Giáo trình Lí luận Văn học 2 - Phan Văn Tiến (Phần 1)
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1.1. Khái niệm tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là tế bào của đời sống văn học. Nó không chỉ là kết quả sáng tạo
của nhà văn, mà còn là đối tượng tiếp nhận của người đọc, đối tượng khảo sát của
nghiên cứu văn học. Vì văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, nhưng hình
tượng nghệ thuật là khách thể tinh thần tự nó không thể tồn tại được mà phải tồn tại
trong tác phẩm. Cảm xúc suy nghĩ của nhà văn dù có mãnh liệt, sâu sắc đến đâu cũng
trở thành vô nghĩa nếu không có tác phẩm văn học. Mặc dù, nhà văn là người sáng tạo
ra tác phẩm, nhưng chính tác phẩm lại là “chứng minh thư” xác nhận tư cách nhà văn.
Ví dụ, nhà văn Nguyễn Du bất tử vì Truyện Kiều của ông chứ không phải ngược lại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lí luận Văn học 2 - Phan Văn Tiến (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lí luận Văn học 2 - Phan Văn Tiến (Phần 1)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC 2 (TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ VĂN HỌC) Biên soạn: ThS. Phan Văn Tiến – TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh CẦN THƠ, 2015 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1 PHẦN THỨ NHẤT TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA CHỈNH THỂ TÁC PHẨM Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 1.1. Khái niệm tác phẩm văn học ........................................................................................ 2 1.2. Tác phẩm văn học là chỉnh thể cơ bản của đời sống văn học ...................................... 4 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 15 Chương 2 ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HOC 2.1. Đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học ...................................................................... 16 2.2. Tư tưởng của tác phẩm văn học ................................................................................. 22 2.3. Ý nghĩa của tác phẩm văn học .................................................................................... 29 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 30 Chương 3 NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HOC 3.1. Nhân vật văn học và vai trò nhân vật trong tác phẩm ................................................ 31 3.2. Phân loại nhân vật ...................................................................................................... 34 3.3. Một số kiểu cấu trúc nhân vật ..................................................................................... 38 3.4. Một số biện pháp xây dựng nhân vật .......................................................................... 41 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 45 Chương 4 CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC 4.1. Cốt truyện ................................................................................................................... 46 4.2. Kết cấu ........................................................................................................................ 59 4.3. Một số hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học ...................................................... 63 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 68 Chương 5 LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 5.1. Lời văn trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật .................................. 69 5.2. Đặc trưng của lời văn nghệ thuật ................................................................................ 70 5.3. Các phương tiện xây dựng lời văn nghệ thuật ............................................................ 73 5.4. Các thành phần của lời văn trong tác phẩm văn học .................................................. 79 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 82 PHẦN THỨ HAI LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC Chương 6 KHAI QUÁT VỀ LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC 6.1. Khái niệm loại thể tác phẩm văn học ......................................................................... 83 6.2. Sự phân loại loại thể văn học ..................................................................................... 85 6.3. Tiêu chí phân chia thể loại tác phẩm văn học ............................................................ 88 6.4. Ý nghĩa của thể loại văn học ...................................................................................... 89 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 91 Chương 7 TÁC PHẨM TRỮ TÌNH 7.1. Khái niệm ................................................................................................................... 92 7.2. Đặc trưng của tác phẩm trữ tình ................................................................................. 93 7.3. Phân loại thơ trữ tình ................................................................................................ 102 7.4. Tổ chức bài thơ trữ tình ............................................................................................ 107 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 108 Chương 8 TÁC PHẨM TỰ SỰ 8.1. Khái niệm ................................................................................................................. 109 8.2. Đặc trưng của tác phẩm tự sự ................................................................................... 109 8.3. Một số thể loại tự sự cơ bản ..................................................................................... 115 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 124 Chương 9 KỊCH BẢN VĂN HỌC 9.1 Khái niệm .................................................................................................................. 125 9.2. Đặc trưng của kịch bản văn học ............................................................................... 126 9.3. Phân loại kịch ........................................................................................................... 133 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 135 Chương 10 TÁC PHẨM KÍ VĂN HỌC 10.1. Khái niệm ............................................................................................................... 136 10.2. Đặc trưng của kí văn học ........................................................................................ 137 10.3. Một số thể loại kí .................................................................................................... 141 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 146 Chương 11 TÁC PHẨM CHÍNH LUẬN 11.1 Khái niệm ................................................................................................................ 147 11.2. Đặc trưng cơ bản của tác phẩm chính luận ............................................................ 149 11.3. Các phẩm chất cơ bản của văn chính luận ............................................................. 153 Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 157 1 LỜI NÓI ĐẦU Tiếp nối tinh thần của Lí luận văn học 1 (Nguyên lí tổng quát), cung cấp những kiến thức về bản chất, quy luật vận động và phát triển của văn học, Lí luận văn học 2 (Tác phẩm và loại thể) cung cấp những kiến thức cơ bản và khái quát về tác phẩm văn học (như khái niệm về tác phẩm, đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện, kết cấu tác phẩm, lời văn nghệ thuật) và các thể loại văn học (như tự sự, trữ tình, kịch, kí, chính luận). Nội dung của cuốn giáo trình này cơ bản được biên soạn theo quan điểm của những giáo trình, công trình do Lê Bá Hán, Hà Minh Đức, Phương Lựu, Lê Ngọc Trà, Trần Đình Sử, Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư, Lê Tiến Dũng, Trần Mạnh Tiến, đã được sử dụng giảng dạy cho sinh viên ở nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Chúng tôi biên soạn lại cho phù hợp với chương trình đào tạo cử nhân ngành Văn học của Trường Đại học Tây Đô. Do khuôn khổ có hạn nên giáo trình này chỉ tập trung vào một số vấn đề có tầm bao quát nhất, mang tính chất dẫn luận. Muốn hiểu sâu sắc các vấn đề, sinh viên cần đọc thêm các tài liệu tham khảo khác, như các công trình nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành, Ngoài nội dung bài học, giáo trình còn có phần câu hỏi ôn tập nhằm giúp sinh viên nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức cơ bản đã được trang bị vào thực tiễn đời sống văn học. Mặc dù, chúng tôi đã làm việc nghiêm túc, đầy nỗ lực, song giáo trình này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp của ban đọc để giáo trình ngày một hoàn chỉnh hơn. Nhóm tác giả PHẦN THỨ NHẤT TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA CHỈNH THỂ TÁC PHẨM 2 PHẦN THỨ NHẤT TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA CHỈNH THỂ TÁC PHẨM Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 1.1. Khái niệm tác phẩm văn học Tác phẩm văn học là tế bào của đời sống văn học. Nó không chỉ là kết quả sáng tạo của nhà văn, mà còn là đối tượng tiếp nhận của người đọc, đối tượng khảo sát của nghiên cứu văn học. Vì văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, nhưng hình tượng nghệ thuật là khách thể tinh thần tự nó không thể tồn tại được mà phải tồn tại trong tác phẩm. Cảm xúc suy nghĩ của nhà văn dù có mãnh liệt, sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa nếu không có tác phẩm văn học. Mặc dù, nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm, nhưng chính tác phẩm lại là “chứng minh thư” xác nhận tư cách nhà văn. Ví dụ, nhà văn Nguyễn Du bất tử vì Truyện Kiều của ông chứ không phải ngược lại. Tác phẩm văn học là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa xã hội khách quan cho mọi người “soi nắm”, suy nghĩ. Sự nghiệp văn học của một người hay một dân tộc, một giai đoạn lịch sử bao giờ cũng lấy tác phẩm làm cơ sở. Cho nên, tác phẩm văn học là tấm tương khách quan về tầm vóc tiếng nói nghệ thuật, chiều sâu phản ánh, trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Nó tuy phải hiện diện thành văn bản, quyển sách nhưng không đơn giản chỉ là quyển sách, mà là văn bản ngôn từ, là sự kết tinh của một quan hệ xã hội nhiều mặt. Sự vận động của một nền văn học bao giờ cũng dựa trên bốn yếu tố: thời đại – nhà văn – tác phẩm – người đọc, trong đó, tác phẩm là yếu tố trọng tâm, quan trọng nhất. Tác phẩm văn học là thành quả của một quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đối với người sáng tác thì tác phẩm văn học là đứa con tinh thần được sản sinh ra thông qua quá trình thai nghén đầy cảm xúc và quá trình làm việc căng thẳng của tư duy. Lê Lưu Oanh quan niệm: “Tác phẩm văn học là đơn vị sáng tác của nhà văn, là đối tượng thưởng thức của người đọc, là kết quả của trình độ ý thức xã hội, ý thức thẩm mĩ thời đại, là 3 chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học. Bởi vì, mọi quy luật, bản chất, đặc trưng, thuộc tính của văn học đều biểu hiện tập trung ở tác phẩm văn học, dù đó có thể là một thiên sử thi đồ sộ hoặc chỉ là một câu tục ngữ ngắn gọn”1. Tác phẩm văn học còn là thước đo về tầm vóc tiếng nói nghệ thuật, chiều sâu phản ánh, trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo của một tác giả, một giai đoạn lịch sử. Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, mỗi tác phẩm văn học đều bao gồm phần nội dung và hình thức. Nội dung của tác phẩm bao gồm các yếu tố đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Còn hình thức của tác phẩm bao gồm các yếu tố về ngôn ngữ, kết cấu, thể loại, biện pháp thể hiện, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Một tác phẩm văn học phản ánh một phạm vi nhất định của đời sống hiện thực. Phạm vi vấn đề hoặc phạm vi thực tại mà nhà văn hướng đến sáng tác được xem là đề tài của tác phẩm. Thông qua những nhân vật, sự kiện và cảnh ngộ được miêu tả trong tác phẩm, nhà văn đề xuất những vấn đề cơ bản toát lên từ nội dung trực tiếp của tác phẩm theo một chiều hướng tư tưởng nhất định, vấn đề đó là chủ đề của tác phẩm. Còn tư tưởng của tác phẩm bao gồm toàn bộ thái độ nhận thức, đánh giá của nhà văn về hiện thực được miêu tả trong tác phẩm. Bên cạnh nội dung của tác phẩm, chúng ta không thể không nhắc đến hình thức của tác phẩm. Hình thức là quá trình vận dụng những phương tiện biểu hiện như ngôn ngữ, kết cấu, loại thể để xây dựng những tính cách nhân vật theo phương hướng chủ đạo của chủ đề, đề tài và tư tưởng tác phẩm. Những thành tố về hình thức của tác phẩm không tồn tại ngoài nội dung, nó có nhiệm vụ biểu hiện trực tiếp nội dung. Trần Đình Sử cho rằng: “Tác phẩm văn học vừa là kết quả của hoạt động sáng tác của nhà văn, vừa là cơ sở và đối tượng hoạt động thưởng thức của người đọc”2. Tác phẩm văn học thường được xem là chỉnh thể trung tâm, là tế bào, là bộ mặt của đời sống. Từ xưa đến nay, khái niệm tác phẩm văn học được quan niệm với một phạm vi khá rộng rãi. Đó có thể là một trường ca, một truyện thơ dài hàng ngàn câu, hoặc một bài bài ca dao chỉ có hai câu. Tính phức tạp của tác phẩm văn học không chỉ biểu hiện qua cấu trúc nội tại của bản thân nó, mà còn biểu hiện qua hàng loạt quan hệ khác. Với người sáng tạo, tác phẩm văn học là nơi kí thác, nơi khẳng định quan điểm nhân sinh, lí tưởng thẩm mĩ. Vì vậy, người ta hay nói đến tấc lòng của tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Với hiện thực 1 Lê Lưu Oanh – Phạm Đăng Dư (2008), Lí luận văn học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.104 2Trần Đình Sử (chủ biên) (2014), Lí luận văn học, tập 2, (Tác phẩm và thể loại văn học), Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.9 4 khách quan, tác phẩm văn học là đối tượng tích cực của cảm thụ thẩm mĩ, Dĩ nhiên, trong thực tế, những quan hệ phức tạp ấy luôn xuyên thấm lẫn nhau, không thể phân tách một cách máy móc. Xét từ chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử thì tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định bất biến. Tác phẩm là tổng thể của các quá trình khác nhau, một hệ thống thường xuyên diễn ra những biến đổi đa dạng có trật tự biến đổi về văn bản. Chẳng hạn, có nhiều văn bản Truyện Kiều và người ta tìm kiếm một bản Kiều đúng với nguyên tắc hơn cả thì rất khó, bởi vì, nó có sự biến đổi về sự cảm thụ đối với tác phẩm cũng như văn bản. Dưới thời phong kiến thì Truyện Kiều chủ yếu được cảm nhận như một chuyện tình chung thủy đầy trắc trở. Ngày nay, chủ yếu nó được cảm nhận như truyện nói về quyền sống con người, số phận của phụ nữ, tố cáo chế độ phong kiến. Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền miệng (văn học dân gian – folklore văn học) hay dưới hình thức văn bản nghệ thuật được giữ gìn qua văn tự (văn học viết, văn học bác học), có thể được viết bằng văn vần hay văn xuôi. Tác phẩm văn học là sự thống nhất giữa phần khái quát đã được mã hóa trong văn bản và phần cảm nhận, khám phá của người đọc. Những tác phẩm văn học tầm cỡ, có chiều sâu luôn dành cho người đọc những điều mới mẻ để phát hiện, chiêm nghiệm, suy ngẫm. Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Cho nên, tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống con người, với những biểu hiện t ... gữ âm, nguyên âm, vần cũng được chú ý khá nhiều trong tác phẩm văn học. Sự song hành của số lượng âm tiết tạo nên các vế đối trong từng câu, làm câu văn trở nên nhịp nhàng, giàu cảm xúc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, ...”(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn). Như vậy, sự kết hợp các yếu tố thanh, vần, nhịp điệu, ... có những vai trò nhất định góp phần diễn đạt những sắc thái khác nhau của lời văn trong tác phẩm nghệ thuật. 5.3.2. Xét từ góc độ từ vựng Các phương tiện từ vựng đủ các loại như từ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ tục, từ cổ, từ mới, tiếng lóng, tiến nghề nghiệp, tiếng địa phương, từ tôn giáo, tiếng dân tộc ít người, tiếng nước ngoài đều là các phương tiện tạo hình và biểu hiện vô cùng quan trọng. Ví dụ, làm sao tái hiện được cuộc sống thời xưa mà không sử dụng các ngôn từ, cách xưng hô thời ấy như bệ hạ, trẫm, thiết triều, định liệu. Còn làm sống dậy cuộc sống giang hồ, lưu manh mà không biết đến các tiếng lóng như Nguyên Hồng đã viết 74 trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, là toàn bộ các từ trong một ngôn ngữ, đây là phương tiện tạo hình và biểu cảm vô cùng quan trọng để tạo nên lời văn nghệ thuật. Có thể kể các loại như từ đồng nghĩa, từ phản nghĩa, tiếng nghề nghiệp, tiếng địa phương, tiếng nước ngoài đã được Việt hóa, từ tôn giáo, ... Để tạo nên lời văn nghệ thuật, nhà văn phải tích lũy cho mình một vốn từ phong phú để sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Sự giàu có từ đồng nghĩa cho phép nhà văn có thể lựa chọn từ phù hợp nhất, đúng nhất để miêu tả. Sự khéo dùng từ đồng nghĩa để nói về “cái chết” nhưng nhà thơ dùng những chữ khác nhau với những sắc thái biểu cảm khác nhau: “Gục trên súng mũ bỏ quên đời Áo bào thay chiếu anh về đất” (Tây Tiến – Quang Dũng) 5.3.3. Xét từ góc độ ngữ nghĩa (các phương tiện chuyển nghĩa) Trong văn học, phép chuyển nghĩa là phương tiện đặc biệt quan trọng giúp người đọc hình dung được một cách sinh động, cụ thể của con người và hiện thượng mà nhà văn tả. Cở sở của chuyển nghĩa là sự tương ứng của hai hiện tượng, hiện tượng này được dùng để nhận thức và lý giải hiện tượng kia. Chuyển nghĩa có nhiều hình thức tiêu biểu và phổ biến. Có thể nói đến các phương thức chuyển nghĩa tiêu biểu: 5.3.3.1. So sánh (ví von) So sánh là một hình thức miêu tả nghệ thuật, nó chỉ ra sự tương đồng giữa hai hiện tượng khác biệt, làm cho hiện tượng này nhờ hiện tượng kia mà được hình dung cụ thể: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như như trong nguồn chảy ra”. (Ca dao) Trong so sánh bao giờ cũng có hai vế, vế so sánh, hiện tượng và đối tượng qua so sánh sẽ dễ hiểu hơn, cụ thể và sinh động hơn: “Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây 75 Mấy cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng.” (Mây và bông – Ngô Văn Phú) “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi ...” (Sông Đà – Nguyễn Tuân) So sánh có nhiều lối, nhiều hình thức thể hiện khác nhau nhưng yêu cầu của bất cứ so sánh nào cũng phải cụ thể, dễ hiểu, hợp lí và có tính nghệ thuật. 5.3.3.2. Ẩn dụ (ví ngầm) Ẩn dụ là hình thức mềm dẻo nhất của phép chuyển nghĩa. Sự đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia: “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?” (Ca dao) Mận: người con trai. Đào: người con gái. Vườn ai vào: nghĩa là em có người yêu chưa? Ẩn dụ là biện pháp so sánh ngầm trong đó chỉ có vế so sánh xuất hiện nhưng nhờ sự liên tưởng văn cảnh, người đọc vẫn có thể liên hệ được đến đối tượng được so sánh: “Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. (Ca dao) 5.3.3.3. Nhân hóa Nhân hóa là đồng nhất sự vật vô sinh với sự vật hữu sinh, cho nó sống động, có hồn, có tình: “Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt” (Ca dao) 76 Nhân hóa là hiện tượng nghệ thuật sử dụng từ vốn chỉ thuộc tính, khả năng của con người chuyển sang biểu thị thuộc tính, khả năng của đối tượng không phải người: “Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa”. (Ca dao) Hoặc trò chuyện, bày tỏ với một đối tượng không phải người: “Núi cao chi lắm núi ơi, Núi che mặt trời chẳng thấy người thương” (Ca dao) 5.3.3.4. Phúng dụ Phúng dụ là phương thức biểu hiện không đồng nhất thường xuyên và tuyệt đối hình tượng với ý nghĩa. Cái chính là dựa trên ý nghĩa ngụ ý, kí thác, được đúc kết bằng cốt truyện tựa như ngụ ngôn. Đây là sự tổ chức các hình ảnh sinh hoạt, cụ thể để biểu thị một ý niệm về triết lí, nhân sinh dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các hình ảnh sinh động và ý niệm về triết lí nhân sinh. Vì vậy, phúng dụ bao giờ cũng có hai ý nghĩa: ý nghĩa bề mặt và ý nghĩa bề sâu: “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng Nhụy vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” (Ca dao) 5.3.3.5. Tượng trưng Tương trưng là một ẩn dụ đặc biệt, một quy ước khiến mọi người đều hiểu rõ từ ngữ này có thể biểu thị một đối tượng khác ngoài cái nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó: “Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn”. (Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu) Tượng trưng là hình tượng bóng gió của từ ngữ biểu thị một ý nghĩa độc lập cố định đã thành ước lệ: 77 “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền.” (Ca dao) Thuyền tượng trưng cho người con trai, bến tượng trưng cho người con gái. Con cò trong ca dao thường tượng trưng cho thân phận vất vả của người phụ nữ, người nông dân hiền lành, chất phác. Hình ảnh con cò được thể hiện thật cảm động trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lăn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. 5.3.3.6. Nhã ngữ Nhã ngữ (uyển ngữ, nói giảm), lối diễn đạt bằng từ hay nhóm từ cố ý giảm thiểu mức độ, kích thước, ý nghĩa của đối tượng để đạt hiểu quả biểu hiện nhất định. Đây là lối dùng từ cố ý giảm đi mức độ của khích thước, tính chất, hiệu quả của sự vật, hiện tượng nhằm thể hiện một tình cảm nào đó và thường được sử dụng để nói về cái chết: “ Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến) 5.3.3.7. Phản ngữ Phản ngữ là lối vận dụng các từ đối lập về ý nghĩa để biểu hiện một đối tượng nhằm nêu bật ý nghĩa nhiều mặt của nó. Vận dụng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già” Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật” (Vội vàng – Xuân Diệu) 78 5.3.3.8. Chơi chữ Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt, nhằm tạo nên phần tin khác loại tồn tại song song với phần tin cơ sở. Phần tin khác loại này – tức lượng ngữ nghĩa mới là bất ngờ và về bản chất là không có quan hệ phù hợp với phần tin cơ sở: “Con công đi chùa làng kênh Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại”. (Ca dao) Chơi chữ là phương thức sử dụng từ ngữ một cách đặc biệt nhằm tạo nên một nét nghĩa bổ sung, bất ngờ, tồn tại song song với nét nghĩa chính: “Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng Ông thầy xem quẻ đoán rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”. (Ca dao) “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non”. (Ca dao) 5.3.4. Xét từ góc độ cú pháp Lời văn trong tác phẩm văn học khác với lời nói hàng ngày, khác với báo chí văn khoa học ở chỗ nó là một hiện tượng nghệ thuật do tính hình tượng và tính tổ chức cao. Để xây dựng ngôn ngữ đó, nhà văn nhà thơ khai thác các phương tiện biểu hiện vốn có của ngôn ngữ tự nhiên bằng các phương tiện cú pháp như câu, điệp từ, chấm câu, câu nghi vấn, câu cảm thán, cũng giúp cho lời văn nghệ thuật có sức truyền cảm nhằm diễn đạt ý tình của nhà văn. Các phương cú pháp có ý nghĩa rất quan trọng để tạo thành câu văn nghệ thuật. Chẳng hạn câu đồng nghĩa, câu cảm thán, câu nghi vấn, các loại câu phức, câu rút gọn, điệp ngữ. Tác phẩm văn học không hạn chế trong phạm vi từ ngữ mà còn ở cả trong trật tự cú pháp của câu văn. Trong văn học khi nhắc đến cú pháp thơ văn người ta thường hay nhắc đến một số kiểu câu có tính chất từ phổ biến trong văn thơ: 79 “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em đây hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng”. (Người con gái Việt Nam – Tố Hữu) Các phương tiện xây dựng lời văn nghệ thuật rất phong phú, đa dạng. Việc nắm bắt các phương tiện trên chỉ mới là cơ sở để hiểu lời văn nghệ thuật. Điều quan trọng là phải phát hiện những phương tiện đó được nhà văn vận dụng cụ thể như thế nào để tạo nên lời văn nghệ thuật. 5.4. Các thành phần của lời văn trong tác phẩm văn học 5.4.1. Lời trực tiếp Lời trực tiếp là lời của nhân vật trong tác phẩm văn học. Qua đó, người ta biết được môi trường, nghề nghiệp, học vấn, tâm lí, lứa tuổi, cá tính nhân vật. Ví dụ, trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ta thấy nhân vật Huấn Cao trả lời với viên quan ngục: “Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: là nhà ngươi đừng đặt chân chân vào đây”. Lời nói này, phản ánh khí thế hiên ngang của ông Huấn Cao, là lời nói của một con người không chịu cúi mình cầu xin loại người xấu xa, độc ác, lời nói của con người từ lâu đã dứt khoát không chấp nhận sống chung với cái xấu, cái ác mà ông cố làm ra khinh bạc. Nguyên tắc miêu tả lời nói đã cho phép văn học tái hiện lời nói trong tổng thể biểu hiện của con người và trong tổng thể hoạt động nội tâm. Do đó, không nhất thiết khi nào nhân vật cũng nói đủ ý tứ. Nhà văn phải ý thức được rằng lời nhân vật là một tồn tài khách quan, phải quan sát mới khắc họa được. Cho nên, lời trực tiếp còn góp phần thể hiện nội tâm của nhân vật. Lời nội tâm là một dạng đặc biệt của lời trực tiếp. Ví dụ, trong Lão Hạc của Nam Cao: “Cái vườn của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới đề ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả, của mẹ nó tậu, thì nó hưởng. lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chú nó phải giữ để ta ăn đâu? Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi thì đến lúc có tiền lấy vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng 80 nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn, ”. Nam Cao đã để nhân vật lão Hạc thổ lộ tình cảm của lão với đứa con đang kiếm ăn ở phương trời xa. 5.4.2. Lời gián tiếp Lời gián tiếp là lời đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận con người và sự kiện, phân biệt với lời trực tiếp được đặt trong ngoặc kép hoặc sau gạch đầu dòng. Lời gián tiếp là lời của người trần thuật, người kể chuyện. Đây là cách gọi ước lệ để chỉ chức năng trần thuật của lời văn, dù là lời kể theo ngôi thứ nhất. Lời gián tiếp có thể chia hai loại, lời gián tiếp một giọng và lời gián tiếp nhiều giọng. - Lời gián tiếp một giọng: là lời kể hướng tới sự vật nhằm tái hiện, giới thiệu về nó. Lời tái hiện hay bình phẩm các hiện tượng của thế giới theo ý nghĩa khách quan vốn có của chúng theo ý đồ của tác giả, không liên quan gì đến ý thức, suy nghĩ của người khác về chúng. Trong văn học dân gian và văn học cổ, các tác giả thường sử dụng hình thức này. Ví dụ, “Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo” (Thần trụ trời). Đây là loại lời kể đơn giản và cổ xưa nhất. - Lời gián tiếp nhiều giọng: là lời kể vừa hướng vào tái hiện đối tượng lại vừa đối thoại ngầm với lời người khác ngoài đối tượng, hoặc đối thoại ngầm với chính đối tượng. Đây là loại lời phát triển nhất và phong phú nhất, ở đây chỉ lưu ý số dạng thường gặp. + Lời phong cách hóa: là lời trần thuật bằng giọng người khác mà khuynh hướng nghĩa cùng chiều với lời giọng ấy, để tạo sắc thái, không khí cá thể. Ví dụ, đoạn văn trong truyện Mùa lạc của Nguyễn Khải: “Đào lên nông trường Điện Biên vào dịp đầu năm, ngoài Tết âm lịch chừng nửa tháng với tâm lý con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã qua, còn những ngày sắp tới ra sao chị cũng không cần rõ, đại khái là cũng chẳng hơn gì trước mấy, có thể gặp nhiều đau buồn hơn. Quân tử gian nan, hồng nhan vất vả, số kiếp người đã định thế, ”. Những câu 81 thành ngữ thể hiện ý thức của những người “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” với một lòng đồng cảm. + Lời nửa trực tiếp: là lời của người trần thuật với lời lẽ ý nghĩ, ngữ điệu của nhân vật, nhằm bộc lộ nội tâm nhân vật. Ví dụ, đoạn văn trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài: “Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mỵ thì đang sống về ngày trước. Tai Mỵ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mỹ thổi sáo giỏi, Mỵ trẻ lắm. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay! Không buồn nhớ lại nữa”. Vẫn là lời trần thuật của người trần thuật, đồng thời lại là tiếng lòng thổn thức của nhân vật. Nhân vật tự cảm mà không nói, người trần thuật nói lời thầm kín của nhân vật. 5.4.3. Lời kể ngôi thứ nhất, xưng “tôi” Đa số thuộc lời trực tiếp, vì là lời của nhân vật, nhưng xét về chức năng trần thuật thì nó có tính gián tiếp. Thực ra tính trực tiếp ở đây có tính ước lệ. Nhà văn mượn tính trực tiếp như một điểm nhìn trần thuật (truyện có tính chất tự truyện, thể nhật kí, hoặc người chứng kiến kể chuyện). Lời này mang lại một điểm nhìn mang quan niệm đặc biệt, mang lại chất trữ tình, khả năng tự bộc bạch, tự phân tích (chẳng hạn, truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). 5.4.4. Lời trần thuật nội tâm Độc thoại là lời của nhân vật, lời trực tiếp, có thể nói với mình, hay với người khác, nhưng nó độc lập với các đối đáp. Độc thoại nội tâm là một biện pháp bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín. Bởi vì, trong ý nghĩ con người tỏ ra tự do hơn là trong lời nói ra lời. Ví dụ, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Kiều có ý nghĩ: “Biết thân đến bước lạc loài Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Như vậy, độc thoại nội tâm có thể là lời trực tiếp vừa có thể là lời gián tiếp dùng để trần thuật. Phạm vi của nó bao gồm cả lời nửa trực tiếp. 82 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích sự khác nhau giữa lời văn nghệ thuật với lời nói trong đời sống hàng ngày? Cho ví dụ để chứng minh. 2. Hãy nêu lên những đặc trưng của lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 3. Hãy trình bày các phương tiện xây dựng lời văn nghệ thuật. 4. Hãy nêu vai trò của lời trực tiếp và lời gián tiếp.
File đính kèm:
- giao_trinh_li_luan_van_hoc_2_phan_van_tien_phan_1.pdf