Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học - Phạm Thị Thuỷ
Chương 1. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH HỌC BẢO TỒN
1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gene của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”.
Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh học ở mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên Trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gene giữa các loài, khác biệt về gene giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học - Phạm Thị Thuỷ
UBND TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG d & c GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN: ThS PHẠM THỊ THUỶ DỰA VÀO GIÁO TRÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA THS. NGUYỄN MỘNG- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Kon tum - 2018 UBND TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG Th.S. PHẠM THỊ THUỶ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (Giáo trình lưu hành nội bộ) Kon tum - 2018 Chương 1. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH HỌC BẢO TỒN 1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gene của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh học ở mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên Trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gene giữa các loài, khác biệt về gene giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1. Bảng 1.1. Các mức độ đa dạng sinh học Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái Giới (Kingdoms) Quần thể (Populations) Sinh đới (Biomes) Ngành (Phyla) Cá thể (Individuals) Vùng sinh học (Bioregions) Lớp (Class) Nhiễm sắc thể (Chromosomes) Cảnh quan (Landscapes) Bộ (Order) Gene Hệ sinh thái (Ecosystems) Họ (Families) Nucleotide Nơi ở (Habitats) Giống (Gene ra) Tổ sinh thái (Niches) Loài (Species) (Kevin J Gaston and John I Spicer, 2004) 1.1.1. Đa dạng loài Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên Trái đất. Theo Theo Mayden (1997), có 22 khái niệm khác nhau về loài, dưới đây là một số khái niệm thông dụng: Loài hình thái: loài là một nhóm sinh vật giống nhau nhưng khác biệt với các nhóm khác (Linnaeus); Loài sinh học: là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và cách ly sinh sản với các nhóm khác; Loài phả hệ: Loài là một dòng nhỏ nhất từ một tổ tiên chung (de Queiroz & Donoghue 1990); Loài sinh thái: là một nhóm sinh vật chiếm cứ một tổ sinh thái nhỏ nhất, khác biệt với tổ sinh thái của các nhóm khác trong vùng phân bố (Van Valen 1976). Đa dạng loài có thể được đo bằng một số cách khác nhau. Hầu hết những cách này có thể được phân loại thành ba nhóm đo đạt: độ giàu có loài (species richness), sự phong phú loài (species abundance) và sự đa dạng về mặt phân loại hoặc chủng loại phát sinh (taxonomic hay phylogene tic diversity). Đo đạt sự giàu có loài bằng cách tính tổng số loài trong một khu vực xác định. Đo đạt sự phong phú loài là lấy mẫu số lượng tương đối giữa các loài. Một mẫu điển hình có thể chứa một số loài rất phổ biến, một vài loài ít phổ biến hơn và nhiều loài quý hiếm. Đo đạt đa dạng loài đơn giản hóa thông tin về độ phong phú loài và sự phong phú tương đối thành một chỉ số duy nhất được sử dụng rộng rãi. Có nhiều chỉ số để đánh giá đa dạng sinh học, trong đó chỉ số Shannon thường được sử dụng. Chỉ số đa dạng tính theo Shannon: n H = -åpi .lnpi i=1 Trong đó: H - chỉ số đa dạng n - số loài trong quần xã pi - t số cá thể của loài i trên tổng số cá thể tất cả loài trong quần xã (pi = 0 ~ 1) Một cách khác là để đánh giá độ đa dạng về phân loại hoặc phát sinh chủng loại, trong đó xem xét các mối quan hệ di truyền giữa các nhóm loài khác nhau. Những tính toán này được dựa trên phân tích kết quả trong thứ bậc phân loại thường được đại diện bởi một ‘cây’, mô tả mô hình phân nhánh, được cho là tốt nhất, đại diện cho sự tiến hóa phát sinh chủng loại của các đơn vị phân loại liên quan. Các tính toán khác nhau của đa dạng về mặt phân loại, nhấn mạnh các đặc điểm phân loại khác nhau và các mối quan hệ. Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả. Ít nhất là hai lần số đó còn chưa mô tả, chủ yếu là côn trùng và các nhóm chân khớp khác trong vùng nhiệt đới (Bảng 1.2). Trên phạm vi toàn Thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên Thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên Thế giới), và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên Thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên (Richard B. Primack, 1995). Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác do nhiều loài khó thấy còn chưa được phân loại học chú ý. Một vùng rùng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa mới được các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây. Một điều kỳ diệu đã xảy ra, tại đây họ đã phát hiện được 5 loài thú mới cho khoa học đó là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangenesis), Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Bò sừng xoắn Tây Nguyên (Bos sauveli), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lá (Muntiacus rooseveltorum). Bảng 1.2. Số lượng loài các nhóm sinh vật đã được mô tả Các nhóm Tên Tiếng Việt các nhóm Số lượng loài Vertebrates Động vật có xương sống Mammals Động vật có vú 5.490 Birds Chim 10.027 Reptiles Bò sát 9.084 Amphibians Lưỡng cư 6.638 Fishes Cá 31.600 Tổng 62.839 Invertebrates Động vật không xương sống Insects Côn trùng 1.000.000 Molluscs Thân Mềm 85.000 Crustaceans Giáp xác 47.000 Corals San hô 2.175 Arachnids Nhện 102.000 Velvet worms Giun móc 165 Horseshoe Crabs Sam 4 Others Các nhóm khác 68.658 Tổng 1.305.250 Plants Thực vật Mosses Rêu 16.236 Fern and Allies Dương xỉ 12.000 Gymnosperms Hạt trần 1.052 Flowering Plants Thực vật có hoa 268.000 Green algae Tảo lục 4.242 Red algae Tảo đỏ 6.144 Tổng 307.674 Others Các nhóm khác Lichens Địa y 17.000 Mushrooms Nấm 31.496 Brown algae Tảo nâu 3.127 Tổng 51.623 Tổng các nhóm 1.727.386 (Craig Hilton-Taylor, Caroline M Pollock et al., 2008) 1.1.2. Đa dạng di truyền Thể hiện sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau. Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. Một loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một quần thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể. Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng về bộ gene có được do các cá thể có các gene khác nhau, gene là một đơn vị di truyền cùng với những chromosome được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. Các dạng khác nhau của gene được gọi là allen và những sự khác biệt nảy sinh qua đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể. Sự khác biệt của các allen trong gene có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một cách khác nhau. Tổng số các sắp xếp của gene và allen trong quần thể được coi là quỹ gene (gene pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gene và allen trong bất kỳ cá thể nào thì được gọi là kiểu di truyền (geneotype). Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả của biểu hiện kiểu gene trong một môi trường nhất định. Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của môi trường. Nhìn chung, các loài quí hiếm ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân bố rộng và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi. Hình 1.1. Đa dạng di truyền ở cây ớt và ở người. 1.1.3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh (biotops), các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển. Đa dạng hệ sinh thái bao gồm sự khác biệt rộng lớn giữa các loại hệ sinh thái, sự đa dạng của môi trường sống và các quá trình sinh thái xảy ra trong mỗi loại hệ sinh thái. Xác định tính đa dạng hệ sinh thái khó hơn so với đa dạng loài hoặc đa dạng di truyền vì 'ranh giới' của các quần xã và hệ sinh thái thường hay thay đổi. Do khái niệm hệ sinh thái thường biến động và sự thay đổi đó, có thể được áp dụng ở nhiều quy mô khác nhau, mặc dù đối với mục tiêu quản lý, nó thường được sử dụng rộng rãi đối với các nhóm quần hợp giống nhau của quần xã, chẳng hạn như khu rừng nhiệt đới, ôn đới hoặc rạn san hô. Một yếu tố quan trọng trong việc xem xét các hệ sinh thái đó là trạng thái tự nhiên, các quá trình sinh thái như dòng năng lượng và chu trình nước được bảo tồn. Việc phân loại sự đa dạng to lớn của các hệ sinh thái của Trái đất vào một hệ thống quản lý là một thách thức khoa học lớn, và quan trọng đối với quản lý và bảo tồn sinh quyển. Ở cấp độ toàn cầu, hầu hết các hệ thống phân loại đã cố gắng để hướng đến một tiến trình trung gian giữa sự phức tạp của sinh thái quần xã và sự đơn giản của hệ thống phân loại nơi ở. Nói chung các hệ thống này sử dụng một sự kết hợp của một định nghĩa các kiểu nơi ở với sự mô tả khí hậu, ví dụ, rừng nhiệt đới ẩm, hoặc đồng cỏ ôn đới. Một số hệ thống cũng tích hợp địa lý sinh vật toàn cầu để giải thích các sự khác biệt trong sinh vật giữa các vùng trên Thế giới, tương tự như đặc điểm của khí hậu và tự nhiên (hình 1.3.). Đo lường đa dạng sinh thái vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Tuy nhiên, đa dạng hệ sinh thái là một yếu tố thiết yếu của toàn bộ đa dạng sinh học và nên được phản ánh trong bất kỳ đánh giá đa dạng sinh học nào. Hình 1.2. Bảy miền địa lý sinh học Thế giới 1.2. Định lượng đa dạng sinh học Ngoài định nghĩa đa dạng sinh học được chấp nhận bởi nhiều nhà sinh học bảo tồn, định nghĩa về lượng tính đa dạng sinh học cũng được sử dụng như là một phương thức để so sánh sự đa dạng tổng thể của các quần xã khác nhau. Theo như định nghĩa về đa dạng sinh học, rõ ràng là không có một thước đo duy nhất nào để định lượng đa dạng sinh học một cách đầy đủ. Chúng ta không thể nói lên tính đa dạng sinh học của một khu vực dù có diện tích lớn hay nhỏ chỉ bằng một con số duy nhất. Đa dạng di truyền thường được coi là đơn vị cơ sở của sự sống, tuy nhiên, trong thực tế, đa dạng loài thường được coi là nhân tố cơ bản của đa dạng sinh học. Các chỉ số toán học về đa dạng sinh học đã được thiết lập để mô tả sự đa dạng loài ở các phạm vị địa lý khác nhau. Số lượng loài trong một quần xã hay hệ sinh thái thường được mô tả là đa dạng a. Khái niệm đa dạng b đề cập đến mức độ dao động thành phần loài khi các điều kiện môi trường thay đổi như thế nào. Đa dạng g áp dụng đối với một vùng địa lý rộng lớn gồm nhiều sinh cảnh và được định nghĩa là “một t lệ mà ở đấy các loài thêm vào được bắt gặp là những sự thay thế địa lý trong một dạng nơi ở thuộc các điểm khác nhau”. Điểm 1: 5 loài Điểm 2 3 loài Điểm 3: 5 loài Điểm 4 3 loài Vùng X Vùng Y Điểm 1 có đa dạng alpha cao hơn điểm 2; Vùng Y đa dạng beta cao hơn vùng X do có sự chuyển giao các loài trong các điểm Vùng Y có đa dạng alpha thấp tại các điểm, nhưng các điểm rất khác nhau, do đó mà đa dạng cũng gamma cao hơn vùng X Hình 1.3. Đa dạng alpha, đa dạng beta và đa dạng gamma Đa dạng a xuất phát từ một khái niệm phổ biến về sự phong phú của loài (species richness) và có thể sử dụng để so sánh số lượng loài trong các hệ sinh thái khác nhau. Có nhiều phương thức khác nhau để định lượng đa dạng sinh học, tuy vậy, độ phong phú về loài là chỉ số thông dụng nhất để diễn tả đa dạng sinh học vì các lý do sau: + Áp dụng thực tế: độ phong phú về loài đã được minh chứng về khả năng định lượng trong thực tế, ít nhất là chỉ ra những sự khác biệt về số lượng loài trong một trạng thái nào đó (ví dụ như sự có mặt, sinh sản, trú đông) đối với một bậc phân loại nào đó trong một diện tích nào đó trong một thời gian nào đó. + Thông tin có sẵn: một số lượng lớn thông tin có sẵn về độ phong phú của loài. Ngoài ra, các thông tin khác còn có thể lấy ra từ các bộ sưu tập trong các bảo tàng với hàng triệu mẫu vật cùng với các tài liệu. Đặc biệt là các thông tin này được đưa vào máy tính để các vùng xa xôi có thể sử dụng. + Tính đại diện: độ phong phú của loài có thể đại diện cho nhiều loại đa dạng sinh học khác nhau. Nhìn chung, độ phong phú loài càng lớn thì độ đa dạng di truyền càng cao (đa dạng lớn về gene qua các quần thể), đa dạng về sinh vật càng nhiều (số lượng cá thể lớn qua các bậc phân loại cao hơn), và đa dạng sinh thái lớn hơn (từ các đại diện của nhiều tổ sinh thái và nơi ở qua nhiều sinh cảnh) + Ứng dụng rộng rãi: đơn vị loài thường được coi như là đơn vị trong quản lý, luật pháp, chính trị và truyền thống. Đối với nhiều người sự sai khác về đa dạng sinh học được coi như là sự sai khác về độ phong phú của loài. 1.3. Sự phong phú đa dạng sinh học ở một số vùng trên Trái đất Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau. Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích Trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên Thế giới. Khoảng 40% loài thực vật có hoa trên Thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên Thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới (Võ Quý, Phạm Bình Quyền et al., 1999). Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất Thế giới là rạn San Hô Lớn (Great Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km2. Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 252 loài chim. Rạn san hô này chiếm 8% loài cá trên Thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương. Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt đới. Ví dụ như Kenia có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nước này có cùng diện tích. Sự tương phản này đặc biệt chặt chẻ đối với cây cỏ và thực vật có hoa: một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất thấp ở Malaisia có thể có đến hơn 200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nước Mỹ thì chỉ có khoảng 30 loài trong cùng diện tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống như ở biển, nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng xu hướng tăng ở các địa hình thấp, tăng theo lượng bức xạ của mặt trời và tăng theo lượng mưa. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ theo mùa là một nhân tố khác ảnh hưởng nhiều đến số lượng loài ở vùn ... ệc lưu giữ nguồn cây giống cây trồng, vật nuôi mới được thực hiện ở một số cơ sở nghiên cứu. Các đối tượng được lưu giữ là các hạt giống cây trồng chủ yếu là cây lương thực với các phương pháp bảo quản trong kho lạnh. Hiện nay, ngành công nghiệp Việt Nam có 5 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện Cây lương thực và Thực phẩm và Viện nghiên cứu Ngô. Các kho lạnh đều có dung lượng nhỏ, công nghệ lạc hậu, chỉ bảo quản được hai chế độ ngắn hạn và trung hạn. Chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài hạn. 5.5.3. Hợp tác quốc tế Trong những năm qua, Việt Nam đã ký một số công ước liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học như Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã (CITES), Công ước RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt đối với chim di cư và đã lấy vùng đất ngập Xuân Thủy ở khu vực sông Hồng làm khu vực cần được bảo vệ. Công ước di sản Thế giới. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Để thực hiện Công ước này, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động Đa dạng sinh học, mục tiêu trước mắt của kế hoạch này là: Bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe dọa thu hẹp lại hay bị hủy hoại do hoạt động của con người gây ra Bảo vệ các loài đang bị đe dọa do khai thác quá mức Sử dụng các loài một cách bền vững để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước Việt Nam cũng đã ban hành một số luật cơ bản liên quan: Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng Luật đất đai Luật bảo vệ môi trường Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản Pháp lệnh về kiểm dịch thực vật Pháp lệnh thú y Luật Đa dạng sinh học Trên cơ sở các luật này, Chính phủ đã có nhiều văn bản, chỉ thị cho các bộ, các cấp chính quyền thi hành nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn chặn việc khai thác quá mức tài nguyên sinh học và buôn bán trái phép các loại động vật thực vật quý hiếm. Tháng 12 năm 1995, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam. Đây là kế hoạch làm căn cứ cho các ngành kinh tế phối hợp cùng hành động bảo vệ một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước. Trong phạm vi khu vực, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu của khối Đông Nam Á về triển khai các nổ lực hợp tác vùng về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên bền vững. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức các quan chức cao cấp về Môi trường của các nước ASEAN (viết tắc là ASOEN); là thành viên của Trung tâm vùng về bảo tồn đa dạng sinh học của các nước ASEAN (ACB). Điển hình là các sáng kiến đối thoại và hợp tác về bảo tồn thiên nhiên trong khu vực như diễn đàn Đa dạng sinh học Việt Nam, Lào và Campuchia, Chương trình bảo tồn vùng sinh thái dãy Trường Sơn, Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước hạ lưu sông Mê Kông đã được thực hiện hóa bằng các dự án cụ thể. Năng lực bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam cũng được nâng cao thông qua các chương trình hợp tác đào tạo dài hạn và ngắn hạn trong khu vực. Việt Nam đã giành được sự hổ trợ to lớn và hết sức quan trọng về kỹ thuật và tài chánh cho bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các thỏa thuận hợp tác song phương với các chính phủ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế. Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Anh, Canada, Úc, Pháp, Bỉ, Na Uy, và Nhật Bản là những nước tài trợ chính trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam trong những năm qua. Thỏa thuận song phương về môi trường của Việt Nam ký kết với các nước này, với Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ luôn xem vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là một ưu tiên. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife International), Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế đã hổ trợ và hợp tác rất chặt chẻ và tích cực với Việt Nam trong việc thực hiện các sáng kiến và dự án bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn quốc. Phần lớn các dự án bảo tồn quan trọng ở Việt Nam được thực hiện thông qua sự phối hợp với các tổ chức này. Thông qua các hợp tác quốc tế, Việt Nam đã được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và sáng kiến bảo tồn trong khu vực và trên Thế giới. Đồng thời Việt Nam cũng đóng góp những sáng kiến những sáng kiến thiết thực nhằm thúc đẩy sự hợp tác và tăng tính hiệu quả của công tác bảo tồn toàn cầu. 5.5.4. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học Để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong nhiều năm qua Việt Nam đã cố gắng rất nhiều trong trong việc xây dựng các khu bảo tồn và các vườn quốc gia. Tuy nhiên, điều khó khăn gặp phải là trong và xung quanh các khu bảo tồn và vườn quốc gia còn nhiều nhân dân sinh sống, thậm chí cả những vùng trung tâm, nơi cần bảo vệ nghiêm ngặt. Ở đây họ phát nương làm rẫy, săn bắt các động vật, khai thác các sản phẩm của rừng để sinh sống. Các hoạt động của họ đã làm tổn hại đến mục tiêu của các khu bảo tồn, làm cho các khu bảo tồn bị giảm chất lượng một cách nhanh chóng. Để giảm bớt khó khăn, chính phủ Việt Nam đã cho phép di chuyển một số dân ra khỏi khu bảo tồn và đã bắt đầu thực hiện ở Vườn Quốc gia Cúc Phương từ năm 1987. Số dân chuyển ra được định cư ngoài khu vực bảo tồn tạo thành một khu đệm. Chương trình này đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng, để thực hiện tốt công tác bảo tồn, điều quan trọng hơn hết là không tạo thêm sự xung đột giữa nhân dân địa phương và khu bảo tồn mà phải cộng tác với họ một cách chặt chẽ và chấp nhận những yêu cầu chính đáng của họ và điều quan trọng hơn là họ có hưởng được những lợi ích trực tiếp từ khu bảo tồn. Cần thiết phải xây dựng các vùng đệm, tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở đó, giúp họ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống để họ tự nguyện giảm dần sức ép lên khu bảo tồn và rồi tham gia tích cực vào việc bảo vệ vì lợi ích thiết thực của họ. Nước ta đang gặp nhiều khó khăn trong công việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên và sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên nói chung và xây dựng các khu bảo tồn và các vườn quốc gia nói riêng. Thử thách quan trọng nhất đối với nước ta trong công cuộc bảo vệ là sớm tìm được biện pháp ngăn chặn kịp thời sự suy thoái của rừng nhiệt đới, suy thoái các hệ sinh thái điển hình cùng với hệ động vật và thực vật phong phú ở đó. Trong quá trình phát triển, chúng ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng và tất nhiên, có những công trình mà chúng ta chưa đánh giá hết lợi ích và thiệt hại. Một trong những sự kiện đó là việc xây dựng đường Trường Sơn mà theo thiết kế sẽ đi qua và ảnh hưởng trực tiếp đến một số vườn Quốc Gia như Bến En, Cúc Phương, Phong Nha. Việc xây dựng và khai thác tuyến đường Trường Sơn cắt qua các khu bảo tồn thiên nhiên nói trên chắc chắn sẽ có nhiều tác động bất lợi đối với thiên nhiên và môi trường. Nước ta là một trong những nước nghèo trên Thế giới, dân số lại đông. Để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người buộc phải khai thác mọi thứ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời họ đã gây suy thoái môi trường và gây tổn hại cho sự phát triển trong tương lai. Vì vậy, để giải quyết vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, cứu các loài khỏi nạn diệt vong không phải chỉ là vấn đề nâng cao kỹ thuật và tìm vốn đầu tư mà còn phải chú ý đến vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, mà chủ yếu là cải thiện mức sống của người dân, nhất là những người dân nghèo, và nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng mà họ có trách nhiệm bảo vệ và được quyền quyết định về cách sử dụng tốt nhất cho cuộc sống của họ, con cháu họ và cả cộng đồng (Võ Quý, Phạm Bình Quyền et al., 1999). 5.5.5. Các vấn đề ưu tiên Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện các vấn đề ưu tiên sau đây: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý đối với các hoạt động cụ thể sau: Giao trách nhiệm cho một cơ quan nhà nước thống nhất về mặt đa dạng sinh học trên toàn quốc Thành lập ban chỉ đạo quốc gia và văn phòng Công ước Đa dạng sinh học Xây dựng cơ chế điều phối và quản lý đa dạng sinh học liên ngành Xây dựng cơ chế phân cấp và hổ trợ các địa phương quản lý đa dạng sinh học Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhà nước về Đa dạng sinh học Luật Bảo vệ Đa dạng sinh học và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật; Sớm hoàn thiện và ban hành Kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Lồng ghép các nội dung bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học vào các quy hoạch, các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các ngành các cấp, các vùng và các tỉnh trong cả nước. Xây dựng chính sách tiếp cận nguồn gene và chia sẻ lợi ích; Nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo tồn Nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học trên cạn; Tăng cường hệ thống khu bảo tồn biển và đất ngập nước; Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp; Sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tích cực phát triển và làm giàu đa dạng sinh học nông nghiệp Tiến hành đánh giá toàn diện đa dạng sinh học nông nghiệp Việt Nam; Mở rộng và nâng cao chất lượng bảo tồn các nguồn gene cây trồng, vật nuôi, cây thuốc, cây rừng. Chú trọng bảo tồn các nguồn gene bản địa. Thu thập, lưu giữ và dụng kiến thức bản địa về cây thuốc, trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ rừng phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững. Xây dựng hệ thống đồng bộ các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học nông nghiệp. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên sinh vật, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng tài nguyên đa dạng sinh học Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác tài nguyên rừng, biển và tài nguyên sinh vật; Từng bước đẩy lùi, tiến tới loại trừ các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên sinh vật; Nghiên cứu các loại lâm sản ngoài gỗ và xây dựng các phương thức khai thác bền vững các tài nguyên này; Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở nâng cao nhận thức và hiểu biết về đa dạng sinh học của các cộng đồng, của khách du lịch và của các cơ quan chuyên trách du lịch; Kiếm soát chặt chẽ, quản lý tốt các loài sinh vật lạ di nhập vào Việt Nam; Quản lý an toàn các sinh vật biến đổi gene và các sản phẩm của chúng. Nghiên cứu và đào tạo Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn cán bộ đa dạng sinh học; Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học, điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách toàn diện; Xây dựng các chương trình nghiên cứu liên ngành về định lượng và lượng; Tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của các cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học Thực hiện truyền thông quốc gia dài hạn về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và nội dung của chương trình quốc gia về nâng cao nhận thức đa dạng sinh học đã được phê duyệt; Xây dựng và mở rộng các mô hình và quản lý đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bảo vệ đa dạng sinh học đối với cộng đồng; Lồng ghép nguyên tắc sử dụng bền vững, cách sống thân thiện với môi trường và quản lý hệ sinh thái vào chương trình học ở các trường phổ thông và tập huấn cho giáo viên về các phương pháp truyền thông hiệu quả; Trao đổi thông tin Xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học; Xây dựng cơ chế trao đổi chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học giữa các cơ sở nghiên cứu và cơ sở quản lý các cấp; Nâng cao hiệu quả đầu tư Đầu tư mang tính chiến lược hơn nữa cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; Chú trọng hơn nữa tới việc hổ trợ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học được thành công, thông qua cải cách chính sách và tăng cường thể chế; Đưa các hổ trợ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học vào trong các lĩnh vực ưu tiên, ví dụ xóa đói giảm nghèo, y tế, và phát triển nông thôn; Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế về đa dạng sinh học Hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; Tăng cường hợp tác quốc tế và vận động các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia nghiên cứu và hổ trợ quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam. Tóm tắt nội dung chương 5 Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao về các loài động, thực vật và vi sinh vật. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Mặc dù vậy, có nhiều nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học Việt Nam, trong đó phá hủy nơi ở và khai thác quá mức là nghiêm trọng nhất. Theo IUCN, Ở Việt Nam, số loài bị đe dọa toàn cầu không chỉ tăng về số lượng còn tăng về mức độ đe dọa. Trong Danh sách đỏ của IUCN năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp thì đến năm 2004 con số đó đã lên đến 46 loài và đến năm 2007 là 47 loài. Sách đỏ Việt Nam 2007 cũng đã liệt kê 882 loài động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện nay danh sách các khu bảo tồn ở Việt Nam đã lên đến 164 khu, trong đó có 30 Vườn Quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài sinh cảnh và 65 khu bảo vệ cảnh quan được phân bố đều trong cả nước với tổng diện tích khoảng 2,5 triệu ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ. Ngoài hệ thống khu bảo tồn, đã có một số khu bảo tồn khác được quốc tế công nhận. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo tồn, tuy nhiên hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Bên cạnh đó, các loại hình bảo tồn chuyển chỗ cũng đã được thành lập, bước đầu thu được một số kết quả nhất định. Việt Nam đã ký một số công ước liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học như Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã (CITES), Công ước RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,... Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Để thực hiện Công ước này, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động Đa dạng sinh học. Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. Câu hỏi ôn tập chương 5 Đặc điểm chính của đa dạng hệ sinh thái Việt Nam Đặc điểm chính của đa dạng sinh học loài ở Việt Nam Giá trị của đa dạng sinh học Việt Nam Thực trạng suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam Các nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam Các nguyên nhân sâu xa làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam Trình bày các hạng mục trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. Những tồn tại của hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam Kể tên các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam Kể tên các khu di sản thiên nhiên của ASEAN ở Việt Nam Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam
File đính kèm:
- giao_trinh_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_pham_thi_thuy.docx