Giáo trình Lâm sinh tổng hợp - Lương Thị Anh

Cấu trúc của cuốn sách gồm 5 chương:

Chương 1: Khái niệm, cấu trúc rừng và mối quan hệ giữa rừng và các nhân tố

sinh thái

Chương 2: Kỹ thuật sản xuất hạt giống cây rừng

Chương 3: Kỹ thuật sản xuất cây con

Chương 4: Kỹ thuật trồng rừng

Chương 5: Kỹ thuật gây trồng một số loài cây rừng

pdf 172 trang phuongnguyen 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lâm sinh tổng hợp - Lương Thị Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lâm sinh tổng hợp - Lương Thị Anh

Giáo trình Lâm sinh tổng hợp - Lương Thị Anh
0 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM 
-------------------------------- 
LƢƠNG THỊ ANH 
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
LÂM SINH TỔNG HỢP 
Dành cho sinh viên ngành: 
 Phát triển nông thôn và Khuyến nông 
Thái Nguyên, năm 2016 
1 
Lời nói đầu 
Giáo trình “Lâm sinh tổng hợp” được biên soạn nhằm phục vụ cho học tập 
của sinh viên ngành Phát triển nông thôn và ngành Khuyến nông. Là tài liệu 
tham khảo cho các chuyên ngành đào tạo có liên quan trong trường đại học 
Nông Lâm và các ngành có liên quan thuộc đại học Thái Nguyên. 
Lâm sinh tổng hợp là môn học mang tính chất chuyên môn, có liên hệ chặt 
chẽ với các môn học khác: Thực vật rừng, Khí hậu-thủy văn, Đất rừng, Sinh lý 
thực vật, Lâm sinh, Trồng rừng, v.v.. 
Cấu trúc của cuốn sách gồm 5 chương: 
Chương 1: Khái niệm, cấu trúc rừng và mối quan hệ giữa rừng và các nhân tố 
sinh thái 
Chương 2: Kỹ thuật sản xuất hạt giống cây rừng 
Chương 3: Kỹ thuật sản xuất cây con 
Chương 4: Kỹ thuật trồng rừng 
Chương 5: Kỹ thuật gây trồng một số loài cây rừng 
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được sự đóng góp ý 
kiến của các nhà khoa học: GS.TS. Đặng Kim Vui, PGS.TS. Lê Sỹ Trung, TS. 
Dương Văn Thảo, bạn bè đồng nghiệp và tham khảo tài liệu, kết quả nghiên cứu 
có liên quan. 
Mặc dù có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi 
mong được sự đóng góp ý kiến từ bạn đọc. 
 Thái Nguyên, tháng 1 năm 2017 
 Tác giả 
2 
MỤC LỤC 
Mục Nội dung Trang 
 Lời nói đầu 
Chƣơng 1. 
1.1.............. 
1.1.1........... 
1.1.2.......... 
1.1.3.......... 
1.2.............. 
1.3.............. 
1.3.1........... 
1.3.2........... 
1.3.2.1........ 
1.3.2.2....... 
1.3.2.3...... 
1.3.2.4...... 
1.4............. 
1.4.1......... 
1.4.2......... 
1.4.3......... 
1.4.4........... 
1.4.5........... 
1.4.6.......... 
 Khái niệm, cấu trúc rừng và mối quan hệ giữa rừng với các 
nhân tố sinh thái 
Khái niệm.............................................................................................. 
Rừng là một hệ sinh thái....................................................................... 
Rừng là quần lạc sinh địa..................................................................... 
Hệ sinh thái rừng và thành phần của hệ sinh thái rừng........................ 
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.................................................................... 
Cấu trúc rừng........................................................................................ 
Khái niệm............................................................................................. 
Các đặc trưng của cấu trúc rừng............................................................ 
Cấu trúc tổ thành.................................................................................. 
Cấu trúc tầng......................................................................................... 
Cấu trúc tuổi.......................................................................................... 
Cấu trúc mật độ..................................................................................... 
Mối quan hệ giữa rừng và các nhân tố sinh thái.................................. 
Mối quan hệ giữa rừng và nhân tố ánh sáng....................................... 
Mối quan hệ giữa rừng và nhiệt độ...................................................... 
Mối quan hệ giữa rừng và nước........................................................... 
Mối quan hệ giữa rừng với không khí và gió....................................... 
Mối quan hệ giữa rừng và đất............................................................... 
Mối quan hệ qua lại giữa các thành phần sinh vật trong rừng............. 
1 
1 
1 
4 
5 
9 
11 
11 
11 
11 
12 
13 
14 
15 
15 
20 
23 
27 
29 
32 
Chƣơng 2. Kỹ thuật sản xuất hạt giống cây rừng 35 
2.1 Điều tra dự đoán sản lượng hạt giống cây rừng 35 
2.1.1 Phương pháp cây tiêu chuẩn trung bình 35 
2.1.2 Phương pháp ô tiêu chuẩn. 36 
2.1.3 Phương pháp thu nhặt hạt trên mặt đất. 36 
2.2 Thu hái hạt giống cây rừng 37 
2.2.1 Đặc trưng chín của hạt.. 37 
2.2.2 Nhận biết hạt chín.................................................................................. 37 
2.2.3 Thời kỳ hạt rơi rụng... 40 
2.2.4 Các phương pháp thu hái hạt giống.. 40 
2.3 Xử lý quả, hạt giống trong khoảng thời gian thu hái và bảo quản 42 
2.4 Tách hạt ra khỏi quả (Chế biến hạt giống)............................................ 42 
2.4.1 Chuẩn bị trước khi tách hạt................................................................... 43 
2.4.2 Làm sạch quả sơ bộ... 43 
2.4.3 Ủ quả. 43 
2.4.4 Các phương pháp tách hạt..................................................................... 44 
3 
2.5 Bảo quản hạt giống............................................................................... 50 
2.5.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của hạt trong bảo quản.. 52 
2.5.2 Các phương pháp bảo quản hạt giống... 54 
2.6 Hạt ngủ và quá trình nẩy mầm của hạt. 56 
Chƣơng 3. Kỹ thuật sản xuất cây con.. 59 
3.1 Các loại vườn ươm 59 
3.2 Chọn địa điểm xây dựng vườn ươm.. 60 
3.3 Diện tích, quy hoạch đất vườn ươm 62 
3.4 Kỹ thuật sản xuất cây con từ hạt 63 
3.5 Nhân giống vô tính................................................................................ 81 
3.5.1 Khái niệm.. 81 
3.5.2 Kỹ thuật sản xuất cây con từ hom. 82 
Chƣơng 4. Kỹ thuật trồng rừng 89 
4.1 Phân chia khu trồng rừng và nơi trồng rừng. 89 
4.1.1 Phân chia khu trồng rừng.. 89 
4.1.2 Phân chia nơi trồng rừng.. 90 
4.2 Chọn loại cây trồng............................................................................... 94 
4.2.1 Ý nghĩa và nguyên tắc chọn loại cây trồng.. 94 
4.2.2 Căn cứ chọn loại cây trồng 96 
4.3 Kết cấu rừng trồng. 100 
4.3.1 Kết cấu tổ thành rừng trồng.. 100 
4.3.2 Kết cấu mật độ rừng trồng. 106 
4.4 Kỹ thuật phát dọn thực bì và làm đất trồng rừng.. 110 
4.5 Phương thức và phương pháp trồng rừng. 116 
4.6 Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 124 
Chƣơng 5. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng.............. 128 
5.1. Kỹ thuật gây trồng một số loài cây đặc sản và cây lấy quả.. 128 
5.1.1. Cây Quế. 128 
5.1.2. Cây Thông nhựa 132 
5.1.3. Cây Trám trắng.. 136 
5.2. Kỹ thuật gây trồng một số loài cây lấy gỗ. 140 
5.2.1. Cây Mỡ.. 140 
5.2.2. Cây Bạch đàn trắng............................................................................... 145 
5.2.3. Cây Keo tai tượng............................................................................... 148 
5.2.4. Cây Sa mộc 151 
5.3. Kỹ thuật gây trồng và kinh doanh Tre- Trúc. 156 
5.3.1. Cây tre Luồng 156 
5.3.2. Cây tre lấy măng Bát Độ.. 162 
5.3.3. Cây trúc sào....... 165 
 Tài liệu tham khảo.............................................................................. 
4 
CHƢƠNG 1 
KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC RỪNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỪNG VỚI 
CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 
1.1. Khái niệm 
1.1.1. Rừng là một hệ sinh thái 
Thuật ngữ „hệ sinh thái‟ do nhà bác học người Anh A.P. Tanslay nêu ra vào 
năm 1935 và được nhà sinh thái học nổi tiếng người Mỹ là E. P. Ôdum (1975) phát 
triển thành học thuyết hoàn chỉnh về hệ sinh thái. 
Bất kỳ một sinh vật nào muốn tồn tại, sinh trưởng, phát triển cũng phải gắn liền 
với môi trường khí hậu và đất đai nhất định. Cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng 
mặt trời và các chất dinh dưỡng khoáng trong đất để tạo nên cơ thể chúng. Đó chính là 
quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa cơ thể sinh vật với môi trường khí hậu 
và đất đai. Chính mối quan hệ qua lại giữa yếu tố sống (sinh vật) và không sống (khí 
hậu, đất đai) dựa trên cơ sở trao đổi vật chất và năng lượng đó đã tạo nên một đơn vị tự 
nhiên gọi là „hệ sinh thái‟. 
Hệ sinh thái là đơn vị chức năng cơ bản trong sinh thái học, trong đó bao gồm 
thành phần sinh vật và hoàn cảnh vô sinh, giữa các thành phần đó luôn có ảnh hưởng 
qua lại đến tính chất của nhau và đều cần thiết cho nhau để giữ gìn sự sống như đã tồn 
tại trên trái đất. 
C. Vili (1957) đã dùng khái niệm hệ sinh thái để chỉ „một đơn vị tự nhiên bao 
gồm một tập hợp các yếu tố sống và không sống, do kết quả tương tác của các yếu tố 
ấy tạo nên một hệ thống ổn định, tại đây có chu trình vật chất giữa thành phần sống và 
không sống‟. Như vậy hệ sinh thái là một khái niêm rộng có quy mô khác nhau: gốc 
cây, ao hồ, đồng cỏ, đại dương, vi hệ sinh thái trong phòng thí nghiệm, thậm trí con tàu 
vũ trụ cũng được coi là một hệ sinh thái, thành phố cũng là một hệ sinh thái. 
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối 
quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. 
Hệ sinh thái có khả năng tự duy trì và tự điều hòa. Nhờ có khả năng này mà hệ 
sinh thái có khả năng chống chọi đối với những biến đổi của môi trường. Đó là cơ chế 
cân bằng của hệ sinh thái. Hệ sinh thái có tính ổn định càng cao thì khả năng sử dụng 
tiềm năng của môi trường càng lớn. Sức chống đỡ của hệ sinh thái đối với sâu, bệnh, 
lửa bão càng cao. 
- Thành phần cơ bản của hệ sinh thái rừng bao gồm: 
 Những chất vô cơ (C, N, CO2, H2O ) tham gia vào chu trình tuần hoàn vật 
chất cuả hệ sinh thái. 
5 
 Những chất hữu cơ (protein, gluxid, lipid, các chất mùn) liên kết với các 
thành phần sống và không sống của hệ sinh thái. 
 Chế độ khí hậu bao gồm nhiệt độ và các yếu tố vật lý khác. 
 Sinh vật: đây là thành phần sống của hệ sinh thái. Xét về quan hệ dinh 
dưỡng, sinh vật có hai nhóm: sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng. 
A. Sinh vật tự dƣỡng (còn gọi là sinh vật sản xuất): chủ yếu là cây xanh 
chuyển hóa quang năng thành hóa năng nhờ quá trình quang hợp. Ngoài ra còn có vi 
khuẩn quang hợp, vi khuẩn hóa tổng hợp cũng thuộc sinh vật tự dưỡng. 
B. Sinh vật dị dƣỡng: chức năng cơ bản của chúng là sử dụng, sắp xếp lại và 
phân hủy các chất hữu cơ phức tạp. Sinh vật dị dưỡng chia làm hai nhóm nhỏ: 
 + Sinh vật tiêu thụ: sinh vật tiêu thụ là sinh vật ăn các sinh vật khác. Sinh vật 
tiêu thụ chia làm 3 loại: 
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sinh vật ăn trực tiếp sinh vật sản xuất, trước hết là động 
vật ăn thực vật. Ngoài ra các động vật và cả thực vật ký sinh trên cây xanh cũng thuộc 
loại này. Chúng ký sinh trên cây chủ nhưng không có khả năng tiêu diệt cây chủ. 
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: sinh vật ăn trực tiếp sinh vật bậc 1. Đó là các động vật 
ăn thịt, các động vật ăn thực vật. 
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: sinh vật ăn trực tiếp sinh vật tiêu thụ bậc 2. Đó là các 
động vật ăn thịt, các động vật ăn thịt khác. 
+ Sinh vật phân hủy: nhóm sinh vật này phân hủy các hợp chất phức tạp của 
chất nguyên sinh, hấp thụ một phần sản phẩm phân hủy và giải phóng các chất vô cơ 
trả lại cho đất. 
 Quá trình tổng hợp và phân hủy chất hữu cơ trong hệ sinh thái 
Trong hệ sinh thái luôn diễn ra quá trình tổng hợp và phân hủy các chất hữu cơ. 
Hai quá trình đó diễn ra đồng thời, quá trình tổng hợp tạo ra tiền đề vật chất và năng 
lượng cho qúa trình phân hủy, và ngược lại quá trình phân hủy lại tạo tiền đề cho quá 
trình tổng hợp. Tổng quan giữa 2quá trình này quyết định năng suất của hệ sinh thái. 
 Quá trình tổng hợp chất hữu cơ 
Sinh vật sản xuất - bao gồm thực vật màu xanh, vi khuẩn quang hợp và vi khuẩn 
hóa tổng hợp - đảm nhiệm chức năng tổng hợp các chất hữu cơ trong hệ sinh thái. 
Thực vật màu xanh giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tổng hợp các chất 
hữu cơ. Chúng thực hiện chức năng quang hợp biến quang năng của ánh sáng mặt trời 
thành dạng hóa năng tồn tại trong các hợp chất hữu cơ phức tạp. 
 CO2 + H2O + 
Năng lượng ánh sáng với hệ men 
 CH2O + O2 
 Có quan hệ với diệp lục 
6 
Vi khuẩn quang hợp có chức năng tổng hợp chất hữu cơ trong môi trường nước. 
Vi khuẩn hóa tổng hợp tạo ra chất hữu cơ bằng con đường hóa học. Chúng có 
thể sống trong bóng tối nhưng phải có ôxy để tổng hợp chất hữu cơ bằng con đường 
ôxy hóa các chất vô cơ đơn giản. Một trong những đại diện tiêu biểu của vi khuẩn hóa 
tổng hợp là vi khuẩn cố định đạm. 
Tốc độ đồng hóa năng lượng ánh sáng của sinh vật tự dưỡng trong quá trình 
quang hợp hoặc hóa tổng hợp được coi là năng xuất cơ sở, hay là năng xuất sơ cấp của 
hệ sinh thái. 
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ 
Bên cạnh quá trình tổng hợp chất hữu cơ, trong hệ sinh thái còn diễn ra quá 
trình phân hủy các chất hữu cơ thông qua hiện tượng hô hấp. Đây là quá trình ô xy hóa 
sinh học, giải phóng năng lượng để duy trì sự sống. Có 3 loại hô hấp: hố hấp hiếm khí, 
hô hấp kỵ khí và lên men. 
- Hô hấp hiếm khí: chất ô xy hóa là ô xy (phân tử) liên kết với hydrô. Đây là 
quá trình ngược lại với quá trình quang hợp. Thực vật, động vật bậc cao và cả vi khuẩn 
đều sử dụng quá trình hô hấp để lấy năng lượng duy trì các hoạt động sống và cấu trúc 
của tế bào. 
- Hô hấp kỵ khí: chất ô xy hóa là chất vô cơ. Khí ôxy không tham gia phản ứng. 
Hô hấp kỵ khí là cơ sở hoạt động chủ yếu của sinh vật hoại sinh (vi khuẩn, nấm men, 
nấm mốc) 
- Lên men: giống như quá trình hô hấp kỵ khí nhưng chất ô xy hóa là chất hữu 
cơ. Đại diện tiêu biểu cho loại hô hấp này là nấm men, chúng có nhiều trong đất, giữ 
vai trò quan trọng trong qúa trình phân hủy cặn bã thực vật. 
Hệ số đồng hóa là tốc độ tích lũy chất hữu cơ của sinh vật mà trong thời gian đó 
đã phải chi phí cho quá trình hô hấp. 
1.1.2. Rừng là quần lạc sinh địa 
Khái Niệm quần lạc sinh địa 
Năm 1944 V. N Sukasốp đề xướng học thuyết về sinh địa quần lạc. Theo ông, 
quần xã sinh địa là: “Tổng hợp trên một bề mặt đất nhất định các hiện tượng tự nhiên 
đồng nhất (khí quyển, đá mẹ, thảm thực vật, thế giới động vật, thế giới vi sinh vật, đất 
và điều kiện thủy văn) có đặc thù riêng về tác động tương hỗ của các bộ phận tổ thành 
và có kiểu trao đổi vật chất và năng lượng xác định giữa chúng với nhau và với các 
hiện tượng tự nhiên khác và là một thể thống nhất biện chứng có mâu thuẫn nội tại, 
đang ở trong sự vận động phát triển không ngừng”. 
7 
Như vậy, quần lạc sinh địa là một khái niệm rộng bao gồm quần lạc sinh địa 
hoang mạc, quần lạc sinh địa dưới nước, quần lạc sinh địa rừng, quần lạc sinh địa đồng 
cỏ, v...v 
- Quần lạc sinh địa có 5 phần: 
Hoàn cảnh sinh thái: Khí hậu; Đất 
Quần lạc sinh vật: Quần lạc thực vật; Quần lạc động vật; Quần lạc vi sinh vật 
Giữa các thành phần của quần lạc sinh địa luôn luôn có quá trình trao đổi vật 
chất và năng lượng, V.N. Sukasop gọi đó là quá trình sinh địa quần lạc. Qúa trình này 
quyết định sự phát sinh, sinh trưởng, phát triển và năng xuất của quần lạc sinh địa. 
Như vậy rừng là một tập hợp các quần lạc sinh địa riêng biệt. Trong quần lạc 
sinh địa rừng thì quần lạc thực vật cây gỗ chiếm ưu thế. Quần lạc sinh địa rừng có quá 
trình sinh địa quần học đặc trưng, trong đó quần lạc thực vật - nhất là tổ thành loài cây 
cao - giữ vai trò quyết định trong việc tích lũy và chuyển hóa vật chất, năng lượng. 
Trong tổ thành loài cây cao, loài cây lập quần là loài cây có vai trò chủ đạo trong việc 
sáng lập nên hoàn cảnh bên trong của quần thể (tiểu hoàn cảnh rừng). Chỉ có quần lạc 
sinh địa rừng mới có khả năng tạo nên một nội cảnh riêng biệt khác với môi ... như tháng 6,7, tủ cỏ vào gốc giữ ẩm. 
Trong quá trình chăm sóc, nếu có điều kiện thì bón thêm phân cho Luồng. Bón 
với lượng 10kg phân chuồng hoai hoặc 1kg NPK/búi. Thời điểm bón vào tháng 3 
dương lịch, bón cách gốc 10-15cm. 
Chú ý: Quá trình chăm sóc không được vun đất vào búi Luồng, vì vun đất sẽ tạo 
điều kiện cho búi bị nâng gốc, gió bão sẽ làm đổ cả búi. 
Chặt vệ sinh: Rừng Luồng sau khi trồng 4-5 năm phải chặt vệ sinh. Mục tiêu 
chặt vệ sinh là để loại bỏ cây quá già, cây sâu bệnh. Chủ yếu là cây 4-5 tuổi, cây năm 
thứ nhất, thứ hai sau khi trồng. Sau khi chặt vệ sinh xong phải dọn cành nhánh, xếp 
gọn thành từng đống để tránh lửa rừng, cuốc xung quanh búi Luồng theo hình vành 
khuyên cách 1 m, sâu 20-25 cm, tủ rác vào gốc giữ ẩm. Mục đích của việc cuốc xung 
quanh búi là để cắt đứt bớt lượng rễ già, đất được xốp ẩm, giết được sâu vòi voi ẩn nấp 
dưới đất. 
* Phòng trừ sâu bệnh 
164 
 Bệnh hại Luồng nguy hiểm nhất là bệnh chổi xể tre (Balansia teke). Nếu búi 
Luồng nào bị bệnh chổi xể thì chặt bỏ cả bụi đem cây ra đốt hoặc dùng boócđô với 
nồng độ 1% phun vào gốc để trừ bệnh. 
 Sâu hại Luồng có rất nhiều loại, có loại ăn lá, có loại ăn hại măng, nhưng hại 
nhất là sâu vòi voi hại măng (Crytrachelus longimanus Fab). Biện pháp phòng trừ loại 
sâu này: Giai đoạn sâu non (sâu trong thân măng) dùng thuốc Bi58 nồng độ 1/120 với 
liều lượng 10cc/măng, tiêm vào cây măng, vị trí tiêm cách đỉnh sinh trưởng của măng 
40- 50cm. 
Giai đoạn nhộng: Tổ nhộng ở dưới đất thì dùng cuốc để đào xung quanh búi, 
mục đích để làm đảo lộn sinh thái của sâu, tạo điều kiện cho thiên địch giết hoặc làm 
sát thương sâu. 
Giai đoạn sâu trưởng thành (sâu bay giao phối đẻ trứng) thì lợi dụng tính giả 
chết của sâu, dùng nhân lực bắt giết. 
* Khai thác Luồng: Luồng sau khi trồng 5 năm thì cho thu hoạch, thời gian cho 
thu hoạch có thể kéo dài 40-50năm liền, chu kỳ khai thác ngắn (1-2năm/lần). Lượng 
khai thác hàng năm từ 1200-1400 cây/ha theo phương thức khai thác chọn. Nên lựa 
chọn cường độ khai thác như thế nào để vừa thu được sản phẩm lại vừa tạo điều kiện 
cho luồng phát triển. 
Cường độ chặt: Cường độ chặt mạnh: Chừa lại cây 1 tuổi 
 Cường độ chặt vừa: Chừa lại cây 1, 2 tuổi 
Cường độ chặt yếu: Chừa lại cây 1, 2, 3 tuổi 
Qua kinh nghiệm cho thấy cường độ chặt vừa thích hợp và luân kỳ khai thác là 
2-3 năm. Mùa khai thác nên thi công vào mùa cây ngừng sinh trưởng là tốt nhất. 
Kỹ thuật chặt hạ: 
Khi chặt hạ phải chừa lại gióng sát mặt đất. Dùng dao sắc để chặt, khi chặt xong 
vết chặt phải phẳng phiu. Làm như vậy chồi măng của gióng còn lại sẽ phát triển thành 
giống chét, một loại giống tốt cho trồng rừng. Sau khi khai thác đều phải thu dọn cành 
nhánh xếp thành đống. Cần xới xáo xung quanh gốc cách bụi rộng 1m, sâu 20-25cm. 
Tủ giác vào gốc giữ ẩm. 
5.3.2. Cây Tre Bát Độ 
Giới thiệu: Bát Độ là tên một người ở Trung Quốc đã mang giống tre này từ 
nước ngoài về trồng lấy măng để tiến Vua cách đây 400 năm. Từ đó gọi là tre Bát Độ 
và được duy trì ở Trung Quốc đến ngày nay. 
5.3.2.1. Giá trị sử dụng 
Tre Bát Độ là loại cây được trồng với mục đích chính là lấy măng, măng là loại 
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Măng to (3 - 8 kg), vỏ mỏng, thịt trắng - dày - lõi 
165 
nhỏ, tỷ lệ thịt đạt trên 85%, ăn rất ngon và giòn. Măng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, 
phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì. Ăn thường xuyên có tác dụng phòng trừ huyết áp 
cao rất tốt. 
Măng Bát Độ ngoài để ăn tươi, còn có thể chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng 
chua, sấy khô dạng lát, sợi... được các thị trường Hồng Công, Đài Loan, Singapore, 
Nhật Bản, rất ưa chuộng và ngay ở Trung Quốc vẫn là loại hàng hiếm, có nhu cầu tiêu 
thụ lớn. 
5.3.2.2. Đặc điểm sinh thái 
 Tre Bát Độ là cây nhiệt đới, sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ trung bình 
hàng năm 18 - 260C, tháng 1 lạnh nhất 6 - 80c, tháng nóng nhất 34 - 360c, lượng mưa 
1400mm trở lên, số giờ nắng 1300 - 1600 giờ/năm. Những nơi nhiệt độ cao hơn vẫn 
trồng được và lượng mưa, số giờ nắng cao hơn thì càng tốt. 
Tre Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng, đất đồng bằng, đồi dốc, núi thấp đều 
có thể trồng được. Ưu điểm nhất là chịu hạn, trồng được ở đồi dốc cho tới độ cao 500m 
so với mặt biển. Những nơi có tầng đất dày, xốp, giàu mùn, ẩm và đất thấp dưới 500m 
thì càng tốt hơn. 
5.3.2.3. Năng suất và thời gian thu hoạch 
 Năng suất: măng Bát Độ có tiếng về năng suất cao, thân măng to. Năm thứ 3 
sau khi trồng một cái măng nặng 3 - 8 kg (thân măng cao 50 - 100cm, đường kính gốc 
măng từ 10 - 30 cm). Một khóm tre Bát Độ thường có 15 - 20 cái măng, trung bình thu 
được 80 - 150kg/năm trở lên. Năng suất cao nhất của măng Bát Độ một năm thu được 
135tấn/ha, năng suất trung bình 90tấn/ha, đường kính gốc măng trung bình là 16cm. 
 Thời gian: Sau khi trồng thì năm đó và năm thứ hai là thời kì chăm sóc, năm 
thứ ba trở đi mới thu hoạch. Thu hoạch trong khoảng 15 - 20 năm. Măng Bát Độ có 
thời gian thu hoạch dài, nhiều tháng trong năm : từ tháng 3 đến tháng 11,12. Vào tháng 
3 khi nhiệt độ từ 150C trở lên là măng mọc lên. 
5.3.2.4. Kỹ thuật trồng và thu hái măng 
 Cây giống 
Vườn chuyên trồng để nhân giống tre Bát Độ được trồng riêng với kỹ thuật khác 
trồng lấy măng. Cây giống đem trồng có đường kính thân 3 - 6 cm, ở gốc đã có rễ phát 
triển mạnh. 
 Thời vụ trồng 
Từ tháng 1 đến tháng 3, khi cây tre đang trong thời kì ngủ nghỉ, tốt nhất là trồng 
tháng 1 (trước tết âm lịch). 
 Khoảng cách trồng 
Cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5 m, mật độ trồng 500 cây/ha. 
166 
 Hố trồng 
Đào theo kích thước 70cm x 70cm x 30cm (sâu30cm), những nơi đất xấu có thể 
đào hố lớn hơn. 
 Bón phân lót 
Tốt nhất là phân chuồng, 15 - 25kg/hố, đảo đều với đất, cho vào hố trước khi trồng. 
 Cách trồng 
 Dùng cuốc hoặc xẻng trộn đều đất trong hố, để cho đất tơi xốp và thoáng khí 
nhưng không được có các khoảng trống trong đất. Sau đó cuốc một lỗ to hơn bầu cây ở 
giữa hố trồng và đặt cây giống xuống (bầu cây nằm chọn trong hố), dùng tay lèn chặt 
để rễ cây tiếp xúc với đất mới. Tiếp theo, dùng cuốc vun đất quanh gốc và phủ cỏ, rác 
để giữ ẩm. Cần tưới đủ ẩm cho cây ngay sau khi trồng và 3 tháng đầu. 
 Thu hái măng 
Vỏ măng khi chưa ra khỏi mặt đất thì có màu vàng nâu, thịt măng non và chất 
lượng tốt. Khi măng đã mọc lên khỏi mặt đất thì vỏ măng sẽ biến thành màu xanh lục, 
thịt măng sẽ bị lão hoá, chất lượng giảm. Vì vậy, phải lấp đất che phủ măng không để 
ánh sáng mặt trời chiếu vào. Để nâng cao chất lượng măng, trong thời gian thu hái 
măng phải dùng đất và mùn hữu cơ phủ gốc cho khóm măng thành một lớp đất dày 16 
- 30cm hoặc hơn nữa. 
Khi măng bắt đầu nhú lên khỏi mặt lớp đất phủ thì thu hoạch. Thời kỳ đầu 
(tháng 3 - 4) và thời kì cuối (tháng 11 - 12), nhiệt độ thấp măng mọc chậm thì 5 - 7 
ngày thu một lần. Các tháng hè thu (tháng 5 - 10) nhiệt độ cao, mưa nhiều măng mọc 
rộ từ 3 - 5 ngày thu một lần. 
Tốt nhất là thu măng vào buổi sáng. Dùng một cái cuốc tay bới đất xung quanh 
cái măng, rồi dùng dao cắt măng lấy ra khỏi gốc cây. Chú ý không làm hư hại gốc cây, 
bởi vì ở đó có những mắt sinh ra măng mới. Lấy măng xong lại phủ đất lên gốc khóm 
măng như cũ. 
 Cách để cây con thay thế cây mẹ 
Tre Bát Độ từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 sinh trưởng rất nhanh. Thông thường, từ 
năm thứ 3 đến năm thứ 5 chỉ lấy măng, không để cây con mới thay thế cây mẹ cũ. Đến 
năm thứ 6 thì để 3 - 4 cây con mới mọc lên thay cho các cây tre mẹ, đào bỏ các cây mẹ 
cũ vào mùa đông. Các năm thứ 7 - 9 chỉ lấy măng. Đến năm thứ 10 lại để 3 - 4 cây mới 
thay thế các cây mẹ và phải đào bỏ hết gốc của cây mẹ để từ năm thứ 6 sau này, một 
khóm tre Bát Độ để từ 6 - 8 cây mẹ và cứ cách 4 năm lại đào bỏ đi 3 - 4 cây, để 3 - 4 
cây mới. Đồng thời phải đào bỏ những gốc già một lần nữa, sau đó năm nào cũng có 
măng thu hoạch. 
167 
 Chăm sóc và bón thúc phân: Cần phải trừ cỏ và xới đất xung quanh gốc cây 
cho xốp. Nhất là măng mới trồng cần làm sạch cỏ. Thông thường hàng năm làm cỏ xới đất 
2 lần vào tháng 5-6 và tháng 8-9. 
 Bón phân: Các loại phân bón đều dùng được. Phân chuồng, bột xương, đất bùn 
ao tốt nhất là bón vào mùa thu - đông, từ 22,5 - 37,5tấn/ha hoặc bùn ao từ 37,5 - 
60tấn/ha. Các loại phân có hiệu quả nhanh như phân tổng hợp, đạm, lân,... nên bón vào 
mùa xuân - hè, sau khi làm cỏ xới đất, mỗi khóm bón 0,1 - 0,25kg. 
 Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh 
Không được thả trâu bò vào vườn tre lấy măng, nhất là khi mới trồng. Sâu bệnh 
chủ yếu là bệnh thối măng và sâu voi: 
Phòng bệnh thối măng: Dùng thuốc “đặc hiệu” của Trung Quốc pha loãng 5000 
lần phun phòng, cứ 7 ngày phun một lần là tốt nhất. 
Phòng trừ sâu voi: Buổi sáng (9 - 12 giờ) và chiều (3 giờ đến tối) là lúc nó hoạt 
động và đẻ trứng thì bắt và diệt. Khi ấu trùng chuyển hoá thành sâu thì dùng thuốc 
Địch Bách trùng 90% (Dipterex) pha loãng 500 lần, hoặc dùng thuốc địch uý 50% pha 
loãng 1000 lần để phun trừ sâu. 
5.3.3. Trúc sào (Tên khoa học: Phyllostachys pubescens Mazel ex H. de Lehaie) 
5.3.3.1. Giá trị kinh tế 
Trúc sào thường được nhân dân dùng làm nhà. Trong các căn nhà của đồng bào 
Dao Cao Bằng rất nhiều bộ phận làm bằng trúc như: mái nhà, tường liếp, cột kèo, 
cửa Trúc sào cũng dùng làm các đồ gia dụng như: bàn ghế, giường, chõng, rổ rá 
Các xưởng chế biến trúc sào làm sào nhẩy, gậy trượt tuyết xuất khẩu Xưởng 
giấy Cao Bằng dùng thân trúc sào làm nguyên liệu bột giấy. Một cây trúc sào cao 10m, 
đường kính 5cm cân nặng khoảng 3,2kg. 
5.3.3.2. Đặc điểm hình thái 
Trúc sào có nhiều đặc điểm hình thái gống trúc cần câu, nhưng trúc sào có thân 
tre to lớn hơn: Cây cao 10 - 20m, đường kính 4 - 12cm hoặc hơn, mặt lóng có lông 
cứng. Mo thân có bẹ mo lớn (15x20cm), mặt lưng có lông cứng, mép có lông thô, tai 
mo thoái hoá, lông tai mo dài. 
5.3.3.3. Đặc điểm sinh thái, lâm sinh 
Ở Việt Nam Trúc sào được trồng ở độ cao 500 - 1500m nơi có độ dốc 5 - 300, 
trên loại địa hình sườn và đỉnh núi đất và núi đá vôi. Trúc sào phát triển tốt ở nơi nhiều 
ánh sáng, tầng đất sâu, giầu mùn và ẩm (đường kính thân trúc tới 12 - 15cm). Trúc phát 
triển kém ở nơi đất khô, tầng mỏng, nghèo mùn (cây chỉ cao 6 - 7m, đường kính 5-6cm). 
Trúc sào thường được trồng thuần loại, mùa măng tháng 2-3. Tuổi thành thục 1-
2 năm, tuổi khai thác 2-3 năm. Trúc sào có hiện tượng khuy khá nặng. Năm 1973 riêng 
168 
huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc có tới 40-60% diện tích rừng trúc sào bị khuy. Sau khi 
khuy cây bị chết, chưa thấy tái sinh bằng hạt. 
Rừng trúc sào ít bị sâu bệnh. Mới bắt gặp kiến đục măng và châu chấu ăn lá, 
nhưng tác hại không đáng kể. 
* Phân bố: Trên thế giới trúc sào phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, ở Việt Nam 
loài trúc này không gặp trong trạng thái tự nhiên, chúng được trồng ở Cao Bằng (Chợ 
Rã, Bảo Lạc), Hà Giang (Đồng Văn), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Bạch Thông) Có lẽ giống 
Trúc sào đã được người Dao mang từ Trung Quốc vào Việt Nam từ rất lâu đời, trong 
các đợt di cư xuống phía Nam của họ. Hiện nay khi di chuyển đến các địa điểm mới 
đồng bào Dao thường mang giống trúc sào theo để trồng ở nơi mới định cư. 
5.3.3.4. Kỹ thuật trồng 
Kỹ thuật trồng trúc sào cũng giống như trồng trúc cần câu. Nhưng mùa trồng 
trúc sào sớm hơn. Trúc sào được trồng vào tháng 10-12, trước mùa măng. Nơi trồng 
trúc sào có độ cao lớn hơn vì loài này chịu lạnh hơn trúc cần câu. 
Sau khi trồng 1 năm, trúc sào đã có kích thước bằng trúc cần câu. Sau 5 năm đạt 
đường kính lớn nhất. Sau khi trồng 4-5 năm có thể khai thác được. 
Ở Việt Nam nên phát triển trồng trúc sào ở các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung. 
Giống lấy từ vùng trúc sào mọc tập trung ở 2 huyện Bảo Lạc và Nguyên Bình của Cao 
Bằng. 
 Chăm sóc bảo vệ: Sau khi trồng nếu đất quá khô phải tưới nước cho đủ 
ẩm, hoặc che phủ thích hợp để chống nắng gắt, đất thoát nước mạnh. 
Ở miền núi cần đặc biệt chống gia súc phá hoại vì măng và lá trúc được các loại 
gia súc và thú rừng lớn rất ưa thích. Cần làm hàng rào, đào rãnh quanh nơi trồng trúc. 
Khi măng nhú được 2 tháng thì làm cỏ, xới gốc. Chăm sóc liên tục trong 3 năm. 
Số lần chăm sóc năm đầu nhiều hơn các năm sau. Sau khi trồng 4 - 5 năm thì có thể khai 
thác được. Sau đó, hai năm khai thác một lần. 
169 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ lâm nghiệp, 1987. Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh các loài 
cây Thông, Bạch đàn, Bồ đề, Keo lá to, để cung cấp nguyên liệu giấy, Hà 
Nội. 
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2001. Văn bản tiêu chuẩn kỹ 
thuật lâm sinh tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2001. Văn bản tiêu chuẩn kỹ 
thuật lâm sinh tập 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002. Văn bản tiêu chuẩn kỹ 
thuật lâm sinh tập 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004. Cẩm nang ngành lâm 
nghiệp chương trồng rừng, Nxb GTVT, Hà Nội. 
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2004. Cẩm nang ngành lâm 
nghiệp chương đất và dinh dưỡng đất, Nxb GTVT, Hà Nội. 
7. Công ty giống và phục vụ trồng rừng, 1995. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và 
gieo ươm một số loài cây trồng rừng, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 
8. Cục lâm nghiệp, 2007. Tuyển tập tâì liệu về quản lý và kỹ thuật giống cây 
trồng lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 
9. Đại học lâm nghiệp, 1992. Giáo trình lâm sinh học tập 2, Nxb Nông nghiệp Hà 
Nội. 
10. Ngô Quang Đê, 1985. Cơ sở chọn giống và nhân giống cây rừng. Nxb 
nông nghiệp, Hà Nội. 
11. Ngô Quang Đê, Nguyễn Mộng Mênh, 1981. Kỹ thuật giống cây rừng, 
Nxb Nông nghiệp, xuất bản lần thứ nhất 1981, lần thứ 2 1986. 
12. Lâm Công Định, 1977. Trồng rừng gỗ cho công nghiệp, Nxb nông nghiệp, Hà 
Nội. 
13. Phạm Hoài Đức, 1992. Hướng dẫn kỹ thuật hạt giống cây rừng, Nxb Đại 
học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, tài liệu dịch. 
14. Lê Đình Khả và các cộng sự, 2003. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 
trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Chọn tạo giống và nhân giống cho 
một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam. Nxb nông nghiệp, Hà 
Nội. 
15. Vũ Biệt Linh và cộng sự, 1996. Nghiên cứu một số cơ sở KHCN cho 
thâm canh rừng gỗ lớn trên diện tích rừng lá rộng thường xanh. Chương 
trình KHCN quốc gia, Nhà XBNN Hà nội. 
170 
16. Nguyễn Xuân Quát, Cao Thọ ứng, 1968. Cây Keo lá tràm, Nxb nông 
nghiệp, Hà Nội. 
17. Nguyễn Huy Sơn, Phan Văn Thắng, Lê Văn Thành, 2013. K ỹ thuật 
trồng một số loài Tre trúc song mây. Nxb Nông nghiệp Hà Nội . 
18. Tạp chí lâm nghiệp,1986. Chọn cơ cấu loại cây trồng rừng thâm canh 
trên quan điểm sản lượng. Tạp chí lâm nghiệp số 9. 
19. Nguyễn Văn Trương, 1996. Thâm canh rừng tự nhiên, Nhà XbCN Hà 
Nội. 
20. Viện tư vấn phát triển KTXH nông thôn và miền núi, viện khoa học lâm 
nghiệp Việt Nam, 2002. Kỹ thuật trồng cây nguyên liệu giấy. Nxb lao động 
- xã hội, Hà Nội. 
21. Nguyễn Hữu Vĩnh, Ngô Quang Đê, Phạm Xuân Hoàn, 1986. Giáo trình 
trồng rừng. Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 
22. Vụ khoa học công nghệ - Bộ lâm nghiệp, 1994. Kỹ thuật trồng một số 
loài cây rừng. Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 
23. Nguyễn Xuân Xuyên và các cộng tác viên, 1985. Thâm canh rừng trồng 
Thông. 
171 
MỤC LỤC 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lam_sinh_tong_hop_luong_thi_anh.pdf