Giám sát trường điện từ ứng dụng mạng cảm biến vô tuyến nhận thức N6841

Tóm tắt: Vô tuyến nhận thức CR (Cognitive Radio) đang được sự quan tâm phát

triển gần đây, nó có khả năng cung cấp các giải pháp thông minh về yêu cầu sử

dụng và truy cập phổ tần. Mạng CR cảm biến phổ N6841 được phát triển từ nền

tảng là vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm SDR (Software Defined Radio) của

hãng Agilent. Bài báo nêu lên ứng dụng mạng CR N6841 trong giải quyết bài toán

giám sát trường điện từ

pdf 5 trang phuongnguyen 5380
Bạn đang xem tài liệu "Giám sát trường điện từ ứng dụng mạng cảm biến vô tuyến nhận thức N6841", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giám sát trường điện từ ứng dụng mạng cảm biến vô tuyến nhận thức N6841

Giám sát trường điện từ ứng dụng mạng cảm biến vô tuyến nhận thức N6841
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 75
GIÁM SÁT TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ỨNG DỤNG 
MẠNG CẢM BIẾN VÔ TUYẾN NHẬN THỨC N6841 
Trần Việt Hải1*, Nguyễn Huy Hoàng2 
Tóm tắt: Vô tuyến nhận thức CR (Cognitive Radio) đang được sự quan tâm phát 
triển gần đây, nó có khả năng cung cấp các giải pháp thông minh về yêu cầu sử 
dụng và truy cập phổ tần. Mạng CR cảm biến phổ N6841 được phát triển từ nền 
tảng là vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm SDR (Software Defined Radio) của 
hãng Agilent. Bài báo nêu lên ứng dụng mạng CR N6841 trong giải quyết bài toán 
giám sát trường điện từ. 
Từ khóa: Mạng cảm biến, Giám sát phổ, Vô tuyến nhận thức, Giám sát trường điện từ. 
1. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CƠ BẢN 
Công nghệ CR ra đời trên nền tảng SDR và phần mềm thông minh đã tạo ra sự 
đột phá mới cho các hệ thống vô tuyến. Vô tuyến nhận thức CR được lập trình đầy 
đủ như SDR nhưng ở cấp độ cao hơn để cảm nhận môi trường phổ điện từ. CR lấy 
việc chiếm hữu và sử dụng phổ tần là mục đích và xác định nhiệm vụ truy nhập 
phổ động DSA (Dynamic Spectrum Access) là nhiệm vụ trung tâm, thậm trí ở một 
mức nào đó còn gọi là cảm nhận phổ (Spectrum Sensing), khả năng thích ứng của 
CR là để đáp ứng hiệu quả phổ tần xung quanh nó và cung cấp những kênh truyền 
mới cho người sử dụng, điều này phụ thuộc vào bộ máy nhận thức CE (Cognitive 
Engine) của nó. Tập trung ở CE là thuật toán, kiến trúc, chức năng mềm, các thuật 
toán ra quyết định để thực thi [1],[2],[5]. 
Hình 1. Mô hình vô tuyến nhận thức CR 
 điển hình dựa trên cơ sở SDR [2]. 
Mô hình cơ bản hệ thống vô tuyến nhận thức: Nền tảng SDR được phát triển 
trong mô hình CR điển hình như Hình 1[2][5]. Trong đó, các khối chức năng của 
CR gồm: Khối anten dải rộng (Wideband antenna): đáp ứng thu phát một cách tức 
thời, dải quét tần số rất rộng. CR còn ứng dụng hệ thống đa anten nhằm tăng cường 
độ phân giải không gian. Khối duplexer chuyển mạch thu và phát. Khối lựa chọn 
Kỹ thuật điện tử 
Tr.V.Hải, N.H. Hoàng, “Giám sát trường điện từ . vô tuyến nhận thức N6841.” 76 
tần số động DFS (Dynamic Frequency Selection) thực hiện quá trình lựa chọn tần 
số một cách tự động. Khối SDR bao gồm nhiều module song song. Mỗi khối SDR 
được điều khiển để hoạt động trong một dải tần nhất định thông qua phần mềm mà 
không phải thay đổi cấu trúc phần cứng. Từ khả năng của vô tuyến nhận thức, một 
ứng dụng đang được phát triển đó là: đo và giám sát phổ trong trường điện từ [3]. 
Trong phạm vi nghiên cứu kiểm nghiệm, nhóm tác giả cấu hình một hệ thống cảm 
biến phổ lập trình mềm của hãng Agilent để nghiên cứu về khả năng ứng dụng CR 
trong việc giải quyết bài toán giám sát trường điện từ. 
2. ỨNG DỤNG HỆ VÔ TUYẾN CẤU HÌNH MỀM N6841 
CHO VIỆC GIÁM SÁT PHỔ TRƯỜNG ĐIỆN TỪ 
2.1. Giới thiệu về hệ thống và các kỹ thuật sử dụng 
Nhóm tác giả đã nghiên cứu hệ thống cảm biến phổ N6841 [4] dưới góc độ cảm 
nhận phổ để giải quyết bài toán xây dựng bản đồ trường điện từ phục vụ cho việc 
quy hoạch, quản lý và giám sát phổ tần vô tuyến linh hoạt và hiệu quả. Mô hình 
mạng cảm biến phổ vô tuyến (RF) tích hợp với cấu hình định hướng nguồn bức xạ 
(DF) và giám sát trường điện từ (EM) được chỉ ra trong hình 2 [4]. 
Hình 2. Mô hình mạng cảm biến RF tích hợp 
với hạ tầng DF và giám sát EMC [4]. 
- Cảm biến RF N6841: Là một máy thu SDR có thể được lập trình linh hoạt cho 
các ứng dụng giám sát khác nhau. Cấu hình thiết kế N6841 được tối ưu hóa trên 
nền tảng FPGA cho phép tái cấu hình đáp ứng các yêu cầu ứng dụng cụ thể của bài 
toán giám sát trường điện từ. Nó có thể thực thi các tín hiệu từ IF số 20MHz với bộ 
lọc phân chia băng thông biến đổi. Cảm biến RF N6841 có bộ nhớ đệm 1,2 GB với 
dòng dữ liệu I/Q và FFT, cho phép thu ghi dài hơn đối với băng thông nhỏ hơn 
thông qua việc giảm tốc độ lấy mẫu. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 77
- Cấu hình mạng cảm biến N6841: Các cảm biến RF có thể được tích hợp trong 
một hệ thống giám sát tín hiệu, bao gồm: Các hệ thống tìm kiếm, phát hiện, định 
vị, giám sát và phân tích tín hiệu và nhiễu. Trong mạng cảm biến, các nhiệm vụ 
khác nhau có thể được giao cho các cảm biến RF riêng biệt, các nhiệm vụ này có 
thể được thay đổi động và được thực hiện hoàn toàn bằng phần mềm chẳng hạn 
thay đổi các yêu cầu giám sát. 
Với cảm biến N6841, phép đo công suất được thể hiện tốt nhất khi các cảm biến 
kết hợp thành một mạng liên kết với nhau trên mạng vô tuyến hoặc hữu tuyến. Sự 
đồng bộ thời gian được thực hiện thông qua GPS đã tích hợp hoặc sử dụng giao 
thức thời gian chính xác thông qua giao diện mạng Precision Time Protocol (PTP) 
theo chuẩn IEEE 1588v2, cho phép hệ thống mạng cảm biến N6841 đồng bộ nhiều 
cảm biến RF được triển khai trong một khu vực để quét phổ một cách đồng thời - 
đây là một yếu tố quan trọng đối với các tín hiệu động phức tạp, phổ tần dày đặc 
(trong phạm vi nghiên cứu sử dụng 03 cảm biến). Phép đo đồng thời cũng cung cấp 
cơ sở cho kỹ thuật định vị như TDOA và tăng hiệu quả xử lý tín hiệu, phục vụ phát 
hiện và định vị rất nhanh đưa lên dữ liệu lập bản đồ. 
- Xử lý tín hiệu và truy nhập dữ liệu: Cảm biến RF N6841 có thể được sử dụng 
như một máy thu số băng rộng cho phép người dùng phát triển các ứng dụng. Các 
chức năng mềm được mở rộng thông qua tham chiếu tới cảm biến RF bằng các 
giao diện lập trình ứng dụng mở API. Cảm biến RF N6841 có khả năng phân tích 
thành các thành phần của dòng I/Q, FFT phức tạp theo chuỗi thời gian. Tùy theo 
cách cấu hình cho phép ruyền tải dữ liệu chế độ khối khi sử dụng mạng băng rộng 
hơn (truyền song song dữ liệu I/Q và FFT) hoặc theo dòng với băng hẹp. Phương 
pháp này cho phép giải điều chế thời gian thực (trên 30 kiểu điều chế được nhận 
dạng bao gồm các tham số đặc trưng của tín hiệu). 
Phần mềm máy chủ gồm: Công cụ cấu hình mạng phục vụ cho việc triển khai 
và cài đặt hệ thống; Công cụ mô phỏng; Công cụ hoạch định hệ thống với phần 
mềm mở cho phép sử dụng các kịch bản triển khai khác nhau, tối ưu độ nhạy và độ 
chính xác trong các mô hình kênh và các cấu hình cảm biến khác nhau. 
- Tích hợp với phần mềm lập bản đồ tín hiệu N6820E: Để dễ dàng cho giám sát 
và phân tích tín hiệu, các cảm biến RF được tích hợp với phần mềm lập bản đồ tín 
hiệu N6820E cho phép xây dựng được bản đồ trường điện từ một cách dễ dàng và 
linh hoạt. Phần mềm cho phép giám sát tín hiệu rất nhanh bằng cách sử dụng kỹ 
thuật đặt ngưỡng cải tiến để tính năng lượng trong phổ RF. 
2.2. Đánh giá khả năng cảm nhận giám sát phổ của mạng CR N6841 
Qua nghiên cứu và thử nghiệm cảm biến N6841 cho thấy, mạng cảm biến kết 
hợp với phần mềm N6820E cho phép: 
- Giám sát phổ dải tần rộng (20 MHz đến 6 GHz) với băng thông IF số 20 MHz. 
- Hệ thống sử dụng các kỹ thuật để định vị nguồn tín hiệu hoặc nhiễu ước lượng 
định vị nguồn phát vô tuyến: Một là dựa trên sự khác biệt thời gian đến (TDOA); 
Hai là tỷ số biên độ cường độ tín hiệu tương đối (RSS); Ba là kỹ thuật lai ghép 
Kỹ thuật điện tử 
Tr.V.Hải, N.H. Hoàng, “Giám sát trường điện từ . vô tuyến nhận thức N6841.” 78 
thích ứng TDOA/RSS để định vị nguồn phát xạ. Với việc sử dụng dữ liệu của từ 3 
tới 5 cảm biến có tích hợp với GPS hoặc mạng Ethernet để đồng bộ thời gian khi 
định vị nguồn phát xạ để xây dựng bản đồ phát xạ phổ tần. 
- Phần mềm mở tích hợp giao diện API cho phép cấu hình nhiều tính tăng dễ 
dàng như hiển thị tương quan tín hiệu và đặc tính truyền dẫn kèm theo bản đồ. 
- Công cụ hoạch định hệ thống cho phép triển khai các kịch bản khác nhau; Tối ưu 
độ nhạy và độ chính xác sử dụng các mô hình kênh và cấu hình cảm biến khác nhau. 
2.3. Kết quả thử nghiệm 
Nhóm thử nghiệm đã triển khai mạng cảm biến N6841 với 3 cảm biến, bố trí ở 
3 khu vực khác nhau và tiến hành phát hiện, phân tích, định vị nguồn phát xạ ở các 
dải tần khác nhau. Hình 3 mô tả phát hiện nguồn phát xạ ở tấn số 56 MHz khi giám 
sát dải tần (55 ÷ 65) MHz ở các khu vực Mỹ Đình, Ba Đình. 
Hình 3. Mật độ phát xạ tần số 56 MHz trên bản đồ giám sát trường 
dải tần (55 ÷ 65) MHz khu vực Mỹ Đình và Ba Đình của hai nguồn phát xạ. 
Kết quả cho thấy cảm biến RF N6841 của hãng Agilent là các sản phẩm áp 
dụng công nghệ SDR, kết hợp với các phần mềm thông minh cho phép cải thiện 
đáng kể về cảm nhận phổ tần vô tuyến. Khi kết hợp xây dựng thành giải pháp 
E3238S [4] liên kết thành mạng và phần mềm N6820, hệ không chỉ là SDR mà là 
mạng CR để tạo thành hệ thống giám sát trường điện từ. 
3. KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy mạng N6841/N6820E có sự cảm nhận 
phổ tần khá hiệu quả, có thể cấu hình mạng để phát hiện, định vị, thu nhận và phân 
tích những nguồn phát xạ trong trường điện từ khu vực. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy khả năng ứng dụng CR trong lĩnh vực EMC là khả thi, có triển vọng và là một 
cách tiếp cận nhanh cho việc hình thành và phải triển hệ thống giám sát EMC 
thông minh tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. J. Mitola III, “Cognitive Radio an Integrated Agent Architecture for Software 
Defined Radio Dissertation”, Royal Institute of Technology, May 8, 2000. 
[2]. T. Clancy, “Dynamic Spectrum Access in Cognitive Radio Networks”, PhD 
Dissertation, University of Maryland, April 2006. 
[3]. Clayton R. Paul, “Introduction to Electromagnetic Compatibility”, John 
Wiley and Sons, January 9, 2006 
[4]. Agilent, “Task RF Sensor TDOA Measurements from an E3238S Signal 
Survey System”. 2011. 
[5]. Huseyin Arslan, “Cognitive Radio, Software Defined Radio, and Adaptive 
Wireless Systems”, Springer, The Netherlands, (2007). 
ABSTRACT 
ELECTROMAGNETIC COMPATIBILITY MONITORING 
BASED ON COGNITIVE RADIO SENSING NETWORK 
The cognitive radio (CR) has increasingly attracted researchers 
worldwide, it is able to provide smart solutions to user and spectrum access. 
The CR spectrum sensing network N6841 has been developed fundamentally 
based on the platforms of Software Defined Radios by Agilent. This article 
raises the CR N6841 network applications in solving Electromagnetic 
Control (EMC) for radio-transceivers. 
Keywords: Sensor network, Spectrum monitoring, Cognitive radio, Electromagnetic Compatibility. 
Nhận bài ngày 21 tháng 07 năm 2015 
Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015 
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015 
Địa chỉ: 1 Viện Điện tử, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; 
 2 Học viện Kỹ thuật quân sự; 
 *Email: viethaivdt@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfgiam_sat_truong_dien_tu_ung_dung_mang_cam_bien_vo_tuyen_nhan.pdf