Giáo trình Dược lý học

MỤC LỤC

Trang

Khái niệm về dƣợc lý học 4

Dƣợc lý học đại cƣơng 6

Thuốc tác dụng trên thần kinh thực vật 37

Thuốc tê 65

Thuốc giãn cơ trung ƣơng 71

Thuốc ngủ - rƣợu 75

Thuốc giảm đau – gây ngủ 84

Thuốc chữa động kinh 95

Thuốc hạ sốt – giảm đau – chống viêm 100

Thuốc chũa goute 116

Thuốc kháng sinh

pdf 393 trang phuongnguyen 6140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dược lý học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Dược lý học

Giáo trình Dược lý học
 1 
HỌC VIỆN Y – DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 
BỘ MÔN : DƢỢC LÝ HỌC 
GIÁO TRÌNH 
DƢỢC LÝ HỌC 
 (LƢU HÀNH NỘI BỘ) 
HÀ NỘI 9 - NĂM 2011 
 2 
MỤC LỤC 
 Trang 
Khái niệm về dƣợc lý học 4 
 Dƣợc lý học đại cƣơng 6 
 Thuốc tác dụng trên thần kinh thực vật 37 
 Thuốc tê 65 
 Thuốc giãn cơ trung ƣơng 71 
 Thuốc ngủ - rƣợu 75 
 Thuốc giảm đau – gây ngủ 84 
 Thuốc chữa động kinh 95 
 Thuốc hạ sốt – giảm đau – chống viêm 100 
 Thuốc chũa goute 116 
 Thuốc kháng sinh 121 
 Sulfamid 157
 Thuốc chữa lao 163 
 Thuốc chữa phong 170 
 Thuốc chống sốt rét 173 
 Thuốc chống giun sán 184 
 Thuốc chống amip 195 
 Thuốc sát khuẩn – tẩy uế 199 
 Thuốc trợ tim 203 
 Thuốc chữa tăng huyết áp 213 
 Thuốc chữa cơn đau thắt ngực 228 
 Thuốc lợi niệu 235 
 Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa 246 
 Thuốc điều chỉnh rối loạn hô hấp 263 
 Thuốc chữa thiếu máu 278 
 Thuốc tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin 287 
 Thuốc hạ glucose máu 300 
 Thuốc hạ lipid máu 307 
 Hormon và thuốc điều chỉnh rối loạn hormon 314 
 Thuốc viên tránh thai 345 
 Histamin và thuốc kháng histamin 350 
Vitamin 356 
 Các điện giải chính 373 
 Điều trị ngộ độc thuốc cấp tính 381 
 Thuốc chống ung thƣ 287 
 3 
Chủ biên : ThS. GVC. TRẦN THỊ PHÚC HẢI 
 4 
KHÁI NIỆM VỀ DƢỢC LÝ HỌC 
Dƣợc lý học ( pharmacology ) là môn khoa học nghiên cứu về tƣơng tác của 
thuốc trên cơ thể sống. 
Thuốc là một chất hoặc hợp chất có tác dụng điều trị hoặc dự phòng bệnh tật 
cho ngƣời và súc vật hoặc dùng trong chẩn đoán bệnh ở lâm sàng. 
Thuốc có thể có nguồn gốc từ thực vật (cây Canhkina, cây Ba gạc), từ động vật 
(insulin chiết xuất từ tụy tạng bò, lợn), từ khoáng vật, kim loại (kaolin, thuỷ ngân, 
muối vàng) hoặc là các chất bán tổng hợp hay tổng hợp hoá học (ampicilin, sulfamid). 
Dược lý học được chia thành: 
Dược lực học nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. Mỗi thuốc đều có 
tác dụng đặc hiệu trên một cơ quan hay một hệ thống của cơ thể, đƣợc sử dụng để điều 
trị bệnh, gọi là tác dụng chính. Ngoài ra, mỗi thuốc còn có các tác dụng khác, không 
đƣợc dùng để điều trị (gây đau đầu, buồn nôn) đƣợc gọi là tác dụng không mong 
muốn. Hai tác dụng trên đều là đối tƣợng nghiên cứu của dược lực học. 
Dược động học nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc, đó là quá trình 
hấp thu, phân phối, chuyển hoá và thải trừ thuốc. Nghiên cứu dƣợc động học giúp thầy 
thuốc chọn đƣờng đƣa thuốc vào cơ thể (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch), xác định số 
lần dùng thuốc trong ngày, thời điểm uống thuốc hợp lý 
Dược lý thời khắc nghiên cứu ảnh hƣởng của nhịp sinh học trong ngày đến tác 
động của thuốc. Thí dụ: Penicilin G tiêm chiều tối cho nồng độ trong máu cao hơn và 
giữ bền hơn tiêm ban ngày... 
Dược lý di truyền nghiên cứu những thay đổi về tính cảm thụ của cá thể, của 
gia đình hay chủng tộc với thuốc do nguyên nhân di truyền. Thí dụ ngƣời thiếu G6PD 
rất dễ bị thiếu máu tan máu do dùng sulfamid, thuốc chống sốt rét ngay ở liều điều trị 
thông thƣờng. 
 Dược lý cảnh giác hay cảnh giác thuốc có nhiệm vụ thu thập và đánh giá một cách 
có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng. 
Những môn học trên là các chuyên khoa sâu của dƣợc lý học. Ngƣời thầy thuốc 
biết rõ về thuốc, sẽ đạt đƣợc kỹ năng kê đơn an toàn và hợp lý. 
Mục tiêu của môn học : sau khi học xong môn học sinh viên phải: 
1. Trình bày và giải thích đƣợc cơ chế tác dụng, tác dụng và áp dụng điều trị của các 
nhóm thuốc đã học trong chƣơng trình. 
2. Phân tích đƣợc tác dụng không mong muốn và độc tính của thuốc, để có thể dự 
 5 
phòng, phát hiện và xử trí ban đầu . 
3. Kê đƣợc đơn thuốc điều trị các bệnh thông thƣờng đúng nguyên tắc, đúng chuyên 
môn và đúng pháp lý. 
4. Tham gia tƣ vấn tại cộng đồng về nội dung “sử dụng thuốc an toàn - hợp lý” 
 6 
DƢỢC LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG 
CHƢƠNG I: ĐẠI CƢƠNG VỀ DƢỢC ĐỘNG HỌC 
Mục tiêu: 
1. Trình bày đƣợc đặc điểm các đƣờng hấp thu thuốc vào cơ thể. 
2. Trình bày đƣợc ý nghĩa sự gắn thuốc vào protein huyết tƣơng. 
3. Trình bày tóm tắt sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể và ý nghĩa. 
3. Trình bày đƣợc 2 đƣờng thải trừ chính của thuốc (qua thận, qua tiêu hóa) và ý nghĩa. 
Dƣợc động học nghiên cứu các quá trình vận chuyển của thuốc từ lúc đƣợc hấp 
thu vào cơ thể cho đến khi bị thải trừ hoàn toàn. 
Các quá trình đó gồm: Sự hấp thu, sự phân phối, sự chuyển hoá và sự thải trừ 
Huyết tƣơng Mô 
Thuốc - protein 
 Protein 
 + 
 Thuốc 
 Chất 
 Chuyển 
 hóa 
 Dự trữ 
 Thuốc Thuốc+recepter 
 Chuyển hoá 
 Chất chuyển hoá 
 Quá trình vận chuyển của thuốc trong cơ thể 
Thải từ 
 Nơi khác Thận Mật 
Hấp thu 
(uống,bôi) 
Thuốc 
Tiêm 
tĩnh 
mạch 
Hoạt 
 tính 
 7 
1. Các cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học 
 Để thực hiện đƣợc các quá trình trên, thuốc phải vƣợt qua các màng sinh học 
của tế bào cơ thể. Sau đây là 3 cách vận chuyển thuốc qua màng sinh học. 
1.1. Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động 
 Những thuốc vừa tan trong nƣớc, vừa tan trong lipid sẽ vận chuyển qua màng 
bằng khuếch tán thụ động (thuốc đƣợc vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có 
nồng độ thấp). Mức độ và tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với sự chênh lệch về nồng độ 
thuốc giữa hai bên màng. 
 Điều kiện của khuếch tán thụ động là thuốc ít bị ion hoá và có nồng độ cao ở bề mặt 
màng (vì chất không ion hoá sẽ tan đƣợc trong lipid và dễ hấp thu qua màng.). Những 
thuốc chỉ hoặc tan trong nƣớc hoặc tan trong lipid sẽ không qua màng bằng hình thức 
này ( nhƣ dầu parafin). 
 Sự khuếch tán của các thuốc là acid yếu và base yếu phụ thuộc vào hằng số phân 
ly pKa của thuốc và pH của môi trƣờng, vì hai yếu tố này quyết định mức độ phân ly 
của thuốc, cụ thể: 
+ Những thuốc là acid yếu sẽ hấp thu dễ trong môi trƣờng acid 
+ Những thuốc là base yếu sẽ hấp thu dễ trong môi trƣờng base.. 
 – Ứng dụng: khi bị ngộ độc thuốc, muốn ngăn cản hấp thu hoặc muốn thải phần 
thuốc đã bị hấp thu ra ngoài, ta có thể thay đổi pH của môi trƣờng. 
Thí dụ phenobarbital là một acid yếu có pKa = 7,2, nƣớc tiểu bình thƣờng có pH 
= 7,2 nên thuốc bị ion hoá 50%. Khi nâng pH nƣớc tiểu lên 8, độ ion hoá của thuốc là 
86%, do đó thuốc tăng thải trừ. 
Trong lâm sàng thƣờng truyền tĩnh mạch NaHCO3 1,4% để điều trị khi bị ngộ 
độc phenobarbital. 
 Với một chất khí, sự khuếch tán từ không khí vào phế nang phụ thuộc vào áp lực 
riêng phần của chất khí gây mê có trong không khí thở vào và độ hoà tan của khí gây 
mê trong máu. 
1.2. Vận chuyển thuốc bằng hình thức lọc 
 Những thuốc chỉ tan trong nƣớc nhƣng không tan trong lipid, có trọng lƣợng 
phân tử thấp (100 - 200 dalton ), sẽ vận chuyển qua các ống dẫn của màng sinh học do 
sự chênh lệch áp lực thuỷ tĩnh (áp lực lọc). 
 Kết quả lọc phụ thuộc vào:đƣờng kính và số lƣợng ống dẫn trên màng, các bậc 
thang thuỷ tĩnh, điện hoá hoặc thẩm thấu ở hai bên màng sinh học. Đƣờng kính của 
ống dẫn khác nhau tùy loại màng: ống dẫn ở mao mạch tiểu cầu thận có đƣờng kính 
lớn nhất (d = 80nm) nên hệ số lọc cao nhất ở mao mạch cầu thậ, ống dẫn ở nội mô 
 8 
mao mạch là 40nm, ở mao mạch cơ vân là 30 Ao và mao mạch não là 7 - 9 Ao ( vì thế 
nhiều thuốc khó thấm qua hàng rào máu não) 
1.3. Vận chuyển tích cực 
 Vận chuyển tích cực là sự vận chuyển thuốc từ bên này sang bên kia màng sinh 
học nhờ một “chất vận chuyển” (carrier) đặc hiệu, có sẵn ở màng sinh học. 
 Vận chuyển tích cực đƣợc chia ra 2 hình thức: 
+ Vận chuyển thuận lợi (khuếch tán thuận lợi): là hình thức vận chuyển thuốc 
qua màng nhờ “chất vận chuyển” và đồng biến với bậc thang nồng độ (thuốc vận 
chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi nồng độ thấp). Vì vậy, sự vận chuyển này 
không đòi hỏi năng lƣợng. Thí dụ: vận chuyển glucose vào tế bào. 
+ Vận chuyển tích cực thực thụ: là hình thức vận chuyển thuốc qua màng 
nhờ “chất vận chuyển” và đi ngƣợc chiều với bậc thang nồng độ ( thuốc vận chuyển 
từ nơi có nồng độ thấp sang nơi nồng độ cao). Hình thức này đòi hỏi phải có năng 
lƣợng, đƣợc cung cấp do ATP thuỷ phân. 
Thí dụ: vận chuyển - methyl - DOPA (Aldomet), Ca++ ở ruột, acid amin.... 
 C : nồng độ thuốc cao T : thuốc 
 c : nồng độ thuốc thấp V : chất vận chuyển 
 Các hình thức vận chuyển thuốc qua màng sinh học 
* Ngoài những cơ chế vận chuyển nêu trên, thuốc và các chất khác còn đƣợc 
chuyển qua màng theo cơ chế ẩm bào, cơ chế thực bào 
2. Các quá trình dƣợc động học 
2.1. Sự hấp thu 
 Hấp thu là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống, tiêm, bôi) vào máu để 
đi khắp cơ thể, tới nơi tác dụng. 
 9 
 Tùy theo mục đích điều trị, trạng thái bệnh lý và dạng bào chế của thuốc, ngƣời ta 
chọn đƣờng đƣa thuốc vào cơ thể cho phù hợp. Sau đây sẽ trình bày các đƣờng hấp thu 
của thuốc. 
2.1.1 Hấp thu qua da và niêm mạc (thuốc dùng ngoài) 
2.1.1.1. Qua da 
 Phần lớn các thuốc không thấm qua đƣợc da lành. Thuốc bôi ngoài da (thuốc mỡ, 
cao dán, thuốc xoa bóp...) dùng với mục đích tác dụng tại chỗ nhƣ để sát khuẩn, chống 
nấm, giảm đau....Chỉ có rất ít thuốc là dùng tại chỗ song để đạt tác dụng toàn thân nhƣ: 
bôi mỡ trinitrat glycerin vào da vùng tim để điều trị cơn đau thắt ngực. 
 Tuy nhiên, khi da bị tổn thƣơng (viêm nhiễm, bỏng...) bị mất lớp sừng, thuốc (chất 
độc) hấp thu qua da tăng lên nhiều và có thể gây độc ( đặc biệt khi tổn thƣơng da rộng). 
 – Một số chất độc dễ tan trong mỡ có thể thấm qua da lành và gây độc toàn thân nhƣ 
chất độc công nghiệp (anilin), thuốc trừ sâu loại phospho hữu cơ. 
 – Ngày nay, trong điều trị dùng thuốc bôi trên da để đạt tác dụng toàn thận dƣới 
dạng miếng dán. Phƣơng pháp này áp dụng cho thuốc có hiệu lực mạnh, liều thấp (< 
10mg/ngày), thuốc có t/2 ngắn nhƣ nitroglycerin, nitrofurantoin, propranolol 
 Ƣu điểm: duy trì nồng độ thuốc ở huyết tƣơng ổn định trong thời gian dài 
 Nhƣợc điểm: có thể gây dị ứng hay kích ứng tại chỗ ( khắc phục bằng cách thay đổi 
vị trí dán) 
 Xoa bóp, dùng thuốc giãn mạch tại chỗ sẽ làm tăng ngấm thuốc qua da. 
 Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có lớp sừng mỏng, tính thấm mạnh, dễ bị kích ứng, nên cần 
thận trọng khi sử dụng thuốc ngoài da cho trẻ và khi dùng cần hạn chế diện tích bôi thuốc. 
2.1.1.2. Qua niêm mạc 
 Dùng thuốc bôi, nhỏ giọt vào niêm mạc mũi, niêm mạc họng, đặt thuốc vào âm 
đạo... là để điều trị tại chỗ. Lƣu ý, với thuốc thấm nhanh, trực tiếp vào máu, khi đƣa 
vào qua niêm mạc vẫn có thể hấp thu và gây độc toàn thân nhƣ ADH dạng dung dịch 
phun mù mũi để điều trị đái tháo nhạt, lidocain bôi tại chỗ. 
 Thuốc nhỏ mắt khi chảy qua ống mũi - lệ xuống niêm mạc mũi, thuốc có thể đƣợc 
hấp thu vào máu, gây tác dụng không mong muốn. 
2.1.2. Hấp thu qua đường tiêu hoá 
 Ƣu điểm: dễ dùng vì là đƣờng hấp thu tự nhiên 
 Nhƣợc điểm: thuốc có thể bị enzym tiêu hoá phá huỷ hoặc tạo phức với thức ăn 
làm giảm hấp thu hoặc kích thích niêm mạc tiêu hoá. 
2.1.2.1. Qua niêm mạc miệng 
 Khi ngậm thuốc dƣới lƣỡi, thuốc thấm qua tĩnh mạch dƣới lƣỡi và tĩnh mạch hàm 
trong vào tĩnh mạch cảnh ngoài, qua tĩnh mạch chủ trên, qua tim vào đại tuần hoàn, 
tránh bị chuyển hoá qua gan lần đầu. Do đó thuốc xuất hiện tác dụng nhanh. 
 10 
 Thí dụ: đặt dƣới lƣỡi nitroglycerin điều trị cơn đau thắt ngực, adrenalin chữa hen 
phế quản, ... 
 Nhƣợc điểm: 
+ Để giữ thuốc đƣợc lâu trong miệng, ngƣời bệnh không đƣợc nuốt nƣớc bọt, 
gây cảm giác khó chịu. 
+ Không dùng đƣờng này với các thuốc gây kích ứng niêm mạc hoặc có mùi vị 
khó chịu. 
2.1.2.2. Qua niêm mạc dạ dày. 
 Dịch vị rất acid (pH = 1,2 - 3,5) so với dịch kẽ (PH = 7,4). PH của dịch vị thay đổi 
tuỳ theo trạng thái rỗng của dạ dày (lúc đói pH từ 1,2 - 1,8, trong bữa ăn pH tăng 3 - 
3,5), vì vậy, uống thuốc lúc đói và no sẽ hấp thu không giống nhau tại dạ dày. 
 – Các thuốc là acid yếu sẽ dễ hấp thu ở niêm mạc dạ dày (aspirin, phenylbutazon, 
barbiturat...). 
 Các base yếu nhƣ quinin, morphin và nhiều alcaloid khác khó hấp thu tại đây. Tuy 
nhiên, với các base quá yếu (cafein, theophynin) có một phần thuốc không ion hoá, 
nên phần này đƣợc hấp thu. 
 Nhìn chung, hấp thu thuốc ở dạ dày bị hạn chế vì: 
Niêm mạc ít đƣợc tƣới máu, lại nhiều cholesterol 
Thời gian thuốc ở dạ dày không lâu. 
 Thuốc nào đƣợc hấp thu qua dạ dày nên uống khi đói (dạ dày rỗng). Nhƣng nếu 
thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày thì phải uống trong ăn hay ngay sau ăn (corticoid, 
CVPS, muối kali, chế phẩm chứa sắt, rƣợu ...). 
2.1.2.3. Qua niêm mạc ruột non 
 Đây là nơi thuốc hấp thu chủ yếu vì: 
+ Ruột non có diện tích hấp thu rất rộng (tổng diện tích niêm mạc 40m2) 
+ Niêm mạc ruột non đƣợc tƣới nhiều máu 
+ Nhờ nhu động ruột thƣờng xuyên, giúp nhào nặn và phân phối thuốc đều 
ở diện tích rộng trên. 
 Ruột non có pH từ 6- 8, nên những base yếu (ephedrin, atropin...) và một số alcaloid 
khác dễ hấp thu ở đây. Các acid yếu (salicylat, barbiturat...), chỉ có phần không ion hoá 
mới đƣợc hấp thu. 
 Các thuốc ít bị ion hóa, nhƣng ít hoặc không tan trong lipid cũng ít đƣợc hấp thu 
qua niêm mạc ruột non (sulfaguanidin, streptomycin). 
 Thuốc mang amin bậc 4, khó hấp thu ở ruột non, thí dụ các loại cura không có 
dạng dùng đƣờng uống. 
 Các anion sulfat (SO4
- -) không đƣợc hấp thu, nên MgSO4, Na2SO4 chỉ dùng với 
tác dụng nhuận tràng và tẩy tràng. 
 11 
 Tăng lƣu lƣợng máu ở ruột (nằm nghỉ) hoặc ngƣợc lại nếu làm giảm lƣu lƣợng 
máu (khi hoạt động) đều ảnh hƣởng tới hấp thu thuốc qua ruột. 
2.1.2.4. Qua niêm mạc trực tràng 
 Hiện nay, trong điều trị hay dùng đƣờng đặt thuốc đạn vào trực tràng. 
 Đặt thuốc vào trực tràng để: 
+ Điều trị bệnh tại chỗ nhƣ viêm trực kết tràng, trĩ, táo bón 
+ Đạt tác dụng toàn thân nhƣ: đặt viên đạn chứa thuốc ngủ, giảm đau, hạ sốt... 
 Đặt thuốc vào trực tràng thƣờng dùng với: 
+ Thuốc khó uống do có mùi khó chịu 
+ Ngƣời bệnh không uống đƣợc: co thắt thực quản, hôn mê, nôn, trẻ em.. 
 Đặt thuốc vào trực tràng không bị enzym tiêu hoá phá huỷ. Khoảng 50% thuốc 
hấp thu qua trực tràng sẽ chuyển hoá qua gan lần đầu. Nhƣợc điểm là thuốc hấp thu 
không hoàn toàn và có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn. 
 Lƣu ý: Ở trẻ em, đặt thuốc đạn vào trực tràng nhanh đạt nồng độ thuốc cao trong 
máu, nên dễ gây độc. Thí dụ: trẻ em dùng nhầm thuốc đạn của ngƣời lớn chứa 
theophylin có thể gây co giật. 
2.1.3. Hấp thu qua đường tiêm 
2.1.3.1. Đường tiêm dưới da 
 Thuốc hấp thu đƣợc khi tiêm dƣới da là do khuếch tán ở chất gian bào liên kết, 
sau đó thấm qua nội mô mạch máu và mạch bạch huyết. 
 Dƣới da có nhiều sợi thần kinh cảm giác và ít mạch máu, nên tiêm thuốc dƣới 
da đau và thuốc hấp thu chậm. 
 Có thể làm tăng hoặc giảm hấp thu thuốc, nếu tiêm dƣới da kết hợp với thuốc 
giãn mạch hay co mạch. Thí dụ: trộn procain với adrenalin tiêm dƣới da sẽ kéo dài 
thời gian gây tê của procain (adrenalin nồng độ 1: 120.000 hoặc 1: 200.000) 
2.1.3.2. Đường tiêm bắp (qua cơ) 
 Tuần hoàn máu trong cơ vân rất phát triển. Vì vậy, thuốc hấp thu qua cơ (tiêm 
bắp) nhanh hơn khi tiêm dƣới da. 
 Cơ có ít sợi thần kinh cảm giác nên tiêm bắp ít đau hơn tiêm dƣới da. 
 Tiêm bắp đƣợc dùng cho dung dịch nƣớc, dung dịch dầu và dung dịch treo. Tuyệt 
đối không đƣợc tiêm bắp những chất gây hoại tử nhƣ calciclorid, uabain... 
 ... và kháng hormon 
 * Nhóm enzym 
 * Nhóm thay đổi đáp ứng miễn dịch 
 * Các thuốc khác 
1.2. Sự kháng thuốc của tế bào ung thư 
 Điều trị ung thƣ bằng hoá trị liệu thất bại là do các tế bào ung thƣ có khả năng 
kháng thuốc. Cơ chế kháng thuốc: 
 - Tăng cƣờng sửa chữa AND tổn thƣơng 
 - Tạo các bẫy gắn vào thuốc làm mất tác dụng của thuốc 
 - Giảm tích luỹ thuốc, làm không đạt nồng độ diệt tế bào ung thƣ 
 - Thay đổi enzym chuyển hoá làm mất tác dụng của thuốc. 
1.3. Tác dụng không mong muốn 
 – Độc với tuỷ xƣơng biểu hiện : Giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu 
 – Tiêu hoá: Buôn nôn, nôn, tiêu chảy, loét ruột, loét miệng. 
 – Thần kinh : Dị cảm, rối loạn hành vi, cƣ xử, ngủ lịm, điếc. 
 – Xạm da, rụng tóc 
 – Suy tim, loạn nhịp, viêm phổi, giảm chức năng gan, thận,  
 – Rối loạn chuyển hóa : thƣờng gặp sau dùng thuốc chống ung thƣ do hủy hoại tế 
bào ung thƣ 
 386 
2. Các thuốc chống ung thƣ 
2.1. Nhóm Alkyl hoá 
 – Cơ chế tác dụng: Là thuốc tổng hợp, tác dụng lên pha G1 và M trong chu ký phân 
bào. Kết quả thuốc làm rối loạn quá trình tổng hợp acid nhân và tổng hợp protein, dẫn 
đến tế bào ung thƣ ngừng phát triển và ngừng sự nhân lên . 
 – Nhóm này đƣợc chia 6 nhóm : 
 + Dẫn xuất Dicloethylamin: Cyclophosphamid, Bendamustin, Clorambucil, 
Melphalan, Mecloethamin. 
 + Dẫn xuất Ethylenimin : Triaziquon 
+ Dẫn xuất acid Sulfon : Busulfan 
+ Dẫn xuất nitroure : Carmustin, Lomustin, Streptozocin. 
+ Dẫn xuất Triazen : Dacarbazin. 
+ Cis – diamindiclo – platin : Cisplatin, carboplatin. 
2.1.1. Cyclophosphamid 
 – Dƣợc động học : Dùng đƣờng uống và tiêm. Phân phối vào các mô, vào đƣợc dịch 
 não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Chuyển hoá qua gan còn hoạt tính. Thải chính qua nƣớc 
tiểu, t/2 là 6 – 8 giờ. 
 – Chỉ định: Ung thƣ lympho, U vú, bàng quang, ung thƣ buồng trứng, ung thƣ phổi 
thể tế bào nhỏ. 
 – Liều dùng: Ngƣời lớn tiêm tĩnh mạch 1,5 – 3mg/kg/ngày (tối đa 1g/ngày)- 1 lần. 
Liều duy trì uống 50 – 150mg/ngày. 
 – Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, ức chế tạo máu. Thuốc có thể gây 
qoái thai (3 tháng đầu) 
2.1.2. Clorambucil (leukeran) 
 – Dƣợc động học: Thuốc vào mô nhanh hơn cyclophosphamid, nhƣng thời gian xuất 
hiện tác dụng chậm hơn do phản ứng thuốc với AND xuất hiện chậm . 
 – Chỉ định: Chủ yếu trong leucose kinh thể lympho, u lympho thể nang và u lym 
pho thể Waldenstrom. 
 – Liều dùng và tác dụng không mong muốn: 
 Uống, tiêm tĩnh mạch với liều hàng ngày 4 – 16mg hoặc 0,1 – 0,2mg/kg. 
TDKMM giống cyclophosphamid 
2.1.3. Mecloethamin (Mustargen) 
 – Là thuốc có thời gian tác dụng xuất hiện nhanh nhất nhóm. Thƣờng dùng cùng 
Vincristin, procarbazin, prednisolon điều trị Hodgkin. 
 – Tiêm tĩnh mạch 0,4mg/kg hoặc 10mg/m2 da/ 2- 4 ngày. Thuốc có thể gây buồn 
nôn, ức chế tuỷ xƣơng, chảy nƣớc mắt, hoại tử khi tiêm bắp. 
2.1.4. Melphalan ( Alkeran) 
 – Thƣờng dùng đƣờng uống, thuốc hấp thu tốt, t/2 là 90 phút. 
 387 
 – Phối hợp với prednison để điều trị u tuỷ, ngoài ra còn dùng trong ung thƣ vú, u sắc tố. 
 – Viên 2 mg, uống 6mg/24 giờ, trong 2 – 3 tuần, sau duy trì 2 – 4 mg/ngày 
2.1.5. Triaziquon (trenimon) 
 Thuốc có thể dùng đƣờng uống, tiêm tĩnh mạch hay tại chỗ để điều trị u hệ 
thống liên võng, ung thƣ nguyên bào sợi, ung thƣ nguyên bào máu. Thuốc có thể gây 
tổn thƣơng tuỷ không hồi phục. 
2.1.6. Busulfan 
 Hấp thu tốt qua đƣờng tiêu hoá. Thuốc chỉ sử dụng trong leucose mạn thể tuỷ 
với liều 4 – 8 mg/ngày 
 Thuốc có thể gây ức chế tuỷ xƣơng, rối loạn tiêu hoá, tăng sắc tố da và xơ hoá phổi. 
2.1.7. Carmustin và Lomustin 
 – Đƣợc dùng chủ yếu trong bệnh Hodgkin, u não. Hai thuốc đều gây ức chế tuỷ 
xƣơng, buồn nôn, tổn thƣơng chức năng gan thận. 
 – Liều dùng : 
Carmustin : Lọ 100mg tiêm chậm tĩnh mạch 150 – 200mg/m2 diện tích cơ thể. 
Lomustin : viên nang 10, 40, 100mg, uống liều duy nhất 130mg/m2diện tích cơ 
thể. Nhắc lại liều trên sau 6 tuần. 
2.1.8. Streptozocin 
 Thuốc có tác dụng huỷ chọn lọc tế bào Beta của đảo tuỵ, gây đái tháo đƣờng 
trên súc vật. 
 Thuốc dùng trong ung thƣ tế bào đảo tuỵ. Phối hợp với thuốc khác điều trị 
Hodgkin,ung thƣ đại tràng. 
2.1.9. Dacarbazin 
 Dùng phối hợp với Doxorubicin, bleomycin và Vinblastin để điều trị bệnh 
Hodgkin, u sắc tố và sarcom (u tổ chức liên kết) ở các mô khác. 
 Tiêm ra ngoài tĩnh mạch gây đau, hoại tử chỗ tiêm. Thuốc gây buồn nôn, giảm 
bạch cầu, tiểu cầu. 
 Lọ 100, 200, 500mg tiêm tĩnh mạch liên tục 10 ngày liều 3,5mg/kg/24 giờ, nhắc 
lại sau 28 ngày. 
2.1.10. Ciplastin 
 Điều trị ung thƣ buồng trứng, tinh hoàn, bàng quang, ung thƣ phổi tế bào nhỏ 
và ung thƣ vùng đầu – mặt – cổ. Thƣờng phối hợp với Bleomycin và Vinblastin để tạo 
tác dụng hiệp đồng 
 Thuốc gây độc với thận, thính giác, buồn nôn, viêm dây thần kinh ngoại vi, ức 
chế tuỷ xƣơng và hạ một số ion trong máu (Na+, K+, Mg2+, Ca 2+) 
2.1.11. Carboplastin 
 Điều trị ung thƣ buồng trứng, thuốc ƣu việt hơn Ciplastin là không độc với thận 
và ít độc trên tuỷ xƣơng. 
 388 
2.2. Các thuốc kháng chuyển hoá 
2.2.1. Methotrexat 
 – Tác dụng và cơ chế: 
Do cấu trúc gần giống với acid Folic, nên thuốc ức chế cạnh tranh với enzym 
tham gia tổng hợp các base nito cần cho sự tổng hợp AND và ARN. Làm giảm tổng 
hợp AND và ARN. 
Thuốc vừa chống ung thƣ, vừa ức chế miễn dịch. 
 – Chỉ định: Điều trị ung thƣ buồng trứng, bàng quang, ung thƣ vú, bệnh vẩy nến, 
viêm khớp mạn. 
 – Viên 2,5 mg, ống 5,5mg tiêm bắp, dƣới da, uống 5 – 10mg/ ngày, 1 đợt 10 ngày. 
 – Thuốc gây đi lỏng, viêm loét các niêm mạc, thiếu máu hồng cầu to, viêm gan, xơ 
gan 
2.2.2. Thuốc kháng purin 
 – Cơ chế tác dụng: Các thuốc có cấu trúc gần giống purin, do đó tạo lên các acid 
nhân bất thƣờng, làm cho tế bào không phát triển và nhân lên đƣợc. 
 – Áp dụng: 
 + Azathioprin (Imuran): Thƣờng phối hợp với Cyclosporin, prednison để chống 
loại mảnh ghép. Liều 450mg/ngày 
 + 6 mecaptopurin đƣợc chỉ định trong leucose cấp và mạn thể lympho với liều 
150mg/ngày 
 – 2 thuốc đều có thể gây giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu và rối loạn tiêu hoá. 
2.2.3. Thuốc kháng pyrimidin 
 * 5 – Fluouracil: 
 Do cấu trúc gần giống pyrimidin nên thuốc làm rối loạn quá trình tổng hợp 
ARN, AND của tế bào. 
 Dùng trong ung thƣ vú , đƣờng tiêu hoá, da, buồng trứng với liều tiêm tĩnh 
mạch chậm 15mg/kg/ ngày. 
 Thuốc gây rối loạn tiêu hoá, ức chế tuỷ xƣơng, giảm bạch cầu, hồng câu. 
 * Capecitabin: 
 Là tiền chất của 5 – fluouracil, dùng trong ung thƣ vú, đại tràng. 
 * Cytosin – arabinosid (cytarabin): 
 Thuốc ức chế sinh tổng hợp AND. Là thuốc quan trọng điều trị leucose cấp thể tuỷ. 
 ống 40mg, viên 50, 100mg, uống hoặc tiêm tĩnh mạch 3mg/kg/ngày, trong 5 – 7 
ngày, cách 4 tuần dùng lại liều trên trong 3 ngày 
 * Gemcitabin: 
 Thuốc dùng trong ung thƣ thể biểu mô, ung thƣ tuỵ giai đoạn muộn, ung thƣ 
phổi không phải loại tế bào nhỏ, ung thƣ vú, bàng quang. 
 389 
 * Procarbazin: 
 Dùng theo đƣờng uống điều trị bệnh Hodgkin, ung thƣ phổi, ung thƣ não. 
Thuốc có thể gây ức chế tuỷ xƣơng. 
 * Fludarabin: 
 Cấu trúc giống nucleotid, do đó tạo ra AND, ARN không bình thƣờng làm tế 
bào ung thƣ không nhân lên đƣợc. 
 Tiêm tĩnh mạch liều 20 – 30 mg/m2 trong 5 ngày, cách 4 tuần nhắc lại trong 
leucose mạn tính 
 Thuốc có thể gây ức chế tủy xƣơng, buồn nôn, nôn, sốt, rối loạn tâm thần, co 
giật, viêm dây thần kinh thị giác 
 * Cladribin (Leustatin): 
 Điều trị leucose thể lympho mạn tính và tế bào có lông, leucose cấp thể tủy. 
Truyền tĩnh mạch nhỏ giọt 0,09 mg/kg, trong 7 ngày. 
2.3. Thuốc chống ung thƣ nguồn gốc tự nhiên 
2.3.1. Colchicin 
 – Cơ chế và tác dụng: Thuốc làm giảm acid uric và ức chế sự phân bào và chu trình 
acid uric cũng nhƣ ức chế sự tổng hợp acid glutamic, nên chỉ định trong bệnh ứ acid 
uric máu và leucose thể tủy cấp hoặc mạn. 
 – Hiện này hay dùng Demecolcin – thuốc bán tổng hợp tác dụng tƣơng tự nhƣng ít 
độc hơn, uống 0,05 – 1,5mg/kg/ngày 
2.3.2. Alcaloid dừa cạn 
 Vincristin và Vinblastin là 2 alcaloid đƣợc chiết xuất từ cây dừa cạn có tác dngj 
điều trị ung thƣ do ức chế sự phân chia tế bào. 
 Vincristin thƣờng dùng phối hợp với corticoid điều trị leucose ở trẻ em và bệnh 
Hodgkin. Liều 1,4 – 2mg/m2 diện tích cơ thể/tuần. 
 Vinblastin thƣờng dùng phối hợp với bleomycin, ciplatin chữa ung thƣ tinh 
hoàn, buồng trứng, vú và Hodgkin với liều 0,1 – 0,3mg/kg/tuần. 
 Hai thuốc có thể rụng tóc, ức chế tủy xƣơng,  
2.3.3. Vinorelbin (5’ Noranidro – vinblastin) 
 Là chất bán tổng hợp, thƣờng dùng phối hợp với Carboplatin điều trị ung thƣ 
phổi tế bào nhỏ, bệnh Hodgkin đã kháng thuốc khác, ung thƣ thực quản biểu mô vảy. 
2.3.4. Camptothecin. 
 Ức chế một enzym quan trọng trong tổng hợp AND. Do độc tính cao nên nay 
dùng 2 dẫn xuất có tác dụng tƣơng tự. 
 Topotecan điều trị ung thƣ buồng trứng, hội chứng loạn sản tủy. 
 Irinotecan điều trị ung thƣ đại tràng 
2.3.5. Paclitaxel (Taxol) 
 390 
 Điều trị ung thƣ buồng trứng, vú, thực quản, ung thƣ phổi, đầu – mặt - cổ và 
bàng quang. 
 Thuốc gây giảm bạch cầu trung tính, đau cơ, rối loạn thần kinh ngoại vi, viêm 
niêm mạc, ức chế tủy xƣơng, rụng tóc. 
2.3.6. Hormon và các chất kháng hormon 
 Sự phát triển của ung thƣ là do thay đổi bất thƣờng của hormon trong cơ thể. 
Khi đó, tế bào ung thƣ rất nhạy cảm với hormon và biện pháp làm thay đổi hormon 
trong cơ thể. 
 Biện pháp cắt bỏ tuyến nội tiết sinh ra hormon, chiếu tia xạ, dùng hormon , các 
chất giống hormon, chất kháng hormon trong điều trị cũng tỏ ra có nhiều triển vọng 
trong điều trị ung thƣ. 
 - Ung thƣ tuyến tiền liệt dùng : Estrogen, progesteron, cyproteron acetat, 
flutamid là những chất kháng androgen. 
 - Ung thƣ vú dùng : Androgen, antiestrogen (tamoxifen) 
 - Ung thƣ buồng trứng, ung tƣ nội mạc tử cung dùng Progesteron.. 
 - Glucocorticoid : Ngoài tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, còn đƣợc 
dùng điều trị ung thƣ tổ chức lympho, leucose. 
2.3.7. L – asparaginase 
 - Cơ chế và tác dụng: 
+ So với tế bào bình thƣờng, một số loại tế bào u rất cần Asparagin để phát 
triển. Khi nồng độ chất này trong tổ chức giảm xuống, sự tổng hợp protein ở tế bào u 
bị rối loạn làm cho tế bào không nhân lên đƣợc. 
 + L – asparaginase là enzym xúc tác cho quá trình chuyển hóa của Asparagin, 
làm giảm nồng độ asparagin trong tế bào U. 
 - Thuốc dùng trong leucose thể lympho ở trẻ em với liều tiêm bắp hay tĩnh mạch 
1000 đơn vị/kg/ngày 
 - Thuốc có thể gây choáng phản vệ, xuất huyết, hạ protein máu. 
2.4. Kháng sinh chống ung thƣ 
2.4.1. Actinomycin D (dactinomycin) 
 - Cơ chế tác dụng: Thuốc gắn vào AND và ức chế enzym AND và ARN 
polymerase, làm rối loạn tổng hợp acid nhân và protein của tế bào. 
 - Chỉ định: Điều trị ung thƣ, ức chế miễn dịch và dùng trong ghép thận. 
 - Thƣờng dùng phối hợp với phẫu thuật, chiếu xạ, vincristin và cyclophosphamid 
điều trị ung thƣ buồng trứng. 
 - Tiêm tĩnh mạch 10 – 15 mcg/kg/ngày với ngƣời lớn và trẻ em là 3 – 6 
mcg/kg/ngày trong 5 ngày liền rồi chuyển liều duy trì. 
 - Thuốc có thể gây rụng tóc, buồn nôn, ỉa chảy, viêm loét niêm mạc miệng. 
 391 
2.4.2. Bleomycin 
 - Là kháng sinh dùng trong ung thƣ da, phổi, tử cung, tinh hoàn và bệnh Hodgkin. 
Thuốc ít gây ức chế tủy xƣơng và ức chế miễn dịch so với thuốc chống ung thƣ khác. 
 - Lọ 15 đơn vị, tiêm bắp hay tĩnh mạch 10 -20 đơn vị/m2 da/tuần. Thuốc có thể gây 
sốt, rụng tóc, viêm dạ dày, tăng sắc tố da, tăng sừng hóa, loét da 
2.4.3. Doxorubicin, Daunorubicin và Idarubicin 
 - Tác dụng điều trị ung thƣ do gắn AND và sinh gốc tự do, làm gãy sợi AND của tế bào. 
 - Doxorubicin dùng trong ung thƣ vú, buồng trứng, Hodgkin, leucose cấp với liều 
tiêm tĩnh mạch 60 – 75 mg/m2 da/ngày. 
 - Daunorubicin chỉ định chính trong leucose cấp với liều tiêm tĩnh mạch 30 – 60 
mg/m2 da/ ngày, trong 3 ngày. 
 - Idaurubicin : Tiêm chậm tĩnh mạch trong 10 – 15 phút với liều 12 mg/m2/ngày, 
trong 3 ngày. Không tiêm ra ngoài tĩnh mạch. 
 - Khi dùng thuốc có thể gây: ức chế tủy xƣơng, viêm dạ dày, rụng tóc, cơn nhịp 
nhanh, hạ huyết áp. 
2.4.4. Pentostatin 
 - Thuốc ức chế tổng hợp AND và ARN. Dùng điều trị leucose thể tế bào có lông. 
 - Thuốc có thể gây ức chế tủy xƣơng, phát ban, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng gan. 
2.5. Các thuốc chống ung thƣ khác 
2.5.1. Kháng thể đơn dòng 
 - Thuốc có tác dụng do ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu gây phân bào trong tế bào ung 
thƣ. 
 - Một số kháng thể đơn dòng đang dùng chống ung thƣ: 
 + Trastuzumab điều trị ung thƣ vú. 
 + Rituximab điều trị u lympho ác tính không Hodgkin tế bào B. 
 + C225 (Cetuximab) điều trị ung thu đầu mặt cổ. 
2.5.2. Interleukin – 2 
 - Điều trị ung thƣ cơ quan sinh dục, ung thƣ thận. 
 - Thuốc có thể gây hạ huyết áp, phù ngoại vi, thiếu máu, giảm tiểu cầu, buồn nôn, 
sốt, lú lẫn. 
2.5.3 Interferon 
 - Thuốc làm phong bế quá trình sao chép ARNm của tế bào u và của virut. 
 - Một số thuốc đang dùng: 
+ Interferon α – 2b: điều trị leucose thể tủy mạn tính, Hodgkin, sarcom, 
ung thƣ thận. 
 392 
 + Interferon α – 2a: điều trị leucemie, leucose thể tủy mạn tính, u sắc tố, ung 
thƣ thận. 
3. Nguyên tắc và cách dùng thuốc chống ung thƣ 
3.1. Dùng thuốc với liều thích hợp, ít tác dụng không mong muốn và cơ thể chấp 
nhận được 
3.2. Phối hợp thuốc để tránh kháng thuốc. 
 Hiện nay có 3 kiểu phối hợp thuốc hay dùng: 
 - Mecloethamin + Vincristin + Procarbacin + Prednison. 
 - Cyclophosphamid + Vicristin + Cytosin – arabinosid + Prednison. 
 - Prednison + Vincristin + Methotrexat + L – asparaginase hoặc kháng sinh. 
3.3. Tất cả các thuốc chống ung thư cần pha loãng bằng nước muối sinh lý hay 
glucose 5% khi tiêm tĩnh mạch 
 - Khi tiêm tĩnh mạch không để thuốc ra ngoài mạch vì gây hoại tử 
 - Nếu thuốc ra ngoài phải ngừng tiêm và: 
 + Hút 5 ml máu tĩnh mạch để hút 1 phần thuốc ra 
 + Rửa nhiều lần mụn phồng dƣới da 
 + Tiêm vào dƣới da 100mg hydrocortison 
 + Đắp gạc nóng lên vết phồng trong 1 giờ 
 + Bôi mỡ hydrocortison 1% và băng vô khuẩn. 
3.4. Các nguyên tắc khác 
 – Chỉ dùng thuốc khi có chẩn đoán bằng giải phẫu bệnh 
 – Dùng thuốc phải kết hợp chiếu xạ và phẫu thuật 
 – Lựa chọn thuốc phải phù hợp với loại ung thƣ, giai đoạn bệnh và tình trạng của 
bệnh nhân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn Dƣợc lý Trƣờng Đại học Y Hà nội, Dược lý học lâm sàng, NXBYH, 2004. 
2. Bộ môn Dƣợc lâm sàng Trƣờng Đại học Dƣợc hà nội, Dược lâm sàng đại cương, 
NXBYH, 2004. 
3. Bộ môn Dƣợc lâm sàng Trƣờng Đại học Dƣợc hà nội, Dược lâm sàng và điều trị, 
NXBYH,2001. 
4. Bộ môn Dƣợc lý Trƣờng Đại học Dƣợc hà nội, Dược lý học tập 1, Thƣ viện ĐHDHN, 
2005. 
5. Bộ môn Dƣợc lý Trƣờng Đại học Dƣợc hà nội, Dược lý học tập 2, Thƣ viện ĐHDHN, 
2004 
6. Bộ y tế, Dược thư quốc gia, Ban biên soạn DTQGVN, 2002. 
7. Bộ môn Dƣợc lý Trƣờng Đại học Y Hà nội, Dược lý học, NXBYH,1998. 
 393 
8. Bộ môn Dƣợc lý Trƣờng Đại học Y hà nội, Dược lý học, NXBYH, 1993. 
9. Bộ môn sinh lý, Trƣờng Đại học Y Hà nội , Sinh lý tập 1, NXBYH, 1998.. 
10. Bộ môn sinh lý, Trƣờng Đại học Y Hà nội, Sinh lý tập 2, NXBYH, 1998. 
11. DS Phạm Thiệp - DS Vũ Ngọc Thúy, Thuốc biệt dược và cách sử dụng, NXBYH, 
2001. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_duoc_ly_hoc.pdf