Giáo trình Các dân tộc Việt Nam

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC

3 TIẾT

1.1. Các khái niệm về văn hóa

*Văn hóa: Văn hóa là một thực thể vận động theo không gian và thời gian.

Văn hoá là một từ tiếng Hán, ban đầu được dùng với nghĩa “dùng văn để hoá”,

tức là dùng hiểu biết để khai hoá, phát triển. Đến thời cận đại, nghĩa của từ văn hoá

dần dần có sự thay đổi và ngày nay, văn hoá được hiểu với nghĩa rộng là những giá

trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

pdf 47 trang phuongnguyen 8480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Các dân tộc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Các dân tộc Việt Nam

Giáo trình Các dân tộc Việt Nam
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH 
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI 
GIÁO TRÌNH 
(Lưu hành nội bộ) 
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 
(Dành cho sinh viện hệ đại học chính quy) 
Tác giả: Trần Thị Tuyết Nhung 
NĂM 2017 
2 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Văn hóa các dân tộc Việt Nam là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc học 
tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên đại học các ngành Địa lý. Tài liệu cung 
cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc Việt Nam như khái niệm, đối 
tượng nghiên cứu của văn hóa, đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam 
 Giáo trình được biên soạn dựa trên để cương chi tiết học phần Văn hóa các dân tộc 
Việt Nam đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo nhà trường thông qua. 
Tài liệu không chỉ phục vụ cho việc học tập, giảng dạy học phầnVăn hóa các dân 
tộc Việt Nam mà còn là một tài liệu tham khảo trong quá trình kiến tập, thực tập và 
giảng dạy sau này của sinh viên. 
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình không tránh khỏi 
những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình 
được hoàn thiện hơn. 
3 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU 
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC 1 
1.1. Các khái niệm về văn hóa............................................................................... 1 
1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hóa, bản lĩnh dân tộc................................................ 2 
1.1.2. Khái niệm sắc thái văn hóa dân tộc (tộc người)......................................... 6 
1.1.3. Vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam....................................... 6 
1.2. Các khái niệm về dân tộc, tộc người.............................................................. 7 
1.2.1. Khái niệm dân tộc..................................................................................... 7 
1.2.2. Khái niệm tộc người................................................................................... 8 
1.2.3. Nhóm địa phương........................................................................................ 9 
CHƯƠNG 2. MIỀN NÚI VIỆT NAM: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI 11 
2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Việt Nam........................................................... 11 
2.2. Các dân tộc (tộc người) thiểu số ở Việt Nam................................................... 12 
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT 
NAM................... 
13 
3.1. Qúa trình hình thành dân tộc (quốc gia) Việt Nam ......................................... 13 
3.2. Văn hóa việt Nam là một nền văn hóa đa dạng mà thống nhất................... 13 
3.3. Văn hóa các dân tộc Việt Nam có quá trình hình thanh và phát triển lâu đời 15 
 3.4. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nền văn hóa của cư dân nông nghiệp 24 
 3.5. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nền văn hóa với tư duy kỹ thuật thủ công 
mang phong cách tộc người đậm đà ................................................................ 
26 
3.6. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là sự biểu hiện của nền văn hóa dân gian đa 
dạng phong phú và độc đáo................................................................................. 
26 
 3.7. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là sự phản ánh quá trình tiếp xúc và biến 
đổi văn hóa tộc người........................................................................................... 
26 
CHƯƠNG 4. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 28 
4.1. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Tây Bắc.................................... 28 
 4.2. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Việt Bắc..................................... 30 
4.3. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa châu thổ Bắc bộ............................. 33 
4.4. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Trung bộ................................... 39 
 4.5. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên......... 42 
4.6. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Nam bộ ................................... 
44 
4 
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC 
 3 TIẾT 
1.1. Các khái niệm về văn hóa 
*Văn hóa: Văn hóa là một thực thể vận động theo không gian và thời gian. 
Văn hoá là một từ tiếng Hán, ban đầu được dùng với nghĩa “dùng văn để hoá”, 
tức là dùng hiểu biết để khai hoá, phát triển. Đến thời cận đại, nghĩa của từ văn hoá 
dần dần có sự thay đổi và ngày nay, văn hoá được hiểu với nghĩa rộng là những giá 
trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người. 
Trong ngữ hệ Latinh, chữ “văn hoá” là “Cultura” được hiểu với nghĩa ban 
đầu là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm... Đến giữa thế kỷ XIX, do sự phát triển 
của các ngành khoa học như nhân loại học, xã hội học, dân tộc học..., khái niệm 
văn hoá đã thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng văn hoá gồm tổng thể 
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử 
(khái niệm này cũng được đưa ra trong Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 
Hà Nội, 1994). 
Theo GS. Trần Ngọc Thêm thì “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị 
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động 
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của 
mình”. Định nghĩa này được các nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. 
Như vậy, văn hoá xuất hiện đồng thời với loài người, nghĩa là khi con người 
biết chế tạo, sử dụng công cụ lao động, cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hoá. 
Trong quá trình phát triển, ngoài văn hoá vật chất, loài người cũng sáng tạo ra văn 
hoá tinh thần, bao gồm nghệ thuật, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết... Trên cơ sở văn 
hoá nguyên thuỷ, đến một giai đoạn nhất định, loài người mới bước vào giai đoạn 
văn minh, tức là thời kỳ văn hoá đạt đến trạng thái phát triển cao. Trạng thái phát 
triển cao đó có được từ khi nhà nước ra đời. 
* Theo nghĩa hẹp thì: “Văn hoá dùng để chỉ những hoạt động của con người 
nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần”, ví cụ các hoạt động văn hoá như tổ 
5 
chức, biểu diễn, triễn lãm in ấn, phát hành các sản phẩm về văn học và nghệ 
thuật “Văn hoá dùng để chỉ tri thức, kiến thức khoa học của cá nhân”, ví dụ ông 
A có trình độ văn hoá tốt nghiệp 12/12. “Văn hoá dùng để chỉ trình độ cao trong 
sinh hoạt xã hội”, là biểu hiện của văn minh, ví dụ làng văn hoá, văn hoá ứng 
xử. “Văn hoá dùng để chỉ nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác 
định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống 
nhau”, ví dụ văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Núi Đọ 
Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên đặc biệt trải dài trên 1 địa hình khá 
dài. Đo đó điều kiện tự nhiên ở các vùng có sự khác nhau. 
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 tộc người, do đó lịch sử trình độ phát 
triển trong các tộc người không giống nhau nên sự vận động của văn hóa cũng 
không giống nhau nên sự vận động của văn hóa cũng không giống nhau do các yếu 
tố, địa hình môi sinh, dân tộc chi phối. 
 1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hóa, bản lĩnh dân tộc 
* Bản sắc văn hóa 
Theo Từ điển tiếng Việt(1), thuật ngữ "bản sắc" dùng để chỉ tính chất, màu sắc 
riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc tính, 
đặc thù riêng của sự vật đó. Trong thực tế, khi nói "bản sắc" thường là nói tới cái 
riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giới 
khách quan. Quan niệm này cũng gần với một phương pháp định nghĩa trong Lôgic 
học là định nghĩa "qua giống gần gũi để chỉ ra sự khác biệt về loài". Cách định 
nghĩa này có phần nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù, cái biểu hiện ra bên ngoài của 
bản chất sự vật. 
"Bản sắc" là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là phân 
tích trên ngữ nghĩa của hai từ "bản" và "sắc". Theo đó, "bản" là cái gốc, cái căn 
bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là sự biểu hiện cái căn bản, cái 
cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài. Cách tiếp cận thứ hai này có tính hợp lý hơn bởi 
khái niệm "bản sắc" được nhận thức trên cả 2 mặt: mặt bản chất bên trong và mặt 
6 
biểu hiện bên ngoài và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong 
đó, mặt bên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật 
nhất định và mặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự 
vật để làm cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác. 
Thuật ngữ bản sắc thường được sử dụng gắn với văn hóa và dân tộc. Nói đến dân 
tộc là nói đến văn hoá, bản sắc văn hoá và nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản 
sắc dân tộc. Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất 
của một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu 
hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa. Trong bản sắc văn hóa, các giá trị đặc trưng 
bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểu hiện của nó có 
tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở đây thì 
khái niệm bản sắc văn hóa vẫn là một khái niệm vô định, vì nói tới văn hóa là nói 
tới con người và nói tới những dân tộc cụ thể đã sinh ra, duy trì và phát triển nó. Vì 
vậy, chỉ khi tiếp cận đến bản sắc văn hóa của dân tộc thì ý nghĩa của nó mới được 
thể hiện một cách trọn vẹn. 
Nếu tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất 
và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thì bản sắc văn hoá dân 
tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân tộc sáng tạo ra trong lịch 
sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác. Xét về bản 
chất, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của 
một dân tộc. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa dân tộc này với dân 
tộc khác. Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp ở Venise, 
F.Mayor - nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra một định nghĩa khái niệm 
văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh tính đặc thù của bản sắc văn hoá dân tộc: “Văn hoá 
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản 
phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao 
động”(2). Trong quan hệ quốc tế, bản sắc văn hóa dân tộc được xem như cái “thẻ 
căn cước”, là cốt cách của mỗi dân tộc thể hiện trên mọi phương diện quan hệ 
ngoại giao về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. 
7 
Trong quá trình tồn tại và phát triển, bản sắc văn hoá là yếu tố mang sức mạnh tinh 
thần dân tộc, giúp dân tộc vượt qua những thử thách của lịch sử, bởi vì “bản sắc 
dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức 
mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển 
của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, 
tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển”(3). Chính vì vậy, 
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang được nhiều quốc gia 
dân tộc coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình phát triển. 
* Bản lĩnh văn hóa 
Bản lĩnh của một nền văn hoá là tổng hợp toàn bộ những nhân tố thể hiện cốt cách, 
khí phách, tư chất và sức mạnh khẳng định bản sắc dân tộc trước tác động của các 
nền văn hoá khác trong giao lưu, hội nhập. Một nền văn hoá thiếu bản lĩnh thì dễ bị 
đánh mất bản sắc dân tộc. Bản sắc văn hoá là hồn dân tộc và do vậy, mất bản sắc 
văn hoá chẳng khác nào một người không còn thần sắc. 
 Việt Nam có lịch sử phát triển văn hoá lâu đời. Lịch sử đó thống nhất với 
lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Với đặc thù tự nhiên, với vị trí địa lý là 
trung tâm giao lưu Bắc – Nam, Đông – Tây, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp thu và 
đã tiếp thu được nhiều giá trị văn hoá bên ngoài để làm giàu văn hoá dân tộc. Có 
thể nói, “đầu vào” của văn hoá Việt Nam rất đa dạng, nhưng “đầu ra” lại rất đặc 
sắc Việt Nam. Nền văn hoá Việt Nam có nhiều dấu ấn, giá trị văn hoá đặc sắc của 
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, thậm chí cả của phương Tây. Điều đó là do sự tiếp 
thu có nguyên tắc - không đánh mất bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam. Các 
giá trị văn hoá bên ngoài rất đa dạng, phong phú, nhưng khi vào Việt Nam đều 
được Việt Nam hoá. Chẳng hạn, từ bi của Phật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam đã 
trở thành đại từ, đại bi của Việt Nam; cái hùng, cái nhân của Nho giáo đã trở thành 
cái đại hùng, đại nhân của Việt Nam (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu 
phạt trước lo trừ bạo” - Nguyễn Trãi). 
Cái đặc sắc và bản lĩnh văn hoá Việt Nam luôn dựa trên sự lựa chọn lối ứng xử 
“hài hoà” của chủ thể văn hoá. Hài hoà với thiên nhiên, hài hoà trong xã hội được 
8 
biểu hiện ở tất cả các mặt, các lĩnh vực của cuộc sống và trên tất cả các cấp độ, từ 
cách đối nhân xử thế hàng ngày đến nếp sống, lối tư duy, quan niệm về đạo lý làm 
người. Do ứng xử hài hoà, văn hoá Việt Nam không cự tuyệt các giá trị văn hoá 
bên ngoài theo lối cực đoan, mà sẵn sàng tiếp thu một cách có nguyên tắc, không 
đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. 
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ văn hoá Việt Nam có cơ hội tiếp thu 
những giá trị từ nhiều nền văn hoá, song cũng chứa đựng nhiều nguy cơ đánh mất 
bản sắc dân tộc của văn hoá như hiện nay. Để phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên 
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bản lĩnh văn hoá Việt Nam phải được củng cố vững 
vàng trong tình hình mới. Nội dung quan trọng nhất để xây dựng bản lĩnh văn hoá 
Việt Nam là tuân thủ quy luật đó một cách linh hoạt và sáng tạo. Do vậy, xây dựng 
bản lĩnh văn hoá Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải có chiến lược phát triển văn 
hoá một cách khoa học, kết hợp được và thể hiện được sự thống nhất giữa tính 
nguyên tắc với tính linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng. Đây là hai mặt của một vấn 
đề. Nếu vận dụng một cách khoa học, chúng sẽ trở thành tiền đề, động lực phát 
triển cho nhau; còn nếu vận dụng một cách thiếu khoa học, chúng sẽ cản trở sự 
phát triển của nhau. Sự thống nhất giữa tính nguyên tắc và sự linh hoạt, sáng tạo 
trong vận dụng đó còn phải được thẩm thấu vào tiềm thức của mỗi chủ thể ở các 
cấp độ khác nhau để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dưới, thậm chí ở 
mỗi con người cụ thể. 
Bản lĩnh của một nền văn hoá dựa trên sức đề kháng với những tác động từ bên 
ngoài trong quá trình phát triển và trong quan hệ giao lưu, hội nhập. Trong lịch sử, 
văn hoá Việt Nam luôn có sức đề kháng to lớn. Nhờ đó, văn hoá Việt Nam đã tạo 
dựng được bản lĩnh vững vàng trong giữ gìn bản sắc dân tộc. Trước sức mạnh xâm 
nhập của các giá trị văn hoá bên ngoài, văn hoá Việt Nam đã không bị đồng hoá, 
không đánh mất bản sắc của mình. Sức đề kháng đó của văn hoá Việt Nam còn có 
cội nguồn từ tầng sâu của tâm hồn, trí tuệ, lòng tự tôn dân tộc, không chịu khuất 
phục trong mỗi con người Việt Nam. Cội nguồn sức đề kháng của văn hoá Việt 
Nam là như vậy, nên chính sách đồng hoá về văn hoá trong suốt thời gian đô hộ cả 
9 
ngàn năm của phong kiến phương Bắc, thậm chí cả của chủ nghĩa thực dân cũ và 
mới hơn một trăm năm vẫn không làm phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc. Dân tộc 
ta, dù bị thất bại về quân sự nhiều lần, nhưng nhờ cội nguồn sức mạnh đó, cuối 
cùng vẫn  ... ởng đến sự phát triển của văn hoá dân tộc. Chính 
những khuynh hướng đó đã làm cho vùng VHBB luôn giữ được vai trò hướng đạo 
cho văn hoá cả nước. 
* Tín ngưỡng văn hoá dân gian: Là một đặc trưng có tín ngưỡng thờ cũng 
tổ tiên, ** lễ nông nghiệp, bảo vệ ** dòng họ. 
40 
Cái hay của TNDG là hướng về đời sống thực của con người, trong đời sống 
xã hội của cộng đồng làng xã. Ngoài tín ngưỡng nhân dân thì ở đây sớm tiếp thu 
các tôn giáo lớn từ Trung Hoa, Ấn Độ, Phương Tây, Nho giáo, Phật, Ấn Độ, 
giáo***. Các tôn giáo này đến đây đều được Việt hoá cả phương thcs hành lễ, lễ 
hội là một sắc thái văn hoá độc đáo của vùng này, đây cũng là sắc thái dộc đáo của 
vùng này. Sắc thái văn hoá được các nhà nghiên cứu phân loại ra. Lễ hội thờ cúng 
anh hùng dân tộc, thờ các thần linh. 
Ở đây cũng có lễ hội độc đáo, nhưng bắt chạch ở trong chum, lễ hội nõ 
nường, tín ngưỡng phồn thực, thờ sinh thực** đàn ông và đàn bà của làng Đông 
Ky (Hà Bắc). Ở làng La rước một lúc 18 bô sinh thực khí, khí tổ chức lễ hội chọn 
người tối trời, tan hội vào lúc trời tối, tổ chức việc cướp sinh thực khí, những 
người yêu nhau được phép tìm nhau. 
Có một số lễ hội gắn liền với các nhân vật lịch sử/***. Nó vượt ra khỏi phạm 
vi vùng trở thành lễ hội của ** như: Lễ hội Đền Hùng, hội Gióng, hội Đền Hai Bà 
Trưng Lễ hội thường diễn ra vào mùa Xuân và mùa Thu, lúc nông nhàn. Lễ hội 
còn diễn ra dưới các hình thức văn hoá nghệ thuật, trang trí 
Sơ với các vùng khác trong cả nước thì đây là vùng có tri thức văn hoá đậm 
đà, bền vững nhất trên nền văn hoá dân gian Truyền thuyết, cổ tích đã sớm hình 
thành nên các tác phẩm văn học. 
Vì Đông Đô là tập trung của cả nước nên đã quy tụ về đây tinh hoa của đất 
nước và cũng từ đây nó tán đi mọi vùng. 
Đồng bằng Bắc Bộ là quê hương của những loại hình dân ca. Dân ca quan họ 
hát Xoan, hát ví, hát dặm, Nghệ Tĩnh, các hình thức vấn khăn cổ truyền như tuồng 
chèo, rối nước và các loại hình sân khấu ** đại. 
Tóm lại ĐBBB mang sắc thái văn hoá độc đáo của vườn hoa nhiều hương sắc 
của dân tộc. Đây là vùng văn hoá lịch sử lâu đời, nơi khai sinh văn hoá dân tộc 
Việt Nam. 
Xã hội của cư dân ĐBBB là cộng đồng làng xã cổ truyền mà ở đó xã hội chưa 
phá vỡ được lối sống dân chủ, tâm lý bình quân, cao bằng, cộng cảm trên cơ sở của 
tôn giáo, văn hoá tâm linh và những nét chung về văn hoá của vùng đất mang 
41 
nhiều sắc thái văn hoá vật thể và phi vật thể có sức hút những tinh hoa muôn đời và 
toả đi muôn nơi thành những giá trị của văn hoá văn nghệ. 
3. Các tiểu vùng: Là vùng rộng, có địa hình, sinh thái không giống nhau nên 
xuất hiện các sắc thái ** tiểu vùng. 
a. Tiểu vùng văn hoá xứ Đoài: Phú Thọ, Vĩnh Phúc - Đất tổ 
b. Tiểu vùng văn hoá Kinh Bắc 
c. Tiểu vùng văn hoá Thăng Long - Hà Nội 
d. Tiểu vùng duyên hải xứ Đông 
e. Vùng trũng Hà Nam Ninh 
f. Tiểu vùng Hưng Yên, Hải Hưng 
h. Duyên Hải - Tiểu hải Thái Bình Nam Hà 
i. Tiểu vùng sông Lam (xứ Nghệ) 
Ngoài ra trong chúng còn có ** văn hoá (giao thoa trong các tiểu vùng) 
 4.4. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa trung bộ 
Dưới tính chất bắt đầu từ Hoành Sơn trở vào đến Ninh Thuận. 
a. Đặc điểm tự nhiên: 
Địa hình hẹp theo chiều Ngang Đông - Tây, dài dằng dặc theo chiều Bắc - 
Nam. Do chiều ngang hẹp nên bị núi chia cắt ta nhiều tiểu vùng bởi nhiều đèo, 
dưới chân đèo là các sông suối nhỏ chảy theo chiều Tây - Đông đa số ngắn, nhỏ, ít 
phù sa -> tạo nên các đồng bằng hẹp, các cảng và xa xa ngoài biển là hệ thống đảo 
khá nhiều. 
Biển có đặc điểm là đường bở biển ưỡn lồi ra, biển nên chịu các luồng gió 
bảo đầu tiên, gần dòng hải lưu, có các luống sân nhiều tôm cá. 
Khí hậu lệch pha Bắc - Nam, lại có gió Tây Nam khô nóng từ Lào thổi qua. 
b. Về văn hoá - Lịch sử: 
Có nhiều di chỉ vật tiền sử như di chỉ Bàu Tró, di chỉ của văn hoá Sơn vĩ (ở 
Quảng Trị), di chỉ văn hoá trên Sa Huỳnh, Sa Huỳnh (Chàm cổ) là vùng phân bố 
chủ yếu. 
Có 2 yếu tố khác là văn hoá Ấn Độ và văn hoá khu vực. Trước VHXH và 
Văn hoá Cham Pa. Năm 1069 từ Bắc Quảng Trị trở ra thuộc về Văn hoá Đại Việt. 
42 
1558 Nguyễn Hoàng vào trận thủ Thuận Hoá. Từ đó có những nét văn hoá 
khác. Giáo sư Đinh Gia Khánh cho rằng: Tiếp đến 200 năm chiến tranh phân chia 
Đằng Trong, Đằng Ngoài. Miền Trung được chúa Nguyễn xây dựng thành những 
căn cứ để đối kháng với Họ Trịnh. Kinh đô Huế dần dần hình thành. 
Năm 1788 Quang Trung lên ngôi lấy Huế làm kinh độ. 
Năm 1802 Gia Long chiến thắng Tây Sơn, cho xây dựng một vùng miền mới. 
Đất nước TN từ Bắc chí Nam từ 1802-1945 Huế được xây dựng thành kinh đô. 
Miền Trung trở thành trung tâm văn hoá lịch sử chiến tranh của đất nước. 
Đặc điểm văn hoá: Đây là kho báu hưởng được nhiều di tích văn hoá Chăm 
Pa với nhiều loại hình khác nhau. Tháp Chàm Tương và nhiều di sản văn hoá phi 
vật thể khác. Khi người Việt vào cư trú đã tiếp thu văn hoá Chăm do đó văn hoá 
người Việt ở miền Trung có báo** hơn, kế thừa các ** truyền thống, phù hợp với 
môi trường tự nhiên. 
Sự khác biệt văn hoá thể hiện ở nhiều mặt: Ấn, mặt tín ngưỡng có tiếp thu cả 
tà TN Văn hoá của người Chăm và còn tiếp thu cả văn hoá của vùng Trường Sơn - 
Tây Nguyên. 
Miền Trung được phân thành các tiểu vùng. 
a. Tiểu vùng văn hoá Bình Trị Thiên, mà Huế là trung tâm đặc trung cho 
vùng và tiểu vùng này có những thời kỳ lịch sử độc đáo, Huế là vùng biên trên hai 
nước Việt - Chăm rời kinh đô, đây còn là giao thoa văn hoá Chăm - Việt. 
b. Tiểu vùng văn hoá xứ Quảng 
(Tiểu vùng Thu Bồn - Trà Khúc) 
Bao gồm Quảng Nam - Quảng Ngãi, Đà Nẵng và một phần Bình Định 
Từ đời Hồng Đức (1471) là xứ Thừa Truyên: Đặc điểm quan trọng thì đây 
từng là kinh đô của Chăm Pa và là nơi tiếp xúc của Văn hoá Việt - Chăm sơm và 
cũng là nơi giao lưu tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc, Nhật Bản, Phương Tây. 
Ngoài nghề nông thì thủ công và đánh cá cũng phát triển rất sớm. Có*** vẫn 
được biết tới tận ngày nay: làm đường mía, thuốc lá Cẩm Lệ, lụa tơ tằm Duy 
Xuyên, nước mắm Nam Ô, Yến Sào. Cù Lao Chàm, Quế Trà Mi, Đậu xanh Sơn 
Tịnh, Mạch Nha ở Tuỳ Phố, điều kiện tự nhiên cũng tạo cho xứ Quảng có tính cách 
43 
riêng, ngay thẳng, văn hoá xứ Quảng phong phú đa dạng với những chuyển cổ dân 
gian về khai hoá vùng đất mới, như sự tích Ngũ Hành Sơn, Gò Nối, Sông Hà, sấu, 
Chùa Bồng Lai. Hệ thống Tháp Chàm, ca dao tục ngữ, truyện cười đặc biệt phát, 
lý, hát bài chòi, hát đối đáp. 
Văn hoá ở đây không tinh tế như xứ Huế không traon chuất -> sắc thái riêng 
cả văn hoá vật thể lẫn phi vật thể. Có nhiều món ăn đặc biệt: Mỳ Quảng, bánh đa 
kẹp thịt, bánh tố, bánh bưng lửa. 
Về phương diện lịch sử: đây là cái nôi hình thành phát triển nd Tây Sơn là đất 
thượng võ, có lò vôi nỗi tiếng, có nhiều di tích văn hoá Chăm, Thành địa Trà Liên, 
Mĩ Sơn, đá Vọng phu Bình Đính. 
Tên sông núi gắn với con người, người** gắn với đời sống văn hoá của cư 
dân vùng này. Đầm Thị Nại, đèo Cù Mông, Truôn Ba Vò. 
Văn hoá nghệ thuật có nhiều hình thức đặc sắc: Hát bội, **, TT Tây Sơn, hát 
bãi chòi, tuồng là hình thức sân khấu độc đáo, truyện cổ, truyền thuyết lịch sử, ca 
dao tục ngữ rất phong phú. 
c. Tiểu vùng văn hoá Khánh Hoà - Ninh Thuận - Bình Thuận suốt vùng Phú 
Yên. Đây là địa bàn người Việt chung sống với người Chăm. Quan hệ hai dân tộc, 
người này không phải là quán khứ mà diễn ra sống động hằng ngày. Ở đây diễn ra 
có vẽ như nghịch lý của lịch sử. Người Việt làm nông từ Bắc vào lại tiếp thu kinh 
nghiệm đi biển của người Chăm nên ngược lại từ ** vào làm nông. 
 4.5. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên 
Đây từ lâu là địa bàn sinh tụ của 20 tộc người nói 2 ngữ hệ khác nhau là Môn 
- Khơ me và Nam đảo. 
Có những tộc lớn như Bana, Mnông Mạ, Khơ me nói ngôn ngữ Môn Khơ me. 
Các tộc người Ê đê, Gia rai nói ngôn ngữ Nam Đảo. 
Các tộc người này là cư dân bản địa lâu đời họ có mối quan hệ với người ** 
của Lào và quan hệ với người Kinh của Đại Việt. 
Từ thế kỷ XVII, XVIII vùng này có nhiều gắn bó với người Việt. Từ thế kỷ 
XX người Việt đến sống ở đây ngày càng nhiều và hoà nhập mạnh. Hầu như không 
44 
có vùng văn hoá nào mà trong thành phần tộc người lại đa dạng phức tạp nhưng 
văn hoá lại thống nhất đặc trưng như ở đây. Đặc trưng cho chung nỗi bật là làm 
nương rẫy buôn bán trao đổi. Tuy thế kinh tế hàng hoá chưa phát triển buôn bán 
trao đổi vẫn mang tính chất tự cung tự cấp, tự sản tiêu. Đời sống văn hoá kinh tế 
còn thấp, thô sơ, thiếu thốn. 
Về ở họ vẫn thường sống trong các nhà sàn. Nhà sàn ở đây ** cho nhiều thế 
hệ chung sống, kiến trúc nhiễm sắc thể chung sống, khác với vùng Tây Bắc, Việt 
Bắc. Ở Tây Nguyên mỗi buôn làng đều có nhà sinh hoạt chung gọi là nbhaf Gơn 
hay nhà Rồng. 
+ Về trang phục: Cư dân vùng này trang phục tương đối thống nhất về loại 
hình, khác nhau chủ yếu là về sắc thái đặc trưng đó là các loại: Váy mảnh, khố, áo 
chui đầu. 
+ Trang sức: Cà răng căng tai, xăm mình 
+ Đi lại: Vận chuyển dùng gùi đeo qua vai, dùng voi để chuyên chở. Ở những 
nơi gần sông suối thì dùng thuyền độc mộc. 
+ Xã hội: Từ lâu không phát triển độc lập, cơ cấu xã hội là buôn làng. Đây là 
hình thức công xã láng giềng, gia đình đang trong thời kỳ chuyển biến từ mẫu hệ 
sang phụ hệ. Gia đình lớn vẫn tôn tạo trong ngôi dài ở Trường Sơn bản Tây 
Nguyên. 
+ Truyền thống văn hoá phong phú và rất độc đáo. Thần thoại, cổ tích, sử thi 
anh hùng, các hình thức nói vần là bước chuyển từ văn xuôi qua thơ ca dân gian. 
+ Nhạc cụ: Cồng chiêng, bên cạnh còn có đàn tơ rưng, khèn, đầm bầu, các 
nghi lễ chôn cất người chết: Lễ bỏ ma, tục đâm trâu. Thể hiện gia tục trang trí nhà 
mồ. Bức tranh văn hoá vùng Trường Sơn - Tây Nguyên ngày nay vẫn còn mang 
đậm nhiều yếu tố của văn hoá Đông Sơn. Vùng này được chia làm 3 tiểu vùng. 
- Tiểu vùng văn hoá Trường Sơn 
- Tiểu vùng bãi Tây Nguyên 
- Tiểu vùng Trung và Tây Nguyên 
a. Tiểu vùng văn hoá Trường Sơn 
45 
Bao gồm vùng núi Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, 
Đà Nẵng. Đây là nơi cư trú của các tộc người thuộc ngữ hộ môn - Khơ me như: Cơ 
tu, Vân Kiều, Tà ôi. Là những tộc giữ, vai trò trung gian trong các tộc người nói 
ngôn ngữ Môn Khơ me. Ở Bắc và Nam Đông Dương. Những tộc người này có 
quan hệ với cư dân vùng Chăm Muôn - Lào. Sa Van Na Khẹt. 
b. Tiểu vùng văn hoá Bắc Tây Nguyên 
Là địa bàn các tỉnh Bình Định, Tây Quảng Ngãi. Tiểu vùng này là địa bàn cư 
trú của nhóm Ba na bắc họ nói ngôn ngữ Môn Khơ me: Có các tộc người như Ba 
na, Xờ Đăng, Giơ triêng, B rân. 
Đặc trưng văn hoá và đang từ xã hội mẫu hệ sang phụ hệ hay song hệ. Họ 
thường sinh hoạt trong cộng đồng trong các nhà rông, kiến trúc trang trí nhà mồ rất 
độc đáo, lề bỏ mà, âm nhạn cồng chiêng, múa sinh hoạt, múa nghi lễ phát triển với 
nhiều phong cách khác nhau, có nhiều điệu múa đặc sắc. 
c. Trên vùng văn hoá Trung và Nam Tây Nguyên 
Là địa bàn các tỉnh vùng núi của Khánh Hoà, 1 bộ phận phía Nam của 
GiaLai, Kontum. 
Là tộc những người nói ngôn ngữ Nam đảo: Giarai, Ê đê. 
Tổ chức xã hội theo kiểu mẫu hệ gia đình lớn, sống trong các ngôi nhà dài. 
Trong ** xã hội rất chặt chẽ vào luật tục. 
+ Về hình thức sinh hoạt văn hoá: Âm nhạc dân gian phát triển, có nhiều nhạc 
cụ độc đáo, tiêu biểu nhất là cồng chiêng các loại hình dân ca phát triển. Quan 
niệm tín ngưỡng và mọi nghi lễ. 
+ Tiểu vũng Nam Tây Nguyên: 
Thuộc các tỉnh Lâm Đồng và các vùng kế cận, là nơi cư trú của các tộc nói 
ngôn ngữ Môn - Khơ me phía Nam như Mnông, Mạ 
Xã hội đang chuyển dần từ kiểu mẫu hệ sang phụ hệ, ở nhà dài, vẫn còn 
nhưng phổ biến ở phía Bắc Tây Nguyên. 
+ Âm nhạc nỗi bật là cồng chiêng có âm điệu quy cách sử dụng riêng. Văn 
hoá dân gian, các loại hình như gia phả dân dân, dòng họ mang tính thần thoại, sử 
thi. 
46 
 4.6. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Nam bộ 
Đây là vùng mới nhất, trẻ nhất so với các vùng văn hoá khác ở Việt Nam gồm 
các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, nó hình thành trên châu thổ của hai hệ thống 
rộng. Đồng Nai và Sông Cửu Long. Ranh giới tương đối lấy thành phố Hồ Chí 
Minh làm chuẩn. 
* Tiểu vùng Đông Nam Bộ 
Là vùng đất được khai thác thuần chủng khá sớm cách đây 4-500 năm (văn 
hoá Độc Thừa Đồng Nai) song lịch sử phát triển không liên tục. 
Vùng này càng tiến về phía Nam thì càng nhiều ***lầy, thuỷ triều ăn sâu vào 
đất nhiễm phèn chua nặng. 
Biển thì có 2 biển: Biển Đông và Biển Tây. Trên lưu vực Sông Cửu Long, cư 
dân sông trên các vùng đất cao là người Việt và người Chăm (các giồng) Từ lâu 
con người đã biết sông hoà hợp với tự nhiên, khai thác sản phẩm tự nhiên, có tinh 
thần đoàn kết nương tựa vào nhau trong các tộc người, không có chiến tranh trong 
các tộc người. Có lẽ là họ phải đoàn kết để chống với những gì khắc nghiệt của tự 
nhiên. 
+ Tiểu vùng Tây Nam Bộ: gắn với sông Đồng Nai, địa hình bán sơn, **gồm 
cư dân người Việt chung sống với người Striêng, Cờ Ho, Khơ me. Ở hạ lưu sông 
Đồng Nai có những nét tương tựu đồng bằng Sông Cửu Long ở đây vào đầu công 
nguyên hình thành nên trung tâm văn hoá Ốc eo, có hải cảng lớn, đến thế kỷ XII 
thì biến mất. Đến thế kỷ VIII thì chỉ còn lại trên sách vở, nhưng ngày nay tài liệu 
cũng không nhiều. 
- Cư dân ở đây là cư dân sống xen lẫn Việt, Chăm, Hoa, Kh me. Nơi đây đã 
và đang diễn ra quá trình giao lưu khá sống động, các yếu tố Việt, Hoa, Chăm, Kh 
me tạo nên sắc thái văn hoá vật thể lẫn phi vật thể qua nhà cửa, ăn mặc, đi lại, giải 
trí, lễ hội. 
Hoàn cảnh tự nhiên và lịch sử khai phá của vùng này đã tôi luyện tạo nên tính 
cách của người Nam Bộ dũng cảm hiên ngang, hào hiệp, trong nghĩa khinh tài, 
mến khách, bôn trực, nhạy cảm với cái mới. 
47 
Vùng văn hoá Nam Bộ được phân làm 3 tiểu vùng: 
a. Tiểu vùng văn hoá đồng bằng sông Cửu Long 
b. Tiểu vùng văn hoá đồng bằng sông Đồng Nai 
c. Tiểu vùng văn hoá giữa TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn - Gia Định) 
+ Tiểu vùng đồng bằng Sông Cửu Long là nơi cư trú của người Việt, Kh me, 
Chăm. Đây là nơi bảo lưu được nhiều nơi như U Minh, Thương Hạ, Đồng Tháp 
Mười còn sông lầy, đất đai nhiễm phèn nhiễm mặn. Nhiều nơi cư dân thưa thớt, 
môi trường tự nhiên nhiều nơi phần nào còn hoang sơ, con người lưu lạc đến khai 
thác được phản ánh trong các truyền thuyết ca dao, dân ca của cư dân. Tính cách 
của cư dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long trên ** cho cả vùng Nam Bộ. 
+ Tiểu vùng đồng bằng châu thổ sông Đồng Nai: Là vùng được khai phá sớm 
hơn cả, làng xóm khá trù phú, ngoài làm ruộng còn làm rẫy, làm vườn, trồng các 
cây đặc sản. Đô thị hình thành dọc các trục lộ giao thông. 
Sinh hoạt văn hoá thể hiện sự quá độ trong người Việt ở Miền Trung và miền 
Nam. 
+ Tiểu vùng văn hoá Gia Định - Sài Gòn: Là trung tâm văn hoá của Nam Bộ 
và cũng là đặc thù của văn hoá đô thị cho nên có có đặc trưng khác với 2 tiểu vùng 
Đông Tây. Cùng với chất văn hoá đô thị là văn hoá bác học, đây vừa là thủ phú 
của Nam Bộ và ở thời kỳ chế độ văn hoá chủ nghĩa là thủ đô là nơi giao lưu văn 
hoá Việt - Pháp, Việt - Mĩ. 
BÀI TẬP 2 3 TIẾT 
 + Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc 
 + Làm rõ chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta. 
 Tài liệu: Lê Sỹ Giáo (1997), Giáo trình Dân tộc học đại cương, NXB Giáo dục, HN.a 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cac_dan_toc_viet_nam.pdf