đoạn này giai đoạn khác. Sự tiếp nối ấy ở từng thể loại là do phương thức phản ánh cuộc sống quy định. Thể loại văn học thay đổi nhưng phương thức phản ánh cuộc sống không thay đổi. Phương thức thể loại cuộc sống trong văn học phản ánh những hình thái giao lưu, tồn tại và phát triển của con người trong từng xã hội. Lí luận văn học xưa nay đã có nhiều cách phân chia loại thể văn học khác nhau. 6.2.1. Ở phương Tây Các thể loại văn học thịnh hành ngày nay như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí, kịch đều đã xuất hiện từ phương Tây, đặc biệt biến động lớn vào thời Phục hưng nhưng phải đến thời kì cận đại, nhất là vào thế kỉ XIX, mới có hình thức hoàn chỉnh trong sáng tác của các bậc thầy như Puskin, Gôgôn, L. Tônxtôi, Đôxtôiépxki, Bandắc, Xtăngđan, Phlôbe, Ípxen, Bécna Sô, Sêkhốp. Thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học xuất hiện lần lượt trong lịch sử văn học. Nói đến lịch sử văn học về mặt thể loại là nói đến chuỗi liên tục các sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của các thể loại văn học với các hình thức đa dạng của nó. Ngay từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên, Arixtốt, trong Nghệ thuật thơ ca, đã dựa vào nguyên tắc phản ánh phân chia văn học thành 3 loại. Ông cho rằng nghệ thuật là sự “mô phỏng”, “bắt chước” thực tại. Tương ứng với 3 hình thức mô phỏng đó là 3 loại văn học: loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm trữ tình và loại kịch. Cách phân loại của Arixtốt nhìn chung được nhiều nhà mĩ học, trong đó có Secnưsepxki, Đôbrôliubôp tán thành. Bêlinxki căn cứ vào yêu cầu miêu tả tính cách và thể hiện tư tưởng tình cảm nhà văn mà phân loại. Theo ông, “tác phẩm loại tự sự tái hiện đời sống thông qua việc miêu tả sự kiện. Trong sự kiện, có sự thâm nhập sâu sắc tư tưởng, tình cảm của nhà 86 thơ vào các hành động bên ngoài của nhân vật, làm cho không phân biệt được nhau nữa. Ở đây, nhà thơ không xuất hiện nữa, loại này bao gồm thơ tự sự, tiểu thuyết, ngụ ngôn. Loại trữ tình gồm các tác phẩm thông qua sự bộc lộ tình cảm của tác giả mà phản ánh hiện thực. Ở loại này, tác giả thực hiện đời sống, loại này thường không có cốt truyện hoàn chỉnh, dung lượng thường ngắn, bao gồm cả văn xuôi trữ tình. Loại kịch gồm các tác phẩm đem nhân vật đặt lên sân khấu để chúng tự biểu hiện qua hành động của chúng. Loại này cũng giống loại tự sự ở chỗ có những sự kiện vốn là sự thống nhất của các lực lượng chủ quan và khách quan đang phát triển. Nhưng loại này không thuần túy là bên ngoài. Tác phẩm loại này vừa có cốt truyện hoàn chỉnh lại vừa có yếu tố trữ tình. Nó bao gồm hài kịch, bi kịch, chính kịch”1. Nhiều khi các loại trên thâm nhập, chuyển hóa, kết hợp với nhau chứ không tách biệt một cách tuyệt đối. 6.2.2. Ở phương Đông Ở Trung Quốc cổ đại, trong một điều kiện lịch sử xã hội khác đã không xuất hiện các thể loại văn học tự sự và kịch như phương Tây mà phát triển các tác phẩm chính luận của các truyện kí như Kinh thi, Li tao. Thể loại tiểu thuyết phát triển muộn và mãi đầu thế kỉ XX mới có kịch nói. Với những điều kiện xã hội, lịch sử, văn học khác, lại có những truyền thống phân loại khác nhau. Sự phân loại văn học ở Trung Quốc xuất hiện khá sớm. Lúc đầu họ chia làm 2 loại: thơ và văn xuôi. Sau này, Tào Phi chia văn học làm 4 loại: “Văn có gốc giống nhau mà ngọn khác nhau. Văn tấu, nghị thì lời phải nhã, văn thu, luận cần có lí, văn minh lỗi trọng sự thực, văn thơ phú thì phải lộng lẫy”2. Bốn loại mà Tào Phi đưa ra, thực ra chỉ có hai loại thơ và văn xuôi. Sau Tào Phi thì văn học Trung Quốc đến cuối đời Thanh, do dịch thuật nhiều kịch và tiểu thuyết nước ngoài nên kịch và tiểu thuyết trong nước cũng được coi trọng. Trên cơ sở đó, các sách vở, báo chí Trung Quốc phổ biến thừa nhận văn học có 4 loại: thơ ca, văn xuôi, tiểu thuyết và kịch. Cơ sở phân loại này là truyền thống phân loại của Trung Quốc kết hợp với các tiểu chí phân loại của phương Tây. 1 Lê Lưu Oanh – Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.349 2 Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.350 87 Các cách phân loại nói trên tuy có các ưu điểm khác nhau nhưng đều mang tính chất tương đối. Vì thể loại văn học rất ít đa dạng, không một lối nào bao quát được trọn vẹn và sít sao. Còn ở Việt Nam, chính vì tính chất đa dạng và luôn phát triển của các thể loại văn học nên việc phân chia các loại thể cũng có nhiều dạng. Sự phân loại tác phẩm là bước đầu tiên để nhận thức các quy luật thể loại chứ chưa phải là tất cả. Phân loại như trên chỉ là nấc thang thứ nhất để tiến lên nhận thức hình thức thể loại của tác phẩm. Các giáo trình chủ yếu dựa theo phân loại của phương Tây nhưng trình bày thành 4 loại chủ yếu: Thơ, tiểu thuyết, kí và kịch. Có người chia làm 5 loại: tự sự, trữ tình, kịch, kí, trào phúng. Trong Lí luận văn học tập 2, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2014, Trần Đình Sử lại phân chia thành: tự sự, trữ tình, kịch, kí và chính luận. Các sự phân loại trên đều có tính chất tương đối. Bởi vì, thực tế văn học vốn đa dạng, phong phú, khó có một sự khái quát nào đầy đủ và trùng khít với thực tế được. Vì vậy, giáo trình này chọn cách phân văn học thành năm loại: loại tác phẩm trữ tình, loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm kịch, loại tác phẩm kí văn học và loại tác phẩm chính luận. Do nó có ưu điểm là kết hợp truyền thống phân loại phương Tây với đặc điểm của văn học cổ xưa và hiện đại của phương Đông, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cách chia làm bốn loại. Dựa vào sự phân loại trên, có thể sắp xếp các thể loại vào các loại tương ứng: Loại tự sự bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thơ, anh hùng ca, truyện cổ tích, Loại trữ tình bao gồm thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình, Loại kịch bao gồm bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch thơ, Loại kí bao gồm kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, Loại chính luận bao gồm các kí chính luận, nghị luận văn chương, xã hội, chính trị, Ngoài cách phân chia văn học như trên, cần phải dựa vào các tiêu chí khác nữa để tiến hành phân chia các thể loại văn học 88 6.3. Tiêu chí phân chia thể loại tác phẩm văn học Thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học xuất hiện lần lượt trong lịch sử văn học. Nói đến lịch sử văn học về mặt thể loại là nói đến chuỗi liên tục các sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của các thể loại văn học với các hình thức đa dạng của nó. Đồng thời, các thể loại ấy cũng bộc lộ những quy luật chung trong sự phản ánh đời sống và trong cấu tạo tác phẩm. Do đó, để chiếm lĩnh các quy luật tổ chức thể loại văn học, từ xưa người ta đã tiến hành phân loại tác phẩm. Lí luận văn học xưa nay đã biết đến nhiều cách phân loại khác nhau nhưng quan trọng nhất là các cách sau: Dựa vào hình thức câu văn: thơ (văn vần) và văn xuôi (tản văn). Ở đây có thể nói đến truyện thơ, truyện xuôi, thơ, thơ văn xuôi, kịch thơ, kịch nói, thơ ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn. Dựa vào thể văn, tức hình thức lời văn được tổ chức theo một thể thức nào đó. Chẳng hạn, thể thơ 2, 3, 4, 5, 6, 8 chữ, thơ song thất lục bát, thơ tự do. Thể văn xuôi: thể nhật kí, chiếu, biểu, văn tế, Mỗi loại văn thường sử dụng một thể văn tương ứng: loại tự sự sử dụng văn trần thuật, kịch sử dụng văn đối thoại, thơ dùng thể văn giãi bày cảm xúc, bộc lộ. Dựa vào dung lượng tác phẩm là tiêu chí, chủ yếu dựa vào hiện thức được thể hiện trong tác phẩm và độ dài ngắn của nó. Có thể nói đến truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thơ, trường ca, khúc ngâm, kịch ngắn, kịch nhiều hồi. Dựa vào cảm hứng, tình điệu thẩm mĩ có thể phân ra: tụng ca, bi ca, trữ tình hay châm biếm, truyện cười, truyện tình cảm, bi kịch, hài kịch, chính kịch, Ngoài ra, người ta có thể dựa vào nội dung thể loại để phân chia tác phẩm văn học: thể loại lịch sử dân tộc, thể loại đạo đức thế sự, thể loại đời tư. Các thể loại được trình bày trên đều có thể được thể hiện trong các loại tác phẩm văn học khác nhau và nhiều khi có sự kết hợp chặt chẽ chứ không hoàn toàn tách biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu về thể loại tác phẩm văn học cần chú ý đến các hình thức trung gian, kết hợp giữa văn xuôi và văn vần, giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và truyện, hoặc giữa văn học với các lĩnh vực khác, chẳng hạn như giữa văn học và lịch sử, giữa văn học và nghiên cứu, giữa văn học và âm nhạc, giữa văn học và nghệ thuật sân khấu. 89 Trong quá trình vận động của văn học, sự hình thành, phát triển và mất đi của các loại thể văn học là hiện tượng phát triển bình thường. Cở sở xã hội, nhu cầu của các tầng lớp giai cấp về mặt nhận thức cuộc sống, thị hiếu thẩm mĩ, sẽ quy định sự phát triển của các loại thể văn học. Các loại thể văn học tuy thay đổi qua các thời kì lịch sử, song, vẫn có những mặt ổn định tiếp nối nhau từ giai đoạn này qua giai đoạn khác. Sự tiếp nối ấy ở từng loại thể văn học thay đổi nhưng phương thức phản ánh cuộc sống ít thay đổi. Việc nghiên cứu thể loại không chỉ nhận ra một tác phẩm thuộc loại văn học nào, mà hơn nữa, nhận ra cái hình thức thể loại thành hình thức chỉnh thể của nó, quy định sự thống nhất nội dung và hình thức của nó. Các tiêu chí nội dung và hình thức thể loại trên rất quan trọng để giúp vào việc nghiên cứu. 6.4. Ý nghĩa của thể loại văn học Thể loại văn học rất có ý nghĩa đối với sáng tác, vì mỗi thể loại một khi đã hình thành là vạch ra một hướng đi, khơi một dòng cho mạch cảm xúc của con người tuôn chảy. Các nhà văn khi tràn trề cảm xúc, không thể không tìm một con đường, một khuôn mẫu để biểu. Khi đặt vấn đề viết cái gì và viết như thế nào, lập tức vấn đề lựa chọn thể loại đặt ra. Ngay chọn thể loại thơ rồi thì cũng phải tiếp tục chọn hình thức thơ nào? Đường luật, lục bát hay thơ tám chữ, thơ tự do hay thơ văn xuôi, Khi đã chọn được thể loại thì mọi ý đồ, sắp xếp, lựa chọn tài liệu, cấu tứ, nội dung hình ảnh, đều nương tựa vào khuôn khổ thể loại. Phương Lựu cho rằng: “Thể loại tác phẩm văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lập ... tr.396 153 văn chính luận trực tiếp hoặc gián tiếp thì ít nhiều đều có yếu tố tranh luận. Để tăng cường sức tác động mạnh mẽ đến công chúng, văn chính luận thường có một ngữ điệu hùng hồn, hấp dẫn, cuốn hút. Ví dụ, trong bài Phát xít Đức đã tắt thở của Trường Chinh: “Đội quân tiên phong của phát xít quốc tế hoàn toàn thất bại. “Trận thập tử” đánh phá Liên Xô và chủ nghĩa bôn sê vích đã tan tành. Thế là cái ảo mộng làm bá chủ hoàn cầu của phe Truc đã tan như mây khói. Ô hô! Nền trật tự mới của bọn đế quốc phát xít, nham hiểm và vô thường! ... Binh minh đang trở lại và loài người đau đớn nhưng anh dũng, sắp qua được một đêm kinh hoàng đầy máu lệ và sắt lửa”1. Tác giả sử dụng bằng một ngữ điệu hùng hồn dùng để diễn thuyết và cuốn hút người đọc. 11.3. Các phẩm chất cơ bản của văn chính luận 11.3.1. Tính tư tưởng sâu sắc và tiến bộ Văn chính luận có tính chất tư tưởng sâu sắc và tiến bộ, bởi nó giữ vai trò đặc biệt trong các cuộc đấu tranh xã hội, trong lịch sử văn hóa của nhân loại nói chung, của dân tộc ta nói riêng. Tác phẩm chính luận chính luận thường đề cập tới những vấn đề lớn lao nảy sinh từ đời sống xã hội. Ví dụ, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là những tác phẩm chính luận bất hủ. Văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ, đôi khi bằng tái hiện đời sống, miêu tả các tính cách và số phận. Trong tác phẩm chính luận không chỉ thể hiện những suy nghĩ nhận định, bình luận về các sự kiện lịch sử, các biến cố có ý nghĩa dân tộc mà còn bàn đến những vấn đề nhân sinh của thời đại được đông đảo mọi người quan tâm: “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ để bày tỏ suy nghĩ của mình trước tướng sĩ, “để các người biết bụng ta”, nhưng tác động sâu xa và mạnh mẽ của tác phẩm là ở chỗ bàn đến vấn đề cấp bách của quốc gia trước họa ngoại xâm. Lời bàn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là lời của một cá nhân, thậm chí không chỉ là của một Quốc công tiết chế, mà là của con người gắn liền tình cảm của mình với vận mệnh của đất nước”2. Người viết chính luận tái hiện đời sống, miêu tả tính cách, số phận chỉ nhằm mục đích đưa ra những ví dụ sinh động là cơ sở cho lập luận thường là những “hình tượng minh họa”, nó chỉ chứa đựng nội dung phổ quát: “Tuyên ngôn độc lập, nội dung nổi 1 Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.448 2 Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.399 154 bật của tác phẩm là nêu lên quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam; là thực chất mối quan hệ Pháp – Việt từ trước cho tới lúc bấy giờ; là sự xác nhận và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước”1. Tác phẩm chính luận mang khuynh hướng tư tưởng, mang mục đích thuyết phục người đọc và có tác dụng thực tiễn rõ rệt. 11.3.2. Tính chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo trong lập luận Văn chính luận phải trực tiếp nêu ra và bàn luận về các vấn đề có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh nào đó nên phải chú ý đến việc tác động bằng lí lẽ và lí trí của người đọc, người nghe. Cho nên, các quan niệm, tư tưởng vốn rất trừu tượng phải được thể hiện cụ thể và thuyết phục trong tác phẩm chính luận bằng các luận cứ cụ thể. Đồng thời, tác phẩm chính luận phải chứa đựng những lập luận trực tiếp một cách chặt chẽ, linh hoạt, sáng tạo, ... Việc trình bày mạch lạc một hệ thống phong phú các sự kiện, chứng cớ xác thực, các suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, bình luận sắc sảo thông qua các yếu tố cơ bản là luận điểm, luận cứ, luận chứng. Luận điểm phải sáng rõ đúng đắn, có sức khái quát cao, chưa đựng những quan niệm, những tư tưởng sâu sắc. Ví dụ, trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bao gồm các luận điểm và quan hệ chủ tướng và tướng sĩ, về mối lo của tác giả trước cảnh giặc giã đang lấn lướt, nguy cơ mất nước đang đe dọa, về âm mưu của kẻ thù và thói thiếu trách nhiệm của tướng sĩ, về chủ trương tướng sĩ phải học tập binh thư và rèn luyện võ nghệ, ... Tất cả, những luận điểm ấy kết hợp với nhau để nói lên tư tượng của Trần Quốc Tuấn trước thời cuộc. Luận cứ là những cứ liệu, những bằng chứng, lí lẽ, bằng chứng cụ thể trong thực tế cuộc sống và tư tưởng được tác giả phát hiện và sử dụng để chứng minh cho các luận điểm đã nêu. Tác giả phải nêu rõ và nhấn mạnh “ý nghĩa vấn đề, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh của chúng”: “Trong sách Lã thị Xuân Thu, khi bàn về việc biến pháp, có viết như sau: “có người nước Sở đi thuyền qua sông, đánh rơi kiếm, liền khắc vào mạn thuyền câu: kiếm ta rơi chỗ này. Thuyền cập bến, anh ta liền theo vết khắc, lội xuống mò kiếm. Thuyền đi, kiếm không đi theo. Tìm kiếm như vậy, chẳng sai lắm sao? Lấy pháp luật cũ mà trị nước nước thì cũng thế thôi”2. Khi nói đến lập luận trong một bài văn chính luận tức là nói đến luận chứng. Luận chứng là sự triển khai, sự đan dệt qua lại giữa luận cứ và luận điểm, giữa những ý nhỏ 1 Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.400 2 Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.442 155 với nhau nhằm dẫn đến sự kết tinh là luận điểm chính. Văn chính luận luôn gắn chặt với dân tộc, thời đại và phong cách cá nhân, cho nên phong cách lập luận cũng muôn màu muôn vẻ. Nó cần biểu đạt bốn dạng thức cơ bản như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận. Chứng minh là đối với một vấn đề vốn đã được thừa nhận nhưng cần làm sáng tỏ hơn. Luận cứ ở đây phải thật dồi dào, cụ thể, sát hợp, tiêu biểu: Ví dụ, trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã chính minh cho nhận định: “Hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng tái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”, sau đó dùng biện pháp liệt kê chứng minh cụ thể: “Về chính trị ...; về kinh tê ...”; riêng về từng mặt chính trị, kinh tế, tác giả lại lần lượt đưa ra những khía cạnh cụ thể khác ... có thể có dạng thức chứng minh theo lối quy nạp”1. Giải thích là nhằm làm cho người ta hiểu được những vấn đề, những luận điểm vốn chưa được công nhận một cách phổ biến, hiển nhiên. Luận cứ ở đây cũng phải đầy đủ nhưng cần tăng cường phần luận chứng cho thật rạch ròi, lớp lang, chặt chẽ: “Trong Sửa đổi lề lối làm việc, sau khi nêu nêu “nhan, nghĩa, trí, dũng, liêm” là năm nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã lần lượt giải thích về từng điều một: “Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào, vì thế mà kiên quyết chống lại những người những việc có hại đến đoàn thể, đến nhân dân ... Nghĩa là ... Trí là ... Dũng là ... Liêm là ...””2. Phân tích là cách lập luận về một vấn đề cơ sở đem vấn đề tổng thể chia nhỏ ra từng khía cạnh khác nhau để xem xét. Cách nhìn sắc sảo, cách lập luận hệ thống, chặt chẽ, toàn diện của người phân tích giúp cho người đọc hiểu vấn đề theo một trình tự rõ từ chung đến riêng, rồi từ khía cạnh mà tổng hợp lại sâu rộng hơn: “Trong lời kêu gọi Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược thoạt tiên Bác đưa ra một nhận định tổng quát “Đế quốc Mỹ dã man gây ra chiến tranh ăn cướp nước ta, nhưng chúng đang thua to”. Tiếp theo Bác phân tích từng mặt của tình hình miền Bắc, miền Nam và diễn biến của tình hình gần đây”3. Bình luận là đánh giá, xem xét cái đúng, cái sai, mặt hay, mặt dở của một hiện tượng, một sự vật, một quan niệm, ... đồng thời đào sâu mở rộng thêm nhằm phát huy 1 Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.408 2 Sđd, tr.409 3 Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, tr.444 156 những mặt tích cực và ngăn ngừa những mặt tiêu cực, sai trái. Trong Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, bình luận về các ý kiến tách biệt hoặc nhập cục làm một giữa nghệ thuật và tuyên truyền, tác giả Trường Chinh viết: “Theo chúng tôi, hai ý kiến trên đều có chỗ không đúng. Nghệ thuật và tuyên truyền không hoàn toàn khác nhau, nhưng cũng không toàn giống nhau. Tuyên truyền cũng là một thứ nghệ thuật. Nghệ thuật là một phần trong nghệ thuật nói chung. Và bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng ít nhiều có tính chất tuyên truyền. Nhưng nói như thế không phải kết luận rằng nghệ thuật và tuyên truyền chỉ là một”1. Như vậy, các dạng thức nói trên không hoàn toàn đối sánh nhau một cách rạch ròi và cũng thường được vận dụng liên hợp trong một bài văn chính luận. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tác phẩm chính luận là gì? Phản ánh những vấn đề gì trong đời sống? 2. Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của tác phẩm chính luận. Cho ví dụ chứng minh từng đặc trưng tiêu biểu. 3. Tác phẩm chính luận có các tính chất cơ bản nào? 4. Tại sao tác phẩm chính luận cần có tính chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo trong lập luận? Trình bày các yếu tố cơ bản của luận điểm, luận cứ, luận chứng. 5. Vì sao tác phẩm chính luận cần sử dụng rộng rãi các từ ngữ và ngữ liệu chuyên môn? Cho ví dụ chứng minh. 1 Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.410 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lai Nguyên Ân – Nguyễn Minh – Phong Vũ (1983), Số phận của tiểu thuyết ý kiến các tác giả nước ngoài, Nxb. Tác phẩm mới – Hội Nhà văn Việt Nam. 2. Tào Văn Ân (1994), Bài giảng môn học Lí luận văn học, (Tác phẩm và loại thể), Đại học Cần Thơ. 3. Lê Huy Bắc (2004), Phê bình, lí luận văn học Anh Mỹ, tập 1, Nxb. Giáo dục. 4. Lê Huy Bắc – Lê Nguyên Cẩn – Nguyễn Linh Chi (2012), Giáo trình Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục Việt Nam. 5. Nguyễn Xuân Biết – Ngô Trần Nghị – Phan Kế Thể – Nguyễn Tân Dân (1996), Giới thiệu tác phẩm kinh điển, tập 2, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 6. Huy Cận – Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca – 60 năm phong trào Thơ mới, Nxb. Giáo dục. 7. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) – Phùng Văn Tửu – Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb. Thế giới. 8. Xuân Diệu (1987), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 2, Nxb. Văn học. 9. Lê Tiến Dũng (1991), Tìm hiểu tác phẩm văn học, Nxb. Tổng hợp Sông Bé. 10. Đặng Anh Đào (chủ biên) (2010), Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 11. Phan Cự Đệ (1976), Thơ văn cách mạng 1930 – 1945, Nxb. Giáo dục. 12. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Nxb. Văn học, Hà Nội. 13. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb. Giáo dục. 14. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Về một cuộc cách mang trong thi ca – Phong trào Thơ mới, Nxb. Giáo dục. 15. Nguyễn Đăng Điệp (2005), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 1, Nxb. Giáo dục. 16. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục. 17. Hà Minh Đức (2012), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục Việt Nam. 18. Lê Bá Hán – Hà Minh Đức (1976), Cơ sở lí luận văn học, Nxb. Giáo dục. 158 19. Lê Bá Hán (chủ biên) (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, Nxb. Khoa học Xã hội và NXB. Mũi Cà Mau. 21. Mã Giang Lân (2001), Thơ Hàn Mặc Tử, Nxb. Văn hóa – Thông tin. 22. Mã Giang Lân (2004), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục. 23. Phong Lê – Đặng Văn Ngoạn – Phạm Ngọc Hy – Trần Đình Việt – Nguyễn Trung Đức (1979), Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 24. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb. Giáo dục. 26. Hoàng Minh Lương – Nguyễn Thị Huệ (2010), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb. Chính trị – Hành chính. 27. Đỗ Quang Lưu (1977), Tập nghị luận và phê bình văn học chọn lọc, tập 1, Nxb. Giáo dục. 28. Đỗ Quang Lưu (1978), Tập nghị luận và phê bình văn học chọn lọc, tập 1, Nxb. Giáo dục. 29. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục. 30. Phương Lựu (2004), Lí luận và phê bình văn học, Nxb. Đà Nẵng. 31. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb. Giáo dục. 32. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Nhà văn – Tư tưởng và phong cách, Nxb. Tác phẩm mới. 33. Tôn Thảo Miên (2007), Hàn Mặc Tử tác phẩm và dư luận, Nxb. Văn học. 34. Tôn Thảo Miên (2002), Từ ấy – Tác phẩm và dư luận, Nxb. Văn học. 35. Nguyễn Đức Nam – Phùng Văn Tửu – Đặng Anh Đào – Hoàng Nhân (1986), Văn học phương Tây, tập 2, Nxb. Giáo dục. 159 36. Nguyễn Lương Ngọc (1980), Cơ sở lí luận văn học, tập 1, Nxb. Đại học và Trung cấp Chuyên nghiệp, Hà Nội. 37. Anh Ngọc (2003), Hồn thơ thế kỉ – Bình luận một số bài thơ nổi tiếng của thế kỉ XX, Nxb. Thanh niên. 38. Lữ Huy Nguyên (2004), Xuân Diệu thơ và đời, Nxb. Văn học. 39. Thảo Nguyên (2013), Nguyễn Khuyến một nhân cách lớn luôn đau đáu nỗi niềm, Nxb. Văn hóa – Thông tin. 40. Vương Trí Nhàn (2000), Những lời bàn về tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn. 41. Hoàng Nhân (1998), Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại, Nxb. Mũi Cà Màu. 42. Lê Lưu Oanh – Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 43. Vũ Quần Phương (1999), Thơ với lời bình, Nxb. Giáo dục. 44. Nguyễn Đức Quyền (2006), Bình giảng – bình luận văn học, Nxb. Giáo dục. 45. Ngô Quốc Quýnh (2004), Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Nxb. Khoa học Xã học. 46. Trần Đình Sử – Phương Lựu – Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn hoc, tập 2, (Tác phẩm văn học), Nxb. Giáo dục. 47. Trần Đình Sử (1997), Lí luận và phê bình văn học, Nxb. Giáo dục. 48. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb. Giáo dục. 49. Trần Đình Sử (1999), Lí luận và phê bình văn học, (Những vấn đề và quan niệm hiện đại) (Tập tiểu luận), Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội. 50. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb. Văn học, Hà Nôi. 51. Trần Đình Sử (2012), Một nền lí luận văn học hiện đại (Nhìn qua thực tiễn Trung Quốc), Nxb. Đại học Sư phạm. 52. Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 53. Hoài Thanh – Hoài Chân (2003), Thi Nhân Việt Nam, Nxb. Văn học. 54. Nguyễn Toàn Thắng (2007), Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, Nxb. Giáo dục. 160 55. Phan Ngọc Thu (2001), Để hiểu thêm một số tác giả vả tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo dục. 56. Phan Trọng Thưởng (1996), Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam, Nửa đầu thế kỉ XX, Nxb. Khoa học Xã hội Hà Nội. 57. Trần Mạnh Tiến (2013), Lí luận phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 58. Lê Ngọc Trà (1991), Lí luận và văn học, Nxb. Trẻ. 59. Thùy Trang (2013), Nguyễn Công Hoan tác phẩm và lời bình, Nxb. Văn học 60. Lê Trí Viễn (2001), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Văn nghệ. 61. Vũ Thanh Việt (2000), Thơ mới lãng mạn – Những lời bình, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 62. Thơ ca giải phóng (1974), Nxb. Giáo dục Giải Phóng.
File đính kèm:
- giao_trinh_li_luan_van_hoc_2_phan_van_tien_phan_2.pdf