Giáo trình Báo cáo tài chính - Bùi Thị Huệ
BÀI 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Giới thiệu:
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế
Mục tiêu:
- Trình bày được mục đích, nguyên tắc của báo cáo tài chính;
- Trình bày được đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính;
- Phân biệt được các yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính;
- Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Báo cáo tài chính - Bùi Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Báo cáo tài chính - Bùi Thị Huệ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-CĐN ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR – VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Báo cáo tài chính là giáo trình chuyên ngành của nghề kế toán doanh nghiệp.Giáo trình báo cáo tài chính rèn luyện kỹ năng lập báo cáo tài chính của nghề kế toán. Giáo trình báo cáo tài chính được biên soạn không những đáp ứng kịp thời nhu cầu công tác đào tạo còn là bộ tài liệu quan trọng cung cấp cho các giáo viên trong quá trình giảng dạy và c học sinh, sinh viên trong quá trình học tập/ Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn và sửa chữa hoàn thiện giáo trình này, đã cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán và chọn lọc những nội dung khoa học phù hợp cả về thực tiễn và lý luận để hoàn thành cuốn giáo trình. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016 Biên soạn Bùi Thị Huệ MỤC LỤC BÀI MỞ ĐẦU MÔ ĐUN: BÁO CÁO TÀI CHÍNH Mã mô đun: MĐ 23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun Báo cáo tài chính là mô đun chuyên nghành của nghề kế toán doanh nghiệp, được học sau khi học xong các mô đun của nghề. Mô đun Báo cáo tài chính rèn luyện kỹ năng lập báo cáo tài chính của nghề kế toán, giúp người học sau khi ra trường có tay nghề vững trong thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp. Mục tiêu của mô đun: Sau khi học xong mô đun này, học sinh – sinh viên có khả năng : - Trình bày được những quy định chung về hệ thống các báo cáo tài chính; - Trình bày được nguyên tắc, cơ sở và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán; - Trình bày được phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Trình bày được nguyên tắc, cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, gián tiếp; - Trình bày phương pháp lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, trực tiếp; - Trình bày mục đích nội dung của bản thuyết minh báo cáo tài chính; - Lập được Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Lập được Bảng cân đối kế toán; - Lập được Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp trực tiếp; - Lập được Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phương pháp gián tiếp; - Lập được bản thuyết minh báo cáo tài chính; - Có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; - Có ý chủ động, độc lập trong công việc, tự học cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn; - Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học và tự học để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của xã hội hiện nay. Nội dung của mô đun: SốTT Tên các bài trong mô đun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Những vấn đề chung về báo cáo tài chính 2 Lý thuyết 2 Phương pháp lập chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trong Bảng cân đối kế toán 10 Tích hợp 3 Phương pháp lập chỉ tiêu tài sản dài hạn trong Bảng cân đối kế toán 10 Tích hợp 4 Phương pháp lập chỉ tiêu nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán 10 Tích hợp 5 Phương pháp lập chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trong Bảng cân đối kế toán 20 Tích hợp Kiểm tra bài 2,3,4,5 4 Tích hợp 6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 20 Tích hợp Kiểm tra bài 6 4 Tích hợp 7 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp 25 Tích hợp 8 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp 15 Tích hợp Kiểm tra bài 7,8 3 Tích hợp 9 Bản thuyết minh cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán 10 Tích hợp 10 Bản thuyết minh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 16 Tích hợp Kiểm tra bài 9,10 4 Tích hợp Cộng 150 BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giới thiệu: Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Mục tiêu: - Trình bày được mục đích, nguyên tắc của báo cáo tài chính; - Trình bày được đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính; - Phân biệt được các yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính; - Nghiêm túc, tích cực nghiên cứu tài liệu trong quá trình học Nội dung: 1. Mục đích của báo cáo tài chính * Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a) Tài sản; b) Nợ phải trả; c) Vốn chủ sở hữu; d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; e) Các luồng tiền. *Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính. *Kỳ lập Báo cáo tài chính 1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán. 2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên. 3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác a) Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. 4. Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê Khi tổng hợp thống kê, trường hợp nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc: a) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề; b) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu tư 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm, Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là Báo cáo tài chính bán niên; c) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau. 2. Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính 1. Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm: Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ. 2. Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên): a) Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ; b) Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc). c) Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh. 3. Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của riêng đơn vị mình và Báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp Báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước. 4. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành đặc thủ tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành. 5. Việc lập, trình bày và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ thực hiện theo quy định của pháp luật về Báo cáo tài chính hợp nhất. 6. Việc ký Báo cáo tài chính phải thực hiện theo Luật kế toán. Đối với đơn vị không tự lập Báo cáo tài chính mà thuê dịch vụ kế toán lập Báo cáo tài chính, người hành nghề thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người hành nghề cá nhân phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề. 3. Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Biểu mẫu Báo cáo tài chính kèm theo tại Phụ lục 2 Thông tư này. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần. 1. Báo cáo tài chính năm gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN 2. Báo cáo tài chính giữa niên độ: a) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01a – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02a – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03a – DN - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN b) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01b – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02b – DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03b – DN - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN 4.Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính 1. Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót. - Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục. - Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính. - Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính. 2. Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế. 3. Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể. 4. Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu. 5. Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau. 5. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính 1. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2. Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức). 3. Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán. 4. Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. a) Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn; b) Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn. c) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn. 5. Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại. 6. Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo. 7. Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ. Câu hỏi ôn tập 1.Hãy cho biết mục đích và kỳ lập báo cáo tài chính? 2.Hãy nêu nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính?BÀI 2 PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỈ TIÊU TÀI SẢN NGẮN HẠN TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Giới thiệu: Bảng cân đối kế ... bán - Hàng bán bị trả lại - Thuế GTGT phải nộp (phương pháp trực tiếp) - Thuế tiêu thụ đặc biệt - Thuế xuất khẩu 27- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Trong đó: - Doanh thu thuần trao đổi sản phẩm, hàng hóa - Doanh thu thuần trao đổi dịch vụ ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 28- Giá vốn hàng bán (Mã số 11) Năm nay Năm trước - Giá vốn của hàng hóa đã bán - Giá vốn của thành phẩm đã bán - Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp - Giá trị còn lại, chi phí nhượng bán, thanh lý của BĐS đầu tư đã bán - Chi phí kinh doanh Bất động sản đầu tư - Hao hụt, mất mát hàng tồn kho - Các khoản chi phí vượt mức bình thường - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho ... ... ... ... ... ... (...) ... ... ... ... ... ... ... ... (...) ... ... Cộng ... ... 29 - Doanh thu hoạt động tài chính Mã số 21) Năm nay Năm trước - Lãi tiền gửi, tiền cho vay - Lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu - Cổ tức, lợi nhuận được chia - Lãi bán ngoại tệ - Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện - Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện - Lãi bán hàng trả chậm - Doanh thu hoạt động tài chính khác Cộng ... ... ... ... . ... ... ... ... ... ... ... ... ... 30- Chi phí tài chính (Mã số 22) Năm nay Năm trước - Lãi tiền vay - Chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm - Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn - Lỗ bán ngoại tệ - Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện - Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện - Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn - Chi phí tài chính khác ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51) Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành - Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay - Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52) Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ () () - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng () () - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả () () - Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 33- Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố Năm nay Năm trước - Chi phí nguyên liệu, vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Đơn vị tính:..) 34. Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng Năm nay Năm trước a- Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính: - Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu: - Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu: b- Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác trong kỳ báo cáo. - Tổng giá trị mua hoặc thanh lý; - Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền; - Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý; - Phần giá trị tài sản (Tổng hợp theo từng loại tài sản) và nợ phải trả không phải là tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý trong kỳ. c- Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện. VIII. Những thông tin khác Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác: Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Thông tin về các bên liên quan: Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 “Báo cáo bộ phận”(2):. Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước): Thông tin về hoạt động liên tục: Những thông tin khác. (3) Lập, ngày ... tháng ... năm ...... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (1) Những chỉ tiêu không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu. (2) Chỉ áp dụng cho công ty niêm yết. (3) Doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính. BÀI TẬP NÂNG CAO Bài 1: Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/2011 như sau: 1.TSCĐ 500.000.000 11. Khoản phải trả khác 20.000.000 2. Hao mòn TSCĐ (100.000.000) 12. Phải trả, phải nộp nhà nước 30.000.000 3. Công cụ, dụng cụ 10.000.000 13. Tài sản thiếu chờ xử lý 10.000.000 4. Hàng hóa 100.000.000 14. Lãi chưa phân phối X 5. Chi phí trả trước 5.000.000 15. Nguồn vốn kinh doanh 500.000.000 6. Tiền mặt 50.000.000 16. Quỹ đầu tư phát triển 20.000.000 7. Tiền gửi ngân hàng 150.000.000 17. Nguồn vốn đầu tư XDCB 50.000.000 8. Nợ người bán 50.000.000 18. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 40.000.000 9. Người mua nợ 60.000.000 19. Vay ngắn hạn ngân hàng 70.000.000 10. Khoản phải thu khác 40.000.000 Trong tháng 01 năm 2011 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (hạch toán theo phương pháp kế toán kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ): 1.Doanh nghiệp mua một số hàng hóa, nợ người bán 550.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. 2.Doanh nghiệp thu khoản phải thu khác bằng tiền mặt là 5.000.000đ. 3.Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ nhà nước 10.000.000đ. 4.Doanh nghiệp trả chi phí vận chuyển bốc xếp hàng hóa bằng tiền mặt 2.200.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. 5.Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 300.000.000đ. 6.Doanh nghiệp dùng tiền mặt mua công cụ 5.000.000đ. 7.Tài sản thiếu doanh nghiệp giải quyết giảm vốn kinh doanh là 5.000.000đ. 8.Doanh nghiệp xuất kho gửi bán một số hàng hóa theo giá trị xuất kho là 400.000.000đ, giá bán chưa có thuế là 480.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí bốc vác hàng hóa khi bán doanh nghiệp trả tiền mặt 2.000.000đ. 9.Tiền điện phải trả là 5.500.000đ, trong đó thuế GTGT 10%, phân bổ cho bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng theo tỷ lệ 2:3. 10.Doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ hữu hình ở bộ phận quản lý 8.000.000đ, ở bộ phận tiêu thụ 6.000.000đ. 11.Doanh nghiệp trả lãi tiền vay ngắn hạn ngân hàng 4.000.000đ bằng tiền mặt. 12.Doanh nghiệp được tặng TSCĐ hữu hình trị giá 50.000.000đ. 13.Doanh nghiệp chi quỹ khen thưởng phúc lợi bằng TGNH là 5.000.000đ 14.Doanh nghiệp trả chi phí tiếp khách ở bộ phận quản lý bằng tiền mặt là 1.000.000đ 15.Tiền lương doanh nghiệp phải trả ở bộ phận quản lý là 1.000.000đ, ở bộ phận tiêu thụ là 8.000.000đ. 16.Doanh nghiệp trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương (22%), kể cả phần khấu trừ lương (8,5%) 17.Doanh nghiệp được người mua trả nợ 20.000.000đ, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngắn hạn ngân hàng. 18.Doanh nghiệp xuất công cụ cho bộ phận quản lý 4.000.000đ, phân bổ dần trong 5 tháng. 19.Người mua ở nghiệp vụ 8 thông báo đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. Đồng thời trả lại số hàng trị giá 30.000.000đ theo giá bán chưa thuế, giá mua 25.000.000đ, trừ vào số tiền còn nợ, doanh nghiệp nhập kho số hàng trả lại. 20.Khấu trừ thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra. 21.Tính và hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp, giả sử các khoản thu và chi phí theo kế toán phù hợp với tổng thu nhập chịu thuế. 22.Kết chuyển toàn bộ doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. Yêu cầu: 1.Tìm X 2.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3.Xác định kết quả kinh doanh. 4.Lập bảng cân đối số phát sinh 5.Lập bảng cân đối kế toán 6.Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7.Lập BCLCTT trực tiếp Bài 2: A/ Giới thiệu về Công ty: Tên Công ty: Công ty CP sản xuất thương Mại Tuấn Ngọc: Địa chỉ: 14/2 Hoàng Văn Thụ Hồng Bàng Hải Phòng. Mã số thuế: 02003456256 Số tài khoản: 2010200045674 Ngân hàng Công Thương hải Phòng. Các chế độ kế toán áp dụng: + Chế độ kế toán áp dụng: QĐ 15/2006/QĐ – BTC. + Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (Các loại hàng hóa dịch vụ đều có thuế suất 10%) + Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Tính trị giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. + Ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. + Sản phẩm của công ty: Dép nhựa. B/ TẠI CÔNG TY CÓ TÀI LIỆU THÁNG 8 NĂM N NHƯ SAU I/ Dư đầu kỳ: (Đơn vị tính Đồng) Tài khoản Số tiền 111 180.000.000 112 500.000.000 131 765.000.000 - CTY TNHH Mai Linh: 215 Lạch Tray hải Phòng mã số thuế 0200533452 số tiền 230.000.000 - CTY CP Hoàng Mai 232 Điện Biên Phủ Hồng Bàng Hải Phòng mã số thuế 0200788356 số tiền 535.000.000 133 67.994.998 141 7.000.000 152 350.004.000 - Hạt nhựa PVC 8.000kg trị giá 76.000.000 - Hạt nhựa keo 8.552kg trị giá 124.004.000 - Nhựa phụ gia 6000kg trị giá 150.000.000 153 110.000.000 - Khuân đúc dép 16 bộ trị giá 110.000.000 155: 120.000.000 - Dép nhựa thành phẩm 3.200đôi trị giá 120.000.000 211 2.246.060.000 214 600.000.000 242 96.409.208 311 296.883.706 331 1.648.112.500 - Công ty Nhựa Vĩnh Hạnh địa chỉ 144 Trần Nhân Tông Kiến An Hải Phòng mã số thuế 0200633546 số tiền 655.390.000 – Công ty Nhựa Đại Kim 22 Tô Hiệu Hải Phòng mã số thuế 0200521342 số tiền 992.722.500 411 1.317.472.000 421 580.000.000 II/ Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 8 như sau: 1.Ngày 02 tháng 8 năm N Mua NVL của Công ty Nhựa Đại Kim, hàng về nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 01, tiền hàng chưa thanh toán. Hóa đơn số 0069413 ngày 02/08/N. Trị giá vật liệu 379.000.000đ (Chưa thuế GTGT 5%) Gồm: 1 Hạt nhựa PVC Kg 8.000 10.000 80.000.000 2 Hạt nhựa keo Kg 15.000 15.000 225.000.000 3 Chất phụ gia Kg 2.000 30.000 60.000.000 4 Tem chống hàng giả chic 20.000 500 10.000.000 5 Mác dép nhựa chic 20.000 200 4.000.000 2. Ngày 03 tháng 08 năm N Chi tiền Gửi ngân hàng trả nợ công ty Nhựa Đại Kim 300.000.000đ đã nhận báo nợ từ Ngân hàng theo GBN 01 3. Ngày 05/08 xuất NVL để sản xuất, theo phiếu xuất kho số 01: 8.000kg hạt nhựa PVC, 10.000kg hạt nhựa keo, 7.000kg nhựa phụ gia, 10.000chiếc tem chống hàng giả, 10.000chiếc mác dép. 4. Ngày 06 tháng 8 năm N Chi tiền mặt theo phiếu chi số 01thanh toán tiền điện cho Công ty Điện lực Hải Phòng Hóa đơn số 332543 ngày 06 tháng 8 năm N chi tiết phục vụ cho các bộ phận cụ thể như sau: Bộ phận sản xuất 8.500.000đ; bộ phận quản lý: 1.226.000đ; bộ phận bán hàng 856.000đ chưa bao gồm thuế GTGT 10%. 5. Ngày 16 tháng 8 năm N phiếu xuất kho số 02 xuất bán dép nhựa cho Công ty TM Việt Mỹ địa chỉ 245 Lạch Tray Ngô Quyền Hải Phòng mã số thuế 0200763748 theo Hóa đơn 003452 đã thu bằng tiền mặt theo phiếu thu số 01. Số lượng 2.350 đôi giá bán chưa thuế GTGT 10% 50.450đ/đôi. 6. Ngày 18 tháng 8 năm N Chi tiền mặt theo Phiếu Chi số 02 thanh toán cước dịch vụ điện thoại cho Công ty VNPT hóa đơn số 055362 trong đó phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp chưa thuế GTGT10% là 400.700đ. Cước dịch vụ điện thoại dùng cho bộ phận sản xuất chưa thuế GTGT 10% là 2.102.000đ. 7. Ngày 22 tháng 8 năm N Nhận được lãi tiền gửi NH theo Giấy báo có số 01 từ ngân hàng số tiền 150.200đ 8. Ngày 23 tháng 8 năm N Phân bổ chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ lần 2 CCDC) trị giá CCDC dùng cho sản xuất 6.400.000đ Trị giá CCDC dùng cho quản lý doanh nghiệp 2.650.000đ Trị giá CCDC phân bổ cho bộ phận bán hàng 3.127.000đ 9. Ngày 24 tháng 8 năm N Trích khấu hao TSCĐ. TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất khấu hao 10.441.000đ, TSCĐ tại bộ phận quản lý doanh nghiệp 3.108.900đ, TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng 505.000đ 10. Ngày 25 tháng 8 năm N Tính tiền lương phải trả người lao động: Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất trực tiếp 8.376.000đ; Bộ phận phục vụ sản xuất 3.432.000đ; Bộ phận quản lý doanh nghiệp 6.422.000đ; Bộ phận nhân viên bán hàng 2.132.000đ. Đồng thời trích các khoản phải trích nộp theo lương theo quy định. Công ty đã tiến hành chi tiền mặt theo Phiếu chi số 03 thanh toán lương cho người lao động. 11. Ngày 26 tháng 8 năm N Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành 9.500 đôi dép nhựa hoàn thành nhập kho. Không có sản phẩm làm dở. PNK 02 12. Ngày 28 tháng 8 năm N Phiếu xuất kho số 03 xuất bán hàng cho công ty Minh Khai địa chỉ 563 Minh Khai Hồng Bàng Hải Phòng mã số thuế 0200673645 theo Hóa đơn 003453 chưa thu được tiền. Số lượng 3.000đôi dép, giá bán 50.500đ/sp chưa gồm thuế GTGT. 13. Ngày 29 mua Công cụ dụng cụ từ Công ty Tuấn Thành địa chỉ 22 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội theo Hóa đơn số 0045933 trị giá chưa thuế GTGT 10% 24.000.000đ xuất ngay cho bộ phận văn phòng, tiền hàng chưa thanh toán. CCDC trên thuộc loại phân bổ 2 lần. 14. Ngày 30 thanh lý một TSCĐ theo hóa đơn số 0078263 ngày 30 tháng 8 cho Công ty TNHH Hải Linh địa chỉ khu công nghiệp Đồng Hòa Kiến An Hải Phòng. thu về bằng chuyển khoản đã nhận được Giấy báo có số 02 của Ngân hàng số tiền 77.000.000đ đã gồm thuế GTGT. Biết TSCĐ trên có nguyên giá 430.000.000đ đã khấu hao 380.000.000đ. III/ Yêu cầu: Định khoản và xác định kết quả kinh doanh Lập bảng cân đối số phát sinh Lập bảng cân đối kế toán Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh DANH MỤC CÁCTỪ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp TSCĐ: Tài sản cố định NVL: Nguyên vật liệu TM: Tiền mặt TGNH: Tiền gửi ngân hàng TGKB: Tiền gửi kho bạc KHTSCD: Khấu hao tài sản cố định ĐTXDCB: Đầu tư xây dựng cơ bản BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp QLDN: Quản lý doanh nghiệp CPBH: Chi phí bán hàng SPA: Sản phẩm A SPB: Sảnphẩm B TNHH: Trách nhiệm hữu hạn GTGT: Giá trị gia tăng BCĐKT: Bảng cân đối kế toán BCĐSPS: Bảng cân đối số phát sinh BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ TMBCTC: Thuyết minh báo cáo tài chính TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ sách kế toán trong các loại hình doanh nghiệp, NXB Thống kê năm 2009 [2] Hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2 của Bộ Tài chính, NXB Tài chính năm 2010 [3] PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp lý thuyết - bài tập mẫu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2010 [4] Thông tư số 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, [5] Hướng dẫn thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê Hà Nội, năm 2010
File đính kèm:
- giao_trinh_bao_cao_tai_chinh_bui_thi_hue.doc