Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - Đỗ Trịnh Hoài Dung

Cấu trúc chung của giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp bao gồm 9

bài:

Bài 1Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Bài 2: Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá

Bài 3: Kế toán tài sản cố định

Bài 4: Kế toán các khoản đầu tư

Bài 5: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bài 6 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Bài 7: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Bài 8: Kế toán mua bán hàng hoá, thành phẩm và xác định kết quả kinh

doanh

Bài 9: Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách

sạn

pdf 306 trang phuongnguyen 10761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - Đỗ Trịnh Hoài Dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - Đỗ Trịnh Hoài Dung

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - Đỗ Trịnh Hoài Dung
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT 
GIÁO TRÌNH 
MÔ ĐUN: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐNĐL ngàytháng.... năm 
 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt 
(LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
Đà Lạt, năm 2017 
LỜI GIỚI THIỆU 
Vài nét về xuất xứ giáo trình: 
 Giáo trình này được viết theo Kế hoạch số 1241/KH-CĐNĐL ngày 
30 tháng 12 năm 2016 của Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt về việc triển khai xây 
dựng chương trình đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp để làm tài liệu dạy 
nghề trình độ trung cấp. 
Quá trình biên soạn: 
 Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về kế toán doanh 
nghiệp, kết hợp với các chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn, cùng với 
thực tế nghề nghiệp của nghề Kế toán Doanh nghiệp, giáo trình này được biên 
soạn có sự tham gia tích cực của các giáo viên có kinh nghiệm, cùng với những 
ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia về lĩnh vực kế toán. 
Mối quan hệ của tài liệu với chương trình, mô đun/môn học: 
 Căn cứ vào chương trình đào tạo nghề Kế toán Doanh nghiệp cung 
cấp cho người học những kiến thức cơ bản kế toán doanh nghiệp, từ đó người 
học có thể vận dụng những kiến thức này để học các môn về thực hành kế toán 
doanh nghiệp, kế toán thuế, và ứng dụng thực tế trong nghề kế toán doanh 
nghiệp 
Cấu trúc chung của giáo trình mô đun Kế toán doanh nghiệp bao gồm 9 
bài: 
Bài 1Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu 
Bài 2: Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá 
Bài 3: Kế toán tài sản cố định 
Bài 4: Kế toán các khoản đầu tư 
Bài 5: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 
Bài 6 Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả 
Bài 7: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 
Bài 8: Kế toán mua bán hàng hoá, thành phẩm và xác định kết quả kinh 
doanh 
Bài 9: Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách 
sạn 
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước 
và tham khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị. Song chắc hẳn quá trình biên 
soạn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban biên soạn mong muốn và 
thực sự cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, các thầy cô 
đóng góp cho việc chỉnh sửa để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. 
Lâm Đồng, ngàythángnăm 
 Chủ biên 
Đỗ Trịnh Hoài Dung 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 
Tên mô đun: Kế toán doanh nghiệp 
Mã mô đun: MĐ 14 
Vị trí, tính chất của mô đun: 
Vị trí: Mô đun kế toán doanh nghiệp là mô đun chuyên ngành bắt buộc, 
quan trọng trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp, được học sau 
môn học Nguyên lý kế toán 
Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc, một trong những mô đun 
chính của Nghề kế toán Doanh nghiệp 
Mục tiêu mô đun: 
Về kiến thức: 
Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc kế toán của từng phần 
hành kế toán 
Trình bày được các phương pháp tính giá các đối tượng kế toán 
Về kỹ năng: 
Sử dụng được các tài khoản liên quan đến các phần hành kế toán để ghi 
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
Thực hiện được việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh 
doanh trong doanh nghiệp 
Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán liên quan đến từng 
phần hành kế toán 
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
- Có khả năng tư ̣nghiên cứu, tư ̣hoc̣, tham khảo tài liêụ liên quan đến môn 
hoc̣ để vâṇ duṇg vào hoaṭ đôṇg hoc tâp̣. 
- Vâṇ dụng được các kiến thức tư ̣nghiên cứu, hoc̣ tâp̣ và kiến thức, kỹ năng 
đã đươc̣ hoc̣ để hoàn thiêṇ các kỹ năng liên quan đến môn hoc̣ môṭ cách khoa hoc̣, 
đúng quy điṇh. 
MỤC LỤC 
BÀI 1: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU ........... 1 
1 Kế toán vốn bằng tiền .............................................................................. 1 
1.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ............................................................. 1 
1.2 Kế toán tiền mặt ....................................................................................... 2 
1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng ...................................................................... 7 
1.4 Kế toán tiền đang chuyển ....................................................................... 11 
2 Kế toán các khoản phải thu .................................................................... 13 
2.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ........................................................... 13 
2.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ ........................................................ 17 
2.3 Kế toán phải thu nội bộ .......................................................................... 18 
2.4 Kế toán các khoản phải thu khác ............................................................ 21 
2.5 Kế toán dự phòng phải thu khó đòi ........................................................ 25 
2.6 Kế toán tạm ứng .................................................................................... 26 
2.7 Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược .......................................... 28 
2.8 Kế toán chi phí trả trước ........................................................................ 31 
BÀI 2: KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, HÀNG HOÁ ......... 41 
1 Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hoá
 .............................................................................................................. 41 
1.1 Khái niệm .............................................................................................. 41 
1.2 Nhiệm vụ ............................................................................................... 42 
2 Phân loại, nguyên tắc và phương pháp tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ, 
hàng hoá ........................................................................................................ 42 
2.1 Phân loại vật liệu công cụ dụng cụ, hàng hoá ......................................... 42 
2.2 Nguyên tắc tính giá và phương pháp tính giá ......................................... 43 
3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa .................. 45 
3.1 Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng .......................................................... 45 
3.2 Phương pháp hạch toán kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ .......... 45 
4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá theo 
phương pháp kê khai thường xuyên ............................................................... 47 
4.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ........................................................... 47 
4.2 Kết cấu tài khoản sử dụng ...................................................................... 48 
4.3 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu .......................................... 50 
5 Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương 
pháp kiểm kê định kỳ..................................................................................... 61 
5.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ........................................................... 61 
5.2 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ................................................. 61 
5.3 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu .......................................... 62 
6 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ............................................... 66 
6.1 Khái niệm và nguyên tăc kế toán ........................................................... 66 
6.2 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu ................................................. 67 
6.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu .................................... 67 
BÀI 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ...................................................... 69 
1 Tổng quan về TSCĐ .............................................................................. 69 
1.1 Khái niệm, tiêu chuẩn và đặc điểm của TSCĐ ....................................... 69 
1.2 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ ........................................................................ 70 
1.3 Phân loại và đánh giá TSCĐ .................................................................. 71 
2 Kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp ............... 73 
2.1 Kế toán chi tiết tài sản cố định ............................................................... 73 
2.2 Kế toán tổng hợp TSCĐ ........................................................................ 75 
3 Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê ......................................................... 87 
3.1 Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính ............................................................. 87 
3.2 Kế toán TSCĐ đi thuê và cho thuê hoạt động ........................................ 91 
4 Kế toán khấu hao TSCĐ ........................................................................ 92 
4.1 Khái niệm và nguyên tắc kế toán ........................................................... 92 
4.2 Cách tính khấu hao ................................................................................ 93 
4.3 Phương pháp kế toán khấu hao .............................................................. 94 
5 Kế toán sửa chữa tài sản cố định ............................................................ 97 
5.1 Các hình thức sửa chữa tài sản cố định .............................................. 97 
5.2 Sửa chữa thường xuyên (Sửa chữa nhỏ) ................................................. 97 
5.3 Sửa chữa lớn trong kế hoạch .................................................................. 98 
BÀI 4: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ ............................................ 101 
1 Kế toán chứng khoán kinh doanh ......................................................... 101 
1.1 Nguyên tắc kế toán .............................................................................. 101 
1.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 ................................. 103 
1.3 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu ........................ 103 
2 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ........................................................ 106 
2.1 Nguyên tắc kế toán .............................................................................. 106 
2.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 ................................. 107 
2.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu ....................... 108 
BÀI 5: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍNH THEO 
LƯƠNG ...................................................................................................... 112 
1 Ý nghĩa nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .... 
 ............................................................................................................ 112 
1.1 Ý nghĩa ................................................................................................ 112 
1.2 Nhiệm vụ ............................................................................................. 113 
2 Hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương .......... 113 
2.1 Các hình thức tiền lương ...................................................................... 113 
2.2 Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. ........................... 116 
2.3 Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp 
sản xuất ................................................................................................. 117 
3 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương ................. 118 
3.1 Nguyên tắc kế toán .............................................................................. 118 
3.2 Tài khoản sử dụng ............................................................................... 118 
3.3 Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng ........................................................ 119 
3.4 Phương pháp kế toán ........................................................................... 120 
BÀI 6: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỠ HỮU VÀ NỢ PHẢI TRẢ .. 124 
1 Kế toán nguồn vốn chủ sỡ hữu ............................................................. 124 
1.1 Khái niệm và nguồn hình thành ........................................................... 124 
1.2 Nguyên tắc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu ........................................... 125 
1.3 Kế toán nguồn vốn kinh doanh ............................................................ 125 
1.4 Kế toán cổ phiếu quỹ ........................................................................... 129 
1.5 Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận ............................................ 131 
1.6 Kế toán các quỹ doanh nghiệp ............................................................. 134 
1.7 Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản ................................................ 140 
1.8 Kế toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ ....................................................... 142 
1.9 Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ......................................... 146 
1.10 Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định .......................... 149 
1.11 Kế toán các nghiệp vụ nhận cầm cố, ký quỹ ký cược ........................... 151 
2 Kế toán các khoản nợ phải trả .............................................................. 152 
2.1 Kế toán tiền vay ................................................................................... 152 
2.2 Kế toán nghiệp vụ thanh toán .............................................................. 161 
BÀI 7: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN 
PHẨM ........................................................................................................ 191 
1 Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................... 191 
1.1 Chi phí sản xuất ................................................................................... 191 
1.2 Giá thành sản phẩm ............................................................................. 193 
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .................... 195 
1.4 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang .................................. 195 
2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên ....... 199 
2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) .............................. 199 
2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ...................................... 200 
2.3 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất ........................................... 202 
2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627) ............................................. 203 
2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang ..... 206 
3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kì ................ 208 
3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) ............................. 208 
3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ...................................... 210 
3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627) ............................................. 210 
3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩ ... hệ số. 
Đối với sản phẩm ăn uống ta có thể sử dụng phương pháp tính giá thành 
trực tiếp hoặc phương pháp tổng cộng chi phí. 
Ví dụ: Nhà hàng ăn uống phục vụ 320 suất ãn bữa chính với các chi phí 
như sau: (đơn vị tính: đồng VN): 
Chi phí thực phẩm: 2.400.000. 
Chi phí nhân công trực tiếp: 2.100.000. 
Chi phí sản xuất chung: 2.540.000. 
Cộng chi phí: 7.040.000. 
Như vậy, từ việc tập hợp chi phí trực tiếp trên, ta tính được tổng giá thành 
cứa 320 suất ăn là 7.040.000đ. 
Tính giá chuyến đi du lịch trọn gói 
Kinh doanh du lịch trọn gói tức là doanh nghiệp phải mua tất cá những 
yếu tố cần thiết như vé máy bay, vé tàu, khách sạn, bữa ăn, chuyến di tham 
quan... và bán cho khách một chuyến đi hoàn háo với giá trọn gói. Đối với việc 
tính giá chuyến du lịch trọn gói thì trước hết phải tính được chi phí đầu vào cho 
 286 
một người khách du lịch, trên cơ sở đó sẽ tính được giá trọn gói cho một đoàn 
khách du lịch. 
Ví dụ: Tính giá chuyến đi du lịch trọn gói cho một khách du lịch trong 
một tour du lịch 7 ngày 6 đêm từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh: 
Khoản mục chi phí Số tiền (đồng VN) 
Chi phí máy bay (2 lượt) 2.850.000. 
Chi phí ư khách sạn 720.000. 
Chi phí ăn, uống (3 bữa/ngày) 550.000. 
Chi phí tham quan 190.000. 
Chi phí vận chuyển đến và rời khách 120.000. 
Tổng cộng chi phí 4.430.000. 
Như vậy, giá thành chuyến đi du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh 
cho một khách du lịch trong 7 ngày 6 đêm là 4.430.000đ. Nếu tour có 40 khách 
thì giá thành cúa cả tour du lịch sẽ là: 
40 khách x 4.430.000đ. = 177.200.000đ. 
Thực tế, nếu số lượng khách du lịch đông thì thường sẽ được khách sạn 
chiết khấu (giảm giá do mua nhiêu), do đó sẽ làm giảm giá thành so với dự tính 
ban đầu và lợi nhuận sẽ tăng lên do giá thành giảm. 
4.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 
Chứng từ kế toán 
Phiếu chi. giấy báo nợ. 
Phiếu xuất kho. 
Bang phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. 
Bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ. 
Tài khoản sử dụng 
Tài khoản 641 - Chí phí bán hàng 
Công dụng: 
 287 
Phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, 
sản phấm, dịch vụ bao gồm các khoản chào hàng, giới thiệu hàng hoá, sán phẩm, 
hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuycn, bao gói,... 
Kếí cấu vủ nội dung ghi chép: 
Bên Nợ: 
Tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ và chuẩn bị 
tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. 
Bên Có: 
Kết chuyến chi phí bán hàng vào tài khoản 911 để tính kết quả kinh doanh 
trong kì 
Các khoản làm giảm chi phí bán hàng 
Tài khoản 641 không có số dư cuối kì. 
Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khottn cấp 2: 
+ Tài khoán 6411 - Chi phí nhân viên. 
+ Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì. 
+ Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng. 
+ Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ. 
+ Tài khoản 6415 - Chi phí báo hành. 
+ Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. 
+ Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác. 
Tài khoản 642 - Chí phí quản lý doanh nghiệp 
Công dụng: 
Dùng phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi 
phí về lương nhân viên bộ phận quản lý, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh 
phí công đoàn cứa nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, 
công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuế nhà đất, 
thuế môn bài, lập dự phòng phải thu khó đòi, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí 
bằng tiền khác,... 
Kết cấu và nội dung ghi chép: 
Bên Nợ. 
 288 
Các tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kì. 
Bên Có: 
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 
Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp theo qui định. 
Tài khoản 642 không có số dư cuối kì. 
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2: 
+ Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý. 
+ Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý. 
+ Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng. 
+ Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ. 
+ Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí. 
+ Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng. 
+ Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. 
+ Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác. 
Phương pháp hạch toán 
Kế toán chi phí bán hàng 
1. Tính tiền lương, phụ cấp phải trả cho người lao động trong kì: 
Nợ TK 641 (6411)- Chi phí bán hàng 
Có TK 334 - Phải trá công nhân viên 
Tính, trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy 
định: 
Nợ TK 641 (6411) - Chi phí bán hàng 
Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn 
Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội 
Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế 
Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp 
Giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quá trình bán hàng: 
Trị giá vật liệu xuất dùng, ghi: 
 289 
Nợ TK 641 (6412) - Chi phí bán hàng Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu 
Trị giá công cụ, dụng cụ, ghi: 
Nợ TK 641 (6413) - Chi phí bán hàng 
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ hoặc 
 Có TK 242 - Chi phí trả trước 
Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng: 
Nợ TK 641 (6414) - Chi phí bán hàng 
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ 
Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí điện thoại, fax, chi phí thuê ngoài 
sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, 
ghi: 
Nợ TK 641 (6417) - Chi phí bán hàng 
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 
Có TK 111- Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 
Cuối kì, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 - Xác định 
kết quả kinh doanh: 
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 
Có TK 641 - Chi phí bán hàng 
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 
Tính lương, các khoán phụ cấp (nếu có) phải trả cho nhân viên ở bộ phận 
quán lý doanh nghiệp (ban giám đốc, các phòng ban): 
Nợ TK 642 (6421) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên 
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cúa nhân viên 
quản lý doanh nghiệp: 
Nợ TK 642 (6421) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn 
Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội 
 290 
Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế 
Có TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp 
Giá trị vật liệu xuất dùng hoặc mua về sử dụng ngay cho quản lý doanh 
nghiệp như xăng, dầu mỡ để chạy xe, vật liệu dùng để sửa chữa TSCĐ chung 
của doanh nghiệp,... ghi: 
Nợ TK 642 (6422) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Nợ TK 133 (13311) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 
CóTK 111, 112, 152. 331,... 
Trị giá dụng cụ. dồ dùng vãn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay 
cho bộ phận quản lý, ghi: 
Nợ TK 642 (6423) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 
CÓTK 111, 112, 141, 331,... 
Nếu xuất kho dụng cụ, đồ dùng ra sử dụng, ghi: 
NợTK 642 (6423) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
 Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ 
Tính khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa, vật kiến 
trúc, kho làng, thiết bị truyền dẫn,... ghi: 
Nợ TK 642 (6424) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214- Hao mòn 
TSCĐ 
Đồng thời ghi: Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản. 
Thuê' môn bài, thuế nhà đất phái nộp Nhà nước, ghi: 
Nợ TK 642 (6425) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
CÓTK 3337 - Thuế nhà đất Có TK 3338 - Các loại thuế khác 
Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà phải nộp: 
NợTK 642 (6425) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Nợ TK 133 ( 1331 ) - Thuế GTGT đưực khấu trừ (nếu có) 
Có TK 111- Tiển mặt 
Có TK 112 - Tien gứi ngân hàng 
 291 
Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ 
một lần với giá trị nhỏ: 
NợTK 642 (6427) - Chì phí quản lý doanh nghiệp 
Nợ TK 133 ( 1331 ) - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ) 
Có TK 111, 112, 331 
Khi phát sinh chi phí về hội nghị, kiểm toán, tiếp khách, công tác phí, tàu 
xe nghi phép, chi phí đào tạo, in ấn tài liệu, báo chí.... ghi: 
Nợ TK 642 (6428) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 
CÓTK 111, 112, 331 
Trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định: 
Nợ TK 642 (6428) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Có TK 335 - Chi phí phái trả 
10. Trích lập quỹ dự phòng vé trợ cấp mất việc làm: 
Nự TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
 Có TK 335 (3353) - Chi phí phải trả 
12. Cuối kì, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: 
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh 
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Ví dụ 
Ví dụ 1: Tính lương phải trả tháng 5/N cho cán bộ, công nhân viên như 
sau: 
Nhân viên bán hàng 25.000.000đ. 
Cán bộ quản lý 45.000.000đ. 
Đồng thời trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo 
hiểm thất nghiệp vào chi phí bán hàng theo tỷ lệ quy định. 
Ví dụ 2: Ngày 10/6/N, phiếu xuất kho số 06 xuất kho công cụ, dụng cụ 
dùng cho kho hàng: Trị giá xuất kho 7.000.000đ, dự kiến phân bổ vào chi phí 
làm 14 tháng. 
 292 
Ví dụ 3: Định kì, tính và trích khấu hao tài sản cố định dùng cho các bộ 
phận như sau: 
Bộ phận bán hàng: 3.200.000. 
Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 4.800.000. 
Ví dụ 4. Ngân hàng gửi giấy báo Nợ chuyển trả tiền điện trong tháng của 
các bộ phận như sau: 
Bộ phận bán hàng: Giá chưa có thuế GTGT 4.700.000. 
Bộ phận quản lý doanh nghiệp giá chưa có thuế GTGT: 6.300.000. 
4.3 Kế toán chi phí tài chính và chi phí khác 
Chứng từ kế toán 
Phiếu chi. giấy báo nợ. . 
Bảng trích lập dự phòng giám giá đầu lư chứng khoán. 
Biên bản thanh lí, nhượng bán tài sán cố định. 
Tài khoản sử dụng 
Tài khoản 635 - Chi phí tài chính 
Công dụng: 
Tài khoản này phản ánh những khoán chi phí hoạt động tài chính bao gổm 
các khoán chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài 
chính, chi phí đi vay và cho vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển 
nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán..., khoán lập 
và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ tí 
giá hối đoái và bán ngoại tệ... 
Kết Cấu và nội dung ghi chép: 
Bên Nợ; 
Các khoản chi phí của hoạt động tài chính. 
Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn. 
Các khoản lỗ tỉ giá hối đoái phát sinh thực tế trong kì và chênh lệch tỷ giá 
hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kì của các khoản phải thu dài hạn và phái trả 
dài hạn có gốc ngoại tệ. 
Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ. 
 293 
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. 
Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu 
thụ. 
Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỉ giá hối đoái của hoạt động đẩu tư xây 
dựng cơ bản (lỗ tỉ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào chi 
phí tài chính. 
Xử lí chênh lệch tỉ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt 
động ở nước ngoài (lỗ tỉ giá) vào chi phí tài chính. 
Bên Có: 
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu lư chứng khoán. 
Cuối kì kế loán kết chuvển toàn bộ chi phí tài chính và các khoán lỗ phát 
sinh trong kì để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 
Kết chuyển khoản xử lí chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư 
xây dựng cơ bản (lỗ tỷ giá) (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư để 
xác định kết quả kinh doanh. 
Xử lí chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo lài chính của hoạt 
động từ nước ngoài (lỗ tỷ giá) để xác định kết quả kinh doanh. 
Tài khoản 635 - Chi phí lài chính không có số dư cuối kì 
Tài khoản 811- Chí phí khác 
Công dụng: 
Phán ánh những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt 
với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác gồm: 
Chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lí, 
nhượng bán. 
Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. 
Tiền thuế bị phạt và truy nộp thuế. 
Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán. 
Các khoản chi phí khác. 
Kết cấu và nội dung ghi chép: 
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh. 
 294 
Bên Có: Cuối kì kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát 
sinh trong kỳ vào tài khoản 911. 
Tài khoán 811 - Chi phí khác không có số dư cuối kì. 
Phương pháp hạch toán 
Kế toán chí phí tài chính 
Phán ánh chi phí hoặc các khoản lỗ vể hoạt động đầu tư tài chính phát 
sinh: 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 
CÓTK 111, 112, 141 
 CÓTK 121, 128, 221,222 
Lãi tiền vay đã trả và phải trả: 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 
Có TK 111- Tiển mặt 
Có TK 112 (1122) - Tiền gửi ngân hàng 
Có TK 341 - Vay dài hạn 
Có TK 311 - Vay ngắn hạn 
Có TK 335 - Chi phí phải trả 
Khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ: Nếu phát sinh lỗ tỉ 
giá hối đoái trong giao dịch mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi: 
NợTK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 641, 642, 133... (theo tỉ giá hối đoái 
ngày giao dịch) 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỉ giá hối đoái) 
Có TK 111 (1112)- Tiền mặt (theo tỉ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Có TK 112 (1122) - Tiển gửi ngán hàng (theo tỉ giá hối đoái ghi sổ 
kế toán) 
Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, nợ 
vay dài hạn, nợ dài hạn...) nếu phát sinh lỗ tỉ giá hối đoái trong giao dịch thanh 
toán, ghi: 
NợTK 311, 315, 331, 341, 342...(tỉ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
 295 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lồ tỉ giá hối đoái) 
Có TK 111 (1112)- Tiền mặt (tỉ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Có TK 112(1122) - Tiền gửi ngân hàng (tỉ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ phát sinh lỗ chênh lệch tỉ giá 
trong giao dịch thanh toán, ghi: 
NợTK 111(1112) - Tiền mặt(tỉ giá hối đoái ngày giao dịch) 
NợTK 112(1122) - Tiền gửi ngân hàng (tỉ giá hối đoái ngày giao dịch) 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỉ giá hối đoái) 
Có TK 131- Phải thu của khách hàng (tỉ giá hối đoái ghi số kế toán) 
Có TK 136 - Phải thu nội bộ (ti giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Có TK 138 - Phải thu khác (tỉ giá hối đoái ghi sổ kế toán) 
Khi phát sinh các chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán: 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 
Có TK 111- Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 
CÓTK 141 - Tạm ứng 
Các chi phí phát sinh cho hoạt động kinh doanh bất động sản: 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 
Có TK 111- Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 
CÓTK 141 - Tạm ứng 
Trị giá vốn đầu tư bất động sản đã bán: 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác 
Các chi phí phát sinh cho hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ: 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 
Có TK 111- Tiền mặt 
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 
Có TK 141 - Tạm ứng 
 296 
Khoản lỗ tỉ giá hối đoái khi bán ngoại tệ: 
Nợ TK 111 (1111)- Tiền mặt (theo tí giá bán) 
NợTK 112 (1121) - Tiền gửi ngân hàng (theo tỉ giá bán) 
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 
Có TK 111(1112)- Tiền mặt (theo tỉ giá trên sổ kế toán) 
Có TK 112 (1122) - Tiền gửi ngân hàng (theo tỉ giá trên sổ kế toán) 
Xử lí chênh lệch tỉ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm: Kế toán sau khi bù 
trừ giữa số tãng và số giảm chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh trong kì, nếu lỗ tỉ 
giá (dư Nợ TK 413) được kết chuyên vào tài khoản chi phí tài chính trong kì: 
NợTK 635 - Chi phí tài chính 
Có TK 413 (413 ]) - Chênh lệch tỉ giá hối đoái 
Cuối kì, kết chuyến toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kì sang lài 
khoán 911, ghi: 
Nợ TK 911 - Xác định kết quá kinh doanh 
Có TK 635 - Chi phí tài chính 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_doanh_nghiep_do_trinh_hoai_dung.pdf